You are on page 1of 39

BỆNH THƯỜNG GẶP

TRÊN GÀ

TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH ĐẶC TRƯNG


PHƯƠNG PHÁP PHÒNG, TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

TÁC GIẢ: DOVA HÙNG

1
LỜI MỞ ĐẦU

Thân gửi:

- Các bạn đọc, những người có đam mê với ngành thú y, đặc biệt là bệnh về Gà.

- Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, chẩn đoán và theo dõi bệnh trên
gà ở Việt Nam. Tôi đã tập hợp các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng nhất của 22
bệnh trên gà và có các phác đồ điều trị hiệu quả.

- Với cuốn sách này sẽ giúp được các bạn nhận biết chính xác bệnh và có biện pháp
phòng, trị các bệnh thường gặp trên gà hiệu quả nhất.

- Qua cuốn sách này tôi gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, người chăn nuôi gà đã
cung cấp các ảnh để tôi hoàn thành cuốn sách này.

- Rất mong được sự đón nhận, đóng góp ý kiến để cuốn sách hoàn thiện hơn, cuốn
sách sẽ là một cẩm nang cần thiết cho những người làm thú y, chăn nuôi.

Xin chân thành cảm ơn .!.

2
1. BỆNH COLIBACILOCIS

(NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO E.COLI)

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà ở mọi lứa tuổi, gà càng bị sớm bệnh càng trầm trọng gây ảnh hướng lớn tới sức
tăng trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Nguyên nhân là do E.coli gây nên. E.coli có thể là nguyên nhân chính hoặc kế phát
sau bệnh CRD.

- Bệnh có thể truyền dọc từ bố mẹ, nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp

3. Triệu chứng lâm sàng

- Biểu hiện gà ủ rũ, nóng sốt, khô chân, kém ăn hoặc bỏ ăn.

Gà bệnh khô chân

- Tiêu chảy phân toàn bọt khí ở gà 1 ngày tuổi, phân trắng lẫn bọt khí ở gà lớn.

Phân gà toàn bọt khí Phân trắng lẫn bọt khí


3
4. Bệnh tích điển hình

- Tạo bọt ở các màng treo ruột, màng túi khí, viêm fibrin ở các màng trên và màng
bao tim.

Tạo bọt ở màng treo ruột Tạo Fibrin ở màng cơ quan nội tạng

- Gà đẻ ngoài bệnh tích trên thì buồng trứng viêm, xuất huyết, trứng non thoái hóa
thành dạng bã đậu.

Viêm Fibrin ở nội tạng và buồng trứng Trứng bị hỏng, thoái hóa trong ống dẫn trứng

5. Biện pháp phòng

- Kiểm soát sự lây nhiễm mầm bệnh từ gà bố, mẹ, trứng, lò ấp, dụng cụ chăn nuôi.
Chọn lựa con giống ở nơi uy tín.

- Kiểm tra nguồn nước

- Tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

- Dùng một trong các loại kháng sinh có thành phần sau để uống phòng định kỳ:
Enrofloxacin, Fosfomycin, Oxytetracyclin, Amoxicillin, Cefalexin

4
- Dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1ml/lít nước hoặc TKS- Men tiêu hóa sống cao
tỏi 1g/lít nước uống suốt quá trình nuôi. Khi thấy phân khô thì có thể giảm liều.

TKS-Worm Men tiêu hóa sống TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi

6. Biện pháp điều trị

- Bệnh thường ghép với CRD nên biện pháp điều trị hiệu quả là sử dụng một trong
các phác đồ sau để tiêm.

+ Dùng Paractamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau 2h ta tiêm

+ Đối với gà con: Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin hoặc
Gentamycin + Tylosin tiêm dưới da cổ liều gấp 2 lần nhà sản xuất trong 2-3 ngày.

+ Đối với gà lớn, gà đẻ ta nên kết hợp thuốc như sau:

Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin kết hợp với thuốc có thành
phần Flofenicol + Doxycinlin hoặc Gentamycin + Tylosin

+ Dùng TKS- Men tiêu hóa sống cao tỏi 3g/lít nước uống 5 ngày liên tục.

2. BỆNH THƯƠNG HÀN

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Bệnh xảy ra ở gà con dưới 1 tuần tuổi gọi là bệnh bạch lỵ, ở gà lớn gọi là thương
hàn

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do vi khuẩn Salmonella pullorum gây bệnh ở gà con, Salmonella enterica ssp gà


con có thể bị nhiễm Salmonela phôi, từ thức ăn nước uống

5
3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà con bị bệnh ỉa chảy, phân màu trắng phớt vàng, phân dính xung quanh hậu môn,
bịt kín lỗ hậu môn, gầy đầy hơi chướng bụng, chết nhanh.

- Gà lớn thấy hiện tựng tiêu chảy phân trắng, phớt vàng

Gà con tiêu phân dính hậu môn Gà lớn tiêu chảy phân trắng vàng

4. Bệnh tích điển hình

- Bệnh tích ở gà nhỏ gây hoại tử đinh ghi ở gan và viêm túi lòng đỏ làm túi lòng đỏ
chuyển thành màu xanh và cứng lại

Hoại tử đinh ghim ở gan Túi lòng đỏ viêm, xanh, cứng lại

- Bệnh tích ở gà lớn gây hoại tử đinh ghim ở gan, gia cầm đẻ phôi trứng biến dạng,
nổi rõ các mạch máu làm cho các phôi trứng có màu đỏ rõ, đôi khi thấy trứng non dập
vỡ gây viêm dính phúc mạc, ống dẫn trứng viêm, xuất huyết.

6
Hoại tử đinh ghim gan ở gà lớn Phôi trứng có màu đỏ

5. Biện pháp phòng

- Đối với gà con khi úm ta dùng một trong các thuốc chưa thành phần Enrofloxacin,
Oxytetracyclin, Amoxicillin, Flofenicol liều theo nhà sản xuất, kết hợp với TKS-Men
tiêu hóa sống cao tỏi liều 1g/lít nước uống hàng ngày.

