You are on page 1of 15

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN : TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

Giảng viên hướng dẫn : Đào Xuân Thủy

Họ và tên : Phạm Gia Minh

MSSV : 202010028

LỚP : K5CTH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


ĐỀ TÀI VIẾT TIỂU LUẬN SỐ 2

Phân tích vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội
có giai cấp ? Liên hệ với cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay ?
BÀI LÀM

Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, mà cụ thể là chủ nghĩa duy vật lịch sử
thì đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung có vai trò quan trọng và đặc biệt
góp phần tích cực vào quá trình tạo lập ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đối với thực
tiễn xây dựng đất nước, xây dựng xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có đất nước, dân tộc Việt Nam ta. Trong sự phát triển của xã hội có sự đối kháng về
giai cấp, đấu tranh giai cấp được khẳng định là quy luật tất yếu và khách quan nhất.
Đối với thực tiễn xây dựng xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay, làm thế nào để giải quyết phù hợp và hiệu quả cuộc đấu tranh giai cấp
trong xã hội được xác định là vấn đề mang tính quyết định đối với công cuộc xây
dựng đất nước ta phát triển bền vững, văn minh và tiến bộ xã hội chủ nghĩa.

Vậy đấu tranh giai cấp là như thế nào ? Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ được
khái niệm giai cấp được định nghĩa là gì ? Sau đó, mổ xẻ sâu hơn về vấn đề trọng
tâm, đấu tranh giai cấp. Khái niệm giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin dùng để nói đến “ những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa
vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về
quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã
hội, khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà
họ được hưởng ”. Như vậy, ta có thể hiểu được giai cấp được sinh ra là do sự phân
hóa xã hội do có sự đối lập giữa họ về địa vị trong một chế độ kinh tế xã hội nhất
định. Bên trong xã hội ấy, giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội thì được xem là giai cấp thống trị của xã hội đó, họ không chỉ chiếm được địa
vị làm chủ quyền lực chính trị mà còn làm chủ cả quyền lực nhà nước. Như vậy, tất
yếu dẫn đến việc "tập đoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn
khác". Do vậy, V.I.Lênin khẳng định: “ Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập
đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có
địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định ”. Thực chất của sự phân
1
hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con người trong một cộng
đồng xã hội thành những kẻ thống trị và những người bị thống trị. Chứng minh cho
nhận định bên trên, lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự phân hóa giai cấp trong cộng
đồng xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau như chủ nô và nô lệ trong xã hội
phong kiến hay giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cho đến tận ngày nay. Hơn thế
nữa, sự phân hóa giai cấp trong xã hội xuất phát trực tiếp từ sự ra đời và tồn tại của
chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đối với những tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội, do đó làm phát sinh và tồn tại sự phân biệt địa vị của các
tập đoàn người trong quá trình sản xuất xã hội.Vì vậy, dẫn tới tình trạng tập đoàn
người này chiếm đoạt lao động thặng dư của tập đoàn khác. Tuy nhiên, để làm phát
sinh giai cấp trong xã hội, cần có sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một mức
độ làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó làm xuất hiện thời gian lao động
thặng dư của xã hội, biểu hiện thành sự dư thừa của cải tương đối của xã hội. Hơn
nữa, sự tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân hay cộng đồng xã hội về tư liệu sản
xuất không phải theo ý muốn chủ quan mà là tuân theo quy luật khách quan – quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì
vậy, nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do tình trạng
phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất. Không
chỉ dừng lại ở đó, giai cấp phản ánh mối quan hệ khách quan giữa lĩnh vực kinh tế
và lĩnh vực chính trị của xã hội, phản ánh mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa các
tập đoàn người trong một điều kiện lịch sử nhất định. Đó là mối quan hệ không chỉ
có sự khác biệt mà còn có tính chất đối lập của họ trên phương diện kinh tế và
chính trị.

