You are on page 1of 82

1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về thực phẩm của con người ngày
càng nâng cao, vì vậy trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã có những
bước tiến nhất định đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm có một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bởi nó không chỉ đáp ứng nhu
cầu thực phẩm (thịt, trứng) cho người tiêu dùng mà còn cung cấp nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón cho cây trồng…Tuy
nhiên, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng thường bị ảnh
hưởng của dịch bệnh, trong đó có bệnh ký sinh trùng.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có nhiều điều kiện để phát triển chăn
nuôi gà, đặc biệt là gà thả vườn. Sán dây gà là bệnh ký sinh trùng khá phổ
biến, gà thường mắc bệnh với tỷ lệ và cường độ cao, mắc quanh năm không
kể mùa vụ và thời tiết nào. Tuy không gây ra thể cấp tính làm chết gà hàng
loạt nhưng sán dây ký sinh làm cho gà gầy yếu, giảm tăng trọng, giảm sản
lượng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi.
Do sán ký sinh trong ống tiêu hoá chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho
gà gầy yếu, thiếu máu nên khi gà mắc bệnh thường thể hiện rõ nhất là niêm
mạc vàng, nhợt nhạt, mào và dái tai xanh tái. Gà khó thở thường vươn cổ ra
để thở. Sán tác động cơ học trong ruột non của gà, gây tổn thương niêm mạc
ruột, gây viêm ruột và xuất huyết vì vậy gà ỉa lỏng, phân có lẫn máu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế chăn nuôi gà và để có cơ sở khoa học đề
xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho gà, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở
gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên”
2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


+ Nghiên cứu tình hình nhiễm sán dây trên gà tại 4 phường xã: Đồng
Bẩm, Tân Long, Quan Triều, Thịnh Đán ở thành phố Thái Nguyên.
+ Xác định một số đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây gà.
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Chẩn đoán, có các biện pháp phòng, trị bệnh sán dây ở gà thả vườn.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả đề tài là những thông tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ
và bệnh lý lâm sàng của bệnh sán dây ở gà thả vườn.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo cho người chăn nuôi
gà áp dụng các bước phòng trị bệnh sán dây cho gà, hạn chế thiệt hại do sán
dây gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi
gia cầm phát triển và đứng vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Ký sinh trùng là bệnh khá phổ biến của vật nuôi nói chung và gia cầm
nói riêng. Sán dây gà là bệnh thường gặp ở gà thả vườn, bệnh phân bố rộng ở
hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh tuy không gây ra ở thể cấp tính làm chết
gà hàng loạt nhưng sán dây ký sinh trong ruột non và ruột già dùng giác bám,
bám vào niêm mạc ruột gây tổn thương, lấy chất dinh dưỡng làm gà gầy yếu,
giảm sức sản xuất. Nếu số lượng sán ký sinh nhiều gây tắc ruột, thủng ruột,
gây viêm xoang bụng, gây chết.
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Thành phần và đặc điểm sinh học của các loài sán ký sinh ở gà
Bệnh xảy ra do các loài sán thuộc lớp Cestoda bộ Cyclophyllidea ký
sinh ở ruột non và ruột già.
2.1.1.1. Thành phần của các loài sán dây ký sinh ở gà
* Vị trí sán dây trong hệ thống phân loại động vật
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các loại sán dây ký sinh ở gà. Năm
1940 Krjabin đã giới thiệu hệ thống phân loại của bộ Cyclophyllidea ông đã
chia bộ này thành một số phân bộ: Anoplocephalata, Davaineata,
Hymenolepidata, Taeniata...
Các nhà khoa học Việt Nam đã phân loại sán dây ký sinh theo hệ thống
phân loại của Schulz và Gvozdev (1970) ( Đặng Ngọc Thanh và CS, 2003)
[17]. Theo Phan Thế Việt và CS (1977) [27]; Nguyễn Thị Kỳ (1994) [4];
Nguyễn Thị Lê (1996) [11], sán dây có vị trí trong hệ thống phân loại động
vật như sau:
Ngành Plathelminthe Schneider, 1873
Lớp sán dây Cestoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Euestoda Southwell, 1930
Bộ Cyclophyllidea Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Davaineata Skjabin, 1940
4

Họ Davaineidae Fuhrmann, 1907


Phân họ Davaineinae Braun, 1900
Giống Davainea Branchard, 1891
Loài Davainea proglottina (Davane,1860)
Giống Cotugnia Diamare, 1893
Loài Cotugnia digonopora (Pasquale, 1890)
Giống Raillietina Fuhrmann, 1920
Loài R. tetragona (Molin, 1858)
Loài R. echinobothrida (Megnin, 1880)
Loài R. penetrans (Barzynska, 1880)
Loài R. cesticillus (Molin, 1858)
Loài R. volzi (Fuhrmann, 1905)
Giống Dilepidoides Spassky et Spaskaja, 1954
Loài Dilepidoides bauchei (Joyeux, 1924)
Giống Echinolepis Spassky et Spaskaja, 1954
Loài Echinolepis cariona (Magalhaes, 1898)
Giống Microsomacanthus Lopez -Neyra, 1942
Loài Microsomacanthus (Joyeux et Baer, 1935)
Giống Staphylepis Spassky et Oschmarin,1954
Loài Staphylepis cantaniana (Polonio, 1960)
Giống Oraentolepis Spassky et Jurpalova, 1964
Loài Orientolepis exigura (Yoshida, 1910)
Giống Amoebotaenia Cohn, 1899
Loài Amoebotania cuneata (Linstow, 1872)
* Thành phần sán dây ký sinh ở gà
Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam rất phong phú. Riêng sán dây
(Cestoda Rudolphi, 1808) là một trong bốn lớp giun sán ký sinh, đã phát hiện
được 148 loài (Nguyễn Thị Kỳ 1994) [4].
5

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002)
[8] cho biết, sán dây thường gặp ở gà gồm các loài chính: Cotugnia digonopor,
Davainea proglottina, R. tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus. Trong đó,
có 3 loài nhiễm phổ biến ở gà là: R. tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus
Theo Lê Đức Kỷ (1984) [5], bệnh sán dây gà gây nhiều tác hại, tuổi nào
cũng có thể mắc nhiều loài sán, gây tác hại nhất là 2 loài: Davainea
proglottina, R. echinobothrida
Kết quả mổ khám của Nguyễn Hồng Cường và CS (1999) [2], gà thuộc
khu vực xung quanh thành phố Hà Nội nhiễm 3 loài sán dây: R. tetragona, R.
echinobothrida, R. cesticillus
Nguyễn Thị Lê (1996) [11] cho biết, gà ở nước ta nhiễm các loài sán
dây là: Cotugnia digonopora, Davainea proglottina, R. tetragona, R.
echinobothrida, R. penetrans, R. cesticillus, R. macassariensis, R. tinguiana,
R. peradenica nova, R. georgiensis, R. peradenica, R. volzi
Theo Phan Thế Việt và CS (1977) [9], thành phần sán dây ký sinh ở gà gồm:
Giống Loài

Davainea Branchard, 1891 Davainea proglottina (Davane,1860)

Cotugnia Diamare, 1893 Cotugnia digonopora (Pasquale, 1890)

R. tetragona(Molin, 1858)
R. echinobothrida (Megnin, 1880)
Raillietina Fuhrmann, 1920
R. penetrans (Barzynska, 1880)
R. cesticillus (Molin, 1858)

Echinolepis Spassky et Spaskaja, 1954 Echinolepis cariona (Magalhaes, 1898)

Microsomacanthus Lopez -Neyra, 1942 Microsomacanthus (Joyeux et Baer, 1935)

Staphylepis Spassky et Oschmarin,1954 Staphylepis cantaniana (Polonio, 1960)

Oraentolepis Spassky et Jurpalova, 1964 Orientolepis exigura (Yoshida, 1910)

Amoebotaenia Cohn, 1900 Amoebotania cuneata (Linstow, 1872)


6

2.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo các loài sán dây gây bệnh
* Đặc điểm chung của các loài sán dây
Theo Phan Thế Việt và CS (1977) [27], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [4],
Nguyễn Thị Lê và CS (1996) [11], sán dây có cơ thể dạng dải băng, dẹp theo
hướng lưng bụng. Cơ thể gồm có đầu (Scolex), cổ (Neck), chuỗi đốt (Strobila)
bao gồm nhiều đốt riêng biệt. Chỉ có một số ít đại diện của lớp là cơ thể không
phân đốt. Cơ thể sán được bao bọc bởi lớp cutin, dưới lớp cơ ngoài gồm những
tế bào tầng dưới biểu bì và những lớp cơ vòng, cơ dọc, phần trong cơ thể chứa
đầy nhu mô. Ở giai đoạn trưởng thành sán sống chủ yếu trong ruột của tất cả các
lớp động vật có xương sống. Trong ruột hoàn toàn không có ấu trùng của sán
dây. Theo mô tả của các tác giả cấu tạo của sán dây bao gồm:
Đầu: Dùng để bám vào thành ruột của vật chủ nên có những hình dạng,
kích thước và cơ quan bám đặc trưng. Chiều rộng của đầu thường nhỏ hơn
1mm, tuy nhiên cũng có loài đầu dài tới vài mm. Các cơ quan bám: nằm ở
trên đầu bao gồm rãnh bám, mồm ngoạm, giác bám và vòi có móc bám. Móc
đôi khi còn có ở rãnh bám, mồm ngoạm và trên đầu.
Rãnh bám: Là cơ quan có cấu tạo đơn giản gồm hai khe bám ở phía
lưng và phía bụng của đầu, ít khi có một hoặc bốn khe bám.
Mồm ngoạm: Có hình dạng đa dạng hơn, đây là những cơ quan bám có
sự phát triển riêng biệt, phân bố theo kiểu chéo chữ thập ở phía bụng và phía
lưng bề mặt đầu.
Giác bám: Có cấu tạo giống như nửa hình cầu, thành cơ cấu tạo phức tạp,
giác bám thường ở bề mặt của đầu và thường có bốn giác bám. Giác bám có gai
nhỏ và móc phân bố thành một số hàng trên thành cơ như ở các giống
Raillietina. Giác bám đặc trưng cho các đại diện của bộ Cyclophylidea. Trên
thành của giác bám đôi khi còn có những núm đặc biệt (Schistometra conoidea)
Vòi: Thường ở đỉnh đầu, có cấu tạo cơ, có thể nhô cao trong bao vòi với
sự hoạt động của những cơ đặc biệt. Vòi thường có móc. Móc có hình một
hoặc hai hàng
Sau đầu là phần cổ, đây là phần hẹp có vai trò quan trọng trong việc
hình thành các đốt mới. Kích thước của cổ khác nhau tuỳ loài. Ở một số loài
cổ có sự thay đổi do sự co lại của cơ. Các đốt non được hình thành ở khoảng
7

giữa cổ và những đốt ở phía dưới nó, những đốt già bị đẩy lùi về phía dưới.
Vì vậy những đốt non nhất nằm ở phía đầu, còn lại những đốt già nhất nằm ở
tận cùng của chuỗi đốt.
Chuỗi đốt: Bao gồm các đốt sán, có từ một vài đốt đến hàng nghìn đốt.
Chiều dài của chuỗi đốt thay đổi từ vài milimet đến vài trăm milimet. Các đốt
thường có hình dạng và kích thước khác nhau, phụ thuộc vào sự sinh trưởng của
đốt sán và chúng còn thay đổi ngay ở cả các cá thể trong một loài. Những đốt
sán thường có dạng bốn góc. Ở một số loài chiều rộng của đốt sán lớn hơn chiều
dài, một số loài khác thì ngược lại. Sự tương quan giữa chiều rộng và chiều dài
của đốt thường phụ thuộc vào sự kéo dài về phía này hay phía khác của đốt.
Chiều dài của sán dây dao động từ 0,5mm - 25m. Chiều dài của sán dây
ký sinh ở gia cầm từ 1,5 - 500mm. Nội quan gồm có hệ thần kinh, hệ bài tiết
và hệ sinh dục, không có hệ tiêu hoá.
Hệ thần kinh: Ở sán dây hệ thần kinh kém phát triển gồm có hạch thần
kinh trung ương nằm ở trên đầu, từ đó các dây chạy dọc cơ thể. Có hai dây phát
triển hơn nằm bên ngoài ống bài tiết và nối với nhau bởi các cầu nối ngang.
Hệ bài tiết: Sán dây bài tiết theo kiểu nguyên đơn thận. Gồm có bốn
ống chính chạy dọc cơ thể trong đó hai ống mặt lưng và hai ống mặt bụng,
chúng nối với nhau ở phần đầu. Ngoài ra, ở mỗi đốt các ống trái và phải nối
với nhau bằng các cầu nối ngang.
Trong các đốt chứa cơ quan sinh dục phát triển ở các giai đoạn khác
nhau. Hầu hết các loài sán dây là lưỡng tính. Trong mỗi đốt trưởng thành
thường có một hoặc hai hệ sinh dục (mỗi hệ sinh dục gồm có một cơ quan
sinh dục đực và một cơ quan sinh dục cái). Sự phát triển của hệ sinh dục theo
một thứ tự nhất định. Các đốt non cơ quan sinh dục chưa phát triển, sau đó
hình thành cơ quan sinh dục đực rồi đến cơ quan sinh dục cái. Sau khi thụ
tinh, hệ sinh dục đực teo dần, còn lại cơ quan sinh dục cái. Ở các đốt già trứng
chứa đầy trong tử cung.
Hệ sinh dục đực: Gồm tinh hoàn, các ống dẫn và các tuyến sinh dục. Số
lượng tinh hoàn trong mỗi đốt có từ một đến hàng trăm và đây cũng là dấu
hiệu để phân loại mỗi loài. Từ tinh hoàn có nhiều ống thoát tinh nhỏ đi ra và
hợp lại với nhau thành ống dẫn tinh, ống này đổ vào các cơ quan giao phối là
8

lông gai. Lông gai nằm trong nang lông gai. Phần cuối ống dẫn tinh có thể
phình ra gọi là túi tinh. Nếu túi tinh ở ngoài nang lông gai gọi là túi tinh
ngoài, còn ở trong lông gai thì gọi là túi tinh trong. Lông gai dùng để đưa vào
lỗ sinh dục cái khi giao phối. Nang lông gai và lông gai ở mỗi loài có hình
dạng, kích thước và cấu tạo khác nhau. Đôi khi trong xoang sinh dục ngay
cạnh lỗ lông gai còn có một hoặc hai thể Furhmann (sacculus accesorius).
Hệ sinh dục cái: Có cấu tạo phức tạp hơn gồm có buồng trứng (Ovari),
noãn hoàng (Vitelline), tử cung (Uterus) và các tuyến phụ. Trong mỗi hệ sinh
dục hay mỗi buồng trứng thường có hai thuỳ, ít khi có một thuỳ. Các thuỳ này
có cấu tạo hình khối, hình ống hoặc hình cành. Ở Cyclophyllidea các tế bào
trứng có giai đoạn phát triển đồng nhất. Buồng trứng nằm trong nhu mô ở
giữa đốt hoặc phía dưới đốt sán bề mặt bụng, ở những đốt có hai hệ sinh dục
thì cả hai buồng trứng nằm ở hai bên bờ của chuỗi đốt. Ống dẫn trứng đi ra từ
buồng trứng, ống này đưa những tế bào già vào cơ quan Ootyp, sau khi chúng
được bảo vệ trong cơ quan trứng gọi là Ovicaot. Từ Ootyp trứng được tạo
thành với sự tham gia của các tuyến Melis, tuyến noãn hoàng và tinh dịch.
Tuyến noãn hoàng: Có cấu tạo khác nhau, ở Cyclophyllidea chỉ có một
noãn hoàng và nó nằm ngay dưới buồng trứng. Nhiều loài sán dây khác noãn
hoàng gồm nhiều thể, các thể bao gồm nhiều các tế bào noãn hoàng, trong
huyết tương của tế bào có nhiều khối màu tối và vàng khúc sạ ánh sáng tạo
thành những quả cầu “noãn hoàng”, nhưng ống noãn hoàng nhỏ từ mỗi phía
của đốt đổ vào hai ống lớn hơn, sau hợp thành một ống, tận cùng của ống
phình rộng tạo thành tuyến noãn hoàng đổ vào Ootyp.
Thể Melis: Đổ vào Ootyp có chức năng tạo vỏ trứng.
Âm đạo: Có dạng một cái ống, phần đầu là lỗ sinh dục cái, phần cuối là
túi tinh chứa tinh nằm gần Ootyp, cạnh buồng trứng. Phần đầu của âm đạo
thường nằm dưới lông gai, ít khi ở trên. Sau khi thụ tinh và chứa đầy tinh dịch
trong túi chứa tinh thì lỗ âm đạo teo lại.
Tử cung (uterus): Có cấu tạo khác nhau ở các loài khác nhau. Ở nhiều
loài sán dây tử cung kín, có nghĩa là thiếu lỗ tử cung đặc trưng
(Cyclophyllidea), tử cung là ống ngang với những nhánh bên. Nhưng tử cung
của sán dây có thể dạng túi, dạng cành và cả dạng nang riêng biệt chứa từ một
9

đến vài trứng (Daivaneidea). Trứng của sán dây có cấu tạo đa dạng, có một
hoặc hai vỏ, ấu trùng trong trứng của phân lớp Eucestoda có 6 móc. Ở những
sán dây này trứng được thải ra ngoài tuỳ theo mức độ hình thành của trứng.
Tử cung chứa đầy trứng trong đốt già và mỗi đốt thực chất biến thành một cái
túi chứa trứng. Trứng được chui ra ngoài bằng cách nứt thành cơ thể của đốt.
Quá trình này thường thực hiện ở môi trường ngoài nơi mà các đốt sán dây
già được thải ra cùng với phân vật chủ.
Ấu trùng: Bộ Cyclophyllidea có ấu trùng là Cyssticercoid. Đây là bào
nang có hai vỏ bao gồm cơ quan bám và tuyến đuôi (Ceromera) với ba đôi
móc bào thai. Sự hình thành Cysticercoid do sự kéo dài của Oncoxphera, xuất
hiện xoang cơ thể và bốn giác bám, vòi thô sơ. Sau đó phần sau hẹp lại, dài
ra, nối với đường tạo thành xoang và ở đây hình thành nang. Phần trước của
cơ thể có mầm mống của giác bám và vòi, kéo dài tới phần sau của nang.
Bằng cách đó hình thành xoang hai vỏ, vỏ ngoài là phần sau của cơ thể, còn
vỏ trong là phần trước của cơ thể (Đặng Ngọc Thanh và CS, 2003) [17].
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], ấu trùng của các loài sán
dây gây bệnh ở vật nuôi bao gồm:
- Cysticercus: Là một bọc hình tròn hoặc hình bầu dục, có màng mỏng
bọc ngoài là tổ chức liên kết, bên trong có nước trong suốt và một đầu sán
màu trắng dính với màng trong (đầu sán có 4 giác bám, một số có móc nhỏ).
Thí dụ: Cysticercus cellulosae, Cystycercus bovis, Cyscercus tenuicollis.
- Coenrus: Hình tròn hoặc bầu dục, trong có nước và rất nhiều đầu sán
bám ở màng sinh sản (có tới 300 đầu sán). Thí dụ: Coenrus cebralis ký sinh ở
não cừu.
- Echinococcus: Có thể to bằng hạt đậu đến quả bưởi, trong bọc chứa
nhiều nước trong suốt, bên ngoài là lớp kitin dầy, trong cùng là lớp mô sinh
sản. Từ lớp này sinh ra nhiều bọc con, các bọc con này sinh ra các bọc bên
trong chứa nhiều đầu sán. Đầu sán phần lớn rời khỏi mô và rơi vào trong
nước. Đặc điểm của ấu trùng này là trong bọc cò bọc con, và nhiều đầu sán.
Các dạng ấu trùng trên đều là ấu trùng của sán dây thuộc bộ
Cyclophyllidea do trứng có 6 móc phát triển thành.
10

