You are on page 1of 38

GIUN ĐŨA

Ascaris lumbricoides
MỤC TIÊU HỌC TẬP
-Mô tả hình dạng con trưởng thành và trứng
-Trình bày chu trình phát triển của chúng
-Tính chất dịch tễ học và đặc thù ở việt nam
-Nêu tác hại của giun đũa đối với người
-Trình bày phương pháp chẩn đoán
-Nêu 4 cấp dự phòng
1.HÌNH DẠNG
1.1.Con trưởng thành (Ascaris lumbricoides adult)
Màu trắng sữa hay màu hường, miệng có 3 môi
-Con đực dài khoản 20 cm, đuôi cong có 2 gai giao
hợp
-Con cái dài khoản 25 cm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở
1/3 thân trước.
1.2.Trứng
Có 3 dạng
-Trứng điển hình: có vỏ albumin kích thước 70 um,
màu nâu do sắc tố mật
-Trứng không điển hình: mất vỏ albumin
-Trứng lép: vỏ sần sùi do không thụ tinh
2.CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SINH HỌC
Giun đũa sống ở phần đầu ruột non, cũng có thể phân
tán khắp ruột non, hấp thu dinh dưỡng ruột non như
protid, glucid và các acid amin. Con cái sau khi thu
tinh sẽ đẻ khoản 200.000 trứng/ ngày. Trứng theo
phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển
thành phôi, phôi nuốt vào ruột sẽ trở thành ấu trùng
và xuyên qua thành ruột vào máu đến tim, phổi, phế
nang, phế quản, khí quản, hầu và nuốt vào ruột non
trưởng thành.
Thời gian để hết chu trình khoảng 2 – 2.5 tháng,
giun đũa sống được từ 12 -18 tháng, tỉ lệ hoàn thành
chu trình của ấu trùng thay đổi từ 1/6 – 2/6.
Trong quá trình chu du ấu trùng giun đũa có thể lạc
đến một số cơ quan như: hạch bạch huyết, tuyến ức,
lách, não, tủy sống. ở phụ nữ có thai thì ấu trùng
giun đũa có thể xuyên qua nhau thai và bào thai.
Tuy nhiên sự chu du lạc chổ này rát hiếm xảy ra.
MIỄN DỊCH

Giai đoạn ấu trùng di chuyển:


Kháng nguyên được phóng thích trong lúc ấu
trùng lột xác từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 3, lúc
này có sự gia tăng IgE cao nhất. Đáp ứng miễn
dịch kế tiếp xảy ra ở ruột từ giai đoạn 4 và 5, vào
lúc này, có thể có 1 sự giảm mạnh lượng giun, có
thể do cơ chế điều chỉnh trong trường hợp nhiễm
tự nhiên.
Giai đoạn trưởng thành:
Giun trưởng thành ở ruột không gây đáp ứng miễn
dịch nhưng khi giun di chuyển lạc thì nó sẽ kích thích
cơ thể bệnh nhân để tạo ra đáp ứng miễm dịch tế bào
đưa đến kết quả là sự thành lập một u hạt. Phản ứng
phản vệ tức thì đối với kháng nguyên giun đũa xảy ra
ở 1 số người.
TÁC HẠI
Tước đoạt chất dinh dưỡng
Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm suy giảm
Protein. Theo sự tính toán của 1 số nghiên cứu thực
hiện ở người thì ở trẻ em bị nhiễm từ 13 – 40 bị mất
khoảng 4g protein mỗi ngày đối với một bữa ăn có từ
35 – 50g protein. Suy dinh dưỡng dạng khô cũng gắn
với nhiễm giun đũa. Nhiễm giun đũa có thể góp phần
làm giảm sinh tố A, sinh tố C. Trẻ em bị quáng gà hồi
phục rất nhanh các triệu trứng ở mắt sau khi được tẩy
giun.
Miễn dịch bệnh lý:
Nhiều người bị nhiễm giun đũa có sự nhạy cảm với
kháng nguyên của giun đũa và khi vào phòng thí
nhiệm nơi đang mổ giun cũng đủ bị viên kết mạc, nỗi
mề đay và lên cơn hen. Da của người này cực kỳ nhạy
cảm với kháng nguyên của giun đũa ở những liều cực
nhỏ, họ bị ngay phản ứng phản vệ tức thời, thường
biểu hiện bằng nổi ngứa và có những sang thương
màu hồng.
Sự di chuyển của giun trưởng thành ở những người
nhạy cảm có thể cho hậu môn ngứa dữ dội, nôn ói ra
giun và phù nề thành môn.
3.DỊCH TỄ HỌC
3.1.Sự phân bố
Giun đũa gặp khắp nơi trên thế giới đặc biệt là
vùng nhiệt đới. Tỷ lệ nhiễm 70 – 90%. Việt nam tỷ
lệ 70 – 80% trong đó miền bắc 18 – 35%, miền
nam 45%, ở xã ngoại thành TPHCM, nông thôn
chiếm cao hơn thành phố.
3.2.Nguồn bệnh
Người nhiễm giun, rau cải được bón phân tươi,
nước cấp
3.3.Đường và phương thức lây truyền
Giun đũa được truyền bằng đường tiêu hóa do ăn
uống thức ăn có trứng giun
3.4.Xu thế
Bệnh giun đũa nhiễm quanh năm. Bệnh có thể
giảm dần theo nền phát triễn kinh tế và y tế.
4.TRIỆU CHỨNG
4.1.Triệu chứng ở phổi
Ho, đau ngực, có khi khạc ra máu. Khi ấu trùng ra
khỏi phổi thì mất, tạo hội chứng Loeffler, X-quang
phổi có đám mờ sau 7 – 10 ngày thị tự khỏi
4.2. Triệu chứng ở ruột
Với số lượng ít, triệu chứng không rõ rệt, ăn khó tiêu,
đau bụng, có khi gây tắc ruột và chui vào ống mật gây
tắc mật, hình thành sỏi mật
4.3.Giun chui ống mật
Bệnh nhân đau dữ dội, vùng hạ sườn phải từng đợt
có khoảng nghỉ, cơn đau cường độ giảm dần, thưa
dần rồi chấm dứt, lúc đó giun đã chết trong ống
mật, sau đó hình thành sỏi ống mật chủ
5.CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng thường không rõ ràng, cận lâm sàng
thường mang tính chất quyết định
-Giai đoạn ấu trùng: tìm ấu trùng trong đàm, X-
quang phổi mờ, Eosinophil tăng cao
-Giai đoạn ruột: tìm trứng trong phân
Chẩn đoán được xác định khi tìm thấy trứng hoặc
giun
Xét nghiệm phân để tìm trứng bằng phương pháp soi
trực tiếp hay tập trung. Có thể tìm thấy trứng thụ tinh
hay trứng lép hoặc là trứng mất vỏ.
Đôi khi giun trưởng thành thoát ra ở mũi, miệng hậu
môn.
Tăng bạch cầu ái toan:
Trong giai đoạn nhiễm ấu trùng, BCTT tăng cao
nhưng khi giun trưởng thành rồi thì BCTT giảm nhiều
hoặc không tăng. Nếu BCTT tăng cao trong trường
hợp nhiễm giun ở giai đoạn trưởng thành thì có thể bị
nhiễm kết hợp với Toxocara hoặc giun lươn.
Huyết thanh chẩn đoán
Trong huyết thanh của người bị nhiễm giun đũa có
kháng thể đặc hiệu với loại giun này. Những kỹ thuật
đã được dùng để phát hiện kháng thể gồm có, cố định
bổ thể kết tủa, khuyết tán trong thạch, diện di miễn
dịch. Chẩn đoán nhiễm giun đũa bằng miễn dịch ít
được dùng do có nhiều phản ứng chéo với các loại
giun sán khác.
6.ĐIỀU TRỊ
Dùng một trong các loại thuốc:
-thiabendazol 50mg/kg X 2 ngày
-Mebendazol 200 mg 1 viên X 3 ngày
-Flubendazol
-Albendazol
ĐIỀU TRỊ:
Điều trị đặc hiệu:
Điều trị chỉ có kết quả giun trưởng thành. Thuốc chọn
được là:
- Albendazole: trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, liều duy nhất
chọn là 200mg, trẻ em lớn hơn và người lớn, 1 liều
400mg
- Mebendazole: 100mg x 2 lần/ngày, chỉ uống 1 ngày
duy nhất.
- Levamisole: liều duy nhất 5 ngày/kg cân nặng.
- Pyrantel palmoate (Combantrin): liều duy nhất
10mg/kg cân nặng.
Uống thuốc tốt nhất vào giữa bữa ăn, không có chế độ
Điều trị biến chứng
Viêm phổi do Ascaris lumbricoides
Đáp ứng rất tốt với prednisolone. Nên tẩy giun 2 tuần
sau khi có triệu chứng ở phổi.
Viêm đường ruột
Điều trị bảo tồn: Chống co thắt, chống đau, giảm căng
dạ dày, truyền dịch, cách này thường cho kết quả tốt.
Nên tẩy giun sau khi con đau cấp đã qua và chức năng
của ruột được hồi phục. Nên dùng loại thuốc tẩy dạng
lỏng và có tác dụng nhanh (levamisole, pyrantel). Nếu
cách điều trị này thất bại thì phải dùng phẫu thuật.
Tắc ruột
Nên điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc giảm co
thắt, giảm căng dạ dày, truyền dịch, dùng paraffin và
thuốc tẩy giun, thường cho kết quả tốt. Nếu bệnh nhân
bị sốt, nhịp tim nhanh, nhu động ruột nỗi rõ, đau nhiều
hoặc không thuyên giảm sau 48 giờ điều trị bảo tồn,
thì phải mổ, cố gắng không cắt ruột mà nên làm cho
nút lỏng ra, cho giun đi xuống ruột già. Hiếm khi phải
cắt bỏ đoạn ruột.
7.DỰ PHÒNG
Cấp 0
-giáo dục người dân có ý thức vệ sinh môi trường
-Hố xí đúng quy định và tránh đi tiêu bừa bãi
-Không bón phân tươi cho rau củ quả
Cấp 1
Giáo dục người dân ăn chín uống sôi
Cấp 2
Tìm người nhiễm giu điều trị
Cấp 3
Điều trị biến chứng giun chui qua ống mật bằng
biện pháp nội soi.
8.KẾT LUẬN
Giun đũa sống ở ruột non, tranh chấp dinh dưỡng
với ký chủ, gây biến chứng tắc ruột và chui vào
đường mật hình thanh sỏi mật. Xóa bỏ tập quán
phân tưới trên rau cải, vệ sinh ăn uống tránh
nhiễm giun.
THANK YOU !

You might also like