You are on page 1of 9

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

MÔN: TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

GVHD : THÁI THỊ TÚ ANH


SVTH : NGUYỄN LỆ HẰNG
MSSV : 82200242

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2023


Câu 1: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hình thái kinh tế - xã hội là gì, kết cấu của
nó? Tại sao sự phát triển, thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội lại bắt nguồn từ sự
thay đổi, phát triển của lực lượng sản xuất?
- Hình thái kinh tế - xã hội theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin:
+ Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin hình thái kinh tế - xã hội: Hình thái kinh tế - xã hội là
một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội)
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho
xã hội đó, phù hợp vớimột trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc
thượngtầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chínhlà các xã hội cụ thể
được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa cácmặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng
giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ
bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế -
xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau
- Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội:
Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống, một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp, trong đó có
những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
+ Lực lượng sản xuất – là quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất - là nền tảng vật
chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Xét đến cùng, lực lượng sản xuất quyết định sự hình
thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Bản thân các lực lượng sản xuất không phải là
sản phẩm riêng của một thời đại nào mà là sản phẩm của cả một quá trình phát triển liên tục từ thấp
lên cao qua các thời đại, là sự tiếp biến không ngừng của lịch sử.
+ Quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất - là những quan hệ cơ
bản, ban đầu và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác, không có những mối quan hệ đó thì
không thành xã hội và không có quy luật xã hội. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân
biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác.
+ Những quan hệ sản xuất là bộ xương của cơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng và trên đó dựng
lên một kiến trúc thượng tầng tương ứng mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển
cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
+ Ngoài các quan hệ cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng, trong mỗi
hình thái kinh tế-xã hội còn có những quan hệ dân tộc, gia đình,..
Câu 2: Phân tích nguồn gốc, đặc trưng của giai cấp và đấu tranh giai cấp theo quan điểm của
Triết học Mác – Lênin. Đấu tranh giai cấp có phải là động lực duy nhất của sự vận động và
phát triển của xã hội không, tại sao?
*Giai cấp:
- Nguồn gốc của giai cấp:
+ Việc phát hiện ra sự tồn tại của giai cấp, đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp không phải là
phát hiện mới trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Một trong những phát hiện mới và cơ bản của
chủ nghĩa Mac-Lênin là ở chỗ chỉ ra rằng sự tồn tại của giai cấp, đối kháng giai cấp và đấu tranh
giai cấp không phải là bản tính của nhân loại, cũng không phải là một sự tiền định mà chỉ là hiện
tượng có tính lịch sử, tức là chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Mác
khẳng định: “sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản
xuất”.
+ Nguồn gốc sâu xa: Là sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, xuất hiện
“của dư”, tạo khả năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của người
khác.
+ Nguồn gốc trực tiếp: Do xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đặc biệt là những tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Đặc trưng của giai cấp: Trong mỗi thời kỳ nhất định, tồn tài rất nhiều các giai cấp khác nhau,
vì thế đặc điểm của các giai cấp trong mỗi thời kỳ là khác khau, nhưng vào bất cứ thời kỳ nào
giai cấp đều có 4 đặc trưng cốt lõi sau đây:
+ Thứ nhất: Giai cấp là một tập đoàn người to lớn, sống trong một xã hội nhất định, nắm quyền sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
+ Thứ hai: Từ sự khác nhau về quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, nên từ đó dựa trên mức độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất, để phân công lao động và cách thức quản lý trong xã hội.
+ Thứ ba: Do sự phân công lao động của các các nhân là khác nhau, nên thu nhập của cải của mỗi
cá nhân cũng khác, mức thu nhập cao hay thấp, dựa vào mức độ sở tư nhân về tư liệu sản xuất của
mỗi cá nhân.
+ Thứ tư: Từ sự khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho mức thu nhập của mỗi cá nhân khác nhau.