* Đặc điểm sinh học của một số loài sán dây ký sinh ở gà
Sán dây chia làm hai phân lớp: Cestoda và Eucestoda. Ở gia cầm Việt
Nam gặp các đại diện của phân lớp Eucestoda. Phân lớp này gồm hai bộ:
Pseudophyllidea, nhưng thường gặp sán dây thuộc bộ Cyclophyllidea, bộ này
có 7 phân bộ. Các loài sán dây ở nước ta thuộc 3 phân bộ, trong đó có 3 giống
thuộc phân bộ Davaineata (Nguyễn Thị Lê và CS, 1996) [11].
- Loài Raillietina Echinobothrida: Ký sinh ở ruột non của các loài vật
chủ là gà nhà, gà rừng, gà tây, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà
(Galliffomes). Loài này được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam,
các nhà khoa học đã tìm thấy sán dây Raillietina Echinobothrida ở các tỉnh:
Lai Châu, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang, Vĩnh Phú và nhiều nơi khác ở miền Bắc
Việt Nam (Nguyễn Thị Kỳ, 1994) [4].
Hình thái: Theo mô tả của Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], sán
dài 250 mm, rộng 1 - 4 mm. Đầu có 4 giác bám hơi tròn, đường kính đầu 0,09
- 0,20 mm. Trên giác bám có 8 -10 hàng móc nhỏ. Bờ giác có nhiều gai nhỏ,
có hình dạng và kích thước khác nhau. Nang lông gai cơ hoá mạnh, gồm phần
cổ hình trụ, phần thân hình trứng. Trên mõm có 200 móc xếp thành 2 hàng.
Lỗ sinh dục đơn tính nằm ở giữa cạnh sườn đốt sán. Có 20 - 30 tinh hoàn ở
giữa đốt, túi dương vật tương đối to. Buồng trứng ở giữa đốt sán. Tử cung có
nhiều túi trứng, mỗi túi có 6 - 12 trứng. Đường kính trứng 0,025 - 0,050 mm.
- Loài Raillietina tetragona: Theo Nguyễn Thị Lê (1996) [11] loài
Raillietina tetragona ký sinh ở ruột non của các loài vật chủ là gà nhà, gà tây,
gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes).
Hình thái: Dài 250 mm, rộng 1 - 4 mm. Đầu hơi tròn, đường kính đầu
0,175 - 0,350 mm. Trên mõm có 90 -130 móc xếp thành 2 -3 hàng. Có 4 giác
bám hình trứng tròn, trên giác có 8 - 12 hàng móc. Lỗ sinh dục nằm ở một
bên đốt sán. Có 18 - 23 tinh hoàn ở giữa đốt sán.
Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6] cho biết: Loài Raillietina
tetragona túi dương vật hình lê. Buồng trứng ở phần sau đốt sán.Tử cung của
các đốt sán trưởng thành nằm trong lớp vỏ có nhiều túi trứng, mỗi túi có 6 - 12
trứng. Đường kính trứng 0,025 - 0,05 mm; ấu trùng có đường kính 10 -14 µ.
11

- Loài Raillietina cesticillus: Ký sinh ở ruột non các loài vật chủ là gà
nhà, gà rừng gà tây, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes).
Hình thái: Dài 90 - 100 mm, rộng 1,5 - 3 mm. Đỉnh đầu có mõm có
hình thái rất đặc biệt như một chiếc gối hình bán cầu, có 400 - 500 móc xếp
thành 2 hàng. Trên giác bám không có móc. Có 15 -30 tinh hoàn. Lỗ sinh
dục ở một bên đốt. Tử cung ở tất cả các đốt trưởng thành cũng nằm ở trong
lớp vỏ, tử cung có nhiều túi trứng, mỗi túi chỉ có một trứng. Đường kính
trứng 0,05 -0,09 mm.
Nguyễn Thị Kỳ (1994) [4], Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8] cũng cho
biết loài này có vòi hình nấm đặc trưng, rộng 0,252 - 0,321 mm, lỗ sinh dục
không nằm về một phía, có ở tất cả các đốt và nằm so le nhau. Tử cung ở tất
cả các đốt trưởng thành nằm trong lớp vỏ.

Hình 2.1. Loài Raillietina cesticillus


- Loài R. vozli: Ký sinh ở ruột của vật chủ là gà rừng, gà nhà.
Hình thái: Sán dài 40 - 60 mm, rộng 2mm. Đầu dài 0,3 mm; rộng 0,045
mm. Giác bám có đường kính 0,18 mm, có nhiều gai, phần trên giác có 12-14
hàng móc, còn phần ở dưới chỉ có 4 - 6 hàng. Gai phần ngoài giác bám lớn
hơn phần trong (0,013 và 0,0018 mm), vòi nhỏ, chiều ngang 0,088 mm; có
hai vòng móc gồm 240 móc. Có 30 tinh hoàn phân bố rộng ở hai bên và phía
dưới tuyến sinh dục cái. Nang lông gai dài 0,2 mm. Noãn hoàng rộng 0,1 mm.
Tử cung chia thành các nang, mỗi nang chứa 8- 12 trứng.
- Loài Raillietina georgiensis: Ký sinh ở ruột vật chủ là gà.
Hình thái: Sán dài 150 - 380 mm, rộng tối đa 3,5 mm. Có 220 - 268 móc,
vòi dài 0,017 - 0,023 mm xếp thành hai hàng. Giác bám dài 0,110 - 0,179 mm,
rộng 0,080 - 0,151 mm, có gai xếp trong 8 - 10 hàng, gai dài 0,008 - 0,013mm.
12

Cổ dài 1,3 - 3,2 mm. Lỗ sinh dục ở một phía ít khi xen kẽ, nhưng không đều ở
1/3 phía trên bờ bên đốt sán. Có 23 - 28 tinh hoàn hơi tròn, có đường kính
0,065 mm. Tinh hoàn xếp thành nhóm ở hai bên tuyến sinh dục cái. Ống dẫn
tinh uốn khúc nhiều, nang lông gai dài 0,096 - 0,143 mm, rộng 0,055 - 0,096
mm. Buồng trứng phân thành 3 - 10 thuỳ. Noãn hoàng không phân thuỳ nằm ở
dưới buồng trứng, dài 0,220 - 0, 248 mm, rộng 0,082 - 0,110 mm. Đốt già có
80 - 130 nang trứng, mỗi nang chứa 8 - 10 trứng.
- Loài Raillietina penetrans: Ký sinh ở ruột vật chủ là gà nhà.
Hình thái: Chuỗi đốt dài 115 mm, rộng nhất 2,45 mm. Mốc trên vòi
phân bố thành hai hàng, có khoảng 200 móc, chiều dài móc hàng trên 0,017
mm, hàng dưới 0,014 mm, trên giác bám có 8 hàng gai, dài nhất 0,014 mm.
Trong đốt lưỡng tính có 26 - 35 tinh hoàn, có kích thước 0,078×0,045 mm,
phần lớn tinh hoàn nằm ở phía không có lỗ. Nang lông gai có thành cơ dày
0,017 mm và có kích thước 0,19 x 0,08 mm.
- Loài Raillietina penetrans nova: Ký sinh ở ruột non của vật chủ là gà.
Hình thái: Sán dài 225 - 270 mm, rộng 1,12 - 2,5 mm, kích thước đầu
0,330 x 0,315 - 0,390 x 0,335 mm. Vòi có gần 240 móc xếp thành hai hàng.
Có 22 - 24 tinh hoàn, có đường kính 0,045 - 0,055 mm, đa số nằm ở bên
không có lỗ. Nang lông gai có chiều dài 0,115 mm, rộng 0,050 mm. Thành cơ
của nang lông gai mỏng có thể thấy rõ ống dẫn tinh ở nang lông gai. Buồng
trứng gồm nhiều thuỳ hình giọt nước nằm ở giữa đốt. Noãn hoàng hình hạt
đỗ. Những đốt già chứa 65 - 90 nang trứng, mỗi nang chứa 5 - 11 trứng.
Đường kính trứng 0,045 mm.
- Loài Raillietina peradenica: Ký sinh ở ruột vật chủ là gà nhà.
Hình thái: Sán dài 190 - 250 mm, rộng nhất 2,5 mm. Đầu rộng 0,56 -
0,64 mm. Vòi có 180 - 200 hàng móc, móc dài 0,008 mm xếp thành hai hàng.
Giác bám hình bầu dục có kích thước 0,119 - 0,149 x 0,134 - 0,178 mm. Bờ
giác bám có 7- 10 hàng gai, các hàng gai dài 0,010 - 0,014 mm, cổ ngắn và
rộng 0,238 - 0,270 mm. Lỗ sinh dục ở một phía nhưng đôi khi xen kẽ không
đều, mở ra ở giữa bờ đốt. Tinh hoàn hình bầu dục có đường kính 0,059 - 0,-74
mm. Có 17- 21 tinh hoàn nằm ở xung quanh buồng trứng và noãn hoàng, 7-
13

10 tinh hoàn ở phía có lỗ và 10 m- 14 ở phía không lỗ. Nang lông gai rất rộng
có hình hạt đỗ dài 0,312 mm, rộng 0,105 mm, dài tới ống bài tiết. Lông gai
không có gai, ống dẫn tinh tạo thành nhiều nếp uốn khúc ở đáy nang lông gai.
Âm đạo gồm hai phần: Phần rộng ở phía có lỗ coi như túi chứa tinh, phần còn
lại có dạng ống hẹp. Buồng trứng chia thuỳ nằm ở giữa đốt, noãn hoàng
không lớn lắm và nằm dưới buồng trứng hơi lệch về phía có lỗ. Có 80 - 90
nang trứng hình tròn hay hình bầu dục, mỗi nang trứng chứa 5 - 10 trứng.
- Loài Raillietina macasarensis: Ký sinh ở vật chủ là gà nhà, gà rừng.
Hình thái: Sán dài 47 - 72 mm, đường kính đầu 0,21 - 0,25 mm. Giác
bám hình bầu dục, có gai, kích thước 0,096 - 0,100 x 0,075 - 0,085 mm, gai
xếp thành các hàng xoáy chôn ốc đều nhau, mỗi hàng có 16 gai. Các gai ở gần
hàng ngoài dài 0,005 mm và giảm dần ở các hàng trong. Vòi hình hạt đậu,
đường kính 0,075 - 0,090 mm. Có hai hàng móc, móc hàng trên dài 0,084
mm, hàng dưới dài 0,072 mm. Chuỗi đốt có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Có
20 - 28 tinh hoàn hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 0,045 - 0,060 x
0,042 - 0,045 mm, tinh hoàn thường phân bố ở hai bên tuyến sinh dục cái, ống
dẫn tinh uốn khúc. Nang lông gai hình quả lê, kích thước 0,075 - 0,200 x 0,15
- 0,50 mm. Noãn hoàng nằm ở giữa và dưới buồng trứng, có kích thước 0,033
- 0,100 x 0,075 - 0,150 mm.
- Loài Raillietina tinguiana: Ký sinh ở ruột của vật chủ là gà nhà, gà rừng.
Hình thái: Sán dài 80 -95 mm, rộng nhất 3mm. Đường kính vòi 0,106
mm, vòi có gần 300 móc xếp thành hai hàng, móc dài 0,008 - 0,010 mm. Giác
bám tròn có kích thước 0.103 - 0,108 x 0,105 - 0,108 mm, có nhiều gai xếp
thành 15 hàng. Trên bề mặt của đầu có rất nhiều gai nhỏ. Lỗ sinh dục ở một
phía, có túi tinh trong và 30 - 35 tinh hoàn phân bố xung quanh tuyến sinh
dục cái. Ống dẫn tinh uốn khúc nhiều. Buồng trứng có hai thuỳ, mỗi thuỳ
phân thành nhiều thuỳ nhỏ trong các đốt sinh dục, buồng trứng rộng 0,330 -
0,375 mm. Noãn nang có thuỳ nhỏ, tử cung phân thành nhiều nang trứng.
- Loài Cotugnia digonopora: Ký sinh ở vật chủ là gà.
Hình thái: Sán dài 22 - 107 mm, rộng 1- 4 mm. Kích thước đầu 0,66 x
1,07 mm, kích thước vòi 1,12 x 1,40 mm. Giác bám có kích thước 0,36 x 0,25
mm. Cổ ngắn. Cơ quan sinh dục kép, có gần 100 tinh hoàn. Nang lông gai dài
14

0,3 mm, có các gai nhỏ. Buồng trứng phân thuỳ, trứng hình bầu dục có kích
thước 0,036 - 0,058 mm.
- Loài Davainea proglottina: Ký sinh ở ruột non các loài vật chủ là gà
nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà
(Gallifomes).
Hình thái: Dài 0,5 - 3 mm, rộng 0,18 - 0,6 mm, chỉ có 4 - 9 đốt. đầu nhỏ
trên mõm có 60 - 90 móc. Trên giác bám có móc. Lỗ sinh dục ở nửa trước đốt
sán. Túi dương vật bằng 2/3 chiều ngang đốt sán. Có 12 - 15 tinh hoàn, xếp
hai hàng ở nửa sau đốt sán. Trứng sán rải rác trong đốt. Đường kính trứng
0,035 - 0,04 mm (Nguyễn Thị Kim Lan và CS, 1999) [6].
* Chu kỳ sinh học của một số loài sán ký sinh ở gà
Trong chu kỳ sinh học của sán dây thường có 2 lần thay đổi vật chủ (vật
chủ trung gian và vật chủ cuối cùng). Sán dây muốn hoàn thành chu kỳ sinh
học của mình cần phải có vật chủ trung gian, vì vậy gà chỉ nhiễm bệnh khi
nuốt phải vật chủ trung gian mang ấu trùng gây bệnh.
Vật chủ trung gian của sán dây gà thường là động vật không xương
sống bao gồm: côn trùng, nhuyễn thể… Đốt sán già rụng theo phân ra ngoài,
đốt sán phân huỷ giả phóng trứng sán, vật chủ trung gian ăn phải trứng sán, ở
ruột vật chủ trung gian vỏ trứng phân huỷ qua các giai đoạn phát triển thành
ấu trùng có sức gây nhiễm được gọi là Cysticercoid. Gà ăn vật chủ trung gian
có mang ấu trùng này vào đường tiêu hoá, vật chủ trung gian bị phân huỷ, ấu
trùng phát triển thành sán trưởng thành. Như vậy gà là vật chủ cuối cùng, giúp
sán dây hoàn thành chu kỳ sinh học.
Các loài sán dây khác nhau có vật chủ trung gian khác nhau:
Loài R. echinobothrida: Chu kỳ sinh học có sự tham gia của vật chủ
trung gian là loài kiến Pheidole pallidula, ruồi nhà Musca domestica
(Akhumiam. X, 1952; Phan Thế Việt và CS, 1977). Các đốt sán già chứa nhiều
trứng rụng theo phân ra ngoài. Đốt vỡ ra giải phóng nhiều trứng sán,kiến là vật
chủ trung gian nuốt trứng sán vào cơ thể, trứng nở ra ấu trùng 6 móc, tiếp tục
phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn kiến có ấu trùng, ấu trùng vào ruột
non ký sinh và phát triển thành sán trưởng thành, hoàn thành chu kỳ sinh học.
Loài R. cesticillus: Vật chủ trung gian là 19 loài bọ hung (Coleoptere)
thuộc các giống Geotrupes, Carabus, Broscus, Panagatus, Ophnus, Tenebrria,
Aphodius, Plastysm và Oryctes. Các loài bọ hung này ăn phải trứng sán dây
15

trong tự nhiên, trứng sán qua các giai đoạn phát triển trở thành ấu trùng có sức
gây bệnh.
Loài R. tetragona cần vật chủ trung gian là các loài kiến: Pheidole
pallidula, Tetrmorium (Orlov. M, 1962; Kaufmann. J, 1996; Phan Thế Việt và
CS, 1977). Các giai đoạn phát triển ấu trùng thực hiện trong vật chủ trung
gian để trở thành ấu trùng cảm nhiễm Cysticercoid.
Loài Davainea proglottina: Vật chủ trung gian là nhuyễn thể trên cạn
(ốc Limax). Vòng đời bắt đầu từ khi đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, vỡ
ra giải phóng trứng. Ký chủ trung gian nuốt phải trứng sán, vào đến ruột, ấu
trùng 6 móc nở ra và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh.
Thời gian phát triển ở vật chủ trung gian là 14 - 16 ngày (mùa hè) và 66
ngày (mùa đông) đối với vật chủ trung gian là côn trùng cánh cứng, 20 - 22
ngày đối với vật chủ trung gian là nhuyễn thể trên cạn.
Thời gian từ lúc gà nuốt phải ký chủ trung gian mang ấu trùng gây
bệnh, đến khi phát triển thành sán dây trưởng thành dài hay ngắn tuỳ loài sán
dây: loài R. tetragona và R. echinobothrida là 19 - 23 ngày; loài R. cesticillus
là 11 - 20 ngày; loài D. proglottina là 12 - 16 ngày (Nguyễn Thị Kim Lan và
CS, 1999) [6].
Vòng đời chung của sán dây gà diễn ra như sau:

