You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



BÀI BÁO CÁO


Môn: Thực hành công nghệ chế biến 1

TIỆT TRÙNG & THANH TRÙNG

Giảng viên hướng dẫn: K.S Nguyễn Nhã Uyên


K.S Lê Thị Kim Yến
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1.3 ( Ca sáng thứ 2)

STT Họ và tên Lớp MSSV

1 Diệc Cẩm Dĩnh D19_TP01 DH61903317

2 Mai Thanh Duy D19_TP01 DH61900130

3 Nguyễn Hoài Đông D19_TP01 DH61901821

4 Lương Thị Thúy Huỳnh D19_TP01 DH61900747

Tháng 12/2021
I. TỔNG QUAN
A. Nguyên liệu
1. Phile gà[1]
- Phile gà thường là phần thịt nạc được lấy ra từ bộ phận của ức gà
( nằm xung quanh ngực của con gà), nên khối thịt có rất nhiều nạc
kèm với một ít mỡ và da. Phile gà có màu hồng tươi và có độ đàn hồi
tốt khi nhấn vào bề mặt của chúng
- Phile gà chứa lượng calo ổn định kèm với nhiều chất dinh dưỡng
thiết yếu khác như chất đạm, chất béo và vitamin.

2. Các vi khuẩn nổi bật có trong phile gà.Đặc điểm,nhiệt độ (phát triển,
tối đa, tối ưu) của các loại vi khuẩn.
 Salmonella[2]
- Đặc điểm: salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae ( vi khuẩn đường
ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy
nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường
ruột. Hầu hết các loài Salmonella có thể sinh hydro sulfide
- Nhiệt độ:
+ Phát triển: chịu được lạnh, ở nước đá sống 2-3 tháng, nước
thường >1 tháng, trong rau quả 5-10 ngày, trong phân 1 đến vài
tháng.
+ Tối ưu: 37oC
+ Tối đa: có thể bị tiêu diệt ở 55oC trong vòng 30 phút
 Campylobacter jejuni[3]
- Đặc điểm: thường liên quan đến gia cầm và cũng được tìm thấy
trong phân động vật. Campylobacter là một loại vi khuẩn xoắn ốc
helix, không hình thành bào tử, gram âm, vi hiếu khí, không len mên.
Vi khuẩn này gây bệnh viêm dạ dày ruột.
- Nhiệt độ:
+ Phát triển: phát triển ở nhiệt độ 37 oC nhưng không phát triển
ở nhiệt độ 25oC
+ Tối ưu: 42oC
+ Tối đa:
 E.coli[4]
- Escherichia coli ( viết tắt: E.coli) hay trực khuẩn lị là một loài vi
khuẩn gram âm, có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh
trong ruột già của người và hầu hết các loài thú đẳng nhiệt. Đa số các
chủng E.coli là vô hại mặc dù kí sinh, chỉ một số dòng có thể gây
ngộ độc thức ăn, gây bệnh đường ruột
- Nhiệt độ:
+ Phát triển: phát triển ở nhiệt độ từ 45oC đến 50oC
+ Tối ưu: 37oC
+ Tối đa: E.coli không chịu được nhiệt độ cao, đun nóng ở 55 oC/1 giờ hoặc
60oC/30 phút là bị tiêu diệ
B. Thanh Trùng
1. Thanh trùng?[5]
Phương pháp thanh trùng (phương pháp Pasteur) hay còn gọi là tiệt trùng, khử
khuẩn là quy trình làm nóng thực phẩm (luôn là chất lỏng) đến một nhiệt độ
nhất định trong một khoảng thời gian xác định trước rồi sau đó làm lạnh đột
ngột. Phương pháp này làm chậm quá trình hư, hỏng của thức ăn gây ra do vi
sinh vật. Ngày nay, quy trình này được sử dụng rộng rãi trong ngành công
nghiệp bơ sữa và thực phẩm để kiểm soát vi khuẩn và bảo quản thực phẩm đủ
lâu cho đến khi được tiêu thụ.
Không giống khử trùng, phương pháp Pasteur không có mục đích tiêu diệt vi
sinh vật. Thay vào đó, phương pháp này nhằm giảm số lượng mầm bệnh có thể
có để chúng không còn khả năng gây bệnh. Việc khử trùng thực phẩm theo quy
mô thương mại không phải là phổ biến vì nó làm ảnh hưởng xấu đến mùi vị và
chất lượng của sản phẩm. Một số thực phẩm, chẳng hạn như bơ sữa, có thể
được làm nóng già để đảm bảo các vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt.

