You are on page 1of 10

Tìm hiểu một số loại nấm có ích, nấm độc ngoài tự nhiên.

1. Nấm có ích
Nấm hương

Nấm hương hàm chứa một chất hương thơm đặc biệt, đó là adenine, vì vậy nấu món ăn với nấm hương
có hương vị rất thơm ngon. Thành phần dinh dưỡng của nấm hương rất cao, hàm chứa phong phú
protein, có đến 9 loại acid amin, sắt, vitamin B, Egosterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, ngăn ngừa
phòng chống thiếu máu, cao huyết áp và loãng xương hữu hiệu. 

Ngoài ra, nấm hương còn hàm chứa nhiều loại đường giúp nâng cao cơ năng miễn dịch cho cơ thể, chất
ARN sợi kép có thể phân tách ra, có thể can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư và virus.

Nấm kim châm

Nấm kim châm hàm chứa đại lượng protein và chất xơ, không những có mùi vị thơm ngon mà còn chất
xơ trong nấm giúp thúc đẩy dạ dày, đường ruột nhu động, phòng chống táo bón và béo phì, công hiệu
cực tốt.

Nấm bào ngư

Nấm bào ngư cũng có tên là nấm sò, hàm chứa đại lượng protein, các loại đường, chất carotein và thiểu
lượng vitamin B, vị nhạt tính ôn, nhiệt lượng thấp, là thực phẩm nên thường xuyên ăn.

Nấm rơm

Vitamin C trong nấm rơm tươi cao gấp 6 lần so với hàm lượng cam quýt, thường xuyên ăn nấm rơm có
ích giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài chứa lượng cao protein, chất béo, các loại đường, canxi, photpho,
sắt, vitamin B, vitamin C ra, nấm rơm còn chứa 7 đến 8 loại acid amin, còn có một loại protit khác biệt
giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, là thực phẩm chống ung thư rất tốt. Nấm rơm thịt mềm, mịn,
dễ ăn, mùi vị tươi ngon. Khi chọn mua nên chọn loại nấm cơ thể dày dặn, ô nấm phía trên vẫn chưa mở
ra hết là tốt nhất.

Mộc nhĩ

Hàm lượng protit trong mộc nhĩ cao gấp 6 lần sữa, hàm lượng canxi, photpho, sắt, chất xơ cũng không ít.
Ngoài ra còn có các loại đường như mannan, glucose, xylose và cả lecithin, sterol ergot, vitamin C, vv.
Mấy năm trước đây, một bác sỹ người Mỹ còn nghiên cứu chứng thực được rằng mộc nhĩ có công hiệu
phòng chống xơ cứng động mạch hóa.
Nấm tuyết

Nấm tuyết còn có tên là mộc nhĩ trắng, Đông y cho rằng có công hiệu cầm máu, nhuận tràng, chặn ho,
kiện não, bổ khí, nhuận phổi, ích ấm và ổn định thận, là thực phẩm bổ ích nổi tiếng.

Nghiên cứu cận đại cũng chứng minh nấm tuyết có thể giúp cơ thể tăng thêm hệ thống phòng ngự bệnh
tật, nâng cao khả năng nuốt trôi nhấn chìm các vi khuẩn nguồn bệnh và tác dụng miễn dịch. Đường giao
tử trong nấm truyết có thể giảm thấp sự nguy hại của tia bức xạ đối với cơ thể.

Vì vậy, những người đang tiến hành hóa trị hoặc xạ trị nên ăn nhiều nấm tuyết.

Ngoài ra, chất dinh dưỡng hàm chứa trong nấm tuyết bao gồm cacbonhydrate, chất béo, sắt, protein,
mùa đông ăn thì nhuận bổ, mùa hè ăn vào lại đẩy nóng nhiệt và có công năng tiêu trừ vết thâm nám,
làm đẹp, là thực phẩm dưỡng sinh, dưỡng dung nhan rất tốt.

