You are on page 1of 22

YERSIN UNIVERSITY

27 Tôn Thất Tùng, P.8, TP. Đà Lạt


www.yersin.edu.vn
YERSIN UNIVERSITY
27 Tôn Thất Tùng, P.8, TP. Đà Lạt
www.yersin.edu.vn

THỰC HÀNH
NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU

GV: Phạm Thị Hoàng Yến Đà lạt, ngày 25/02/2022


 yenpth@yersin.edu.vn
DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG BỔ DƯỠNG
1. Câu kỷ tử

- Tên khoa học: Fructus Lycii


- Nguồn gốc: Quả chin phơi khô của cây Câu kỷ tử hay
Khủ khởi
- TPHH: Caroten, Vitamin C, acid amin.
- Công dụng: Thuốc bổ, chữa đau lưng mỏi gối, di tinh,
mắt ra nhiều nước, mắt mờ, tiểu đường. Những nghiên
cứu gần đây cho thấy Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường
miễn dịch, hạ cholesterol huyết, làm chậm sự lão hóa.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc
hay ngâm rượu
Chú ý: Vỏ rễ cây Khủ khởi được gọi là Địa cốt bì được
dùng chữa sốt, ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu.
2. Đương quy

- Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis


- Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô.
Đương Quy => Phần đầu: quy đầu => đầu tù và
tròn
=> Rễ: Quy thân
=> Rễ phụ và rễ nhánh: Quy

- TPHH: Tinh dầu, coumarin, acid hữu cơ, acid
amin, sterol…
- Công dụng: Chữa các chứng đau đầu, đau
lưng do thiếu máu, mất điều hòa kinh nguyệt.
Làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ
hô, kích thích ăn ngon cơm,…
- Cách dùng, liều dùng: 10-29g dạng thuốc sắc.
3. Ba kích (Ba kích thiên, Dây ruột gà)

- Tên khoa học: Radix Morindae officinalis


- Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích
- TPHH: Anthranoid, iridoid glycoside, đường nhựa, acid
hữu cơ, vitamin C,…
- Công dụng: Là thuốc bổ, tăng lực dùng cho người cao
tuổi, chữa liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Dùng cho
phụ nữa khó có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh…
- Cách dùng, liều dùng: Ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc
hay rượu thuốc. Phối hợp trong các bài thuốc bổ thận.
Chú ý: Tránh nhầm với dây mộc thông cũng được gọi là
dây ruột gà
4. Tam thất

- Tên khoa học: Radix Panasis notoginseng


- Nguồn gốc: rễ phơi khô của cây Tam thất
- TPHH: Saponin
- Công dụng: Thuốc bổ, cầm máu (chữa thổ huyết, bang
huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra
máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng,
mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Cách dùng, liều dùng: 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với
thức ăn hoặc thuốc bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu
tại chỗ.
5. Đảng sâm

- Tên khoa học: Radix Codonopsis


- Nguồn gốc: Rễ phơi, sấy khô của cây Đảng sâm
- TPHH: saponin, đường, tinh bột.
- Công dụng: Thuốc bổ máu, tăng hồng cầu. dùng
trong bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu,
ốm lâu ngyaf, lòi dom, sa dạ dày con, rong huyết.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày 6-12g, có thể đến
40g. Dạng thuốc sắc, rượu thuốc, viên hoàn hay
bột.
6. Hoài sơn (Sơn dược)

- Tên khoa học: Tuber Dioscoreae persimilis


- Nguồn gốc: Rễ củ đã chế biến khô của cây
Củ mài
- TPHH: Tinh bột, chất nhầy, acid amin, chất
béo.
- Công dụng: Thuốc bổ, chữa suy nhược cơ
thể, mạnh gân xương, chữa tiểu đường,
gầy yếu, di tinh, giúp tiêu hóa.
- Cách dùng, liều dùng: 12-24g mỗi ngày,
dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
7. Địa hoàng

- Tên khoa học: Radix Rehmanniae glutinosae


- Nguồn gốc: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây
Địa hoàng.
Địa hoàng => Tươi: Tiên địa hoàng:
=> Khô: Sinh địa: mặt cắt nâu
đen hoặc đen bóng, dính. Tương đối mềm, dai,
khó bẻ gãy.
=> Chế biến: Thục địa
- TPHH: iridoid glycoside, flavonoid, acid amin,
caroten.
- Công dụng: Sinh địa dùng chữa ho ra máu,
chảy máu cam, bang huyết, tiểu ra máu, tiểu
đường, tâm thần không yên, mất ngủ. Thục địa
làm thuốc bổ huyết, điều kinh, chữa thận suy,
chóng mặt, ù tai, tóc bạc sớm.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày 12-40g dạng
thuốc sắc.
8. Ý dĩ

- Tên khoa học: Semen Coicis


- Nguồn gốc: Nhân hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả
chín của cây Ý dĩ.
- TPHH: Carbonhydrat (65%), chất béo, protid (13,7%).
Hai chất có hoạt tính chống ung thư : coixenolid và alpha
monolinolein
- Công dụng: Thuốc bổ dưỡng cơ thể, chữa tê thấp, phù
thũng, viêm ruột, viêm phổi, tiêu chảy mãn tính, sỏi thận.
- Cách dùng, liều dùng: 10-30g. Dùng riêng hay phối hợp
các vị thuốc khác.
9. Bạch truật