Đến với nội dung trọng tâm đấu tranh giai cấp, như chúng ta đã khẳng định trong
một xã hội có sự đối kháng về giai cấp, thì tất yếu nảy sinh nên vấn đề đấu tranh,
có áp bức, ắt sẽ xảy ra đấu tranh. V.I.Lênin định nghĩa : “ cuộc đấu tranh của quần
chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi,

2
bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê
hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản ”. Về mặt
lý luận thực tiễn, đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh nổ ra nhằm giải
quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa những người bị áp bức, bóc lột nặng nề không
chỉ về kết quả lao động, hoạt động sinh hoạt xã hội bị hạn chế, mà họ còn bị áp bức
về chính trị, tư tưởng và tinh thần chống lại giai cấp thống trị, bọn đặc quyền. Dựa
vào những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, mà cách hình thức đấu tranh của đấu
tranh giai cấp trong xã hội được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với
những phạm vi và trình độ khác nhau đảm bảo sự phù hợp nhất định như: đấu tranh
về kinh tế, đấu tranh tư tưởng hay đấu tranh về chính trị… Trong thực tế lịch sử
đấu tranh nhân loại, các cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức
đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức phong phú khác.
Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta đã chứng kiến rất nhiều cuộc đấu tranh
giai cấp trong xã hội. Dù có thất bại hay thành công, tất cả những cuộc đấu tranh ấy
mãi mãi sẽ được ghi nhận để truyền đạt, nuôi dưỡng hào khí anh hùng bất khuất
của dân tộc Việt Nam. Vào 1925, phong trào công nhân đã xuất hiện nhiều cuộc bãi
công có quy mô lớn và có tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất định. Trong đó, điển
hình nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8/1925
để ngăn không cho tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu
tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Tuy chỉ là cuộc đấu tranh
giai cấp giữa giai cấp tư sản thống trị với giai cấp vô sản bị thống trị ở quy mô nhỏ,
nhưng cuộc bãi công ấy đã đánh dấu quá trình chuyển đổi hình thức đấu tranh tự
phát, sơ sài, lạc hâu sang hình thức đấu tranh có mức độ phát triển cao hơn.

Đề cập đến nguyên nhân do đâu lại xuất hiện cuộc đấu tranh giai cấp. Có thể giải
thích vì sự hình thành giai cấp cũng là sự hình thành các lợi ích khác nhau. Nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến đấu tranh giai cấp là lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập
với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai

3
cấp quy định mà do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp ấy tạo nên một cách khách
quan. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa
vị giai cấp của họ, duy trì củng cố chế độ kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng
những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Chính vì vậy, khi mâu thuẫn giữa hai giai cấp
đối kháng bị đẩy lên quá cao, dồn nén quá lâu không thể nào nhẫn nhịn được nữa,
thì sự nổi dậy của những cuộc đấu tranh giai cấp do những người bị thống trị sẽ nổ
ra quyết liệt đấu tranh vì mục tiêu tự do của chính họ. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến
đấu tranh giai cấp, theo C.Mác là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển cao của lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu. Theo quan điểm của C.
Mác, đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra trên cơ sở
lực lượng sản xuất phát triển tới mức mâu thuẫn không thể giải quyết với quan hệ
sản xuất đã lỗi thời trong lòng xã hội cũ. Mà cụ thể là, đấu tranh giai cấp xuất phát
từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất
với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về
phương diện xã hội, mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại
diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại
biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Tất cả những vấn
đề ấy sẽ tạo lý luận nhận thức duy vật lịch sử về đấu tranh giai cấp.