- Gà lớn khi thời tiết thay đổi ta dùng một trong các thuốc trên để phòng bệnh

6. Biện pháp điều trị

- Dùng Paractamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau đó dùng

- Dùng Flofenicol hoặc Flofenicol + Oxytetracyclin + TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi
vừa pha vào nước và trộn vào thức ăn cho gà liều theo nhà sản xuất tăng 2 lần trong
3-5 ngày.

- Những con gà bị dinh phân ở hậu môn phải gỡ phân ra và cắt bớt lông gần lỗ hậu
môn.

3. BỆNH GUMBORO

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà mắc chủ yếu ở 3 đến 8 tuần tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh do Birnavirus tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà

3. Triệu chứng lâm sàng

- Khi đàn gà bị bệnh thì bệnh xảy ra đột ngột, tiêu chảy loãng, phân nhớt màu trắng,
vàng, đôi khi lẫn máu, sốt cao, uống nhiều nước, đàn gà tụm đống mặc dù không bị
lạnh vậy nên gà hay bị chết do đè lên nhau.
7
4. Bệnh tích điển hình

- Mổ khám bệnh tích: xuất huyết thành vệt cơ đùi, cơ ngực, túi Fabricius xuất huyết,
sưng hoặc teo lại.

Cơ đùi xuất huyết thành vệt Túi Fabricius sưng, xuất huyết

5. Biện pháp phòng

- Dùng vắc xin Gum A hoặc gum 228E nhỏ mồm hoă ̣c pha vào nước sa ̣ch lần 1 vào
8-10 ngày tuổi, lần 2 vào 18-20 ngày tuổi nếu chăn nuôi lứa nào cũng bị bệnh có thể
dùng lần 3 vào 30 ngày tuổi

6. Biện pháp điều trị

- Tách riêng những con gà bị bệnh, tiêm thuốc và bơm thuốc cho uống ngày 2-3 lần.

- Dùng kháng thể KTG tiêm bắp mỗi con 1 – 2 ml/ con, trước khi tiêm bỏ lọ kháng
thể ra ngoài 15-20 phút cho bớt lạnh rồi tiêm, tiêm riêng mũi kim giữa con khỏe và
yế u

- Dùng thuố c có thành phầ n Paracetamon + Vitamin C, K + Glucose , sau 2h tiêm
kháng thể và cho uống thuốc kháng sinh để chữa bệnh ghép.

Lưu ý: với đàn gà mà đã dùng 2 – 3 lần vac xin Gum A, Gum 228E thì nếu bị bệnh
thì chỉ cần dùng thuốc uống thành phầ n Paracetamon + Vitamin C, K + Glucose , sau
2h tiêm kháng thể và cho uống thuốc kháng sinh để chữa bệnh ghép không cần tiêm
KTG.

4. BỆNH CRD (HEN GÀ)

̣ nh
1. Lứa tuổ i bi bê ̣

- Gà ở mo ̣i lứa tuổ i, nhưng chủ yế u vào lúc 15 đế n 56 ngày tuổ i

8
̣
2. Nguyên nhân gây bênh

- Nguyên nhân chủ yế u là do vi khuẩ n Mycoplasma gây nên, có thể lây từ bố mẹ qua
trứng, tác đô ̣ng lớn đế n bênh
̣ như: bu ̣i, khí độc trong không khí quá nhiề u, trời quá
nóng, quá la ̣nh. Gà từ 1-10 ngày, 18-45 ngày và bắt đầu lên đẻ, đẻ rộ bị nặng nhất.

3. Triêụ chứng lâm sàng

- Khi gà bi ̣bênh ̣ phát triể n châ ̣m nhưng tỷ lê ̣ bê ̣nh


̣ có triê ̣u chứng hen, să ̣c khe ̣c, bênh
cao, tỷ lê ̣ chế t thấ p, tiêu chảy phân trắ ng xanh, mô ̣t số gà bi ̣sưng khớp.

- Điều trị ko triệt để gà chậm lớn, xác gầy, FCR cao

- Gia cầm đẻ giảm đẻ tử 10-25 %

4. Bệnh tích điển hình

- Viêm màng túi khí, túi khi dầy lên mất sự trong suốt

- Gia cầm đẻ nhiều trứng non, méo mó, vỏ xù xì

Hiện tượng màng túi khí mờ đục và dày lên

5. Biêṇ pháp phòng bênh


̣

- Ha ̣n chế tới mức tố i đa những yế u tố bấ t lơ ̣i đế n đàn gia cầ m như: nóng quá, la ̣nh
quá, lươ ̣ng bu ̣i, kiểm soát khí độc trong chuồng nuôi bằng TKS-Men tiêu hóa sống
cao tỏi với liều 1g/1 lít nước dùng liên tục trong quá trình nuôi.

- Kết hợp sử dụng TKS-Phot hoặc TKS-Class phun hoặc rắc định kỳ vào đệm lót.

- Từ khi gà đươ ̣c 1 ngày tuổ i đinh


̣ kỳ 3 ngày/ lầ n cho gà uố ng mô ̣t trong các loa ̣i
thuố c sau: Tylosin, Oxytetracyclin, Spiracin, Enrfloxacin, Erythomycin, Tilmicosin,
Lincomycin đế n khi gà đa ̣t 56 ngày tuổ i.