Từ đó, tạo ra sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội, tạo ra sự phân chia địa vị trong
xã hội. Từ việc này dẫn đến, các tập đoàn lao động này có thể chiếm lấy các tập đoàn lao động khác.
+ Từ 4 đặc trưng trên, ta sẽ nhận thấy rằng: Đặc trưng quan trọng nhất của giai cấp là đặc trưng thứ
hai. Đặc trưng cốt lõi và cơ bản nhất là đắc trưng số một.
* Đấu tranh giai cấp:
+ Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị tiến hành chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng
lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay giai cấp mình. Ngược lại, các giai cấp và tầng lớp bị trị
không những bị chiếm đoạt lao động mà còn bị áp bức về chính trị xã hội và tinh thần. Sự bất bình
đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị phát triển cao. Sự bất bình đẳng đó tất yếu dẫn đến đấu
tranh giai cấp. V.I Lênin đã định nghĩa đấu tranh giai cấp: “là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân
dân này chống lại một bộ phận nhân dân khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền bị
áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh
của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai
cấp tư sản”.
+ từ chính sự phát triển thường xuyên liên tục của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đạt tới
trình độ xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư liệu
sản xuất. Mâu thuẫn đó ngày càng phát triển. Để lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển để sản xuất
xã hội phát triển cần phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay vào đó là quan hệ sản xuất tiến bộ hơn.
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về phương diện xã hội là mâu
thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp tiến bộ cách
mạng, đại diện cho phương thức sản xuất mới với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột đại biểu cho
những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất, phương thức sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Đó chính là mâu
thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản đối lập trong một phương thức, không thể điều hoà được vì lợi ích
kinh tế cơ bản đối lập nhau (Hai mặt đối lập trong một sự vật tất yếu dẫn đến đấu tranh với nhau).
Dưới góc độ chính trị - xã hội: giai cấp thống trị luôn tìm mọi cách củng cố địa vị thống trị của
mình, giai cấp bị trị luôn tìm mọi cách giải phóng mình. Đấu tranh giai cấp là tất yếu.
- Đặc trưng của đấu tranh giai cấp:
+ Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp
trong lịch sử tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp cuối
cùng trong lịch sử.
+ Trong đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp là tất yếu.
* Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển quan trọng của xã hội có giai cấp. Vì
đấu tranh giai cấp giúp thay đổi phương thức sản xuất cũ, lỗi thời, lạc hậu bằng phương thức mới
cao hơn, đồng thời xây dựng lực lượng sản xuất mới phù hợp quan hệ sản xuất tạo cơ sở phát triển
mọi mặt đời sống xã hội.
Câu 3: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, có mấy hình thức tổ chức cộng đồng người
ở trong lịch sử? Nêu khái niệm, đặc trưng của dân tộc? Phân tích tính phổ biến và tính đặc
thù của sự hình thành dân tộc trong lịch sử thế giới? Nêu mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc
và nhân loại.
*Các hình thức tổ chức cộng đồng người ở trong lịch sử theo quan điểm của Triết học Mác –
Lênin:
- Thị tộc: Một hình thức cộng đồng người cơ bản trong thời kỳ nguyên thủy. Bởi vì, trong chế độ
nguyên thủy còn có bộ lạc. Thị tộc là một tập thể sản xuất xã hội đầu tiên của xã hội nguyên thủy
có sự cộng đồng về nguồn gốc, ngôn ngữ chung, phong tục tập quán và văn hóa chung. Cơ sở kinh
tế của thị tộc là sở hữu công cộng nguyên thủy. Xét về hình thức thị tộc đầu tiên là thị tộc mẫu
quyền. Vai trò quyết định trong đời sống kinh tế xã hội thuộc về người phụ nữ. Bởi vì trong thời
kỳ này nghề săn bắn của đàn ông là nghề không ổn định, ngược lại nghề hái lượm, chuẩn bị thức
ăn, trông coi lửa và giữ nhà lại có khả năng bảo đảm sự ổn định của thị tộc. Nhưng về sau do sự
phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy dẫn đến phát triển của trồng trọt và
chăn nuôi, vai trò của người đàn ông trong đời sống thị tộc tăng lên, dần dần thị tộc mẫu quyền bị
thay thế bởi thị tộc phụ quyền.
