You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ CẦU KHUẨN

TS. Nguyễn Hùng Cường


Bộ môn Vi sinh, ĐH Y Dược Hải Phòng

Mục tiêu

1. Trình bày đặc điểm sinh vật học của cầu khuẩn gây bệnh ở người và phân tích các
yếu tố độc lực của chúng.
2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh một số bệnh nhiễm khuẩn gây bởi cầu khuẩn.
3. So sánh các các tiêu chuẩn chẩn đoán và phân biệt các loài cầu khuẩn.
4. Phân tích các cơ sở lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn gây bởi các cầu
khuẩn.
Nội dung

1. Đại cương
Cầu khuẩn là vi khuẩn có hình cầu, đường kính trung bình 1 m. Các cầu khuẩn gây bệnh
thường gặp là tụ cầu, liên cầu, phế cầu (gram +) và lậu cầu, não mô cầu (gram -)
Tổn thương do cầu khuẩn thường có mủ, một số cầu khuẩn thường xuyên có mặt ở trên
cơ thể và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi (vi khuẩn cơ hội): Tụ cầu, phế cầu, não mô
cầu... Một số khi có mặt trên cơ thể thì chính là tác nhân gây bệnh: Lậu cầu.
2. Tụ cầu (Staphylococcus)
2.1. Một số đặc điểm sinh vật học
Staphylococcus thuộc vào họ staphylococcaceae, là những vi khuẩn hình cầu, bắt màu
gram (+), đứng tụ lại với nhau thành từng đám như hình chùm nho (grapes like).

Gram stain of Staphylococcus aureus in pustular exudate


Tụ cầu phát triển dễ dàng trên nhiều loại môi trường nuôi cấy thông thường, trong cả điều
kiện hiếu khí hoặc kỵ khí. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 370C, có khả năng phát
triển trong môi trường có nồng độ muối cao (NaCL 15%).

1
Có khoảng 20 loài tụ cầu đã được mô tả (Bergey’s Manual), tuy nhiên chỉ có 3 loài gây
bệnh chủ yếu ở người là: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis,
Staphylococcus saprophyticus.
Tụ cầu có phản ứng catalase (+), đây là tính chất quan trọng để phân biệt với liên cầu
(phản ứng catalase (-)) Catalase cũng là một yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn vì
H2O2 là chất diệt khuẩn và quá trình phân giải của H2O2 (thành O2 và nước) ức chế khả
năng thực bào của bạch cầu đa nhân.
Tất cả các chủng Staphylococcus aureus đều tạo enzyme coagulase (gây đông vón huyết
tương) trong khi đó Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus không có
khả năng tạo ra enzyme này.
Sự xuất hiện của Staphylococcus aureus thường được xác định là vi khuẩn gây bệnh
trong khi hầu hết các chủng Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus
thường không gây bệnh và chỉ được coi là vi khuẩn gây bệnh trong môi trường bệnh viện.

Tính chất Staphylococcus Staphylococcus Staphylococcus


phân biệt aureus epidermidis saprophyticus
Khuẩn lạc Dạng S, tan máu , Dạng S, kích thước nhỏ Dạng S, kích thước nhỏ
có sắc tố màu vàng hơn, không tan máu , hơn, không tan máu ,
chanh màu trắng (không có màu trắng (không có sắc
sắc tố) tố)
coagulase Có Không Không
Lên men có Thường không lên men Thường không lên men
đường
manitol
Test Nhạy cảm Đề kháng
Novobiocin
Vị trí ký Thường ở vùng mũi Thường ở trên da Thường ở trên da và
sinh trên cơ họng, trên da và niêm niêm mạc
thể mạc
Khả năng Các nhiễm khuẩn Chỉ gây bệnh trong môi Chỉ gây bệnh trong môi
gây bệnh sinh mủ (suppurative trường bệnh viện trường bệnh viện: nhiễm
infections), ngộ độc (nhiễm khuẩn máu, trùng đường sinh dục và
thức ăn (food nhiễm khuẩn các dụng tiết niệu.
poisoning), hội chứng cụ thay thế nhân tạo:
shock nhiễm độc khớp, van tim, chỏm
(toxic shock xương đùi...).
syndrome)