9
6. Biêṇ pháp điề u tri bê
̣ nh
̣

- Mô ̣t số loa ̣i thuố c có tác du ̣ng điề u tri ̣ tố t với vi khuẩ n Mycoplasma : Tilmycosin,
Tilosin, Tiamulin, Erythromycin, Azithromycin, Lincomycin Doxycilin,
Oxytetracyclin, Enrofloxacin, Flofenicol

- Bệnh rất hay ghép với E.coli bại huyết nên khi điều trị ta nên kết hợp với một trong
các thuốc trị E.coli như:

+ Dùng để cho uống: Flofenicol, Oxytetracyclin, Doxycilin, Fosfomycin

+ Ví dụ: Dùng cho uống Tilmicosin + Flofenicol hoặc Doxycilin hoặc Fosfomycin,
Azithromycin + Flofenicol hoặc Doxycilin hoặc Fosfomycin dùng để cho uống.

+ Dùng để tiêm: Dùng Tilosin hoặc Lincomycin + Gentamycin hoặc Spectinomycin.


Nếu bệnh nặng có thể kết hợp thêm Flofenicol + Doxycillin.

+ Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi 3g/lít nước uống 5 ngày

- Dọn hoặc dùng TKS-Class hoặc TKS-Phot để khử mùi, khí độc, bụi chuồng nuôi.

5. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà ở 10 ngày tuổi trở đi đối với nuôi lứa đầu và 6 ngày tuổi với lứa sau.

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do cầ u ký trùng, có 9 chủng thường gắp nhất là 6 chủng E. Tenela ký sinh ở ruột
thừa, E. Acervulina ký sinh ở tá tràng, E.Necaltrix ký sinh ở ruột non nhưng không ở
tá tràng, E. Mitis – cuối ruột non đầu ruột già; E. Bruneti- ở ruột già và manh tràng;
E. Praecox ở tá tràng và không tràng; E. Haeami-ở tá tràng; E.Maxima ở ruột non
nhưng không ở tá tràng; E. Mivati ký sinh ở tá tràng và ruột non

- Cầu ký trùng gây bệnh cầu trùng trên gà tồn tại rất lâu ngoài môi trường và rất khó
tiêu diệt bằng các loại thuốc sát khuẩn cũng như vôi bột vì vậy đàn gà rất dễ bị mắc
bệnh từ môi trường. Bệnh gây tổn thương ruột nên tạo điều kiện cho bệnh E.coli xâm
nhập vào máu bại huyết, viêm ruột hoại tử.

3. Triệu chứng lâm sàng

- Những con gà bị bệnh biểu hiện rù, xã cánh, gầy yếu, ỉa chảy phân có máu tươi sau
đó chuyển dần thành mầu cà phê.

10
- Cầu trùng ruột non gà ăn uống bình thường nhưng tiêu chảy phân như cháo bột màu
vàng nhạt, mầu nâu, đen.

Các đoạn ruột gà thường bị cầu trùng ký sinh Phân gà bị bệnh cầu trùng

4. Bệnh tích điểm hình

- Các đoạn ruột của gà mắc cầu trùng sẽ bị viêm, xuất huyết, chứa máu

Cầu trùng ruột non Cầu trùng manh tràng

5. Biện pháp phòng

- Dùng các loa ̣i thuố c có thành phầ n sau để điề u tri ̣cầ u trùng như:
Sulfachloropyridazine, Sulfadimidine, Sulfadimithoxine, Sufamonomethoxine,
Toltarazurin, Diclazurin, Amprolium, Clopidol… vào nước uố ng cho gà uống từ 10
ngày tuổi đối với lần đầu và 6 ngày tuổi với các lứa sau 1 tuần dùng 1-2 lần đến khi
qua giai đoạn phát bệnh của trại mình.
- Cần thay đổi các loại thuốc trong các lứa khác nhau.
6. Biện pháp điều trị

- Do đặt tính bệnh cầu trùng hay ghép với E.coli và Viêm ruột hoại thử nên khi điều
trị cần kết hợp giữa thuốc trị cầu trùng và thuốc trị E.coli và Viêm ruột hoại tử.Cần
điều trị liên tục 3 ngày sau đó nghỉ 3 ngày và cho uống lặp lại. Trong quá trình điều
trị nếu chuồng nền không nên bồi hoặc thay chấu mới.

11
- Dùng một trong các thuốc trị cầu trùng trên kết hợp với một trong các thuốc sau:
Amoxicillin, Oxytetracyclin, Enrofloxacin.

- Kết hợp với Vitamin K để cầm máu

- Ví dụ: Dùng Toltrazurin + Amoxicillin + Vitamin K

6. BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Bệnh thường xảy ra khi gà trên 4 tuần tuổi

2. Nguyên nhân gây bênh

- Do vi khuẩn Clostrium perfringens gây nên

3.Triệu chứng lâm sàng

- Gà tiêu chảy phân chứa niêm mạc ruột theo phân

Phân gà chứa niêm mạc ruột

4. Bệnh tích điểm hình

- Ruột có các nốt hoại tử điểm, hình tròn ở ruột, nếu nặng sẽ hoại tử toàn bộ 1 đoạn
ruột

12
Hoại tử điểm ruột Hoại tử cả 1 đoạn ruột

5. Biện pháp phòng bệnh

- Dùng một trong các thuốc Amoxicillin, Oxytetracyclin, Enrofloxacin, BMD,


Hanquinol vào giai đoạn nguy cơ bệnh cao.

- Sử dụng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1 ml/lít nước hoặc TKS-Men tiêu hóa sống
cao tỏi 1g/lít nước suốt quá trình nuôi sẽ hạn chế bệnh.

6. Biện pháp điều trị

- Dùng một trong các thuốc Amoxicillin, Oxytetracyclin, Enrofloxacin, BMD,


Hanquinol kết hợp Vitamin K để cầm máu

- Dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 6 ml/lít nước hoặc TKS-Men tiêu hóa sống cao
tỏi 6g/lít nước dùng 5 ngày liên tục.

