You are on page 1of 4

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Tên khoa học: Hedyotis diffusa


Họ thực vật: Rubiaceae

Mô tả: Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo


Loài cỏ nhỏ. Thân màu nâu nhạt, tròn
ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang
rất nhiều cành. Lá hình mác thuôn,
dài khoảng 1,5 cm đến 3,5 cm, rộng
1 mm đến 2 mm, nhọn ờ đầu, màu
xám, dai, gần như không có cuống, lá
kèm khía răng cưa ở đỉnh. Hoa mọc
đơn độc, hoặc từng đôi ở nách lá.
Hoa nhỏ có 4 lá đài hình giáo nhọn,
ống đài hình cầu. Tràng gồm 4 cánh
hoa, 4 nhị dính ở họng ống trắng. Quả bé, bầu hạ, còn đài hình cầu hơi dẹt ờ 2 đầu,
bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
Bộ Phận Dùng: Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo
 Dùng toàn cây (rể, thân, lá, hoa, quả..)
Thành Phần Hóa Học Của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo
 Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane,
Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-
Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).
 Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid,
Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-
Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside
methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3-
Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose.
 Ursolic acid.

Công Dụng Của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo


Trong Đông y, vị thuốc này có tính hàn, vị đắng thiên ngọt, không có độc tố. Chính
vì thế, mà có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, hoạt huyết dưỡng
não, lợi tiểu…

Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm
amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, dương hoàng
(viêm gan cấp tính).
Tác Dụng Dược Lý

Tác dụng lên hệ miễn dịch, kháng khuẩn, ngăn chặng khối u phát triển,
ngăn chặng tế bào ung thư, kháng ung thư, giải độc rắn, điều trị viêm
ruột thừa,….
Cách Dùng, Liều Lượng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo
 Ngày dùng từ 15g đến 60g dạng khô, hoặc từ 60g đến 320g dạng tươi, phối
hợp trong các bài thuốc.

 Dùng ngoài dạng tươi, lượng thích hợp giã nát đắp tại chỗ.

Một số bài thuốc kết hợp


Bài thuốc cho người bị u phổi Bài thuốc trị viêm gan, vàng da

 40g hoa xà thiệt thảo khô  30g xà thiệt thảo


 20g xạ đen  25g hạ khô thảo
 40g bạch mao căn  15g cam thảo

Trị viêm amidan cấp tính Trị viêm ruột thừa

 12g bạch hoa xà thiệt thảo  80g bạch hoa xà thiệt thảo
 12g xà tiền thảo  500 ml nước

Tác Dụng Trên Helicobecter pylori


Thành phần kháng khuẩn không mạnh và không được sử dụng để ức chế vi khuẩn
nhưng thường có tác động yếu với tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn lỵ. Các thí nghiệm
thực hiện trên ruột dư viêm của thỏ cho thấy dược liệu cũng có tính năng kháng
khuẩn nhưng không nhiều.

Do vậy bạch hoa xà thiệt thảo ít được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn
helicobacter pylori (HP).

Tác Dụng Trên Bệnh Lý Dạ Dày

Các bệnh lý thông thường trên dạ dày như (đau thắc dạ dày, nhiễm
khuẩn dạ dày,….) bạch hoa xà thiệt thảo ít được sử dụng trong những
trường hợp này. Mà thay vào đó chúng được sử dụng để phòng ngừa ung
thư, năng cao chức năng hoạt động của dạ dày, ngăn ngừa táo bón,…

Khả Năng Thu Hái, Chế Biến Tại


Việt Nam
 Thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây,
rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Loại
bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn,
phơi hoặc sấy khô.
 Bảo quản bạch hoa xà thiệt thảo:
Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Ghi Chú: Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo
 Không dung cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, hoặc đang cho con bú
 Những người đang dùng thuốc tránh thai nên cân nhắc khi muốn sử dụng vị
thuốc này. Bởi hai loại thuốc này có thể tương tác lẫn nhau, gây hại cho cơ
thể và sức khỏe.
 Cần kiêng các loại thực phẩm như đậu xanh, rau muống, chè khô… trong
quá trình dùng thuốc nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả tốt nhất.
 Nên dùng đúng liều lượng khuyến cáo để tránh những tác dụng phụ, tác
dụng không mong muốn, thậm chí gây ngộ độc nếu sử dụng dược liệu quá
nhiều một lúc.

Nguồn Tài Liệu


 Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
 Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
 Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học,
2006.
 Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và
II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Sinh Viên Phụ Trách:

Họ và Tên: Nguyễn Thế Toàn

MSSV: B1806586

You might also like