You are on page 1of 6

PHẨY KHUẨN TẢ

I. TÍNH CHẤT VI SINH HỌC


1. Hình dạng, kích thước.
Phẩy khuẩn tả là trực khuẩn hình que uốn cong giống như dấu phẩy, kích
thước trung bình chiều dài 3 – 4 um, chiều rộng 0,3 – 0,5um. Chúng di động rất
nhanh vì có một lông ở đầu. Tuy nhiên nếu nuôi cấy lâu ngày, phẩy khuẩn tả có
hình dạng trở thành thẳng hơn. Phẩy khuẩn tả bắt màu Gram âm, không có nang,
không sinh bào tử.

2. Tính chất nuôi cấy.


Phẩy khuẩn tả là loại vi khuẩn hiếu khí, nhiệt độ thích hợp để phát triển là
37°C. Chúng dễ dàng trong môi trường nuôi cấy thông thường, không đòi hỏi yếu
tố tăng trưởng đặc biệt. Phẩy khuẩn tả có thể phát triển tốt trong môi trường kiềm
(pH 8,5 – 9,5) có nồng độ NaCl cao (3%). Do đặc tính mọc tốt ở điều kiện ái khí,
ưa kiềm và chịu được mặn, phẩy khuẩn tả thường được phân lập trước hết ở nước
pepton kiềm, mặn và thạch kiềm. Ở nước pepton kiềm, sau 3 – 4 giờ, phẩy khuẩn
tả đã mọc và sau 6 – 8 giờ mọc thành váng mỏng trên mặt môi trường.
3.Kháng nguyên.
Phẩy khuẩn tả có kháng nguyên O (kháng nguyên thân) chịu nhiệt và kháng
nguyên H (kháng nguyên lông) không chịu nhiệt. Kháng nguyên O có tính đặc hiệu
loài và đặc hiệu týp, kháng nguyên H không có tính đặc hiệu, chung cho tất cả
giống Vibrio.
Kháng nguyên O ( có cấu trúc hóa học là lipopolysaccharide trong đó phần
polysaccharide qui định tính đặc hiệu kháng nguyên).
4. Độc tố và enzym
- Độc tố ruột. V. cholerae là vi khuẩn Gram âm nên chúng có nội độc tố là
lipopolysaccharide ở màng ngoài. Bên cạnh nội độc tố, V. cholerae còn có tiết ra
độc tố ruột. Đây chính là độc tố đóng vai trò quyết định trong khả năng gây bệnh
của V. cholerae. Độc tố ruột. V. cholerae gắn vào thụ thể bề mặt tế bào biểu mô
ruột non gây độc.
- Enzym. V. cholerae tiết ra nhiều enzym, trong số đó có:
+ Mucinase làm tróc vảy tế bào biểu mô ruột.
+ Neuraminidase làm tăng thụ thể độc tố ruột.
+ Hemolysin gây độc cho tế bào.
+Adenylcyclase hoạt hóa tổng hợp AMP vòng vô hạn khiến một lượng lớn
dịch di chuyển qua màng tế bào ruột non vào lòng ruột.
5. Sức đề kháng.
Ở nhiệt độ thấp, V. cholerae sống trong phân, trong đất được vài tháng,
trong nước được vài ngày.
Phẩy khuẩn tả dễ bị hủy diệt bởi ánh nắng, điều kiện khô hanh và chết ngay
khi đun sôi 100°C.
Phẩy khuẩn tả cũng rất nhảy cảm với các thuốc khử trùng như chlor, các loại
acid,...
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Khả năng gây bệnh của phẩy khuẩn tả là do toàn bộ độc chất của vi khuẩn
gồm nội độc tố, ngoại độc tố và các enzym do chúng tiết ra.
- Trong điều kiện tự nhiên, phẩy khuẩn tả chỉ gây bệnh cho người.
Phẩy khuẩn tả xâm nhập cơ thể bằng đường ăn uống. Để xuống đến ruột non
gây bệnh, phẩy khuẩn tả phải vượt qua dạ dày. Bình thường, dịch dạ dày có độ pH
= 3 nên có khả năng giết chết phẩy khuẩn tả. Vì vậy, trên thực nghiệm cũng như
trên thực tế, bệnh tả thường gặp ở những người có độ acid của dịch vị giảm hoặc bị
mất. Đối với những người có dịch dạ dày bình thường thì thức ăn, nước uống phải
trung hòa bớt acid của dạ dày thì phẩy khuẩn tả mới có thể gây bệnh.
Sau khi vượt qua dạ dày, vi khuẩn xuống ruột non, bám vào niêm mạc ruột
nhưng không xâm nhập vào mô, không gây tổn thương cấu trúc của niêm mạc ruột.
Như vậy, bệnh tả không phải là bệnh nhiễm trùng xâm lấn, phẩy khuẩn tả không
vào máu, chỉ khu trú ở niêm mạc ruột. Tại ruột non, phẩy khuẩn tả phát triển nhanh
nhờ pH ở ruột non khoảng 8.
Tại ruột non, phẩy khuẩn tả tiết ra độc tố ruột (cholera toxin), làm cho tế bào
niêm mạc ruột giảm hấp thu Na +, tăng tiết nước và C1- gây ra tiêu chảy mất nước
cấp tính. Trong lượng nước mất đi, nồng độ natri bằng trong huyết tương, còn
nồng độ kali và bicarbonate gấp 2 – 5 lần. Hậu quả là bệnh nhân mất nước đẳng
trương, hạ kali máu, toan huyết biến dưỡng.