7. BỆNH APV

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi

2. Nguyên Nhân

Do Avian PneumoVirus, Chủng B trên Gà, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp

- Khí độc tác động mạnh đến bùng phát bệnh

3. Triệu chứng lâm sàng

- Viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi

- Mắt có bọt, chảy nước mắt

- Một vài con bị bại liệt


13
Viêm, tắc nghẹt mũi, mắt có bọt Bại liệt

4. Bệnh tích điển hình

- Viêm mí mắt, mù mắt

- Viêm tạo Fbrin màu vàng dưới da má, da đầu

Viêm tạo Fbrin màu vàng dưới da má Viêm tạo Fbrin màu vàng dưới da đầu

5. Biện pháp phòng

- Vắc xin HIPRAVIAR SHS , 1062/ CHỦNG B GÀ nhỏ mồ m vào 7 ngày

- Vắc xin APV của pháp

6. Biện pháp điều trị

- Do là bệnh virus nên ta chỉ điều trị để chống bội nhiễm

- Thuốc uống:

+ Tilmycosin hoặc Lincomycin + Flofenicol + Bromhesin + Dexamethasone. Uống 3


ngày liều gấp 2 lần nhà sản xuất, 2 ngày tiếp liều theo nhà sản xuất

14
- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi 3g/lít nước uống 5 ngày.

8. BỆNH ORT

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất ở gà 12 tuần tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm

3. Triệu chứng lâm sàng

- Ho, hắ t hơi, há mồm, rớn cổ thở, tím tái mào tích.

Gà há mồm thở

4. Bệnh tích điển hình

- Ta ̣o kén Fibrin trong phế quản, khí quản

Tạo kén trong phế quản

15
5. Biện pháp phòng bệnh

- Dùng mô ̣t trong các thuố c có thành phầ n sau để phòng: Enrofloxacin, Amoxicillin,
Erythomycin, Tilmicosin, Flofenicol, Lincomycin

- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi 1g/lít nước uống hàng ngày

6. Biện pháp điều trị

- Phác đồ 1: Dùng thuốc có thành phần (Gentamycin + Tylosin) + (Flofenicol +


Doxycilin) + Dexamethasone + Bromhesin tiêm dưới da cổ 1 ngày 1 mũi tiêm 2-3
ngày.

- Phác đồ 2: Dùng Tilmicosin hoặc Azithromycin hoặc Lincomycin + Flofenicol +


Doxycillin + Dexamethasone hoặc Presnisolone hoặc Chymotrypsine + Bromhesine
+ Paracetamol pha vào nước cho toàn đàn uống

- Phác đồ 3: Tiêm Amox LA hoặc Ceftiofur + Gentamycin 2-3 ngày và cho uống
Enrofloxacin

- Kế t hơ ̣p với thuố c long đờm, hạ sốt sẽ cho hiêụ quả điề u tri tố
̣ t hơn!

- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi 3g/lít nước uống 5 ngày

9. BỆNH CORYZA

̣ nh
1. Lứa tuổ i bi bê ̣

- Gà ở mo ̣i lứa tuổ i nhưng bênh


̣ nă ̣ng nhấ t ở gà giò (2 đế n 3 tháng tuổ i) và gà đẻ.

̣
2. Nguyên nhân gây bênh

- Do vi khuẩn Haemophillus Paragallinnarum Gram âm gây ra dưới sự thúc đẩy các


yếu tố stress có hại như CO2, NH3, H2S, độ ẩm cao… Bệnh thường hay bội nhiễm
bởi vi khuẩn E. coli, Mycoplasma, viêm phế quản và thiếu Vitamin A và các bệnh
khác.

3. Triêụ chứng lâm sàng

- Ở những con gà bi bê


̣ ̣nh có triêụ chứng: Chảy nước mũi, tịt mũi, lấy chân gãi mắt do
viêm thối mắt, ho hen, lưỡi thâm, hơi thở ra thố i.

16
4. Bệnh tích điển hình

- Gà chảy nước mũi, mùi thối, tắc mũi, sưng mắt, viêm tạo kén trong xoang mũi,
xoang mắt

Gà chảy nước mũi, sưng mắt Tạo kén trong xoang mũi

5. Biêṇ pháp phòng

- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi với liều 1g/lít nước cho uống hàng ngày giúp
chuồng trại khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S

- Cho ăn thức ăn bổ sung Vitamin A,D,E

- Trong giai đoa ̣n nguy cơ bê ̣nh cho uố ng 1 trong các thuố c chứa mô ̣t trong những
thành phầ n Timicosin. Tilosin, Oxytetracyclin, Amox, Enrofloxacin

6. Biêṇ pháp điề u tri ̣

- Khi bê ̣nh xảy ra ta điề u tri ̣như sau:

- Phác đồ 1: Tiêm Amox hoă ̣c Ceftiofu. Cho uố ng Enrofloxacin +


Sulfamonomethosime, dùng liên tu ̣c 5-7 ngày

- Phác đồ 2: Tiêm 1 trong các thuố c Flodoxy, Oxytetracyclin LA, uố ng Tilmicosin
hoă ̣c Spiracin, điề u tri ̣từ 5 đế n 7 ngày bệnh sẽ khỏi.

- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi với liều 3 g/lít nước cho uống 5 ngày liên tục.

10. BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ILT)

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà từ 20 ngày tuổi đến 1 năm tuổi, nhưng xảy ra nhiều nhất ở gà từ 3 đến 5 tháng
tuổi

17
2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do Herpesvirus gây nên, có thể truyền dọc từ mẹ sang con và lây ngang.

- Tác động của ngoại cảnh như chuồng nuôi nhiều khí độc như H2S, CO2, NH3 và
thiếu Vitamin A làm cho gà dễ mắc bênh

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà bị bệnh có biểu hiện ho hen, ngạt từng cơn, viêm mắt, khạc đờm có lẫn máu

4. Bệnh tích điển hình

- Bệnh tích mổ khám xuất huyết điểm thanh quản, khí quản trường hợp nặng thanh
quản chứa máu.

