You are on page 1of 31

Họ Ngọc lan (Magnoliaceae)

Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ), đứng, leo.


Lá - Đơn, mọc cách, phiến nguyên hoặc răng cưa, lá kèm hình búp.
Hoa - Đều, lưỡng tính, to, riêng lẻ ở ngọn hoặc nách lá.
- Đế hoa lồi, hình nón.
Bao hoa - Nhiều phiến gần giống nhau xếp xoắn ốc. 1 số ít thành đài và tràng, xếp thành vòng mẫu 3.
Bộ nhị - Nhiều nhị rời, xếp theo đường xoắn ốc.
- Chỉ nhị ngắn và dẹt.
- Bao phấn đính đáy.
Bộ nhụy - Nhiều lá noãn rời, xếp xoắn ốc trên đế hoa lồi.
- Vòi nhụy hình chỉ rất ngắn và gần như không có.
Quả - Quả đại hoặc quả thịt
Cơ cấu học - Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả mô mềm.
Hoa thức * ⚥ P3+3+3 A∞ G∞
Cây trong họ - Dạ hợp nhỏ (cây Trứng gà): Hoa và gỗ thân – chữa sốt, thấp khớp mạn tính; nấu nước uống cho
phụ nữ sau sinh
- Ngọc lan trắng: Rễ – lợi kinh; Vỏ – hạ nhiệt; Nước sắc nụ hoa – trị máu nhiễm độc sau sẩy thai;
Rễ và Vỏ – ung thư mũi, họng
- Ngọc lan ngà (Sứ vàng): Rễ – điều hòa kinh nguyệt; Hoa và Quả – lợi tiểu, giảm sốt

Họ Na (Annonaceae)
Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ), đứng, leo
Lá - Đơn, nguyên, mọc cách, không có lá kèm
- Gân lá hình lông chim
- Lá non thường có lông tơ
Hoa - Cụm hoa: hoa riêng lẻ, mọc đối diện với lá hoặc xim
- Hoa: đều, lưỡng tính, riêng lẻ, kiểu vòng xoắn. Đế hoa lồi
Bao hoa - Gồm 3 vòng: vòng ngoài là lá đài, 2 vòng trong là cánh hoa
- Đài hoa rời hoặc dính, tiền khai van
- Cánh hoa to , dày và mềm, đôi khi hoa có 3 cánh
Bộ nhị - Nhiều nhị rời, xếp theo hình xoắn ốc
- Chỉ nhị rất ngắn. Chung đới tận cùng bằng 1 phụ bộ. Bao phấn nứt dọc, hướng ngoài
Bộ nhụy - Nhiều lá noãn rời xếp khít nhau. Vòi nhụy ngắn
Quả - Kiểu Annona: Quả tụ, mỗi lá noãn là một quả, các quả dính nhau ( Mãng cầu, bình bát,…)
- Kiểu Cananga: mỗi lá noãn cho một quả mọng có cuống, mỗi hoa cho một chùm quả (Ngọc lan tây…)
Hạt - Vỏ cứng, láng, nội nhũ to, xếp nếp
Cơ cấu học - Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả mô mềm.
Hoa thức * ⚥ P3+3+3 A∞ G∞
Cây trong - Mãng cầu xiêm: Lá – dịu thần kinh, hạ huyết áp, chặn sốt rét; Hạt – độc tế bào, co tử cung.
họ - Bình bát: Vỏ và Hạt – trị tiêu chảy, lỵ.
- Mãng cầu ta: Quả – chữa lỵ, đái tháo; Lá – sốt rét lâu ngày; Rễ và Vỏ – trị tiêu chảy, tẩy giun
- Dây công chúa (Hoa móng rồng): Rễ – trị sốt rét; Thân – chống ung thư bạch huyết và ruột già
- Ngọc lan tây (Hoàng lan, Cây Công Chúa): Cánh – cất nước hoa; Hoa – trị thống phong; Tinh
dầu – trị nhịp tim nhanh, cao huyết áp, bệnh đường ruột.
Họ Long não (Lauraceae)
Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ), có mùi thơm
Lá - Đơn, mọc cách hoặc mọc đối, không có lá kèm, phiến nguyên, dày, bóng láng
- Gân lá hình lông chim, 2 gân bên nổi rõ
Hoa - Cụm hoa: xim 2 ngả tụ thành chum hoặc tán ở ngọn hay nách.
- Hoa: đều, lưỡng tính (đơn tính khi nhị bị trụy), nhỏ
Bao hoa - 6 phiến rời cùng màu dạng lá đài xếp trên 2 vòng
Bộ nhị - 4 vòng, mỗi vòng 3 nhị rời, vòng trong cùng thường nhị lép.
- Bao phấn mở bằng 1 nắp bật lên. Chỉ nhị mang 2 tuyến nhỏ ở gốc.
Bộ nhụy - 1 lá noãn rời, bầu trên, 1 ô, đính noãn nóc
Quả - Quả mọng hoặc quả hạch
Hạt - Không nội nhũ, mầm thẳng
Cơ cấu học - Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả mô mềm. Trụ bì ở thân là mô cứng. Libe 2 có sợi.
Hoa thức * ⚥ P3+3 A3+3+3+3 G(3)
Cây trong - Tơ xanh: chữa viêm thận và đường tiết niệu, viêm gan cấp, chảy máu cam, ho hay tiểu ra máu
họ - Long não: kích thích tim và trung khu hô hấp; Rễ và Gỗ: làm thuốc chữa cảm cúm, đau dạ dày,
thấp khớp.
- Quế rừng (Hậu phác nam): Tinh dầu vỏ – kích thích tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn
- Màng tang: Lá và Quả – cất tinh dầu thơm, chữa ngoại cảm, đau dạ dày, đầy hơi, phong thấp)
- Bời lời nhớt: Vỏ Rễ – làm thuốc đắp trị sưng vú, cứng cơ, bảo vệ màng nhầy
- Bơ: Thịt quả – bồi bổ khi mới ốm dậy, làm việc quá sức, điều trị thần kinh dễ kích thích, thừa
acid niệu

Họ Hồ tiêu (Piperaceae)


Thân - Cỏ/dây leo/thân gỗ nhờ rễ bám.
Lá - Đơn, nguyên, mọc cách, lá kèm có hoặc không.
- Phiến lá hình tim hoặc hình trứng.
- Gân lá hình chân vịt hoặc lông chim.
Hoa - Cụm hoa: gié không phân nhánh (phát triển kiểu cộng trụ); mỗi hoa mọc ở nách 1 lá bắc.
- Hoa: trần, lưỡng tính (có thể đơn tính nếu bị trụy), mẫu 3 với 2 vòng nhị
Bộ nhị - 6 nhị trên 2 vòng (do vòng trong thường bị mất hoàn toàn, vòng ngoài mất 1 nhị)
 còn 2 nhị
Bộ nhụy - 1-5 lá noãn dính (thường là 3), bầu 1 ô đựng 1 noãn thẳng, đính noãn bên.
Quả - mọng, 1 hạt
Hạt - có cả nội nhũ và ngoại nhũ
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ K0 C0 A2 G(1-5)
* ♀ K0 C0 A0 G(3-4) (Lá lốt)
* ⚥ K0 C0 A2 G(3-4) (Tiêu)
Cây trong - Rau càng cua: Làm rau ăn
họ - Trầu: Thân, Lá, Quả – chữa nhức mỏi, đau dạ dày, ăn không tiêu
- Lá Lốt: Cây chữa phong hàn, rối loạn tiêu hóa
- Tiêu dài: Quả – trị đau bụng, tiêu chảy; Nước sắc rễ – chữa viêm khí quản mãn, ho, cảm lạnh.
- Tiêu: Dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa.
Họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
Thân - Cỏ, dây leo. Rễ phù thành củ (Ô đầu). Không có mô tiết.
Lá - Mọc so le, ít khi mọc đối. Bẹ lá phát triển.
- Phiến lá đơn, nguyên, hình tròn, tim hoặc kép hình lông chim.
- Gân lá hình chân vịt hoặc xẻ sâu
Hoa - Cụm hoa: chùm, xim, tán đơn hoặc kép ở nách hay ngọn cành, đôi khi riêng lẻ ở ngọn.
- Hoa: đều hoặc không đều, lưỡng tính. Đế hoa lồi.
Bao hoa - Lá đài dạng cánh hoặc bao hoa đôi, phân hóa thành đài và cánh
Bộ nhị - Xếp theo đường xoắn ốc hoặc vòng xen kẽ
- Chỉ nhị luôn rời. Bao phấn nứt dọc, hướng trong hoặc hướng ngoài.
Bộ nhụy - Cấu tạo theo 2 kiểu: Lá noãn đính xoắn ốc theo đường xoắn của nhị, mỗi lá chứa 1 noãn 1-5 lá noãn
đính thành vòng, mỗi lá chứa nhiều noãn
Quả - Đa số quả bế hoặc quả đại tụ, quả nang và quả mập hiếm.
Hạt - Có nội nhũ, mầm nhỏ, thẳng.
Cơ cấu học
Hoa thức  ⚥ K5 An Gn
Cây trong - Ô đầu (Củ gấu tàu): Rễ Củ có aconitin – ngâm rượu làm thuốc xoa bóp trị đau nhức.
họ - Phong quỳ: Rễ – phối hợp thuốc khác chữa bệnh về tim.
- Dây ruột gà (Mộc thông): Rễ – tê thấp vàng da, ung thư, làm lợi tiểu.
- Dây ông lão (Vằng kim cang): giảm đau, nhức mỏi.
- Hoàng liên: Thân rễ có berberin – thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ. Vị thuốc bổ đắng,kiện vị, trị tiêu hóa
kém, viêm dạ dày.
- Mao lương (Mao lương độc): Toàn cây – trị lao hạch bạch huyết, thấp khớp,viêm mủ ở da, nhọt,
loét chân mãn, rắn cắn.
- Thổ hoàng liên: giống Hoàng Liên.

Họ Tiết dê (Menispermaceae)
Thân - Dây leo, cỏ mọc đứng. Rễ có thể phù thành củ (Bình vôi)
Lá - Đơn, nguyên, hình khiên hoặc tim, mọc so le, không có lá kèm.
- Gân lá hình chân vịt hoặc hình lọng
Hoa - Cụm hoa: chùm, xim 2 ngả
- Hoa: nhỏ, đều, đơn tính khác gốc, kiểu vòng, mẫu 3
Bao hoa - 6 lá đài rời xếp trên 2 vòng
- 3 cánh hoa rời xếp trên 2 vòng
Bộ nhị - 6 nhị rời xếp trên 2 vòng, nhị có thể rời hoặc dính
Bộ nhụy - 3 lá noãn rời, bầu trên
Quả - Quả hạch, vỏ quả trong cứng và có hình thận. Mầm cong hình móng ngựa.
Cơ cấu học
Hoa thức * ♂ K3+3 C3+3 A3-6 G0
* ♀ K3+3 C3+3 A0 G3
Cây trong - Vàng đắng: chiết xuất berberin làm thuốc trị tiêu chảy, lỵ trực trùng, viêm ruột vàng da, sốt rét.
họ - Hoàng đằng (Vàng giang): Trị kiết, tiểu đường. Rễ bổ.
- Hoàng đằng: Rễ – chữa đau mắt, lợi tiểu. Rễ bổ.
- Dây mối (Lõi tiền): Trị kiết, làm thông tiểu.
- Bình vôi: Trong củ có alkaloid – làm thuốc trấn kinh trong các bệnh mất ngủ.
- Dây kí ninh: Làm thuốc bổ, chữa sốt rét, trợ tiêu hóa.
Họ Á phiện (Papaveraceae)
Thân - Cỏ một năm, gỗ nhỏ hiếm gặp.
Lá - Đơn, so le, không lá kèm, bìa lá có khía sâu.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành xim
- Hoa: to, đều, lưỡng tính
Bao hoa - 2 lá đài rời trước-sau dính vào nhau như cái mũ, rụng toàn bộ khi hoa nở
- Cánh hoa 4-6, to, đính 2 vòng, màu sắc tươi, dễ rụng, nhàu nát trước khi nở
Bộ nhị - Nhiều nhị rời
Bộ nhụy - (2-∞) lá noãn dính, bầu trên 1 ô, vách không hoàn toàn, mang nhiều noãn đảo, đính noãn giữa.
Quả - Nang, mở bằng lỗ hoặc mở bằng mảnh vỏ.
Cơ cấu học - Ống nhựa mủ có đốt hay hình mạng trong mô mềm, libe.
Hoa thức * ⚥ K2-3 C4-6 An G(2-∞)
Cây trong - Mùi cua (Gai cua): Nhựa mủ tươi – chữa phù vàng da; Dầu – xổ không gây đau bụng; Hoa –
họ chữa ho, gây ngủ.
- Thuốc phiện: Nhựa mủ có nhiều alkaloid như morphin, codein, paparin; Quả khô – thuốc dịu
đau, gây ngủ nhẹ, chữa đau bụng, đầy hơi; Hạt chứa dầu – làm bánh kẹo.

Họ Rau dền (Amaranthaceae)


Thân - Cỏ hoặc cây bụi.
Lá - Màu xanh hoặc nhuộm đỏ, đơn, so le hoặc đối, phiến nguyên, không lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: gié, xim hoặc đầu.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 4 hoặc 5, 2 lá bắc con khô cứng màu sặc sỡ.
Bao hoa - Khô xác, có màu, tồn tại ở quả. Không cánh hoa.
Bộ nhị - 1-5 nhị mọc trước lá đài, rời hoặc dính, đôi khi có nhị lép.
Bộ nhụy - 2-3 lá noãn dính, bầu trên 1 ô, nhiều noãn cong đính đáy.
Quả - Khô, hộp hoặc mọng.
Hạt - Dẹp, bóng, mầm cong hình móng ngựa.
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ K5 C0 A(5) G(2-3)
Cây trong - Cỏ xước: Toàn cây chữa thấp khớp, viêm thận phù thũng; Rễ làm lợi tiểu, hạ huyết áp
họ - Dền gai: Lợi tiểu
- Mào gà trắng: Hạt “Thanh tương tử” – chữa viêm kết mạc, giác mạc, cao huyết áp, chảy máu dạ
dày, ruột, tử cung; Toàn cây – trị lỵ, viêm đường tiết niệu.
- Mào gà: Chữa thổ huyết, bang huyết, lỵ ra máu
- Nở ngày: Hoa – làm thuốc có tên “Thiên nhật hồng” – chữa hen, viêm khí quản, ho gà, lao phổi.
Họ Rau muối (Chenopodiaceae)
Thân - Cỏ mập, ưa mặn, chịu hạn tốt.
Lá - Đơn, dày, nhỏ, phủ đầy lông
- Khi tế bào chứa nước hết, lớp lông héo tạo thành lớp phủ màu trắng như bột (điểm đặc sắc
của họ)
Hoa - Cụm hoa: xim co
- Hoa: nhỏ, đều, lưỡng tính
Bao hoa - 5 lá đài màu xanh, không cánh hoa
Bộ nhị - 5 nhị rời (có thể giảm và mất hoàn toàn), mọc trước lá đài.
Bộ nhụy - 2-3 lá noãn dính, b đầu nhụy hình sợi.ầu trên 1 ô, 1 noãn cong đính đáy, tận cùng bằng 2-3 đầu
nhụy hình sợi.
Quả - Bế hoặc hộp (Beta vulgaris)
Cơ cấu học - Các loài từ 2 năm trở lên thân/rễ có tượng tầng thặng dư.
Hoa thức * ⚥ P5 A5 G(2-3)
Cây trong - Rau muối: làm rau ăn, thanh nhiệt lợi thấp, nhuận tràng, sát trùng, điều hòa các khí, làm thông
họ ấm tỳ vị, chữa đau bụng, phong lở, đau rang, đầu gối và bàn chân sưng nhức.