- Bộ lạc: Một cộng đồng người lớn hơn so với thị tộc, phát triển từ thị tộc. Mỗi một bộ lạc bao
gồm nhiều thị tộc khác nhau và ít nhất có hai thị tộc. Những thị tộc hợp thành bộ lạc có quan hệ
huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Bộ lạc là một hình thức mới của nền sở hữu xã hội. Nó
bao gồm sở hữu thị tộc và sở hữu bộ lạc, thể hiện về lãnh thổ. Một nhu cầu mới nảy sinh là vấn đề
lãnh đạo bộ lạc, nên nó làm xuất hiện các thủ lĩnh, những người tế lễ, những người coi sóc công
việc chiến tranh và các cơ quan điều hành như hội đồng bộ lạc, hội nghị chiến binh, hội nghị các
thành viên cao tuổi trong bộ lạc.
- Bộ tộc : Một hình thức phát triển của cộng động người trong lịch sử, xuất hiện vào thời kỳ lao
động chăn nuôi tách khỏi trồng trọt nghề thủ công ra đời. Bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu
nô lệ, hoặc chế độ phong kiến ở những quốc gia bỏ qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
Đặc điểm cơ bản của bộ tộc là việc hình thành lãnh thổ chung, tiếng nói chung, văn hóa và lối sống
chung, nó đánh dấu sự tan rã của các quan hệ sản xuất nguyên thủy hình thành quan hệ sản xuất
của xã hội có giai cấp. Cơ sở hình thành bộ tộc không còn là quan hệ huyết thống mà dựa trên
quan hệ lãnh thổ giữa những người ở các bộ lạc khác nhau, gắn bó với nhau thông qua hoạt động
sản xuất, thương mại và các qua hệ kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất
hiện và quan hệ bóc lột xuất hiện. Bộ tộc tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, cho tích lũy và trao
đổi kinh nghiệm sản xuất, văn hóa v.v… Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa thay thế dần nền kinh
tế tự nhiên, gia tộc thì bộ tộc trở thành sức cản đối với sự phát triển của sản xuất và trao đổi, cho
nên dân tộc xuất hiện thay thế dần hình thức bộ tộc.
- Dân tộc: được hiểu theo 2 nghĩa cơ bản:
+ Thử nhất: Dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội (quốc
gia) có những đặc trưng cơ bản sau đây:
 Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế.
 Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt.
 Có sự quản lý của một nhà nước.
 Có ngôn ngữ chung của quốc gia.
 Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của
nền văn hóa dân tộc
+ Thứ hai: Dân tộc - tộc người. Theo nghĩa này, dân tộc là cộng đồng người
được hình thành lâu dài trong lịch sử và có 3 đặc trưng cơ bản sau:
 Cộng đồng về ngôn ngữ
 Cộng đồng về văn hóa
 Ý thức tự giác tộc người
Tóm lại: Khái niệm dân tộc cần phải hiểu theo 2 nghĩa khác nhau. Thực chất, 2
vấn đề này tuy khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau và không thể tách
rời.
+ Đặc trưng của dân tộc:
 Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
 Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
 Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.
 Dân tộc là một cộng đồng bềnh vững về văn hóa, tâm lý và tính cách.
 Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước pháp luật thống nhất.
*Mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại:
- Giai cấp - Dân tộc:
+ Trong một cộng đồng dân tộc bao giờ cũng có nhiều giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau
cùng chung sống. Lợi ích dân tộc là lợi ích chung của tất cả các giai cấp, các lực lượng xã hội sống
trong cộng đồng ấy.
+ Mỗi một giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử, giai cấp nào có lợi ích gắn liền với phương
thức sản xuất thống trị, giai cấp đó sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu và lãnh đạo dân tộc.