2.2. Các yếu tố tạo độc lực của vi khuẩn tụ cầu


Các yếu tố góp phần tạo nên độc lực của vi khuẩn tụ cầu gồm:
- Các protein bề mặt (surface proteins):
2
 Protein A nằm ở vách tế bào vi khuẩn là yếu tố độc lực quan trọng của vi
khuẩn vì nó gắn với phần Fc của IgG tại vị trí gắn bổ thể. Do vậy nó ngăn
chặn quá trình hoạt hóa bổ thể dẫn đến hậu quả C3b không được tạo ra =>
quá trình opsonin hóa và thực bào tiêu diệt vi khuẩn giảm đi đáng kể.
 Axit teichoic hỗ trợ quá trình bám của tụ cầu lên các tế bào biểu mô tiết
nhày.
 Axit lipoteichoic làm tăng tiết cytokin (IL1- interleukin 1; TNF -tumor
necrosis factor) của đại thực bào và đây là nguyên nhân gây ra sốc nhiễm
khuẩn do tụ cầu.
 Vỏ polysacharide (micro capsule) có tính kháng nguyên yếu làm cho việc
sản xuất vaccin có hiệu quả cao chống tụ cầu trở lên khó khăn.
 Peptidoglycan của tụ cầu có vai trò như một nội độc tố, nó kích thích tăng
tiết cytokin, kích thích hoạt hóa bổ thể và quá trình đông vón huyết tương.
Yếu tố này giải thích cho khả năng gây ra sốc nhiễm trùng của tụ cầu.
- Các yếu tố giúp cho quá trình lan tràn của vi khuẩn trong mô tổ chức của cơ thể
(Leucocidin, kinase, hyaluronidase).
- Các yếu tố bề mặt ngăn cản quá trình đại thực bào (vỏ, protein A của tụ cầu vàng).
- Các tính chất sinh hoá giúp cho vi khuẩn sống sót trong đại thực bào (carotenoids,
quá trình tạo catalase).
- Lẩn tránh đáp ứng miễn dịch (immunologycal disguises): protein A, coagulase,
yếu tố tạo hạt đông vón (clotting facter)
- Các ngoại độc tố phá huỷ màng tế bào (membrane damaging toxins): gây ly giải
màng tế bào của cơ thể cảm thụ (hemolysins, P-V leukocidin, alpha toxin,
leukotoxin…).
- Độc tố phá huỷ tổ chức cơ thể: SEA-F (S. enterotoxin A,B,C,D,E,F), TSST (toxic
shock syndrome toxin), ET (exfoliatin).
 Độc tố ruột của tụ cầu (S. enterotoxin) là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức
ăn do vi khuẩn tụ cầu. Độc tố ruột tác đọng như một siêu kháng nguyên
(superantigen) trong hệ thống dày và ruột do kích thích giải phóng một
lượng lớn các cytokins (IL1; IL2) từ các tế bào đại thực bào và tế bào T
helper. Triệu chứng nôn nhiều trên người bệnh là do các cytokins này kích
thích hệ thống thần kinh ruột và kích thích trung tâm nôn trên vỏ não. Độc
tố ruột bền với nhiệt (không bị phá hủy bởi đun nấu), không bị phá hủy bởi
axit dạ dày và các enzyme của dạ dày và ruột. Có 6 loại độc tố ruột được ký
hiệu từ A-F (SEA-F).
 Khoảng 5-25% số chủng tụ cầu mang gen mã hóa độc tố TSST. Độc tố này
là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc nhiêm độc do tụ cầu. Bệnh thường xảy
ra ở người chưa có kháng thể chống lại tụ cầu, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ sử
dụng băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết
thương, bệnh nhân được chèn băng gạc cầm chảy máu mũi. TSST được tụ
cầu tiết ra tại chỗ (âm đạo, vết thương, hốc mũi) vào máu gây nhiễm độc
3
máu (cấy máu trong các trường hợp này thường không tìm thấy vi khuẩn).
TSST tác động như một siêu kháng nguyên và kích thích giải phóng một
lượng lớn cytokins (IL1, IL2, TNF) và đây chính là nguyên nhân gây ra hội
chứng sốc nhiễm độc do tụ cầu.
 Exfoliatin là nguyên nhân gây ra hội chứng bong da (scalded skin syndrom-
SSS) ở trẻ em. Nó tác động như một protease phá hủy lớp sợi liên kết giữa
thượng bì và lớp tổ chức hạt và gây ra hậu quả làm bong trợt lớp thượng bì
của da.
- Đề kháng tự nhiên và thu được đối với kháng sinh điều trị.
 90% số chủng tụ cầu vàng mang plasmid mã hóa cho enzyme β lactamase.
Enzyme này phá hủy nhiều kháng sinh thuộc nhóm penicillin.
 Một số chủng tụ cầu vàng kháng với cả các kháng sinh thuộc phân nhóm
penicillin kháng β lactamase như là Methicillin (MRSA) và Nafcillin
(NRSA). Cơ chế đề kháng là do sự thay đổi cấu tạo của các phân tử protein
gắn penicillin (penicillin binding proteins PBPs) trong màng nguyên sinh
chất của vi khuẩn. Gen mecA nằm trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn mã hóa
cho sự thay đổi của PBPs.
 Một số chủng tụ cầu vàng đề kháng trung gian với vancomycin (VISA) và
kháng hoàn toàn với vancomycin (VRSA) cũng đã được phát hiện. Gen mã
hóa kháng vancomycin nằm trong một transposon trên plasmid.

