You are on page 1of 25

Mục tiêu:

1. Trình bày các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa như: E.coli, Salmonella, Shigella,
Vibrio cholera.
2. Trình bày các virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa như: Rotavirus, Adenovirus.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
1. Escherichia coli

Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae, là những vi khuẩn ký sinh bình thường ở ruột, nhưng
đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào các cơ quan khác như đường niệu, đường
máu… và một số chủng E. coli có khả năng gây bệnh tiêu chảy như ETEC, EPEC, EIEC…

E. coli: - là trực khuẩn Gram âm, di động do có lông quanh thân, một số chủng có vỏ polysaccharide,
không sinh nha bào.
- là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi
cấy thông thường

E. coli có nhiều typ huyết thanh dựa vào sự xác định kháng nguyên thân O, kháng nguyên vỏ K và
kháng nguyên lông H.
- Kháng nguyên O: có khoảng 150 yếu tố khác nhau.
- Kháng nguyên K: được chia ra thành loại L, A hoặc B tùy theo sức đề kháng với nhiệt.
Có chừng 100 kháng nguyên K khác nhau.
- Kháng nguyên H: đã xác định được 50 yếu tố H.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
1. Escherichia coli
1.1. Các E.coli gây bệnh tiêu chảy
ETEC gắn vào niêm mạc ruột nhờ các yếu tố bám dính, đồng thời sản
Enterotoxigenic E.coli
sinh ra độc tố ruột tác động lên tế bào niêm mạc ruột gây xuất tiết
(ETEC)
một lượng lớn chất dịch đẳng trương với huyết tương.
Là loại E.coli sinh độc
tố ruột.
Có 2 loại độc tố ruột:
- LT: là loại độc tố ruột bị hủy bởi nhiệt, có cấu tạo và cơ chế gây
bệnh tương tự độc tố ruột của vi khuẩn tả.
- ST: là loại độc tố kháng nhiệt, không có tính kháng nguyên. Sau
Là một nguyên nhân khi đã gắn với thụ thể, ST sẽ hoạt hóa guanyl cyclase trong tế bào
quan trọng gây tiêu niêm mạc ruột làm tăng GMP vòng ( guanosin monophosphate
chảy nặng giống triệu vòng) và gây ra tình trạng tăng tiết dịch ở ruột.
chứng do V.cholerae
O1 gây ra. Bệnh nhân nôn, tiêu chảy liên tục, phần lớn có đau nhức cơ bắp, đau
bụng và sốt nhẹ.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
1. Escherichia coli
1.1. Các E.coli gây bệnh tiêu chảy
Gồm một số typ huyết thanh gây bệnh tiêu chảy cấp ( bệnh viêm dạ dày -
Enteropathogenic ruột) ở trẻ em lứa tuổi nhỏ (dưới 1 tuổi), có thể gây thành dịch.
E.coli (EPEC) Các vụ dịch thường gặp ở bệnh viện. Cơ chế gây bệnh chưa được biết rõ.

Là loại E.coli gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập tế bào biểu mô niêm mạc
Enteroinvasive E.coli
ruột, gây tiêu chảy ở người lớn và trẻ em với triệu chứng giống Shigella:
(EIEC)
đau bụng, mót rặn, đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều nhầy mũi và máu.

Enteroadherent E.coli Là loại E.coli bám dính đường ruột gây bệnh do bám vào niêm mạc và
(EAEC) tổn thương chức năng ruột.

Là tác nhân gây tiêu chảy có thể dẫn tới viêm đại tràng xuất huyết và hội
Enterohemorrhagic
chứng tan máu- ure huyết.
E.coli (EHEC)
EHEC có khả năng sản xuất độc tố gây độc tế bào Vero (Verocytotoxin),
gọi là VT.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
1. Escherichia coli
1.2. Chẩn đoán vi sinh vật

Chủ yếu là chẩn đoán trực tiếp cấy phân để phân lập vi khuẩn.