Họ Rau răm (Polygonaceae)


Thân - Cỏ nhiều năm, dây leo (Hà thủ ô, Ti-gôn) hoặc cây gỗ
- Cành biến đổi thành lá (Diệp chi); lá thu hẹp thành vảy và rụng sớm (Trúc tiết); rễ củ (Hà thủ ô
đỏ, Đại hoàng)
Lá - Đơn; so le; phiến nguyên, hình mũi tên hoặc thùy chân vịt; cuống lá rộng ở đáy, có bẹ chìa.
Hoa - Cụm hoa: xim 2 ngả hoặc 1 ngả, thu hẹp thành đầu hoặc vòng giả ở nách lá hoặc thành
chùm, gié ở ngọn cành.
- Hoa: đều, lưỡng tính, không có cánh hoa
Bao hoa - Cùng màu dạng lá đài hoặc cánh hoa, xếp 2 vòng, mỗi vòng 3 hoặc 5 phiến xoắn tiền khai năm
điểm.
Bộ nhị - Theo 2 kiểu:
• Kiểu vòng: 6 nhị trên 2 vòng (ở Rheum: ngoài 6, trong 3; ở Rumex: ngoài 6, trong trụy).
• Kiểu xoắn ốc: 5-8 nhị.
Bộ nhụy - (2-3) noãn dính, bầu trên.
Quả - Quả bế hoặc quả mọng giả.
Cơ cấu học - Cấu tạo libe gỗ thặng dư ở một số loài (Đại hoàng).
Hoa thức * ⚥ P3+3 A3+3 G2-3
Cây trong - Hà thủ ô đỏ: Củ – làm thuốc bổ, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, làm đen tóc.
họ - Răm nước (Nghể răm): Làm thuốc chữa viêm và xuất huyết dạ dày, ruột, kiết lỵ, phong thấp,
xuất huyết tử cung, phình giãn tĩnh mạch.
- Rau răm: Làm rau ăn, kích thích tiêu hóa, trị lạnh dạ dày, đau bụng, nôn, lợi tiểu, hạ sốt.
- Đại hoàng: Thuốc nhuận tràng, tẩy xổ.
- Chút chít: Rễ Củ – làm thuốc nhuận tràng, chữa lở ngứa, mụn nhọt.
Họ Chè (Theaceae)
Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ)
Lá - Đơn, so le, không lá kèm. Phiến lá dày, bìa lá có răng cưa nhỏ và đều.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ ở nách lá hoặc tụ thành chùm 2-3 hoa.
- Hoa: đều, lưỡng tính (mỗi hoa có 2-4 lá bắc giống lá đài).
Bao hoa - Đôi, đính xoắn ốc, 5-7 lá đài rời, thường 5 cánh hoa rời hoặc nhiều hơn.
Bộ nhị - Nhiều nhị rời hoặc dính đáy; chỉ nhị dài, bao phấn đính gốc hoặc lắc lư.
Bộ nhụy - (3-5) lá noãn dính, bầu trên, đính noãn trung trụ.
Quả - Nang, chẻ ô.
- Hạt không nội nhũ.
Cơ cấu học - Trong lá có cương thể.
Hoa thức * ⚥ K5-7 C5 An G(3-5)
Cây trong - Chè (Trà): Tác dụng kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu, giải độc, lợi sữa, giúp tiêu hóa.
họ - Sở (Trà mai): Dầu – thực phẩm, trị bệnh ngoài da, xà bông trị ghẻ; Lá có eugenol – thuốc đắp
chữa gãy xương.
- Chơn trà nhọn: Lá – trị tiêu chảy, kiết, rối loạn dạ dày.

Họ Hồng xiêm (Sapotaceae)


Thân - Gỗ, có nhựa mủ.
Lá - Đơn, nguyên, so le, lá kèm có hoặc không, gân lá hình lông chim.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm ở nách lá.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 4,5,6 hoặc 8.
Bao hoa - 4-8 lá đài xếp thành 1 hoặc 2 vòng.
- Cánh hoa dính (có thể có phụ bộ), số lượng có thể bằng hoặc hơn số lá đài.
Bộ nhị - Nhiều nhị đính trên tràng hoa thành 2 vòng, vòng nhị ngoài có thể bị trụy, vòng nhị trong có thể
tự nhân đôi. Bao phấn hướng ngoài.
Bộ nhụy - Số lá noãn bằng số lá đài, lá noãn dính, bầu trên.
Quả - Mập, vỏ hạt màu nâu đen.
Hạt - Có nội nhũ (nhiều hoặc không có), rốn hạt phát triển.
Cơ cấu học - Ống nhựa mủ có đốt. Lông che chở đơn bào hình thoi.
Hoa thức * ⚥ K4-8 C(4-n) An G(4-8)
Cây trong - Vú sữa
họ - Sapoche (Hồng xiêm): Hạt – giảm sốt, lợi tiểu
- Lê-ki-ma
Họ Bứa (Clusiaceae)
Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ). Cành mọc ngang.
Lá - Mọc đối, đơn, không lá kèm.
- Phiến lá nguyên, dày, láng, gân phụ song song khít nhau.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm.
- Hoa: đều, đơn tính (khác gốc hoặc cùng gốc), lưỡng tính hoặc tạp tính.
Bao hoa - Đôi, mẫu 4 hay 5, phiến rời, lá đài tồn tại.
Bộ nhị - Nhiều nhị rời hoặc dính thành bó hay đầu tròn.
Bộ nhụy - 1 lá noãn (Mù u) hoặc nhiều lá noãn dính, đính noãn trung trụ.
- 1 vòi nhụy dài/không có
- Số đầu nhụy = số ô trong bầu. Bao hoa đôi.
Quả - Mọng, quả nhân cứng hoặc nang cắt vách.
Hạt - Có áo hạt, không có nội nhũ.
Cơ cấu học - Bộ máy dinh dưỡng chứa ống tiết resine, túi tiết kiểu ly bào.
Hoa thức * ♂ K4 C4 An G0
* ♀ K4 C4 A0 G(1-n)
Cây trong - Mù u: Nhựa cây và Dầu – chống viêm
họ - Măng cụt: Vỏ quả – trị tiêu chảy, kiết.
- Vấp: Vỏ đắng – bổ; Hoa – trị ho; Hạt – trị ung nhọt.

Họ Lạc tiên (Passifloraceae)


Thân - Dây leo nhờ tua cuống ở nách lá do cành biến đổi.
Lá - Đơn, so le, có lá kèm.
- Phiến lá có khía răng cưa hoặc thùy chân vịt. Cuống lá thường có tuyến.
Hoa - Cụm hoa: mọc riêng lẻ ở nách hoặc tụ thành cụm ít hoa.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc hình lá hoặc hình sợi, có thể tạo thành tổng bao (Nhãn
lồng). Đế hoa kéo dài thành cuống nhị nhụy.
Bao hoa - 5 lá đài và 5 cánh hoa (rời) đính ở miệng một đế hoa hình chén nhỏ.
Bộ nhị - 5 nhị rời.
Bộ nhụy - (3-5) lá noãn dính, bầu trên, đính noãn bên.
Quả - Quả nang hoặc quả mọng.
Hạt - Hạt có nội nhũ và áo hạt.
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ K5 C5 A5 G(3-5)
Cây trong - Chùm bao: Thuốc an thần
họ - Mắc mát: chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, động kinh
- Dưa gang tây: Hạt – trị sán
Họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
Thân - Cỏ (một hoặc nhiều năm), dây leo_tua cuốn, mọc bò. Thân có cạnh láng hoặc lông cứng.
Lá - Đơn, so le.
- Phiến lá thường có lông nhám, có thùy kiểu chân vịt, gân lá hình chân vịt, cuống dài, không lá kèm.
Hoa - Đều, đơn tính, mẫu 5.
Bao hoa - Ở hoa đực và hoa cái 2 vòng hoa dính vào nhau và dính vào bầu. Lá đài nhỏ, hình tam giác, cánh
hoa to.
Bộ nhị - 5 nhị rời, đính ở nơi tiếp giáp giữa đài và tràng. Bao phấn thẳng, 2 ô, mở bằng nứt dọc, Màng
hạt phấn có nhiều rãnh lỗ/ nhiều lỗ.
- Hoa đực thường mang dấu vết của bộ phận cái.
Bộ nhụy - 3 lá noãn dính, bầu dưới 3 ô.
Quả - Quả mọng, to, có thể có xơ (Mướp), quả loại bí.
Hạt - Hạt gần như không có nội nhũ, lá mầm dày chứa nhiều dầu.
Cơ cấu học - Sợi trụ bì thành 1 vòng liên tục. Thường có 2 vòng bó libe-gỗ kiểu chồng kép, các bó vòng trong là
vết lá.
- Mạch rây lớn.
Hoa thức * ♀ K(5) C(5) A0 G(3)
* ♂ K(5) C(5) A(2)+(2)+1 G0
Cây trong - Dưa hấu: Thịt quả – cao huyết áp, viêm thận phù thũng, tiểu buốt; Hạt – chữa đau lưng, giun sán.
họ - Dưa chuột: Rễ, Lá – trị sưng, đau; Quả – chữa sởi, trực khuẩn Coli, dùng trong mỹ phẩm.
- Dưa gang: Quả – làm lợi tiểu, giải nhiệt.
- Bí: Đọt và Quả – làm rau, hạt trị giun sán, nhuận tràng, lợi tiểu, chữa viêm đường tiết niệu, ruột, mất
ngủ, suy nhược, thần kinh.
- Mướp hương: Quả – kích thích tiết sữa; Hạt – chữa ho nhiều đờm; Rễ trị viêm mũi.
- Khổ qua: Chất đắng (glycoside momordicin) – trừ đờm; Quả – trị tiểu đường
- Gấc: Dầu – chữa bệnh khô mắt, làm lành vết thương, bỏng; Thịt quả – nấu xôi
- Su su

Họ Màn màn (Capparaceae)


Thân - Cỏ hoặc cây gỗ nhỏ.
Lá - Mọc so le, đơn/kép hình chân vịt, có 3-7 lá chét. Có hoặc không có lá kèm
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm, ngù hay tán.
- Hoa: đều, lưỡng tính, có lá bắc.
- Đế hoa mọc dài thành cuống nhụy hoặc cuống nhị nhụy.
Bao hoa - 4 lá đài rời xếp trên 2 vòng.
- 4 cánh hoa rời xếp trên 1 vòng.
Bộ nhị - 4-6 hoặc nhiều nhị rời.
Bộ nhụy - 2 lá noãn dính 2 bên, bầu trên 1 ô, đính noãn bên.
Quả - Quả loại cải hoặc quả mọng.
Hạt - Hạt hình thận, không nội nhũ, mầm cong.
Cơ cấu học - Có tế bào chứa myrosin.
Hoa thức * ⚥ K2+2 C4 A4-6 G(2)
Cây trong - Cáp hàng rào: Chữa sốt, bệnh ở da.
họ - Màn màn hoa trắng: Trị tê thấp, đau gân.
- Màn màn hoa vàng: Lá – chữa đau tai; Rễ – chống bệnh hoại huyết, chảy máu chân rang; Quả non –
kích thích tiêu hóa.
Họ Cải (Brassicaceae)
Thân - Cỏ (1 hoặc 2 năm), thân và rễ có thể phù lên thành củ (Củ cải, Su hào).
Lá - Đơn, nguyên (đôi khi xẻ hoặc có khía sâu), so le, gân lá hình lông chim.
- Không lá kèm, lá bắc và lá bắc con.
Hoa - Cụm hoa: Chùm dài ở ngọn, đôi khi co thành ngù.
- Hoa: đều, lưỡng tính, không có lá bắc và lá bắc con.
Bao hoa - 4 lá đài rời xếp 2 vòng trước_sau
- 4 cánh hoa rời xếp trên 1 vòng theo đường chéo hình chữ thập. Mỗi cánh hoa có móng.
Bộ nhị - Bộ nhị bốn dài: 2 nhị ngắn vòng ngoài, 4 nhị dài đính 2 cặp trước_sau vòng trong. Bao phấn nứt
dọc, hướng trong.
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính 2 bên, bầu trên, 1 ô, đính noãn bên. Có vách giả xuất hiện trước-sau ngăn bầu
thành 2 ô, nhiều noãn đính xen kẽ dọc thai tòa.
Quả - Loại cải, có thể thắt lại từng quãng như chuỗi tràng hạt (Cải củ).
Hạt - Hạt mang bởi vách giả, không có nội nhũ.
Cơ cấu học - Lỗ khí có 3 tế bào kèm, luôn có 1 cái nhỏ. Có tế bào chứa myrosin.
Hoa thức * ⚥ K2+2 C4 A2+4 G(2)
Cây trong - Cải thìa: Thanh nhiệt, chống hoại huyết.
họ - Cải bẹ xanh: Hạt – làm an thần, trị ho, viêm khí quản.
- Cải bắp: làm dịu đau trong bệnh thấp khớp, chống hoại huyết.
- Cải củ (Cải trắng): Chữa bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, đau gan, sỏi mật.
- Sà lách son: Kích thích tiêu hóa, chữa bệnh scorbut, thiếu máu.