Virulence determinants of Staphylococcus aureus

2.3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn tụ cầu


Các vi khuẩn tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là vi khuẩn gây
nhiễm trùng cơ hội và gây ra rất nhiều loại nhiễm khuẩn tạo mủ và nhiễm độc ở người.

4
- Các nhiễm khuẩn trên da bao gồm: mụn nhọt, chắp lẹo, áp xe, nhọt tổ ong,
impetigo...
- Nhiễm trùng cơ quan và toàn thân: Viêm phổi, viêm xoang, viêm vú, viêm tĩnh
mạch, viêm màng não và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nhiễm khuẩn sâu như
viêm tuỷ xương, viêm nội mạc cơ tim, nhiễm trùng máu.
- Tụ cầu vàng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các nhiễm trùng bệnh viện
(nosocomial infection) như: nhiễm khuẩn vết thương ngoại khoa, nhiễm khuẩn vết
mổ, nhiễm trùng bỏng, viêm phổi, nhiễm trùng máu...
- Tụ cầu vàng có thể gây ra ngộ độc thức ăn do tiết ra độc tố ruột (enterotoxin) trong
quá trình phát triển
- Tụ cầu vàng có thể gây hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) do tiết ra độc tố TSST-1
(toxic shock syndrome toxin) và hội chứng bong da (scalded skin syndrome) ở trẻ
sơ sinh do tiết ra độc tố exfoliatin.

Sites of infection and diseases caused by Staphylococcus aureus

2.4. Chẩn đoán vi khuẩn tụ cầu


Dựa vào nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn theo thường qui.
Tiêu chuẩn chẩn đoán vi khuẩn tụ cầu vàng (S. aureus):
- Hình ảnh cầu khuẩn kích thước khá đều xếp tụ lại thành từng đám như hình chùm
nho (grap like), bắt màu Gram (+) trên tiêu bản nhuộm Gram.

5
- Khuẩn lạc dạng S, có vòng tan máu β khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu. Có
sắc tố màu vàng chanh.
- Phản ứng catalase (+)
- Lên men đường manit khi nuôi cấy trên môi trường Chapman.
- Tiết ra enzyme gây đông huyết tương coagulase.
Tiêu chuẩn chẩn đoán vi khuẩn tụ cầu trắng:
- Hình ảnh cầu khuẩn tụ lại thành từng đám như hình chùm nho (grap like), bắt màu
Gram (+) trên tiêu bản nhuộm Gram.
- Khuẩn lạc dạng S, có thể có vòng tan máu õ khi nuôi cấy trên môi trường thạch
máu. Không có sắc tố màu vàng chanh.
- Phản ứng catalase (+)
- Có thể có lên men đường manit khi nuôi cấy trên môi trường Chapman.
- Không tiết ra enzyme gây đông huyết tương coagulase (coagulase (-).
- Nếu thử nghiệm Novobiocin (+) => S. Epidermidis; Nếu thử nghiệm Novobiocin
(-) => S. saprophyticus.
2.5. Phòng và điều trị
Phòng bệnh: Phòng không đặc hiệu là chính: vệ sinh, chăm sóc người bệnh, vệ sinh môi
trường và đặc biệt là hạn chế nguy cơ lây lan của vi khuẩn trong môi trường bệnh viện.
Điều trị: Các nhiễm khuẩn do tụ cầu (tụ cầu trắng và tụ cầu vàng) mắc phải trong bệnh
viện phải được điều trị theo khuyến cáo của kháng sinh đồ. Đối với các chủng tụ cầu
vàng kháng methicillin (MRSA) thì được điều trị bằng vancomycin. Một số trường hợp
các chủng MRSA nhạy cảm với sulfamid, minocyclin, rifampin và chloramphenicol do
vậy các thuốc này có thể được lựa chọn thay thế hoặc kết hợp với vancomycin.
Các nhiễm khuẩn do tụ cầu ngoài bệnh viện thường được gây bởi các chủng tụ cầu vàng
và được điều trị bằng các kháng sinh nhóm penicillin phân nhóm penicillin kháng
penicillinase (Các  lactam kháng penicillinase), nhóm quinolone, nhóm aminoglycoside,
nhóm macrolide.
Gần đây, số chủng tụ cầu gây bệnh ngoài bệnh viện (ở cộng đồng) là MRSA có xu hướng
gia tăng và làm cho việc điều trị các nhiễm khuẩn do tụ cầu ngày càng trở lên khó khăn
và tốn kém.
3. Liên cầu (Streptococcus)
3.1. Một số đặc điểm sinh vật học chung của liên cầu
Nhóm liên cầu (Streptococcus) bao gồm những vi khuẩn có hình cầu hoặc hình oval, bắt
màu gram (+), đường kính trung bình 0,5 - 1m, xắp xếp với nhau tạo chuỗi, chiều dài có
thể là vài cặp tới hơn 30 vi khuẩn tuỳ thuộc vào loài và điều kiện phát triển của vi khuẩn.
Liên cầu phát triển tốt trên môi trường giàu dinh dưỡng trong điều kiện hiếu, kỵ khí tuỳ
tiện (thạch máu, thạch socholate), khi phát triển trên môi trường thạch máu tạo các khuẩn

