You are on page 1of 6

Câu 1:

Tương tác là sự tác động lẫn nhau giữa 2 hoặc nhiều sinh vật, khác loài hay cùng loài. Bản chất
của tương tác là sự thu nhận hoặc sự chia sẻ với nhau các yếu tố về sinh học, hóa học vật lý. Ví
dụ: chất dinh dưỡng, nước, không khí, nơi trú ẩn,… Tùy vào mỗi loại tương tác khác nhau sẽ
mang lại có lợi hoặc có hại khác nhau cho mỗi sinh vật.
Các kiểu tương tác giữa sinh vật:
- Cộng sinh (symbiosis): Sự sống chung giữa 2 sinh vật bắt buộc và cả 2 bên cùng có lợi.
Ví dụ: Vi sinh vật cộng sinh sống trong cơ quan tiêu hóa động vật nhai lại, vi khuẩn
rhizobium trong nốt sần của rễ cây họ Đậu.
- Hội sinh (commensalism): Khi sống chung thì 1 bên có lợi, 1 bên không có lợi cũng ko
có hại.
Ví dụ: cá ép bám vào thân cá mập,…
- Tương sinh (mutalism): 2 sinh vật ko nhất thiết phải sống chung, nhưng khi sống chung
thì cả 2 bên cùng có lợi.
Ví dụ: chim rửa miệng cho cá sấu, các cây trồng gần nhau nối rễ lại với nhau,..
- Ký sinh (parasitism): Sinh vật sống bám hưởng lợi, vật bị bám có hại.
Ví dụ: Giun đũa kí sinh trong con người, đĩa bám vào trâu,…
Các mối quan hệ:
Người và người:
Mẹ nuôi em bé trong bụng, Người với người giúp đỡ nhau
Người và thú:
Nông dân cưỡi trâu, kéo bò, người nuôi thú để lấy thịt
Vi sinh vật và người:
Giun đũa kí sinh trên người, vi khuẩn ecoli sống trong người.
Câu 2: Quá trình tương tác giữa vi sinh vật và cơ thể người có thể dẫn đến những kết quả:
- Kết quả có lợi cho con người:
 Hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Ví dụ: Lactobacilli và Bifidobacteria tạo ra hàng rào bảo vệ ruột
 Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Ví dụ: Pseudomonas aeruginosa tạo ra các chất ức chế sự phát triển của một số loại nấm
khác
 Chống lại sự nhiễm trùng
Ví dụ: Microflora là một nhóm vi khuẩn, nấm sống trên da con người, giúp ngăn chặn
tình trạng vết thương bị nhiễm trùng và giúp chữa lành vết thương.
 Giúp tạo ra enzyme phân giải các chất trong thức ăn
Ví dụ: Lactobacillus tạo ra lactase enzyme giúp phân giải lactose (một loại đường trong
sữa).
 Tổng hợp 1 số chất cần thiết cho cơ thể
Ví dụ: vi khuẩn đường ruột (E. coli) tiết ra vitamin K, vitamin B12.

- Kết quả có hại cho con người:


 Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
 Gây ra các bệnh
Ví dụ: bệnh cúm, viêm gan, ho gà…
 Xuất hiện các triệu chứng như: sốt, dị ứng, phát ban, ngứa, viêm nhiễm,…
 Làm giảm sức đề kháng
 Làm tổn hại các cấu trúc và chức năng của cơ quan trong cơ thể
Ví dụ: loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn H. pylori.
 1 số gây kháng thuốc kháng sinh tạo điều kiện cho vi sinh vật khác phát triển
ví dụ: các phế cầu khuẩn kháng thuốc tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác phát triển
gây các bệnh như: viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa…
VSV – người
Độc lực
Là khả năng gây bệnh mạnh hay yếu của một loài vi sinh vật, vi khuẩn Salnonella typhi và
Salmonella paratyphi đều gây nên bệnh sốt thương hàn, nhưng bệnh sốt thương hàn do
Salmonella typhi biểu hiện với những triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Độc lực của vi sinh vật bao gồm độc tố, khả năng bám dính và khả năng xâm nhiễm của chúng.
Độc tố
Độc tố được tạo thành trong quá trình chuyển hóa của vi khuẩn. Người ta chia độc tố của vi
khuẩn thành ngoại độc tố và nội độc tố.
Ngoại độc tố: Do một số vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm tạo thành và phân tiết ra
môi trường xung quanh, bản chất hóa học của nó là protein, có tính chất sinh kháng cao và dễ bị
phá hủy bởi nhiệt độ (600C).
Nội độc tố: Độc tố này liên hệ chặt chẽ với vách tế bào vi khuẩn gram âm, nó không khuyếch tán
ra môi trường bên ngoài, chỉ khi nào vi khuẩn chết, tế bào bị phá hủy thì nội độc tố mới được
phóng thích ra bên ngoài.
Khả năng bám dính
Tính bám dính vào các bề mặt giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mô. Các yếu tố quyết định
sự bám dính là các phân tử bám dính (các phân tử vi khuẩn kích thích gắn vào tế bào) và các thụ
thể của vật chủ giúp gắn với các yếu tố bám dính.
Khả năng xâm nhiễm
Là khả năng đi vào bên trong tổ chức của cơ thể vật chủ, nhân lên ở đó rồi lan tràn sang các vùng
khác.
Khả năng tạo vỏ: Vỏ của nhiều vi khuẩn giúp cho vi khuẩn đề kháng lại sự thực bào. VD, một số
chủng phế cầu, não mô cầu, Haemophilus influenzae typ b) có vỏ ngăn chặn hiện tượng thực
bào, làm cho các vi khuẩn này trở nên độc hại hơn các chủng không có vỏ.
Các enzyme: Nhiều vi khuẩn gây bệnh tạo được nhiều enzyme góp phần vào khả năng xâm
nhiễm của chúng. VD Mucinase được một số vi khuẩn đường tiêu hóa tiết ra, làm phá vỡ lớp
niêm dịch bao phủ niêm mạc ruột, tạo điều kiện vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với tế bào và xâm
nhập vào bên trong biểu mô.
Số lượng vi sinh vật
Cơ thể con người có những cơ chế bảo vệ hữu hiệu. Vi sinh vật chỉ gây bệnh lúc số lượng xâm
nhập đạt một mức nào đó. Nếu số lượng ít quá thì vi sinh vật đễ dàng bị cơ thể vật chủ loại bỏ.
Đường xâm nhập
Đường xâm nhập cũng ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh nhiễm trùng. Nhiều vi sinh vật có đặc
tính hướng cơ quan, chúng chọn lọc bề mặt tổ chức mà chúng xâm nhiễm. Vi sinh vật chỉ gây
bệnh lúc chúng xâm nhập cơ thể qua đường thích hợp: Vi khuẩn thương hàn qua đường miệng,
lậu cầu qua đường sinh dục, trực khuẩn uốn ván qua đường vết thương, viêm gan virus A, virus
bại liệt qua đường miệng, virus viêm gan B qua đường tiêm chuyền...
Đề kháng kháng sinh
Sự biến đổi di truyền giữa các vi khuẩn là điều không thể tránh khỏi. Việc sử dụng kháng sinh sẽ
chọn ra sự tồn tại của các chủng có khả năng chống lại chúng.
Sự nổi lên của tính kháng kháng sinh có thể là do đột biến tự phát của gen trong nhiễm sắc thể.
Người – VSV
Rào cản tự nhiên
Da
Da thường chặn các vi sinh vật xâm nhập trừ khi nó bị tổn thương (ví dụ do động vật chân đốt,
chấn thương, ống thông IV, hoặc phẫu thuật rạch).
Niêm mạc
Nhiều niêm mạc được phủ chất tiết có tính kháng khuẩn (ví dụ như chất nhầy cổ tử cung, dịch
tuyến tiền liệt, và nước mắt có chứa lysozyme, làm tách liên kết axit muramic trong thành tế bào
vi khuẩn, đặc biệt ở các vi khuẩn gram dương).
Đường hô hấp
Đường hô hấp có các hệ thống lọc đường thở trên. Nếu các sinh vật xâm nhập cây phế quản, biểu
mô niêm mạc sẽ di chuyển chúng ra khỏi phổi. Ho cũng giúp loại bỏ các sinh vật.
Đường tiêu hóa
Các rào cản trong đường ruột bao gồm pH acid trong dạ dày và hoạt tính kháng khuẩn của các
enzyme tụy, mật, và các chất tiết đường ruột.
Hệ sinh dục tiết niệu
Các rào cản về đường sinh dục tiết niệu bao gồm độ dài của niệu đạo (20 cm) ở nam giới, pH
acid của âm đạo ở phụ nữ và trạng thái tăng trương lực của thận, và nồng độ urê niệu.
Nhu động ruột và sự đào thải bình thường của tế bào biểu mô loại bỏ các vi sinh vật
Hệ miễn dịch
Hai loại trạng thái suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đến khả năng của vật chủ để chống lại nhiễm
trùng:
Thiếu hụt hệ miễn dịch nguyên phát có nguồn gốc di truyền; > 100 trạng thái suy giảm miễn dịch
nguyên
phát đã được mô tả. Hầu hết các thiếu hụt miễn dịch nguyên phát đều được nhận ra trong thời kỳ
sơ sinh; tuy nhiên, trên 40% thấy được trong thời thanh niên hoặc ở tuổi trưởng thành.
Thiếu hụt hệ miễn dịch mắc phải là do một bệnh khác (ví dụ như ung thư, nhiễm HIV, bệnh mãn
tính) hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc gây độc cho hệ miễn dịch.