Họ Bông (Malvaceae)
Thân - Cỏ, cây gỗ (to hoặc nhỏ).
Lá - Đơn, nguyên hoặc có thùy chân vịt, so le, gân lá hình chân vịt, lá kèm rụng sớm.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc xếp thành chùm, xim ở nách lá.
- Hoa: to, đều, lưỡng tính, kiểu vòng, mẫu 5.
Bao hoa - 5 lá đài dính, tiền khai van. Đài phụ tạo thành do sự hợp nhất bởi các lá bắc con.
- 5 cánh hoa rời, tiền khai vặn, dính vào ống nhị nên rụng cùng lúc với bộ nhị.
Bộ nhị - Nhiều nhị dính bởi chỉ nhị thành ống quanh vòi và bầu nhụy.Bao phấn 1 ô,hướng ngoài.Hạt phấn gai.
Bộ nhụy - Theo 2 kiểu:
• 3-5 lá noãn tạo thành 3-5 ô, mỗi ô 2 hàng noãn, đính noãn trung trụ.
• Nhiều lá noãn rời, đính thành vòng quanh đế hoa,đính noãn trung trụ.
Quả - Quả nang (trường hợp bộ nhụy thứ nhất); quả bế hoặc quả đại (trường hợp bộ nhụy thứ hai)
Cơ cấu học - Lông che chở đa bào phân nhánh. Có bộ máy tiết chất nhầy. Có mạch thủng lỗ đơn.
Hoa thức * ⚥ K(5) C5 A(n) G10
Cây trong - Đậu bắp: Thuốc chữa ho, viêm họng, lợi tiểu, nhuận tràng, bảo vệ màng nhầy
họ - Sâm bố chính: Rễ củ – làm thuốc bổ, thông tiểu, hạ sốt, chữa ho, bệnh phổi
- Cối xay: Dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc
- Bông vải: Là nguyên liệu trong công nghiệp dệt; Nước sắc rễ – làm co mạch máu và tử
cung;Nước sắc lá – làm lợi sữa và trị tim đập nhanh.
- Phù dung:Lá chữa ho và đau mắt đỏ;Dùng ngoài–chữa mụn nhọt,viêm tai giữa cấp,tuyến mang tai,mũi.
- Bụp: Rễ – chữa viêm tuyến mang tai, kết mạc, khí quản, đường tiết niệu, cổ tử cung; Lá – chữa
viêm niêm mạc dạ dày, ruột, kiết lỵ, đắp chữa ghẻ, mụn nhọt.
Họ Dâu tằm (Moraceae)
Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ), vài loại có thân cỏ (Dorstenia), thường có nhựa mủ trắng.
Lá - Đơn, so le hoặc đối, thường đa dạng. Lá kèm tồn tại, đôi khi rụng sớm.
Hoa - Cụm hoa: xim, đuôi sóc hoặc đầu.
- Hoa: thường nhỏ, đều, luôn luôn đơn tính (cùng hoặc khác gốc)
Bao hoa - 4-5 lá đài rời hoặc dính ở đáy, không có cánh hoa.
Bộ nhị - Nhị rời, số nhị ≤ số lá đài . Chỉ nhị thẳng (Artocarpeae) hoặc cong trong nụ hoa (Moreae).
Bộ nhụy - 2 lá noãn dính, bầu trên 1 ô, 1 noãn bị trụy, đính noãn nóc.
Quả - Quả bế, hợp thành quả phức.
Cơ cấu học - Không có lông làm ngứa. Phiến lá có bào thạch. Có ống nhựa mủ thật.
Hoa thức * ♂ K4-5 C0 A4-5 G0
* ♀ K4-5 C0 A0 G(2)
Cây trong - Mít: Lá – lợi sữa, trị cao huyết áp.
họ - Mít tố nữ: Lá – lợi sữa, trị cao huyết áp.
- Si: Nhựa cây và Rễ phụ – chữa ứ máu do chấn thương, ho, cắt cơn hen.
- Đa búp đỏ: Rễ – lợi tiểu; Nhựa mủ – trị mụn nhọt.
- Sung thằn lằn (Trẩu cổ): Quả – Trị lỵ, tắc sữa, tiểu ra dưỡng trấp.
- Sung: Rễ – trị kiết, quả chữa ho ra máu.
- Bồ đề: Quả – trị suyễn, giải nhiệt.
- Dâu tằm: Vỏ rễ – trị hen, lợi tiểu; Cành – chữa tê thấp; Quả – chữa viêm gan, thiếu máu, suy nhược
thần kinh.

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)


Thân - Thân biến thiên, lá đa dạng.
Lá - Đơn, nguyên hoặc có khía răng hay thùy chân vịt.
- Mọc so le, mọc đối hoặc mọc vòng; thường hay có lá kèm
- Gân lá hình lông chim hoặc chân vịt, cuống lá đôi khi có tuyến.
Hoa - Cụm hoa: chùm, gié, xim. Đặc biệt chi Euphorbia và Poinsettia có kiểu cụm hoa đặc sắc cyathium
(chén).
- Hoa: đều, đơn tính (cùng hoặc khác gốc). Thường có một đĩa mật trong vòng nhị (hoa đực) hoặc
quanh đáy bầu (hoa cái).
Bao hoa - Đa dạng.
Bộ nhị - Đa dạng.
- Màng hạt phấn đa dạng.
Bộ nhụy - (3) lá noãn dính, bầu trên 3 ô, 1 hoặc 2 noãn. Lỗ noãn luôn có nút bịt lại.
Quả - Quả nang tự mở thành 3 mảnh vỏ, quả mọng hoặc quả nhân cứng.
Hạt - Hạt hay có mồng tạo bởi sự phát triển của bì quanh lỗ vỏ; mầm thẳng; nội nhũ dầu.
Cơ cấu học - Có bộ máy tiết và libe trong.
Hoa thức * ♂ K(5) C(5) A∞ G0
* ♀ K(5) C(5) A0 G(3)
Cây trong - Tai tượng ấn, Trà hàng rào, Giâu.
họ - Cỏ sữa lá nhỏ : chữa lỵ.
- Cao su, Dầu lai có củ, Chó đẻ, Thầu dầu
- Bồ ngót
Họ Hoa hồng (Rosaceae)
Thân - Cỏ, bò, thân gỗ, cây to hoặc cây bụi, phụ sinh . Thường có gai do cành biến đổi hoặc do biểu bì
nhô ra.
Lá - Đơn, mọc cách, phiến nguyên/xẻ/kép lông chim/kép chân vịt. Lá kèm rụng sớm hoặc đính vào
cuống lá.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm, xim, ngù, gié đặc…
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đế hoa hình mâm hoặc hình chén.
Bao hoa - 5 lá đài rời gắn ở miệng chén (đôi khi có thêm đài phụ).
- Cánh hoa rời, móng ngắn, phiến xòe ra.
Bộ nhị - Nhiều nhị rời xếp thành nhiều vòng xen kẽ.
- Chỉ nhị thường cong vào giữa hoa, bao phấn 2 ô, nứt dọc.Màng hạt phấn có nhiều lỗ và rãnh lỗ.
Bộ nhụy - Nhiều noãn rời hoặc 2-5 noãn dính, bầu trên hoặc dưới.
Quả - Bế, đại, hạch. Lá đài tồn tại ở đáy hoặc trên đỉnh quả. Đế hoa có thể phồng lên và mọng nước (Dâu
tây) hoặc dính liền vào lá noãn tạo thành phần nạc (tông Pyraea).
Hạt - Hạt không nội nhũ.
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ K5 C5 An G(2-5)
Cây trong - Dâu tây: Quả – trị sỏi, tê thấp, thống phong.
họ - Sơn tra: Quả – trị ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau bụng, tiêu chảy, lỵ, đau bụng do ứ
huyết sau khi sinh, huyết áp cao.
- Pom
- Mơ: Quả – giải nhiệt, chống viêm, chữa ho, khó thở, viêm họng, khàn tiếng, lỵ, tiêu chảy; Dầu hạt –
làm thuốc bổ, thuận nhuận tràng.
- Đào: Hạt trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, vấp ngã ứ huyết, chín chữa ho, đi tiêu khó; Lá – tắm
chữa ghẻ, chốc lở, ngứa; Hoa – lợi tiểu.
- Lê: Quả – ăn, trị ho, đau họng, miệng khô, kinh cuồng, đái dắt, phiền khát.
- Hoa hồng

Họ Đậu (Fabaceae)
Thân - Gỗ, cây nhỏ/vừa/to có khi rất cao.
Lá - Đơn, mọc đối, không lá kèm. Phiến nguyên, dày, cứng, có thể có nhiều chấm trong mờ do túi tiết
tạo ra.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm/chùm-xim/xim nách lá-ngọn cành.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5 hoặc mẫu 4, kiểu vòng, đế hoa hình ống hoặc chén.
Bao hoa - Lá đài và cánh hoa có thể rời hoặc dính thành 1 chóp (đặc sắc cho họ), bị hất tung ra ngoài khi
hoa nở để lại một sẹo tròn.
Bộ nhị - Thông thường nhị phân nhánh và hợp thành 2 kiểu khác nhau:
• Nhiều nhị rời xếp không theo thứ tự quanh miệng đế hoa
• Nhị hợp thành nhiều bó
Bộ nhụy - Số lá noãn ≤ số cánh hoa, noãn dính, bầu dưới, nhiều ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, 1
vòi nhụy và 1 đầu nhụy.
Quả - Mọng, phần nạc do đế hoa tạo ra (Mận, ổi) hoặc quả nang (Bạch đàn)
Hạt - Ít hạt, hạt không nội nhũ, mầm thẳng/cong.
Cơ cấu học - Túi tiết tinh dầu kiểu ly bào. Libe 2 kết tầng, libe quanh tủy. Mạch ngăn thủng lỗ đơn.
Hoa thức
Cây trong
họ
Họ Sim (Myrtaceae)
Thân - Gỗ, cây nhỏ, vừa hay to.
Lá - Đơn, mọc đối, không có lá kèm
- Phiến nguyên, dày, cứng, có nhiều chấm trong mờ do túi tiết tạo ra
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm, chùm-xim, xim ở nách lá hay ngọn cành
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5 hay mẫu 4. Kiểu vòng
- Đế hoa hình ống hoặc hình chén.
Bao hoa - Lá đài và cánh hoa có thể rời hay dính thành chóp.
Bộ nhị - Nhị xếp trên 2 vòng, hay phân nhánh và hợp lại thành 2 kiểu: Nhiều nhị rời xếp không thứ tự
quanh miệng đế hoa hoặc nhị hợp thành nhiều bó.
Bộ nhụy - Số lá noãn bằng số cánh hoa hoặc ít hơn.
- Bầu dưới, nhiều ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, 1 vòi nhụy và 1 đầu nhụy.
Quả - Mọng, nạc do đế hoa tạo ra (Mận, Ổi) hay quả nang (Bạch đàn)
Hạt - Hạt không nội nhũ, ít hạt, mầm thẳng hay cong.
Cơ cấu học - Túi tiết tinh dầu kiểu ly bào dưới biểu bì của lá, trong mô mềm vỏ của thân.
- Libe 2 kết tầng, libe quanh tủy, Mạch có mặt ngăn thủng lỗ đơn.
Hoa thức * ⚥ K4 C4 A∞ G (3-5)
Cây trong - Bạch đàn xanh (Khuynh diệp cầu): Lá và Tinh dầu – các bệnh đường hô hấp và đường tiết niệu,
họ thấp khớp, ký sinh trùng đường ruột, đau nửa đầu.
- Bạch đàn chanh (Khuynh diệp sả): Rễ và cành lá cất tinh dầu – làm thuốc sát khuẩn tại chỗ, bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bệnh ngoài da.
Đinh hương: Nụ hoa – gia vị, làm thuốc chữa đau bụng, kích thích tiêu hóa, dùng ngoài xoa bóp, nắn
bó gãy xương
Mận (Roi): Cây – lấy quả; Vỏ, Rễ và Lá – làm thuốc xem như có tác dụng kháng sinh.
Tràm (Tràm gió): Lá cất tinh dầu thơm – làm thuốc chữa cảm cúm, ho, long đờm, giúp tiêu hóa, đau
nhức, tê thấp, sát trùng.

Họ Thanh thất (Simaroubaceae)


Thân - Cây gỗ (to hoặc nhỏ).
Lá - Mọc cách; đơn hoặc kép hình lông chim 1 lần; không lá kèm.
- Phiến lá không có chấm trong mờ, khi rụng có màu đỏ, cuống chung đôi khi có cánh.
Hoa - Cụm hoa: tán/xim/chùm ở nách lá hay ở ngọn.
- Hoa: nhỏ, đều, đơn tính, mẫu 3 hoặc 5.
Bao hoa - Lá đài tồn tại dưới quả.
Bộ nhị - Nhị luôn rời; số nhị bằng hoặc gấp đôi số cánh hoa, đính dưới đĩa mật.
Bộ nhụy - 2-5 lá noãn rời/dính, bầu trên, mỗi lá chứa 1 noãn.
Quả - Quả hạch có cánh, đôi khi quả mập.
Cơ cấu học - Đôi khi có tế bào tiết. Không có túi tiết.Có vị đắng.
Hoa thức * ♂/♀ K3-5 C3-5 A6-10 G(2-5)
Cây trong - Thanh thất (Bút): Vỏ cây – trị lỵ, bạch đới, bổ, hạ nhiệt; Quả – thuốc chữa ho, điều kinh.
họ - Khổ sâm nam (Sầu đâu rừng, Sầu đâu cứt chuột): Hạt – thuốc trị bệnh kiết lỵ (lỵ amib), trị sốt rét,
trĩ, sán, lãi.
- Thằn lằn: Gỗ và Rễ đắng – thuốc bổ đắng, tiêu hóa và chống sốt.
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae)
Thân - Gỗ to, cây bụi, dây leo (sống cả ở nước lẫn cạn, 1 hoặc nhiều năm, nhiều loại có gai)
Lá - Mọc cách, kép hình lông chim (đôi khi 2-3 lần cách).
- Lá chét có thể có phù rũ xuống khi chạm.
- Cuống lá có thể biến thành cuống hình lá (diệp thể) làm nhiệm vụ thay cho lá, lá kèm mỏng hoặc
biến thành gai.
Hoa - Cụm hoa: gié hoặc đầu tròn
- Hoa: nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5 (ít khi mẫu 4)
Bao hoa - (5) lá đài dính thành ống, ít khi rời
- (5) cánh hoa dính, tiền khai van, ít khi rời , đôi khi hoa vô cánh.
Bộ nhị - Nhị rời, bằng/gấp đôi hoặc rất nhiều so với lá đài
Bộ nhụy - 1 lá noãn, bầu trên 1 ô, nhiều noãn đảo.
Quả - Quả loại đậu; thẳng/cong/xoắn ốc/đứt từng khúc.
Hạt - Hạt thường có nội nhũ, mầm thẳng
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ K(5) C(5) An G1
Cây trong - Keo bông vàng (Keo lá tràm): Cây trồng – lấy gỗ, lấy bóng mát, làm thuốc, chống vài siêu khuẩn;
họ Lá – hạ hoạt thần kinh
- Keo giậu (Bọ chét): Cây – làm hàng rào; Hạt – làm thuốc trị giun; Đọt – trị đau bụng do kinh nguyệt
- Trinh nữ (Mắc cỡ): thuốc trị suy nhược thần kinh, khó ngủ, thấp khớp, nhức xương; Lá và Rễ – trị
lậu; Rễ – trị tiêu chảy, sạn thận.
- Rau ngúc (Rau rút) : Làm thuốc chữa sốt, bí tiểu tiện.
- Me keo (Me nước): Lá – trị bệnh đái đường; Rễ – trị sốt rét.
- Còng (Me tây): Cây – cho bóng mát.