6
lạc nhỏ, dạng S, xung quanh có vòng tan máu  hoặc . Sử dụng đường bằng hình thức
lên men, phân biệt với tụ cầu bằng phản ứng catalase (-).
Dựa vào cấu trúc kháng nguyên cacbonhydrate C ở vách tế bào vi khuẩn, liên cầu được
chia ra làm các nhóm A, B, C, D, E...
Liên cầu ký sinh ở người và động vật chủ yếu ở đường hô hấp, một số ít loài ký sinh ở
đường tiêu hoá. Nhìn chung vi khuẩn liên cầu ít gây bệnh trừ 4 loài gây bệnh quan trọng
ở người là: S. pyogenes (liên cầu nhóm A); S. agalactiae (liên cầu nhóm B); S.
pneumoniae (phế cầu); S. feacalis (liên cầu nhóm D).
Nhóm liên cầu gây ra nhiều loại nhiễm khuẩn. Liên cầu A là nguyên nhân hàng đầu gây
viêm hầu họng và viêm mô tế bào. Liên cầu A cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh
Impetigo, viêm hoại tử cơ và hội chứng sốc nhiễm độc liên quan đến liên cầu. Vi khuẩn
này cũng là nguyên nhân gây ra 2 biến chứng bệnh liên quan cơ chế tự miễn dịch là thấp
tim và viêm cầu thận cấp. Liên cầu nhóm B là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn
huyết ở trẻ sơ sinh và viêm màng não mủ. Liên cầu nhóm D là nguyên nhân quan trọng
gây ra nhiễm trùng tiết niệu trong bệnh viện và viêm nội mạc cơ tim. Liên cầu viridans và
S. bovis thường gây ra viêm nội mạc cơ tim.
3.2. Liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes)

Left. Gram stain of Streptococcus pyogenes in a clinical specimen.


Midle. Colonies of Streptococcus pyogenes on blood agar exhibiting beta (clear) hemolysis.
Right. Gram stain of Streptococcus pyogenes from coloni on the blood agar.