Xác định nhóm gây bệnh

Đối với EPEC Đối với ETEC Đối với EIEC Đối với EHEC
thì xác định thì xác định thì xác định tính thì xác định
bằng các kháng bằng thử xâm nhập, dùng bằng tìm khả
huyết thanh nghiệm tìm khả thử nghiệm năng sinh
mẫu. năng sinh độc Sereny verocytotoxin.
tố ruột bằng
ELISA.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
2. Shigella
Shigella là trực khuẩn Gram âm,không có lông, không di động, không vỏ, không sinh nha bào.

Shigella có kháng nguyên thân O, không có kháng nguyên H.


Dựa vào kháng nguyên O và tính chất sinh vật hóa học người ta chia Shigella thành 4 nhóm:
- Nhóm A (Shigella dysenteriae): có 12 typ huyết thanh, trong đó typ 1 là Shigella shiga
có sinh ngoại độc tố.
- Nhóm B (Shigella flexneri): có 13 typ huyết thanh.
- Nhóm C (Shigella boydii): có 18 typ huyết thanh.
- Nhóm D (Shigella sonnei): có 1 typ huyết thanh.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
2. Shigella
2.1. Khả năng gây bệnh:
Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người, là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành các vụ dịch địa phương.

Ở Việt Nam, Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn thường gặp nhất là nhóm B và nhóm A.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa, do ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn. Ruồi là vật chủ trung gian
truyền bệnh.

Người lành mang vi khuẩn và người bệnh đóng vai trò quan trọng gây dịch. Dịch thường xảy ra vào mùa hè.

Shigella gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập vào tế bào biểu mô niêm mạc ruột và nhân lên với một lượng lớn
trong tổ chức ruột. Thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già.

Lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng lỵ: đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân có nhiều mũi nhầy và
thường có máu.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
2. Shigella
2.2. Miễn dịch:
- Kháng thể dịch thể không có hiệu lực vì thương tồn của bệnh trên bề mặt của ống tiêu hóa.
- Miễn dịch tại chỗ ở ruột có thể có vai trò quan trọng trước hết là các IgA tiết có trong đường ruột và
các đại thực bào được hoạt hóa.

2.3. Chẩn đoán vi sinh vật:


- Cấy phân: là phương pháp chẩn đoán tốt nhất.
Bệnh phẩm: + cần được lấy sớm trước khi dùng kháng sinh
+ lấy chỗ phân có biểu hiện bệnh lý ( có nhầy máu)
+ phải chuyển đến phòng xét nghiệm nhanh chóng.

- Cấy máu: không tìm được vi khuẩn.


I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
3. Salmonella

Salmonella là trực khuẩn Gram âm, hầu hết đều có lông nên có khả năng di động ( trừ S. gallinarum và
S.pullorum), không sinh nha bào

Hiện nay có hơn 2000 typ huyết thanh Salmonella khác nhau. Chúng gây bệnh cho người hoặc động vật
hoặc cả hai.
Các bệnh do Salmonella gây ra ở người có thể chia thành 2 nhóm: thương hàn và không phải thương hàn.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
3. Salmonella
Dựa vào sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên để xếp loại Salmonella. Một số typ huyết thanh
Salmonella chủ yếu gây bệnh cho người bao gồm:

- Salmonella typhi: chỉ gây bệnh cho người. Ở nước ta bệnh thương hàn chủ yếu do S. typhi gây ra.

- Salmonella paratyphi A: chỉ gây bệnh thương hàn cho người, hay gặp ở nước ta sau S. typhi.

- Salmonella paratyphi B: gây bệnh thương hàn chủ yếu cho người, đôi khi ở cả súc vật. Bệnh thường
gặp ở các nước châu Âu.

- Salmonella paratyphi C: gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày ruột và nhiễm khuẩn huyết. Bệnh thường
gặp ở các nước Đông Nam Á.

- Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis: gây bệnh cho người và gia súc, gặp trên toàn thế
giới. Chúng là nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn.

- Salmonella cholera suis: hay gây nhiễm khuẩn huyết.