Xuất huyết điểm thanh khí quản

5. Biện pháp phòng

- Dùng vắc xin ILT-Laringo vào 15-25 ngày tuổi

- Dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1ml/lít nước hoặc TKS-Men tiêu hóa sống cao
tỏi 1g/lít nước, giúp tăng sức đề kháng, chuồng trại khô, thoáng, ít khí CO2, NH3,
H2S

- Bổ sung thêm Vitamin A trong khẩu phần ăn cho gà

6. Biện pháp điều trị

- Dùng thuốc Paracetamol + VitaminC, K + Glucose cho uống sau 2h cho toàn đàn
uống lại vắc xin ILT-Laringo

- Dùng kháng sinh để điều trị bệnh ghép

- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi với liều 3 g/lít nước cho uống 5 ngày liên tục.

18
11. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)

̣ nh
1. Lứa tuổ i bi bê ̣

- Gà từ 2 đế n 50 ngày tuổ i và lúc gà đẻ nguy cơ và tỷ lê ̣ mắ c bê ̣nh cao nhấ t.

̣
2. Nguyên nhân gây bênh

- Do Coronavirus gây nên

3. Triêụ chứng lâm sàng

- Ở thể thường gà 2 -50 ngày tuổi bi ̣ bê ̣nh hen sâu, tiế ng rít như sáo diều cùng với
nhịp thở.

- Ở thể thận gà 2-50 ngày tuổi gà sốt cao, uống nhiều nước, chảy nă ̣ng ở gà con, tỷ lệ
chết cao

- Giảm đẻ đô ̣t ngô ̣t và rấ t nhanh ở gà đang đẻ, vỏ trứng dầy lên

4. Bệnh tích điển hình

- Ở thể thường: khí, phế quàn, phế nang chứa nhiều dịch nhầy, phổi viêm phù nề

- Ở thể thận: Thận sưng to lồi lên, nhợt nhạt, nổi rõ mao quản, hai ống dẫn nước tiểu
2 bên chứa đầy Urat trắng, cơ thể gà khô do mất nước.

Thận biến đổi thành dạng túi

5. Biêṇ pháp phòng

- Hiê ̣n nay có vắ c xin phòng đó là ND – IB, H120 nhỏ vào mồm lần 1 vào 5 ngày lần
2 vào 18-21 ngày tuổi.

- Vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch nên dùng thêm chủng H52 hoặc
4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B.

19
6. Biêṇ pháp điề u tri ̣

- Khi bênḥ xảy ra những con ố m vì bênḥ IB thì tiể u hủy còn những con còn la ̣i dùng
vắ c xin ND – IB nhỏ trực tiế p vào mồ m. Nếu ở thể thận nên dùng thêm văc xin IB
4/91.

- Kế t hơ ̣p với sử du ̣ng Vitamin C + Bcomplex + Paracetamol + Glucose pha vào nước
cho gà uố ng

- Dùng TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi liều 3g/lít nước trong 5 ngày liên tục

- Nế u đàn gà ghép bênh


̣ thì ta nên xác đinh ̣ ghép để có hướng điề u tri ̣
̣ rõ bênh

12. BỆNH ĐẦU ĐEN

̣ nh
1. Lứa tuổ i bi bê ̣

- Gà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị
bệnh.

̣
2. Nguyên nhân gây bênh

- Bệnh do Histomonas ký sinh ở gan, da ̣ dày và manh tràng gây ra, Ở Việt Nam do
các biến đổi đặc trưng tạo kén ở manh tràng nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh
kén ruột.

- Histomonas ở ngoài môi trường thường hay có ở trứng giun đất

3. Triêụ chứng lâm sàng

- Gà bê ̣nh số t cao 43 đế n 44 đô ̣ C nhưng ru ̣t cổ , rúc đầ u vào cánh, đứng im, mắ t nhắ m
nghiề n, run rẩ y. Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen,
nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

̣ tích điển hình


4. Bênh

- Gan sưng to gấ p 2 đế n 3 lầ n, viêm hoa ̣i tử màu trắ ng, manh tràng sưng dày lên chứa
đầ y máu như máu cá hoă ̣c chứa kén bã đâ ̣u nên kiểm tra kỹ chất chứa để phát hiện
bệnh sớm, manh tràng có thể bi ̣thủng gây viêm phúc ma ̣c.

20
Tạo kén ở manh tràng Gan hoại tử lõm xuống

5. Biêṇ pháp phòng

- Từ 20 ngày tuổ i trở lên, cứ 7 - 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1g
thuốc tím, hoặc 2 g sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 - 2 giờ, sau đó nếu thừa thì
đổ đi, không nên để gà quá khát.

- Đinh
̣ kỳ 1 tháng tẩ y giun, sán 1 lầ n

6. Biêṇ pháp điề u tri ̣

- Dùng thuố c có thành phầ n Sulphamonomethoxine hoă ̣c Sulphadimethoxine pha vào
nước cho gà uố ng

- Kế t hơ ̣p với Enrofloxacin hoặc Trimethoprime để chố ng kế phát, Paracetamol để ha ̣
số t, Vitamin K để cầ m máu, C, Bcomplex, Glucose và tăng sức đề kháng cho gà

13. BỆNH KÝ SINH TRÙNG MÁU

1. Lứa tuổi bị bênh

- Ở mọi lứa tuổi, nhưng gà từ 4-6 tháng tuổi hay mắc nhất

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do nguyên sinh động vật là Leucocytotozoone gây nên, phá vỡ hông, bạch cầu, các
cơ quan tổ chức đặc biệt là gan. Bệnh lây truyền qua muỗi, dĩn

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà ốm sốt cao, giảm ăn, mào tích nhợt nhạt, tiêu chảy phân xanh màu nõn chuối,
xanh lét, mào tích nhợt nhạt, gầy dần rồi chết.

