You are on page 1of 4

NHÓM 5 ĐỀ CƯƠNG TRIẾT CUỐI KỲ

TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP. LIÊN HỆ VỚI
VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.1 Định nghĩa về giai cấp

Giai cấp là những tập đoàn lớn gồm những người khác nhau về địa vị. Điều này dẫn đến
việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác trong một hệ thống sản
xuất và chế độ KT - XH nhất định. Họ có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, về vai trò
trong tổ chức lao động xã hội dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của
cải xã hội mà họ được hưởng. Giai cấp là một phạm trù mang tính lịch sử. Vì nó gắn liền
với những điều kiện lịch sử nhất định, mang tính khách quan và quy luật.

1.2 Nguồn gốc của giai cấp

+ Nguồn gốc trực tiếp của giai cấp trong xã hội:

Là từ sự phân hóa xã hội do sự ra đời, tồn tại của chế độ tư hữu đối với những tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội.

+ Nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội:

Là do tình trạng phát triển chưa đầy đủ của lương thực sản xuất

1.3 Kết cấu XH

Kết cấu xã hội – giai cấp:

Gồm có 2 giai cấp cơ bản và những giai cấp không cơ bản, hoặc các tầng lớp trung gian

1.3.1 Giai cấp cơ bản

Giai cấp cơ bản: Là giai cấp gắn liền với những phương thức sản xuất thống trị, là sản
phẩm của những phương thức SX thống trị
1.3.2 Giai cấp không cơ bản

Giai cấp không cơ bản: Là những giai cấp gắn với phương thức sản xuất tàn dư, hoặc
mầm mống trong xã hội.

1.3.3 Các tầng lớp xã hội trung gian

Các tầng lớp xã hội trung gian: là tầng lớp không bóc lột ai và không bị ai bóc lột trong
các chế độ bóc lột.

2.1 Định nghĩa về đấu tranh giai cấp

Là một khái niệm được sử dụng để mô tả quá trình các tầng lớp xã hội trong xã hội đấu
tranh với nhau để bảo vệ lợi ích của mình.

2.2 Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp

Là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội
có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp.

2.3 Sự cần thiết phải thực hiện đấu tranh giai cấp

Hợp tác cùng xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đấu
tranh chống khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực của tầng lớp tư sản.

Nghiên cứu những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và quan điểm của Đảng
ta, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn một cách cụ thể, tránh rơi vào hai thái cực sai lầm.

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm,
nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong
điều kiện mới.

2.4 Đặc điểm của đấu tranh giai cấp


Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN, kết cấu giai cấp, vị trí, vai trò, mối quan
hệ giữa các giai cấp , tầng lớp trong xã hội có nhiều thay đổi.

Lợi ích cơ bản lâu dài của các giai cấp thống nhất với lợi ích dân tộc.

Cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vẫn còn, nhưng
gắn với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình
trạng nước nghèo, chậm phát triển.

3. Nội dung đấu tranh giai cấp ở Việt Nam

Thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc
phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển.

Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu
và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng
một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

4. Thực trạng đấu tranh giai cấp ở việt nam hiện nay

Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đi tiên
phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, liên minh, đoàn kết chặt chẽ với nông
dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc.

5. Kết luận

Đấu tranh giai cấp là tất yếu trong xã hội có giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là một quá trình phức tạp. Là một xu thế tất yếu, khách quan của xã
hội có giai cấp.

Việt Nam ta là một nước có giai cấp, Có đấu tranh giai cấp trong nước ta là khách quan.
→Đấu tranh giai cấp là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển và biến
đổi xã hội.

You might also like