Bên trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp theo quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định có vai trò là động lực quan trọng và trực tiếp của lịch sử .
Các ông luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp mà cụ thể là cuộc đấu tranh
đặc biệt và điển hình nhất có ý nghĩa thiêng liêng đối với lịch sử nhân loại, “ đòn
bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện đại ”, là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản. Hơn thế nữa, đấu tranh giai cấp còn là phương thức, động
lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa
thành đối kháng giai cấp. Sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội dù thành công
hay thất bại đều tất yếu dẫn đến sự phát triển theo các trình độ nhất định cao hay

4
thấp của xã hội. Sự phát triển đó là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển cả về
tính chất và trình độ, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời lạc hậu, đòi hỏi
phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ. Trong xã hội có sự đối kháng giai cấp, mâu thuẫn
này được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa các giai cấp có lợi ích đối
lập nhau trong một phương thức sản xuất. Ví dụ, trong xã hội phong kiến, chủ nô
và nô lệ là hai giai cấp cơ bản đối lập lợi ích với nhau trong xã hội. Nô lệ không có
của cải, quyền thế phải làm thuê cày bừa ruộng đất, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho
địa chủ. Họ bị bóc lột sức lao động một cách trắng trợn, chỉ có làm chứ không được
hưởng đặt lợi gì, đời con cháu cũng phải sống kiếp sống nô lệ cực nhọc ấy. Không
chỉ dừng lại ở sự phát triển của xã hội, dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách
mạng xã hội. Thông qua cách mạng xã hội mà quan hệ sản xuất cũ được xóa bỏ,
quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được
xác lập. Khi cơ sở kinh tế mới đã được hình thành thì kiến trúc thượng tầng mới
nhanh hay muộn buộc phải ra đời, phát triển theo. Từ đó, xã hội thực hiện bước
chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp, lạc hậu tiến lên hình thái kinh tế - xã hội
phát triển cao, tiến bộ và vượt trội hơn.

Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những thời kỳ
tiến hóa xã hội. Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế - xã hội,
đấu tranh giai cấp thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời
sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa cho đến cả lý luận, tư tưởng của xã hội.
Lịch sử dân tộc Việt Nam với hào khí oai hùng đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh
giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong hình thái kinh tế - xã hội phong
kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc
thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một sự tiến hóa mang tính hoàn
thiện vượt trội và sâu sắc của lịch sử ghi dấu ấn phát triển mạnh mẽ và bền vững

5
của đất nước Việt cho đến tận ngày hôm nay. Như vậy, đấu tranh giai cấp là động
lực phát triển của xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, động lực của các giai cấp trong lịch
sử không hoàn toàn giống nhau. Vai trò của đấu tranh giai cấp đến mức độ nào đó
phụ thuộc vào quy mô, tính chất của các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi
cuộc đấu tranh giai cấp phải giải quyết. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống
lại ách áp bức, bóc lọt nặng nề sức lao động, giá trị thặng dư của bọn tư sản là cuộc
đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử. Do tính chất, quy mô rộng lớn và triệt để
của các nhiệm vụ mà nó phải giải quyết, vì vậy đấu tranh giai cấp của giai cấp vô
sản được xem là “ đòn bẩy vĩ đại nhất” trong lịch sử xã hội có giai cấp. Hơn thế
nữa, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động
lực duy nhất mà là động lực trực tiếp và quan trọng. Chính vì vậy, trong đấu tranh
cách mạng cần phải xác định hệ thống và có nghệ thuật sử dụng các động lực của
xã hội nhằm giải phóng giai cấp và thúc đẩy xã hội phát triển. Thực tiễn lịch sử đấu
tranh giai cấp cho chúng ta cái nhìn xác đáng hơn về vấn đề này, cuộc đấu tranh
của giai cấp nô lệ chống lại giai cấp chủ nô đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm
hữu nô lệ hay cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản liên minh với các giai cấp khác đã
dẫn đến cách mạng tư sản, chấm dứt thời kỳ trung cổ kéo dài hàng ngàn năm. Và
cuối cùng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân
và các lực lượng tiến bộ chống lại giai cấp tư sản là “ đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách
mạng xã hội hiện đại ”. Từ đó, sự ra đời của xã hội cộng sản chủ nghĩa – xã hội tiến
hóa đến trình độ cao, xóa bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột trong lịch sử phản ánh thành
quả lớn lao và ý nghĩa mà đấu tranh giai cấp đã mang lại cho xã hội.