2. Các phương pháp thanh trùng


 Thanh trùng bằng nhiệt. [6]
Là quá trình khử trùng bằng phương pháp gia nhiệt thực phẩm đến 60-90 °C,
nhằm làm giảm số lượng mầm bệnh và khiến những loại vi sinh vật gây hại
như vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc không còn gây nguy hại nữa.
 Thanh trùng bằng áp suất cao. [7]
Công nghệ tiệt trùng bằng áp suất cao (HPP) là một công nghệ khử trùng thực
phẩm bằng áp suất cao nhưng không sử dụng nhiệt, có tác dụng là kéo dài thời
hạn sử dụng của thực phẩm chế biến, cũng như duy trì giá trị dinh dưỡng và
chất lượng của các thực phẩm.
 Thanh trùng bằng sóng siêu âm. [9]
Dưới tác dụng của siêu âm, môi trường lỏng truyền âm bị xô đẩy, bị ép và tạo
chân không liên tiếp, sinh ra nhiều khoảng trống. Lúc đó, các chất hòa tan và
hơi của chất lỏng lập tức dồn vào khoảng trống ấy, gây ra tác dụng cơ học làm
chết vi sinh vật ở trong môi trường. Mặt khác trong quá trình ấy, một phần chất
khí hòa tan bị ion hóa tạo ra nước oxy già (H2O2), Nitrogen oxy (NO) là
những chất độc đối với vi sinh vật.