I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
3. Salmonella
3.1. Bệnh thương hàn:
Bệnh lây từ người này sang người khác, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng, khoảng 5% bệnh nhân trở thành người lành mang vi khuẩn kéo dài
hàng tháng hoặc hàng năm. Ở họ, ổ chứa Salmonella là đường mật và vi khuẩn vẫn tiếp tục đào thải theo
phân ra ngoại cảnh.
Người lành mang vi khuẩn là nguồn lan truyền bệnh quan trọng.

3.2. Các bệnh khác:


Các bệnh không phải thương hàn do Salmonella gây ra thường là một nhiễm trùng giới hạn ở ống tiêu hóa.
Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do S. typhimurium và S. enteritidis: thời gian ủ bệnh từ 10-48 giờ, biểu
hiện có sốt, nôn, tiêu chảy. Bệnh khỏi sau 2-5 ngày, không có biến chứng.

Ngoài ra, Salmonella có thể gây các tổn thương ở ngoài đường tiêu hóa như viêm màng não, thể nhiễm
trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi…
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
3. Salmonella

3.3. Chẩn đoán vi sinh vật:


Khi nghi ngờ một trường hợp mắc bệnh thương hàn phải đồng thời xét nghiệm cấy máu, cấy phân và làm
huyết thanh chẩn đoán.

Cấy máu Cấy phân Chẩn đoán huyết thanh


- Tuần lễ đầu: dương tính 90% - Thường dương tính từ tuần - Làm phản ứng Widal từ
- Tuần lễ 2: dương tính 70-80% thứ 2 trở đi. tuần lễ thứ 2.
- Tuần lễ 3: dương tính 40-60% - Cấy phân là biện pháp duy - Làm phản ứng 2 lần cách
- Nếu bệnh tái phát, cấy máu sẽ nhất trong trường hợp ngộ độc nhau một tuần để tìm động
thấy vi khuẩn thường xuyên thức ăn và trong việc xác định lực kháng thể.
trong nhiều ngày. người lành mang mầm bệnh.

Cấy các bệnh phẩm khác


Cấy tủy xương, nước tiểu, dịch đào ban, dịch mật
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
3. Salmonella

3.4. Phòng bệnh:

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh về phân, nước, rác, tích cực diệt ruồi.

- Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn…

- Quản lý chặt chẽ bệnh nhân. Phát hiện người lành mang mầm bệnh để điều trị triệt để.

- Dùng vaccine thương hàn cho trẻ từ 3 – 10 tuổi ở các vùng có nguy cơ dịch.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
4. V.cholerae
4.1. Đặc điểm:

Vi khuẩn tả hình que ngắn, hơi cong hình dấu phẩy, Gram âm, rất di động nhờ 1 long ở đầu, không vỏ,
không sinh nha bào.

Vi khuẩn tả rất hiếu khí, mọc được trên các môi trường dinh dưỡng thường, pH kiềm.

Kháng nguyên:
- Kháng nguyên thân O: bản chất là lipopolysaccharide, quyết định tính sinh miễn dịch của vaccine
tả cổ điển (vaccine tả chết). Người ta phân biệt nhiều nhóm huyết thanh “O”.
V. cholerae sinh typ cổ điển và sinh typ El Tor thuộc nhóm huyết thanh O1
Trong nhóm O1 có 3 typ huyết thanh: Ogawa, Inaba, Hikojima.
- Kháng nguyên lông H: không có giá trị trong thực tiễn.
- Kháng nguyên độc tố ruột: bản chất là protein, độc tố ruột của V.cholerae kích thích cơ thể sinh ra
kháng độc tố.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
4. V.cholerae
4.2. Khả năng gây bệnh:
Vi khuẩn tả xâm nhập qua đường tiêu hóa, phải vượt qua hàng rào acid của dạ dày để xuống ruột non.

Vào đến ruột non, vi khuẩn bám dính vào tế bào niêm mạc ruột, nhân lên và tiết ra độc tố ruột.
Vi khuẩn không xâm nhập vào trong tế bào niêm mạc ruột.