2. Nấm độc
2.1. Nấm độc tán trắng – Amanita verna

 Hình dạng: Mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính
chặt vào cuống. Toàn thân màu trắng, chân cuống phình dạng củ, bao gốc hình đài hoa. 

 Thịt nấm: Bên trong màu trắng, mềm, mùi thơm dịu.

 Độc tố: Các amanitin (amatoxin), độc tính mạnh

Nấm trắng hình nón có độc tố được xếp vào loại độc tính mạnh, khả năng gây tử vong cao. Ngay cả khi
nấu sôi và kể cả sấy khô, độc tính của nấm cũng không mất đi.

Khi ăn vào, chất độc có thể làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến hoại tử gan. Mẹ đang nuôi con cho bú
nếu ăn phải nấm độc, chất độc có thể đi qua đường sữa và gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

2.2. Nấm độc trắng hình nón  – Amanita virosa


 Hình dạng: Gần giống nấm độc tán trắng ở trên, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép
khum đính chặt vào cuống. Toàn thân màu trắng, cuống nấm có vòng dạng màng, gần sát mũ.
Chân cuống phình như củ, bao gốc hình đài hoa.

 Thịt nấm: Bên trong màu trắng ,mềm, mùi thơm dịu.

 Độc tố: Các amanitin (amatoxin), độc tính mạnh.

Độc tính trong loại nấm này có thể tác động lên nguyên sinh chất tế bào, gây phá hủy tế bào, đặc biệt là
tế bào gan gây suy gan cấp. Triệu chứng xuất hiện muộn, thường dưới dạng như đau bụng, nôn, ỉa lỏng,
vàng da, xuất huyết, tiểu ít, hôn mê…Cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh dẫn đến nguy cơ tử vong.

2.3. Nấm mũ khía nâu xám – Inocybe rimosa

 Hình dạng: Mũ nấm hình nón hoặc hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu vàng nâu tỏa ra
từ phần đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành nhiều tia riêng lẻ. 

 Thịt nấm: Thịt nấm bên trong màu trắng.

 Độc tố: Muscarin

Độc tố từ nấm tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm, gây các triệu chứng như đổ mồ hôi, thở khó, thở
rít, mạch chậm, hôn mê, co giật. Triệu chứng xuất hiện sớm nhưng khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày, hiếm
trường hợp tử vong.

2.4. Nấm ô tán trắng phiến xanh – Chlorophyllum molybdites


 Hình dạng: Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc
xám nhạt. Khi trưởng thành, phần mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng. Trên bề mặt mũ
nấm có các vảy mỏng, màu nâu nhỏ, vảy dày dần về đỉnh mũ. 

 Thịt nấm: Thịt nấm bên trong màu trắng.

 Độc tố: Thấp, gây rối loạn tiêu hóa.

Nấm Ô tán trắng phiến xanh trong nhóm chất độc kích thích đường tiêu hóa dạ dày, ruột. Chất độc tác
động nhanh chóng, thường gây buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chuột rút, nặng nhất là tiêu chảy. Triệu
chứng xuất hiện sớm sau ăn, giảm dần cho tới 2 – 3 ngày.

2.5. Nấm thức thần – Psilocybe Pelliculosa

 Hình dạng: Phiến nấm lúc non có màu trắng, khi già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, càng
già màu xanh càng rõ. Cuống nấm dài, mỏng, màu như mũ nấm, có khi chuyển màu xanh lục
hoặc lam.

 Thịt nấm: Thịt nấm bên trong nâu nhạt, mùi nhẹ, vị nhạt.

 Độc tố: Psilocybin và Psilocin, gây rối loạn thần kinh.

Cần cẩn thận với loại nấm này vì nấm sẽ khiến người bị rối loạn thần kinh như sinh ảo giác, cảm xúc thất
thường, rất dễ kích động … Triệu chứng xuất hiện sau 1 giờ sau ăn, hết sau nửa ngày đến 1 ngày.