Trong các loại vi sinh vật thì vi khuẩn dễ bị siêu âm tác dụng nhất.
 Thanh trùng bằng tia ion hóa. [8]
Tác dụng diệt trùng của các tia ion hóa là thay đổi cấu trúc của một số phân tử
protein của tế bào vi sinh vật và làm ion hóa dung môi.
Hiệu quả thanh trùng của tia ion hóa phụ thuộc vào thời gian xử lý, chiều dày
của thực phẩm và lượng vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm.
 Thanh trùng bằng màng lọc. [9]
Sản phẩm lỏng, như nước quả trong có thể loại trừ vi sinh vật bằng cách lọc.
Bản lọc, thường là các màng sứ xốp, có những lỗ đủ nhỏ chỉ cho sản phẩm qua,
còn giữ lại vi sinh vật. Sau khi lọc, sản phẩm được rót vào bao bì đã sát trùng,
rồi ghép kín ngay. Quá trình này phải tiến hành trong điều kiện vệ sinh cao.
Bằng phương pháp này, sản phẩm hoàn toàn giữ được tính chất tự nhiên
3. Mục đích thanh trùng
- Nhầm làm chậm quá trình hư, hỏng của thức ăn gây ra do vi sinh vật.
-Thanh trùng không có mục đích tiêu diệt vi sinh vật.
- Nhầm giảm số lượng mầm bệnh có thể có để chúng không còn khả năng gây
bệnh.
4. Điều kiện thanh trùng
- Nhiệt độ 60-90oC.
- Thường là chất lỏng.
- Thời gian: Diễn ra trong khoảng 30s.
C. Tiệt trùng
1. Tiệt trùng?[10]
- Là quá trình tiêu diệt, loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật sống trong một môi
trường hoặc một vật thể xác định
2. Các phương pháp tiệt trùng[10]
 Tiệt trùng bằng hơi nước
 Dùng hơi nước làm nóng đến nhiệt độ 121oC sẽ làm biến tính các đại phân
tử, chủ yếu là protein khiến vi sinh không thể nhân bản và bị diệt hoàn toàn
Phương pháp này vi sinh sẽ được tiêu diệt hoàn toàn nếu dùng đúng cách.
Với những vi sinh có kháng thể mạnh thì cần tăng nhiệt độ và thời gian lên
 Tiệt trùng bằng nhiệt độ
 Tiệt trùng bằng khí nóng khô
Khí nóng cưỡng bức được dùng để tăng tốc độ truyền nhiệt đến vi sinh. Sau
đó giảm nhiệt độ và thời gian cần thiết để diệt vi sinh. Nhiệt độ càng cao thì
thời gian tiệt trùng càng ngắn
Phương pháp này dùng tủ sấy tiệt trùng
 Tiệt trùng bằng cách đốt
Vật dụng bằng kim loại được đốt bằng cồn. Dù hiệu quả tiệt trùng cao
nhưng cách này dễ làm hỏng dụng cụ.
 Phương pháp Tyndalization
 Đun sôi nước trong khoảng 20 phút tại áp suất khí quyển, làm mát rồi ủ
trong 1 ngày. Thực hiện 3-4 lần để làm giảm mức độ độ hoạt động của vi
khuẩn. Phương pháp này không hiệu quả với prion
Phương pháp này khá lỗi thời, tốn thời gian
 Tiệt trùng bằng hạt thủy tinh
 Nung nóng các hạt thủy tinh dẫn nhiệt tới 250oC và nhúng các dụng cụ vào
các hạt này để lấy đi các chất ô nhiễm bám trên chúng
 Tiệt tùng bằng hơi nóng ẩm
Có 2 phương pháp: đun sôi và dùng chỏ sôi
 Đun sôi: vì nhiệt độ không cao nên không thể tiệt trùng tuyệt đối được
 Dùng chỏ sôi: Dùng nồi hấp với một chỏ sôi: Một ngăn dưới đổ nước, ngăn
trên xếp dụng cụ, vung có ốc vặn chặt vào thành nồi và trên đó có van xả
hơi. Phương pháp này có thể diệt cả nha bào nhưng lại khó khống chế được
nhiệt độ
 Tiệt trùng bằng bức xạ
 Tiệt trùng bằng bức xạ sử dụng chùm electron, tia X, tia gama hoặc chiếu
xạ các hạt nguyên tử để tiêu diệt vi sinh vật
 Bức xạ ion hóa: Sủ dụng chiếu xạ UV, khá hiệu quả trong môi trường
không bụi bẩn
 Chiếu xạ ion: Chiếu xạ tia gamma xuyên thấu, thường được dùng với
những dụng cụ và bông băng trong những túi đóng sẵn, chỉ sử dụng dụng
cụ nhạy cảm với ethylenoxid, nhiệt độ. Khi thực hiện phương pháp này,
người tiến hành cần mang đồ bảo hộ lao động
 Tiệt trùng bằng ethylenxoid và formaldehyd
 Phương phháp sử dụng ethylenoxid để tiêu diệt vi sinh vật. Tuy nhiên, đây
là một chất độc nên cần hết sức cẩn thận
 Phương pháp lọc vô trùng
 Phương pháp này dùng để tiệt trùng các loại dược phẩm, dung dịch protein
không bền trong chế biến thuốc. Một màng lọc vi sinh với lỗ màng có kích
thước 0.22 nm có thể lọc được hầu hết các vi sinh vật, trừ một số loài vi
khuẩn tụ cầu
3. Mục đích tiệt trùng
- Mục đích tiệt trùng: giúp loại bỏ, giảm thiểu, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa
mọi dạng sống của vi sinh vật như : nấm, vi khuẩn, vi rút, bào tử đơn
bào hoặc đa bào có nhan…hoặc các tác nhân sinh học như prion trên bề
mặt vật thể hoặc chứa trong chất lỏng, thức ăn hoặc môi trường nuôi cấy
4. Điều kiện tiệt trùng
- Có thể thực hiện bằng cách đốt, xử lí nhiệt không phá hủy, sử dụng khí, bức
xạ ion, hóa chất hoặc lọc.
- Nhiệt độ cao > 121oC
- Thời gian: tùy mẫu vật, môi trường.
5. Cấu tạo nồi hấp tiệt trùng? Nguyên lí hoạt động?[11],[12]
-Về cơ bản, một nồi hấp tiệt trùng gồm 5 bộ phận chính:
+ Buồng tiệt trùng: thường làm từ Inox 304 (hoặc 316) đảm bảo cho sản
phẩm bền vững, sử dụng lâu dài trong môi trường ẩm, nhiệt độ và áp
suất cao. Phần buồng có dạng hình trụ, chịu được áp lực lớn.
+ Hệ thống ống dẫn khí áp lực cao: gồm các cảm biến nhiệt, áp suất,
mực nước,..
+ Hệ thống gia nhiệt: được làm từ sợi đốt bọc cách điện-nhiệt, lớp ngoài
bằng đồng mạ chrome hoặc inox
+ Hệ thống mạch điện: gồm các bo mạch nguồn, hiển thị, điều khiển,…
giúp các bộ phận kết nối và hoạt động nhịp nhàng.