Khi phát triển trên môi trường thạch máu liên cầu nhóm A tạo thành các khuẩn lạc nhỏ,
có vòng tan máu . Liên cầu nhóm A được chia thành hơn 80 type huyết thanh dựa trên
sự khác nhau của protein M có ở vách tế bào vi khuẩn.
Các yếu tố góp phần tạo nên độc lực của vi khuẩn gồm:
- Protein M, protein F (fibronectin binding protein) và axit lipoteichoic giúp cho sự
bám dính của vi khuẩn vào tổ chức,
- Vỏ của vi khuẩn (có cấu tạo là axit hyaluronic) giúp vi khuẩn tránh được đáp ứng
miễn dịch và ức chế đại thực bào (cơ thể không tạo ra được kháng thể để chống lại
kháng nguyên vỏ của vi khuẩn và axit hyaluronic cũng là thành phần cấu tạo trong
cơ thể vì vậy cơ thể dung nạp kháng nguyên vỏ liên cầu). Protein M cũng có tác
dụng ức chế quá trình thực bào.
- Streptokinase, streptodornase (DNase), hyaluronidase và streptolyins giúp cho sự
xâm nhập của vi khuẩn.
7
- Các ngoại độc tố như pyrogenic gây ra sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever) và hội
chứng sốc nhiễm độc hệ thống (systemic toxic shock syndrome).
Cơ chế bệnh sinh: Liên cầu A gây bệnh bằng 3 cơ chế:
* Tạo ra các viêm mủ tại vị trí của vi khuẩn trong tổ chức. 3 enzyme liên quan đến quá
trình viêm là: Hyaluronidase (có tác dụng phá hủy axit hyaluronic giúp vi khuẩn lan tràn
trong các nhiễm khuẩn da và tổ chức phần mêm dưới da); Streptokinase (Fibrinolysin) có
tác dụng hoạt hóa Plasminogen thành Plasmin. Plasmin phá hủy Fibrin trong các cục
huyết tương và giúp cho vi khuẩn lan tràn rộng trong cơ thể; Dnase (streptodornase) phân
hủy ADN trong tổ chức hoại tử.
* Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố và chính ngoại độc tố là nguyên nhân gây ra các triệu
chứng bệnh nặng nề tại các cơ quan của cơ thể mà ở đó không có sự hiện diện của vi
khuẩn. 5 loại độc tố được vi khuẩn tiết ra gồm:
 Erythrogenic toxin: gây ra hội chứng sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever). Cơ chế tác
động giống như độc tố gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (TSST) của vi khuẩn tụ
cầu vàng.
 Streptolysin O và Streptolysin S: là độc tố gây tan hồng cầu và tạo ra tan máu β
khi vi khuẩn phát triển trên môi trường thạch máu. Định lượng hiệu giá kháng thể
anti streptolysin O (ASO) do cơ thể tạo ra chống lại streptolysin O của vi khuẩn
rất có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn do liên cầu A.
 Pyrogenic exotoxin A: là độc tố gây ra hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu
(streptococcal toxic shock syndrome). Cơ chế tác động giống như TSST của vi
khuẩn tụ cầu vàng.
 Exotoxin B: là một protease (enzyme phân hủy protein) có tác dụng phá hủy rất
nhanh mô tổ chức của cơ thể.
* Cơ chế miễn dịch: Xảy ra khi kháng thể được cơ thể tạo ra chống lại kháng nguyên vi
sinh vật phản ứng chéo với các mô tổ chức bình thường của cơ thể hoặc tạo ra phức hợp
miễn dịch gây tổn thương mô tổ chức bình thường của cơ thể. Phản ứng miễn dịch là
nguyên nhân gây viêm (triệu chứng viêm sưng khớp trong bệnh thấp tim) và không có sự
hiện diện của vi khuẩn tại các vùng viêm này.
Khả năng gây bệnh:
Liên cầu nhóm A là một trong những vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở người. Khoảng 5-
15% số người bình thường mang vi khuẩn ở đường hô hấp mà không kèm theo các dấu
hiệu của bệnh.
Liên cầu nhóm A có khả năng gây bệnh khi các hàng rào bảo vệ ở đường hô hấp bị
thương tổn (đặc biệt là sau nhiễm vi rut cúm, sởi), khi đó vi khuẩn có khả năng vượt qua
các hàng rào bảo vệ (IgAs, nhày, niêm mạc), xâm nhập sâu vào tổ chức và gây ra nhiều
loại nhiễm khuẩn có mủ (suppurative infection).
Các nhiễm khuẩn cấp tính liên quan với S. pyogenes chủ yếu:
- Nhiễm khuẩn vùng hầu họng và đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm
amidal, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm và viêm phổi.

8
- Các nhiễm khuẩn da hay gặp là impectigo và viêm mô tế bào (cellulitis).
- Các nhiễm khuẩn cơ quan khác có thể gặp là viêm xương khớp, nhiễm khuẩn vết
thương (necrotizing fasciitis), viêm cơ, viêm màng não mủ, viêm nội mạc cơ tim,
nhiễm khuẩn máu.
- Sốt phát ban và hội chứng sốc nhiễm độc do độc tố của liên cầu là các đáp ứng hệ
thống của cơ thể khi độc tố của vi khuẩn liên cầu được giải phóng vào máu.
Hai biến chứng hay gặp sau nhiễm liên cầu A (1-3% số trường hợp nhiễm khuẩn do liên
cầu không được điều trị) là thấp tim (rheumatic fever) (liên quan đến kháng thể chống lại
kháng nguyên M của liên cầu phản ứng chéo với kháng nguyên của tim, màng khớp) và
viêm cầu thận cấp (glomerulonephritis) (liên quan đến phức hợp kháng nguyên kháng thể
lắng đọng trên màng đáy cầu thận và hoạt hóa bổ thể dẫn đến tổn thương màng đáy cầu
thận) thường xảy ra sau nhiễm khuẩn do liên cầu 2-3 tuần. Mức độ nguy hiểm của biến
chứng không liên qua đến mức độ nặng nhẹ của nhiễm khuẩn do liên cầu mà phụ thuộc
chủ yếu vào mức độ đáp ứng miễn dịch của cơ thể người bệnh với kháng nguyên của liên
cầu.

