You are on page 1of 3

CHƯƠNG 5

CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ


I. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong CCXH
a. Khái niệm
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự
tác động lẫn nhau của các cộng đồng đó tạo nên (cộng đồng con người đa dạng: dân tộc,
tôn giáo, giai cấp, nghề nghiệp)
Phân loại cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội – dân số
Cơ cấu xã hội – dân tộc: tập hợp những cộng đồng người được hình thành trong lịch sử
tương đối ổn định gắn kết về lãnh thổ, văn hoá, ngôn ngữ
Cơ cấu xã hội – tôn giáo: tập hợp những cộng người người có cùng đức tin, cùng niềm
tin vào đấng siêu nhiên, lực lượng nào đó dựa trên nền tảng giáo lý, lễ nghi, giáo điều của
tôn giáo
Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp: tập hợp những cộng đồng người hình thành và phát triển
theo các nghề nghiệp khác nhau và là kết quả phát triển của nền sản xuất, sự phân công
lao động xã hội, có rất nhiều loại nghề nghiệp khác nhau
Cơ cấu xã hội – giai cấp (là cơ sở nghiên cứu liên minh giai cấp và tầng lớp trong xã
hội) là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội
nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu TLSX, về tổ chức quản lý quá trình
sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội… giữa các giai cấp, tầng lớp đó
- Trong thời kỳ quá độ: Cơ cấu XH – GC là tổng thể các giai tầng, các nhóm xã hội
có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau  Yếu tố quyết định mối
quan hệ đó là có cùng mục tiêu chung cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên
mọi lĩnh vực (ở việt nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”
b. Vị trí của CCXH – GC trong cơ cấu xã hội
Có vị trí quan trọng hàng đầu chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác, dựa trên cơ sở:
- CCXH – GC liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở
hữu TLSX, quản lý, phân phối… (liên quan đến kiến trúc thượng tầng; đề cập
tới quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng
- Sự biến đổi của CCXH – GC tất yếu ảnh hưởng đến sự biến đổi của các
CCXH khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội; sự biến đổi
của nó tác động đến lĩnh vực của đời sống xã hội  CCXH – GC là căn cứ để
xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi giai đoạn (vì nó
quan trọng hàng đầu tác động đến toàn bộ xã hội
2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu XH – GC có trong TKQĐ lên CNXH
Cơ cấu XH – GC trong thời kỳ quá độ lên CNXH thường xuyên biến đổi mang tính
quy luật sau:
Một là, Cơ cấu XH – GC biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế (cơ cấu
kinh tế ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng
lãnh thổ
Hai là, Cơ cấu XH – GC biến đổi phức tạp, đa dạng, xuất hiện tầng lớp xã hội mới
Ba là, Cơ cấu XH – GC biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng
bước xoá bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau
II. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Dưới góc độ chính trị
Nhấn mạnh vấn đề liên minh khi GCCN và NNLĐ đã giành được chính quyền
Một là, Tổng kết phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu, Mác và Angghen xây
dựng nên lý luận về liên minh công – nông và các tầng lớp lao động khác  Đó là vấn đề
mang tính nguyên tắc (do các tư tưởng tư sản đã có công tìm ra được liên minh giai cấp,
do cuộc cách mạng tư sản đã thực hiện vấn đề liên minh giai cấp đưa ra khẩu hiệu chống
phong kiến “tự do, bình đẳng bác ái”, trải qua một thời gian thực tiễn để Mác và Angghen
đúc kết kinh nghiệm và khẳng định tầm quan trọng của liên minh giai cấp nhờ sự kiện
Công xã Pari – 1871)
Hai là, Trong đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, GCCN phải
liên minh các giai tầng lao động khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho thắng lợi cách
mạng
Ba là, Trong TKQĐ lên CNXH, công nhân, nhân dân và các tầng lớp lao động khác vừa
là lực lượn sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị - xã hội to lớn  Làm tốt liên
minh để xây dựng cơ sở kinh tế, chế độ chính trị ngày càng được củng cố (tầng lớp công
nhân, nông dân, tầng lớp lao động khác đông đảo trong xã hội và làm tốt được khối liên
minh này sẽ xây dựng chế độ chính trị, hệ thống chính trị)
2. Dưới góc độ kinh tế
Liên minh công – nông – trí xuất phát từ tính tất yếu về kinh tế - kỹ thuật, là sự gắn kết
hữu cơ giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ với khoa học … (ở Việt Nam là liên minh
công nông trí; liên minh ở đây là sự khách quan mang tính tất yếu)
Trong TKQĐ lên CNXH, liên minh này được hình thành, xuất phát từ yêu cầu khách
quan của quá trình CNH  Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế chỉ phát triển khi gắn bó chặt
chẽ, hỗ trợ cho nhanh  hình thành khối liên minh này xuất phát từ chính nhu cầu và lợi
ích kinh tế của họ (tất yếu mặt kinh tế, kỹ thuật ví dụ chủ thể trong nông nghiệp là GCND
và nông nghiệp muốn phát triển cần phải có KH – KT ở đây là công nghiệp, trang bị về
công cụ sản xuất hiện đại hơn, cần công nghiệp nhẹ, chế biến giúp tăng giá trị sản phẩm
III. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

You might also like