You are on page 1of 18

CHƯƠNG VII – GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC

I GIAI CẤP

I
ĐẤU TRANH GIAI CẤP
I

III DÂN TỘC


I. GIAI CẤP 1. Giai cấp

“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn những


người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống
sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về
quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này
được pháp luật quy định và thừa nhận), đối với những
tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức
hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà
họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà
tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập
đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau
trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.” (V.I.Lênin)
Hii
GIAI CẤP THEO MÁC
• Theo Mác, sự phân chia xã hội thành giai
cấp là kết quả tất nhiên của sự phát triển
lịch sử xã hội. Quan hệ giai cấp chính là
biểu hiện về mặt xã hội của những quan
hệ sản xuất, trong đó tập đoàn người này
có thể bóc lột lao động của tập đoàn người
khác. Vì vậy, chỉ có thể hiểu đúng vấn đề
giai cấp khi gắn nó với đời sống kinh tế,
với nền sản xuất vật chất xã hội.
I. GIAI CẤP
1. Giai cấp
 Bốn đặc trưng cơ bản của giai cấp:
- Những tập đoàn người khác nhau về địa vị kinh tế-xã hội
của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Dấu
hiệu chủ yếu quy định địa vị kt-xh là các mối quan hệ kt-vc
giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất.
- Những tập đoàn người khác nhau về quan hệ đối với tư
liệu sản xuất.
- Những tập đoàn người khác nhau về vai trò trong tổ chức
lao động xã hội, trong tổ chức quản lý sản xuất.
- Những tập đoàn người khác nhau về phương thức thu
nhập của cải xã hội.
Tập đoàn người này chiếm đoạt lao động tập đoàn khác.
 Bản chất của vấn đề giai cấp là sự đối kháng giai cấp: sự
đối lập về lợi ích kinh tế cơ bản không thể điều hòa giữa các
tập đoàn người; đến sự đối lập về chính trị, tư tưởng cũng
không thể điều hòa được.
I. GIAI CẤP

2. Nguồn gốc, điều kiện tồn tại và mất đi của giai cấp

- Cuối xã hội nguyên thủy, việc sử dụng phổ biến công cụ


bằng kim loại làm cho năng suất lao động tăng, lao động đã
có một giá trị, tạo khả năng cho người này chiếm đoạt lao
động người khác.
- Llsx phát triển dẫn đến sự phân công lao động lớn, thủ công
nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Qhsx cộng đồng nguyên thủy
không còn phù hợp với llsx mới. Chế độ tư hữu dần thay thế
chế độ công hữu nguyên thủy về tlsx.
 Xh phân hóa thành gc bóc lột, thống trị và gc bị bóc lột, bị
thống trị.
 Gc ra đời trong sự đối kháng gc mà nguyên nhân trực tiếp là
từ chế độ tư hữu và nguyên nhân sâu xa là từ sự phát triển tất
yếu của lực lượng sản xuất.
I. GIAI CẤP

2. Nguồn gốc, điều kiện tồn tại và mất đi của giai cấp

 Sự xóa bỏ giai cấp diễn ra trong điều kiện:


- LLSX phát triển hùng mạnh, khoa học trở thành LLSX trực
tiếp, nền sản xuất tự động hóa cao cho phép người lao động
tách khỏi quá trình sản xuất trực tiếp và họ trở thành người
điều khiển sản xuất.
- Con người phát triển một cách toàn diện và ở một trình độ
cao.
I. GIAI CẤP

3. Kết cấu xã hội -giai cấp

- KCXH-GC là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các
giai cấp, tồn tại trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong XH có GC, kết cấu XH - GC gồm có hai GC cơ bản đối
lập nhau, GC không cơ bản và tầng lớp trung gian.
- Hai giai cấp cơ bản là sản phẩm của chế độ kinh tế - xã hội,
là lực lượng quyết định sự tồn tại, phát triển của xh.
- GC không cơ bản là sản phẩm tàn dư của xã hội trước đó và
sản phẩm mầm mống của xã hội kế tiếp; có vai trò ảnh hưởng
đến sự tồn tại, phát triển của xã hội.
- Tầng lớp trung gian là sản phẩm của phương thức sản xuất
thống trị, là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp và phân
hóa xã hội.
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

1. Đấu tranh giai cấp

“Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân
này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị
tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc
quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh
của những người công nhân làm thuê hay những người vô
sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
(V.I.Lênin)

Nguyên nhân:
ĐTGC có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang
tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất
mâu thuẫn với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất.
ĐẤU TRANH GIAI CẤP THEO
MÁC
• Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử
đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc
và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả của phường
hội và thợ bạn, nói tom lại là những kẻ áp bức và những
người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến
hadnh một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai,
lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết
thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội
hoặc bằng sự diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với
nhau.
TÍNH TẤT YẾU
• ĐTGC là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không
thể điều hòa được giữa các giai cấp. Đó là quy luật tất yếu
trong xh có giai cấp.
• ĐTGC là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có
lợi ích căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản
xuất xã hội nhất định.
• Thực chất của ĐTGC là cuộc đấu tranh của quần chúng
lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc
lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.
• ( Trong ĐTGC, liên minh gc là tất yếu, là sự liên kết giữa
những giai cấp này chống lại những giai cấp khác. ĐTGC
và LMGC luôn gắn bó với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình
tạo sức mạnh giành thắng lợi trong 1 cuộc ĐTGC.
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

2. Đấu tranh giai cấp là động lực phát


triển của xã hội có giai cấp

- Là động lực quan trọng, trực tiếp của lịch sử.


