You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI-AIM: 9+

Phần 1. Ôn tập theo chủ đề


-Thực vật-
Câu 1: Kể tên các miền của rễ?
Miền trưởng Miền hấp thụ Miền sinh Miền chóp rễ
thành trưởng
Đặc -Có các mạch -Có các lông hút Gồm các tế -Nằm ở phần tận
điểm dẫn bào mô phân cùng, có màu sẫm
-Sinh ra các loại sinh hơn
rễ bên -Các tế bào có vách
dày
Chức Dẫn truyền Hút nước, muối Làm rễ dài ra Che chở MPS khỏi
năng khoáng hòa tan hư hại khi rễ đâm
chính sâu vào đất.
Câu 2: Các dạng thân trong không gian?
-Thân đứng: Thân mọc thẳng đứng. Hầu hết các cây thân gỗ và một phần cây thân
cỏ thuộc loại này. Ví dụ: cây đa, cây quýt, cây cam…
-Thân bò: Cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng mà phải bò lan sát mặt đất. Ví dụ:
dâu tây, rau má, khoai lang, rau muống…
-Thân leo (dây leo): Cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các
cây khác hoặc dựa vào giàn.
+ Leo nhờ thân quấn: Bìm bìm, mồng tơi…
+ Leo nhờ tua cuốn: Bầu, Bí…
+ Leo nhờ gai móc: Cây mây
+ Leo nhờ rễ bám: Trầu không, hồ tiêu…
Câu 3: Kể tên các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng? Các bộ phận thuộc cơ
quan sinh sản?

Các bộ phận chính Chức năng

Rễ - Hút nước, muối khoáng hòa tan có trong đất.


- Giúp cây bám chặt vào đất.

Thân - Vận chuyển nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng


đi khắp các bộ phận và nâng đỡ cây.
Cơ quan sinh
dưỡng Lá - Quang hợp
- Hô hấp
- Thoát hơi nước

Hoa Giúp cây tạo quả


Cơ quan sinh
sản Quả Chứa hạt, hạt gieo xuống đất mọc thành cây mới

Câu 4. Phân biệt rễ cọc, rễ chùm?


+ Rễ cọc: có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh, thường có ở cây 2 lá
mầm.
VD: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi, cây cải, cây mít, ...
+ Rễ chùm: không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có
ở cây một lá mầm.
VD: cây hành, cây lúa, cây dừa…
Câu 5. Rễ cọc, rễ chùm mọc từ đâu?
Rễ cọc và rễ chùm đều mọc ra từ gốc thân
Câu 6. Nêu chức năng của rễ, thân, lá?

Rễ - Hút nước, muối khoáng hòa tan có trong đất.


- Giúp cây bám chặt vào đất.

Thân - Vận chuyển nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng đi khắp các bộ phận và nâng
đỡ cây.

Lá - Quang hợp
- Hô hấp và thoát hơi nước.
Câu 7. Phân biệt lá đơn, lá kép.