Hình 2.2. Vòng đời của sán dây gà


16

Theo Phan Thế Việt (1977) [27], tất cả bề mặt sán là một cái “mồm”
khổng lồ. Thức ăn thấm qua “da” của sán dây. Các loài sán dây thường tắm
mình trong nguồn dinh dưỡng giàu có của cơ thể vật chủ. Cái mồm đã không
cần, thì hệ tiêu hoá của chúng cũng không có. Ăn và tiêu hoá đều qua bề mặt
cơ thể sán dây. Hiện tượng rụng đốt sán dây làm cho người ta nghĩ rằng: cơ
thể sán dây sẽ dần ngắn lại. Song không phải như vậy, bởi các đốt sán mới
được sinh ra thay thế các đốt già đã rụng làm cho sán trở nên “trẻ lại”. Sau đốt
đầu là đốt cổ, người ta gọi đốt cổ là đốt sinh trưởng, từ đó sẽ mọc ra các đốt
khác. Các đốt mới sinh ra đẩy lùi các đốt cũ lùi dần về phía sau.
Mỗi đốt sán dây hầu như là một cơ thể độc lập với nhiều cơ quan riêng
biệt. Nhờ có sự hoá đốt mà khả năng sinh đẻ của sán dây tăng lên gấp bội.
Trong cùng một lúc, ở những đốt thành thục của sán dây có thể sinh ra hàng
chục triệu trứng. Ngoài ra, sự hoá đốt còn có lợi cho sán dây về những mặt
khác. Đó là, do có những đốt sán già lần lượt đứt và thải ra môi trường bên
ngoài mà sự reo rắc trứng ở đó được thuận lợi hơn, bản thân sán dây thải bỏ đi
những đốt già cỗi, đời nó hầu như từng thời gian được trẻ lại, có sức lực và
năng lượng mới để phát triển những loạt đốt thành thục mới (Nguyễn Thị Kim
Lan và CS, 2008) [7].
2.1.2. Dịch tễ học bệnh sán dây gà
Bệnh sán dây ở gà là một bệnh phân bố rộng ở hầu hết các nước. Sự
phát sinh, phát triển của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu mùa
vụ, tuổi của con vật, yếu tố lây truyền (vật chủ trung gian), phương thức chăn
nuôi và sức đề kháng của mầm bệnh ở ngoài tự nhiên.
Điều kiện khí hậu ôn hoà, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại
và phát triển của các ký chủ trung gian. Khi nhiệt độ, ẩm độ môi trường quá
cao hoặc quá thấp đều gây ra những điều kiện bất lợi cho hoạt động của các
ký chủ trung gian của sán dây gà. Sự phát triển của sán dây phụ thuộc phần
lớn vào vật chủ trung gian. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta, các
loài kiến, bọ hung và ruồi nhà có thể hoạt động quanh năm. Do vậy, sự lây
truyền bệnh sán dây cũng diễn ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng
có thời tiết nóng và ẩm ướt, từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Thời gian
này, điều kiện sinh thái phù hợp cho các loài kiến, bọ hung và ruồi nhà phát
17

triển, truyền bá nhiều loại mần bệnh trong đó có ấu trùng sán dây (Phạm Sỹ
Lăng và CS, 2002) [8].
Theo Dương Công Thuận (2003) [24]: Điều kiện khí hậu ảnh hưởng
đến sự phát triển bệnh sán dây ở gà. Mùa đông, khí hậu khô và lạnh, tỷ lệ
cường độ nhiễm ký sinh trùng thường thấp hơn so với các mùa khác. Nước ta
là nước nhiệt đới, có một mùa nóng ẩm kéo dài và một mùa đông không lạnh,
khô lắm, thích hợp cho sự phát triển và lây lan của bệnh ký sinh trùng nói
chung và bệnh sán dây gà nói riêng.
Orlov. F.M và CS (1975) [28] cho biết gà bị nhiễm sán dây nặng thường
thấy vào mùa mưa nhiều, ẩm độ cao, trời nóng chủ yếu từ tháng 4 đến tháng
11, đây là thời điểm thích hợp cho ký chủ trung gian phát triển. Từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau nhiệt độ xuống thấp hơn, trời rét, khô hạn nên tỷ lệ
nhiễm thấp hơn.
Mpoame và CS (1989) [35] kiểm tra trên 315 gà mua tại chợ Dschang
(phía tây Camaroon), kết quả tìm thấy 10 loài giun sán. Trong đó gà nhiễm
R.tetragona với tỷ lệ 14,5%; không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa gà
trống và gà mái. Gà thường nhiễm nặng vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10)
Permin A. và CS (1997) [40] đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán
theo mùa và khí hậu tại 6 làng trong vùng Morogoro (tanzania) trên 600 gà
được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả là: Tất cả các gà đều nhiễm giun sán với
mức độ trung bình là 4,8 loài giun sán/gà ở mùa mưa và 5,1 loài giun sán/gà ở
mùa khô. Tỷ lệ nhiễm các loài ở mùa mưa là: R. echinobothrida (41,3%), R.
tetragona (25,3%), R. cesticillus (8,7%), ở mùa khô tương ứng là 46,3% và
2,7%. Như vậy tỷ lệ nhiễm theo mùa phụ thuộc vào loài sán dây.
Điều kiện chăn nuôi và môi trường sống của gà cũng ảnh hưởng tới tỷ
lệ và cường độ nhiễm sán dây. Gà nuôi theo phương thức công nghiệp (nuôi
nhốt), ít có điều kiện tiếp xúc với vật chủ trung gian mang mầm bệnh nên ít
thấy nhiễm sán dây. Nhưng trong điều kiện chăn nuôi thả vườn, gà liên tục
tiếp xúc với vật chủ trung gian mang ấu trùng sán dây nên thường nhiễm sán
dây với tỷ lệ và cường độ cao (Phạm Sỹ Lăng và CS, 2002) [8].
18

Nghiên cứu về giun sán trong hệ thống gia cầm ở Đan Mạch, Permin
A. và CS (1999) [41] cho biết, khi kiểm tra tỷ lệ nhiễm giun sán trên 268 con
gà trưởng thành được lựa chọn ngẫu nhiên từ 16 trang trại ở Đan Mạch (từ
tháng 10 năm 1994 đến tháng 10 năm 1995), kết quả như sau: Ở gà thả vườn
đã tìm thấy các giun sán sau: Ascaridia galli (63,8%), Heterakis gallinarum
(72,5%), Capillaria obsignata (53,6%), Capillaria anatis (31,9%) và Capillaria
caudinflata (1,5%). Tỷ lệ nhiễm giun sán của gà ở chuồng nuôi nhốt: A. galli
(5%) và Raillietina cesticillus hoặc Choanotaenia infundibulum (3,3%). Gà
nuôi theo hình thức bán chăn thả: A. galli (37,5%) H. gallinarum (68,8%), C.
obsignata (50,0%), C. anatis (56,3 %) và C. caudinflata (6,3%). Các kết quả
xác nhận nguy cơ nhiễm giun sán ở gà chăn thả cao hơn gà nuôi ở các hình
thức khác.
Ở những nơi nuôi gà mà chuồng trại, sân chơi bị thu hẹp, chất độn
chuồng không được thay đổi, vệ sinh kém, những nơi có nhiều ký chủ trung
gian như kiến, côn trùng thì gà thường nhiễm sán dây với tỷ lệ cao.
Tuổi gà cũng là một yếu tố liên quan tới tình hình nhiễm và mức độ
nặng nhẹ của bệnh.
Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8] nhận xét : Gà con bị nhiễm sán với tỷ lệ
và cường độ cao, phát bệnh nặng thể cấp tính và chết nhiều, nhất là gà có độ tuổi
từ 1 - 3 tháng. Gà trưởng thành nhiễm sán đôi khi không thể hiện rõ các triệu
chứng lâm sàng, chỉ thấy gầy, tăng trọng giảm và giảm đẻ trứng (đối với gà mái).
Phan Lục và CS (1996) [12], Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6]
cho biết, gà ở các lứa tuổi đều nhiễm sán dây: Gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm
40,07%; 3 - 6 tháng tuổi nhiễm 57,1%; trên 6 tháng tuổi là 69,9%. Như vậy tỷ
lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi vì tuổi càng nhiều thì càng có cơ hội tiếp xúc với
vật chủ trung gian.
Đỗ Hồng Cường và CS (1999) [2] cho biết, gà Ri nhỏ hơn 2 tháng tuổi
tỷ lệ nhiễm sán dây là 36,11%; gà từ 2 - 5 tháng là 70,79%; gà lớn hơn 6
tháng tuổi là 71,08%. Qua kết quả mổ khám, tác giả có nhật xét, mức độ cảm
nhiễm sán dây xảy ra ngay từ những tháng đầu, gà càng lớn mức độ cảm
nhiễm càng cao.
19

Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây còn phụ thuộc vào vùng miền. Ở vùng
núi có điều kiện cho các loài ký chủ trung gian phát triển nên có tỷ lệ nhiễm
cao hơn. Theo kết quả điều tra ở các thập kỷ 70 và 80 cho thấy, gà ở vùng núi
nhiễm sán dây cao hơn vùng trung du và đồng bằng: Nghĩa Lộ 80,7%; Quảng
Ninh 85,0%; Hà Bắc 73,8%; Nam Hà 69.4% (Trịnh Văn Thịnh và CS, 1982)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], đốt sán chửa theo phân ra
ngoài thường vào một thời gian nhất định trong ngày. Theo Wetzel (1954) sán
dây R. cesticillus thường thải đốt vào khoảng 11 - 15 giờ, loài Davainea
proglottina thải đốt vào khoảng 12 - 18 giờ. Việc thải đốt sán cũng phụ thuộc
vào phương thức cho ăn và giờ cho ăn. Nếu cho gà ăn hai lần vào lúc 10 giờ
và 16 giờ thì phân có nhiều đốt sán vào lúc 16 - 18 giờ. Ngược lại, nếu cho ăn
buổi chiều vào lúc 18 giờ và đêm thì 6 - 10 giờ sáng hôm sau sẽ ra đốt sán.
Dương Công Thuận (2003) [24] cũng cho thấy, đối với mỗi loài sán, các
đốt sán được thải ra theo thời gian nhất định trong ngày, thường vào buổi
chiều hay tối. Việc đốt sán ra còn phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi và
giờ cho ăn. Nếu cho ăn trưa và chiều thì đốt sán ra vào chiều tối. Nếu cho ăn
chiều và tối thì đốt sán ra vào sáng hôm sau.
Sức đề kháng của mầm bệnh ở ngoài tự nhiên cũng góp phần vào sự
phát triển của bệnh. Đốt sán già theo phân ra ngoài bị phân huỷ, giải phóng ra
nhiều trứng sán. Trứng sán dây tròn, được bao bọc bởi một hay nhiều lớp vỏ,
vì vậy chúng có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ở ngoại cảnh.
Nguyễn Thị Lê và CS (1998) [9] nhận xét: Ngay bản thân của vật ký
sinh cũng có những biến đổi chức năng sống để phù hợp với đời sống ký sinh.
Đối với động vật sống tự do, dinh dưỡng là một trong những vấn đề phức tạp,
động vật bắt buộc phải vượt qua nhiều khó khăn, vì vậy chúng hình thành
hàng loạt khả năng thích nghi chuyên hoá đặc biệt để tồn tại, để bảo vệ loài và
sinh sản. Đối với vật ký sinh thì ngược lại, dinh dưỡng quá đầy đủ, do vậy
chúng tăng cường sinh sản để phát tán và bảo tồn. Vấn đề phát tán đối với
động vật tự do rất dễ dàng nhưng đối với động vật ký sinh thì cực kỳ phức tạp
và khó khăn, thường phải vượt qua nhiều điều kiện không thuận lợi của môi
trường. Vì vậy vật ký sinh thường sản sinh ra số lượng lớn trứng, ấu trùng,
đảm bảo khả năng tồn tại và phát tán ra môi trường bên ngoài.
20

2.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây gà


Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], sán dùng giác bán bám
sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương. Nếu nhiều sán sẽ làm thủng ruột, tắc
ruột, gây viêm xoang bụng. Trong khi ký sinh sán còn lấy chất dinh dưỡng
của vật chủ, tiết chất độc làm gà bị trúng độc. Khi số lượng sán ký sinh nhiều
sẽ làm cho con vật gầy dần, rối loạn tiêu hoá, kiết lỵ, có khi táo bón, gà ăn ít,
khát nước ủ rũ, gục đầu dưới cánh, cánh sã, lông dựng. Có khi liệt chân và lên
cơn động kinh. Mào nhợt nhạt do hàm lượng hồng cầu, huyết sắc tố giảm. Gà
mái đẻ ít hoặc không đẻ. Mổ khám thấy niêm mạc bị viêm, phủ chất nhờn
đặc, đỏ hoặc vàng nhạt, hôi thối, có những mụn lấm tấm, thành ruột dầy lên,
có chấm xuất huyết. Trên niêm mạc có nhiều đầu sán cắm vào.
Nguyễn Xuân Bình và CS (2004) [1] cho biết thường gà từ 2 tháng tuổi
trở lên thường nhiễm nhiều sán. Khi bị nhiễm nhiều gà thường có biểu hiện
chậm lớn, giảm tính thèm ăn, xù lông, còi cọc tiêu chảy thiếu máu, niêm mạc
xanh xao, nhợt nhạt. Ở gà đẻ thấy lông xơ xác và giảm đẻ trứng. Khi mổ
khám thấy niêm mạc đường tiêu hoá viêm và xuất huyết điểm. Trên niêm mạc
dễ dàng tìm thấy đốt sán.
Theo Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8]: 3 loài sán dây thường gặp ở gà là
R .tetragona, R. echinobothrid , R. cesticillus đều gây ra trạng thái bệnh đường
tiêu hoá tương tự cho gà, nhưng loài R. echinobothrida có tác động nhiều nhất.
Kết quả điều tra về tình hình nhiễm giun sán ở gà tại một số điểm tại huyện Từ
Liêm (Hà Nội), cho thấy: cường độ nhiễm sán dây của gà từ 20 - 35
Raillientina spp/gà. Với số lượng lớn sống ký sinh trong ống tiêu hoá của gà,
sán dây chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gà, làm gà gầy yếu, thiếu máu, thể
hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào và dái tai gà tái xanh. Gà khó
thở, do đó thường vươn cao cổ. Gà nhiễm sán nặng sẽ giảm trọng lượng và sản
lượng trứng. Trong thời gian bị bệnh gà vẫn ăn nhưng ăn kém hơn gà khoẻ. Sán
dây ký sinh trong ruột gà tác động cơ học làm cho niêm mạc ruột bị tổn
thương, gây viêm ruột thứ phát. Gà ỉa lỏng, phân có lẫn máu. Gà con bị bệnh
thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao. Trong quá trình ký sinh,
sán tiết độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho gà mệt mỏi, không muốn vận
21

động, đứng ủ rũ trong bóng tối. Gà con bị bệnh cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê
lên cơn động kinh rồi chết.
Lê Đức Kỷ và CS (1984) [5] cho biết, gà có triệu chứng rõ khi có nhiều
sán ký sinh, xem kỹ phân cũng thấy đốt sán. Gà bị bệnh đi lại chậm chạp, ỉa
chảy ít một, khi ỉa luôn có sán theo ra. Gà khát nước nên uống nhiều nước, gà
xù lông, xã cánh, gầy yếu dần, nhiều khi liệt chân, lên cơn động kinh. Nếu
nặng hơn thì gà bỏ ăn, gầy rạc bỏ ăn rồi chết.
Theo Nguyễn Thất và CS (1975) [19]:
- Gà bị nhiễm Davainea proglottina: Với gà con thường bị nhiễm vào
những ngày đầu sau khi được đưa ra sân chơi, triệu chứng lâm sàng biểu hiện
sau 15 - 20 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm nặng, con vật rối loạn
tiêu hoá, gầy yếu kiết lỵ có khi táo bón, ăn ít, khát nước, rũ cánh, mệt mỏi,
kém hoạt động, hô hấp tăng, hồng cầu và huyết sắc tố giảm, niêm mạc hơi
vàng nhạt. Gà mái gầy sút cân nhanh, đẻ ít có khi ngừng đẻ.
- Gà bị nhiễm Raillietina echinobothrida: Gà con mắc bệnh mệt mỏi,
không muốn vận động, ủ rũ trong bóng tối. Sau đó phát triển trạng thái hôn
mê và nhiều gà con bị chết. Ở gà lớn bị bệnh mãn tính thường thấy rõ triệu
chứng thiếu máu, gà vẫn ăn uống bình thường nhưng sau đó mào và dái tai
bắt đầu xanh tím, khó thở nên gà thường vươn cao cổ. Ở gà chết do bệnh sán
dây cấp tính, niêm mạc ruột non sưng có màu đỏ máu.
- Gà bị nhiễm Raillietina tetragona: Triệu chứng đặc trưng là ỉa chảy,
phân lẫn chất nhờn màu vàng, đôi khi lẫn máu, có khi cả đốt sán dây. Gà mặc
dù ăn tốt nhưng vẫn gầy dần, uể oải, ngồi giấu đầu dưới cánh, không có phản
ứng khi bắt, lông xù, sã cánh, khát nước và thích uống nước lạnh. Đặc biệt khi
cảm nhiễm nặng có thể có những cơn động kinh, gà bỏ ăn, gầy và chết.
Nguyễn Hùng Nguyệt và CS (2008) [15] cho biết: Sán dây ký sinh
trong ruột gà gây ra các tác động sau:
- Tác động cơ giới: Sán trưởng thành dùng giác bám bám vào niêm mạc
ruột gây tổn thương, xuất huyết, loét niêm mạc. Nếu số lượng sán dây ký sinh
nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột từ đó gây viêm phúc mạc.
- Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng: Sán dây lấy dưỡng chấp ở ruột
non làm cho vật chủ bị mất nhiều dinh dưỡng.
22

- Tác động do độc tố: Sán ký sinh tiết độc tố làm gà bị trúng độc, gà gầy
yếu, thiếu máu có triệu chứng thần kinh. Sau đó bỏ ăn, nằm bẹp một chỗ rồi chết.
Khi mổ khám thấy xác chết gầy rạc, lông bết, phân ướt dính ở phía hậu
môn. Dọc theo ruột có nhiều sán ký sinh, niêm mạc ruột bị viêm, chất chứa
bên trong có màu nâu hồng.
Theo kết quả mổ khám của Dương Công Thuận (2003) [24], mổ khám
gà chết cấp tính thấy niêm mạc ruột non viêm đỏ, phủ một lớp nhờn đỏ hay
vàng nhạt, không tìm thấy sán trưởng thành, nhưng nạo niêm mạc thấy nhiều
đầu sán. Mổ khám gà chết mãn tính, trên niêm mạc có những chấm đen, sau
có các nốt lõm ở giữa, trong đó có sán dây. Trên thành ruột còn thấy các u
hoặc nốt màu vàng, trong có đầu sán.
Khi gà nhiễm bệnh, sán bám vào ruột non do các giác bám chặt gây
tổn thương thành ruột nên bị xung huyết, vì vậy đôi khi phân có máu. Sán
dây nằm đợi sẵn ở ruột khi các chất dinh dưỡng hấp thụ được là chúng
hưởng hết nên gà bị còi cọc, gầy ốm xơ xác, giảm cân vì không có chất
dinh dưỡng nuôi cơ thể.
2.1.4. Chẩn đoán bệnh sán dây gà
Chẩn đoán bệnh sán dây gà có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, tuy
nhiên phần lớn gà bị bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và khó phân
biệt, vì vậy phải kết hợp với xét nghiệm phân tìm đốt sán.
Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8] cho biết: Phương pháp chẩn đoán chủ
yếu là kiểm tra phân gà, phát hiện đốt sán dây bằng phương pháp dội rửa
nhiều lần (phương pháp Benedek). Mổ khám gà nghi nhiễm sán, thu thập và
định loại sán cũng là phương pháp đơn giản cho phép xác định các loài sán, tỷ
lệ và cường độ nhiễm sán dây.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], (2008) [7]:
Đối với gà còn sống: Nếu số lượng đốt sán trong phân nhiều thì có thể
trực tiếp tìm đốt sán trong phân. Trường hợp gà nhiễm nhẹ, chỉ có ít đốt sán
thì xét nghiệm phân tìm đốt sán hoặc mảnh đốt sán bằng phương pháp lắng
cặn Benedek (1943). Có thể dùng phương pháp phù nổi Fulleborn tìm trứng
sán khi đốt già vỡ ra (Mckenna P.B., 1981; Hasen J.,1994). Hầu hết trứng sán
23