Bên cạnh vai trò là động lực phát triển của xã hội có sự đối kháng giai cấp, đấu
tranh giai cấp còn góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo
cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất
mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người đạt được trong
tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải

6
cách về dân chủ và tiến bộ xã hội không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các
giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động. Đấu tranh giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp
chứa đựng mâu thuẫn của thời đại rất gay gắt với mục tiêu cuối cùng là thay đổi
căn bản về sở hữu tư nhân về lư liệu sản xuất sang sở hữu công cộng, sở hữu xã
hội. Vì bản chất của cuộc đấu tranh này khác về chất so với các cuộc đấu tranh
trước đó trong lịch sử. Trong cuộc đấu tranh này khóc liệt ấy, giai cấp vô sản phải
biết cách sử dụng mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục
tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố
chính quyền của nhân dân. Kết hợp với tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội,
bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ
người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó
vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh của
giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư bản. Trước khi giành được chính quyền, nội
dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh
tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền
chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng
thay đổi. V.I.Lênin viết “ Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức
đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được ”.

Trong giai đoạn xã hội hội nhập và toàn cầu hóa như ngày hôm nay, sự phân chia
giai cấp trong xã hội dẫn đến đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại. Trong đó mâu
thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản. Chính vì vậy, đấu tranh giai cấp vẫn là quy luật tất
yếu của thời đại hiện nay. Do sự biến động một cách nhanh chóng và phức tạp của
tình hình thế giới, nên cuộc đấu tranh của giai cấp trong thời đại ngày nay có nhiều
đặc điểm mới so với các giai đoạn trước đây. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
trên thế giới gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh vì độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến

7
bộ xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản vẫn là động lực trực tiếp và
quan trọng nhất của thời đại hiện nay. Tiêu biểu cho đấu tranh giai cấp trong giai
đoạn mới, gắn bó mật thiết với cuộc chiến tranh sống còn vì nền hòa bình, vì độc
lập dân tộc tiến lên một chế độ xã hội mới từ chủ nghĩa xã hội đi đến chủ nghĩa
cộng sản. Chế độ xã hội đề cao vai trò của dân chủ và tiến bộ là cách mạng tháng
Mười Nga 1917 vĩ đại, sâu sắc nhất trong lịch sử. Bởi, đó là “ Cuộc cách mạng biết
tự bảo vệ ”, là ngọn cờ giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột; là “ ngôi sao chỉ
đường ” để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 và trong đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
được xác định là nội dung trọng yếu, cơ sở quan trọng để củng cố lập trường, nâng
cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng : “ hiện nay và cả
trong thời kỳ quá độ của nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Nhưng đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay phải nhận thức cho
đúng, nó diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và hình thức mới ”.
Chúng ta cần nhận biết, cùng với sự biến đổi to lớn và sâu sắc về kinh tế - xã hội.
Cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất và vị trị của các giai cấp trong xã hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đã có nhiều thay đổi , khác với thời kỳ
cách mạng dân tộc dân chủ trong những năm đầu giành được chính quyền. Ngày
nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội chủ yếu là mối quan
hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

