You are on page 1of 15

BÀI 8.

DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT


I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH DINH DƯỠNG
1. Lấy thức ăn
- Ăn lọc: là kiểu lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.
- Ăn hút: thức ăn được lấy bằng cách hút dịch lỏng từ cơ thể động/ thực vật.
- Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau: các loài động vật lấy thức ăn kiểu này thể hiện rất đa dạng phương
thức lấy thức ăn khác nhau.
2. Tiêu hóa thức ăn
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp thành các phân
tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
3. Hấp thu
- Là quá trình các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa di chuyển vào cơ thể.
4. Đồng hóa
- Chất dinh dưỡng đã được hấp thụ sẽ được vận chuyển đến các tế bào của cơ thể và được đồng hóa thành
chất hữu cơ phức tạp, tạo nên cấu trúc mô, cơ quan của cơ thể, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt
động sống.
5. Thải chất cặn bã
- Thức ăn không tiêu hóa được và không hấp thu bị thải ra khỏi cơ thể dưới dạng phân.
II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
1. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
- Tiêu hóa có thể diễn ra ở bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào (các mảnh thức ăn nhỏ được thực
bào, sau đó được enzyme của lysosome phân giải).
- Tiêu hóa cũng có thể diễn ra bên ngoài tế bào gọi là tiêu hóa ngoại bào (thức ăn biến thành các mảnh
nhỏ nhờ enzyme tiêu hóa hoặc do cơ học kết hợp cùng enzyme tiêu hóa).
- Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là hình thức nội bào.
2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Túi tiêu hóa có dạng hình túi, được cấu tạo từ nhiều tế bào.
- Có một lỗ thông duy nhất vừa là nơi thức ăn đi vào vừa là nơi thoát các chất thải ra ngoài.
- Trên thành túi có nhiều tế bào tiết enzyme tiêu hóa vào long túi để biến đổi thức ăn thành các mảnh nhỏ
và được hấp thụ qua màng tế bào.
- Trong tế bào, các mảnh nhỏ được chuyển hóa thành những thành phần chất riêng của tế bào trong cơ
thể, đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển.
3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Tiêu hóa cơ học: cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn, sự co bóp của dạ dày, các nhu động ruột làm cho thức
ăn phân nhỏ, thấm đều với dịch tiêu hóa
- Tiêu hóa hóa học: tác động của các enzyme để phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.
- Tiêu hóa vi sinh vật: nhờ tác động của vi sinh vật hữu ích để tiêu hóa thức ăn.
III. ỨNG DỤNG
1. Xây dụng chế độ ăn uống khoa học
+ Chế độ ăn uống đủ năng lượng đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính,
trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú,…).
+ Chế độ dinh dưỡng đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng giúp cung cấp đủ 6
nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) với tỉ lệ cân đối, thích
hợp.
2. Vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện tối ưu cho sự tồn tại và phát triển của
cơ thể. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải, giảm thiểu các chi phí về y tế và thời
gian điều trị bệnh.
- An toàn cho người sử dụng, tránh được các bệnh do tác nhân sinh học, hoá học, vật lí trong thức ăn gây
ra.
3. Các bệnh về tiêu hóa và cách phòng tránh
Các bệnh
Nguyên nhân Cách phòng tránh
tiêu hóa
- Do lây nhiễm virus (như Rotavirus,…), vi - Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
khuẩn (E.coli, Shigella, Tả,…) hoặc kí sinh trường: Rửa tay thường xuyên đặc biệt là
trùng (Giardia, Cryptosporidium, amip,…). trước khi ăn và sau khi ăn; không đi vệ
- Do thuốc, thức ăn không hợp vệ sinh, dị sinh bừa bãi; không sử dụng phân chưa
ứng,… qua xử lí để bón cây;…
1. Tiêu chảy - Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn
chín uống sôi; không ăn thực phẩm có
dấu hiệu ôi thiu hoặc chứa tác nhân gây
dị ứng; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng; đảm bảo vệ sinh trong
khâu chế biến và bảo quản thực phẩm;…
- Do nhiễm vi khuẩn HP. - Hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP
- Do sử dụng thường xuyên các loại thuốc bằng cách vệ sinh tay thường xuyên và ăn
kháng viêm không steroid (NSAID). những loại thực phẩm sạch, được nấu
2. Viêm loét
- Ăn thức ăn cay, thực phẩm không lành mạnh chín hoàn toàn.
dạ dày tá
và căng thẳng thần kinh khiến viêm loét dạ - Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc
tràng
dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn
chuyên môn từ phía bác sĩ để tránh tình
trạng sử dụng quá nhiều NSAID.