dây hình tròn, được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ. Giữa trứng có phôi 6 móc, phôi
hình bầu dục. Cần chú ý, sán dây gà thuộc bộ Cyclophyllidea, tử cung hình túi
kép kín nên trứng sán không theo phân ra ngoài mà đốt sán chửa theo phân ra
ngoài, do vậy khi gà bị nhiễm loài sán thuộc bộ này khi xét nghiệm phân
không tìm thấy trứng sán.
Khi sán dây chưa thành thục, đốt sán già chưa thải theo phân ra ngoài,
có thể điều trị để chẩn đoán.
Đối với gà chết hoặc những con nghi mắc bệnh còn sống có thể mổ
khám để kiểm tra bệnh tích và tìm sán trưởng thành.
Ngoài ra, theo tài liệu của Chu Thị Thơm và CS (2006) [23] có thể căn cứ
vào đặc điểm của đốt sán già để xác định các loài sán dây như: Cotugina
proglotina đốt trưởng thành có cơ quan sinh dục kép; R. echinobothrida có vết
nối liền đầu và cổ rỗ rệt, vòi có hai hàng móc; R. tetragona phổ biến ở nước ta,
giác bám hình bầu dục, vị trí lỗ sinh dục đổ sang bên cạnh của đốt; R. cesticillus
ở đốt già tử cung phân thành các nang trứng, mỗi nang chứa một trứng…
2.1.5. Điều trị và phòng bệnh cho gà
2.1.5.1. Điều trị
Như đã thấy vai trò gây bệnh của các loài sán dây là rất rõ rệt đối với
gà. Vì vậy cần có các biện pháp điều tri có hiệu quả. Chữa bệnh phải đạt được
yêu cầu:
Trước hết phải dùng thuốc tẩy sán dây cho gà. Phải dùng thuốc hướng
ký sinh trùng, tức là độc với ký sinh trùng nhưng không độc với vật chủ. Nên
chọn loại thuốc nào có hiệu lực nhất với ký sinh trùng, đồng thời ít nguy hiểm
nhất đối với ký chủ, rẻ tiền nhất dễ dùng nhất.
Phải ngăn chặn không cho gà bị ốm tái nhiễm. Sát trùng tiêu độc
chuồng trại.
Theo Dương Công Thuận cho biết: Trước đây tẩy sán cho gà thường
dùng bột hạt cau với liều 0,5g/gà hoặc Arecolin 3 mg/kg thể trọng. Hạt cau có
tác dụng làm tê liệt sán dây, đồng thời tăng co bóp dạ dày ruột để tống sán ra
ngoài. Hiện nay thường dùng Niclosamid, dẫn xuất của Salicylanilid có tác
dụng cao trị các loại sán dây, nhất là với Raillietina. Liều dùng 0,2g/kg. Có
24

thể dùng thuốc tẩy sán của người Yomesan (Niclosamid) với liều như trên.
Mebendazol ngoài tác dụng trị giun tròn còn có hiệu lực trị sán dây với liều 3-
6mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày trộn thức ăn 12g/1 tạ thức ăn hỗn hợp
cho ăn trong 10 ngày (nếu dùng Mebenvet thì trộn 120g/1 tạ thức ăn).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [6], có thể dùng thuốc tẩy sán dây
cho gà:
- Arecolin: 0,003 g/kgTT, pha thành dung dịch 0,1%. Cho thuốc vào
thực quản bằng ống cao su. Hiệu quả điều trị cao.
- Bột hạt cau: 50 - 500 mg/gà. Cho uống.
- Niclosamid: 20 mg/kgTT. Cho uống.
- Hexachlorophen: 50 - 100 mg/kg TT. Cho uống. Hiệu quả đạt trên
90% nhưng với gà đẻ sau 3-7 ngày sản lượng trứng giảm.
Lê Thị Tài và CS (2002) [16] cho biết, có thể dùng hạt bí ngô kết hợp
với nước sắc hạt cau, vỏ hạt lựu khô để điều trị sán dây cho gà.
Theo Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8]: Các hoá dược đặc hiệu có tác
dụng điều trị bệnh sán dây của gà gồm:
- Praziquantel: Viên nén, màu trắng, liều dùng 10 mg/kg TT, có hiệu lực
cao và an toàn tẩy các loài sán dây gà. Tỷ lệ sạch sán có thể đạt 90 - 100%.
Thuốc trộn với thức ăn cho gà.
- Niclosamid: Dạng bột màu vàng hoặc viên nén với liều 20 mg/kg TT,
trộn vào thức ăn dùng liên tục từ 2 - 6 ngày. Thuốc có hiệu lực tẩy cao và an
toàn, tỷ lệ sạch sán 90 - 95%.
- Mebenvet: Trong hoá dược này có 10% Mebendazol,dạng bột màu
trắng không tan trong nước. Liều dùng 60 ppm trộn vào thức ăn, cho gà ăn
liên tục trong 7 ngày. Thuốc an toàn, tỷ lệ sạch sán 90 - 95%.
- Oxfendazole: Dạng bột hoặc dạng viên nén, dùng liều 10 mg/kg TT.
Thuốc an toàn tỷ lệ sạch sán 90 - 95%.
- Febentel: Dạng bột hoặc viên nén, dùng liều 30 mg/kg TT. Thuốc an
toàn, tỷ lệ sạch sán 90 - 95%.
Theo Lê Hồng Mận và CS (2001) [13], ngoài các loại thuốc trên thì có
thể dùng Butyrorate kết hợp Piperazin và Phenothiazin.
25

Orlov F.M và CS (1975) [28] cho biết: Thuốc trị sán dây tốt nhất cho gà
là bột hạt cau với liều lượng 1 - 2 g/con. Ngoài ra có thể dùng chất chiết rễ
cây dương sỉ đực cũng với liều lượng như trên.
Jelvai V.V (1955) đã nghiên cứu phương pháp chữa bệnh sán dây
R.echinobothrida cho gà, bằng Arecolin hydrobromic hoặc Tetraclorua
cacbon, tỷ lệ sạch sán từ 90 -100%.
Jelvai V.V cũng cho biết sau khi tẩy sán dây R. echinobothrida cho gà
đại trà bằng Tetreclorua ccacbon, đã nâng mức đẻ trứng lên 65%.
2.1.5.2. Phòng bệnh
Theo quan điểm học thuyết về tiêu diệt bệnh giun sán của Skrjabin K.I
(1944), muốn diệt trừ tận gốc bệnh giun sán thì phải dự phòng có tính chất chủ
động: Dùng tất cả các biện pháp cơ giới, vật lý (ánh sáng, nhiệt độ), hoá học
(thuốc), sinh vật học (sinh vật nọ tiêu diệt sinh vật kia) để tiêu diệt giun sán trên
cơ thể vật chủ, tiêu diệt giun sán ở tất cả các giai đoạn phát dục: Trứng ấu trùng,
giun sán trưởng thành (Nguyễn Thị Kim Lan và CS, 1999) [6]
Trên cơ sở đó, việc phòng trị bệnh giun sán nói chung phải đạt được các
yêu cầu sau:
- Điều trị cho gà bị bệnh khỏi bệnh và đảm bảo cho ngoại cảnh không bị ô
nhiễm mầm bệnh, tránh mầm bệnh nhiễm vào các con vật khác. Sau khi tẩy phải
tiêu diệt tất cả sán và đốt sán thải ra ngoài để ngăn ngừa mầm bệnh phân tán.
- Dùng thuốc đặc hiệu để diệt giun sán.
- Định kỳ cho dùng thuốc tẩy giun sán, chống tái nhiễm, bội nhiễm.
- Phối hợp các phương sách nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát tán ra
ngoại cảnh (các phương pháp xử lý phân).
Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6] khuyến cáo rằng, để tẩy giun
sán đạt hiệu quả thì cần phải thực hiện các nguyên tắc sau: Sau khi chẩn đoán
bệnh chính xác, trước tiên phải tẩy cho những gà bị nhiễm nặng hoặc những
con có biểu hiện lâm sàng, với mục đích phòng bệnh thì nên tẩy cho cả đàn.
Tốt nhất nên tẩy vào mùa Xuân (tháng 3 - 4) và mùa Thu (tháng 8 - 9), khi tẩy
phải nhốt gà trong chuống từ 3 - 5 ngày sau khi tẩy để tập trung phân ủ diệt
mầm bệnh, sau 10 - 15 ngày kiểm tra để đánh giá hiệu quả của thuốc.
26

Nguyễn Thị Lê và CS (1996) [10] đã vận dụng học thuyết Skrjabin K.I
để đưa ra biện pháp phòng chống các bệnh giun sán. Tác giả cho rằng biện
pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh giun sán ở gia cầm là biện pháp phòng
trừ tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định đồng thời sử dụng
nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun
sán ở môi trường cũng như trong cơ thể vật chủ. Như vậy, khâu quan trọng
trong biện pháp phòng trừ tổng hợp là tẩy sán dây cho gà. Có thể tẩy sán non
và sán trưởng thành. Nhưng thực tế trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở
nước ta, mầm bệnh luôn tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, ngay trong
bản thân con vật cũng tồn tại sán ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó
nên chọn các loại thuốc diệt được sán ở tất cả các giai đoạn phát triển để tránh
mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.
Nguyễn Xuân Bình và CS (2002) [1] cho rằng, việc phòng bệnh sán dây
cho gà cần phải thực hiện các bước sau:
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ, đặc biệt là dọn phân thường xuyên để đốt.
- Dùng các loại thuốc diệt ký chủ trung gian kiến, ruồi…
- Sắp đặt chuồng nuôi và sân nuôi xoay vòng.
Để phòng chống bệnh sán dây có hiệu quả, đồng thời với việc tẩy sán
phải sử dụng các biện pháp sau:
- Chuồng nuôi sân chơi phải khô ráo, sạch sẽ, vì đây là nơi tiếp xúc
thường xuyên với mầm bệnh. Do đó có thể thường xuyên thay đệm lót chuồng.
- Vườn chăn thả phải luôn sạch sẽ, đồng thời diệt ký chủ trung gian để
tránh cho gà không có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian gây bệnh.
- Xử lý phân để diệt đốt sán và trứng sán, làm cho môi trường sạch hơn.
Hàng ngày phải thu dọn phân ở chuồng và vườn thả gà, tập trung ủ nhiệt sinh
học, sau 3- 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 - 70 ºC sẽ làm trứng chết. Có
thể cho thêm tro bếp, vôi bột và lá xanh vào để thêm nhiệt độ cho đống ủ.
- Luôn đảm bảo khẩu phần ăn đủ về số lượng và chất lượng. Bổ sung
thêm các loại thức ăn giàu vitamin, nguyên tố vi lượng.
- Cho gà uống nguồn nước sạch.
27

Nhiều tác giả khi nói đến việc phòng trừ bệnh giun sán nói chung và
bệnh sán dây nói riêng đều thống nhất cho rằng cần áp dụng các biện pháp
phòng trừ tổng hợp sau:
- Định kỳ dùng thuốc tẩy sán dây cho gà.
- Tập trung phân để ủ diệt trứng sán dây, định kỳ làm vệ sinh chuồng
trại, sát trùng chuồng trại và sân chơi.
- Không chăn thả gà ở những vườn chăn thả ẩm thấp.
- Cách ly gà con, nuôi ở chuồng và sân chơi sạch sẽ.
- Áp dụng các biện pháp diệt côn trùng như: Xịt thuốc diệt côn trùng,
nhưng phải chú ý không gây độc cho gà, giữ sạch thức ăn và ngồn nước uống
cho gà.
- Nuôi dưỡng theo khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ
chất dinh dưỡng. Trong đó cần bổ sung đạm, khoáng và các vitamin A, D, E
và vitamin nhóm B.
Bên cạnh đó việc dùng thuốc tẩy phòng bệnh là biện pháp có ý nghĩa
quan trọng để tiêu diệt sán dây ngay từ khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể
ký chủ, hoặc khi sán còn chưa đạt đến giai đoạn trưởng thành, chưa có đốt sán
già thải ra ngoài nên chưa có khả năng phát tán mầm bệnh ra môi trường
(Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1978; Phạm Văn Khuê và cs, 1996; Soulsby, 1982;
Hansen, 1994; Urquhart, 1996; Kaufmann, 1996…)
Ngoài ra còn có các phương pháp tấn công ký sinh trùng ở từng giai đoạn:
- Chống giai đoạn thứ nhất: Ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký
chủ cuối cùng. Có thể tiêu diệt chúng bằng hai phương pháp:
+ Dùng thuốc đặc hiệu để diệt ký sinh trùng.
+ Tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết tất cả những vật mắc bệnh
(phương pháp này triệt để nhưng tốn kém).
- Chống giai đoạn thứ hai - trứng:
+ Tiêu diệt hầu hết trứng bằng cách thu nhặt phân đem chôn.
+ Có thể ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, đối với gia súc chăn
thả phải ngăn không cho trứng lên đồng cỏ phát triển bằng cách làm cho đồng
cỏ luôn khô ráo.
- Chống giai đoạn thứ ba và thứ tư (phôi thai và ấu trùng):
28

Diệt toàn bộ phôi thai và ấu trùng tự do ngoài đồng cỏ và ao tù bằng vôi


bột, sunfat sắt, sunfat đồng với lượng 400kg vôi bột/ha đồng cỏ và 5 kg vôi
bột/100 m³ nước ao.
Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm nhập vào cơ thể ký chủ.
Hàng ngày, dọn sạch phân chuồng và ủ, dùng sức nóng khi ủ diệt trứng
sán. Theo dõi sức khỏe gà, nếu thấy có triệu chứng nghi ngờ cần kịp thời tẩy
sán. Trong thời gian tẩy nhốt gà lại 2-3 ngày, thu hết phân thải vì trong phân
có nhiều đốt chứa trứng sán.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các loài giun sán. Việc nghiên cứu sán
dây ở Việt Nam đã được bắt đầu hơn một thế kỷ nay, do các bác sỹ y học, thú y
học người Pháp thực hiện. Năm 1870, Cande.J lần đầu tiên mô tả loài sán dây
Diphyllobothrium tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau 10 năm mới xuất
hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán ký sinh ở người. Từ đó,
việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng
phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và động vật hoang dã.
Năm 1927, Joyeux và Houdemer đã xuất bản công trình nghiên cứu khu
hệ giun sán ở Đông Dương, các tác giả đã phát hiện được ở động vật Việt
Nam 13 loài sán dây, trong đó có 8 loài được tìm thấy lần đầu tiên: R.
tetrragona, R.frayi, R. echinobothrida, Amoebotania cuneata.
Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã tổng hợp những kết quả nghiên cứu
trước đây, trong đó có thêm 23 loài nữa, ở gà nhà có các loài: Cotugnia,
digonopora, C. cuneata, R. cesticillus, Hymenolepis carioca, Davainea
proglottina.
Năm 1969, Bùi Lập và CS phát hiện được gà ở Hà Bắc nhiễm 4 loài sán
dây: C. digonopora, R. tetragona, R. cesticillus và R. echinobothrida.
Năm 1972, Oschmarin và CS nghiên cứu mẫu sán dây thu được ở một
số động vật sống hoang dại tại ven biển Vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được 57
loài sán dây, trong đó có 26 loài lần đầu gặp ở Việt Nam: R. penetrans norva,
R. penetrans, R. peradenica, R. georgiensis…
29

Năm 1978, Nguyễn Thị Kỳ và CS đã xem xét lại toàn bộ mẫu thu được
ở gà rừng và gà nhà Việt Nam từ năm 1962 tại Viện Động vật học Petersburg
đã phát hiện được 9 loài sán dây, trong đó R.(paroniella) tinguiana được phát
hiện lần đầu.
Đến năm 1994 và 1995 trên cơ sở mẫu, tư liệu và tài liệu thu thập được
tử năm 1962, Nguyễn Thị Kỳ đã đi sâu vào nghiên cứu khu hệ sán dây ở động
vật Việt Nam, thống kê và phát hiện được 148 loài, sắp xếp chúng vào hệ
thống phân loại (Đặng Ngọc Thanh và CS, tập 13, 2003) [17].
Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8] cho biết: Gà ở các lứa tuổi đều bị
nhiễm sán dây Raillietina spp. Nhưng gà con bị nhiễm sán với tỷ lệ và cường
độ cao, phát bệnh ở thể cấp tính và chết nhiều, nhất là gà từ 1 - 3 tháng tuổi.
Gà trưởng thành nhiễm sán đôi khi không thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng chỉ
thấy gà gầy dần, tăng trọng giảm, giảm đẻ trứng (đối với gà mái). Các giống
gà thịt và gà hướng trứng cao sản nhập nội chưa thích nghi với điều kiện sinh
thái nước ta nên bị nhiễm sán nặng hơn các giống gà nội.
Đỗ Hồng Cường và CS (1999) [2] khi mổ khám 511 gà (trong đó có 305
gà Ri và 206 gà Lơgo) cho biết, thành phần các lớp giun sán ký sinh ở đàn gà
nuôi tại các hộ gia đình thuộc thành phố Hà Nội gồm 3 loài sán dây là: R.
tetragona, R. cesticillus và R. echinobothrida. Tỷ lệ nhiễm ở gà Ri cao hơn gà
Lơgo, cường độ cảm nhiễm của 2 giống gà này gần tương tự nhau. Tỷ lệ và
cường độ nhiễm sán dây có sự biến động theo lứa tuổi: gà Ri dưới 2 tháng tuổi
nhiễm 36,11%; 5,46 sán/gà; trên 6 tháng tuổi nhiễm 71,08%; 11,02 sán/gà. Gà
Lơgo dưới 2 tháng nhiễm 8,47%; 5,2 sán/gà và trên 6 tháng là 27,45%; 9
sán/gà. Mức độ cảm nhiễm sán dây xảy ra từ những tháng đầu, gà càng lớn thì
mức độ cảm nhiễm càng cao, do có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian.
Theo Lê Hồng Mận và CS (2001) [13], sán dây ký sinh ở gà thường gặp
5 loài chủ yếu là: R. tetragona, R. cesticillus và R. echinobothrida, R. botini,
Davainea proglottina. Sán bám vào ruột non nhờ giác bám gây tổn thương
thành ruột tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát (E.coli, Salmonella…) có
thể gây xuất huyết và viêm ruột, tiêu chảy, phân thải ra kèm theo dịch nhày.
Nhiều trường hợp niêm mạc ruột non bị bọc bởi màng nhày màu vàng, đôi khi
thấy sán nằm trong đó.
30