Streptococcus pyogenes infections


3.3. Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)

9
Gram Stain of a film of sputum from a case of lobar pneumonia
Streptococcus pneumoniae A mucoid strain on blood agar showing alpha hemolysis (green zone
surrounding colonies). Note the zone of inhibition around a filter paper disc impregnated with
optochin.
Là song cầu gram (+) đứng với nhau như hình ngọn nến, đôi khi là những chuỗi ngắn.
kích thước trung bình 0,5-1,25 m. Vi khuẩn không di động, không tạo nha bào, khi nuôi
cấy trên môi trường thạch máu chúng tạo khuẩn lạc đường kính khoảng 1mm và có vòng
tan máu . Ngược lại với tính chất của liên cầu viridans, phế cầu bị ly giải bởi muối mật
hoặc deoxycholate và bị ức ché phát triển bởi Optochin.
Điểm khác biệt với các liên cầu khác là phế cầu không có protein M, vách được cấu tạo
gồm cả peptidoglycan và axit teichoic. Phế cầu có lớp vỏ dày có cấu tạo là
polyssacharide. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên vỏ phế cầu có khoảng 90 typ huyết
thanh. Các typ huyết thanh 6,14,18,19,23 là các týp gây bệnh phổ biến nhất (chiếm 60-
80% các nhiễm khuẩn do phế cầu).
Các yếu tố góp phần tạo nên độc lực của vi khuẩn gồm:
- Vỏ polyssacharide là yếu tố độc lực quan trọng nhất của phế cầu. Vỏ phê cầu
chống lại quá trình thực bào (các chủng phế cầu có vỏ có độc lực mạnh hơn
100.000 lần so với các chủng không có vỏ) và hỗ trợ quá trình xâm lấn của vi
khuẩn. Vỏ polyssacharide có thể được sử dụng để sản xuất vacxin chống lại phế
cầu. Cơ chế đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu thông qua vai trò của
lympho B
- Vách: phức hợp peptidoglycan và axit teichoic có trong vách của phế cầu có tác
dụng kích thích làm tăng cường phản ứng viêm của cơ thể do tham gia hoạt hoá bổ
thể theo con đường biến đổi (alternative pathway), kích thích hoá hướng động
bạch cầu (chemotaxins for leukocytes) và gây đông vón huyết tương.
- Pneumolysin được giải phóng khi phế cầu bị phá huỷ, nó có tác dụng kích thích
tạo các cytokin trong phản ứng viêm, ức chế quá trình nhân lên của bạch cầu
lympho, ức chế tác dụng diệt khuẩn của các bạch cầu đa nhân, tế bào biểu mô và
bổ thể.
- Phế cầu tiết ra protease phá hủy IgA tiết trên bề mặt các tế bào biểu mô tiết nhày
đường hô hấp và giúp cho vi khuẩn dễ dàng định cư tại đây.
Khả năng gây bệnh:

10
Phế cầu là vi khuẩn sống trong vùng hầu họng ở người, thường không gây bệnh (CDC
ước đoán từ 5-50% người lớn và trẻ em khoẻ mạnh có mang vi khuẩn nhưng không có
dấu hiệu bị bệnh). Khi gặp các điều kiện thuận lợi như khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn
thương do nhiễm virut cúm, sởi, bỏng... phế cầu xâm nhập sâu vào lớp niêm mạc bị tổn
thương, phát triển và gây bệnh.
Các nhiễm khuẩn gây bởi phế cầu gồm viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm mũi họng,
viêm xoang, viêm amidal, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm màng trong tim, nhiễm trùng
huyết, viêm phúc mạc tiên phát... Trong đó quan trọng nhất là viêm phổi, bệnh hay gặp ở
trẻ từ 6 tháng - 4 tuổi và người già trên 60 tuổi (CDC ước đoán 25% số trường hợp viêm
phổi trong cộng đồng là do phế cầu và 1% số người mang vi khuẩn bị bệnh).
3.4. Chẩn đoán vi khuẩn
Dựa vào nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn theo thường qui.
Tiêu chuẩn chẩn đoán vi khuẩn liên cầu A (S. pyogenes):
- Hình ảnh cầu khuẩn xếp thành từng chuối, bắt màu Gram (+) trên tiêu bản nhuộm
Gram.
- Khuẩn lạc dạng S nhỏ như đầu đinh ghim, có vòng tan máu õ khi nuôi cấy trên
môi trường thạch máu.
- Phản ứng catalase (-).
- Thử nghiệm bacitracin (+).
- Thử nghiệm optochin (-).
Tiêu chuẩn chẩn đoán vi khuẩn phế cầu (S. pneumoniae):
- Hình ảnh cầu khuẩn xếp thành từng cặp như hình ngọn nến hoặc chuối ngắn, bắt
màu Gram (+) trên tiêu bản nhuộm Gram.
- Khuẩn lạc dạng S nhỏ như đầu đinh ghim, có vòng tan máu ỏ khi nuôi cấy trên
môi trường thạch máu, sau 48 giờ có hiện tượng khuẩn lạc bị lõm xuống do vi
khuẩn có khả năng tiết ra enzyme tự ly giải.
- Phản ứng catalase (-)
- Thử nghiệm bacitracin (-) (<10mm).
- Thử nghiệm optochin (+) (≥ 14mm).
- Thử nghiệm Neufeld (+)
3.5. Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh: Phòng không đặc hiệu là chính: Vệ sinh, chăm sóc người bệnh, điều trị dự
phòng biến chứng. Phát hiện ra nhiễm khuẩn do liên cầu A và điều trị kịp thời là việc làm
rất quan trọng để ngăn chặn các biến chứng thấp tim và viêm cầu thận cấp.
Hiện tại chưa có vacxin được sử dụng trong phòng bệnh gây bởi liên cầu nhóm A
(Vacxin được sản xuất từ protein M đang trong giai đoạn thử nghiệm).
Vacxin của phế cầu là sự kết hợp kháng nguyên vỏ của các typ huyết
thanh1,2,3,4,5,6B,7F,8,9N,9V,10A,11A,12F,14,15B,17F,18C,19A,19F,20,22F,23F,33F).
11
Các týp huyết thanh này chiếm tới 85-90% số phế cầu gây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của các
trường hợp dùng vacxin là 60%. (gần đây có chế phẩm vacxin đa giá (kết hợp của S.pneu
và HI) được sử dụng để phòng NKHHCT ở trẻ em).
Điều trị: Penicillin vẫn còn hiệu quả rất tốt trong điều trị các nhiễm khuẩn gây bởi liên
cầu nhóm A. Đối với phế cầu gần đây tỷ lệ kháng kháng sinh điều trị tăng cao (penicillin
50-80%, Co-trimethoxazole 25%, macrolide 30%, cefotaxim 9%, kháng đa thuốc
25%...(số liệu từ CDC)).
4. Các Neisseria
4.1. Một số đặc điểm sinh vật học chung của Neisseria
Giống Neisseria bao gồm nhiều loài nhưng chỉ có 2 loài là tác nhân gây bệnh quan trọng
ở người là não mô cầu (Neisseria meningitidis) và lậu cầu (Neisseria gonorhoeae).
Cả 2 đều là song cầu khuẩn gram (-) hiếu khí, không di động và không tạo nha bào. Não
mô cầu và lậu cầu đều yêu cầu các môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng, cần khoảng 5%
CO2 hỗ trợ sự phát triển, nhiệt độ phát triển tối ưu là 370C.
Người khoẻ mạnh có thể có não mô cầu ký sinh ở đường hô hấp trên (khoảng 5-30%).
Lậu cầu chỉ được tìm thấy trên người bệnh (sau khi có quan hệ tình dục với người bị bệnh
hoặc tiếp xúc trực tiếp và lây bệnh từ mẹ trong khi sinh ở trẻ sơ sinh).
Lậu cầu có tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ tử vong rất thấp, ngược lại não mô cầu có tỷ lệ
mắc bệnh thấp nhưng tỷ lệ tử vong cao.
4.2. Não mô cầu (Neisseria meningitidis)
Đặc điểm SVH:
Nuôi cấy qua đêm trên môi trường giàu dinh dưỡng, não mô cầu tạo khuẩn lạc dạng S,
hơi xám, đường kính 1,5mm. Dựa vào cấu tạo của lớp vỏ polysaccharide, người ta chia ra
12 typ huyết thanh khác nhau (ký hiệu A, B, C, H, I, K, L, X, Y, Z, 29E, W135), các týp
huyết thanh gây bệnh qua trọng ở người là A, B, C, Y và W135.
Các yếu tố góp phần tạo độc lực cho não mô cầu gồm:
- LOS (lipooligosaccharide- giống như LPS của trực khuẩn gram (-)) là nội độc tố
nằm ở vách tế bào vi khuẩn, nó gây phá vỡ các mạch máu nhỏ gây xuất huyết và
sốc nhiễm trùng, nhiễm độc đặc biệt khi xuất huyết gây huỷ hoại tuyến thượng
thận.
- Vỏ polysaccharide có tác dụng chống lại quá trình thực bào.
Khả năng gây bệnh
VMNM do não mô cầu
- Đối tượng: VMNM do não mô cầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất gặp ở nhóm 3 tháng-1 tuổi.
- Dịch tễ: Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.
- Lâm sàng: Viêm màng não mủ do não mô cầu: Người bệnh có thể có các dấu hiệu
đau đầu, buồn nôn, thóp phồng, sốt, thiếu máu, rối loạn thần kinh, nói ngọng, mất

12
ý thức...và đặc biệt có thể xuất hiện các nốt xuất huyết (tử ban – petechiae,
purpura) trên da. Sự xuất hiện của tử ban biểu hiện tình trạng nhiễm trùng huyết
và giảm đáng kể số lượng tiểu cầu trong máu. Năng hơn có thể xuất hiện hội
chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC disseminate intravascular
coagulation).