8
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải nhận
thức rõ tính tất yếu của đấu tranh giai cấp. Đó là khi giai cấp vô sản giành được
chính quyền từ tay giai cấp tư sản. Tuy nhiên, điều đó chỉ là thắng lợi về mặt chính
trị. Giai cấp tư sản vẫn còn lực lượng, vẫn tìm mọi cách giành lại địa vị mà họ đã
mất đi. Chính vì vậy, giai cấp vô sản phải tiếp tục cố gắng đấu tranh hoàn thiện bản
thân hơn nữa, nâng cao năng lực lãnh đạo, rèn luyện tư duy, lý luận nhằm củng cố
thắng lợi, đi đến xây dựng xã hội mới và đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Và để thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy, vai trò lãnh đạo đòi hỏi phải được tăng
cường, chất lượng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng hoàn thiện đi
đôi với phát huy cao độ tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân. Đảng phải
phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi giai tầng trong xã hội, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc công – nông – trí vì mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển từ nền kinh
tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Đảng ta đã chủ trương phát triển mạnh mẽ
nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của
Nhà nước - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính điều đó dẫn
đến cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi; do đó, đấu tranh giai cấp trong nền kinh tế
nhiều thành phần mang tính tất yếu khách quan, vì nó tồn tại những xu hướng, lợi
ích vừa thống nhất, vừa đối lập, đấu tranh với nhau. Mục tiêu của đấu tranh giai cấp
là giải quyết lợi ích kinh tế. Nếu không giải quyết được lợi ích kinh tế thì quyền lực
chính trị cũng dần dần mất đi và động lực của sự phát triển xã hội nằm ngay trong
chính phương thức sản xuất với việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Như vậy, đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay xuất phát từ
yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế.

Bên cạnh mục tiêu của đấu tranh giai cấp của nước ta hiện nay là giải quyết lợi ích
về kinh tế. Mà trọng tâm là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cho phép các thành phần

9
kinh tế cạnh tranh lành mạnh, lợi ích của các thành phần kinh tế thống nhất với lợi
ích của đất nước, thống nhất với lợi ích quốc gia, dân tộc. Thì cuộc đấu tranh giai
cấp ở nước ta còn được khẳng định là một phức hợp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội từ chính trị, văn hóa tư tưởng lý luận cho đến quốc phòng an
ninh, trật tự an toàn xã hội và đối ngoại. Về mặt tư tưởng, lý luận, đây là phương
diện còn diễn ra khá gây gắt và phức tạp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, nội bộ Đảng
phải thường xuyên nghiên cứu, bổ sung và phát triển lí luận Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, phù hợp. Hơn nữa, công cuộc diệt “ giặc dốt ” cần
được chú trọng nhằm nâng cao nền tảng tư tưởng của Đảng. Kết hợp xây dựng đội
ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên có trình độ cao, có năng lực hành động tốt, có khả
năng phê phán, loại bỏ ảnh hưởng của những tư tưởng sai trái thù địch. Về phương
diện quốc phòng an ninh, nêu cao nhiệm vụ giữ vững an ninh quốc gia và trật tự xã
hội, ngăn chặn và chống lại âm mưu của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính
trị nhằm chuyển hóa con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Về đối ngoại, đất nước
Việt Nam xây dựng tình bạn, mối quan hệ hữu nghị với quốc gia và các dân tộc
trên thế giới với tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa trong mối quan hệ quốc tế
nhưng luôn đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia với tinh thần độc lập dân
tộc và tự lực tự cường. Để thực hiện thắng lợi tất cả các phương diện kể trên của
cuộc đấu tranh giai cấp, công cuộc dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn
tại và phát triển của dân tộc ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Vì vậy, xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách
mạng nước ta, là hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta hiện nay.

Trong xu thế xã hội ngày càng hội nhập hóa, quốc tế hóa sâu rộng và hoàn thiện
như ngày nay, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp dường như đã bị lãng quên. Khi
có người nhắc đến đấu tranh giai cấp, thì lập tức bị cho là “ bảo thủ ”, “ giáo điều ”.
Ai đó nhắc nhở phải cảnh giác với âm mưu “ diễn biến hòa bình ” thì bị xem là tư
duy lạc hậu, lỗi thời. Xuất hiện các trào lưu, tư tưởng chống phá, xuyên tạc con

