You are on page 1of 13

BUỔI 4 – BÁO CÁO NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU

Quan sát và trình bày đặc điểm của lá


Nhóm 13
TÊN THÀNH VIÊN MSSV
Trần Thị Diệu Lan 2287000044
Nguyễn Hồng Hà Nhi 2287000073
Võ Minh Lâm 2287000045
Lại Hoàng Bảo Ngọc 2287000066

Câu 1:
1. Hoài sơn

- Tên khoa học: Dioscorea persimilis


- Họ khoa học: Dioscoreaceae ( họ Củ nâu )
- Bộ phận dùng: Rễ củ
- Thành phần hoá học: Tinh bột
- Đặc điểm: Lá đơn mọc so le hay mọc đối, hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8 – 10cm,
rộng 6 – 8cm, gân lá 5 – 7 toả ra từ gốc, cuống lá dài 1,5 – 3,5cm
- Công dụng: Bổ dưỡng (Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát)
- Bài thuốc:
+ Chữa tỳ vị hư nhược, ăn ít, đái nhiều, tiêu chảy lâu không khỏi:
Hoài sơn, đảng sâm, bạch truật (sao), mốt vị 10g. Sắc nước uống. Hoặc dùng hoài sơn
nấu cháo với gạo ăn vào mỗi buổi sáng.
+ Chữa đau đầu, chóng mặt, chân tay lạnh, đau mình mẩy, ăn uống kém:
Hoài sơn 60g, ngũ vị tử 180g, nhục thung dung 120g, đỗ trọng (sao) 90g, thỏ ty tử 90g,
thần phục 30g, ba kích 30g, thục địa 30g, ngưu tất 30g, trạch tả 30g, xích thạch chỉ 30g.
Tất cả nghiền thành hột, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống 20-
30 viên.

2. Cà gai leo

- Tên khoa học: Solanum procumbens


- Họ khoa học: Solanaceae ( họ Cà)
- Bộ phận dùng: Toàn cây
- Thành phần hoá học: Alkaloid
- Đặc điểm: Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến
lá có thuý nông không đều , mặt trên sẫm; mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai
mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên ; cuống lá cũng có gai.
- Công dụng: Trị phong thấp, lợi gan mật
- Bài thuốc:
+ Chữa phong thấp
Rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 16g.
Sắc uống
Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi
vị 20g. Sắc uống.

3. Rau đắng biển

- Tên khoa học: Bacopa monnieri


- Họ khoa học: Scrophulariaceae ( họ Hoa mõm sói)
- Bộ phận dùng: Toàn cây
- Thành phần hoá học: Alkaloid
- Đặc điểm: Lá mọc đối, không cuống, thuôn hình muỗng, dài cỡ 1cm, gân chính hơi khó
thấy
- Công dụng: Hỗ trợ thần kinh
- Bài thuốc:
+ Chữa động kinh, suy nhược thần kinh
Dùng 4 lít dịch ép sam trắng tươi, 4 lít bơ, các vị thủy xương bồ, mộc hương và rễ cỏ
bươm bướm, mỗi vị 120g đã tán thành bột mịn. Tất cả cho vào đánh kỹ rồi đun nhỏ lửa
cho đến khi bốc hết hơi thành bột nhão. Liều dùng 5 – 10g, ngày 2 lần, uống với sữa, sau
khi ăn. Có thể chế thành siro rồi uống.

4. Rau đắng đất

- Tên khoa học: Glius oppositifolius


- Họ khoa học: Aizoaceae ( họ Rau đắng đất)
- Bộ phận dùng: Toàn cây
- Thành phần hoá học: Saponin & Flavonoid
- Đặc điểm: Lá mọc vòng 2 – 5 to nhỏ không đều, hình mác thuôn, dài 1 – 3cm, rộng 3 –
10cm, gôc và đầu nhọn, lá kèm rất nhỏ, sớm rụng
- Công dụng: Lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt.
- Bài thuốc:
+ Thuốc thanh can, giải độc:
Rau đắng 6g, nhân trần (hoặc bồ bồ) 5g, dành dành 5g, cở xước 6g, rau má 6g, ké đầu
ngựa 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8g, muồng trâu 6g, rễ tranh 6g, sài đất 6g, cam thảo 3g.
Sắc nước uống hoặc tán bột, luyện thành viên uống (kinh nghiệm của lương y Đỗ Văn
Thanh, An Giang).
5. Dây thìa canh