Ở nước ta, trung bình 68,8% gà bị nhiễm sán dây thường thấy các loài
sau: R. cesticillus, R. echinobothrida, R. symondsii, Spiocrynacei, Cotugnia
digonopora, Fimbriaria fasciolasis, Dilipisdoides bauchei, Diorchis
americana, Davainea proglottina (Phan Lục, 1996) [12].
Theo Dương Công Thuận (2003) [24] Ở Việt Nam, qua điều tra thấy gà
nhiễm nhiều loài thuộc các giống Raillietina, Hymenolepis, Cotugnia,
Amoebotaenia. Tỷ lệ nhiễm từ 30 - 70% tuỳ từng loài. Cũng tuỳ loài sán mức
độ gây bệnh có khác nhau. Bệnh do Davainea, Raillietina thường nặng hơn,
Amoebotaenia thường gây bệnh nhẹ hơn.
Đặng Ngọc Thanh và CS (2008) [17] cho biết, khi tiến hành mổ khám
703 gà thì có 629 con nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ 89,47%. Tỷ lệ nhiễm sán dây
của gà nhà 93,40%; gà rừng là 83% và phát hiện được 19 loài sán dây, trong
đó có 12 loài thuộc họ Davanieidea, 5 loài thuộc họ Hymenolepdidae, 2 loài
thuộc họ Dilepididae. Riêng gà nhà đã phát hiện được 19 loài sán dây, còn gà
rừng là 10 loài, có 4 loài rất phổ biến và chung giữa gà nhà và gà rừng. Loài
Dileppidoides bauchei là loài đặc trưng của gà nhà ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], gà ở miền núi nhiễm sán
dây nhiều hơn vùng trung du và đồng bằng. Theo tổng hợp của tác giả: Nghĩa
Lộ nhiễm 80,7%; Quảng Ninh 85%; Hà Bắc 73,8%; Hà Nam 69,4%. Gà ở các
lứa tuổi đều nhiễm sán dây: gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm 41,1%; 3 - 5 tháng
tuổi nhiễm 57,1%; trên 5 tháng tuổi là 69,9%.
Nguyễn Thị Kim Thành và CS (2000) [18], khi nghiên cứu ảnh hưởng
của bệnh sán dây tới một số chỉ tiêu huyết học của gà tại ba huyện Thanh Trì,
Từ Liêm và Đông Anh - Hà Nội, tác giả cho biết:
- Các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố)
của gà ở khu vực Hà Nội có sự thay đổi theo giống và tính biệt.
- Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của gà bị nhiễm sán dây
giảm đi rõ rệt nhưng số lượng bạch cầu lại tăng. Sự biến đổi này cũng xảy ra
tương tự đối với nhóm gà bị nhiễm sán dây ở 2 lứa tuổi khác nhau.
31

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài


Cũng như ở Việt Nam, bệnh sán dây gà gây tổn hại lớn cho ngành chăn
nuôi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới.
Vì vậy, trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu về bệnh sán dây
và đã thu được những kết quả có ý nghĩa đối với ngành chăn nuôi gia cầm
trong đó có chăn nuôi gà.
Khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở 300 gà trưởng thành tại
ba làng thuộc quận Gharb - Morocco từ năm 2002 - 2005, Hassouni T. và CS
(2006) [31] cho biết đã tìm thấy các loài giun sán: Notocotylus gallinarum
(0,7%); Hymenolepis carioca (3,7%); R. echinobothrida (5,7%);
Hymenolepis contaniana (7%); R. tetragona (9,3%); R. cesticillus (12%);
Capillaria obsignata (6%); Subulura brumpti (15,3%); Ascaridia galli (9%);
Heterakis gallinarum (10%); Cheilospirura hamulosa (2,7%); Dispharynx
nasuta (5,3%) và Tetrameres sp (3,3%).
Mpoame và CS (1989) [35] kiểm tra trên 315 gà mua tại chợ Dschang
(phía tây Camaroon), kết quả tìm thấy 10 loài giun sán. Trong đó gà nhiễm
R.tetragona với tỷ lệ 14,5%; không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa gà
trống và gà mái. Gà thường nhiễm nặng vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10).
Permin A. và CS (1997) [40] đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán
theo mùa và khí hậu tại 6 làng trong vùng Morogoro (Tanzania) trên 600 gà
được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả là: Tất cả các gà đều nhiễm giun sán với
mức độ trung bình là 4,8 loài giun sán/gà ở mùa mưa và 5,1 loài giun sán/gà ở
mùa khô. Tỷ lệ nhiễm các loài ở mùa mưa là: R. echinobothrida (41,3%), R.
tetragona (25,3%), R. cesticillus (8,7%), ở mùa khô tương ứng là 46,3% và
2,7%. Như vậy tỷ lệ nhiễm theo mùa phụ thuộc vào loài sán dây.
Một nghiên cứu khác, Permin A. và CS (2002) [39] cho biết: Khi tiến
hành nghiên cứu trên 50 gà con và 50 gà trưởng thành ở quận Gorromonzi
thuộc Zimbabwe thấy, tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà con và gà trưởng thành có sự
khác biệt tuỳ loài. Đối với loài R. echinobothrida gà con nhiễm 66%, gà
trưởng thành nhiễm 34%; đối với loài R. tetragona gà con nhiễm tới 94%, gà
trưởng thành nhiễm 100%.
32

Theo Abdelgder A. và CS (2008) [29], tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở


gà trống và gà mái trưởng thành tại miền bắc Jordan có sự khác nhau tuỳ loài
giun sán. Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli ở gà trống là 43%, gà mái là 28%; R.
cesticillus ở gà trống là 11%, gà mái là 5%; tính chung cả gà trống và mái:
Davainea proglottina 1,4%; R. echinobothrida 16% và R. tetragona 18%. Số
lượng ký sinh trung bình là 7 giun sán (biến động từ 1 - 168 giun sán/gà)
Magwisha H.B và CS (2002) [33] đã tiến hành khảo sát trên 100 gà tại
vùng nông thôn ở Morogoro (Tanzania) thấy gà nhiễm 18 loài Nematoda, 8
loài Cestoda, không nhiễm Trematoda. Tất cả các gà đều nhiễm ít nhất ba loài
giun sán khác nhau. Gà đang tăng trưởng có từ 4 - 14 giun sán/cá thể, gà
trưởng thành có từ 3 - 12 giun sán/cá thể. Gà nhiễm cao ở mùa mưa. Tỷ lệ
nhiễm hai loài sán dây Davainea proglottina; R. tetragona ở gà đang tăng
trưởng là 9%, 36% và gà trưởng thành là 2%, 21% (P <0,05).
Tại Kenya, theo kết quả nghiên cứu trên 360 gà được chọn ngẫu nhiên
từ vùng Yathui - Machakos của Mugube E.O và CS (2008) [36], tỷ lệ nhiễm
giun sán là 93,3%. Trong đó tỷ lệ nhiễm Nematoda là 74,4%; tỷ lệ nhiễm
Cestoda là 68,1%; hai loài Cestoda nhiễm nặng nhất là R. echinobothrida
(33,3%) và Davainea proglottina (19,4%), gà trống nhiễm nặng hơn gà mái.
Theo Eshetu Y và CS (2001) [30]: Khi kiểm tra 267 gà thả vườn tại 4 huyện
của vùng Amhara - Ethiopia từ tháng 10 năm 1998 đến tháng 8 năm 1999 đã tìm
thấy các loài sán dây với tỷ lệ nhiễm khác nhau: R. echinobothrida (25,84%); R.
tetragona (45,69%); R. cesticillus (5,62%); Davainea proglottina (1,12%).
Kurt M. và CS (2008) [32], trong một cuộc khảo sát được thực hiện để
xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở 185 con gà từ 9 quận, huyện
trong khu vực Samsun, miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 7 năm 1999 và
tháng 6 năm 2000 đã cho biết: Tổng cộng có 16 loài giun sán khác nhau đã
được phát hiện. Các giun sán được tìm thấy là: Davainea proglottina (23%),
Raillietina echinobothrida (13%), Raillietina cesticillus (12%), Hymenolepis
Carioca (10%), Raillietina tetragona (6%), Choanotaenia infundibulum
(2%), Amoebotaenia cuneata (2%), Echinoparyhium recurvatum (1%),
Echinostoma revolutum (1%), Heterakis gallinarum (29%), Ascaridia galli
(16%), Capillaria caudinflata (12%), Capillaria retusa (6%), Capillaria
bursata (4%), Capillaria annulata (1%) và Syngamus trachea (2%).
33

Theo Poulsen J và CS (2003) [42], khi tiến hành một nghiên cứu để xác
định tỷ lệ nhiễm các loài của giun sán của 100 gà ở Ghana, Tây Phi. Tất cả
các con gà được kiểm tra (100%) đã bị nhiễm giun sán tiêu hóa; tổng số 18
loài được phát hiện. Các loài phổ biến là: Acuaria hamulosa (25%), Allodapa
suctoria (20%), Ascaridia Galli (24%), Capillaria spp. (60%), Choanotaenia
infundibulum (13%), Gongylonema ingluvicola (62%), Heterakis gallinarum
(31%), H. isolonche (16%), Hymenolepis spp. (66%), Raillietina cesticillus
(12%), R. echinobothrida (81%), R. tetragona (59%), Strongyloides avium
(2%), Subulura strongylina (10%), Tetrameres fissispina (58%),
Trichostronygylus tenuis (2%), cuối cùng là một loài Acanthocephalan (giun
đầu gai) không xác định (1%) và một loài sán lá không xác định (1%).
Mohammed OB và CS (1988) [33] vai trò của một số loài kiến như vật
chủ trung gian của sán dây ở gia cầm, tại Sudan tác giả đã tiến hành nghiên
cứu tìm kiếm ấu trùng sán dây trong các mẫu chuồng gà tại các khu vực khác
nhau của vùng. Pachycondyla sennaarensis, Messor galla và Acantholepis sp.
là các loài thu thập được từ các khu vực khảo sát. Tất cả các loài kiến đã được
kiểm tra ấu trùng sán dây nhưng chỉ có P. sennaarensis mang ấu trùng
(cysticercoid). Chúng giống với các nang sán của Raillietina tetragona.
Orlov. F.M và CS (1975) [28] cho biết gà bị nhiễm sán dây nặng thường
thấy vào mùa mưa nhiều, ẩm độ cao, trời nóng chủ yếu từ tháng 4 đến tháng
11, đây là thời điểm thích hợp cho ký chủ trung gian phát triển. Từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau nhiệt độ xuống thấp hơn, trời rét, khô hạn nên tỷ lệ
nhiễm thấp hơn.
Theo Nurelhuda I.E và CS (1989) [37]: Khi sử dụng Oxfendazole tẩy
R. tetragona trên gà với liều 20; 10; 7,5; 5 và 2,5 mg/kgTT cho uống. Hiệu
quả điều trị sán non là 100% ở liều 10mg/kgTT và 7,5 mg/kg TT đối với sán
trưởng thành. Nếu sử dụng gấp đôi (20 mg/kg TT) gà cũng không có phản
ứng lâm sàng.
Sử dụng Praziquantel điều trị cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp. ở
Sudan, kết quả cho thấy: Liều duy nhất với các mức 10; 7,5 và 5 mg/kg TT
cho gà 7 ngày tuổi hiệu quả tẩy sán 100%, sử dụng liều 10; 5 và 2,5 mg/kg TT
cho gà 17 ngày tuổi hiệu quả tẩy sán lần lượt là 100%; 97,1% và 95%. Thuốc
không gây phản ứng với các liều lượng đã sử dụng để tẩy sán dây cho gà
(Nurelhuda I.E và CS,1989) [38].
34

Rajendran M. và CS (1998) [43], cho biết kết quả nghiên cứu sử dụng
Praziquantel điều trị cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp: Khi sử dụng liều duy
nhất 10 mg/kg TT với thuốc ở dạng viên và 0,15 ml/ kg TT ở dạng lỏng có hiệu
quả điều trị cao. Praziquantel ở dạng lỏng tiêm vào bắp có hiệu quả điều trị tốt
hơn, thuốc rất an toàn cho gà, hiệu quả điều trị cao với tất cả gà ở các lứa tuổi.
35

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


* Đối tượng nghiên cứu gà thả vườn nuôi tại nông hộ, trại chăn nuôi gia
đình ở TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010
* Địa điểm nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gia đình với
quy mô khác nhau ở 3 phường: Quan Triều, Tân Long, Thịnh Đán và xã Đồng
Bẩm của thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
* Địa điểm xét nghiệm mẫu:
+ Bộ môn Bệnh động vật - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường ĐH Nông
Lâm Thái Nguyên.
+ Bộ môn Vi sinh vật - Bệnh lý - Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Trường
ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Mẫu phân gà, mẫu đất ở xung quanh chuồng và vườn thả gà.
- Gà ở các lứa tuổi
- Các phần ruột non ruột già, máu gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ.
- Kinh hiển vi quang học, kính lúp, máy ly tâm, hoá chất và các dụng cụ
thí nghiệm khác.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại TP
Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây gà ở các địa phương trong TP.
Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi của gà.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ.
- Sự phát tán đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng,
vườn thả gà.
36

3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý sán dây ở gà thả vườn tại
thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
- Sự thải đốt sán hàng ngày của gà bị bệnh
- Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh
- Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của gà bệnh so với gà khoẻ
- Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh
- Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán gây ra.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá cường độ nhiễm sán dây
Bố trí lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Việc thu
thập mẫu được tiến hành ngẫu nhiên tại các nông hộ và các trại chăn nuôi gà
thả vườn. Số gà lấy mẫu phân bố ở các phường Tân Long, Quan Triều, Thịnh
Đán và xã Đồng Bẩm của thành phố Thái Nguyên.
Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản theo quy
trình bảo quản mẫu trong các nghiên cứu ký sinh trùng học.
3.4.1.1. Phương pháp thu thập mẫu
- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải, còn nguyên của gà các lứa tuổi.
Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ và mỗi túi đều có ghi rõ: Thời
gian (ngày, tháng, năm), địa điểm, tuổi, giống, trạng thái phân và các biểu
hiện lâm sàng của gà (nếu có).
- Khu vực xung quanh chuồng gà: Lấy mẫu đất tương tự như cách lấy
mẫu nền chuồng (80 - 100gam/mẫu).
- Mẫu đất bề mặt ở khu vực chăn thả: Tại mỗi khu vực chăn thả, lấy
mẫu đất. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi rõ địa điểm và
thời gian lấy mẫu (80 - 100gam đất bề mặt/mẫu).
Các mẫu đựơc xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo
quản sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh
trùng học.
37

3.4.1.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán dây
Xét nghiệm đốt sán do gà thải ra trong phân: Lấy từng mẫu phân cho vào
cốc thủy tinh, thêm 5 - 10 lần nước, khuấy tan rồi để yên 15 - 20 phút cho lắng
xuống, gạn nước trên đi, lại cho nước vào, rửa đi rửa lại nhiều lần đến khi nước
trong suốt thì được. Sau cùng gạn nước đi cho cặn vào đĩa Petri đặt trong tờ
giấy màu đen để quan sát bằng mặt thường và kính lúp tìm đốt sán. Nếu có thì
dùng bút lông hoặc lông gà để khời ra (Theo Phan Lục và CS, 1996) [12].
Những mẫu tìm thấy đốt sán dây được xác định là có nhiễm, ngược lại là
không nhiễm.
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây:
Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng đốt sán/lần thải
phân bằng phương pháp soi kính lúp, đếm tất cả những đốt sán có trong mẫu.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của gà, cường độ
nhiễm được quy định như sau:
- Cường độ nhiễm nhẹ : ≤ 10 đốt/ lần thải phân
- Cường độ nhiễm trung bình : 11 - 20 đốt/lần thải phân.
- Cường độ nhiễm nặng : 21 - 40 đốt/lần thải phân
- Cường độ nhiễm rất nặng : > 40 đốt/lần thải phân
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm đốt và trứng sán dây ở mẫu đất bề mặt
nền chuồng và khu vực chăn thả
Mẫu đất được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm
ngay được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4º C, không quá 3 ngày. Xét nghiệm đốt
sán dây bằng phương pháp lắng cặn Benedek và xét nghiệm trứng sán dây
bằng phương pháp Fulleborn.
3.4.3. Phương pháp mổ khám, thu thập bệnh phẩm làm tiêu bản vi thể
- Mổ khám theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (2008) [7]: Để tìm sán dây ký sinh trong
đường tiêu hoá, tiến hành mổ khám gà theo phương pháp mổ khám không toàn
diện cơ quan tiêu hoá, thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột non và ruột già của gà.
38

Cách mổ khám: Dùng kéo nhọn, sắc cắt dọc theo chiều dài của rột và gạt
toàn bộ chất chứa vào cốc thuỷ tinh dung tích 300ml có chứa nước sạch. Dùng
phương pháp lắng cặn để tìm sán.
- Lấy các đoạn ruột non, ruột già của những gà bị nhiễm sán dây nặng, cố
định trong dung dịch Formol 10 % để làm tiêu bản vi thể.
3.4.4. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch
tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn
3.4.4.1. Lứa tuổi gà
Tuổi gà được phân ra theo 3 lứa tuổi:
 3 tháng tuổi
> 3 - 6 tháng tuổi
≥ 6 tháng tuổi
Trong quá trình lấy mẫu, loại trừ những mẫu không xác
định được tuổi. Số mẫu xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán
dây theo tuổi gà được phân bổ như sau:

≤ 3 tháng > 3-6 tháng Không xác


Tuổi gà > 6 tháng tuổi
tuổi tuổi định được

Số lượng mẫu 124 175 238 131

3.4.4.2. Mùa vụ trong năm


Theo dõi trong 2 mùa
- Mùa Xuân
- Mùa Hè
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà
Quan sát triệu chứng lâm sàng của những gà nhiễm sán dây (có kết quả
xét nghiệm phân dương tính). Mổ khám gà để đếm số lượng sán ký sinh ở
đường tiêu hoá và kiểm tra bệnh tích đại thể. Cắt đoạn ruột chứa nhiều sán, cố
định trong dung dịch Formol 10% để làm tiêu bản vi thể. Lấy máu của những
gà bị nhiễm sán nặng để xét nghiệm các chỉ số huyết học.
39

3.4.5.1. Phương pháp xác định sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh
Theo dõi gà đã xác định có nhiễm sán dây tại các hộ dân ở TP Thái Nguyên
trong 5 ngày, xét nghiệm phân 3 lần/ngày (sáng, chiều, tối).
Thí nghiệm được bố trí trong mùa Xuân và mùa Hè
3.4.5.2. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định các chỉ số huyết học của
gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ
* Phương pháp lấy mẫu:
Lấy mẫu máu ở tĩnh mạch cánh gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ. Mỗi gà
lấy 1ml máu vào ống nghiệm có nút cao su chứa 0,1 ml chất chống đông vô
trùng, cho ống nghiệm chứa máu vào bình lạnh để bảo quản và đưa đi xét
nghiệm trong ngày.
* Phương pháp xét nghiệm:
Các chỉ số huyết học: Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm
lượng huyết sắc tố, công thức bạch cầu của gà bị bệnh và gà khoẻ được xác
định trên máy Osmetech OPTI - CCA/Bloodgas Analyzen.
3.4.5.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu
hoá do sán dây gây ra
* Phương pháp xác định những biến đổi bệnh tích đại thể:
Trong quá trình mổ khám, những gà có biểu hiện lâm sàng và nhiễm
sán dây cường độ nặng (có số lượng sán dây ký sinh rất nhiều), được quan sát
tỉ mỉ bằng mắt thường và kính lúp phần ruột non, ruột già. Chụp ảnh vùng có
bệnh tích điển hình.
* Phương pháp xác định những biến đổi bệnh lý vi thể:
Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bằng phương pháp làm tiêu bản tổ
chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin. Mỗi
đoạn ruột đúc 4 block và mỗi block chọn 5 tiêu bản cắt mỏng. Đọc kết quả
dưới kính hiển vi quang học Labophot - 2 và chụp ảnh bằng máy ảnh gắn trên
kính hiển vi.
Phương pháp làm tiêu bản vi thể được tiến hành như sau:
+ Lấy bệnh phẩm: Cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương do sán dây
gây ra (ruột non, ruột già).
40

+ Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch formol 10%.


