You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

KHOA : DƯỢC HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN


THỰC VẬT DƯỢC
LỚP DƯỢC K10A – NHÓM 2 – TỔ 3

Tên thành viên:


Phạm Thị Quỳnh Giang
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Đỗ Minh Hòa
Phạm Thị Hồng
CÂY CHUA ME ĐẤT HOA HỒNG
Chua me đất hoa hồng - Oxalis corymbosa DC. (O. martiana Zucc.)

- Tên thường gọi: Chua me đất hoa hồng


- Tên khác: Chua me đất hoa đỏ, Me đất hường, Rau bo chua me, Hồng
hoa thố tương thảo, Tam hiệp liên, Thủy toan chi, Cách dạ hợp...
- Tên khoa học: Oxalis corymbosa DC.
- Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
- Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
- Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae)
- Bộ: Chua me đất (Oxalidales)
- Họ Chua me đất (Oxalidaceae)
I. RỄ
1. Hình thái ngoài
- Loại rễ: Rễ chùm
- Tủa ra xung quanh, chính giữa là thân rễ.

2. Giải phẫu
- Rễ cây thân thảo cấp I - lớp Ngọc lan
 Tầng lông hút: là lớp ngoài cùng, do các tế bào biểu bì bị kéo dài ra.
 Ngoại bì: một lớp tế bào ngay dưới tầng lông hút, các tế bào đồng nhất
hoặc khác nhau.
 Mô mềm: gồm các tế bào hình đa giác tương đối đều, thành mỏng.
 Gỗ cấp 1: bắt màu xanh
 Libe cấp 1: gồm những tế bào nhỏ bắt màu đỏ

1. Tầng lông hút


2. Ngoại bì
3. Mô mềm
4. Gỗ cấp 1
5. Libe cấp 1
II. THÂN
1. Hình thái ngoài

- Loại thân: Thân rễ - có hình dạng gần như


rễ, mang các vảy mỏng do các lá biến đổi
thành.
- Tiết diện tròn
- Mang một vòng các hành nhỏ phủ
vẩy, phần dưới đất có nhiều vẩy xếp sít
nhau.

2. Giải phẫu
- Thân thảo cấp I - lớp Ngọc lan
 Biểu bì: 3 - 4 lớp tế bào ngoài cùng xếp sát nhau, đều đặn, có lông che
chở
 Mô mềm vỏ: cấu tạo bởi các tế bào sống, hình nhiều cạnh, xếp lộn xộn,
các góc có khoảng gian bào nhỏ
 Libe cấp 1: hình bầu dục, màu đỏ sẫm, nằm trong mô mềm vỏ
 Gỗ cấp 1: bắt màu xanh
1. Biểu bì
2. Mô mềm vỏ
3. Libe cấp 1
4. Mô mềm ruột
5. Gỗ cấp 1

III. LÁ
1. Hình thái ngoài
- Lá mọc vòng, gồm 3 lá chét
- Phiến lá mỏng, rộng màu xanh lục, hình
tim ngược
- Cuống lá mảnh, dài, màu xanh, có lông
- Hệ gân hình mạng, gân hình lông chim
- Kiểu mép lá: Nguyên
- Hình dạng gốc lá: Gốc nhọn
2. Giải phẫu

 Biểu bì: 1 lớp tế bào mỏng ngoài cùng có màng cutin


 Mô dày: 1 lớp tế bào mỏng sát dưới lớp biểu bì trên và dưới của gân lá
 Mô mềm: nhiều tết vào hình đa giác, xếp lộn xộn, các góc có khoảng gian
bào nhỏ
 Bó libe gỗ: tạo thành hình cung ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía
trên, gỗ bắt màu xanh, libe ở dưới bắt màu đỏ.

1. Biểu bì trên
2. Mô dày
3. Mô mềm vỏ
4. Mô mềm ruột
5. Gỗ
6. Libe
7. Biểu bì dưới
IV. HOA

Phân tích hoa

1. Kiểu cụm hoa


- Cụm hoa đơn
- Đơn vô hạn
- Dạng tán
2. Vẽ một hoa nguyên vẹn

3. Mổ xẻ hoa:
- Đài hoa: 5 lá đài đều, rời, hình mác, màu xanh, 1 vòng, tiền khai dạng
lợp.
- Tràng hoa: số lượng 5, đều, hơi dính ở đáy, màu hồng, tiền khai hoa vặn,
1 vòng.
- Bộ nhị: lưỡng nhị, 10 nhị rời, không đều xếp thành 2 vòng theo kiểu đảo
lưỡng nhị, vòng ngoài 5 nhị lép (bao phấn không có hạt phấn) đối diện
với cánh hoa, vòng trong 5 nhị thụ xen kẽ với cánh hoa.
- Bao phấn nứt dọc đính gốc, hướng trong.
- Bộ nhụy: 5 lá noãn, liền, đều ; các phần ( núm nhụy: số lượng 5, màu
vàng ; vòi nhụy: số lượng 5, rời ; bầu trên, 5 ô ; noãn nhiều, đính trung
trụ).
- Mặt cắt dọc
- Mặt cắt ngang: như hoa đồ
4. Hoa thức
*⚥ K5 C(5) A5+5 G(5)
5. Hoa đồ

6. Ghi chú
- Cây thuộc thảo
- Cụm hoa mọc thẳng từ phần dưới đất, cao hơn lá
- Cánh hoa nhẵn, có sọc, hơi cong xuống; chỉ nhị xù xì; bầu dài có lông.
- Hoa không có mùi, màu hồng
- Quả nang dài, có đài tồn tại.

V. CÔNG DỤNG LÀM THUỐC


- Theo Đông y, toàn cây có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải
độc, tán ứ tiêu thũng, điều kinh.
- Rễ có tác dụng thanh nhiệt, bình can, định kinh phong.
- Dùng toàn cây làm thuốc trị viêm bể thận, đái đục, xích bạch lỵ, viêm
họng, đau răng; phụ nữ kinh nguyệt không đều, bạch đới; trẻ em sốt cao
co giật.
- Giã đắp ngoài trị vết bỏng, ung nhọt, đòn ngã tổn thương, rắn độc cắn.

You might also like