2.6. Nấm tử thần – Death Cap


 Hình dạng: Mũ nấm tỏa ra như chiếc nón trùm đầu to. Phiến nấm có màu nâu đậm và chuyển
vàng khi tỏa ra vành nấm. Chân cuống phình như củ, bao gốc hình đài hoa.

 Thịt nấm: Thịt nấm bên trong trắng.

 Độc tố: Amatoxin.

Loại nấm độc này có thể gây ngộ độc ngay cả khi được nấu chín, chất amatoxin trong nấm chịu nhiệt tốt.
Sau khi ăn nửa ngày, nấm độc có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra máu,
mất nước dữ dội, nước tiểu giảm, nặng hơn là hạ đường huyết.

Chất amatoxin gây tổn thương ở gan, thận và hệ thần kinh trung ương của não bộ. Người ăn nhanh
chóng rơi vào trạng thái hôn mê và dễ dẫn đến tử vong cao nên hãy đưa đi cấp cứu sớm nhất có thể.

2.7. Nấm Chết Người – Webcaps (loài Cortinarius)

 Hình dạng: Mũ nấm phủ xuống và tỏa dần ra ngoài màu nâu. Phiến nấm và chân nấm cùng màu.

 Thịt nấm: Thịt nấm bên nâu nhạt.

 Độc tố: Orellanine.

Triệu chứng ngộ độc nấm khi mới xuất hiện tương tự như bệnh cúm và mất từ 2 – 3 ngày thì các triệu
chứng ngộ độc trở nặng, vì vậy dễ gây chẩn đoán sai. Độc tố orellanine có trong loại nấm này sẽ gây suy
thận và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
2.8. Nấm Mũ đầu lâu mùa thu – Autumn Skullcap

 Hình dạng: Mũ nấm dẹt, bầu ở đỉnh như đĩa úp ngược, màu nâu pha chút vàng ở viền nấm.
Phiến nấm to và lộ rõ. Chân nấm dài màu trắng đục.

 Thịt nấm: (Không có thông tin).

 Độc tố: Amatoxin.

Thường mọc dại trên những thân cây đã chết ở khắp nơi trên thế giới. Ngoại hình loại này giống như
nhiều loại nấm vô hại khác, khiến nhiều người bị nhầm lẫn và ăn chúng. 

Khi ăn phải loại nấm độc này có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, hạ thân nhiệt,
gan tổn thương và cuối cùng là dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu nhanh chóng.

2.9. Nấm độc Deadly Dapperling

 Hình dạng: Nấm có mũ có màu nâu, đường kính rộng 4cm với thân màu nâu hồng và phiến nấm
có màu trắng.

 Thịt nấm: Màu trắng.

 Độc tố: Amatoxin.

Nấm Deadly Dapperling chứa amatoxin, độc tố gây ra 80 – 90% ca tử vong do ngộ độc nấm. Tỷ lệ tử
vong khi ăn phải chất độc amatoxin lên tới 50% nếu không được điều trị và 10% nếu được điều trị kịp
thời. Các biểu hiện ban đầu gồm đau bụng và rối loạn tiêu hóa, sau đó bệnh nhân bị suy gan đến mức tử
vong.
2.10. Nấm Phiến đen chân vàng – Yellow-staining

 Hình dạng: Phiến nấm màu trắng, có chút vàng, viền nấm úp xuống, chân nấm màu. Không có
vòng cuống, chân nấm màu trắng, phần cuối đuôi chân màu vàng.

 Thịt nấm: Màu trắng gần như toàn bộ, chân nấm vàng.

 Độc tố: Amatoxin.

Nấm Yellow-staining có mùi hóa học rất đặc trưng như hóa chất khử trùng, i ốt hoặc dầu hỏa khi nấu, có
thể bốc mùi đậm hơn. 