- Tên khoa học: Gymnema sylvestre


- Họ khoa học: Asclepiadaceae ( họ Thiên lý)
- Bộ phận dùng: Toàn cây
- Thành phần hoá học: Saponin
- Đặc điểm: Lá có phiến bầu dục xoan ngược thon dài
- Công dụng: Giảm đường huyết
- Bài thuốc:
+ Hạ đường huyết và hạn chế kích ứng dạ dày
Dây thìa canh khô 50g. Rửa sạch rồi cho vào ấm, thêm 1,5 lít nước, đun sôi, thấy nước
cạn còn một nửa thì tắt bếp. Lọc lấy nước và sử dụng. Nên uống sau ăn
6. Chè vằng

- Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve


- Họ khoa học: Oleaceae ( họ Nhài)
- Lớp: Ngọc Lan
- Bộ phận dùng: Cành, lá
- Thành phần hoá học: Alkaloid
- Đặc điểm: Lá mọc đối, hình bầu dục - mũi mác, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn,
hai mặt nhẵn gần như cùng màu, mặt trên bóng, 3 gân tỏa từ gốc, những lá gần cụm hoa
nhỏ dần trông như những lá bắc; cuống ngắn.
- Công dụng: Bổ tỳ, thanh nhiệt
- Bài thuốc:
+ Giúp thanh nhiệt
Lấy khoảng 50g chè vằng khô, rửa qua với nước ấm. Sau đó cho vào 1,5 lít nước, đun sôi
khoảng 15’. Vặn nhỏ lửa và đun cho tới khi chuyển sang màu vàng sậm. Sau đó chắt
nước cốt vào phích để giữ nóng uống thay nước lọc.
7. Kim tiền thảo

- Tên khoa học: Desmodium styracifolium


- Họ khoa học: Fabaceae ( họ Đậu)
- Bộ phận dùng: Toàn cây
- Thành phần hoá học: Alkaloid
- Đặc điểm: Ngọn non dẹt, có khía và lông tơ trắng. Lá mọc so le. Lá kèm có lông, có
khía, cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành chùm ngắn hơn lá.
- Công dụng: Chữa sỏi đường tiết niệu
- Bài thuốc:
+ Chữa động kinh, suy nhược thần kinh
Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 10 – 15g, xuyên luyện tử 10g, hoàng tinh 10g, sinh đại
hoàng 10g. Sắc nước uống.
Hoặc kim tiền thảo 20g; rau má tươi 20g; nghệ vàng 8g; có xước 20g; hoạt thạch, vảy tê
tê, củ gấu, mỗi vị 12g; mề gà 6g; hải tảo 8g; nước 500ml. Sắc còn 200ml, uống làm một
lần lúc đói, hoặc sắc uống làm hai lần trong ngày.
8. Bá bệnh

- Tên khoa học: Eurycoma longifolia


- Họ khoa học: Simaroubaceae ( họ Thanh Thất)
- Bộ phận dùng: Rễ
- Thành phần hoá học: Alkaloid
- Đặc điểm: Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 21-25 lá chét không cuống, mọc đối,
hình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới có lông
màu trắng xám; cuống lá kép màu nâu đỏ.
- Công dụng: Hỗ trợ sinh lí
- Bài thuốc:
+ Tăng cường sinh lực nam giới
Bá bệnh 40g, nhân sâm 5g, nấm linh chi 50g đem thái nhỏ. Thêm 1 lít nước sắc kỹ
khoảng 1 tiếng. Chia làm 4 lần uống, phần bã bỏ.
+ Bổ thận tráng dương
Rễ bá bệnh: 5g, Hồng sâm: 20g, Đương quy: 20g, Dâm dương hoắc: 30g, Chuối hột chín
sấy hoặc phơi khô: 30g, Hà thủ ô: 20g, Đỗ trọng: 30g, Câu kỷ tử: 20g, Táo tàu khô: 20
quả, Rượu nếp: 15 lít. Đem rửa sạch, hong khô. Loại nào kích thước lớn có thể đem thái
nhỏ. Cho tất cả vào bình thủy tinh sạch rồi đổ rượu vào. Mỗi ngày dùng đũa cả khuấy đều
một lần cho dược liệu không bị nổi lên trên. Sau 15 ngày có thể sử dụng được. Mỗi lần
dùng 20-40ml (khoảng 1 cốc nhỏ), uống trong khi dùng bữa hoặc sau khi ăn xong.
9. Cát cánh

- Tên khoa học: Plantycodon grandiflorum


- Họ khoa học: Campanulaceae ( họ Hoa chuông)
- Bộ phận dùng: Rễ
- Thành phần hoá học: Saponin
- Đặc điểm: Lá gần như không cuống, hình trứng, dài 3-6cm, rộng 1-2,5cm, gốc tròn, đầu
nhọn, mép khía răng; lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 cái, lá phía trên nhỏ, có
khi mọc so le
- Công dụng: Chữa ho, tiêu đàm
- Bài thuốc:
+ Chữa ho, tiêu đàm
Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước sắc 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong
ngày.
Cát cành, bạc hà, mộc thông, cây bươm bướm, chiêu liêu, mỗi vị 6g. Sắc uống.
10. Phan tả diệp