- Gà đẻ trứng non dễ vỡ hoặc vỏ rất dày, trứng có kích thước bé hơn bình thường
21
Phân gà có màu xanh nõn chuối

4. Bệnh tích điển hình

- Máu khó đông hoặc không đông, gan sưng to xuất huyết, dễ vỡ, cơ xuất huyết đi
ghim.

- Gà đẻ bị thoái hóa buồng, ống dẫn trứng, trứng non vỡ gây viêm dính phúc mạc.

Xuất huyết đinh ghim ở cơ Xuất huyết gan

5. Phòng bênh

- Xây dựng chuồng trại với khoảng cách 2-3 m là khu đất trống rải sỏi để hạn chế
muỗi, dĩn

- Phun thuốc trừ muỗi, dĩn định kỳ vào mùa tháng 2 đến tháng 7 hàng năm hoặc khi
nhiều muỗi.

6. Biện pháp điều trị

- Phun thuốc diệt muỗi

- Dùng thuốc hạ sốt + gluco KC cho uống

22
- Sau 1-2 h cho uống thuốc thành phần Sulfamonomethosine hoặc Sulfadimithoxine
ngày 2 lần liên tục 3-5 ngày.

14. BỆNH ĐẬU GÀ

1. Lứa tuổi gây bệnh

- Ở mo ̣i lứa tuổ i

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do vi rút đậu gà, bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hoa xoan và do
thiếu vitamin A

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà ốm ủ rũ, ăn ít, bỏ ăn, gầy, chết lác đác

- Những con gà bị mụn đậu mọc trong xoang miệng, thực quản gây đau, gà không ăn
được gầy dần và chết

4. Bệnh tích điển hình

- Xung quanh miệng, mắt, mào tích, trong họng mọc nhiều nốt đậu xanh

Mụn đậu mọc ở mép, mí mắt, mào, tích Mụn đậu mọc ở họng, thực quản

5. Biện pháp phòng bênh

- Dùng vắc xin đậu gà để chủng màng cánh hoặc tiêm dưới da từ 7 – 21 ngày

- Bổ sung đủ vitamin A trong khẩu phần ăn

23
6. Biện pháp điều trị

- Đối với những con chưa bị bệnh ta dùng vắc xin đậu chủng màng cánh

- Những con bị bệnh dùng xanh Metylen để bôi vào mụn đậu, dùng thuố c Đâ ̣u gà (có
chứa Oxytetracylin hoặc Neomycin) nhỏ vào mồm cho gà, nhét thức ăn để gà chống
đói.

- Cho cả đàn uống nước pha Vitamin A, C.

15. BỆNH NIU CÁT SƠN (GÀ RÙ)

1. Lứa tuổi bị bệnh

-Gà ở mọi lứa tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do vi rút Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxovididae gây nên.

- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào vụ đông xuân, lây lan mạnh

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà bị bệnh rù, chảy dãi, ho hen kèm theo tiếng tooc, liệt và bại liệt chân cánh,
nghẹo cổ. Ỉa chảy phân xanh, giảm đẻ, có nhiều trứng non vỏ mềm. Chết ồ ạt ở đàn
chưa tiêm phòng, chết rải rác ở đàn đã nhỏ Lasota hoặc đã tiêm vắc xin niu cát sơn
chủng độc lực thấp như Clone 45.

4. Bệnh tích điển hình

- Mổ khám: Dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh gai tuyến

- Gà đẻ bị thoái hóa buồng, ống dẫn trứng, trứng non vỡ gây viêm dính phúc mạc.

Xuất huyết ở đỉnh gai tuyến dạ dày tuyến

24
5. Biện pháp phòng

- Nhỏ vắc xin Lasota hoặc ND - IB lần 1 vào 5 ngày tuổi, lần 2 vào 14 ngày tuổi. Khi
gà đạt 45 ngày tuổi tiêm vắc xin niu cát sơn H1 hoặc Clone 79, ND-S. Nếu đàn gà
dùng để đẻ thì tiêm nhắc lại vắc xin niu cát sơn H1 hoặc Clone 79 hoặc ND-S vào 60
ngày tuổi.

6. Biện Pháp điều trị

- Khi bệnh xảy ra ta tách riêng những con gà đã có triệu chứng bệnh

+ Đối với gà <45 ngày tuổi, gà bị bệnh ghép với bệnh Gumboro.

- Dùng kháng thể Gum – Niwcatson tiêm bắp 1- 2 ml/con (tiêm gà khỏe và gà bệnh
dùng riêng mũi kim). Sau 3 ngày nếu gà vẫn chưa khỏe lại thì tiêm nhắc lại. 3 ngày
dọn chuồng và phun thuốc khử trùng 1 lần đến khi đàn gà hoàn toàn bình phục. Khi
đàn gà đạt 45 ngày tuổi ta tiêm vắc xin niu cát sơn H1 của Việt Nam hoặc Clone 79
hoặc ND-S

- Dùng Para C + Gluco K&C+ thuốc kháng sinh trị bệnh ghép

+ Đối với gà >45 ngày tuổi và đã được tiêm vắc xin Niu cát sơn

- Dùng Para C 100g + Gluco K&C pha vào nước uố ng sau 2h cho uống hoặc tiêm lại
vắc xin vắc xin niu cát sơn H1 hoặc Clone 79 hoặc ND-S

- Dùng kháng sinh để trị bệnh ghép

16. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà từ 21 ngày tuổi trở lên

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên, điều kiện ngoại cảnh như đang nắng đổ
mưa, thay đổi thức ăn, nước uống đột ngột sẽ làm bệnh dễ xảy ra

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà bị bệnh ỉa chảy lẫn máu nhưng lác đác, ho hen rải rác, mào tích tím và phù, chết
nhanh, tỷ lệ chết không cao.