Hình: Nồi hấp tiệt trùng 50 lít

Thông số kĩ thuật
Model SA-300VF
Vật liệu Buồng và nắp nồi bằng thép không gỉ 394
Thể tích 50 lít
Thời gian tiệt trùng Cài đặt từ 0-60 phút
Nhiệt độ tiệt trùng 118- 134oC
Nguồn điện 230V/50-60Hz
Công suất tiêu thụ 2063W/13 Apm
Kích thước máy Sâu 450x rộng 600x cao 10900 mm

Nguyên lí hoạt động: là tạo ra nguồn hơi nước bão hòa cung cấp cho nồi hấp
nhờ vào việc làm nóng hơi nước của các thanh đốt gia nhiệt bằng điện. Chúng
giống như một nồi áp suất khổng lồ có thể duy trì nhiệt độ cao từ 115-135 oC
với áp suất khoảng 0.5-2.0 bar trong khoảng thời gian 5-20 phút nhằm tiêu diệt
virus, vi khuẩn, bào tử của vi khuẩn và vi sinh vật có hại,… có trong mẫu
II. THỰC NGHIỆM
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình thanh trùng, tiệt trùng
a) Thông số cố định
- Nguyên liệu: Phile gà
- Thời gian: 15’
b) Thông số thay đổi
- Nhiệt độ 80,90,121℃
c) Quy trình
Phile gà cắt 2x2x2 (DxRxC)

Bỏ vào hủ Bỏ vào hủ
Bỏ vào hủ

Đun cách thủy Hấp trong nồi tiệt Đun cách thủy
90℃/15’ trùng 121℃/15’ 80℃/15’

Làm nguội Làm nguội Làm nguội

Đo DxRxC, màu sắc, độ cứng


d) Hàm mục tiêu
- Xác định màu sắc, độ cứng của sản phẩm sau khi thanh trùng tiệt trung.
e) Kết quả
THÍ NGHIỆM 1
( khối lượng trong độ cứng)
TÍNH TOÁN TN1 (độ cứng)
Nhiệt độ 80 90 121
Nhiệt độ 80 90 121
Mẫu 1 0.73 1.27 0.375
Mẫu 1 3.74 6.51 1.92
Mẫu 2 0.76 0.89 0.25
Mẫu 2 3.90 4.56 1.28
Mẫu 3 0.835 0.615 0.385
Mẫu 3 4.28 3.15 1.97
Mẫu 4 1.39 1.33 0.3
Mẫu 4 7.13 6.82 1.54
Mẫu 5 1.865 0.615 0.275
Mẫu 5 9.56 3.15 1.41
Trung
1.12 0.94 0.32
bình Trung
5.72 4.84 1.63
bình