Biểu hiện lâm sàng


Sau thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với tiêu chảy dữ
dội, buồn nôn, nôn ói, đau bụng. Phân giống như nước vỏ gạo, có những hạt lổn
nhổn trắng chứa chất nhầy, các tế bào biểu bì và số lượng lớn phẩy khuẩn tả. Bệnh
nhân mất nước và chất điện giải nhanh chóng với số lượng rất lớn, có thể đến 20
lít/ngày. Lúc này bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh, thân nhiệt hạ, co rút các cơ gây đau
đớn toàn thân, mạch yếu, trụy tim mạch và vô niệu, nếu không điều trị kịp thời, tỉ
lệ tử vong đến 30 — 50%.
Miễn dịch
Bệnh nhân bị bệnh tả có khả năng tạo miễn dịch bền vững, kéo dài khoảng
ba năm. Nghiên cứu cho thấy ở vùng lưu hành dịch tả, 90% người đã mắc bệnh tả
không bị mắc lại.
III.CHẨN ĐOÁN VI SINH HỌC
1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm thường là phân, có thể là nước nôn ói. Bệnh phẩm cần lấy sớm
ngay thời kỳ đầu của bệnh, trước khi dùng kháng sinh. Bệnh phẩm phải được xét
nghiệm ngay, nếu chưa xét nghiệm được trong vòng hai giờ thì phải cấy vào môi
trường chuyên chở Cary - Blair.
2. Nhuộm soi
Nhuộm Gram để quan sát hình thể vi khuẩn và đếm bạch cầu trong phân
(trong bệnh tả, bạch cầu trong phân tương đối ít, khoảng năm bạch cầu trong quang
trường × 400). Nhuộm Gram ít có giá trị chẩn đoán.
Soi tươi để quan sát di động của phẩy khuẩn tả dưới kính hiển vi nền đen,
giúp định hướng chẩn đoán do tính chất di động đặc biệt của phẩy khuẩn tả: di
động giống như phóng lao hay sao đổi ngôi.
3. Nuôi cấy phân lập
Có thể cấy trực tiếp bệnh phẩm lên môi trường thạch hay làm phong phú
trong môi trường nước peptone kiềm trước khi cấy trên môi
IV. DỊCH TỂ HỌC.
Bệnh tả có nguồn lây chính là bệnh nhân và người lành mang mầm bệnh.
Bệnh nhân bắt đầu thải phẩy khuẩn tả theo phân từ thời kỳ ủ bệnh, đến thời
kỳ toàn phát thì vi khuẩn được tiếp tục thải ra với số lượng rất lớn trong phân và
trong chất nôn. Sau khi khỏi bệnh, phẩy khuẩn tả vẫn còn tiếp tục được đào thải ra
phân trong vài tháng.
Người lành mang mầm bệnh tuy đào thải phẩy khuẩn tả trong phân không
nhiều như người bệnh nhưng rất nguy hiểm vì khó phát hiện, nhất là khi tỷ lệ
người lành mang mầm bệnh chiếm tỷ lệ cao.
Trong thời gian có dịch, số lượng lớn phẩy khuẩn tả được thải ra từ bệnh
nhân có thể đi vào nguồn nước và truyền bệnh cho người khác qua đường ăn,
uống, tắm rửa (phân – tay – miệng).
Thức ăn cũng được xác định là yếu tố trung gian truyền bệnh quan trọng.
Thức ăn bị nhiễm phẩy khuẩn tả, nếu giữ ở nhiệt độ bình thường, phẩy khuẩn tả có
thể sống được vài ngày, nếu giữ ở nhiệt độ 6 – 10°C (trong tủ lạnh), phẩy khuẩn tả
có thể sống vài tuần.
Nếu chưa có miễn dịch đầy đủ, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tả. Tuy
nhiên, tại địa phương có dịch tả lưu hành thì trẻ em và người già bị mắc bệnh cao
hơn người lớn.
V. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
1.Phòng bệnh
Phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, quản lý và xử lý
phân đúng cách, diệt ruồi, chẩn đoán sớm, cách ly bệnh nhân và xử lý tốt chất thải
của bệnh nhân.
Phòng bệnh đặc hiệu. Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccin. Trước đây người ta
dùng vaccin chết, tiêm trong da ba lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày. Một
tháng sau khi tiêm mũi thứ ba, hiệu giá kháng thể cao nhất rồi giảm dần trong sáu
tháng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vaccin tiêm phòng tả chỉ có giá trị sáu tháng,
sau đó phải tiêm nhắc lại.
2.Điều trị
Điều trị bằng bù nước và điện giải là biện pháp hàng đầu và quan trọng nhất
để cứu sống bệnh nhân. Bù nước và điện giải bằng cách cho uống ORS hoặc chất
lỏng khác tương đương với số lượng dịch đã mất. Khi cần thiết thì bù nước và điện
giải bằng truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra, còn phải dùng kháng sinh để diệt khuẩn. Cho đến nay, phẩy khuẩn
tả còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh. Kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh tả
là tetracyclin, chloramphenicol, bactrim. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi hiện tượng
kháng thuốc./.

You might also like