10
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bọn chúng cho rằng : “ CNXH đã chết, lý
tưởng cộng sản đã hết thời. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã cáo chung! Họ cố tình đồng
nhất việc Liên Xô đổ vỡ với việc chấm dứt chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác -
Lê-nin ”. Vì vậy, đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay, khi nào
không có sự đối kháng về lợi ích kinh tế và lập trường chính trị, thì khi ấy vấn đề
đấu tranh giai cấp mới thật sự chấm dứt. “ Diễn biến hòa bình ” do các thế lực thù
địch gây ra làm xuất hiện tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Thực chất của “diễn biến hòa bình” là cuộc chiến tranh kiểu mới, sử dụng tổng hợp
nhiều phương thức, thủ đoạn, lực lượng và phương tiện khác nhau, tiến công vào
nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để chống phá toàn diện về kinh
tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, khi có điều kiện kết hợp bạo loạn lật đổ nhằm
chuyển hóa nội bộ nước ta. Thế giới gọi đó là “ cuộc chiến tranh không có khói
súng ”, chúng sử dụng kế sách phá vỡ thành lũy của chủ nghĩa xã hội từ bên trong
nhằm phá ruỗng cơ cấu kinh tế - chính trị - xã hội của các nước đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa. Thông qua các hình thức, thủ đoạn không dùng vũ lực tấn công
từ bên ngoài, các cuộc đấu tranh với xu hướng đối lập, xuyên tạc chủ nghĩa Mác –
Lênin đã thất bại. Thực tiễn lịch sử đấu tranh đã diễn ra đúng như vậy, chủ nghĩa
đế quốc từng bị thất bại liên tiếp trong những cuộc xâm lược vũ trang chống các
nước xã hội chủ nghĩa, như: đối với Liên Xô sau Cách mạng Tháng Mười, đối với
Việt Nam ta từ cuối những năm 40 đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX... Do đó, họ
chuyển hướng sang chống phá các nước xã hội chủ nghĩa bằng cách làm tan rã
trung tâm lãnh đạo của các nước đó, các Đảng cộng sản cầm quyền bằng cách tìm
mọi thủ đoạn phá hoại về mặt tư tưởng và tổ chức. Nhằm phá hoại các Đảng Cộng
sản cầm quyền về tư tưởng, họ lấy tư tưởng xã hội - dân chủ thay cho chủ nghĩa
Mác - Lê-nin. Thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Việt Nam hiện nay
cũng như thế giới đang diễn ra vô cùng cam go và quyết liệt không kém phần với
các giai đoạn trước trong lịch sử. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện cả
trong việc bảo vệ lí tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lênin và trong việc giữ vững
11
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
Đảng cần phải đề cao cảnh giác, mài sắc ý chí cách mạng, kiên định lập trường giai
cấp, nhận dạng thật rõ các hành động và âm mưu thù địch để có biện pháp đấu
tranh có hiệu quả.

Như vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là quy luật chung và nhất quán được Đảng và Nhà nước ta kiên định thực hiện
nhằm thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận
dụng đúng quy luật đó trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước sẽ là điều
kiện để đảm bảo sự thành công, thắng lợi của chiến lược tiến lên con đường xây
dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa văn minh, tiến bộ và hiện đại. Muốn đạt
được khát vọng thiêng liêng ấy, giai cấp công nhân Việt Nam được xác định là
động lực chính và quan trọng nhất. Họ có nhiệm vụ phải xây dựng, củng cố và phát
huy khối liên minh giai cấp đoàn kết toàn dân tộc công - nông - trí. Phải củng cố
và tăng cường được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với giai cấp
công nhân. Đặc biệt hơn nữa, giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên
chính của mình, tức là phải xây dựng nhà nuớc xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trở
thành một công cụ trấn áp các thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Tài liệu tham khảo

12
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2019.
2. Hoàng Thị Thúy, Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Học viện Chính
trị Công an Nhân dân, 2019.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
4. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (1995), tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia - Sự thật.

13

You might also like