+ Tuy nhiên, trong các xã hội và phương thức sản xuất tồn tại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất, lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của dân tộc không phải khi nào cũng
thống nhất, thậm chí nhiều khi trái ngược và đối lập với lợi ích dân tộc.
+ Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phương thức sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất, lực lượng sản xuất thuộc về quyền sở hữu chung của cả xã hội, thì lợi ích giai cấp về cơ bản
phù hợp với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Đương nhiên, sự phù hợp được thể hiện trong quá
trình giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn.
+ Ngày nay, chừng nào trong xã hội còn giai cấp đối kháng và đấu tranh giai cấp, vấn đề quan hệ
giữa giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định.
- Giai cấp – Nhân loại:
+ Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đất từ hàng triệu năm nay.
+ Vấn đề lợi ích nhân loại là những vấn đề có liên quan đến sự sống còn của cả loài người.
Lợi ích nhân loại là những nhân tố đáp ứng yêu cầu phát triển của cả loài người, ở mọi quốc gia,
không phân biệt sự khác nhau về giai cấp, dân tộc, tôn giáo…
+ Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại là không thể tách rời với lợi ích giai cấp,
lợi ích dân tộc, và do đó nó bị chi phối bởi lợi ích giai cấp.
+ Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với lợi ích của nhân loại. Các giai cấp phản động đối với
lịch sử thì lợi ích của giai cấp về căn bản mâu thuẫn với lợi ích chung của dân tộc và lợi ích toàn
nhân loại.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, muốn giải phóng mình, giai cấp vô sản phải giải phóng
toàn nhân loại khỏi áp bức và nô dịch của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, lợi ích giai cấp của giai cấp vô
sản về căn bản phù hợp với lợi ích của nhân loại.
Câu 4: Nêu khái niệm, nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã hội đối với xã hội có đối
kháng giai cấp theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin?
- Khái niệm :
+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chấttrong
toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế- xà hội
lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lậpmột
chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cách mạng xã hội được đặc trưng bằng việc giai cấp
cáchmạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước, đồng thời tiến hành tổ chức, xây
dựngvà sử dụng chính quyền nhà nước mới của nó để cải tạo căn bản, toàn diện mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới. Do đó, có thể thấy vấn
đềchính quyền nhà nước nhất định là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Đồng thời,
cuộccách mạng nào cũng phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ
chức xây dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sảnxuất
vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lựclượng
sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cảicách
kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị -xã hội
thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đãtất yếu
dẫn đến sự bùng nổ cách mạng. Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan của cáccuộc cách
mạng xã hội.
+ Ngoài ra, mỗi cuộc cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự pháttriển
về nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thứcsản xuất
mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tựphát đến tự
giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan, tứctạo được thời
cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành
- Vai trò:
+ Cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự phát triển
xãhội. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử thì không thể diễn ra quá trình
thaythể hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Với ý
nghĩa đó mà C.Mác nhận định rằng: các cuộc cách mạng xã hội là những "đầu tầu của lịch sử",
là phương thức thực hiện sự phát triển, của các hình thái kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính
nhờnhững cuộc cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quyết triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến bộ và
phát triển của xã hội. Trong những thời kỳ cách mạng, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân
dân được phát huy cao độ, có thể sáng tạo ra lịch sử mới với một sức mạnh phi thường: "một
ngày bằng hai mươi năm".
+ Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của các cuộc cách mạng xã hội đã
từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm qua. Đó là: cuộc cách mạng thực hiện bước chuyển từ
hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ; cuộc cách
mạng xóa bỏ chế độ nô lệ và thay thế nó bằng chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ
chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc cách mạng vô sản thực hiện việc xóa
bỏ chế độ chuyên chính vô sản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa - đây là cuộc cáchmạng vĩ đại
nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại, làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế độ chính trị xã
hội cũ, xóa bỏ triệt để nguồn gốc chế độ tư hữu sản sinh đối kháng giai cấp đã từngtồn lại hàng
ngàn năm trong lịch sử nhân loại
Câu 5: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, nêu khái niệm và lấy ví dụ về tồn tại xã
hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, lấy ví dụ?