Họ Xoan (Meliaceae)
Thân - Cây gỗ (to hoặc nhỏ), phần non của thân có lông hình sao.
Lá - Mọc cách; kép hình lông chim 1-2 lần; phiến lá chét nguyên/có khía răng; không lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: tán/chùm-xim/chùm ở nách lá.
- Hoa: đều, lưỡng tính (đôi khi đơn tính), mẫu 4 hoặc 5.
Bao hoa - (4-5) lá đài dính.
- 4-5 cánh hoa rời (đôi khi dính và dính vào đáy ống nhị).
Bộ nhị - 5-10 nhị, thường gấp đôi số cánh hoa.
- Chỉ nhị dính liền vào đáy ống nhị. Đầu ống chỉ nhị có phụ bộ hình răng hoặc những thùy nhỏ
dạng cánh hoa xen kẽ với bao phấn.
Bộ nhụy - (3-5) lá noãn dính, bầu trên, 3-5 ô, mỗi ô 1-∞ noãn. 1 vòi nhụy, đầu nhụy nguyên hoặc có thùy.
Quả - Quả nang/mọng/hạch.
Hạt - Hạt có cánh (hoặc không), có áo hạt, nội nhũ có hoặc không, mầm thẳng.
Cơ cấu học - Có tế bào tiết. Không có túi tiết tiêu ly bào.
Hoa thức * ⚥ K(5) C5 A(5-10) G(3-5)
Cây trong - Ngâu: Hoa – ướp trà, thuốc chữa sốt vàng da, hen suyễn; Hạt – trị suyễn; Lá – dùng ngoài nấu nước
họ tắm ghẻ.
- Ngâu tàu: Hoa – ướp trà, thuốc trị ho.
- Bòn bon: Quả – ăn ; Nhựa cây – thuốc chữa tiêu chảy, đau thắt ruột.
- Xoan: Vỏ và Vỏ rễ – làm thuốc trị giun, dùng ngoài trị bệnh nấm, hắc lào, ghẻ, eczema, viêm da,
mày đay, viêm âm đạo do Trichomonas; Lá – dùng ngoài trị chốc lở, nhiễm trùng herpes mảng tròn,
mụn nhọt, viêm da.
Phân họ Vang (Caesalpinioideae)
Thân - Gỗ to/dây leo/cây bụi/cỏ một hoặc nhiều năm.
Lá - Mọc cách, kép lông chim 1-2 lần. lá kèm thường rụng sớm.
Hoa - Cụm hoa: chùm, ngù ở ngọn cành hoặc nách lá.
- Hoa: không đều, lưỡng tính (có thể đơn tính), mẫu 5
Bao hoa - 5 lá rời hoặc dính
- 5 cánh hoa rời, không đều, tiền khai thìa, cánh sau nhỏ.
Bộ nhị - 10 nhị trên 2 vòng (thường bị giảm).
Bộ nhụy - 1 lá noãn, bầu trên 1 ô, nhiều noãn đảo.
Quả - Quả loại đậu, dẹp hoặc trụ. Quả có thể chia thành nhiều ô, mỗi ô 1 hạt (Ô môi); hoặc vỏ quả biến
thành cơm quả (Me).
Hạt - Hạt có nội nhũ, mầm thẳng.
Cơ cấu học
Hoa thức ↑ ⚥ K5 C5 A5+5 G1
Cây trong - Móng bò sọc (Cây Ban): Vỏ cây–làm thuốc trị vết thương,kiết;Rễ–trị bướu; Hoa–trị tiêu chảy, giun.
họ - Điệp cúng: Cây – bổ, kích thích điều kinh; Rễ – trị tiêu chảy; Lá – gây sẩy thai;Nước hãm lá – trị
sốt rét nặng, gây xổ; Hoa – làm trà trị suyễn, viêm cuống phổi, hạ nhiệt.
- Vang (Vang nhuộm, tô mộc): Gỗ – làm thuốc trị tiêu chảy, lỵ, chấn thương ứ huyết, bế kinh, thuốc
cầm máu thích hợp cho phụ nữ sau sinh; dùng ngoài nấu nước rửa vết thương.
- Ô môi: Cơm quả – làm thuốc bổ chữa đau lưng nhức mỏi, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, kiết lỵ,
tiêu chảy; Lá – chữa một số bệnh ngoài da.
- Xây: Quả – ăn tươi, ngâm rượu uống làm thuốc bổ.
- Bồ kết: Quả – gội đầu, làm sạch gầu, diệt ký sinh trùng, làm thuốc tiêu đờm, gây nôn, thông tiểu
tiện, sát trùng; Gai bồ kết – chữa mụn nhọt độc, sưng vú, xuống sữa.
- Muồng trâu: Lá – trị viêm da thần kinh, hắc lào, eczema, lở ngứa, mụn nhọt; Hạt – làm thuốc nhuận
tràng, xổ.
- Muồng lá tà: Hạt – trị viêm kết mạc cấp, loét giác mạc, quáng gà, tang nhãn áp, huyết áp cao, viêm
gan, xơ gan cổ trướng, táo bón thường xuyên, dùng ngoài trị mụn nhọt, hắc lào.
- Vàng anh: Vỏ cây – trị phong thấp, đòn ngã, kinh nguyệt quá nhiều.
- Me: Quả – chống hoạt huyết, đau gan vàng da, nôn ọe; Vỏ thân – làm thuốc cầm máu, trị tiêu chảy,
lỵ, nấu nước ngậm hay súc miệng – chữa viêm lợi răng; Lá – trị bệnh ngoài da.

Họ Cô ca (Erythroxylacea)
Thân - Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi.
Lá - Đơn, mọc cách, không lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: xim ở nách lá.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5.
Bao hoa - (5) lá đài dính
- 5 cánh hoa rời, mặt trong cánh hoa có lưỡi nhỏ rất phát triển.
Bộ nhị - 10 nhị dính xếp 2 vòng theo kiểu đảo lưỡng nhị, đính ở đáy.
- Bao phấn 2 ô, hướng trong.
Bộ nhụy - (3) lá noãn dính, bầu trên, 3 ô nhưng chỉ 1 ô phát triển, 3 vòi nhị rời.
Quả - Quả hạch, 1-3 hạt
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ K(5) C5 A(5+5) G(3)
Cây trong - Cô ca
họ - Cô ca cảnh
Phân họ Đậu (Faboideae)
Thân - Gỗ (to hoặc nhỏ)/dây leo/cỏ một hoặc nhiều năm. Thân non có lông.
- Rễ có nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh cố định nito(đặc trưng cho phân họ).Rễ có thể biến thành củ.
Lá - Lá kép lông chim, mọc cách. Có lá chét. Lá kèm có thể thành gai.
Hoa - Cụm hoa: Chùm ở ngọn cành hoặc nách lá
- Hoa: không đều, lưỡng tính, mẫu 5
Bao hoa - (5) lá đài dính thành 1 ống, miệng có 5 răng hoặc 2 môi.
- 5 cánh hoa rời, không đều, tiền khai cờ.
Bộ nhị - 10 nhị, đính theo 3 kiểu:
• 10 nhị rời/dính ở chỉ thành 1 ống
• Dính thành 2 bó kiểu 5+5; hoặc (9) nhị phía trước dính 1 nhị phía sau rời
• 10 nhị trên 2 vòng
Bộ nhụy - 1 lá noãn, bầu trên 1 ô, nhiều noãn đảo. Vòi nhụy có thể thẳng, cong, hoặc cuộn.
Quả - Quả loại đậu.
Hạt - Hạt không nội nhũ, mầm cong, lá mầm dày.
Cơ cấu học
Hoa thức ↑ ⚥ K(5) C5 A(9)+1 G1
Cây trong - Đậu phộng: Hạt – bệnh suy nhược, lao lực, làm dịu cơn đau bung; Thân lá – chữa bệnh trướng khí
họ ruột kết.
- Kim tiền thảo: Thuốc chữa sỏi bàng quang, sỏi túi mật.
- Vông nem: Lá – làm thuốc chữa tim, hồi hộp, ít ngủ, mất ngủ, hạ huyết áp; Vỏ – gây tê cho tê thấp,
kinh phong, đau gân.
- Cam thảo bắc: Thân rễ – làm thuốc chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, tiêu
chảy, ngộ độc, loét dạ dày.
- Hòe: Nguyên liệu chiết rutin; Nụ hoa – chữa cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não, đau mắt,
xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, trĩ chảy máu.
- Đậu xanh: Hạt – trị xáo trộn thần kinh, tế thấp, trĩ, dùng ngoài – trị sưng do ung thư, bệnh giời leo
và ngứa ngáy khó chịu; Vỏ hạt sắc uống – chữa ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật; Rễ – gây ngủ.

Họ Bóng nước (Balsaminaceae)


Thân - Cỏ mập (một năm hoặc nhiều năm)
Lá - Mọc cách/đối, không lá kèm, có tuyến trên cuống lá.
Hoa - Mọc ở nách lá, không đều, lưỡng tính, mẫu 5, hoa bị vặn 180o
Bao hoa - 5 lá đài dạng cánh, ko đều, có thể có 2 lá đài bị trụy, lá đài sau có cựa, ở phía trước.
- 5 cánh hoa ko đều. Cánh trước bị xoay ra phía sau.
Bộ nhị - (5) nhị dính ở bao phấn quanh vòi; chỉ nhị thẳng hoặc cong; bao phấn mở ở đỉnh.
Bộ nhụy - (5) lá noãn dính, bầu trên 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, 1 vòi nhụy 5 đầu nhụy.
Quả - Quả nang nở mạnh cho ra 5 mảnh (Impatiens) hoặc quả hạch (Hydrocera)
Hạt - Hạt to, không nội nhũ.
Cơ cấu học
Hoa thức ↑ ⚥ K3-5 C(5) A(5) G(5)
↑ ⚥ K3-5 C5 A(5) G(5)
Cây trong - Bóng nước (Móc tai, Bông móng tay): Hạt – chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc
họ xương; Hoa – chữa vô kinh, đụng giập, phong thấp tạng khớp, dùng ngoài đắp trị đinh nhọt, rắn cắn,
nấm tóc; Lá – trị ung thư, bệnh nấm, giời ăn, mắt sưng, phù chân, dùng gội đầu để cho tóc mọc tốt.
Họ Bồ hòn (Sapindaceae)
Thân - Gỗ/cỏ hoặc dây leo bằng tua cuốn (dây Tầm phỏng).
Lá - Mọc cách, kép lông chim 1 lần,ít khi đơn, không lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: xim/chùm/chùm-xim ở ngọn cành.
- Hoa: nhỏ, đều hoặc không đều với mặt phảng đối xứng xéo; lưỡng/đơn/tạp tính; mẫu 4 hoặc 5.
Đĩa mật rõ bên ngoài vòng nhị.
Bao hoa - 4-5 lá đài và cánh hoa (đôi khi vô cánh). Mặt trong cánh hoa có vảy hoặc chùm lông dính với đĩa
mật.
Bộ nhị - 5-10 nhị. Bộ nhị lưỡng nhị nằm phía trong đĩa mật, đĩa mật rõ bên ngoài vòng nhị, có thể mất
đi 2-4 nhị.
Bộ nhụy - 3 lá noãn dính thành bầu 1-3 ô,mỗi ô 1 noãn.Thường 1 ô phát triển 2 ô bị lép để lại sẹo ở gốc quả.
Quả - Quả nang láng hay có gai mềm; quả mọng; quả hạch.
Hạt - Hạt có áo hạt mọng nước (Nhãn, vải), không nội nhũ.
Cơ cấu học - Đôi khi có tế bào tiết trong, vỏ cấp 1 và libe 2 của thân.
Hoa thức * ♀/♂ K4-5 C4-5 A8-10 G(3)
Cây trong - Tam phỏng (Tầm phỏng): Làm thuốc chữa cảm lạnh, cảm sốt, viêm thận phù thũng, viêm đường tiết
họ niệu, đái tháo đường, ho gà, tê thấp, dùng ngoài trì đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, eczema, ghẻ
ngứa.
- Nhãn: Áo hạt sấy khô – chữa trí nhớ suy giảm hay quên, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi,
hồi hộp, hoảng hốt, gan tỳ hoạt động kém, huyết hư.
- Vải: Áo hạt – chữa khát nước, nấc cụt, đau dạ dày: Hạt – chữa đau dạ dày, đau ruột non, đau tinh
hoàn; Rễ – trị đầy bụng, di tinh, đau họng; Lá – trị loét trong tai; Vỏ quả – trị lỵ, bang huyết, mẩn
ngứa.
- Chôm chôm: Quả xanh và Vỏ quả – trị tiêu chảy, kiết lỵ, sốt rét; Rễ – làm thuốc hạ sốt.
- Bồ hòn: Rễ và Quả – trị cảm cúm, sốt, viêm phế quản cấp, ho, bạch hầu, đau họng, tiêu hóa kém,
dùng chữa hôi miệng, tránh sâu rang, ngứa lở, bệnh nấm; Hạt – giặt, gội.

Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)


Thân - Cây gỗ (to/nhỏ, đứng/leo), chứa một chất nhựa thơm
Lá - Mọc cách; đơn hoặc kép hình lông chim 1 lần lẻ; lá chét nguyên hoặc có khía răng; không lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: gié/xim/chùm ở nách lá hoặc ngọn cành.
- Hoa: nhỏ, đều, lưỡng/tạp/đơn tính khác gốc, mẫu 3 hoặc 5.
Bao hoa - Lá đài rời/dính, tồn tại/đồng trưởng
- Cánh hoa rời, đôi khi vô cánh (Pistacia).
Bộ nhị - 2 vòng nhị kiểu đảo lưỡng nhị/1 vòng nhị/Nhiều nhị. Nhị đính dưới đĩa mật.
- Bao phấn 2 ô, nứt dọc, hướng trong
Bộ nhụy - (1-∞) lá noãn dính, bầu trên, 1 hay nhiều ô, đính noãn trung trụ. Thường có 3 lá noãn, chỉ có 1 ô
thụ chứa 1 noãn.
Quả - Quả hạch.
Hạt - Hạt không nội nhũ
Cơ cấu học - Có ống tiết chứa resin
Hoa thức * ⚥ P5+5 A5 G(1)
Cây trong Đào lộn hột (Điều lộn hột): Lá – trị khó tiêu, đau dạ dày, giảm đường trong máu, giải độc cho gan;
họ Vỏ cây – trị tiêu chảy cấp tính; Rễ – làm thuốc xổ.
Thanh trà: Quả – ăn; Lá – chữa bỏng.
Xoài: Quả, nhân quả – trị ho, tiêu hóa không bình thường; Lá – trị các bệnh ở phần trên đường hô hấp
vàng da, lợi tiểu, dùng ngoài trị viêm da, ngứa; Vỏ thân – trị ho, sưng họng, đau rang, dịch tả, tê thấp
Cóc: Quả – ăn tươi; Quả, lá, vỏ cây – trị các vết thương, vết bỏng, làm thuốc giảm đau
Họ Cam (Rutaceae)
Thân - Thường là cây gỗ (to hoặc nhỏ), đa số có gai; số ít là cỏ sống dai (Cửu lý hương)
Lá - Mọc cách/đối,kép hình lông chim, không lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành xim/chùm/ngù/tán.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đĩa mật to nằm giữa bộ nhị và bầu.
Bao hoa - 5 lá đài rời/dính.
- 5 cánh hoa rời.
Bộ nhị - 2 kiểu: kiểu đảo lưỡng nhị (Ruta); kiểu nhiều nhị (Citrus)
- Đĩa mật to nằm giữa bộ nhị và bầu noãn. Màng hạt phấn có 3-6 rãnh lỗ.
Bộ nhụy - 2 kiểu:
• Rutoideae: 4-5 lá noãn rời, dính ở đáy và vòi nhụy, mỗi lá chứa 2-∞ noãn.
• Aurantioideae: 5-∞ lá noãn dính, bầu trên, nhiều ô, mỗi ô 2-∞ noãn, đính noãn trung trụ.
Quả - Quả loại cam (quả mọng đặc biệt): Vỏ ngoài có nhiều túi tiết tinh dầu; vỏ giữa trắng và xốp; vỏ
trong mỏng và dai, mọc ra nhiều lông chứa đầy nước ngọt.
Hạt - Hạt đôi khi có nội nhũ, hạt đa phôi ở Citrus.
Cơ cấu học - Túi tiết tinh dầu kiểu ly bào trong tất cả các mô.
Hoa thức * ⚥ K4-5 C4-5 A4+4 G4-5
Cây trong - Chanh (Chanh ta): Quả – thuốc giải nhiệt, ăn ngon miệng, lợi tiêu hóa, chống scorbut, thuốc long
họ đờm, trị ho; Lá – gia vị, thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà, trị các bệnh ngoài
da.
- Bưởi: Quả – ăn mát, giúp tiêu hóa, làm long đờm, chống ho; Vỏ quả – trị đờm kết đọng ở cổ họng
và cuống phổi, trị đau dạ dày, ăn uống khoogn tiêu, ho nhiều; Lá – chữa sốt, ho, nhức đầu, kém ăn,
viêm amygdal.
- Quýt: Vỏ quả chín – chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, tiêu chảy;
Vỏ quả xanh – chữa đau gan, tức ngực, sốt rét; Hạt – chữa sa ruột, viêm tuyến vú, tắc tia sữa; Lá –
chữa tức ngực, ho, đau bụng.
- Cam: Quả – làm thuốc giải nhiệt trị sốt, trị chứng xuất tiết, giúp ăn ngon miệng; Lá – chữa tai chảy
nước vàng hay máu mủ.
- Nguyệt quới: Cây – trồng làm cảnh, hàng rào; Rễ – giảm đau; Lá – trị tiêu chảy, kiết, chống ung thư
tốt; Hoa – tinh dầu thơm.
- Cửu lý hương (Vân hương): Toàn cây – thuốc trị vô kinh hay kinh nguyệt không đầy đủ, co giật,
chống thụ tinh, lạc thai, dùng ngoài trị viêm loét, lợi rang, chấy rận.
Họ Táo ta (Rhamnaceae)
Thân - Cây gỗ (đứng hoặc leo), thân có thể có gai.
Lá - Đơn; mọc cách; phiến nguyên/khía răng; gân lá lông chim thường có 3-5 gân gốc nổi rõ.
- Lá kèm nhỏ, biến thành gai.
Hoa - Cụm hoa: xim ở nách lá
- Hoa: nhỏ, đều, lưỡng tính/tạp tính, mẫu 4 hoặc 5, đế hoa lõm hình chén.
Bao hoa - 4-5 lá đài rời.
- 4-5 cánh hoa rời nhỏ hơn lá đài.
Bộ nhị - 4-5 nhị rời, mọc trước cánh hoa;đĩa mật dày phía trong vòng nhị đính vào mặt trong của đế hoa.
- Bao phấn 2 ô, hướng trong.
Bộ nhụy - (2-5) lá noãn dính, bầu dưới/giữa 2-5 ô, mỗi ô 1 noãn. Vòi nhụy rời/dính.
Quả - Quả hạch/nang/quả có cánh.
Cơ cấu học - Có tế bào chứa chất nhầy.
Hoa thức * ⚥ K4-5 C4-5 A4-5 G(2-4)
Cây trong - Dây gồ an hẹp (Dây đòn kẻ cắp, Dây gân): xoa bóp nơi sưng đau
họ - Táo Campuchia: trị bệnh nấm, bệnh về buồng trứng.
- Táo tàu
- Táo ta: Chống viêm, an thần, hạ huyết áp, tiêu đờm, giúp ho, lọc máu; Nhân hạt – trị hồi hộp, khó
ngủ, hay quên, chân tay nhức mỏi; Lá – trị ho, suyễn, dùng ngoài trị lở loét và sốt phát ban; Quả chín
– trị lỵ, cao huyết áp.
- Táo rừng: Nhân hạt – thuốc dịu ho, làm dễ ngủ, trị tiêu chảy lỵ.

Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)


Thân - Cỏ (chi Panax); gỗ nhỏ mọc đứng; gỗ to ít phân nhánh hoặc leo
Lá - Mọc cách ở gốc thân, đối ở ngọn, đôi khi mọc vòng
- Đơn, kép hình lông chim hoặc kép hình chân vịt
- Phiến lá nguyên, có khía răng hoặc có thùy
- Lá kèm rụng sớm hoặc dính vào cuống lá. Bẹ lá phát triển.
Hoa - Cụm hoa: tán (đơn/kép), tụ thành chùm/đầu/gié ở nách lá hoặc ngọn cành.
- Hoa: nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng.
Bao hoa - 5 lá đài rời bị thu hẹp thành 5 răng
- 5 cánh hoa rời, rụng sớm.
Bộ nhị - 5 nhị rời xen kẽ cánh hoa.
Bộ nhụy - (5) lá noãn dính, bầu dưới 5 ô, mỗi ô 1 noãn; đôi khi 10/3/1 lá noãn; vòi rời.
Quả - Quả mọng hoặc quả hạch.
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học - Giống họ Hoa tán.
Hoa thức * ⚥ K5 C5 A5 𝐺(5)
Cây trong - Vỏ thân và Vỏ rễ: Làm thuốc bổ, mạnh gân xương, tang trí nhớ, chữa phong thấp đau nhức khớp,
họ đòn ngã tổn thương, thận hư.
- Đơn châu chấu
- Sâm Triều tiên: Củ – làm thuốc bổ.
- Sâm Việt Nam: Củ – làm thuốc bổ tang, kích thích nội tiết sinh dục, giải độc và bảo vệ gan, điều hòa
thần kinh trung ương, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết.
- Tam thất: Củ – chữa nhiều bệnh, tang nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược.
- Đinh lăng: Rễ – thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém; Thân, Cành – chữa phong thấp, đau
lưng; Lá – trị sốt, trị ho, lợi tiểu, chữa mụn nhọt.
- Ngũ gia bì chân chim: Dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa cảm sốt, họng sung đau, thấp khớp, đau nhức
xương khớp, vết thương sưng đau.
Họ Hoa tán (Apiaceae)
Thân - Cỏ đứng (1,2 hoặc nhiều năm), đôi khi cỏ bò. Thân thường rỗng, mặt ngoài có khía dọc.
- Rễ có thể phù lên thành củ (Cà rốt)
Lá - Mọc cách; không lá kèm; phiến lá xẻ hình lông chim 2-3 lần; gân lá hình lông chim; bẹ lá rất
phát triển.
Cụm hoa - Tán ở nách lá hay ngọn cành (đơn hoặc kép):
• Tán đơn: lá bắc tập trung ở gốc tán tạo thành tổng bao lá bắc
• Tán kép: mỗi tán con được che chở bởi một tiểu bao lá bắc.
Hoa - Đều, lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng.
Bao hoa - 5 lá đài rời thường bị thu hẹp thành 5 răng
- 5 cánh hoa rời. Cánh hoa ngoài phát triển nhiều làm hoa thành không đều.
Bộ nhị - 5 nhị rời đính xen kẽ với cánh hoa; chỉ nhị cong vào giữa khi hoa còn là nụ; bao phấn nứt dọc,
hướng trong.
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính nhau, bầu dưới, 2 ô, dính vào đế hoa 1 ô. 2 noãn, chỉ có 1 noãn phát triển.
Noãn chỉ có 1 lớp vỏ. Đĩa mật hình vòng cung ở gốc vòi.
Quả - Quả bế đôi ( mặt bụng phẳng và mặt lưng lồi)
Hạt - Có nội nhũ thịt hoặc sừng, mầm nhỏ.
Hoa thức * ⚥ K5 C5 A5 𝐺(2)
Cây trong - Bạch chỉ: Rễ củ – làm thuốc chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, phong thấp, nhức xương, làm thuốc
họ cầm máu trong các chứng đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ.
- Đương quy: Dùng chữa thiếu máu, cơ thể, gầy yếu, mệt mỏi, đau đầu, đau ngực bụng, tay chân
đau nhức, viêm khớp, kinh nguyệt không đều, bế kinh.
- Cần tây (Cần tàu): Làm thuốc chữa suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, thấp khớp, sỏi niệu đạo, sỏi
thận, bệnh phổi, đau gan vàng da, tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp.
- Rau má (lá lớn): Làm thuốc chữa sốt, viêm họng, ho, viêm đường tiết niệu, tiểu gắt, làm thuốc trị
thổ huyết, chảy máu cam, trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.
- Ngò(Mùi): Dùng làm gia vị giúp tiêu hóa, làm thuốc tán nhiệt, hạ sốt; Lá – trị đậu sởi.
- Cà rốt: Rễ củ – làm thuốc trị suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ
dày và ruột, bệnh phổi, thấp khớp vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, đề phòng sự lão hóa,
vết nhăn; Hạt – trị giun.

Họ Mã tiền (Loganiaceae)
Thân - Thân gỗ, dây leo.
Lá - Lá đơn, nguyên, mọc đối. Có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Ít khi riêng lẻ. Thường tụ thành xim.
- Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 5, ít khi mẫu 4.
Bao hoa - (5) lá đài dính nhau ở phía dưới và tồn tại
- (5) cánh hoa dính nhau thành ống dài, phía trên xòe 5 thùy
Bộ nhị - (4-5) nhị đính trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị ngắn. Bao phấn mở dọc, hướng trong.
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính nhau. Bầu trên, 2 ô, nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Mặt phẳng đối xứng của
bầu đôi khi xéo. 1 vòi nhụy, 1 đầu nhụy.
Quả - Quả nang, quả mọng vỏ cứng, quả hạch.
Hạt - Hạt có nội nhũ
Cơ cấu học - Có libe quanh tủy và libe trong gỗ
Hoa thức * ⚥ K(5) C(5) A5 G(2)
Cây trong Lá ngón: Toàn cây có độc – trị bệnh ngoài da
họ Mã tiền: Hạt rất độc – làm thuốc bổ, phấn khởi, kích dục; Rễ – hạ nhiệt, trị kinh phong, đau bao tử
Họ Hoa chuông (Campanulaceae)
Thân - Cỏ (1,2 hoặc nhiều năm), dây leo hoặc thân gỗ.
Lá - Đối/cách; đơn; nguyên; không lá kèm. Có lá bắc và 2 lá bắc con.
Hoa - Cụm hoa: thường tụ thành gié/chùm/ngù/đầu hoặc cụm hoa phức tạp, đôi khi riêng lẻ ở nách lá.
Mỗi hoa mọc ở nách 1 lá bắc.
- Hoa: lưỡng tính; đều (tông Campanuleae) hoặc không đều (tông Lobelieae)
Bao hoa - 4-5 lá đài rời; (4-5) cánh hoa dính:
• Campanuleae: đài và tràng đều, số phiến 4/5 hoặc nhiều hơn, tràng hình chuông/bánh xe…
• Lobelieae: hoa bị vặn 180o, tràng tạo thành 2 môi 3/2, môi dưới có thể có cựa.
Bộ nhị - 5 nhị rời, xen kẽ cánh hoa, không đính trên ống tràng.
Bộ nhụy - (5) lá noãn dính, đôi khi còn 2-3 noãn; bầu dưới/ bầu giữa, nhiều noãn, đính noãn trung trụ.
- 1 vòi nhụy 1 đầu nhụy nằm trong ống cấu tạo bởi các bao phấn khi hoa còn là nụ.
- Đĩa mật ở trên bầu.
Quả - Quả nang mang đài còn lại.
Hạt - Hạt có nội nhũ. Mầm thẳng.
Cơ cấu học - Ống nhựa mủ hình mạng. Libe quanh tủy
Hoa thức * ⚥ K4-5 C(4-5) A5 𝐺(5)
Cây trong - Nam sa sâm: Rễ – làm thuốc trị viêm phế quản, ho ra máu, ho khan, sốt cao, đau bụng, nám da.
họ - Đảng sâm (Ngân đằng): Củ – làm thuốc chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon, chữa ho
vàng da do thiếu máu, viêm thượng thận.
- Bán biên liên (Lỗ bình Trung Quốc): Toàn cây – chữa xơ gan cổ trướng, viêm ruột tiêu chảy, suyễn,
đắp mụn nhọt, sưng mủ nhiễm độc, rắn độc cắn; Rễ dung làm thuốc lọc máu, lợi tiểu, trị thấp khớp.
- Sâm ruộng (Hoa liên): Trị bệnh ngoài da, ho, sốt