The characteristic skin rash (purpura) of meningococcal septicemia


Nhiễm trùng huyết do não mô cầu:
- (chiếm khoảng 5-15% số bệnh nhân bị bệnh gây bởi não mô cầu) đôi khi xảy ra kèm với
VMNM, bệnh nhanh chóng tiến triển tới DIC và sốc với xuất huyết huỷ hoại cả 2 tuyến
thượng thận. Người bệnh có thể tử vong sau 6-8 giờ.
Chẩn đoán vi khuẩn: Nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn theo thường qui.
Phòng bệnh: Phòng không đặc hiệu chủ yếu là phát hiện sớm bệnh nhân, cách ly hạn chế
lây nhiễm, điều trị tích cực. Phòng đặc hiệu bằng vacxin (vacxin được sản xuất từ kháng
nguyên vỏ của các typ huyết thanh A, C, AC và ACYW135). Tuy nhiên hiệu quả của
vacxin không cao ở đối tượng trẻ dưới 1 tuổi (do hiệu giá kháng thể giảm nhanh sau khi
tiêm vacxin) và thời gian bảo vệ ngắn ở trẻ 1-4 tuổi. Vacxin cũng không được dùng phổ
biến vì các đối tượng nguy cơ bị bệnh thấp.
Điều trị: Kháng sinh được lựa chịn tốt nhất trong điều trị là penicillin G, trường hợp dị
ứng penicillin có thể chọn cephalosporin thế hệ III (cefotaxime, ceftriaxone) hoặc
chloramphenicol. Những người tiếp xúc chặt chẽ với bệnh nhân được điều trị dự phòng
bằng rifampin.
4.3. Lậu cầu (Neisseria gonorhoeae)

13
Left: Pus at the top of penis in the gonorrhoeae patient
Midle: Neisseria gonorrhoeae Gram stain of pure culture;
Right: Neisseria gonorrhoeae Gram stain of a pustular exudate.
Lậu cầu thường được nuôi cấy trên môi trường thạch socholate, sau 18-24 giờ phát triển
tạo khuẩn lạc nhỏ dạng S. Các yếu tố góp phần tạo nên độc lực của vi khuẩn gồm:
- Pi1E là protein ở pili chung (fimbria) giúp vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô.
- PI, PII, PIII (là các protein nằm ở vách tế bào vi khuẩn (outer membrane)) tác
dụng giúp cho quá trình xâm nhập của vi khuẩn vào tế bào biểu mô, ức chế quá
trình tiêu hoá vi khuẩn sau khi bị thực bào bởi tế bào bạch cầu đa nhân.
- LOS (lipooligosaccharide- giống như LPS của trực khuẩn gram (-)) là nội độc tố
nằm ở vách tế bào vi khuẩn có tác dụng tạo ra quá trình viêm và kích thích giải
phóng yêú tố gây hoại tử tổ chức TNF (tumor necrosis factor).
Khả năng gây bệnh:
- Vi khuẩn lậu gây bệnh lậu cho cả 2 giới, bản chất là tình trạng viêm niệu đạo cấp tính
do vi khuẩn lậu.
- Ngoài ra vi khuẩn có thể gây ra một số nhiễm trùng khu trú như: Viêm loét họng, viêm
hạch cổ, lậu mắt trẻ sơ sinh (ophthamia neonatorum), viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền
liệt, viêm tuyến Bartholin, viêm trực tràng (proctitis), viêm loét cổ tử cung, viêm vòi
trứng, buồng trứng, nhiễm trùng tiểu khung (PID pelvic inflammatory disease). Từ nhiễm
trùng khu trú vi khuẩn có thể vào máu và gây viêm nội mạc cơ tim, viêm màng não, hội
chứng viêm da và khớp, viêm mủ khớp...
Chẩn đoán vi khuẩn: nhuộm soi, nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn theo thường
qui.
Phòng bệnh: Tình dục an toàn là biện pháp quan trọng nhất hạn chế sự lây lan của bệnh,
phát hiện bênh nhân và điều trị cho người bệnh và bạn tình của họ. Không có vacxin
phòng bệnh đặc hiệu.
Điều trị: Kháng sinh được khuyến cáo từ CDC để điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn
lậu hiện nay là nhóm cephalosporin thế hệ III, nhóm quinolon và spectinomycin.

14

You might also like