(độ cứng)
7

6
5

4
3

2
1

0
80 90 121
Nhiệt độ

Biểu đồ thể hiện sự tương tác của các mẫu về độ cứng với nhiệt độ
f) Hình ảnh
Hình: Mẫu trước khi đi thanh trùng, tiệt trùng

Hình: Mẫu sau khi thanh trùng, tiệt trùng


g) Nhận xét
- Mẫu 80℃,màu trắng ngà, độ cứng ít bị biến dạng và khô bề mặt.
- Mẫu 90℃ , màu trắng ngà, độ cứng biến dạng không đáng kể so với mẫu
80℃.
- Mẫu 121℃ màu trắng ngà,độ cứng biến dạng nhiều nhất so với các mẫu trên.
=> Chọn mẫu 80℃ cho thí nghiệm tiếp theo.
2. Ảnh hưởng của thời gian trong quá trình thanh trùng, tiệt trùng
a) Thông số cố định
- Nguyên liệu: Phile gà
- Nhiệt độ: 80℃
b) Thông số thay đổi
- Thời gian: 10’, 20’
c) Quy trình

Phile gà

Cắt 2x2x2 (DxRxC)

Bỏ vào hủ
Bỏ vào hủ

Đun cách thủy Đun cách thủy


80℃/10’ 80℃/20’

Làm nguội Làm nguội

Đo DxRxC, màu sắc, độ cứng

d) Hàm mục tiêu


- Xác định cấu trúc, độ cứng của sản phẩm sau khi thanh trùng, tiệt trùng
e) Kết quả
TÍNH TOÁN TN2(độ cứng)
THÍ NGHIỆM 2
Thời gian 10' 20'
Thời gian 10' 20'
Mẫu 1 0.18 0.78
Mẫu 1 0.92 4.00
Mẫu 2 0.20 0.30
Mẫu 2 1.04 1.54
Mẫu 3 0.37 0.60
Mẫu 3 1.87 3.08
Mẫu 4 0.41 0.63
Mẫu 4 2.10 3.22
Mẫu 5 0.43 0.56
Mẫu 5 2.18 2.87
Trung
bình 0.32 0.57 Trung bình 1.62 2.94

độ cứng
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
10' 20'
Thời gian

Biểu đồ thể hiện sự tương tác của độ cứng của mẫu đến thời gian
f) Hình ảnh

Hình: Mẫu phile gà sau khi được thanh trùng,tiệt trùng ở 10’,20’
g) Nhận xét
- Mẫu 10’, màu trắng đục, thời gian độ cứng biến dạng ở mức 1.62
- Mẫu 20’, màu trắng đục, độ cứng ít biến dạng ở mức 2.94
III. SO SÁNH THÍ NGHIỆM CÁC NHÓM
1. Thí nghiệm 1

