You are on page 1of 5

DÙNG BỌ XÍT LÀM MÓN ĂN – NHỮNG NGUY

HIỂM CÓ THỂ GẶP PHẢI

Lê Tuấn Vũ – Chu Quang Huy (Bát Yêu Team)

Ngày nay, mặc dù xã hội đã phát triển, nhưng vẫn có rất nhiều nơi sử dụng các
loại côn trùng, sâu bọ để làm thực phẩm và xem như các món đặc sản, có thể kể đến
như châu chấu, nhộng tằm, ong, ve và nhiều loại bọ xít… Bên cạnh giá trị dinh dưỡng,
thì việc ăn các loại côn trùng cũng có thể gặp các vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng
do ăn nhầm phải một số loại côn trùng có chứa độc tố, hoặc gặp phải các phản ứng
phản vệ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới tính mạng… Bài viết này sẽ cũng cấp một
số thông tin về những nguy hiểm có thể gặp phải khi ăn côn trùng, bọ xít… để quý độc
giả có cái nhìn thận trọng hơn khách quan về việckhi sử dụng các loài côn trùng, bọ
xít… sâu bọ làm thực phẩm và về một số triệu chứng, hướng xử trí khi gặp trường hợp
ngộ độc do ăn nhầm phải bọ xít hoặc côn trùng.

Ở nước ta, một số tỉnh, một số vùng và đồng bào dân tộc…

Ở một số tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam như Sơn La, Hòa Bình đặc biệt là bà con
dân tộc Thái, dân tộc Mường thường hay sử dụng bọ xít để chế biến món ăn, có thể kể
đến một số món là “Bọ xít rang lá chanh”, “Bọ xít xào măng chua ”…. Thời điểm vào
mùa nhãn khoảng đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 là thời gian cao điểm của những món
“đặc sản lạ” này. Bà con thường bắt chúng trên các cây nhãn và dùng để chế biến. Tuy
cùng là bọ xít nhưng có rất nhiều loài, ngoại hình đa dạng nhìn qua có vẻ giống nhau
nhưng thực chất lại khác nhau và loài này không gây nguy hiểm nhưng loài kia lại có
chứa chất độc. Xảy ra những vụ ngộ độc do ăn nhầm có thể xuất phát từ sự tò mò
muốn thưởng thức các món ăn lạ, kèm theo là sự thiếu hiểu biết… .

Cụ thể như tháng 1 năm 2016 xảy ra vụ ngộ độc cantharidin do ăn nhầm sâu
ban miêu tại tỉnh Hòa Bình hay tháng 8 vừa qua xảy ra vụ ngộ độ do ăn bọ xít
Agonoscelis nubilis của một nhóm 6 người cũng ở Hòa Bình, may mắn cả 6 người đều
được cấp cứu và cứu sống kịp thời.

Các loài bọ xịt thường gặp


Bọ xít mà bà con dân tộc thườngThái sử dụng để chế biến món ăn là loài “Bọ
xít nhãn” có tên khoa học là “Tessaratoma palilosa” khi trưởng thành có màu vàng
nâu, chiều dài thân 25-30 mm, có hình 5 cạnh, cánh trước là loại cánh nửa cứng.

Hình ảnh bọ xít nhãn (Tessaratoma palilosa)

Sâu ban miêu có tên khoa học là “Caniharis vesicatoria” là một thứ sâu nhỏ, có
cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài từ 15- 20mm, ngang 4-6mm. Đầu hình tim có một
rãnh dọc ở giữa đầu, râu đen hình sợi, có 11 đốt. Giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại.
Ngực cũng có một rãnh dọc, bụng dài tròn, dưới cánh cứng là hai cánh mềm, trong;
c. Chứa độc tố Cantharidin.

Caniharis vesicatoria (Sâu ban miêu) Cantharis Mylabris (Sâu ban miêu)