+ Rửa nước 12 - 24 giờ (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ) để trôi hết formol.
+ Khử nước: Dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra.
+ Làm trong tiêu bản: Ngâm bệnh phẩm qua hệ thống Xylen để làm
trong bệnh phẩm.
+ Tẩm parafin: Ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đựng parafin
nóng chảy, để ở tủ ấm nhiệt độ 50°C
+ Đổ Block: Rót parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt bệnh phẩm
đã tẩm parafin vào. Khi parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại
block cho vuông vắn.
+ Cắt và dán mảnh: Cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microtocom, độ dày
mảnh cắt khoảng 3 - 4 m. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer
(lòng trắng trứng 1 phần, glyxerin 1 phần, 1ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml
nước cất).
+ Nhuộm tiêu bản bằng thuốc nhuộm Hematoxilin - Eosin.
+ Gắn Lamen bằng bom canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính
hiển vi (x 400 - 600 lần)
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu được, được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (theo
tài liệu của Nguyễn Văn Thiện, (2000) [20], trên phần mền Excel 2003.
3.5.1. Đối với các tính trạng định tính
Tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm sán dây… được tính theo công thức:
m
- Số trung bình cộng: P = n
Trong đó: m là số gà nhiễm sán dây
n là tổng số gà nghiên cứu
3.5.2. Đối với các tính trạng định lượng
Số đốt sán/lần thải phân, tính theo công thức:

- Số trung bình cộng: X=


� X

n
41

S
- Sai số trung bình: m x =

n 1
x
(với n  30 ).

S
m x =

n
x
(với n >30 ).

( x )
x
2

- Độ lệch tiêu chuẩn: S x =  n
n 1

Trong đó:  x : Tổng các giá trị của X


mx : sai số của số trung bình
Sx : độ lệch tiêu chuẩn
n : dung lượng mẫu

3.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa hai số trung bình


Đối với các tính trạng định lượng như: Số lượng hồng cầu, số lượng
bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố,... các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Tính tTN
+ Trường hợp n1 + n2 < 30, n1 # n2

X1  X 2
tTN =
( n1  1) S12 + ( n2  1) S22 �1 1�
� + �
n1 + n2  2 �n1 n2 �

Trong đó:
n1 và n2: Dung lượng của mẫu nhóm 1 và nhóm 2
S1 và S2: Độ lệch tiêu chuẩn của nhóm 1 và nhóm 2
42

+ Trường hợp mẫu nhỏ, n1 = n2

X1  X 2
tTN =
mX2 1 + mX2 2
2 2
Trong đó: mX và mX Hai số trung bình của nhóm 1 và nhóm 2
1 2

+ Trường hợp n1 + n2 >30, n1 # n2


- Bước 2: Tìm tα ứng với độ tự do g và các mức xác xuất khác nhau:
0,05 - 0,01 và 0,001 ( g = n1 + n2 - 2).
- Bước 3: So sánh t TN và tα để tìm xác suất xuất hiện giá trị t TN hoàn
toàn ngẫu nhiên sinh ra.
- Bước 4: Xác định mức độ sai khác nhau giữa hai số trung bình.
43

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC DIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ
VƯỜN TẠI TP. THÁI NGUYÊN

4.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại 4 xã phường của TP
Thái Nguyên
4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các phường xã
Để đánh giá tình hình nhiễm sán dây gà trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm 668 mẫu phân gà tại 4 xã
phường thuộc thành phố Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số
xã phường của TP. Thái Nguyên

Số đốt sán/lần thải phân


Số
Địa điểm Số Tỷ lệ
mẫu
(xã, mẫu nhiễm  10 11 - 20 21 - 40 > 40
kiểm
phường) nhiễm ( %)
tra
n % n % n % n %

Đồng Bẩm 179 112 62,57 57 50,89 41 36,61 9 8,04 5 4,46

Tân Long 144 71 49,31 44 61,97 21 29,58 4 5,63 2 2,82

Quan Triều 175 79 45,14 54 68,35 20 25,32 4 5,06 1 1,27

Thịnh Đán 170 94 55,29 55 58,51 30 31,92 6 6,38 3 3,19

Tính chung 668 356 53,29 210 58,99 112 31,46 23 6,46 11 3,09
44

Hình 4.1:Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số
xã phường của TP. Thái Nguyên

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:


* Về tỷ lệ nhiễm:
Trong tổng số 668 mẫu phân kiểm tra có 356 mẫu nhiễm sán dây, tỷ lệ
nhiễm chung là 53,29%; biến động từ 45,14% - 62,75% tuỳ thuộc vào điều
kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật.
Xã Đồng Bẩm có tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà cao nhất (62,75%) sau đó là
phường Thịnh Đán (55,29%), phường Tân Long (49,31%), thấp nhất là
phường Quan Triều (45,14%).
* Về cường độ nhiễm:
Gà ở 4 xã điều tra đều nhiễm sán dây từ cường độ nhẹ đến nặng. Tính
chung trong tổng số 356 mẫu nhiễm sán dây có 210 mẫu nhiễm với cường độ
45

nhẹ chiếm tỷ lệ 58,99%; 112 mẫu nhiễm với cường độ trung bình, chiếm
31,46%; 23 mẫu nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 6,46%; 11 mẫu có
cường độ nhiễm nặng, chiếm 3,09%.
- Ở cường độ nhẹ: Xã Đồng Bẩm có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (50,89%),
cao nhất là phường Quan Triều (68,35%).
- Ở cường độ trung bình: Các xã có tỷ lệ nhiễm sán dây trung bình từ
25,32% - 36,61%. Trong đó cao nhất là xã Đồng Bẩm (36,61%).
- Ở cường độ nhiễm nặng: Gà nuôi ở phường Quan Triều có tỷ lệ nhiễm
thấp nhất (5,06%), cao nhất là xã Đồng Bẩm (8,04%).
- Ở cường độ rất nặng: Tỷ lệ gà nhiễm sán dây ở xã Đồng Bẩm là cao
nhất (4,46%), phường Quan Triều thấp nhất (1,27%).
Như vậy trong tình trạng vệ sinh thú y không đảm bảo, điều kiện chăn
nuôi kém, phương thức chăn nuôi lạc hậu có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây
tăng lên. Vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác vệ sinh
thú y và chăm sóc nuôi dưỡng sẽ góp phần hạn chế bệnh sán dây ở gà. Kết
quả này phù hợp với nhận xét của Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8]
4.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà
Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà, tôi đã xét
nghiệm 668 mẫu phân gà, trong đó có 537 mẫu phân gà xác định được ở 3 lứa
tuổi: ≤ 3 tháng tuổi, > 3 - 6 tháng tuổi, > 6 tháng tuổi; số mẫu còn lại không
xác định được chính xác tuổi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà
Số Số đốt sán/lần thải phân
Tuổi Số Tỷ lệ
mẫu  10
gà mẫu nhiễm 11- 20 21- 40 > 40
kiểm
(tháng) nhiễm (%)
tra n % n % n % n %
<3 124 56 45,16 39 69,64 15 26,79 2 3,57 0 0,00
>3-6 175 97 55,43 58 59,79 31 31,96 6 6,19 2 2,06
>6 238 143 60,08 76 53,15 49 34,26 12 8,39 6 4,20
Tính 537
296 55,12 173 58,45 95 32,09 20 6,76 8 2,70
chung
46

* Ghi chú: Những mẫu khi thu thập không xác định được tuổi của gà
thì chỉ dùng để tính tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo xã điều tra, không
dùng để tính tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo lứa tuổi.
* Về tỷ lệ nhiễm:
- Gà dưới 3 tháng tuổi: Qua kiểm tra 124 mẫu phân có 56 mẫu nhiễm
sán dây chiếm tỷ lệ 45,16%. Đây là lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất. Trong
giai đoạn tuổi này gà được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đặc biệt giai đoạn còn
nhỏ. Hơn nữa do ít tháng tuổi nên sự tiếp xúc với ký chủ trung gian mang
mầm bệnh cũng ít vì vậy tỷ lệ nhiễm sán dây thấp. Ngoài ra trên địa bàn điều
tra có một số gia đình đã tẩy giun sán cho gà ở giai đoạn còn nhỏ, do vậy
cũng hạn chế được tỷ lệ nhiễm sán dây trong nhóm gà này.
- Gà 3 - 6 tháng tuổi: Trong 175 mẫu phân kiểm tra có 97 mẫu nhiễm sán
dây, chiếm tỷ lệ 55,43%. Ở lứa tuổi này tỷ lệ nhiễm khá cao, do giai đoạn này gà
đã lớn, khả năng tìm kiếm thức ăn ở ngoài ngoại cảnh tăng lên, cơ hội tiếp xúc
với ký chủ trung gian mang mầm bệnh cũng nhiều, nên tỷ lệ nhiễm cao.
- Gà trên 6 tháng tuổi: Trong 238 mẫu phân kiểm tra có 143 mẫu nhiễm
sán dây chiếm tỷ lệ 60,08%. Đây là nhóm gà có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất.
Gà ở lứa tuổi này thường là các giống gà địa phương, gà đẻ, hoặc gà do nuôi
dưỡng chăm sóc kém chưa đủ khối lượng để bán. Do thời gian nuôi kéo dài
nên gà có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian mang mầm bệnh nhiều hơn
so với các lứa tuổi khác.
* Về cường độ nhiễm:
- Giai đoạn ≤ 3 tháng tuổi: Giai đoạn này gà nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp
nhất (45,16%). Trong đó, gà nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ (69,64%); 26,79%
gà nhiễm ở cường độ trung bình, chỉ có 3,57 % gà nhiễm ở cường độ nặng,
không có gà nhiễm ở cường độ rất nặng.
- Giai đoạn > 3 - 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này tỷ lệ gà nhiễm sán dây là
55,43%, cao hơn so với giai đoạn ≤ 3 tháng tuổi. Trong đó, gà nhiễm chủ yếu ở
cường độ nhẹ (59,79%); 31,96% gà nhiễm ở cường độ trung bình, chỉ có
6,19% gà nhiễm ở cường độ rất nặng, có 2,06% gà nhiễm ở cường độ rất
nặng.
47

- Giai đoạn > 6 tháng tuổi: Tỷ lệ gà nhiễm sán dây cao hơn cả
(60,08%). Tỷ lệ gà nhiễm ở cường độ nhẹ thấp hơn (53,15%) so với 2 giai
đoạn tuổi trước. Tỷ lệ gà nhiễm ở cường độ trung bình, nặng, rất nặng là khá
cao (tương ứng là 34,26%; 8,39%; 4,20%).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Gà ở các lứa tuổi đều mắc sán dây,
nhưng các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau. Qua
điều tra và phân tích tôi nhận thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần
theo tuổi của gà. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Đỗ Hồng Cường và
Nguyễn Thị Kim Thành (1999) [2], Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6],
Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996) [12] các tác giả đều cho rằng: Gà ở mọi
lứa tuổi đều nhiễm sán dây, sự cảm nhiễm sán dây xảy ra ngay từ những tháng
tuổi đầu, nhưng tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi và tuổi càng cao thì càng có cơ hội
tiếp xúc nhiều với ký chủ trung gian.
4.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ
Theo Phạm Sỹ Lăng và CS (2002) [8], thời tiết khí hậu quyết định tính
đặc trưng của mùa vụ. Mùa Xuân và mùa Hè là các mùa ẩm ướt, cũng là mùa
các loài kiến, bọ hung và ruồi nhà phát triển. Do vậy sự lây truyền bệnh sán
dây diễn ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng có thời tiết nóng và ẩm
ướt. Để kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây của gà mùa xuân và mùa hè
chúng tôi đã tiến hành thu thập các mẫu phân để xét nghiệm. Kết quả được
thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ
Số đốt sán/lần thải phân
Số mẫu Số
Tỷ lệ
Mùa kiểm mẫu ≤ 10 > 10 - 20 > 20 - 40 > 40
(%)
tra nhiễm
n % n % n % n %

Xuân 331 182 54,98 99 54,40 65 35,71 12 6,59 6 3,30

Hè 337 174 52,57 111 58,62 47 27,01 11 6,32 5 2,87

Tính
668 356 53,29 210 58,99 112 31,46 23 6,46 11 3,09
chung
48

Qua bảng trên chúng tôi thấy: Kiểm tra 668 mẫu phân gà ở 2 mùa vụ
khác nhau thì có 356 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 53,29% với các cường độ khác
nhau từ nhẹ đến rất nặng, cụ thể là:
Mùa vụ khác nhau có ảnh hưởng tới tỷ lệ và cường độ nhiễm khác
nhau, cụ thể như sau:
- Ở mùa Xuân: Khi xét nghiệm 331 mẫu phân gà có 182 mẫu nhiễm
chiếm 54,98%. Trong đó số gà nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ chiếm
54,40%, cường độ trung bình chiếm 35,71%, cường độ nặng chiếm
6,59%, cường độ rất nặng chiếm 3,30% số gà nhiễm sán dây.
- Ở mùa Hè: Tỷ lệ nhiễm sán dây thấp hơn so với mùa Xuân chiếm
52,57%. Trong đó, số gà nhiễm ở cường độ nhẹ là 58,62%, cường độ trung
bình là 27,01%, còn số gà mắc ở cường độ nặng và rất nặng đều thấp hơn
mùa Xuân, lần lượt là 6,32% và 2,87%.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ở các mùa vụ khác nhau thì tỷ lệ
và cường độ nhiễm sán dây của gà là khác nhau. Trong đó, mùa Xuân
(54,98%) gà mắc sán dây nhiều hơn mùa Hè (52,57%). Mùa Xuân có độ
ẩm không khí cao, điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển và hoạt động
của các ký chủ trung gian. Các ký chủ trung gian mang mầm bệnh phát triển
và hoạt động mạnh mẽ sẽ có nhiều điều kiện tiếp xúc hơn với gà.
49

4.1.2. Sự phát tán đốt sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn
thả gà
Bảng 4.4: Sự phát tán đốt sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng
và vườn thả gà
Xung quanh
Nền chuồng nuôi Vườn chăn thả
chuồng nuôi

Địa điểm Số Số Số
Số Số Số
mẫu Tỷ lệ mẫu Tỷ lệ mẫu Tỷ lệ
mẫu mẫu mẫu
kiểm (%) kiểm (%) kiểm (%)
(+) (+) (+)
tra tra tra

Đồng Bẩm 30 5 16,67 43 3 6,98 51 3 5,88

Tân Long 21 2 9,52 33 1 4,76 34 1 2,94

Quan Triều 26 2 7,69 28 1 3,57 37 1 2,70

Thịnh Đán 28 3 10,71 56 3 5,36 47 2 4,26

Tính chung 105 12 11,43 160 8 5,00 169 7 4,14

Bảng 4.4 cho thấy:


- Mẫu nền chuồng nuôi: Tính chung trong tổng số 105 mẫu kiểm tra có
12 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 11,43%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là xã Đồng Bẩm
(16,67%), sau đó là phường Thịnh Đán (10,71%), Tân Long (9,52%), và thấp
nhất là phường Quan Triều (7,69%).
- Mẫu xung quanh chuồng: Tính chung trong tổng số 160 mẫu kiểm tra
có 8 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 5,00%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là xã Đồng Bẩm
(6,98%), thấp nhất là xã Quan Triều (3,57%).
- Mẫu đất vườn thả gà: Tính chung trong tổng số 169 mẫu kiểm tra có
7 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 4,14%. Trong đó, xã Đồng Bẩm có tỷ lệ mẫu nhiễm
cao nhất (5,88%) thấp nhất là xã Quan Triều (2,70%).
Từ kết quả ở trên cho thấy: Đốt và trứng sán dây gà phát tán ở cả khu
vực nền chuồng, xung quanh chuồng nuôi và mẫu đất bề mặt vườn chăn thả
50

gà. Sở dĩ các khu vực này có đốt sán dây là do chuồng nuôi gà còn tạm bợ,
nền đất là chủ yếu. Mặt khác, công tác vệ sinh thú y ở khu vực vườn thả gà
còn ít được chú ý, phân ở nền chuồng chưa được thu gom để ủ, việc tẩy uế,
khử trùng không được thực hiện. Đó là những nguyên nhân làm đốt sán dây
gà phát tán rộng ra ngoại cảnh, cùng với sự hoạt động mạnh của ký chủ
trung gian dẫn đến tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà tăng cao.
Như vậy, để tránh tình trạng ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh, giảm tỷ lệ
nhiễm sán dây ở gà, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các vấn đề sau: làm tốt
công tác vệ sinh thú y, thường xuyên quét dọn, thu gom phân ở các khu vực hoạt
động của gà, ủ theo phương pháp nhiệt sinh học, diệt các ký chủ trung gian gây
bệnh cho gà, có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý. Đây là biện pháp có tính
khả thi và hiệu quả nhất trong việc khống chế mầm bệnh.
4.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ
4.2.1. Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh
Qua quá trình lấy mẫu và xét nghiệm mẫu phân gà tại các hộ dân của 4
phường xã ở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã xác định được những đàn
gà có 100% số cá thể trong đàn nhiễm sán dây. Trên cơ sở đó chúng tôi đã
tiến hành theo dõi sự thải đốt sán dây của gà vào các thời điểm khác nhau
trong ngày. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5: Sự thải đốt sán dây ở gà bị bệnh
Số lượng
Số
Thời đốt/lần thải
Mùa Số gà ngày Số mẫu Số
gian gà Tỷ lệ phân
Số hộ theo dõi theo xét mẫu
thải đốt (%)
(con) dõi
(ngày)
sán
nghiệm (+) (X  m x
)
Sáng 276 247 89,49 8,79 ± 0,50
Xuân
4 108 5 Chiều 246 234 95,12 13,96 ± 0,75
Tối 234 206 88,34 7,67 ± 0,44
Hè 4 97 5 Sáng 301 248 82,39 7,57± 0,41
Chiều 311 271 87,14 10,93 ± 0,60
51

Tối 324 260 80,25 6,12 ± 0,40

Kết quả theo dõi 108 gà ở mùa Xuân và 97 gà ở mùa Hè của 8 hộ cho thấy:
- Ở cả hai mùa số lượng đốt sán dây/lần thải phân cao nhất vào buổi chiều.
+ Mùa Xuân khi xét nghiệm 246 mẫu thấy có 234 mẫu nhiễm chiếm tỷ
lệ 95,12%, trung bình 13,96 ± 0,75 đốt/lần thải phân.
+ Mùa Hè trung bình: 10,93 ± 0,60 đốt sán/lần thải phân, trong tổng số
311 mẫu thu được có 271 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 87,14%.
- Số lượng đốt sán dây/lần thải phân vào buổi sáng thấp hơn so với buổi
chiều cụ thể:
+ Mùa Xuân khi xét nghiệm 276 mẫu thấy có 247 mẫu nhiễm chiếm tỷ
lệ 89,49%, trung bình 8,79 ± 0,50 đốt/lần thải phân.
+ Mùa Hè trung bình: 7,57± 0,41 đốt sán/lần thải phân, trong tổng số
301 mẫu thu được có 248 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 82,39%.
- Vào buổi tối số lượng đốt sán dây/lần thải phân thấp nhất ở cả 2 mùa
Xuân - Hè.
+ Mùa Xuân khi xét nghiệm 234 mẫu thấy có 206 mẫu nhiễm chiếm tỷ
lệ 88,34%, trung bình 7,67 ± 0,44 đốt/lần thải phân.
+ Mùa Hè trung bình: 6,12 ± 0,40 đốt sán/lần thải phân, trong tổng số
324 mẫu thu được có 260 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 80,20%.
Theo chúng tôi: Thời gian thải đốt sán dây của gà bị bệnh nhiều nhất
vào buổi chiều và thấp nhất vào buổi tối, mùa Xuân gà nhiễm sán dây với tỷ
lệ và cường độ cao hơn mùa Hè. Vì những tháng của mùa Xuân nhiệt độ hàng
ngày thấp và độ ẩm không khí tăng cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho
trứng và ấu trùng của sán dây phát triển. Hơn nữa việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
vệ sinh chuồng trại ở các hộ dân còn chưa tốt, làm cho sức đề kháng của gà
giảm, tạo điều kiện cho sán dây phát triển và gây bệnh.
Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6] cho biết: Đốt sán chửa theo
phân ra ngoài thường vào một thời gian nhất định trong ngày. Theo Wetzel
(1954), sán dây R. cesticillus thường thải đốt vào khoảng 11 - 16 giờ (tối đa
lúc 15 giờ). Davainea proglottina vào khoảng 12 - 18 giờ. Việc thải đốt sán
cũng phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi và giờ giấc cho ăn. Nếu cho gà ăn
52

2 lần vào lúc 10 và 16 giờ thì phân có đốt sán nhiều nhất vào lúc 16 - 18 giờ.
Ngược lại, cho ăn buổi chiều vào lúc 18 giờ và đêm thì 6 - 10 giờ sáng hôm
sau sẽ ra đốt sán. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét này.
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo cho người chăn nuôi
nên thu gom phân vào buổi chiều tối để ủ phân nhiệt sinh học, thường xuyên
vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh quanh khu vực chuông nuôi, định
kì tẩy sán dây cho cả đàn gà, tránh mầm bệnh phát tán ra ngoại cảnh.