- Tên khoa học: Rhizoma Atractylodes macrocephalae


- Nguồn gốc: Thân rễ phơi khô của cây Bạch truật
- TPHH: Tinh dầu (1%) chủ yếu là atractylol và atractylon
- Công dụng: Thuốc bổ. Chữa viêm gan nhiễm trùng,
chữa tiểu đường.
Giúp tiêu hóa, chữa bụng đầy hơi, nôn mửa, đi ngoài
phân sống, chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính. Chữa
viêm dây thần kinh vùng thắt lưng, chữa chứng đái dầm ở
người lớn tuổi.
- Cách dùng, liều dùng: 10-20g mỗi ngày. Dùng dạng
thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
10. Bạch thược

- Tên khoa học: Radix Paeoniae lactiflorae


- Nguồn gốc: Rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của
cây Thược dược
- TPHH: Tinh bột, tannin, tinh dầu, chất béo, chất nhầy,
acid benzoic.
- Công dụng: Trị đau ngực sườn, mồ hôi trộm, huyết hư,
thai nhiệt, kinh nguyệt không đều.
- Cách dùng, liều dùng: 6-12g dạng thuốc sắc.
11. Đan sâm

- Tên khoa học: Radix et Rhizoma Salviae


mitiorrhizae
- Nguồn gốc: Rễ và thân rễ đã phơi hoặc sấy khô
của cây Đan sâm.
- TPHH: Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I,
tansinon II, tansinon III), acid hữu cơ, vitamin
- Công dụng: Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt
không đều, bế kinh, khớp sưng đau, mụn nhọt
sưng tất. Phòng và điều trị đau thắt ngực, đau nhói
vùng kín do huyết ứ, thiểu năng mạch vành.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 6-12g, dạng
thuốc sắc.
12. Sa sâm (Bắc sa sâm)

- Tên khoa học: Radix Glehniae


- Nguồn gốc: Rễ đã bỏ vỏ, phơi hay sấy khô của cây Sa
sâm bắc
- TPHH: Đường, tannin, chất béo.
- Công dụng: Chữa ho, long đờm, chữa sốt cao, miệng
khô khát nước.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 16g, dạng thuốc sắc
thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
2. Ngũ vị tử

- Tên khoa học: Fructus Schisandrae


- Nguồn gốc: quả chín đã phơi hay sấy khô của
cây Ngũ vị Bắc
- TPHH: Tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C,
đường, chất béo
- Công dụng: Chữa ho, miệng khô, khát nước,
mệt mỏi, di tinh, tả lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 2-4g (có thể
12g). Dạng thuốc sắc, cồn, bột, viên
DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TIÊU ĐỘC
1. Kim Ngân hoa

- Tên khoa học: Flos Lonicerae


- Nguồn gốc: hoa sắp nở của cây Kim ngân
- TPHH: Flavonoid (inosid, lonicerin), saponin, tinh
dầu
- Công dụng: Tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt,
mẩn ngứa, dị ứng. Chữa viêm gan mạn tính, viêm
gan virus. Chữa viêm cầu thận cấp tính, chữa sốt
xuất huyết.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 12-16g. Dạng
thuốc sắc, hãm, cao. Dùng riêng hay phối hợp các
vị thuốc khác.
2. Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử, Xương nhĩ)

- Tên khoa học: Fructus Xanthii strumarii


- Nguồn gốc: Quả già phơi khô của cây Ké đầu ngựa.
- TPHH: Alcaloid, các sesquiterpenlacton, saponin, chất
béo, iod.
- Công dụng: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau đầu do
phong hàn, chân tay co rút, chữa mũi chảy nước, chữa
đau rang, chảy máu cam. Chữa đau khớp do phong thấp.
Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện. Chữa bướu cổ.
- Cách dùng, liều dùng: 10-16g một ngày, dạng thuốc sắc
hay thuốc cao dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
3. Sâm đại hành (tỏi lào, sâm cau, hành lào)

- Tên khoa học: Bulbus Eleutherinis subaphyllae


- Nguồn gốc: Thân hành (củ) đã phơi hay sấy khô
của cây Sâm đại hành
Thân hành tròn hoặc dài. Mặt cắt ngang củ thấy đỏ
nhạt xen lẫn những vòng tròn có màu trắng.
- TPHH: Các dẫn chất naphtoqinon, eleutherin,
isoeleutherin.
- Công dụng: Chữa thiếu máu, xanh xao, vàng da,
mệt mỏi, băng huyết. Chữa ho, viêm phế quản, ho
ra máu, ho gà, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan.
Làm thuốc tiêu độc, chữa viêm họng, mụn nhọt, lở
ngứa.
- Cách dùng, liều dùng: 4-12g, dạng thuốc sắc,
rượu thuốc. Thường dùng kết hợp với các vị thuốc
khác.
1. Xuyên Tâm Liên

- Tên khoa học: Herba Andrographis


- Nguồn gốc: Phần trên mặt đất
- TPHH: Glycosid đắng (andrographiolide)
- Công dụng: Làm thuốc bổ đắng, chữa lỵ,
viêm ruột, dạ dày, viêm amidan
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 15-20g
dưới dạng thuốc sắc.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

THANK YOU

www.yersin.edu.vn

You might also like