Độc tố ruột gồm 2 tiểu phần A và B có chức năng riêng biệt:


- Tiểu phần A gồm 2 tiểu đơn vị A1 , A2. Tiểu đơn vị A1 xâm nhập vào bên trong tế bào hoạt hóa
enzyme adenylate cyclase, làm tăng nồng độ AMP vòng, làm tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thu Na+,
tang tiết nước và Cl-, gây ra ỉa chảy cấp.
- Tiểu phần B có chức năng gắn độc tố ruột vào thụ thể ganglioside GM1 ở trên màng của tế bào
niêm mạc ruột.

Trong quá trình sinh bệnh, độc tố tả và vi khuẩn tả không làm tổn thương tế bào niêm mạc ruột. Vì thế
cơ chế hấp thụ lại muối, nước và glucoza vẫn nguyên vẹn.Đay là cơ sở để bù dịch bằng đường uống.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
4. V.cholerae
4.3. Chẩn đoán vi sinh vật:
Bệnh tả là một bệnh cấp tính nên cấy phân để phân lập vi khuẩn là phương pháp tốt nhất.

Bệnh phẩm
Lấy phân sớm ngay thời kỳ đầu của bệnh trước điều trị kháng sinh, đưa về phòng xét nghiệm trong vòng
2 giờ. Nếu gửi bệnh phẩm phải cho vào môi trường bảo quản Cary Blair.

Xét nghiệm kính hiển vi: có tác dụng chẩn đoán sơ bộ


- Soi tươi có thể thấy vi khuẩn tả di động rất nhanh.
- Nhuộm Gram thấy nhiều phẩy khuẩn Gram âm.

Nuôi cấy
Cấy vào môi trường chọn lọc và môi trường phong phú để phân lập vi khuẩn.
Xác định tính chất sinh vật hóa học.
Làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh đa giá O1 và kháng huyết thanh đơn giá đặc hiệu typ.
I. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH
4. V.cholerae
4.4. Phòng bệnh:
- Giám sát dịch tễ học, chủ động phát hiện nguồn bệnh sớm, kịp thời cách ly, bao vây và xử lý.
- Làm sạch môi trường sống như xử lý rác và nước thải theo đúng yêu cầu vệ sinh, kiểm tra vệ sinh
thực phẩm, thực hiện ăn chin uống sôi và ở sạch…
- Dùng vaccine phòng bệnh:
+ Vaccine sống giảm độc lực: tạo ra các chủng đột biến không độc làm vaccine sống. Hiện nay đang
thử nghiệm.
+ Vaccine chết, uống: loại vaccine này ở dạng toàn tế bào bất hoạt đơn thuần hoặc ở dạng kết hợp
với tiểu đơn vị B của độc tố tả được tinh chế.
Ở Việt Nam dùng loại vaccine tả đường uống đơn liên chứa các tế bào Vibrio cholerae O1 cổ điển
và El Tor được bất hoạt bằng nhiệt và formalin.
Hiện đang thử nghiệm loại vaccine tả bất hoạt (Vaccine biv-WC) gồm Vibrio cholerae O1 và Vibrio
cholerae O139.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

1. Rotavirus
1.1. Đặc điểm:

Rotavirus thuộc giống Reovirus họ Reoviridae gây nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

Rotavirus gây bệnh tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn thế giới.

Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe, kích thước hạt virus là 65-70nm.
Acid nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus, đường kính
38 nm, được bao bọc bởi 2 lớp capsid.
Capsid đối xứng hình khối gồm capsid trong và capsid ngoài. Các capsome của lớp trong xếp theo
hình nan hoa và kéo nối các capsome của lớp ngoài tạo nên hình vòng tròn do vậy virus này mới có tên
là rota (Rota= bánh xe).
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

1. Rotavirus
1.2. Khả năng gây bệnh:
Rotavirus vào cơ thể và nhân lên chủ yếu ở niên mạc tá tràng. Virus nhân lên trong liên bào nhung mao
ruột non phá hủy cấu trúc liên bào và làm cùn nhung mao ruột non.

Tế bào hấp thu trưởng thành của nhung mao tạm thời bị thay thế bởi những tế bào chưa trưởng thành
không thể hấp thu hữu hiệu đường và thức ăn, gây bài tiết nước và chất điện giải ở ruột non
dẫn tới ỉa chảy thẩm thấu do kém hấp thu.