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Theo
V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách vừa là đời sống vật chất vừa là những quan hệ
vật chất giữa người và người. Các yếu tố chính tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật
chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số… trong đó phương thức sản
xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
- Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:
+ Một là: Phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ, phương thức kỹ thuật
canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người
Việt Nam.
+ Hai là: Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí hậu, đất
đai, sông hồ,… tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.
+ Ba là: Các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ
chức dân cư,…
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều
kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản
nhất.
+ Ví dụ: Thời tiền sử là các bộ lạc săn bắt (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công
cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn
định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại
nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…
- Ý thức xã hội:
+ Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng
cùng những tình cảm, tâm trạng,… của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
+ Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… của những con người
trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn
hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận.
+ Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận rất quan trọng. Ý thức xã hội thông
thường, thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người,
thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức thông thường tuy là trình độ thấp so với ý thức lý luận,
nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú đó có thể trở thành tiền đề quan trọng cho sự hình
thành các lý thuyết xã hội.
+ Ví dụ: Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân
nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ với truyền thống hiếu học được
truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc
Việt trong nhiều thế kỉ, nhất là phong kiến là tư tưởng Nho giáo.
Quan hệ giữa tồn tại và ý thức tồn tại:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
+ Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện ở chỗ: tồn tại xã hội sinh ra ý
thức xã hội, mà ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội thì ý thức xã hội cũng
vậy; khi phương thức tồn tại xã hội thay đổi, đặc biệt là sự phương thức sản xuất Khi có sự thay đổi
thì sớm muộn sẽ có những thay đổi về tư tưởng xã hội, lý luận, chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, văn học, nghệ thuật.
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, và ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, nhưng
không phải bất cứ hệ tư tưởng, học thuyết xã hội, tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng nhất thiết
phản ánh trực tiếp quan hệ kinh tế tại thời điểm đó, mà cái phản ánh xét đến cùng chỉ là quan hệ
kinh tế trong các tư tưởng đó theo cách này hay cách khác, cách đó. Vì ý thức xã hội có tính độc lập
tương đối trong quá trình phát triển của nó.
+ Ví dụ: Khi xã hội thay đổi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, dẫn đến việc các quy trinh
sản xuất đều thực hiện bằng máy móc, khiến ý thức của con người đều quan niệm rằng, máy móc
được sinh ra là để phục vụ đời sống, đó là mộtđiều hoàn toàn chính xác không thể chối cải.
- Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội:
Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
+ Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học.
+ Ý thức xã hội có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau trọng sự
phát triển chung.
+ Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng nhất của tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội.
+ Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng xã hội đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào tính chất của
các mối quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tư tưởng nhất định; phụ thuộc vào vai trò lịch sử
của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng đó; phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư
tưởng đó đối với các nhu cầu phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của tư tưởng đó
vào quần chúng đông đảo.
+ Ví dụ : Vào thời Trung cổ tôn giáo chỉ là sự kiểm soát xã hội, ngày nay khoa học thống trị xã hội.
Câu 6: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, bản chất của con người là như thế nào,
bản chất con người có thay đổi không, vì sao? Hãy giải thích: con người là một thực thể tự
nhiên mang bản chất xã hội?
- Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng
giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng
thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản
chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"
- Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện
thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học
và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.
- Giải thích: con người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội
+ Bởi vì, con người không phải là cái gì đó đồng nhất tuyệt đối về chất, – đó là sự đồng nhất bao
hàm trong mình sự khác biệt giữa hai yếu tố đối lập nhau: con người với tư cách là sản phẩm của
giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội
được tách ra như một lực lượng đối lập với giới tự nhiên, sự tác động qua lại giữa cái sinh học và
cái xã hội tạo thành con người.

You might also like