Họ Cà phê (Rubiaceae)
Thân - Thân gỗ, thân cỏ, dây leo.
Lá - Lá đơn, nguyên, luôn mọc đối, có lá kèm (giữa 2 cuống lá mọc đối)
Hoa - Cụm hoa: Ít khi riêng lẻ. Thường tụ thành xim, chùm.
- Hoa: Đều, thường lưỡng tính, thường mẫu 5
Bao hoa - Lá đài giảm, đôi khi phát triển.
- Cánh hoa dính nhau thành hình đinh, hình phễu.
Bộ nhị - Số nhị = số cánh hoa, đính trên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Nhị có thể ẩn trong ống tràng hay
thò ra ngoài.
Bộ nhụy - 2 lá noãn, bầu dưới, 2 ô, nhiều noãn, đính noãn trung trụ, 1 vòi nhụy. Đĩa mật ở đáy vòi.
Quả - Quả hạch, quả mọng, quả nang, quả kép (Nhàu).
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học - Libe thường có sợi. Lỗ khí kiểu song bào. Có canxi oxalat.
Hoa thức * ⚥ K4-5 C(4-5) A4-5 G(2)
Cây trong - Canh qui na: Vỏ cây – trị sốt rét, làm thuốc bổ đắng.
họ - Cà phê Arabica: Hạt – phấn khích, lợi tiểu, tang tiết dạ dày.
- Dành dành: Quả – lợi tiểu, lợi mật, chữa viêm gan vàng da, viêm kết mạc, cảm sốt, loét miệng,
đau rang; Vỏ cây bổ – chữa sốt rét, lỵ; Rễ – trị ung thư.
- Trang son (Mẫu đơn): Vỏ rễ – trị kiết, ung nhọt.
- Nhàu: Rễ – chữa cao huyết áp; Lá – chữa tiêu chảy, cảm sốt, làm lành vết thương; Quả – giúp
tiêu hóa, trị bang huyết, phong thấp, cúm, hen, huyết áp cao.
- Ba kích thiên (Nhàu thuốc, Ruột gà): Trị phong thấp, hạ huyết áp.
- Thiến thảo: Chữa nhiều ung thư, cầm máu, bổ.
- Câu đằng bắc: thuốc trấn kinh, hạ huyết áp.
Họ Cúc (Asteraceae)
Thân - Cỏ (1 hoặc nhiều năm). Thân gỗ, cây bụi hoặc dây leo hiếm gặp.
- Rễ có thể phù lên thành củ, chất dự trữ là inulin (Thược dược)
Lá - Lá biến thiên, mọc đối/ tụ thành hình hoa ở gốc, có thể có gai. Có lá bắc, ko có lá bắc con.
Không có lá kèm.
Cụm hoa - Đầu, đứng riêng lẻ hay tụ thành chùm, gié, xim, thông thường nhất là tạo thành ngù.
- Đầu mang 2 loại lá bắc:
• Lá bắc ngoài bất thụ, tạo thành tổng bao.
• Lá bắc thật mang hoa ở nách.
Hoa - Đều, lưỡng tính, mẫu 5, bầu dưới, không có lá bắc con.
- Phân thành 2 kiểu đầu hoa: đồng giao và dị giao
Bao hoa - (5) lá đài dính. Lá đài thường giảm, đài có thể biến mất; tràng do cánh hoa dính đều hình ống/
ko đều có dạng lưỡi nhỏ
Bộ nhị - 5 nhị rời bằng nhau, đính trên ống tràng và xen kẽ với cánh hoa.
- Chỉ nhị rời (trừ tông Cynareae).
- Bao ống mở dọc, hướng trong, dính nhau thành một ống bao quanh vòi.
- Chung đới thường kéo dài.
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính vị trí trước_sau, bầu dưới 1 ô, đựng noãn, đính đáy.
- Đĩa mật ở trên bầu.
- Thụ phấn nhờ côn trùng
Quả - Quả bế, mang một màu lông do đài biến đổi. Đôi khi quả trần hoặc có móc/gai
- Hạt không nội nhũ, mầm to, nhiều khi chứa đầy dầu (hạt Hướng dương)
Hoa thức * ⚥ K(5) C(5) A5 𝐺(2)
Cây trong - Ngải cứu (Thuốc cứu): Chữa bang huyết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
họ - Thanh hao hao vàng: Chữa sốt rét.
- Actiso: Làm thuốc lợi mật, chữa thiểu năng gan, giải độc gan, trị vàng da, làm hạ lipid trong máu,
chữa tiểu đường, xơ mạch máu, tê thấp.
- Thược dược: Rễ – làm thuốc tiêu viêm, chống đau.
- Cỏ mực: Làm thuốc cầm máu, làm lành vết thương, tang tiết mật, trị bệnh gan, viêm ruột, lỵ,
nấm da, eczema.
- Yên bạch (Cỏ lào): Lá – phấn khích, trợ thần kinh.
- Vạn thọ: Rễ – làm thuốc xổ, lợi tiểu; Lá Hoa – đau bụng kinh, lọc máu, trị ung nhọt.
Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Thân - Thân gỗ, thân cỏ, dây leo, cây bụi. Có mủ trắng, độc.
Lá - Lá đơn, nguyên, mọc đối hay mọc vòng. Không có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Xim, có thể tụ thành chùm hay tán.
- Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 5.
Bao hoa - (5) lá đài dính nhau phía dưới thành ống
- (5) cánh hoa dính ở phía dưới thành ống phía trên xòe 5 tai, tiền khai vặn.Họng tràng có tràng phụ.
Bộ nhị - 5 nhị đính trên ống tràng. Chung đới có thể kéo dài thành mũi nhọn. Bao phấn thường chụm vào
nhau như mái che trên đầu nhụy, có thể dính vào đầu nhụy. Có thể có phụ bộ.
Bộ nhụy - 2 lá noãn rời, bầu trên, dính ở vòi.
- Đầu nhụy hình trụ ngắn/ hình mâm 5 góc.
- 1 lá noãn: nhiều noãn đính noãn mép. Có thể 2 lá noãn dính luôn ở bầu noãn thành bầu 2 ô,
đính noãn trung trụ hoặc đính noãn bên.
- Đĩa mật ở đáy bầu.
Quả - Quả đại, quả hạch, quả mọng
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học - Ống nhựa mủ thật, libe quanh tủy
Hoa thức * ⚥ K5 C(5) A5 G(2)
Cây trong - Sữa (Mò cua): Nhiều alkaloid – chữa sốt rét, tiêu chảy.
họ - Dừa cạn (Bông dừa): Trị ung thư máu, huyết áp cao.
- Mướp sát (Mật sát): Hạt và Cây – duốc cá; Hạt có glucoside – trợ tim.
- Trúc đào: Lá – chữa bệnh tim. - Thông thiên: Hạt – trị bệnh tim.
- Bông tai (Ngô thi): Trị ung thư, trị lãi, kiết. - Bồng bồng ta: Lá – chữa hen, chống ung thư.
- Hà thủ ô trắng: Rễ – làm thuốc bổ, chữa cảm sốt.
- Thiên lý: Cây – trồng làm cảnh; Hoa – ăn, giúp ngủ ngon; Hoa và Lá – trị viêm kết mạc, viêm giác
mạc; Lá – đắp trị mụn nhọt, vết loét, trĩ, lòi dom.

Họ Vòi voi (Boraginaceae)


Thân - Thân cỏ, sống nhờ thân rễ hoặc thân gỗ.
Lá - Lá nguyên, mọc cách. Thân và lá có nhiều lông nhám. Không có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Xim hình bọ cạp.
- Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 5.
Bao hoa - Lá đài dính bên dưới, phía trên chia 5 thùy, tồn tại
- Cánh hoa dính bên dưới, phía trên chia 5 thùy.Miệng ống tràng có lông,vảy hoặc phụ bộ hình lưỡi.
Bộ nhị - 5 nhị đính trên ống tràng, xen kẽ cánh hoa.
Bộ nhụy - 2 lá noãn dính nhau, bầu trên, 2 ô, 1 ô: 2 noãn, 1 vòi nhụy ở đỉnh bầu.
- Tông Borageae: có vách giả, 1ô: 1 noãn, vòi dính ở đáy bầu.
- Đĩa mật hình khoen ở đáy bầu.
Quả - Quả hạch hay quả bế tư.
Cơ cấu học - Chứa CaCO3 (bào thạch). Thân ko có libe trong.
Hoa thức * ⚥ K5 C(5) A5 G(2)
Cây trong - Cùm rụm: Lá – làm trà; Rễ – lợi tiểu, trị bệnh lậu.
họ - Lá trắng: Cây – trồng làm kiểng.
- Vòi voi: Trị ung thư, chống viêm, chữa bong gân, tụ huyết.
Họ Cà (Solanaceae)
Thân - Thân cỏ, cây bụi.
Lá - Lá đơn có thùy/ kép lông chim, mọc cách. Có hiện tượng “lôi cuốn lá” ở đoạn mang hoa. Không
có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Riêng lẻ/ tụ thành xim. Hoa và cụm hoa thường dính liền với cành và bị lôi cuốn.
- Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5
Bao hoa - (5) lá đài dính nhau, tồn tại, tiền khai thay đổi 5 cánh hoa dính nhau thành tràng hình bánh xe/
hình phễu/ hình chuông,.. tiền khai thay đổi.
Bộ nhị - 5 nhị đính trên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Nhị sau bị trụy (rất rõ ở hoa có tràng ko đều)
Bộ nhụy - (2)lá noãn đặt xéo so với mặt phẳng trước-sau,dính nhau.Bầu trên,2 ô,nhiều noãn,có thể có vách giả.
- Thai tòa rất lồi. Đĩa mật hình khoen / có thùy ở đáy bầu
Quả - Quả mọng mang đài còn lại/ quả nang
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học - Luôn có libe quanh tủy. Có chứa canxi oxalat trong tất cả mô mềm. Có chứa alkaloid.
Hoa thức * ⚥ K(5) C(5) A5 G(2)
Cây trong - Cà độc dược: Hoa – trị ho, hen suyễn, phong thấp; Lá – trị suyễn, bệnh Parkinson, thấp khớp, bổ
họ thận, chống co bóp trong loét dạ dày ruột, chống say tàu xe.
- Dạ lý hương (Dạ hương): Lá độc – làm thuốc trị bệnh kinh phong.
- Ớt: Quả – gia vị, thuốc trị tiêu chảy, sốt rét; Lá – trị sốt, trúng phong bất tỉnh, phù thũng.
- Thuốc lá: Lá – thuốc hút, thuốc trị giun đũa, diệt ký sinh trùng.
- Cà chua: Quả – ăn, trị suy nhược, ăn không ngon, nhiễm độc mãn tính, xơ cứng động mạch, bệnh
mạch máu, thấp khớp, táo bón, viêm ruột, dùng ngoài chữa bệnh trứng cá.
- Cà tím (Cà dái dê): Chữa thiếu máu, táo bón, tiểu ít, tim dễ kích thích, xuất huyết, sưng tấy, giảm
cholesterol trong máu.
- Lu lu đực (Cà đen): trị cảm sốt, viêm họng, viêm phế quản, bệnh đường tiết niệu, dùng ngoài chữa
mụn nhọt, viêm mủ da, chốc lở, eczema.
- Khoai tây: Củ – thực phẩm, tang co bóp nhu động ruột, chữa bệnh tang acid dạ dày, viêm dạ dày tá
tràng, bỏng, eczema.

Họ Khoai lang (Convolvulaceae)


Thân - Dây leo = thân quấn, có mủ trắng. Rễ phù thành củ.
Lá - Lá nguyên, mọc cách, có 2 lá bắc con. Không có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Riêng lẻ/ tụ thành xim ngắn ở nách lá.
- Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đế hoa phẳng.
Bao hoa - 5 lá đài rời/ dính, thường ko bằng nhau, tiền khai lợp hay năm điểm, tồn tại hay đồng trưởng.
- 5 cánh hoa xếp nếp trong nụ, dính nhau thành hình kèn, tiền khai vặn.
Bộ nhị - 5 nhị bằng hoặc không bằng nhau, đính trên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Nhị ko thò ra ngoài. Bao
phấn 2 ô, mở dọc, hướng trong. Đĩa mật rõ, nằm trong vòng nhị.
Bộ nhụy - 2 lá noãn vị trí trước-sau dính nhau. Bầu trên, 2 ô, nhiều noãn, có thể có vách giả. 1 vòi nhụy
đính ở đỉnh bầu. Đầu nhụy có 2 thùy.
Quả - Quả nang, ít khi quả bế.
Hạt - Hạt có nội nhũ. Mầm cong. Lá mầm rộng, xếp nếp.
Cơ cấu học - Libe quanh tủy. Củ có cấu tạo cấp 3 Tế bào chứa nhũ dịch có tính xổ.
Hoa thức * ⚥ K5 C(5) A5 G(2)
Cây trong - Rau muống: Toàn cây – làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cầm máu.
họ - Khoai lang: Củ và Lá – thuốc trị lỵ, táo bón, tiểu đục, kinh nguyệt không đều, sốt.
- Rau muống biển: Toàn cây – thuốc cảm sốt, sốt rét, tê thấp, phù thũng, thông tiểu, dùng ngoài đắp
lên vết loét, mụn nhọt, bỏng, rắn cắn.
- Tóc tiên: Lá – trị trĩ, sưng dưới da; Hạt – xổ, trị đau dạ dày.
Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Thân - Thân cỏ, nhiều loại bán kí sinh.
Lá - Lá mọc cách/ mọc đối. Cách mọc của lá có thể thay đổi từ gốc đến ngọn.Không có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Chùm, gié, xim.
- Hoa: Không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Khi 1 hoa ở tận cùng nhánh, hoa đó thường là hoa đều.
Bao hoa - (5) lá đài dính nhau, tồn tại/ đồng trưởng
- (5) cánh hoa dính nhau thành tràng ko đều, biến thiên: tràng hình ống dài, miệng ống xéo/tràng
hình môi 2/3/ tràng hình mặt nạ...
Bộ nhị - 4 nhị, bộ nhị 2 dài; nhị sau bị trụy/bị lép. Nhị đính trên ống tràng xen kẽ cánh hoa.
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính vị trí trước-sau dính nhau, bầu trên, 2 ô, 1 ô: nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 1
vòi nhụy ở đỉnh bầu.
Quả - Quả nang.
Hạt - Hạt có nội nhũ. Mầm thẳng.
Cơ cấu học
Hoa thức ↑ ⚥ K(5) C(5) A2+2 G(2)
Cây trong - Nhân trần: Bổ máu, chữa viêm gan vàng da, làm tiết mật.
họ - Ngọc hân (Hương dạ thảo, Lưu ly): Làm thuốc xông trị cảm sốt, ho.
- Mõm chó, Tô liên vàng xanh (Hàm chó)
- Dương địa hoàng: Lá – thuốc trị bệnh tim.
- Om (Rau om): Dùng làm rau và thuốc chữa cảm, sỏi thận.
- Xác pháo (Liễu tường hoa đỏ): Trị ho cảm.
- Cam thảo nam (Cam thảo đất): Chữa sốt, giải độc cơ thể.