- Không uống rượu và hút thuốc lá; hạn
chế sử dụng thức ăn cay nóng; giữ tinh
thần thoải mái;…
- Do di truyền: Ung thư đại tràng do liên quan - Không hút thuốc lá.
đến một số hội chứng di truyền như bệnh đa - Hạn chế thức uống có cồn.
polyp đại tràng gia đình (FAP), hội chứng ung - Duy trì cân nặng hợp lí, tránh tình trạng
thư đại tràng di truyền không polyp. thừa cân hoặc béo phì.
- Do các tổn thương tiền ung thư như: Viêm - Tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, tiêu
3. Ung thư đại tràng chảy máu, Bệnh Crohn, Polyp đại thụ lượng chất đạm hợp lí; chế biến thức
đại tràng tràng,… ăn khoa học.
- Do yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều thịt, - Tập thể dục thể thao đều đặn, 2 – 3
mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu vitamin, hoặc lần/tuần.
thực phẩm có chứa nitrosamin,… - Chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên
khoa để tầm soát ung thư đại tràng nhằm
phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
BÀI 9. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm
Hô hấp là quá trình lấy O2 liên tục từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt
động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra ngoài.
2. Vai trò
- Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống
của cơ thể.
- Thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào vào môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
3. Các giai đoạn
Quá trình hô hấp ở người và Thú gồm 5 giai đoạn liên quan mật thiết với nhau:
- Thông khí (hít vào và thở ra).
- Trao đổi khí ở phổi.
- Vận chuyển khí O2 và CO2.
- Trao đổi khí ở mô.
- Hô hấp tế bào.
II. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ
1. Bề mặt trao đổi khí
- Bề mặt trao đổi khí là bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường.
- Trao đổi khí O2 và CO2 qua bề mặt trao đổi khí dựa trên hai nguyên lí:
+ Khuếch tán từ nơi có phân áp cao sang nơi có phân áp thấp.
+ Khuếch tán qua bề mặt mỏng, ẩm ướt.
2. Trao đổi khí qua các bề mặt trao đổi khí khác nhau
Trao đổi khí qua Trao đổi khí qua Trao đổi khí qua Trao đổi khí qua
Đặc điểm
bề mặt cơ thể hệ thống ống khí mang phổi
Động vật thuộc Côn trùng và một ĐV sống trong ĐV sống trên cạn:
ngành Ruột số chân khớp sống nước: Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát,
Đối tượng
khoang, Giun trên cạn. Chân khớp, Cá sụn, chim, thú.
dẹp,… Cá xương,…
Da luôn ẩm ướt + Hệ thống ống - Cá xương có một - Phổi được tạo thành
khí bao gồm các đôi mang, mỗi từ hàng triệu phế
Cấu tạo bề mặt
ống khí lớn phân mang nằm trong nang nên diện tích bề
trao đổi khí
nhánh thành các một khoang mang. mặt trao đổi khí rất
phù hợp với
các ống khí nhỏ - Mỗi mang được lớn (từ 100 m2 đến
chức năng
dần và ống khí cấu tạo từ các cung 120 m2, gấp hơn 50
mang, sợi mang và lần diện tích da).
nhỏ nhất là ống phiến mang. Đặc - Phế nang có hệ
khí tận. điểm cấu tạo này thống mao mạch bao
+ Số lượng ống của mang tạo ra quanh dày đặc.
khí rất nhiều, tạo diện tích trao đổi
ra bề mặt trao đổi khí rất lớn.
khí rất lớn với tế - Hệ thống mao
bào. mạch trên phiến
+ Ống khí tận là mang là nơi trao đổi
nơi trao đổi khí O2 khí O2 và CO2 với
và CO2 với tế bào. dòng chảy nước
+ Các ống khí chảy qua phiến
thông với bên mang.
ngoài qua các lỗ
thở. Lỗ thở có van
đóng, mở điều tiết
không khí ra, vào
ống khí.
Khí O2 từ môi + Thông khí ở côn + Thông khí ở cá + Thông khí ở phổi
trường khuếch tán trùng là nhờ hoạt xương là nhờ hoạt người là nhờ hoạt
trực tiếp qua lớp động của các cơ động của các cơ hô động của các cơ hô
biểu bì bao quanh hô hấp làm thay hấp làm thay đổi hấp làm thay đổi thể
cơ thể vào bên đổi thể tích thể tích khoang tích lồng ngực và thể
trong => khí khoang thân, phối miệng và khoang tích phổi.
CO2 từ bên trong hợp với đóng, mở mang, làm cho + Máu chảy trong
Hoạt động trao
cơ thể khuếch tán các van lỗ thở. dòng nước giàu O2 các mao mạch trao
đổi khí
trực tiếp qua lớp + Thông khí tạo ra đi qua mang theo đổi khí O2 và CO2
biểu bì bao quanh sự chênh lệch về một chiều liên tục với dòng không khí
cơ thể ra bên phân áp khí O2 và không bị ngắt ra, vào phế nang.
ngoài. CO2 giữa không quãng.
khí trong ống khí
tận và tế bào cơ
thể, nhờ đó các tế
bào cơ thể thực
hiện trao đổi khí
O2 và CO2 với
không khí.
Nhận xét về Từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những
chiều hướng loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô
tiến hóa của bề hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và
mặt trao đổi phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú).
khí

III. CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP


- Bệnh hô hấp ở người có rất nhiều và gây ra hậu quả xấu đối với sức khoẻ, thậm chí gây tử vong.
- Bệnh có thể ở đường dẫn khí (viêm mũi, viêm phế quản, ung thư khí quản,..) hoặc ở phổi (viêm phổi,
lao phổi,...).
- Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số đó, ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là
nguyên nhân hàng đầu.
BÀI 10. TUẦN HOÀN MÁU
I. KHÁI QUÁT VỀ TUẦN HOÀN
1. Cấu tạo
- Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
- Tim: là một bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu.
- Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Chức năng
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt
động sống của cơ thể.
II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín


Nội dung Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Cấu tạo - Có động mạch, tĩnh mạch, chưa có mao - Có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
mạch
Đường đi của - Máu được tim bơm vào động mạch → - Máu được tim bơm vào động mạch →
máu tràn vào khoang cơ thể ( trộn lẫn với dịch mao mạch → tĩnh mạch → tim
mô: gọi là hỗn hợp máu - dịch mô). - Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp mao mạch.
với tế bào → ống góp →tim.
Đặc điểm Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chậm Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình,
tốc độ nhanh.
loại động vật Thân mềm, chân khớp. Giun đốt, Mực ống, Bạch tuộc, Động vật
có xương sống.
Ưu điểm của Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
hệ tuần hoàn nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và
kín so với hở trao đổi chất của cơ thể

2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép


Nội dung Hệ tuàn hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Cá Ếch nhái, bò sát, chim , thú
Số vòng tuần hoàn 1 2
Cấu tạo tim 2 ngăn 3 – 4 ngăn
Vận tốc máu, áp lực Chậm đến trung bình, áp lực máu Nhanh, áp lực máu cao
máu chậm
Ưu điểm của hệ tuần Vì máu sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim
hoàn kép so với đơn bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực
thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM


1. Cấu tạo tim
- Tim người có bốn buồng (ngăn), hai buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch vào tim gọi là tâm nhĩ, hai
buồng lớn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.
+ Thành các buồng tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim.
+ Buồng tim nối thông với động mạch hoặc tĩnh mạch.
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.
+ Van tim cho máu đi theo một chiều.
+ Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.
+ Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.
+ Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.
2. Hoạt động của tim
a. Tính tự động của tim
- Khái niệm: là khả năng tự co giãn của tim.
Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền tim.
Cấu tạo hệ dẫn truyền: Nút xoang nhĩ, Nút nhĩ thất, Bó His, Mạng Purkinje.
Cấu tạo và hoạt động hệ dẫn truyền: Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian
nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện.
=> Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co,
=> tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2
tâm thất co.
- Ý nghĩa tính tự động: Hệ dẫn truyền tim có vai trò giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu
thông máu trong hệ mạch.
b. Chu kì hoạt động của tim
- Các pha trong chu kỳ tim:
+ Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì.
+ Mỗi chu kì gồm 2 pha co (tâm nhĩ co, tâm thất co), 1 pha dãn chung.
+ VD: Người: 1 chu kỳ: 0,8s gồm: Nhĩ co: 0,1s; Thất co: 0,3s; giãn chung: 0,4s.
- Hoạt động của 1 chu kì tim: Chu kì tim bắt đầu từ pha co (0,4s), cụ thể:
+ Tâm nhĩ (phải và trái) co (0,1s), đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
+ Tiếp đó tâm thất (phải và trái) co (0,3s), đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ.
- Pha dãn chung (0,4s)
+ Tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi.
+ Tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Chu kì tim mới lại bắt đầu bằng hai tâm nhĩ co.
IV. CẤU TRÚC HỆ MẠCH VÀ TỐC ĐỘ MÁU
1. Cấu tạo hệ mạch
- Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch:
+ Động mạch và tĩnh mạch: Cấu tạo gốm 3 lớp (Lớp tế bào biểu bì mô dẹt, lớp cơ và sợi đàn hồi, lớp mô
liên kết)
+ Mao mạch: Cấu tạo từ 1 lớp tế bào biểu bì dẹt.
2. Hoạt động của hệ mạch
a) Huyết áp
- Khái niệm: Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Đặc điểm sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Trong suốt chiều dài của hệ mạch, huyết áp
cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
b) Vận tốc máu
- Khái niệm: Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Đặc điểm:
+ Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch
nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
+ Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện
mạch máu. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại.
c) Trao đổi chất ở mao mạch
- Số lượng mao mạch rất lớn phân nhánh đến khắp các tế bào trong cơ thể, tạo ra diện tích trao đổi chất
lớn giữa máu và tế bào cơ thể.
- Thành mao mạch rất mỏng cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi
qua.
- Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự trao đổi chất giữa tế
bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).
V. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH
- Cơ chế: Cơ chế thần kinh và thể dịch.
- Trung khu điều hòa tim mạch nằm ở hành não.
- Trung khu điều hòa tim mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể là thụ thể áp lực hoặc thụ thể
hóa học (thụ thể O2 và CO2) ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ.
V. ỨNG DỤNG
1. Lợi ích của luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đối với hệ tim mạch
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên tác động đến cấu tạo và chức năng của hệ tim mạch.
+ Với tim: Cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể
tích tâm thu.