Đối với bọ xít Agonoscelis nubilis có hình bầu dục dài, có lông tơ từ xa và dài,
màu tổng thể màu nâu kem, cơ thể được bao phủ bởi các vết thủng đen thô, dải màu
đen mờ ở trung tâm trên lớp đệm phía sau dính chặt vào màng cứng, màu vàng cam
liên kết với các đốm đen nhỏ ở đỉnh sau, một loạt các đốm đen bên trên xương ức và
bụng, bên dưới cơ thể chủ yếu là màu vàng nhưng rìa bên của xương ức và bụng có
màu cam. Đầu: đầu hơi hẹp về phía trước nhưng tròn ở đỉnh, các thùy giữa và bên có
chiều dài bằng nhau.
Agonoscelis nubilis (Bọ xít)
Triệu chứng ngộ độc bọ xít
Đa có triệu chứng ngộ độc có thể được chia làm 3 nhóm chính:
 Nhóm thứ nhất: Ngộ độc với các chất độc có trong bọ xít
Một số protein được xác định có không chỉ có trong vỏ mà còn ở toàn thân của côn
trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với các hợp chất này.
Khi bị bắt, cơ thể chúng sẽ tiết ra một chất gọi như là cantharidin có thể gây nên ngộ
độc. Các triệu chứng của ngộ độc cantharidin thường bắt đầu trong vòng 2-4 giờ sau
khi uống, nhưng có thể lâu hơn từ 10 giờphút đến 14 giờ. Những triệu chứng đầu tiên
có thể có là:
Bỏng và phồng rộp miệng, lưỡi và hầu họng gây , khó nuốt; đ,
Đau quặn bụng, nôn mửa và nôn ra máu; .
Ccác triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu bao gồm đau thắt lưng, tiểu khó và tiểu
thường xuyên,buốt, có thể kéo dài đến 15 ngày; .
Đđái máu đại thể hoặc vi thể cũng là một đặc điểm nổi bật bắt đầu vào ngày đầu tiên
hoặc ngày thứ hai,. C các triệu chứng này kèm theo suy giảm chức năng thận với thiểu
niệu; .
Các chất điện giải trong huyết thanh có thể bị ảnh rối loạn điện giải như hưởng, biểu
hiện là hạ natri máu, tăng kali máu và hạ canxi máu; .
Đđa hồng cầu có thể là do tăng sản tủy xương do độc tố hoặc đơn giản là do giảm thể
tích và tăng nồng độ máu; .
Đđộng kinh và các bất thường về tim ít gặp hơn.

 Nhóm thứ hai: Sốc phản vệ với protein lạ


Những triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng., Theo thông tư số 51/2017/TT-BYT về
“Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ”, bao gồm 4 mức độ từ: Nnhẹ (độ
I) đến nặng nhất là Nngừng tuần hoàn (độ IV)và có thể đe dọa tính mạng. Các triệu
chứng được xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
(1) Mày đay, ngứa, phù mạch;
(2) Khó thở tức ngực, đau bụng quặn, nôn, tiêu chảy; (3) Mạch nhanh nhỏ, huyết áp
tụt; da nhợt, lạnh, ẩm; thở nhanh, thở khò khè, rối loạn nhịp thở, rít thanh quản, tím tái;
(4) Rối loạn ý thức, ngừng tuần hoàn.

Khàn tiếng, chảy nước mũi


Đau bụng, nôn, tiêu chảy
Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, rối loạn ý thức
Ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

Bọ xít hút máu Bọ xít cánh cứng (Brown Marmorated Stink Bug) Bọ xít hút máu
(Kissing Bug )

Bọ xít cánh cứng (Brown Bọ xít hút máu (Kissing Bug )


Marmorated Stink Bug)

 Nhóm thứ ba: Ngộ độc do các nguyên nhân khác:


Một số loài bản thân chúng cũng mang các mầm bệnh nguy hiểm như virus, vi khuẩn
(điển hình như Bacillus cereus) vì vậy việc ăn phải chúng có thể dẫn đến ngộ độc với
các triệu chứng như:
buồn nNôn, buồn nôn;
Ttiêu chảy;
Nnhức đầu, sốt…

Xử trí và Phòng tránh


Nguyên tắc chung: Tất cả các trường hợp cần được phát hiện sớm, xử lí khẩn cấp, kịp
thời tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất 24h..
 Đối với nhóm thứ nhất:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho cantharidin. Việc xử trí là hỗ trợ, bao
gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch ở tốc độ thích hợp và điều chỉnh các bất thường
về điện giải và khí máu. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton IV hoặc thuốc chẹn
H2 có thể tăng cường khả năng chữa lành vết loét do tác động cục bộ của chất độc lên
niêm mạc dạ dày. Do ái lực liên kết cao của cantharidin với albumin, việc chạy thận
nhân tạo sẽ có hiệu quả ở mức tương đối. (nếu có)
 Đối với nhóm thứ hai và thứ ba:
Tuyệt đối không sử dụng các loài côn trùng có màu sắc sặc sỡ để chế biến thành
thực phẩm
Ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên, tiến hành tiêm bắp aldrenalin khi có
sốc phản vệ từ độ II trở lên. Ngoài ra nếu nặng hơn có thể cho người bệnh thở oxy,
đánh giá toàn trạng, đặt nội khí quản và theo dõi sát trong 24h.

Tham khảo: Blister Beetles: Do Not Touch! (poison.org)


Eating Bugs (poison.org)
Blister Beetles: Do Not Touch! (poison.org)
Acute kidney injury by cantharidin poisoning following a silly bet on an ugly beetle
(nih.gov)

You might also like