Sự hấp thu thức ăn trở nên bình thường lúc các nhung mao ruột tái sinh và các tế bào nhung mao
trưởng thành.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

1. Rotavirus
1.2. Khả năng gây bệnh:

Ỉa chảy nghiêm trọng và sốt, đôi khi có nôn là một hội chứng thông thường do Rotavirus
gây nên ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ em bú sữa mẹ.

Bệnh thường khởi phát đột ngột. Nôn mửa trước khi ỉa chảy xảy ra trên 80% trẻ em bị bệnh,
khoảng 1/3 trẻ em nằm viện có nhiệt độ trên 39oC. Bệnh thường kéo dài từ 2-6 ngày.

Nhiễm Rotavirus cũng thường thấy những triệu chứng đường hô hấp, sốt, nôn rồi ỉa chảy.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

1. Rotavirus
1.2. Dịch tễ học:
Nhiễm Rotavirus xảy ra khắp thế giới. Trong khoảng 3 tuổi mỗi trẻ em nhiễm Rotavirus ít nhất một lần.
Ở các nước ôn đới nhiễm trùng xảy ra những tháng lạnh về mùa đông. Ở nước ta cũng như các nước
nhiệt đới bệnh xảy ra quanh năm, tần số tang lên ở những tháng mưa lạnh.

Rotavirus là căn nguyên quan trong nhất gây ỉa chảy mất nước nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 3 tuổi
ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, chiếm 30-50% các trường hợp ỉa chảy cần
nằm viện hoặc bù dịch tích cực.

Rotavirus gây bệnh cho người gồm 6 typ huyết thanh. Lúc nhiễm typ huyết thanh nào thì đáp ứng kháng
thể cao với typ đó và chỉ có đáp ứng từng phần với typ khác.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

1. Rotavirus
1.3. Chẩn đoán vi sinh vật:
- Bệnh phẩm: + phân (trong tuần lễ đầu của bệnh)
+ dịch tá tràng.

- Kỹ thuật xét nghiệm:


+ Quan sát hạt virus trực tiếp dưới kính hiển vi điện tử cho thấy có hình dạng tròn như bánh xe.
+ Thử nghiệm ngưng kết hạt latex, ngưng kết hồng cầu thụ động.
+ Kỹ thuật ELISA được sử dụng để phát hiện Rotavirus ở mẫu nghiệm phân.
+ Kỹ thuật miễn dịch hiển vi điện tử hoặc phản ứng kết hợp bổ thể dùng chất chiết phân dương
tính làm kháng nguyên.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

1. Rotavirus
1.4. Phòng bệnh:

Bệnh xảy ra ngay cả các nước phát triển có phương tiện y tế hiện đại và cung cấp đầy đủ nước sạch nên
không thể phòng ngừa bằng biện pháp vệ sinh đơn thuần.

Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh.


Ở Việt Nam dùng loại vaccine Rotavirus đường uống cho trẻ 2-5 tháng tuổi.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

2. Adenovirus

Các Adenovirus người có 41 typ huyết thanh khác nhau, trong đó có nhiều typ huyết thanh có thể gây bệnh
cho người.

Adenovirus người lưu hành rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chúng có khả năng gây ra nhiều bệnh ở đường
hô hấp, ở mắt và đường tiêu hóa trẻ em và người lớn.

Các Adenovirus là một tác nhân virus thường gặp trong bệnh viên dạ dày- ruột cấp tính không do vi khuẩn.
Adenovirus chiếm vị trí thứ 2 sau Rotavirus trong bệnh tiêu chảy do virus ở trẻ nhỏ.

Thời kỳ ủ bênh 3- 5 ngày. Bệnh nhân tiêu chảy tóe nước kéo dài khoảng 7 ngày, có kèm theo sốt, nôn, hội
chứng đường hô hấp và viêm kết mạc. Bệnh thường do Adenovirus typ 40, 41 và 31 gây ra.
II. CÁC VIRUS GÂY BỆNH

3. Enterovirus

Điển hình là virus bại liệt (Poliovirus) là virus gây xâm nhiễm ở ống tiêu hóa
gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

You might also like