+ Với mạch máu và máu: Mạch máu beeng và tăng khả năng đàn hồi. Tăng thêm mao mạch ở cơ xương.
Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu.
2. Tác hại của lạm dụng rượu bia đối với hệ tim mạch và sức khỏe
- Rượu bia làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao.
- Trì trệ hoạt động của hệ thần kinh.
3. Bệnh về hệ tuần hoàn
- Bệnh di truyền: Bệnh hở, hẹp van tim…
- Bệnh do lối sống: Sơ vữa mạch máu…
BÀI 12. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm bệnh
- Bệnh là sự sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của bất kì bộ phận, cơ quan, hệ thống nào
của cơ thể, biểu hiện bằng một bộ triệu chứng đặc trưng.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí (các tia bức xạ, tia phóng xạ,…), tác nhân hóa học (các loại hóa
chất độc hại), tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật,…). Bệnh truyền nhiễm thường
do các nguyên nhân bên ngoài gây ra.
- Nguyên nhân bên trong: rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,…
II. KHÁI NIỆM MIỄN DỊCH
- Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc hiệu của cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những
thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.
- Một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch người:
+ Một số cơ quan của hệ miễn dịch ở người: tủy xương, tuyến ức, hạch bạch huyết, lá lách, da, niêm
mạc,…
+ Một số tế bào của hệ miễn dịch ở người: đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự
nhiên, tế bào mast, tế bào lympho,…
- Phân loại hệ miễn dịch
+ Miễn dịch không đặc hiệu
+ Miễn dịch đặc hiệu.
III. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
1. Đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu
- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh, không đặc hiệu với tác nhân gây bệnh.
2. Các dạng miễn dịch không đặc hiệu
a) Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học
- Do lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da đảm nhiệm.
- Vai trò: chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
b) Các đáp ứng không đặc hiệu (hàng rào bên trong)
- Hàng rào bên trong (các đáp ứng không đặc hiệu): các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast,
tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,...
- Hàng rào bên trong cơ thể (các đáp ứng không đặc hiệu) có vai trò loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng
xâm nhập vào trong cơ thể theo các cách thức khác nhau.
Ví dụ: các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân
gây bệnh; tế bào giết chết tự nhiên tiết protein làm chết các tế bào bệnh;…
3. Cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của miễn dịch không đặc hiệu
- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bề mặt cơ
thể: vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển với vi khuẩn gây bệnh; dịch nhày giữ bụi và tác
nhân gây bệnh; dòng nước mắt, nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài; hàng rào hóa học như acid (dạ
dày, đường sinh dục) tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh; lysozyme (có trong nước
bọt, nước mắt) tiêu diệt tác nhân gây bệnh;…
- Nếu tác nhân gây bệnh thoát khỏi hàng rào bề mặt cơ thể thì chúng sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào
bên trong cơ thể với nhiều cách thức khác nhau như:
+ Thực bào: Các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác
nhân gây bệnh.
+ Giết chết tế bào bệnh: Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào
bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.
+ Tổng hợp peptide và protein chống lại tác nhân gây bệnh: Các tế bào tổng hợp peptide và protein (như
interferon) có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
IV. MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU
1. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
Phân biệt Miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch không đặc hiệu