Hình: Các mẫu được thanh trùng, tiệt trùng ở 80,90,121℃

Phile gà Xoài Khoai tây


80 5.72 1.15 4.55
90 4.84 1.17 1.77
121 1.63 - 0.88

Độ cứng
7
6
5
4
3
2
1
0
80 90 121
Nhiệt độ

Phile gà Xoài Khoai tây

Đồ thị biểu diễn sư tương tác độ cứng ảnh hưởng nhiệt độ của các mẫu
*Nhận xét
 Ở 80℃,
- Mẫu phile cấu trúc cứng ít bị thay đổi nhất so với 2 mẫu còn lại.
- Mẫu xoài cấu trúc bị biến dạng nhiều nhất so với 2 mẫu còn lại.
- Mẫu khoai tây có cấu trúc biến dạng chênh lệch so với mẫu xoài nhưng không
đáng kể với mẫu phile gà.
- Mẫu phile trước là hồng tươi, sau khi gia nhiệt 80℃,thay đổi thành màu
trắng ngà.
- Mẫu xoài trước là xanh nhạt, sau khi gia nhiệt 80℃,thay đổi thành màu trắng
ngả vàng.
- Mẫu khoai tây trước là vàng đậm, sau khi gia nhiệt 80℃,thay đổi thành màu
 Ở 90℃,
- Mẫu phile gà cấu trúc ít bị thay đổi nhất so với 2 mẫu còn lại.
- Mẫu xoài cấu trúc bị biến dạng nhiều nhất so với 2 mẫu còn lại.
- Mẫu khoai tây có cấu trúc biến dạng chênh lệch so với mẫu phile gà nhưng
không đáng kể với mẫu xoài.
- Mẫu phile trước là hồng tươi, sau khi gia nhiệt 90℃,thay đổi thành màu
trắng ngà.
- Mẫu xoài trước là vàng nhạt, sau khi gia nhiệt 90℃,thay đổi thành màu trắng
ngà
- Mẫu khoai tây trước là vàng đậm, sau khi gia nhiệt 90℃,thay đổi thành màu
 121℃
- Mẫu phile gà độ cứng ít bị biến dạng so với mẫu khoai tây ở 121℃
*Biện luận
 Mẫu phile gà
- Ở 80,90,121℃ cấu trúc ít bị biến dạng so với các mẫu còn lại là do hàm
lượng nước tự nhiên trong phile gà chiếm 69% nhưng sau khi bị gia nhiệt ở các
nhiệt độ thì lượng hơi ẩm bay ra chỉ còn lại khoảng 50-60%. Nên là khi gia
nhiệt lượng hơi nước thoát ra khá nhiều nên là làm cho sản phẩm bị khô, khi có
lực tác dụng mạnh nhưng không làm biến đổi cấu trúc sản phẩm nhiều.[13]
- Màu trắng của thịt gà sau khi gia nhiệt ở nhiệt độ cao được giải thích như sau:
Trong điều kiện bình thường, sắt trong myoglobin tiếp xúc với oxy tạo thành
oxit sắt (II) có màu đỏ. Tuy nhiên khi có sự tác động của nhiệt độ, oxit sắt (II)
sẽ trở thành sắt (III) có màu nâu, làm biến màu của thịt. Trong khi đó, các loại
thịt trắng như gà, lợn... lại chứa ít myoglobin, do đó khi nấu sẽ trở thành màu
trắng.[14]
- Sau khi gia nhiệt, hủ thủy tinh chứa mẫu phile gà có xuất hiện bọt trắng là do
lượng máu còn sót lại, lớp cặn bã, protein biến tính ở nhiệt độ cao.
 Xoài
- Ở 80,90,121℃ độ cứng bị biến dạng nhiều nhất so với các mẫu còn lại là do
cấu trúc của trái xoài khi gia nhiệt độ cao làm từ trạng thái cứng sang trạng thái
mềm.
 Khoai tây
- Ở 80,90,121℃ cấu trúc của khoai tây bị biến dạng là do khoai tây chứa nhiều
lượng tinh bột. Khi gia nhiệt ở các nhiệt độ cao thì làm tinh bột dễ tiêu hơn,
celluloze không bị nứt ra và làm mềm cấu trúc khoai tây.
2. Thí nghiệm 2

Hình: Các mẫu sau khi được thanh trùng, tiệt trùng ở 80℃ trong 10’,20’

Phile Khoai
gà Xoài tây
10' 1.62 0.52 4.99
20' 2.94 0.25 4.82
Độ cứng

6
5
4
3
2
1
0
Phile gà Xoài Khoai tây

10' 20'