25
4. Bệnh tích điển hình

- Mào tích tím tái, tim bơi trong dịch thẩm xuất màu vàng, xuất huyết mỡ vành tim,
xác chết bệnh tụ huyết trùng nhanh thối. Buồng trứng viêm thoái hóa.

Mào tích tím tái Xuất huyết mỡ vành tìm

5. Biện pháp phòng

- Đối với đàn gia cầm có số lượng ít ta dùng vắc xin tiêm phòng cho đàn gà được 2
tháng tuổi

- Đối với đàn lớn ta dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước định kỳ
cho gia cầm uống vào những khi thời tiết thay đổi, thay đổi thức ăn, nước uống.

+ Thành phần thuốc gồm: Amoxicillin, Ampicillin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin,


Flofenicol để cho uống.

6. Biện pháp điều trị

- Nế u đàn it́ nhỏ lẻ ta dùng:

+ Streptomycin 1g pha với 10ml nước cấ t tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lầ n hoă ̣c
(Kanamycin + Tiamulin) 1ml/3kg P/ngày

- Nế u đàn số lươ ̣ng nhiề u ta dùng mô ̣t trong các loa ̣i thuố c phòng ở trên để chữa bê ̣nh
và tăng liề u gấ p đôi.

17. BỆNH NẤM ĐƯỜNG TIÊU HÓA

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà ở tất cả các lứa tuổi

26
2. Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh hay xảy ra vào mùa nóng, ẩm như mùa xuân, hạ

- Do nấm Candida albicans, ký sinh ở miệng, diều gà

- Do dùng các loại kháng sinh phổ rộng như Amoxicilln, Flofenicol dài ngày… kích
thích nấm phát triển

- Do thức ăn nhiễm nấm

3. Triệu chứng lâm sàng

- Hơi thở có mùi hôi chua, diều căng chứa nước, phân sống, tăng trọng kém

4. Bệnh tích điển hình

- Xoang miệng có mảng bám màu trắng, Diều chứa thức ăn bị lên men chua, Nấm
mọc thành bụi nổi lên trên bề mặt diều

Diều Gà có các bụi nấm mọc

5. Biện pháp phòng bệnh

- Cải thiện điều kiện chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại ngăn chặn nấm phát triển

- Liệu trình dùng kháng sinh cần có thời gian nghỉ

- Sử dụng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1ml/lít nước uống thường xuyên trong quá
trình chăn nuôi

- Kiểm tra thức ăn tránh nhiễm nấm mốc

- Sử dụng Nistatin, Fluconazole để phun vào chuồng nuôi hoặc trộn, pha nước định
kỳ 1 tuần 1 lần vào thời gian nguy cơ bệnh cao

27
6. Biện pháp điều trị

- Phải làm tất cả các việc như phần phòng bệnh

- Sử dụng một trong các loại thuốc có thành phần Nistatin, Đồng sulfat, Fluconazole,
để trị bệnh từ 3-5 ngày

18. BỆNH GOUT

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do đa nguyên nhân:

+ Do dinh dưỡng: Do thức ăn thừa đạm, thừa muối, thiếu nước

+ Do hậu quả của các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng chức năng thận .

3. Triệu chứng lâm sàng

- Các nguyên nhân làm tăng tổng hợp axit Uric trong máu và tao ra các tinh thể Urat
ở các cơ quan nội tạng và các khớp.

- Gà bị bệnh tiêu chảy phân trắng nhiều nước

4. Bệnh tích điển hình

- Các màng của cơ quan nôi tạng như màng bao tim, màng gan, màng túi khí, màng
treo ruột có các mảng bám tinh thể Urat màu trắng. Các khớp như khớp bàn chân
sưng to, biến dạng

Muối Urat bán trên màng cơ quan nuội tạng Chân gà sưng, biến dạng

28
5. Biện pháp phòng bệnh

- Trong chăn nuôi gà công nghiệp nên:

+ Sử dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1ml/lít nước để tăng cường quá trình tiêu
hóa hấp thu, cân bằng dinh dưỡng, tăng giải độc gan, thận phòng chống bệnh

+ Không nên lạm dụng chất điện giải

+ Sử dụng thức ăn công nghiệp cân bằng giữa lượng đạm và các chất khác

+ Thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin

+ Nên dùng thêm giải độc gan thận khi sử dụng các thuốc nhóm Sulfamid và cung
cấp đủ nước

6. Biện pháp điều trị

- Chỉ điều trị dự phòng cho cả đàn bằng:

+ Cân đối lại thức ăn

+ Giảm chất lượng muối

+ Điều trị các bệnh truyền nhiễm triệt để

+ Dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống cho uống 3ml/lít nước 5 ngày liên tục hoặc
dấm gạo chứa axit axetic (CH3COOH) có nồng độ khoảng 5%: 1000 gà dùng từ 1-2
lít/3 ngày hoặc các chế phẩm chứa axit hữu cơ khác.

18. BỆNH MAREX

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà từ 3-4 tháng tuổi

2. Nguyên Nhân gây bệnh

- Bênh do virus herpes gây ra

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà ốm biểu hiện ăn uống kém, gầy dần, tiêu chảy phân xanh màu nõn chuối

29
4. Bệnh tích điển hình

- Sự tăng sinh của các cơ quan nội tạng, nhưng thường tập trung ở Gan với những
khối u màu trắng xám nổi lên trên bề mặt

So sách nội tạng của gà cùng lứa tuổi Các khối u nổi lên trên bề mặt gan

5.Biện pháp phòng bệnh

- Dùng vắc xin tiêm cho gà 1 ngày tuổi mới có hiệu quả phòng bệnh cao nhất

6. Biện pháp điều trị

- Không có thuốc đặc trị để giảm tỷ lệ chết ta có thể dùng KTG tiêm 3 ml/con có thể
nhắc lại sau 2 ngày

- Thuốc nâng sức đề kháng như là Gluco KC, hạ sốt dùng Paracetamol, giải độc gan,
TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi

- Dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh ghép

20. BỆNH UNG THƯ LƠCÔ

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Bệnh xảy ra ở gà trên 4-13 tháng tuổi, thường xảy ra ở 8-12 tháng tuổi

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh do một loại Retrovirut chứa ARN gây ra.