Tính đặc Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn
hiệu xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên
trước đó.

Thành Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào Hàng rào vật lí, hóa học, thực vào, histamin,
phần là các thành phần của phản ứng miễn phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của
dịch đặc hiệu phản ứng miễn dịch không đặc hiệu

Khả năng Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ
ghi nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã nhớ miễn dịch
xâm nhập 1 lần, nó sẽ ghi nhớ kháng
nguyên này và cách thức chống lại nó ở
những lần xâm nhập tiếp theo.

Thời gian Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời
đáp ứng ứng gần như tức thì gian để xảy ra đáp ứng

Tính hiệu Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả
quả hơn hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

2. Kháng nguyên là gì?


- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
3. Tế bào B, tế bào T và kháng thể
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Tế bào B và tế bào T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất.
+ Thụ thể kháng nguyên có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương
ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa.
+ Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào B hoặc một tế bào T đều giống hệt nhau nên chúng chỉ
gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.
- Cơ chế nhận diện kháng nguyên:
+ Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các bào tương. Các tương bào sản sinh ra các thụ thể kháng
nguyên và đưa vào máu. Các thụ thể kháng nguyên tự do trong máu gọi là kháng thể hay globulin miễn
dịch. Kháng thể có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng,
giống chìa khóa với ổ khóa.
+ Tất cả kháng thể được tạo ra từ các tương bào thuộc một dòng tế bào B đều giống hệt nhau nên chúng
chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.
4. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu
(1) Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bị các tế bào trình diện kháng nguyên (đại thực bào, tế bào B và tế
bào chia nhánh) bắt giữ và thực bào. Các tế bào trình diện kháng nguyên đem kháng nguyên trình diện
tế bào T hỗ trợ và làm tế bào T hỗ trợ hoạt hoá.
(2) Tế bào T hỗ trợ hoạt hoá phân chia tạo ra dòng tế bào T hỗ trợ và dòng tế bào T hỗ trợ nhớ. Từ đây,
dòng tế bào T hỗ trợ gây ra miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào).
+ Miễn dịch dịch thể: Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch
dịch thể. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ. Các tương bào sản
sinh ra kháng thể IgG. Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh trong máu theo nhiều cách
khác nhau (H 12.4).
+ Miễn dịch tế bào: Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine còn làm tế bào T độc hoạt hoá, khởi đầu cho miễn
dịch tế bào. Để trở nên hoạt hoá, ngoài tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc còn cần tương tác với tế bào trình
diện kháng nguyên. Tế bào T độc phân chia, tạo ra dòng tế bào T độc hoạt hoá và dòng tế bào T độc nhớ.
Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh (H 12.4)
5. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thứ phát
- Miễn dịch nguyên phát: Đáp ứng miễn dịch khi hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên.
- Miễn dịch thứ : Đáp ứng miễn dịch khi hệ miễn dịch tiếp xúc lần n+1 với kháng nguyên.
- Hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên
phát.
6. Dị ứng
- Nguyên nhân: Hệ thống miễn dịch ở người phản ứng quá mức với dị nguyên. Dị nguyên có thể có trong
thức ăn, nọc độc của côn trùng, nấm mốc, thuốc, phấn hoa,…
- Cơ chế:
(1) Dị nguyên kích thích hệ miễn dịch tạo ra tương bào, tương bào tạo ra kháng thể IgE.
(2) IgE gắn với dưỡng bào tạo thành phức hợp kháng thể - dưỡng bào.
(3) Dị nguyên gắn vào phức hợp IgE – dưỡng bào gây giải phóng histamin và các chất gây dị ứng khác.
(4) Histamin đi theo máu đến các mô gây ra các triệu chứng dị ứng như dãn mạch ngoại vi tăng tính thấm
ở mao mạch, ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, co thắt phế quản gây khó thở,...
BÀI 13. BÀI TIẾT CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TIẾT
- Khái niệm: Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế
bào, mô, cơ quan trong cơ thể.
- Vai trò: Bài tiết giúp thải độc cho cơ thể và duy trì cân bằng nội môi
II. THẬN VÀ CHỨC NĂNG TẠO NƯỚC TIỂU
1. Cấu tạo của thận
- Mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng một triệu đơn vị chức năng, gọi là nephron hay đơn vị thận. Các
nephron tạo nên phần vỏ và phần tuỷ thận.
- Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận và ống thận.
- Mỗi ống góp thu nhận nước tiểu từ một số nephron, hấp thụ bớt nước và chuyển nước tiểu chính thức
vào bể thận, sau đó qua niệu quản vào bàng quang.
2. Chức năng tạo nước tiểu
Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron
gồm các giai đoạn:
1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang Bowman, tạo ra dịch lọc
cầu thận.
2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu Na+, HCO3-, ... trong dịch lọc được
các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa H+, K+, ... được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.
4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang
trước khi được thải ra ngoài.
III. CÂN BẰNG NỘI MÔI
1. Khái niệm nội môi, cân bằng nội môi
- Khái niệm: Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường bên trong
cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
- Hệ thống điều hòa:
- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài
cơ thể.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu
thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, ...
2. Một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi
a) Vai trò của thận
- Thận điều hoà cân bằng muối và nước, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.
- Thận còn có vai trò duy trì ổn định pH máu qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thụ HCO3-
từ dịch lọc trả về máu
b) Vai trò của gan
- Gan điều hoà nồng độ của nhiều chất hoà tan như protein, glucose,... trong huyết tương, qua đó duy trì
cân bằng nội môi.
c) Vai trò của phổi
- Phổi điều hòa pH máu bằng cách thải CO2, vì khí CO2 tăng sẽ làm tăng H+.

You might also like