- Trong XH có đối kháng GC, QHSX lỗi thời không tự mất đi,
nhường chỗ cho QHSX mới. Chúng được GC thống trị, bóc
lột bảo vệ bằng tất cả sức mạnh.
Để xóa bỏ QHSX cũ cùng GC thống trị, bóc lột đã lỗi thời
phải thực hiện cuộc đấu tranh GC và CMXH.
- Đấu tranh GC là đòn bẩy của lịch sử trong thời kỳ CM, là
động lực phát triển mọi mặt của xã hội trong điều kiện phát
triển bình thường.
Cải tạo GC cách mạng và quần chúng lao động, GC thống
trị, bóc lột gột rửa được những thói hư, tật xấu.
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

2. Đấu tranh giai cấp là động lực phát


triển của xã hội có giai cấp

- Sự xung đột giữa LLSX mới và QHSX già cỗi được giải
quyết, bước quá độ từ một chế độ XH lỗi thời sang một chế độ
mới cao hơn được thực hiện.
- QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là điều
kiện cơ bản để SXVC phát triển, tạo ra cơ sở cho sự phát
triển mọi mặt của đời sống XH.
QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì
nó phá hoại LLSX. Để thúc đẩy SXVC phát triển, phải xóa bỏ
QHSX lỗi thời đang phá hoại LLSX.
GC thống trị bảo vệ QHSX lỗi thời bằng tất cả sức mạnh.
 Cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

Đấu tranh kinh tế: vì lợi ích kinh tế hàng ngày của
công nhân như tăng lương, giảm giờ làm, cải
thiện điều kiện làm việc và điều kiện sinh hoạt...
3. Các
hình Đấu tranh tư tưởng: vạch trần bản chất và những
thức thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa tư bản và các xã
đấu hội cũ; truyền bá hệ tư tưởng Mác - Lênin vào
tranh phong trào công nhân và quần chúng lao động,…
GC

Đấu tranh chính trị: giành chính quyền và sử


dụng chính quyền đó như một công cụ đắc lực để
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
HÌNH THỨC
• 3 hình thức đấu tranh có quan hệ chặt chẽ,
hỗ trợ lẫn nhau nhưng vai trò không ngang
bằng nhau, được sử dụng đan xen nhau.
Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh
cao nhất, có ý nghĩa quyết định đến thắng
lợi của gc vô sản.
• Nên sử dụng hình thức đấu tranh cho phù
hợp với mỗi giai đoạn cụ thể của cách
mạng để đảm bảo thắng lợi.
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

4. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH

- Đấu tranh giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường
tư bản chủ nghĩa.
- Đấu tranh chống bốn nguy cơ: “Tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch
hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu,
“diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra”.
- Đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí trung tâm và
đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
- Đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chủ nghĩa
quan liêu và tư tưởng tiểu tư sản.
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP

4. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Ngăn chặn “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang
cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân
dân”.
 Cuộc đấu tranh giữa một bên là quần chúng lao động và
các lực lượng xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đi theo con
đường tiến bộ vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”, với một bên là các thế lực phản động và
các phần tử chống lại sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
NỘI DUNG
•Là thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tạo nên
một quốc gia với dân giàu, nươc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là cuộc
đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với
các nhân tố tác động nhằm cản trở đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghãi xã hội.
• Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, nhân dân ta phải thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ có quan hệ thống nhất với nhau.
• Chủ yếu là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục sự kém phát triển; thực hiện công bằng xã
hội, chống áp bức, bất công; tư tưởng, hành động tiêu cực; làm thất bại mọi âm mưu
chống phá của thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội. Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp nước ta hiện nay diễn ra trên tất cả
lĩnh vực đời sống xã hội với các nội dung cụ thể khác nhau.
HÌNH THỨC
• Cuộc đấu tranh này diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú; phải sử dụng tổng hợp, kết hợp các hình thức; biện pháp;
hình thức kinh tế trung gian, quá độ; phát triển kinh tế theo
hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế; tăng cường sức mạnh
quốc phòng, an ninh,…
• Để thực hiện thắng lợi mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi khách
quan giải quyết tốt phương hướng và nhiệm vụ cách mạng như
nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Đất Nước; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan
hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững
ổn định chính trị - xã hội đất nước.

You might also like