Ảnh 4.2: Đàn gà bị bệnh sán dây của gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh tổ 21
phường Thịnh Đán
53

Ảnh 4.3: Đàn gà bi bệnh sán dây


4.1.2. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây
Sau khi xét nghiệm mẫu phân xác định được những đàn gà nhiễm sán,
chúng tôi đã tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh sán dây. Kết
quả được trình bày ở bảng 4.6.
`Bảng 4.6: Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây
Số gà nhiễm Số gà có triệu Tỷ lệ
Địa phương Biểu hiện lâm sàng
sán dây chứng lâm sàng (%)

Đồng Bẩm 42 7 16,64 - Gầy yếu, chậm


chạp, ủ rũ
Tân Long 25 3 12,00 - Gục đầu dưới
Quan Triều 28 3 10,71 cánh, lông dựng,
cánh sã
Thịnh Đán 36 5 13,89 - Mào tích nhợt nhạt
- Phân loãng, có
Tính chung 131 18 13,74 nhiều đốt sán,có con
phân lẫn máu
Qua kết quả ở bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy: Theo dõi 131 gà nhiễm sán
dây tại 4 phường, xã của thành phố Thái Nguyên thấy có 18 gà có biểu hiện
lâm sàng chiếm tỷ lệ 13,74% cụ thể như sau:
Xã Đồng Bẩm chiếm tỷ lệ cao nhất (16,67%); sau đó đến phường
Thịnh Đán (13,89%); phường Tân Long (12,00%); thấp nhất là phường
Quan Triều (10,71%).
Nhìn chung số gà có biểu hiện lâm sàng ít và chỉ có biểu hiện lâm sàng
khi số lượng sán dây ký sinh lớn. Khi theo dõi gà bị bệnh chúng tôi thấy gà
gầy yếu , còi cọc, chậm lớn, ủ rũ, gục đầu dưới cánh, lông dựng, cánh sã, mào
tích nhợt nhạt, phân loãng, có nhiều đốt sán, có con phân lẫn máu.
54

Ảnh 4.4: Gà bị bệnh sán dây

Ảnh 4.5: Gà bị bệnh sán dây, ủ rũ, sã cánh


55

Ảnh 4.6: Phân gà có đốt sán dây


Theo Nguyễn Thị Kim Lan và CS (1999) [6], bệnh chỉ phát tán thành
triệu chứng nếu có nhiều sán ký sinh: Con vật gầy dần, rối loạn tiêu hóa, kiết
lỵ (đi ít nhưng đi thường xuyên, có đốt sán ra theo) có khi táo bón, gà ăn ít
khát nước ủ rũ, gục đầu dưới cánh, cánh sã, lông dựng. Có khi liệt chân và lên
cơn động kinh. Mào nhợt nhạt do hồng cầu, huyết sắc tố giảm. Gà mái ít đẻ
hoặc không đẻ.
Lê Đức Kỷ và CS (1984) [5] cho biết, gà có triệu chứng khi cơ thể gà
có nhiều sán, xem kỹ phân thấy có đốt sán. Gà bị sán dây mệt mỏi, đi lại
chậm chạp, ỉa chảy ít một, nhưng ỉa luôn có sán theo ra, khát nước nên uống
nhiều nước, gà xù lông, sã cánh, gầy yếu, có khi liệt chân, lên cơn động kinh.
Nặng thì bỏ ăn gầy rạc kiệt sức rồi chết.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần nào làm sáng tỏ nhận
xét của các tác giả.
4.1.3. Sự thay đổi chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây
Trong trạng thái sinh lý bình thường các chỉ số huyết học và công
thức bạch cầu tương đối ổn định và chỉ thay đổi khi cơ thể mắc bệnh. Vậy
khi gà bị bệnh sán dây các chỉ số này có biến đổi không? Nếu có thì biến
đổi như thế nào? Để so sánh sự khác nhau về một số chỉ số huyết học của
gà bị bệnh sán dây và gà khỏe, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 20 mẫu máu
của 20 gà trong đó có 7 gà khỏe và 13 gà bị bệnh sán dây. Kết quả được thể
hiện qua bảng 4.7 và 4.8.
56

* Sự thay đổi chỉ số huyết học của gà bệnh so với gà khoẻ


Bảng 4.7: Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây
Gà khoẻ Gà bị bệnh sán dây
Mức ý
n n  nghĩa
Chỉ tiêu huyết học X  m x
X
(P)
m x

Số lượng hồng cầu (triệu/mm³


7 2,76 ± 0,08 13 2,46 ± 0.03 < 0,001
máu)
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm³
7 30,71 ± 0,46 13 32,31± 0,40 < 0,001
máu)
Hàm lượng huyết sắc tố (g%) 7 11,55 ± 0,49 13 9,96 ± 0,33 < 0,01
Tỷ khối hồng cầu (%) 7 32,57 ± 0,53 13 27,08 ± 0,91 < 0,001
Nồng độ huyết sắc tố bình quân
7 23,71 ± 0,61 13 23,31 ± 0,49 > 0,05
hồng cầu (%)
Lượng huyết sắc tố bình quân
7 28,57 ± 1,08 13 25,92 ± 0,60 < 0,05
hồng cầu (%)
Sức đề kháng của hồng cầu (tối
7 0,42/0,64 13 0,43/0,63 > 0,05
đa/tối thiểu)
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:
- Số lượng hồng cầu của gà khỏe là 2,76 ± 0,08 triệu/mm3 máu, số
lượng bạch cầu của gà khỏe là 30,71 ± 0,46 nghìn/mm3 máu, hàm lượng
huyết sắc tố của gà khỏe là 11,55± 0,49 g%.
Theo Cao Văn và Hoàng Toàn Thắng (2003) [25], số lượng hồng cầu
của gà bình thường là 2,5 - 3,2 triệu/mm3 máu, số lượng bạch cầu là 30
nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố là 12,7 g%.
Như vậy, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố
của gà không bị bệnh sán dây đều nằm trong trạng thái sinh lý bình thường.
Xét nghiệm máu gà bệnh thấy số lượng hồng cầu là 2,46 triệu/mm3
máu, số lượng bạch cầu là 32,31 nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố là
9,96 g%.
57

So sánh các chỉ số huyết học của gà khỏe và gà bị bệnh sán dây chúng
tôi thấy: Số lượng hồng cầu của gà bị bệnh sán dây giảm đi so với gà khỏe.
Sự khác biệt này là rất rõ rệt (P < 0,001).
Số lượng bạch cầu của gà bị bệnh sán dây tăng lên rõ rệt so với gà
khỏe (P < 0,001).
Hàm lượng huyết sắc tố của gà bị bệnh sán dây cũng giảm đi khá rõ
rệt (P < 0,01).
Bảng 4.7 còn cho biết:
-Tỷ khối hồng cầu của gà khỏe là 32,57% của gà bệnh là 27,08%.
- Nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu lượng huyết sắc tố bình
quân hồng cầu của gà bị bệnh sán dây lần lượt là 23,31% ; 25,92% và ở gà
khỏe tương ứng là 23,71% ; 28,57%.
- Sức đề kháng của hồng cầu (tối đa/tối thiểu) ở gà bị bệnh sán dây là
0,43/0,63 và gà khỏe là 0,42/0,64.
Như vậy:
Tỷ khối hồng cầu của gà mắc bệnh sán dây cũng giảm đi rất rõ rệt (P < 0,001).
Nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu hơi giảm, sự khác nhau là
không rõ rệt (P > 0,05).
Lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu của gà bệnh giảm đi rõ rệt so
với gà khỏe (P < 0,05).
Sức đề kháng của hồng cầu (tối đa/ tối thiểu) của gà bị bệnh sán dây và
gà khỏe khác nhau không rõ rệt (P > 0,05).
Kết quả của bảng 4.7 có thể giải thích như sau: Sán ký sinh trong ruột
gà dùng giác bám bám sâu vào niêm mạc gây tổn thương niêm mạc ruột làm
xuất hiện các ổ viêm. Đồng thời khi ký sinh sán còn phá hủy các tế bào niêm
mạc ruột gây xuất huyết giảm số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố.
Theo Cao Văn và Hoàng Toàn Thắng (2003) [25], bạch cầu bảo vệ cơ
thể bằng hai cách thực bào và sinh kháng thể. Số lượng bạch cầu tăng lên là
một chỉ tiêu phản ứng chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý mà
trong trường hợp này yếu tố bệnh lý là sán dây ký sinh ở gà.
58

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả.
59

* Sự thay đổi công thức bạch cầu của gà bị bệnh sán dây so với gà khoẻ:
Công thức bạch cầu là tỷ lệ % của mỗi loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu.
Các loài khác nhau thì có công thức bạch cầu khác nhau. Trong cùng một loài thì
công thức này ổn định. Nhưng khi có bệnh thì công thức bạch cầu thay đổi. Sự
thay đổi về tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu có giá trị trong việc chẩn đoán
bệnh ký sinh trùng.
Kết quả về sự thay đổi công thức bạch cầu của gà bị bệnh sán dây so với
gà khoẻ được trình bày trong bảng 4.8 và hình 4.3.
Bảng 4.8: Công thức bạch cầu của gà khoẻ và gà bị bệnh
Gà khoẻ Gà bị bệnh sán dây
Mức ý
Công thức
n n
bạch cầu X  m x
X  m x
nghĩa
(P)
(%) (%)
7 25,86 ± 13
Trung tính 28,38 ± 0,21 < 0,001
0,48
Ái toan 7 7,28 ± 0,26 13 9,08 ± 0,27 < 0,01
Ái kiềm 7 - 13 - -
Đơn nhân lớn 7 6,29 ± 0,56 13 7,08 ± 0,30 < 0,01
7 55,14 ± 13
Lâm ba cầu 56,15 ± 0,27 > 0,05
0,51

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy :


- Công thức bạch cầu của gà không bị bệnh sán dây như sau: Bạch cầu
trung tính của gà khoẻ là 25,86 ± 0,48 %, bạch cầu ái toan là 7,28 ±
0,26 %, bạch cầu đơn nhân lớn là 6,29 ± 0,56 %, lâm ba cầu là 55,14
± 0,51 %.
Theo Hồ Văn Nam (1982) [14], tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu ở gà
là: bạch cầu trung tính 27,0%; bạch cầu ái toan 8,0%; bạch cầu đơn nhân
7,0%; lâm ba cầu 56,0%.
Như vậy, tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gà không bị bệnh sán dây
đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.
Khi xét nghiệm máu của gà bị bệnh sán dây, thấy công thức bạch cầu có
sự thay đổi, cụ thể như sau:
60

Bạch cầu trung tính tăng lên rõ rệt (28,38% so với 25,68%); mức độ sai
khác rõ rệt (P<0,001).
- Bạch cầu ái toan của gà bệnh sán dây là 9,08% tăng hơn so với gà
khoẻ (7,28%). Mức độ sai khác là khá rõ rệt (P < 0,01).
Trong công thức bạch cầu của gà khoẻ và gà bị bệnh sán dây đều không
tìm thấy bạch cầu ái toan.
Bạch cầu đơn nhân lớn của gà bị bệnh sán dây (7,08%) tăng hơn so với
gà khoẻ (6,29%) sự sai khác là khá rõ rệt (P < 0,01).
- Lâm ba cầu của gà bị bệnh (56,15%) tăng so với gà khoẻ (55,14%). Sự
sai khác không rõ rệt (P > 0,05).
Vai trò của các loại bạch cầu là rất quan trọng đối với cơ thể: Bạch cầu
trung tính có khả năng thực bào rất mạnh, chúng chuyển động có hướng tiến
về vị trí bị viêm nhiễm. Bạch cầu ái toan giúp bảo vệ cơ thể, chống cảm
nhiễm tham gia vào việc giải độc. Bạch cầu đơn nhân cũng có vai trò thực bào
kháng nguyên trong máu, bạch cầu đơn nhân tăng trong các trường hợp nhiễm
khuẩn nhiễm virus, ký sinh trùng, viêm nội tâm mạc cấp...(Cao Văn, Hoàng
Toàn Thắng, 2003 [25]).
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [22], Nguyễn Xuân Hoạt và cs
(1980) [3] gia súc, gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng phản ứng tế bào
(phản ứng viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan và
giảm bạch cầu trung tính). Tác giả nhận xét : Hiện tượng tăng bạch cầu ái
toan được coi là một chỉ tiêu chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.
Từ kết quả của bảng 4.7 và 4.8 chúng tôi có nhận xét:
Một số chỉ số huyết học của gà bị bệnh sán dây và gà khoẻ có sự thay
đổi như: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu của gà
bị bệnh giảm đi so với gà khoẻ, ngược lại số lượng bạch cầu tăng lên so với
gà khoẻ.
Nguyễn Thị Kim Thành và cs (2000) [18], khi nghiên cứu ảnh hưởng
của bệnh sán dây tới một số chỉ tiêu huyết học của gà tại ba huyện Thanh Trì,
Từ Liêm và Đông Anh - Hà Nội, tác giả cho biết:
61

- Các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố)
của gà ở khu vực Hà Nội có sự thay đổi theo giống và tính biệt.
- Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của gà bị nhiễm sán dây
giảm đi rõ rệt nhưng số lượng bạch cầu lại tăng. Sự biến đổi này cũng xảy ra
tương tự đối với nhóm gà bị nhiễm sán dây ở 2 lứa tuổi khác nhau.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã làm sáng tỏ hơn nhận xét
này của tác giả.
4.1.4. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bệnh
Mổ khám là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh thú y. Qua
mổ khám có thể phát hiện ra những biến đổi bất thường ở các cơ quan, tổ
chức của cơ thể. Nghiên cứu biến đổi bệnh tích đại thể là chỉ tiêu quan trọng
nhằm đánh giá mức độ phá huỷ của sán dây ở cơ quan tiêu hoá của gà.
Để đánh giá chính xác hơn về tỷ lệ, cường độ nhiễm cũng như bệnh tích
đại thể do sán dây gây ra chúng tôi đã tiến hành mổ khám 210 gà trên địa bàn
4 xã phường: Đồng Bẩm, Tân Long, Quan Triều, Thịnh Đán. Kết quả được
thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bệnh
Số lượng
Số gà Số gà
Số gà sán
Địa mổ Tỷ lệ có bệnh Tỷ lệ
nhiễm dây/gà Bệnh tích đại thể
phương khám (%) tích (%)
(con) có bệnh
(con) (con)
tích(con)
Đồng Bẩm 56 35 62,50 6 17,14 53 - 123
Niêm mạc ruột bị
Tân Long 43 21 48,84 3 14,28 46 - 95 viêm, xuất huyết
Trên niêm mạc
phủ chất nhờn
Quan Triều 54 24 44,44 3 12,50 37 - 54
màu vàng, đỏ
Thấy sán bám
Thịnh Đán 57 32 56,14 5 15,63 42- 101 nhiều trên niêm
mạc
Tính chung 210 112 53,33 17 15,18 37 - 123

Qua kết quả ở bảng 4.9 ta thấy:


Trong 210 gà mổ khám thấy có 112 gà bị nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ
53,33% . Trong đó có 17 con có bệnh tích đại thể chiếm tỷ lệ 15,18% với các
cường độ nhiễm khác nhau dao động từ 37 - 123
62

- Xã Đồng Bẩm khi mổ khám 56 gà có 35 con nhiễm sán chiếm


62,50%, trong đó có 6 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ 17,14 %. Số lượng sán ký
sinh từ 53 - 123 con/gà.
- Ở phường Tân Long mổ khám 43 con, trong đó có 21 con bị nhiễm
sán dây, 3 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ 14,28%. Số lượng sán dây ký sinh 46 -
95 con/gà.
- Phường Quan Triều mổ khám 54 con, trong đó có 24 con bị
nhiễm sán dây, có 3 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ 12,50%. Số l ượng sán
ký sinh 37 - 54 con/gà.
- Phường Thịnh Đán khi mổ khám 57 gà thấy có 32 con bị nhiễm sán,
trong đó có 5 con có bệnh tích đại thể chiếm tỷ lệ 15,63%. Số lượng sán ký
sinh từ 42 - 101 con/gà.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy: Xã Đồng Bẩm có tỷ lệ gà nhiễm sán dây
cao nhất (62,50%) và tỷ lệ gà bị nhiễm sán dây có bệnh tích nhiều nhất
(17,14%), phường Quan Triều có tỷ lệ gà nhiễm sán dây thấp nhất (44,44%),
tỷ lệ gà có bệnh tích thấp nhất (12,50%). Kết quả này phù hợp với kết quả
điều tra về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây qua kiểm tra mẫu phân.
Cũng qua mổ khám chúng tôi đã phát hiện những con có bệnh tích điển
hình, cụ thể khi mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá những gà bị bệnh
thấy có sán bám dọc theo ruột. Bệnh tích đại thể chủ yếu tập chung ở ruột
non. Hầu như ở tất cả các gà nhiễm sán nặng đều thấy bệnh tích rất rõ ở niêm
mạc ruột: niêm mạc xuất huyết, viêm cata, phủ chất nhờn màu đỏ có con màu
vàng, chất chứa bên trong màu nâu hồng.
63

Ảnh 4.7: Ruột gà bị bệnh, sán bám dọc niêm mạc ruột

Ảnh 4.8: Ruột gà khoẻ và gà bị nhiễm sán dây


4.1.5. Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra
Để nghiên cứu bệnh tích vi thể do sán dây gây ra, chúng tôi lấy các
đoạn ruột có sán ký sinh, bảo quản trong dung dịch formol 10% , làm tiêu bản
vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin. Mỗi đoạn ruột đúc 4 bloc và mỗi
bloc chon 5 tiêu bản cắt mỏng, nhuộm Hematoxilin - Eosin (H.E). Đọc kết
quả dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại 400 - 600 lần. Kết quả xác
định bệnh tích vi thể được ghi ở bảng 4.10
64

Ảnh 4.9: Các đoạn ruột được bảo quản trong formol trước khi làm tiêu bản
Bảng 4.10: Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể do sán dây gây ra
Số tiêu bản Số tiêu bản có Tỷ lệ
Các phần ruột
nghiên cứu biến đổi vi thể (%)
Tá tràng 15 8 53,33
Không tràng 15 13 86,67
Hồi tràng 15 11 73,33
Manh tràng 15 1 6,67
Kết tràng 15 0 0,00
Trực tràng 15 0 0,00
Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:
- Ở ruột non: Đoạn tá tràng khi kiểm tra 15 tiêu bản thấy có 8 tiêu bản
có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 53,33%. Đoạn không tràng có 13/15 tiêu bản
có bệnh tích , chiếm 86,67%. Cuối cùng là hồi tràng có 11/15 tiêu bản có bệnh
tích chiếm 73,33%.
- Ở ruột già: Các đoạn kết tràng và trực tràng không tiêu bản nào có bệnh
tích vi thể do sán dây gây ra. Ở manh tràng tìm thấy 1 tiêu bản có bệnh tích.
Như vậy, bệnh tích do sán dây gây ra chủ yếu tập trung ở ruột non. Sở
dĩ như vậy vì ruột non là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng và là môi
trường thuận lợi cho sán dây phát triển.
65

Ảnh 4.10: Ruột gà có sán dây cắt ngang


Sau khi gà nuốt phải ký chủ trung gian mang ấu trùng sán dây, ấu trùng
này phát triển thành sán trưởng thành. Sán dùng giác bám bám sâu vào niêm
mạc ruột phá vỡ hàng loạt tế bào biểu mô ruột, gây xuất huyết tràn lan trên bề
mặt niêm mạc.
Sán dây ký sinh tác động cơ học làm tuyến ruột tăng tiết, lông nhung
ruột bị dính thành khối, lông nhung bị tổn thương biến dạng, đứt nát và ngắn
đi, từ đó lông nhung ruột mất đi khả năng tiêu hoá và hấp thu, dẫn đến gà đi ỉa
phân loãng.