- Tên khoa học: Cassia angustifolia


- Họ khoa học: Caesalpiniaceae ( họ Vang)
- Bộ phận dùng: Lá
- Thành phần hoá học: Anthranoid
- Đặc điểm: Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, có 10 – 16 lá chét, hình mác hẹp, dài 3 –
5cm, rộng 0,7 – 0,8cm, gốc thuôn, có khi lẹch, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có
lông.
- Công dụng: Nhuận tràng
- Bài thuốc:
+ Nhuận tràng, trị táo bón
Lấy khoảng 3–4g lá phan tả diệp, đem đi hãm, ngày uống một lần vào buổi sáng, trước
bữa ăn.
11. Trôm

- Tên khoa học: Sterculia foetida


- Họ khoa học: Sterculiaceae ( họ Trôm)
- Bộ phận dùng: Mủ trôm
- Thành phần hoá học: Polysaccharide
- Đặc điểm: Lá kép chân vịt, mọc so le, có cuống dài, lá chét 10 – 11, hình mác, mặt trên
nhạt, mặt dưới màu lục xám; lá kèm dễ rụng.
- Công dụng: Chữa táo bón
- Bài thuốc:
+ Chữa táo bón
Lấy 100gr mủ trôm ngâm trong 0,5 lít nước đun sôi, thêm 10gr đường cát làm thức uống.
Sử dụng ngày 2 lần, liên tục 7 ngày.
12. Xoan Ấn Độ

- Tên khoa học: Azadirachta indica


- Họ khoa học: Meliaceae ( họ Xoan)
- Bộ phận dùng: Hạt và lá
- Thành phần hoá học: Azadirachtin
- Đặc điểm: Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 6 - 7 đôi lá chét mọc đối, hình
mác, dài 6 - 8cm, rộng 2 - 3cm, phiến lệch, nhẵn, đầu nhọn, mép khía răng (lá non có
mép nguyên).
- Công dụng: Diệt sâu bọ
- Bài thuốc:
+ Diệt sâu bọ
Hòa 15 ml dầu xoan hoặc nước từ quả và lá xoan phơi khô, nghiền nhỏ và một phần thìa
cà phê nước rửa bát vào khoảng 1,9 lít nước ấm, khuấy đều rồi cho vào bình xịt.
Câu 2: Phân biệt lá cây lớp Ngọc lan và lá cây lớp Hành

Lá cây lớp Ngọc lan Lá cây lớp Hành


Gân giữa Phiến lá Gân giữa Phiến lá
Cấu tạo gồm: Cấu tạo gồm: Cấu tạo gồm: Cấu tạo gồm:
- Biểu bì - Biểu bì - Biểu bì - Biểu bì
- Mô nâng đỡ: mô - Mô mềm giậu - Mô nâng đỡ: Mô - Mô cứng
dày - Mô mềm khuyết cứng - Thịt lá
- Mô mềm - Mô mềm
- Mô dẫn: Libe 1, - Mô dẫn: Libe 1,
gỗ 1 gỗ 1

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm nhận dạng:


- Mô nâng đỡ: Mô dày -> vi phẫu nhuộm - Mô nâng đỡ: Mô cứng -> vi phẫu nhuộm
màu hồng đậm màu xanh
- Libe & gỗ sắp xếp theo hình vòng cung - Libe & gỗ sắp xếp thành 1 hàng, tương
ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía ứng với các gân lá song song.
trên, gỗ bắt màu xanh ở giữa, libe bắt màu - Chỉ có 1 lá mầm, thường đơn, không
đỏ bao quanh. Phía ngoài libe có các đám cuống, không lá kèm, bẹ lá ôm thân ít
sợi xếp rời nhau thành một vòng bao nhiều, phiến lá hình dải băn với gân lá
quanh bó libe gỗ. song song. Tuy nhiên ở một vài như
- Cây 2 lá mầm, có nhiều hình dạng phiến Araceae, Musaceae,Palmaceae có gân lá
lá và gân lá, nhưng kiểu gân song song hình lông chim, đôi khi gân lá hình mạng.
hiếm gặp. Lá thường có cuống. Bẹ lá ít
phát triển trừ một vài họ như họ Hoa tán
(Apiaceae).

Tài liệu tham khảo:


Thuốc nam toàn thư : https://herbeco.vn/pages/thuoc-nam-toan-thu
Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/

You might also like