3. Triệu chứng lâm sàng

- Biểu hiện gà bị bệnh ăn kém, da nhợt nhạt, mào tích thiếu máu, nhăn nheo có màu
xanh xám.
30
4. Bệnh tích điển hình

- Gan sưng to phì đại với 3 thể u tăng sinh, u kết hạt và u hỗn hợp

- Lách và thận sưng to với u tăng sinh là chủ yếu

- Buồng trứng thoái hóa, phát triển khối u như cây xúp lơ, có màu như thịt mỡ luộc (u
tăng sinh)

- Phân biệt với bệnh Marex, bệnh lơcô không có các khối u ở da, cơ, dạ dày tuyến,
phổi dây thần kinh đùi, không có biến đổi ở mắt. các khối u trong bệnh lơcô chỉ có ở
Gan, Lách, túi Fabricius và buồng trứng

Gan gà bị u tăng sinh

5. Biện pháp phòng bệnh

- Không có vắc xin phòng bệnh

- Chấp hành tốt các quy định chăn nuôi an toàn sinh học

- Sử dụng TKS-Men tiêu hóa sống hoặc TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi để nâng cao
sức đề kháng tự nhiên của cơ thể phòng chống bệnh.

6. Biện pháp điều trị

- Không có biện pháp điều trị

- Loại thải gà ốm, tiêu độc khử trùng

- Bổ xung TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi, các loại vitamin, Bổ gan thận để tăng sức
đề kháng tự nhiên.

31
21. BỆNH CÚM GIA CẦM

1. Lứa tuổi bị bệnh

- Gà ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất ở gà 4-66 tuần tuổi.

- Bệnh thường xảy ra vào mùa đông

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do Orthomyxovirut typ A, chứa ARN gây ra.

3. Triệu chứng lâm sàng

- Hen giống bệnh hen gà (CRD), ỉa phân xanh, vàng, chảy nhiều nước dãi, nước mũi,
mào thâm tím, mào, tích sưng phù, giảm và tắt đẻ

4. Bệnh tích điển hình

- Xuất huyết mào, tích, da ống chân, mỡ bụng, màng treo ruột, trứng non dập vỡ gây
viêm dính phúc mạc.

Mào, tích xuất huyết Xuất huyết da ống chân

5. Biện pháp phòng bệnh

- Định kỳ 1 năm 2 lần tiêm phòng vắc xin cúm đến khi dịch được khống chế hoàn
toàn trên lãnh thổ Việt Nam.

6. Biện pháp điều trị

- Tiêu hủy theo pháp lệnh thú y

32
22. BỆNH GIUN, SÁN DÂY

1. Lứa tuổi mắc bệnh

- Gà trên 1 tháng tuổi có thể nhiễm giun, sán dây

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do các loại Giun đũa, sán dây kí sinh ở ruột non, giun kim ký sinh ở manh tràng.

3. Triệu chứng lâm sàng

- Gà gầy, da khô, tiêu chảy phân trắng.

4. Bệnh tích điển hình

- Giun, sán ký sinh làm tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm. Khi số lượng nhiều gây
tắc ruột, có trường hợp giun di hành vào dạ dày cơ, túi mật.

Gà ỉa ra giun Gà ỉa ra sán

5. Biện pháp phòng

- Định ký 1 -2 tháng ta dùng một trong thuốc tẩy giun sán có thành phần Albenrazol.
Menbenrazol, Fubenrazol để tẩy.

6. Biện pháp điều trị

- Khi mổ khám thây giun sán hoặc gà ỉa ra thì dùng thuốc như trên để tẩy

- Dùng thêm Vitamin K để cầm máu.

33
GIỚI THIỆU CÔNG DỤNG MEN TKS
1. TKS-Worm Men tiêu hoá sống

- Tiết kiệm chi phí với giá hợp lý

- Sử dụng để phòng chữa bệnh hiệu quả đa năng

- Là sản phẩm bảo vệ sức khỏe vật nuôi và người tiêu dùng

- Sản phẩm hội tụ:

+ Chứa Vi sinh vật sống hoàn toàn ->có lợi cho hệ tiêu hoá, khống chế vi sinh vật gây
bệnh giảm tỷ lệ chết

+ Chứa các Enzym -> giúp tiêu hoá thức ăn triệt để, giảm tiêu tốn thức ăn, đồng đều
cao

+ Chứa các a xít hữu cơ -> giúp giảm pH đường tiêu hoá, khống chế vsv gây bệnh và
giúp hệ vsv có lợi đường tiêu hoá phát triển.

+ Giải mùi, khí độc, chuồng nuôi giảm các bệnh về đường hô hấp

+ Tổng hợp Interferon giúp ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi khuẩn và vi rút

+ Tổng hợp vitamin nhóm B, a xít amin thiết yếu, chất kính thích tăng trưởng

2. TKS-Men tiêu hóa sống cao tỏi

+ Ngoài công dụng trên

+ Bổ sung thêm cao tỏi giúp tăng thực bào, chứa kháng sinh Allicin cân bằng với vi
sinh vật trong sản phẩm, giúp phòng, trị bệnh tiêu hoá hô hấp, cảm cúm, chống dịch
chống dịch.

Công ty chúng tôi xây dựng hệ thống đại lý, bán hàng Online, ship COD trên toàn
quốc.

Liên hệ: Alo/Zalo/Fb: 0963679669 Dova Hùng

Mọi người có thể tìm hiểu và đặt mua hàng tại:

http://fb.com/tks.menvisinhsong , http://shopee.vn/hungdova

34
35
36
37
38
39

You might also like