Ảnh 4.11: Ruột gà có sán dây cắt ngang, lông nhung ruột bị dính thành khối
66

Ảnh4.12: Tuyến ruột tăng tiết, đỉnh lông nhung ruột dính liền nhau

Ảnh 4.13: Đỉnh lông nhung ruột rách nát


67

Chức năng của bạch cầu ái toan là bảo vệ cư thể, chống cảm nhiễm
tham gia vào việc giải độc, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng khi cơ thể bị cảm
nhiễm hay có ký sinh trùng, dị ứng khi tiêm hay Protit lạ vào cơ thể. Quá trình
sán ký sinh làm cho niêm mạc ruột bị viêm. Các tế bào viêm xuất hiện ở ổ
viêm là một đặc trưng cho sức đề kháng chính trong ổ viêm. Các tế bào này
có nhiệm vụ thực bào những dị vật ở trong ổ viêm. Bạch cầu ái toan tăng lên
và có sự thâm nhiễm ở lớp hạ niêm mạc (ảnh 4.14)

Ảnh 4.14: Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở lớp hạ niêm mạc ruột
68

PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN


- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tại 4 phường xã của TP. Thái
Nguyên biến động từ 42,14% - 62,57%, gà nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ
nhẹ và trung bình, tỷ lệ nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng thấp.
- Gà nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi của gà, gà dưới 3 tháng tuổi
nhiễm với tỷ lệ thấp nhất (45,16%), gà trên 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ cao
nhất (60,08%).
- Gà nhiễm sán dây ở mùa xuân ( 54,98%) cao hơn mùa hè
(52,57%).
- Nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả đều nhiễm đốt và
trứng sán dây với tỷ lệ 10,71%; 5,36% và 4,26%.
- Những gà bị bệnh thường thải đốt sán dây nhiều vào buổi chiều và số
lượng đốt sán dây/lần thải phân có sự khác nhau giữa hai mùa Xuân - Hè.
- Chỉ có những gà nhiễm sán dây ở cường độ nặng và rất nặng mới biểu
hiện rõ triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ gà nhiễm sán dây có triệu chứng lâm sàng
là 13,74% với các triệu chứng: Gà gầy yếu ủ rũ, sã cánh, lông dựng, mào và
tích nhợt nhạt, phân loãng có nhiều đốt sán.
- Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố, tỷ
khối hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu, lượng huyết sắc tố
bình quân hồng cầu của gà bị bệnh sán dây giảm đi so với gà khoẻ. Nhưng số
lượng bạch cầu lại tăng lên, đặc biệt là bạch cầu ái toan.
- Mổ khám 210 gà tỷ lệ nhiễm sán dây là 53,33%; trong đó 15,18% có
bệnh tích. Số lượng sán ký sinh từ 37 - 123 con/gà. Bệnh tích chủ yếu ở ruột
non, ruột già rất ít chỉ thấy ở manh tràng.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Các hộ chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh sán dây:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà.
- Thu gom phân gà đem ủ theo phương pháp nhiệt sinh học.
- Sử dụng thuốc diệt côn trùng để diệt ký chủ trung gian của gà.
69

- Định kỳ tẩy sán dây cho gà bằng thuốc Praziquantel, Niclosamid.


70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia
cầm và cách phòng, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.338 - 340.
2. Đỗ Hồng Cường, Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Sỹ Lăng (1999), Tình
hình nhiễm giun sán của gà ở khu vực Hà Nội , Tạp chí khoa học kỹ thuật
thú y, tập VI (số 1), tr.69 - 74.
3. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học, Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Kỳ (1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh ở vật nuôi Việt Nam,
Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.2 - 52.
5. Lê Đức Kỷ (1984), Phòng và chữa bệnh cho gà nuôi trong gia đình , Nxb
Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.59 - 61.
6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên
(1999), Ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho bậc Đại học), Nxb
Nông nghiệp Hà Nội, tr. 27, 59 - 62.
7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn
Quang (2008), Ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho bậc Cao học),
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.48 -189.
8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và
biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.35 - 43.
9. Nguyễn Thị Lê (1998), Ký sinh trùng học đại cương, Nxb Khoa học và
kỹ thuật - Hà Nội, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.39 - 49.
10. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh
(1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật -
Hà Nội, tr.25 - 26.
71

11. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh
(1996), Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật
- Hà Nội, tr.15 - 40.
12. Phan Lục, Phạm Văn Khuê (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông
Nghiệp - Hà Nội, tr.33 - 36, 156 -165.
13. Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2001), Hướng dẫn điều trị bệnh gà, Nxb Lao
động - Xã hội, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.75 - 77.
14. Hồ Văn Nam (1982), Giáo trình bệnh không lây ở gia súc , Nxb Nông
nghiệp - Hà Nội.
15. Nguyễn Hùng Nguyệt, Đỗ Trung Cứ, Nguyễn Văn Quang (2008), Một số
bệnh phổ biến ở gia súc gia cầm và biện pháp phòng trị, Nxb Nông
Nghiệp - Hà Nội, tr. 15- 17.
16. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2002), Phòng trị
một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam , Nxb Nông nghiệp,
tr. 113.
17. Đặng Ngọc Thanh, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sang, Nguyễn Thị Lê, Lê
Xuân Huệ, Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Sáng (2003), Động vật chí Việt
Nam, tập 13, Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội,tr. 11- 122.
18. Nguyễn Thị Kim Thành, Đỗ Hồng Cường, Phan Tử Diên (2000), Bước
đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà bị bệnh giun đũa và
sán dây tại khu vực Hà Nội, tập VII, số 1-2000, tr.46-49.
19. Nguyễn Thất, Phạm Quân, Phan Thanh Phượng (1975), Bệnh gia cầm
tập 1, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
20. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,
Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.104 - 158.
21. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc,
gia cầm, Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội.
72

22. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương
Công Thuận (1978), Nghiên công trình cứu ký sinh trùng ở Việt Nam,
Tập II, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
23. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp
phòng chống ký sinh trùng, Nxb Lao động - Hà Nội, tr.9 - 136.
24. Dương Công Thuận (2003), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi
gia đình, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.3 - 47.
25. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
26. Phan Thế Việt (1977), Đời sống các loại giun sán ký sinh , Nxb Khoa học
và kỹ thuật - Hà Nội, tr.63 - 66.
27. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh
ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội, tr.153 - 221.
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
28. Orlov. F.M (1975), Bệnh gia cầm, (Người dịch: Nguyễn Thất, Phạm
Quân, Phan Thanh Phượng), tr. 439 - 450.
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
29. Abdelqader A., Gauly M., Wollny C.B., Abo - Shehada M.N (2008), “
Prevalence and burden of gastrointestinal heelminthes among local
chickens, in northem Jordan”. Prev Vet. 2008 jun 15; 85(1-2): 17-22.
Epub 2008 Mar 7 (http// Pubmed.com).
30. Eshetu Y, Mulualem E, Ibrahim H, Berhanu A, Aberra K (2001), “Study
of gastro-intestinal helminths of scavenging chickens in four rural
districts of Amhara region, Ethiopia” Ethiopian Health and Nutrition
Research Institute, P.O. Box 1242, Addis Ababa, Ethiopia. 1: Rev Sci
Tech. 2001 Dec;20(3):791-6 (http// Pubmed.com).
31. Hassouni T, Belghyti D (2006), “Distribution of gastrointestinal
helminths in chicken farms in the Gharb” region-MoroccoParasitol Res.
2006 Jul;99(2):181-3. Epub 2006 Mar 16 (http// Pubmed.com).
73

32. Kurt M, Acici M (2008). “Cross-sectional survey on helminth infections


of chickens in the Samsun region, Turkey”. Dtsch Tierarztl Wochenschr.
2008 Jun;115(6):239-42 (http// Pubmed.com).
33. Magwisha HB, Kassuku AA, Kyvsgaard NC, Permin A (2002), “A
comparison of the prevalence and burdens of helminth infections in
growers and adult free-range chickens”. Trop Anim Health Prod. 2002
May;34(3):205-14 (http// Pubmed.com).
34. Mohammed OB, Hussein HS, Elowni EE (1988), “The ant,
Pachycondyla sennaarensis (Mayr) as an intermediate host for the
poultry cestode, Raillietina tetragona (Molin)”, Department of
Parasitology, Faculty of Veterinary Science, University of Khartoun,
Shambat, Sudan. 1: Vet Res Commun.1988; 12(4-5) : 325-7 (http//
Pubmed.com).
35. Mpoame M, Tchoumboue J. (1989), “Periodic release of Eimeria species
oocysts from chicken during daytime hours in a tropical environment”.
Rev Elev Med Vet Pays Trop. 1996;49(3):227-8 (http// Pubmed.com).
36. Mungube EO, Bauni SM, Tenhagen BA, Wamae LW, Nzioka SM,
Muhammed L, Nginyi JM (2008). “Prevalence of parasites of the local
scavenging chickens in a selected semi-arid zone of Eastern Kenya.”
Trop Anim Health Prod. 2008 Feb;40(2):101-9 (http// Pubmed.com).
37. Nurelhuda IE, Elowni EE, Hassan T. (1989). “Anticestodal action of
oxfendazole on Raillietina tetragona in experimentally infected
chickens”. Br Vet J. 1989 Sep-Oct;145(5):458-61 (http// Pubmed.com).
38. Nurelhuda IE, Elowni EE, Hassan T.(1989) “Anthelmintic activity of
praziquantel on Raillietina tetragona in chickens”. Parasitol Res.
1989;75(8):655-6 (http// Pubmed.com).
39. Permin A, Esmann JB, Hoj CH, Hove T, Mukaratirwa S. (2002). “Ecto-,
endo- and haemoparasites in free-range chickens in the Goromonzi
District in Zimbabwe”. Prev Vet Med. 2002 Jul 25;54(3):213-24. (http//
Pubmed.com).
74

40. Permin A, Magwisha H, Kassuku AA, Nansen P, Bisgaard M, Frandsen F,


Gibbons L(1997). “A cross-sectional study of helminths in rural
scavenging poultry in Tanzania in relation to season and climate”. J
Helminthol. 1997 Sep;71(3):233-40 (http// Pubmed.com).
41. Permin A, Bisgaard M, Frandsen F, Pearman M, Kold J, Nansen P (1999)
“Prevalence of gastrointestinal helminths in different poultry production
systems” Poult Sci. 1999 Sep;40(4):439-43. (http// Pubmed.com).
42. Poulsen J, Permin A, Hindsbo O, Yelifari L, Nansen P, Bloch P (2003),
“Prevalence and distribution of gastro-intestinal helminths and
haemoparasites in young scavenging chickens in upper eastern region of
Ghana, West Africa” . Department of Population Biology, University of
Copenhagen, Copenhagen, Denmark. Parasitol Int. 2003 Jun;52(2):179-
83 (http// Pubmed.com).
43. Rajendran M, Nadakal AM. “The efficacy of praziquantel (Droncit R)
against Raillietina tetragona (Molin, 1958) in domestic fowl ”. Vet
Parasitol. 1988 Jan;26(3-4):253-60 (http// Pubmed.com).
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số.....................43
xã phường của TP. Thái Nguyên..............................................................................43
Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà........................................45
Bảng 4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ.......................................47
Bảng 4.4: Sự phát tán đốt sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng....................49
và vườn thả gà.........................................................................................................49
Bảng 4.5: Sự thải đốt sán dây ở gà bị bệnh..............................................................50
Bảng 4.6: Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây.............................53
Bảng 4.7: Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây.....................56
Bảng 4.8: Công thức bạch cầu của gà khoẻ và gà bị bệnh.......................................58
Bảng 4.10: Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể do sán dây gây ra..............................63
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH MINH HOẠ
Trang
Hình 2.1. Loài Raillietina cesticillus........................................................................11
Hình 2.2. Vòng đời của sán dây gà..........................................................................15
Hình 4.1:Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số......................44
xã phường của TP. Thái Nguyên..............................................................................44
Ảnh 4.2: Đàn gà bị bệnh sán dây của gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh tổ 21
phường Thịnh Đán...................................................................................52
Ảnh 4.3: Đàn gà bi bệnh sán dây.............................................................................52
Ảnh 4.4: Gà bị bệnh sán dây....................................................................................54
Ảnh 4.5: Gà bị bệnh sán dây, ủ rũ, sã cánh..............................................................54
Ảnh 4.6: Phân gà có đốt sán dây..............................................................................55
Ảnh 4.7: Ruột gà bị bệnh, sán bám dọc niêm mạc ruột...........................................62
Ảnh 4.8: Ruột gà khoẻ và gà bị nhiễm sán dây........................................................62
Ảnh 4.9: Các đoạn ruột được bảo quản trong formol trước khi làm tiêu bản.................63
Ảnh 4.10: Ruột gà có sán dây cắt ngang..................................................................64
Ảnh 4.11: Ruột gà có sán dây cắt ngang, lông nhung ruột bị dính thành khối.............64
Ảnh4.12: Tuyến ruột tăng tiết, đỉnh lông nhung ruột dính liền nhau.......................65
Ảnh 4.13: Đỉnh lông nhung ruột rách nát................................................................65
Ảnh 4.14: Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở lớp hạ niêm mạc ruột............................66
MỤC LỤC
Trang
Phần 1........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................................2
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................................2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................................2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn....................................................................................2
PHẦN 2..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................................3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI....................................................................3
2.1.1. Thành phần và đặc điểm sinh học của các loài sán ký sinh ở gà......................3
2.1.1.1. Thành phần của các loài sán dây ký sinh ở gà..............................................3
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo các loài sán dây gây bệnh..................................6
2.1.2. Dịch tễ học bệnh sán dây gà..........................................................................16
2.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây gà.............................................20
2.1.4. Chẩn đoán bệnh sán dây gà............................................................................22
2.1.5. Điều trị và phòng bệnh cho gà.......................................................................23
2.1.5.1. Điều trị........................................................................................................23
2.1.5.2. Phòng bệnh.................................................................................................25
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC..............................28
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................28
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................31
PHẦN 3................................................................................................................... 35
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG.................................................................35
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................35
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................35
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................................35
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................35
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại TP
Thái Nguyên..................................................................................................35
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý sán dây ở gà thả vườn tại thành phố
Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.................................................................36
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................36
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá cường độ nhiễm sán dây...............36
3.4.1.1. Phương pháp thu thập mẫu.........................................................................36
3.4.1.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu...........................................37
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm đốt và trứng sán dây ở mẫu đất bề mặt nền
chuồng và khu vực chăn thả..........................................................................37
3.4.3. Phương pháp mổ khám, thu thập bệnh phẩm làm tiêu bản vi thể...................37
3.4.4. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ
bệnh sán dây ở gà thả vườn...........................................................................38
3.4.4.1. Lứa tuổi gà..................................................................................................38
3.4.4.2. Mùa vụ trong năm.......................................................................................38
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà..................38
3.4.5.1. Phương pháp xác định sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh.............39
3.4.5.2. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định các chỉ số huyết học của gà
bị bệnh sán dây và gà khoẻ............................................................................39
3.4.5.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu hoá do
sán dây gây ra...............................................................................................39
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................40
3.5.2. Đối với các tính trạng định lượng..................................................................40
3.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa hai số trung bình............................................41
PHẦN 4................................................................................................................... 43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................43
4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC DIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ
VƯỜN TẠI TP. THÁI NGUYÊN.................................................................43
4.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại 4 xã phường của TP Thái
Nguyên..........................................................................................................43
4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các phường xã.........43
4.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà............................................45
4.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ...........................................47
4.1.2. Sự phát tán đốt sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả
gà................................................................................................................... 49
4.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ.................50
4.2.1. Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh...............................................50
4.1.2. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây...................................53
4.1.3. Sự thay đổi chỉ số huyết học của gà nhiễm sán dây.......................................55
4.1.4. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bệnh...............................60
4.1.5. Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra.....................................62
PHẦN 5................................................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................67
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................67
5.2. ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................68
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT......................................................................................68
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI...................................................................70
Lời cảm ơn!

Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa chăn nuôi thú y, em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp với đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở
gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy - cô giáo đã tận
tình dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn
Văn Quang và cô giáo ThS. Nguyễn Thị Ngân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
để em hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
trạm thú y TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, cán bộ và nhân dân xã Đồng
Bẩm, cán bộ nhân viên các phường Tân Long, Quan Triều, Thịnh Đán đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong
suốt quá trình học tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Huế


Lời nói đầu

Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn”. Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt
nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra
trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hoá toàn bộ
kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất.
Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến
hành công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực
tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra
trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với
sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quang, cô giáo ThS.
Nguyễn Thị Ngân và sự tiếp nhận của Trạm thú y TP Thái Nguyên, em tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và
lâm sàng bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh
Thái Nguyên”.
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản khoá luận này không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Huế


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS : Cộng sự
R : Raillietina
mg : miligam
Nxb : Nhà xuất bản
tr. : Trang
TT : Thể trọng

You might also like