Họ Ô rô (Acanthaceae)
Thân - Thân gỗ nhỏ, thân cỏ, cây bụi.
Lá - Lá đơn, mọc đối. Lá bắc và lá bắc con xếp kết lợp, có lông / có gai. Không có lá kèm.
Hoa - Cụm hoa: Riêng lẻ/ tụ thành chùm, gié, xim.
- Hoa: Không đều, lưỡng tính, mẫu 5.
Bao hoa - 5 lá đài rời/ dính nhau ở đáy.
- (5) cánh hoa dính nhau thành 1 ống hình kèn gần đều/ phía trên xòe ra 2 môi ko đều 2/3
Bộ nhị - 4 nhị, bộ nhị 2 dài hoặc giảm còn 2 nhị. Nhị đính trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Bao phấn
thường có rìa lông như bàn chải.
Bộ nhụy - (2) lá noãn vị trí trước-sau dính nhau, bầu trên, 2 ô, 1ô: 2/nhiều noãn, đính noãn trung trụ.
- Đĩa mật bao quanh đáy bầu.
Quả - Quả nang nứt mạnh
Hạt - Hạt không có nội nhũ
Cơ cấu học - Có bào thạch
Hoa thức ↑⚥ K(5) C(5) A2+2 G(2)
Cây trong - Ắc ó: Lá – chữa nhức mỏi, tê thấp.
họ - Hoa chong: Thuốc chữa cảm và sổ mũi ở trẻ em.
- Kim vàng: Thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn.
- Kiến cò: Cành, Lá, Rễ – trị ho, viêm phế quản, cao huyết áp, dùng ngoài chữa bệnh hắc lào,
eczema, chốc lở.
- Trái nổ: Thuốc trị cảm nóng, cảm lạnh, sỏi bàng quang.
- Các đằng hoa to (dây Bông Xanh, Bông báo): Thân – làm thuốc chữa rắn cắn;Lá – trị đau dạ dày.
Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Thân - Cây gỗ/cây bụi/dây trườn/cỏ; cành non thường có tiết diện vuông.
Lá - Mọc đối (ít khi mọc vòng), không lá kèm. Lá đơn, nguyên/có thùy/kép chân vịt. Gân lá hình
lông chim.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm/gié/xim/ngù ở ngọn cành hoặc nách lá.
- Hoa: không đều, lưỡng tính.
Bao hoa - Đài dính nhau ở đáy, trên chia thành 4-5 thùy.
- Cánh hoa dính nhau thành hình ống/chuông; trên xòe thành 4-5 thùy; ống tràng thẳng hoặc cong.
Bộ nhị - 4 nhị, bộ nhị hai dài. Đính xen kẽ với cánh hoa, có thể mọc thò ra ngoài hoa. Bao phấn mở dọc
hoặc mở bằng lỗ ở đỉnh
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính, bầu trên 2 ô, có vách giả ngăn thành 4 ô, 1 ô chứa 1 noãn, đính noãn trung trụ.
Vòi nhụy ở đỉnh bầu.
Quả - Quả nang, quả hạch.
Hạt - Hạt không nội nhũ
Cơ cấu học - Có lông tiết tinh dầu.
Hoa thức ↑ ⚥ K(5) C(5) A2+2 G(2)
Cây trong - Thanh quan (Chuỗi ngọc): Quả – trị sốt rét, đau ngực
họ - Thơm ổi (Ngũ sắc): Rễ – chữa sốt; Hoa – trị ho ra máu, cao huyết áp
- Bông xanh: Lá – làm ra mồ hôi
- Đuôi chuột: Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm kết mạc cấp, dùng ngoài trị mụn nhọt, bầm do
chấn thương
- Giá tị (Tếch): Gỗ – chữa viêm da, uống trị khó tiêu, trừ giun - Ngũ trảo: Trị nhức mỏi, tê thấp
- Cỏ roi ngựa (Mã tiên thuốc):Thuốc trị lở miệng,đau mắt,viêm cuống phổi, ho, làm hạ nhiệt,lợi tiểu

Họ Bạc hà (Lamiaceae)
Thân - Cỏ một hoặc nhiều năm, đôi khi là cây gỗ. Thân và cành có tiết diện vuông. Cây có mùi rất thơm do
lông tiết tinh dầu ở thân và lá.
Lá - Đơn, mọc đối chéo chữ thập, không lá kèm. Phiến lá nguyên/răng cưa/khía sâu.
Hoa - Cụm hoa: riêng lẻ ở nách lá, xim đa dạng.
- Hoa: không đều, lưỡng tính.
Bao hoa - (5) lá đài dính nhau ở đáy thành ống, phía trên chia thành 5 thùy hay 2 môi (3/2 hoặc ¼)
- (5) cánh hoa dính nhau thành ống dài/ngắn, thẳng/cong, thường có lông.
Bộ nhị - 4 nhị,bộ nhị hai dài.Nhị sau bị trụy không để lai dấu vết. Đính trên ống tràng xen kẽ với cánh hoa và
có thể mọc thò ra ngoài hoa.Bao phấn đính ở ngọn,các bao phấn song song hoặc tách ra ít nhiều.
Bộ nhụy - (2) lá noãn dính, bầu trên 2 ô, có vách giả ngăn thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn. Vòi nhụy ở đáy hoặc gần
đỉnh bầu. Đĩa mật quanh đáy bầu.
Quả - Quả bế tư.
Hạt - Hạt không nội nhũ
Cơ cấu học - 4 bó mô dày ở 4 góc thân. Thân và lá thơm vì có lông tiết tinh dầu; tinh dầu tiết ra đọng ở lớp cutin.
Hoa thức ↑ ⚥ K(5) C(5) A4 G(2)
Cây trong - Kinh giới: Làm rau ăn và làm thuốc chữa cảm cúm; Tinh dầu – chống vi khuẩn, nấm.
họ - Ích mẫu: Làm thuốc điều kinh. Húng lũi: Dùng làm rau, thuốc lợi tiêu hóa, sát trùng.
- Bạc hà nam: Dùng chữa cảm sốt, khó tiêu.
- Hương nhu trắng: Tinh dầu – chế eugen dùng trong nha khoa, làm thuốc giải cảm, ra mồ hôi.
- Hương nhu tía: Dùng chế eugenol và thuốc chữa cảm nắng.
- Râu mèo: Lợi tiểu, thuốc chữa viêm thận, bàng quang, sỏi đường tiết niệu.
- Tần dày lá (Húng chanh): Rau ăn, thuốc chữa ho.
Họ Hành (Liliaceae)
Thân - Cỏ sống nhiều năm nhờ thân rễ, hành, củ.
Lá - Lá mọc cách (ít khi mọc đối/mọc vòng). Lá không cuống,phiến hình dải,gân lá song song hình cung.
Hoa - Cụm hoa: Ít khi riêng lẻ. Thường tụ thành chùm, xim ở ngọn thân.
- Hoa: Đều, lưỡng tính (ít gặp hoa đơn tính vì trụy), mẫu 3
Bao hoa - 6 phiến rời dạng cánh hoa, xếp 2 vòng.
Bộ nhị - 6 nhị đính trên 2 vòng. Nhị đính trên đế hoa (phiến rời) /trên ống bao hoa (phiến dính). Bao phấn đính
đáy/ đính lưng, mở dọc, hướng trong /ngoài.Màng hạt phấn có 1 rãnh.
Bộ nhụy - (3) lá noãn dính liền, bầu trên 3 ô; 1ô: nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Noãn đảo.
Quả - Quả nang cắt vách/ nang, nứt lưng.
Hạt - Hạt có nội nhũ protein/dầu, ko có nội nhũ bộ, mầm thẳng, nội phôi.
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ P(3+3) A3+3 G(3)
Cây trong - Kiệu: Trị tiểu dắt, lỵ, nhức đầu, đau dạ dày.
họ - Hành tây: Trị suy nhược cơ thể và thần kinh.
- Hẹ: Trị hen suyễn nặng, lỵ ra máu, ra mồ hôi trộm; Rễ – tẩy giun kim.
- Tỏi ta: Trị cảm mạo, lỵ amip, lỵ trực khuẩn, mụn nhọt, tiểu đường, xơ cứng động mạch, đau màng óc,
huyết áp cao, ngừa ung thư.
- Dứa Mỹ: Lá sắc uống chữa sốt, lợi tiểu; Rễ – giúp tiêu hóa, chữa thấp khớp.
- Măng tây: Trị thống phong,tê thấp,tiểu đường,chống ung thư bạch huyết,ung thư vú,ung thư tử cung.
- Lys (Bạch huệ): Trị ho, phù thũng, chống bướu.
- Ngót ngoẻo: Trị thống phong, rắn cắn.
- Lô hội (Nha đam): Giúp tiêu hóa, trị táo bón, loét dạ dày, tiểu đường, chống rụng tóc, chống bướu.

Họ La dơn (Iridaceae)
Thân - Cỏ sống nhiều năm nhờ thân rễ, hành, củ.
Lá - Lá mọc cách xếp thành 3 dãy.Lá gập đôi theo chiều dọc,tiền khai cưỡi.Có lá bắc.Có lá bắc
con.
Hoa - Cụm hoa: Gié/ chùm trên ngọn của trục phát hoa.
- Hoa: Đều/ ko đều, lưỡng tính, mẫu 3. Ở gốc mỗi hoa có 1 lá bắc và 1 lá bắc con dựa trục.
Bao hoa - 6 phiến dạng cánh hoa, xếp 2 vòng, dính nhau ở đáy thành ống ngắn.
Bộ nhị - 3 nhị, thuộc vòng ngoài, vòng trong bị trụy. Chỉ nhị đính trên ống bao hoa. Bao phấn hướng
ngoài.
Bộ nhụy - 3 lá noãn, bầu dưới 3 ô; 1 ô: nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 3 đầu nhụy phát triển thành hình
phiến.
Quả - Quả nang nứt lưng.
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ P(3+3) A3 G(3)
Cây trong - Rẻ quạt (Xạ can): Trồng làm cảnh, thuốc chữa viêm họng.
họ - Sâm đại hành: Thân hành – thuốc cầm máu, sát khuẩn, thuốc bổ, dùng ngoài chữa trốc đầu, tổ đỉa,
vảy nến.
- La dơn
- Nghệ hương
Họ Lan (Orchidaceae)
➢ Lan địa sinh: Cỏ nhiều năm, mọc dưới đất, thân rễ phù thành củ.
➢ Lan phụ sinh: mọc bám, thân có thể dài vô hạn mang rễ khí sinh rũ xuống, mặt rễ có lớp mạc trữ nước.
➢ Lan hoại sinh: mọc trên đất mùn trong rừng, rễ ít và ngắn, diệp lục có ít hoặc không.
➢Lan leo: leo bằng thân quấn, có rễ phụ sinh
Thân - Thân ngắn hoặc dài vô hạn định, thường có mang lá. Rễ khí sinh có mạc.
Lá - Hình dạng biến thiên. Có lá bắc, không có lá bắc con.
Hoa - Cụm hoa: Gié, chùm đứng/thòng đơn/chia nhánh. Ít khi riêng lẻ ở nách lá.Không bao giờ riêng lẻ
ở ngọn thân.
- Hoa: Không đều, lưỡng tính, bị vặn 180o, ngược với hoa lớp Hành. Mỗi hoa mọc ở nách 1 lá bắc.
Cuống hoa ngắn.
Bao hoa - 3 lá đài rời, đều, dạngcánh hoa, nhỏ hơn cánh hoa.
- 3 cánh hoa khác nhau (2 cánh bên giống lá đài, cánh sau biến thành cánh môi có 3 thùy: thùy
giữa lớn hơn 2 thùy bên, đôi khi có cựa chứa mật).
Bộ nhị - 1-5 nhị, đa số có 1 nhị đối diện cánh môi. Thường bao phấn 2 ô, có thể dính thành 1 ô. Hạt phấn
thường dính nhau thành khối phấn.
Bộ nhụy - 3 lá noãn, bầu dưới 1 ô, đính noãn bên. Vòi nhụy dính với chỉ nhị thành trục hợp nhụy, trên đó
là bao phấn, tận cùng là 3 đầu nhụy, chỉ có 2 đầu nhụy 2 bên hữu thụ; đầu nhụy thứ 3 biến
thành cái mỏ.
Quả - Quả nang, mở bằng 6 đường nứt dọc 2 bên đường hàn của mép lá noãn thành 6 mảnh.
Hạt - Hạt không có nội nhũ.Hạt nảy mầm nhờ cộng sinh với nấm Rhizoctonia.
Cơ cấu học
Hoa thức ↑ ⚥ K3 C2+1 A1+2 G(3)
Cây trong - Lan gót tiên
họ - Lan lưỡi bò (Ngọc điểm)
- Sâm cuốn chiếu (Lan cuốn chiếu): Làm thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, viêm họng.
- Lan đất

Họ Thủy tiên (Amaryllidaceae)