Sau khi ăn từ 30 phút – 2 giờ, các triệu chứng ngộ sẽ xuất hiện bao gồm đau quặn ở bụng, buồn nôn,
nôn và tiêu chảy. Nặng hơn có thể gây đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi và buồn ngủ, nhưng hiếm khi các
triệu chứng này xuất hiện.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn dấu hiệu nhận biết các loại nấm độc, hãy chú ý và hạn chế tối đa việc
hái và tự ăn nấm bên ngoài để bảo vệ sức khỏe bạn nhé! Đừng quên chọn mua nấm an toàn tại VinMart
hoặc qua app VinID để đảm bảo chất lượng nhé!

Những lợi ích mà nấm đem lại cho sức khỏe của chúng ta là vô cùng tuyệt vời, trong nấm có rất nhiều
chất dinh dưỡng cung cấp vitamin cho cơ thể. Nấm là một sản phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn của bạn,
chúng cũng rất thú vị và dễ trồng. Dưới đây là một số cách để bạn có thể tự trồng nấm.

3. Hướng dẫn cách trồng Nấm


1 Trồng nấm rơm trong xô, chậu

Nguyên liệu

 Xô, chậu, chai lọ

 1 ít bã cà phê

 1 túi nilon

 1 máy phun sương

 1 gốc nấm tuỳ thích


Cách thực hiện

Bước 1: Cắt rời phần thân và rễ của nấm, sau đó trộn đều với bã cà phê ấn nhẹ và đều. Dùng túi bóng bịt
miệng xô, chậu đụt vài lỗ thủng trên túi bóng.

Bước 2: Khi nấm mọc ra bỏ phần túi đậy, đặt nấm ở những nơi ít ánh sáng và gió. Nấm phù hợp phát
triển ở nhiệt độ 13 độ C - 18 độ C. Hằng ngày phun sương cho nấm 1 - 2 lần, khoảng 1 tuần sau nấm sẽ
mọc lên.

2Trồng nấm sò bằng chai nhựa

Nguyên liệu

 1 ít thân nấm sò

 1 chai nhựa lớn

 1 túi nilon

 Vài miếng bìa cát tông

Cách thực hiện

Bước 1: Cắt bỏ đầu chai nhựa, đục các lỗ nhỏ trên thân chai để thoáng khí và chống ngập úng.
Bước 2: Sử dụng tấm bìa cát tông, cắt thành từng tấm vừa đủ nhúng với nước cho ướt rồi đặt vào chai
cứ một lớp thân nấm kèm theo một lớp giấy cát tông xen kẽ nhau.

Bước 3: Dùng túi nilon trùm kín chai nhựa, khoét một vài vết nhỏ trên túi nilon để lấy không khí

Bước 4: Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của nấm, khoảng 2 - 3 ngày thì thêm nước một lần. Mang
nấm để trong phòng tối khoảng 2 tuần nấm có thể sử dụng.

3Trồng nấm sò bằng mùn cưa

Nguyên liệu

 1 túi vỏ bào cưa

 1 túi giấy màu nâu


 1 hộp nhựa

 Nước sạch (không nhiễm Clo)

 1 ít rễ nấm sò

 1 cái bát

Cách thực hiện

Bước 1: Thêm ít nước vào bột cưa trộn cùng với rễ nấm dùng tay bóp khi nào bột cưa và rễ nấm ẩm.

Bước 2: Làm ẩm túi giấy màu nâu sau đó cho rễ nấm và bột cưa đã trộn vào gấp miệng túi và cho vào tủ
lạnh khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Lấy túi giấy ra để bên ngoài môi trường ở nhiệt độ 30 - 32 độ C, sau khi nấm đã nảy mầm thì
chuyển sang nhiệt độ 22 - 25 độ C. Khoảng 1 tuần sau chúng ta có thể sử dụng nấm.

Đấy là những cách trồng nấm vô cùng đơn giản và sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà. Bạn còn
chần chừ gì nữa mà không thử ngay với những cách mà Bách Hóa XANH đã liệt kê ở trên.

Xem thêm:

You might also like