Câu 4:
Chu trình phát triển là các phương thức ký sinh trùng tồn tại ở ngoại cảnh, trong cơ thể một ký
chủ. Sự nối tiếp của các giai đoạn của ký sinh trùng diễn ra một cách liên tục theo thời gian và
không gian.
Các loại chu trình phát triển:
- Người – Người. VD: KST truyền từ người này sang người khác: Ascaris lumbricoides,
Enterobius vermicularis, entamoer histolytica…
- Người – Động vật – Người. VD: Taenia saginata, Taenia solium
- Động vật – Động vật- con người – động vật. VD: KST lây giữa các động vật
- Trường hợp đặc biệt (balantidium coli): Động vật (heo) lây cho động vật (heo), trong quá
trình đó có thể lây qua người.
Câu 5: Chu trình phát triển của ký sinh trùng có vai trò gì trong ứng dụng thực hành lâm sàng?
- Như chúng ta đã biết, chu trình phát triển của ký sinh trùng có thể sẽ có nhiều giai đoạn,
nhiều khâu. Khi chúng ta biết và hiểu rõ về chu trình phát triển của ký sinh trùng (tất cả
mắc xích để hoàn thành vòng đời của nó), ta có thể tác động lên một hoặc nhiều giai đoạn
để ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng, đồng thời phòng ngừa ký sinh trùng không
tái bệnh lại lần nữa khi ta đã chữa khỏi bệnh.
- Ví dụ minh hoạ:
+ Chương trình diệt mũi, lăng quăng để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
+ Chu trình phát triển giun kim ở trẻ nhỏ

Như chúng ta thấy trong ảnh, trẻ em sẽ đưa trứng giun vào trong cơ thể thông qua mút ngón tay.
Trứng giun sau đó phát triển theo đường tiêu hoá ra ngoài. Khi giun tới hậu môn sẽ gây cảm giác
ngứa, khi đó trẻ em sẽ vô tình gãi vùng đó cho bớt ngứa và vô tình đưa tay lên miệng mút tiếp và
vô tình sẽ tạo ra một chu trình giun kim mới.
→ Vì vậy khi hiểu được quy trình, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa ví dụ như ngăn cản các
bé mút ngón tay.
- Bên cạnh phòng ngừa, nghiên cứu chu trình phát triển của ký sinh trùng ở người còn có
thể cho ta biết tuổi thọ, đặc điểm nhất định mỗi loại ký sinh trùng, góp phần tạo ra những
phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại ký sinh trùng.

TLTK:
- Lê Hồng Hinh (2008). Vi sinh y học. NXB Giáo dục.
- Cao Minh Nga (2016). Vi khuẩn y học. Trường Đại học Y Dược TP. HCM.
- Phạm Văn Ty, (2005). Virut học. Nhà xuất bản Giáo dục.
- - Ký sinh trùng Y học, Giáo trình Đại học, BM Ký sinh Học, Khoa Y, Đại Học Y
Dược TP. HCM.
- - https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-trung/noi-dung-
nghien-cuu-ki-sinh-trung-y-hoc
- https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/vi-sinh-vat/nhiem-trung-va-dong-luc-cua-
vi-sinh-vat
- https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-
nhi%E1%BB%85m/sinh-h%E1%BB%8Dc-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-nhi
%E1%BB%85m/c%C3%A1c-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-t%E1%BA%A1o-thu%E1%BA%ADn-l
%E1%BB%A3i-cho-s%E1%BB%B1-x%C3%A2m-nh%E1%BA%ADp-c%E1%BB%A7a-vi-khu%E1%BA
%A9n
- https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-
nhi%E1%BB%85m/sinh-h%E1%BB%8Dc-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-nhi
%E1%BB%85m/c%C6%A1-ch%E1%BA%BF-ph%C3%B2ng-v%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-v
%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%A7-ch%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1i-s%E1%BB%B1-nhi%E1%BB
%85m-tr%C3%B9ng

You might also like