Thân - Cỏ sống nhiều năm nhờ thân rễ, hành.
Lá - Lá mọc từ gốc,mỏng, mọng nước. Ở Crinum: bẹ lá hợp thành thân giả
Hoa - Cụm hoa: Chùm, tán. Các hoa có 1 mo bao lại. Trục cụm hoa dài mọc từ mặt đất.
- Hoa: Đều, lưỡng tính, mẫu 3, xếp 5 vòng.
Bao hoa - 6 phiến cùng màu dạng cánh hoa, dính thành ống đài, ít khi rời. Vài loại có tràng phụ.
Bộ nhị - 6 nhị đính trên 2 vòng. Bao phấn thẳng/ lắc lư.
Bộ nhụy - 3 nhị,thuộc vòng ngoài,vòng trong bị trụy.Chỉ nhị đính trên ống bao hoa.Bao phấn hướng ngoài.
Quả - Quả nang nứt lưng.
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học
Hoa thức * ⚥ P(3+3) A3+3 G(3)
Cây trong - Tỏi lơi: Trị ung thư, Lá hơ nóng – tan sưng viêm, giã đắp trị bệnh ngoài da.
họ - Tỏi lơi lá rộng (Trinh nữ hoàng cung, Náng lá rộng): Lá – thuốc trị viêm tiền liệt tuyến, viêm
họng, trị ung thư đường tiêu hóa, đường tiết.
- Náng hoa đỏ: Hành – trị bỏng, mụn nhọt; Lá how nóng – tan sưng viêm, giã đắp trị bệnh ngoài da.
- Phong huệ (Huệ đỏ, Tóc tiên hoa đỏ): Lá – chữa rụng tóc, giảm ho; Rễ trị sốt và lỵ.
Họ Củ nâu (Dioscoreaceae)
Thân - Dây leo bằng thân quấn, có thể có gai. Rễ phù thành củ.
Lá - Lá đơn/ kép chân vịt, có cuống, phiến nguyên, hình tim, gân lá hình chân vịt. Đôi khi có lá kèm
Hoa - Cụm hoa: Chùm hay gié.
- Hoa: Đều, đơn tính khác gốc.
Bao hoa - 6 phiến cùng màu, đính trên 2 vòng, dính nhau bên dưới thành ống ngắn.
Bộ nhị - 6 nhị xếp 2 vòng, đôi khi 3 nhị của vòng trong bị lép.
Bộ nhụy - Bầu dưới 3 ô; 1 ô: 2 noãn 1 vòi nhụy (ít khi 3).
Quả - Quả nang, có 3 cánh.
Hạt - Hạt có nội nhũ, có cánh mỏng.
Cơ cấu học
Hoa thức * ♂ P(3+3) A3-6 𝐺0
* ♀ P(3+3) A0 𝐺(3)
Cây trong - Khoai ngọt: Củ – ăn, trị bệnh phong, trĩ, lậu.
họ - Khoai từ: Củ – ăn, thuốc tiêu độc, trị ho, tê thấp.
- Khoai sơn (Củ mài): Bồi bổ cơ thể, trị bệnh đường ruột, viêm tử cung, thận suy, ra mồ hôi trộm.
- Khoai từ nhám

Họ Chuối (Musaceae)
Thân - Cỏ to lớn, thân rễ phù thành củ to chứa nhiều bột. Từ thân rễ mọc lên các lá có bẹ dài, to, ôm
vào nhau thành thân giả.
Lá - Lá đính theo đường xoắn ốc, nguyên, gân giữa lồi, cuống lá dài. Phiến lá hay bị rách theo gân
phụ.
Hoa - Cụm hoa: Buồng có cuống. Lúc chưa nở có hình bắp.Mỗi nải che bởi 1 lá bắc to. Ở trên: hoa
đực; Ở giữa: hoa lưỡng tính; Ở đoạn dưới: hoa cái; Tận cùng: hoa bất thụ.
- Hoa: Không đều, lưỡng tính/ đơn tính cùng gốc, mẫu 3.
Bao hoa - 6 phiến màu lục nhạt chia thành 2 môi:
• Môi trước: 3 lá đài dính với 2 cánh hoa thành phiến mỏng có 5 răng.
• Môi sau: cánh hoa còn lại tạo thành
Bộ nhị - 5 nhị hữu thụ. Nhị đối diện với môi sau bị lép. Chỉ nhị rời. Bao phấn dài.
Bộ nhụy - 3 lá noãn, bầu dưới 3 ô, 1 ô: nhiều noãn, đính noãn trung trụ.
Quả - Quả mọng, quả nang.
Hạt - Chuối trồng thường ko có hạt.
Cơ cấu học - Ống nhựa mủ chứa nhiều tanin.
Hoa thức ↑ ⚥ P(3+2)+1 A3+2 G(3)
Cây trong - Chuối
họ - Chuối già lùn
- Chuối hột
- Chuối tram nải
- Chuối rẻ quạt
- Trị bệnh tiêu chảy và kiết lỵ, Quả non – trị hắc lào ; Củ chuối (Thân rễ) – trị sưng tấy, thuốc giải
nhiệt ; Nhựa – trị bệnh động kinh.
Họ Gừng (Zingiberaceae)
Thân - Thân cỏ, phân nhánh.
Lá - Lá xếp thành 2 hàng, phiến lá thuôn dài/ hình trứng. Bẹ lá nguyên/xẻ. Đầu bẹ lá có lưỡi nhỏ. Có
thể có thân giả.
Hoa - Cụm hoa: Chùm, gié.
- Hoa: Không đều, lưỡng tính, mẫu 3.
Bao hoa - 3 lá đài màu lục, dính nhau thành ống bên dưới.
- 3 cánh hoa có màu, dính bên dưới thành ống, phía trên chia 3 thùy.
Bộ nhị - Chỉ còn 1 nhị hữu thụ, Bao phấn 2 ô, hướng trong.
- Chỉ nhị hình lòng máng ôm lấy vòi nhụy
- Nhị hữu thụ thuộc vòng trong, đối diện với cánh môi. 2 nhị còn lại hợp thành cánh môi.
Màng hạt phấn có 1 rãnh hay trơn.
Bộ nhụy - (3) lá noãn dính, bầu dưới 3 ô, 1 ô: nhiều noãn, đính noãn trung trụ.
- 1 vòi nhụy hình sợi, thò ra ngoài. Đầu nhụy hình phễu.
Quả - Quả nang.
Hạt - Hạt có nội nhũ và ngoại nhũ.
Cơ cấu học - Tế bào tiết tinh dầu. Yếu tố mạch thủng lỗ hình thang, ít khi thủng lỗ đơn.
Hoa thức ↑ ⚥ K(3) C(3) A1 𝐺(3)
Cây trong - Riềng nếp: Thân rễ – giúp tiêu hóa, trị sốt, khó thở, viêm phế quản, đau dạ dày; Hạt – chống vi
họ khuẩn, chống nấm.
- Nghệ: Thân rễ – trị đau dạ dày, làm mau lành vết thương.
- Địa liền (Thiền liền): Thân rễ – trị ăn không tiêu, nhức đầu, ho gà, cúm, tê thấp.
- Tam thất gừng: Dùng thay vị Tam thất.
- Gừng: Tiêu hóa, trị ho, đau bụng.

Họ Cói (Cyperaceae)
Thân - Thân khí sinh mọc đứng, đặc, 3 cạnh, ko có mấu.
Lá - Lá không có lưỡi nhỏ, xếp thành 3 dãy. Bẹ lá ko chẻ dọc.
Hoa - Cụm hoa: gié hoa. Tụ thành chùm, gié, chùy, xim co ở ngọn cây. Mỗi gié hoa mọc ở nách 1 lá bắc
mẹ.
- Hoa: Đơn tính/ lưỡng tính. Mỗi hoa mọc ở nách 1 lá bắc hữu thụ.
Bao hoa - Không có bao hoa. Chỉ có lông/ vảy. Bao hoa đôi khi có 6 phiến xếp 2 vòng.
Bộ nhị - ≥ 3 nhị (6 nhị đính trên 2 vòng)
Bộ nhụy - 2-3 lá noãn, bầu trên, 1 ô đựng 1 noãn, 2-3 đầu nhụy
Quả - Quả bế.
Hạt - Hạt có nội nhũ, mầm nội phôi.
Cơ cấu học - Tế bào biểu bì chứa nhiều silic.
Hoa thức ↑ ⚥ P0 A3 G3
Cây trong - Cói: Căn hành lợi tiểu, trị phù thũng; thân dây – dệt chiếu, làm bao tải.
họ - Cỏ cú (Hương phụ): Củ (Thân rễ) – trị kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, lỵ, tiêu chảy.
- Lác dù (Thủy trúc)
- Năng củ (Mã thầy): Củ – trị bệnh táo bón, thức ăn bổ mắt.
- Cói bạc đầu lá ngắn: Thuốc chữa sốt rét; Rễ – trị tiêu chảy, dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt.
Họ Lúa (Poaceae)
Thân - Thân rạ, đặc ở mấu, rỗng ở lóng. Thân rạ ko phân nhánh trừ nơi gốc, luôn tận cùng bằng 1 cụm hoa.
Lá - Lá xếp thành 2 dãy, ko cuống (trừ Tre). Bẹ lá phát triển. Có lưỡi nhỏ, đôi khi là lằn lông.
Hoa - Cụm hoa: gié hoa. Tụ thành chùm, gié, chùy. Mỗi gié hoa mọc ở nách 1 lá bắc bất thụ gọi là
mày (dĩnh). Các mày ko bằng nhau. Trục gié hoa có đốt và gãy ngang đốt khi gié hoa chín.
- Hoa: Lưỡng tính (trừ Ngô: đơn tính). Hoa mọc ở nách trấu dưới.Mỗi hoa được che chở bởi 2 lá
bắc đối diện nhau gọi là mày nhỏ (trấu). Trấu dưới ôm lấy trấu trên,có 1 gân giữa;trấu trên ko có
gân giữa.
Bao hoa - Không có bao hoa.
Bộ nhị - 3 nhị( ít khi 6 nhị đính trên 2 vòng).Chỉ nhị thò ra ngoài gié hoa.Bao phấn đính giữa nên lắc lư.
Bộ nhụy - 2-3 lá noãn, bầu trên, 1 ô đựng 1 noãn
- Số vòi nhụy = số lá noãn. Đầu nhụy có lông.
Quả - Quả dĩnh (quả thóc): là 1 loại quả bế.
Hạt - Hạt có nội nhũ, mầm ngoại phôi.
- Cấu tạo của mầm: gồm khiên, thuẫn hay tử diệp là một khối thịt, mặt lồi dính sát vào nội nhũ. Ở
mặt lõm, một chồi mầm được bao bọc bởi bao chồi mầm, một rễ mầm được bao bọc bởi bao rễ mầm.
Đối diện khiên có 1 vảy nhỏ là biểu phôi hay vết tích của lá mầm thứ hai.
Cơ cấu học
Hoa thức ↑ ⚥ P2 A3+3 G1
Cây trong - Lồ ô
họ - Sả: Trị cảm mạo, đau dạ dày, tiêu chảy, ho.
- Cỏ Mần trầu: Trị cao huyết áp, ho khan, lao lực.
- Cỏ Tranh: Thân rễ trị sốt vàng da, tiểu buốt, tiểu dắt, chảy máu cam, chống siêu khuẩn cháy rạ.
- Lúa: Trị bệnh phù do thiếu vitamin; Rễ và Thân rễ – thuốc lợi tiểu.
- Mía: Đường mía – trị bệnh lỵ, say rượu, ho; Thân mía – trị sốt; Rễ – làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu.
- Ngô (Bắp): Râu và Hạt ngô – trị viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, xơ gan cổ trướng,
viêm túi mật, sỏi mật, tiểu đường, huyết áp cao.

Họ Cau (Arecaceae)
Thân - Thân gỗ, mang 1 bó lá ở ngọn. Thân hình trụ, mang nhiều sẹo lá.
Lá - Cuống dài. Lá non: phiến nguyên, gân song song như cây quạt.
- Lá già: phiến bị rách theo các nếp xếp.
Hoa - Cụm hoa: Bông mo phân nhánh mọc ở nách lá (ít khi ở ngọn thân). Mo chung bao bọc cụm hoa.
Mo cứng, ko có màu rực rỡ, hay bị rách.
- Hoa: phần lớn là đơn tính, ở ngọn bông mo ( ít khi lưỡng tính). Hoa ko cuống.
Bao hoa - 2 vòng, mỗi vòng 3 bộ phận, không phân hóa thành đài và tràng.
Bộ nhị - 6 nhị xếp 2 vòng (ít khi dính ở đáy)
Bộ nhụy - 3 lá noãn rời tiến dần sang dính liền,1 lá noãn chứa1 noãn. Thường 2 trong 3 lá noãn bị lép.
Quả - Quả mọng, quả hạch
Hạt - Quả chỉ có 1 hạt. Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học - Có nhiều bó mạch kín.
Hoa thức * ♂ P(3)+3 A3+3 G0
* ♀ P(3)+3 A0 G(3)/3
Cây trong - Cau: Quả – ăn trầu; Hạt – trị sán xơ mít, sán lá, giun đũa.
họ - Thốt nốt: Hoa đực – trị tê thấp, nhựa lợi tiểu, nội nhũ ăn lợi sữa.
- Dừa
- Cau kiểng vàng: Lá – trị ghẻ.
- Cọ dầu: Thực phẩm, xà phòng.
- Dừa lá: Lá – lợp nhà;Bẹ và Sóng lá–dệt thảm;Cơm dừa nước–ăn; Gốc lá dừa nước – trị tiêu chảy.
Họ Ráy (Araceae)
Thân - Thân cỏ, sống nhờ thân rễ phù thành củ phát triển kiểu cộng trụ.
Lá - Lá mọc chụm ở gốc hay mọc cách trên thân.
Hoa - Cụm hoa: Bông mo không phân nhánh. Mo mềm, có màu rực rỡ.
- Hoa: Hoa nhỏ, lưỡng tính/ đơn tính.
Bao hoa - Hoa lưỡng tính: 2 vòng, mỗi vòng 3 bộ phận dạng lá đài
- Hoa đơn tính: phần lớn ko có bao hoa (hoa trần).
Bộ nhị - 2 vòng, mỗi vòng 2-3 nhị, dính nhau ở đáy. Hoa đơn tính: đôi khi còn 1 nhị.
Bộ nhụy - 2-3 lá noãn, 1 lá noãn chứa 1/nhiều noãn. Hoa đơn tính: chỉ còn 1 lá noãn.
Quả - Quả mọng.
Hạt - Hạt có nội nhũ.
Cơ cấu học
Hoa thức * ♂ K0 C0 A(3) G0
* ♀ K0 C0 A0 G(3)
Cây trong - Thạch xương bồ: Thân rễ và Lá – làm thuốc.
họ - Thạch xương bồ nhỏ: Thân rễ chứa tinh dầu – làm thuốc trị bệnh phong thấp, bệnh ngoài da.
- Ráy: Trị cảm cúm, phong thấp, mụn nhọt, rắn cắn.
- Bạc hà: Lá, Cuống – ăn; Thân rễ – đắp trị mụn nhọt.
- Môn đốm: Rễ – làm thuốc đắp ngoài chữa gãy xương.
- Ráy (Ngót): Thân và Lá – làm thuốc trị gãy xương, ho gà, phong thấp, mụn nhọt.
- Bèo cái: Bèo có mặt dưới tía – thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, ho, hen suyễn, eczema; Bèo khô
hun khói – trừ muỗi.

You might also like