You are on page 1of 3

Thông tin chung

Giới (regnum) Fungi


Ngành (divisio) Basidiomycota
Lớp (class) Agaricomycetes
Bộ (ordo) Polyporales
Họ (familia) Polyporaceae
Chi (genus) Wolfiporia
Loài (species) W. extensa

Tên tiếng Việt: Nấm Phục linh, Bạch phục linh, Bạch linh, Phục thần
Tên khoa học: Poria cocos Wolf
Họ: họ Nấm lỗ - Polyporaceae.
Công dụng:
Phục linh có công dụng lợi tiểu, làm giảm phù, giúp ích cho hệ tiêu hoá.
Chủ trị: Phù thũng kèm tiểu ít mà nóng đỏ, kém ăn, phân lỏng, tiêu chảy.
Phục thần có công dụng an thần. Chủ trị: Mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực.

Giới thiệu về nấm phục linh


Nấm phục linh, còn được gọi là bạch linh, là một loại nấm thuộc họ
Polyporaceae. Nấm phục linh có nguồn gốc từ cây thông và được sử dụng trong
y học cổ truyền và hiện đại với nhiều tác dụng lợi thủy, an thần và tăng cường
miễn dịch
Đặc điểm của nấm phục linh cũng như quả thể
Dược liệu Bạch linh là thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu
dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu
đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi
và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu
hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh
không mùi, vị nhạt, cắn dính răng
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt
ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối
xốp, hơi có tính đàn hồi
Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến
hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong

Phân bố của nấm phục linh


Nấm phục linh phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng rừng
thông có khí hậu mát. Hiện nay, nấm phục linh cũng được nhập khẩu từ Trung
Quốc để sử dụng trong y học và làm thuốc.
Dược liệu từ Phục linh
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ không đồng nhất. Mặt
ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối
xốp, hơi có tính đàn hồi.
Phục linh khối: Sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến
hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
Thu hái:
Từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ
thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và
xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái
miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của
Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục
linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.

Thành phần hoá học


Nấm Phục linh chứa hai nhóm hóa chất chính, phần triterpene và phần
polysacarit. Các hợp chất nhỏ khác cũng đã được mô tả, bao gồm steroid, axit
amin, choline, histidine và muối kali.
Cách bảo quản nấm phục linh
Hoạt động chống viêm: Chiết xuất của nấm Phục linh có tác dụng đối với viêm
da tiếp xúc, bệnh vẩy nến và viêm phù tai cấp tính.
Điều hòa miễn dịch: Chiết xuất từ Nấm phục linh làm thay đổi hoạt động của
chức năng miễn dịch thông qua sự điều hòa động của các phân tử thông tin như
cytokine.
Chống ung thư: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác động chống tế bào ung thư
của Phục linh lên tế bào khối u sarcoma, tế bào khối u ung thư biểu mô dạ dày,
tế bào ung thư phổi và tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Hạ đường huyết: Phục linh làm giảm đường huyết trong mô hình động vật của
đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Một vài nghiên cứu khác về tác dụng chống thải ghép, chống ký sinh trùng,
chống virus viêm gan B của nấm Phục linh cũng đã cho thấy hiệu quả.
Để bảo quản nấm phục linh lâu dài, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Làm sạch: Rửa sạch nấm phục linh bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
Sấy khô: Sấy khô nấm phục linh bằng máy sấy hoặc để nấm tự nhiên khô trong
môi trường thoáng mát và không ẩm ướt.
Đóng gói: Đặt nấm phục linh đã sấy khô vào túi nylon hoặc hũ thủy tinh kín để
ngăn không khí và ẩm thẩm nhập vào.
Bảo quản: Bảo quản nấm phục linh ở nhiệt độ mát, khô ráo và tránh ánh sáng
mặt trời trực tiếp.
Nguồn:
https://duocphambachthong.vn/mo-ta-cay-thuoc-duoc-lieu-phan-bo-xuat-xu-va-
bo-phan-dung-cua-bach-linh
https://www.medigoapp.com/hoat-chat/phuc-linh

You might also like