You are on page 1of 13

HỌ TRÚC ĐÀO (Apocynaceae)

I. Đặc điểm chung


*Rễ: Lớp bần gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ
khoảng 5-6 lớp tế bào có vách bằng cellulose, hình dạng thay
đổi, xếp không đều đặn.

Trụ bì có vách bằng cellulose. Libe 1 bị libe 2 đẩy ra sát trụ bì,
các tế bào bị ép dẹp lại. Libe 2 là những tế bào hình chữ nhật,
xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ 2 chiếm tâm. Mạch gỗ 2 xếp
thành dãy, kích thước không đều. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào.
Gỗ 1 phân bố đều. Libe trong tạo thành đám phân bố đều bên
trong gỗ 1.
*Thân: cỏ, sống dai, dây leo, cây gỗ to hoặc nhỏ, cây bụi đứng
hoặc leo. Cây có mủ trắng, thường độc.

1 bụi cây trúc đào(Nerium oleander)

cây gỗ (hoa sữa_Alstonia scholaris)

Thân cỏ (cây dừa cạn_ Catharanthus roseus (L.) G. Don )


*Lá:
- Đơn, nguyên, mọc đối hay mọc vòng, không có lá kèm
- Nhiều loài thích ứng với đời sống khô như thân mập không
lá nhưng có gai giống loài xương rồng

lá mọc vòng(Hoa sữa_Alstoria scholaris

lá mọc đối (Mức hoa


trắng_Holarrhena antidysenterica)
*Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 5.
Hoa thức và hoa đồ :

-Cụm hoa: Xim ở nách lá hoặc ở ngọn, có thể tụ thành chùm hay
tán

-Bao hoa: 5 lá đài dính nhau phía dưới thành ống. 5 cánh hoa
dính nhau phía dưới thành ống bên trên xòe 5 tai, tiền
khai vặn.
Họng tràng mang những phần phụ giống như lông hay
vảy hoặc tạo thành tràng phụ
-Bộ nhị: 5 nhị dính trên ống tràng. Chung đới có thể kéo dài thành
mũi nhọn, mũi nhọn, có tràng phụ mang lông dài hoặc
úp lên mặt trên của đầu nhụy.
Chỉ nhị rời hay dính liền thành một ống bao quanh bầu.
Bao phấn thường chụm lại với nhau tạo như một mái
che trên dầu nhụy và có thể dính vào đầu nhụy hoặc dính
vào 5 mặt của đầu nhụy hình 5 góc.
Hạt phấn rời hay dính thành tứ tử hoặc phấn khối.
-Bộ nhụy: +2 lá noãn rời ở bầu, dính ở vòi, đầu nhụy hình trụ
ngắn hoặc hình mâm 5 góc
+Mỗi lá noãn có nhiều noãn, đính noãn mép
+Ở vài loài, 2 lá noãn dính luôn ở vùng bầu tạo bầu 2
ô, đính noãn trung trụ hay bầu 1 ô, đính noãn bên
+ Đáy bầu thường có đĩa mật

*Quả: quả đại, quả hạch hay quả mọng


quả đại(Ba gạc)

quả hạch( mướp xác_Cerbera odllam)


*Hạt: có cánh hay có chùm lông và nội nhũ

*Cơ cấu học: ống nhựa mủ thật, libe


*Giải phẫu: Thường có lipe quanh tủy. Có ống nhựa mủ không
chia đốt. Nhiều loài chứa alkaloid hoặc glycoside được dung làm
thuốc

+ Đa dạng
- Thế giới: 200 chi, 2000 loài , phân bố nhiệt đới cận đới, ôn đới

- VN : 50 chi, 170 loài

- vai trò
+ Cây cảnh : Thông thiên, trúc đào , dây huỳnh, thiên lý....

thông thiên( Thevetia peruviana)

trúc đào( Nerium oleander)

dây huỳnh(
Allamanda cathartica)
thiên lý(Telosma cordata )

bông Sứ( Plumeria rubra)

dừa cạn(Catharanthus roseus)


-Cây độc :
+ Trúc đào (Nerium oleander L hay
N. indicum Mill ): lá rất độc

trúc đào( Nerium oleander)


+ Mướp sát (mật sát) : cành, lá và quả đều có độc, hạt rất độc ,
1/3 quả đủ giết người

Cerbera manghas
+ Thông thiên: Hạt có glucosid độc,

thông thiên( Thevetia peruviana)


- Cây thuốc
+ sữa (mò cua) : nhiều alkaloid chữa sốt rét tiêu chảy

Alstoria scholaris
+ Dừa cạn (bông dừa):trị huyết áp cao, ung thư máu,

Catharanthus roseus
+ Bông tai (ngô thi): Trị ung thư, trị lãi, trị kiết

Asclepias curassavica
+ Bồng bồng ta : lá chữa hen, chống ung thư
Calotropis gigantea
+Thiên lý: Hoa và lá dùng trị viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Telosma cordata

+ Cây Ba Gạc : giúp thanh nhiệt ,nước sắc cây Ba Gạc làm hạ huyết áp,
giảm nhịp tim, an thần, gây ngủ.

Rauvolfia verticillata (Lour)


+ Cây Sừng Dê : dùng để chế thuốc chữa bệnh tim.

Strophanthus divaricatus (Lour.)

You might also like