Thời gian

Biểu đồ thể hiện sự tương tac độ cứng của các mẫu đến thời gian
*Nhận xét
 Phile gà
- Mẫu ở 10’ thì cấu trúc bị biến đổi nhiều so với mẫu 20’
 Xoài
- Mẫu ở 20’ bị thay đổi cấu trúc khá nhiều gần như từ độ cứng sang mềm.
- Mẫu ở 10’độ cứng chêch lệch không quá lớn so với mẫu 20’
 Khoai tây
- 2 mẫu ở 10’ và 20’ cấu trúc không bị biến dạng đáng kể.
*Biện luận
 Phile gà
- Thành phần trong phile gà đa phần là protein, ở nhiệt độ cao sẽ biến tính nên
là sản phẩm sau khi gia nhiệt sẽ cứng.
 Xoài
- Thành phần trong xoài đa phần là celluloze, khi nhiệt độ cao mạch phân tử
của cellulozo bị kéo dãn nên khi có tác lực tác dụng làm đứt gãy mạch phân tử
dẫn tới sản phẩm bị nát.
 Khoai tây
- Thành phần trong khoai tây đa phần là tinh bột, khi nhiệt độ cao làm trương
nở hút nước vào bên trong làm tăng khối lượng, thể tích không thay đổi, nên
khi lực tác dụng sẽ không làm biến đổi cấu trúc đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/phi-le-la-gi-nhung-thuc-pham-
phi-le-thong-dung-nhat-08515
2. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Salmonella?
fbclid=IwAR2zixj6C2K9z1RtrrK2n1X6lnuX3ZvvhsUbIgFJq208xQ4th5vh
B42TwDE
3. https://www.dieutri.vn/bgvisinhyhoc/campylobacter-jejuni-vi-khuan-
gay-viem-ruot?
fbclid=IwAR0Yfe0bWo3LGmnnho9WNXSUQgs9ssNE1_I3n98HuE8ghuY
mcX-2Q3soeT8
4. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Escherichia_coli?
fbclid=IwAR1KqHXgJyGqAgWhiLZ58f6Kqy2N047-
zlFwI1o5uhbiphedGK68pz06SIQ
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_thanh_tr
%C3%B9ng
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_tr%C3%B9ng#:~:text=Thanh%20tr
%C3%B9ng%20l%C3%A0%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh,ra%20trong%20kho
%E1%BA%A3ng%2030%20gi%C3%A2y.
7. https://saya.com.vn/bao-quan/cong-nghe-tiet-trung-hpp#:~:text=C
%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20ti%E1%BB%87t%20tr%C3%B9ng%20b
%E1%BA%B1ng,l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c
%20th%E1%BB%B1c%20ph%E1%BA%A9m.
8. https://www.jobilize.com/course/section/thanh-trung-b-ng-dong-i-n-cao-t-
n-by-openstax
9. https://cnx.org/contents/ILsokfP3@1.1:EXdrBrPS@1/C%C6%A1-s%E1%BB
%9F-c%E1%BB%A7a-qu%C3%A1-tr%C3%ACnh-thanh-tr%C3%B9ng-
%C4%91%E1%BB%93-h%E1%BB%99p-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m
10. https://labvietchem.com.vn/tin-tuc/tiet-trung-la-gi.html
11. http://labvietchem.com.vn/tin-tuc/noi-hap-tiet-trung-autoclave.html
12. http://vattuykhoa.com/pro.asp?pro=283&noi-hap-tiet-trung-sturdy-co-
say-sa-300vf-dung-tich-50-lit.htm
13. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/
ham-luong-nuoc-trong-thit-va-gia-cam/?fbclid=IwAR3xzopycwev20R-
c08Jofi7GlTGHREk8z6HBBI4SjpfHUSq8jES8cmPl2g
14. https://khoahoc.tv/ly-giai-vi-sao-thuc-an-doi-mau-khi-nau-chin-66259?
fbclid=IwAR31QRmXMo3XLQYHCeJf5O6Q9axo2g_4_DkF5VoI42mxnj
Pp5Wwm0cvDCE8

You might also like