Lá đơn Lá kép
- Cuống lá không phân nhánh, chỉ mang - Có 1 cuống chính. Trên cuống lá mang
một phiến lá nhiều lá nhỏ: gồm nhiều phiến lá và
Đặc - Nách cuống lá có 1 chồi cuống nhỏ không có chồi (lá chét)
điểm - Khi lá rụng thì cuống lá và phiến lá - Ở nách cuống chính có một chồi
rụng cùng 1 lúc, để lại vết sẹo trên thân - Khi rụng thì lá chét rụng trước và cuống
hoặc cành chính rụng sau.
- Lá nguyên: Mít, xoài, … - Lá kép lông chim: dọc theo cuống chính
mang hai hàng lá, gồm có:
- Lá răng cưa: Gai, dâu tằm, hoa hồng, Lá kép lông chim chẵn: tận cùng bằng 2
… lá chét: lá muồng, lá phượng, …
Phân Lá kép lông chim lẻ: tận cùng bằng 1 lá
- Lá có thùy: Ké hoa đào, mướp, … chét: lá khế, lá hoa hồng, …
loại
- Lá kép chân vịt: các lá chét gắn cùng 1
- Là phân thùy: Đu đủ, thầu dầu, lá cà điểm. Số lượng lá chét có thể là: 3, 5, 7,
dại, … ...: lá cao su gồm 3 lá chét, lá gòn gồm 5-
7 lá chét, ...
- Lá xẻ (chẻ) thùy: ngải cứu….
Ví dụ Lá bàng, lá cây dâu, lá mồng tơi... Lá phượng, lá khế, lá hoa hồng…
Câu 8: Hơi nước thoát ra ngoài lá khi nào?
Câu 9: Hô hấp xảy ra ở bộ phận nào của cây?
Câu 10: Trong những cây sau, cây nào có rễ cọc/ rễ chùm:
Câu 11: Thụ phấn/ Thụ tinh là gì?
Câu 12: Sau khi thụ tinh thì bộ phận nào phát triển thành hạt?
Câu 13: Cây cần những gì để suy trì sự sống?
Câu 14: Vì sao thực vật có khả năng tự dưỡng?
Câu 15: Nguyên liệu cần cho quá trình quang hợp?
Câu 16: Sản phẩm của quá trình quang hợp? quá trình hô hấp?
Câu 17: Nguyên liệu của quá trình hô hấp?
Câu 18: Vì sao khi thời tiết thay đổi thì nhu cầu nước của cây cũng thay đổi?
-Một số câu hỏi tự luận-
Câu 1. Phân tích quá trình trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể thực vật
với môi trường.
-Qúa trình trao đổi chất: Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh
lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước, và thải ra môi
trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
+ Cây lấy vào khí Co2 nhờ lá, muối khoáng từ rễ
+ Cây thải ra khí oxi và chất dinh dưỡng (tinh bột)
+ Sơ đồ quá trình trao đổi chất:

-Qúa trình trao đổi năng lượng bao gồm hai quá trình: quang hợp và hô hấp
Qúa trình quang hợp Qúa trình hô hấp
Lấy vào Năng lượng mặt trời, CO2, Chất dinh dưỡng, O2
H2O
Sản phẩm Chất dinh dưỡng, O2 CO2, H2O
PTTQ

Phương trình tổng quát bổ sung thêm yếu tố ánh sáng và diệp lục

Câu 2. Thực vật có hoa gồm những bộ phận chính nào? Nêu chức năng của
các bộ phận đó.

Các bộ phận chính Chức năng

Rễ - Hút nước, muối khoáng hòa tan có trong đất.


- Giúp cây bám chặt vào đất.
Cơ quan
Thân - Vận chuyển nước, muối khoáng, chất dinh
sinh dưỡng dưỡng đi khắp các bộ phận và nâng đỡ cây.

Lá - Quang hợp
- Hô hấp
- Thoát hơi nước

Hoa Giúp cây tạo quả


Cơ quan
sinh sản Quả (trong quả chứa Chứa hạt, hạt gieo xuống đất mọc thành cây
hạt) mới

Câu 3. Phân tích những đặc điểm chung của động vật. Để một con vật sống và
phát triển bình thường, chúng cần những yếu tố cơ bản nào?
-Đặc điểm chung của động vật:
+ Có cấu tạo tế bào: Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể
gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau.
+ Có khả năng di chuyển:
+ Dị dưỡng (Khả năng dinh dưỡng nhờ vào chất hữu cơ có sẵn): Động vật không
có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ sẵn có của các cơ
thể khác.
+ Có hệ thống thần kinh và giác quan: ĐV có hệ thống cơ quan vận dộng và hệ
thống thần kinh.
-Các yếu tố cơ bản để một con vật sống và phát triển bình thường:
+ Không khí
+ Thức ăn
+ Nước uống
+ Ánh sáng
Câu 4. Vẽ và phân tích vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nguyên nhân
chủ yếu gây ô nhiễm nước hiện nay. Để bảo vệ nguồn nước cần làm những gì?
-Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:

+ Nước từ ao hồ, sông, biển bay hơi biến thành hơi nước.
+Hơi nước liên kết với nhau tạo thành mây trắng.
+ Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành mây đen nặng trĩu nước và
rơi xuống tạo thành mưa.
+Nước mưa rơi xuống chảy ra ao, hồ, sông, biển và lại bắt đầu vòng tuần hoàn
-Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước:
+ Ô nhiễm môi trường nước tự nhiên
. Do xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy và dần ngấm vào lòng đất, chảy vào
mạch nước ngầm.
. Thiên tai bão lũ xảy ra khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào các dòng nước
sạch làm ô nhiễm cục bộ nguồn nước.
+ Ô nhiễm môi trường nước nhân tạo: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường nước trên diện rộng ở nước ta là nước thải công nghiệp và đô thị, y tế đổ
trực tiếp vào sông, hồ mà không qua xử lý.
-Để bảo vệ nguồn nước cần:
+Không vứt rác bừa bãi.
+Tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường.
+Không lãng phí nước.
+ Nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn nước cho bản thân, gia đình và bạn bè.
+ Không đổ dầu ăn vào bồn rửa chén.
+Không đi vệ sinh bậy.
+Dọn dẹp rác thải ở địa phương
+Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước
+ Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác
ra ao hồ sông suối.
+Bảo vệ các sinh vật có khả năng làm sạch nguồn nước (San hô, động vật thân
mềm, tảo, hải quỳ…)
-Phần: Cơ sở xã hội cô Mai-
Câu 5. Nguyên nhân ra đời, thành tựu đạt được, ý nghĩa của Nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc.
-Nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:
+ Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, hình thành các bộ lạc lớn.
+ Xã hội có sự phân hoá người giàu – người nghèo.
+ Nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi, đoàn kết để giải quyết xung đột giữa các bộ lạc và
chống ngoại xâm.
-Nguyên nhân ra đời của nhà nước Âu Lạc: Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần
thì vua Hùng không còn khả năng nắm giữu ngôi nữa. Và từ đó hợp nhất 2 vùng
đất của người Tây Âu và Lạc Việt trở thành vùng đất Âu Lạc
Có thể gộp chung thành:
+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời
Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.
+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ. - Do nhu cầu trị thủy và chống
ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
-Sự ra đời của nhà nước Văn Lang -Âu Lạc:
+Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến
năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu. Tổ chức nhà nước còn khá sơ khai.
+Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ
Loa; đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương, giúp việc cho vua cũng
là lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các lạc tướng cai quản.
-Thành tựu đạt được:
* Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Cư dân đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình
thức canh tác phù hợp: làm rẫy và làm ruộng.
+ Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, luyện kim...) phát triển mạnh
mẽ.
+ Nghề luyện kim đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tinh
xảo.
* Đời sống vật chất
- Ẩm thực:
+ Thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá, ...
+ Lương thực chính là lúa gạo.
+ Thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và
chăn nuôi.
- Trang phục:
+ Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất,
tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó.
+ Cư dân thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại
(sắt, đồng), ...
- Nhà ở: Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền
núi và đồng bằng).
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè.
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: cư dân Việt cổ có tục:
+ Thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
+ Thờ các vị thần tự nhiên
+ Tín ngưỡng phồn thực.
- Nghệ thuật: cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
Thể hiện ở: đồ trang sức, các hoa văn trang trí trên công cụ, vũ khí, trống đồng…
- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu
diễn.
-Ý nghĩa của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:
+ Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt; mở đầu cho nền văn minh
sông Hồng.
+ Chứng tỏ quốc gia cổ đại của người Việt được hình thành từ sớm, nước Việt Nam
có lịch sử và truyền thống lâu đời.
+ Đặt cơ sở cho sự phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc (ở giai đoạn sau).
Câu 6. Thành tựu kinh tế - chính trị - văn hóa của các triều đại Lý - Trần - Lê
sơ.
Thời Lý Thời Trần Lê Sơ

Kinh tế - Nông nghiệp: Nhà - Nông nghiệp: Khai -Nông nghiệp: cho quân
nước quan tâm đến sản hoang mở rộng diện tích về quê làm ruộng, chú
xuất, trị thủy, khuyến trồng trọt, đắp đê được trọng mở rộng đê điều,
khích khai hoang. củng cố. đặt ra các chức quan lo
- Thủ công nghiệp: có - Thủ công nghiệp: liệu việc đê điều.
bước phát triển mới, nhiều ngành nghề, trong -Thủ công nghiệp:
nhất là ngành ươm tơ, nhân dân rất phổ biến và nhiều làng nghề thủ
dệt lụa. phát triển. công chuyên nghiệp ra
- Thương nghiệp: buôn - Thương nghiệp: chợ đời; Các xưởng thủ
bán, trao đổi trong ngày càng nhiều, trao công nhà nước gọi là
nước và ngoài nước đổi buôn bán trong và cục Bách tác, chuyên
được mở mang. sản xuất đồ dùng cho
ngoài nước được đẩy nhà vua, vũ khí, đóng
mạnh. thuyền, đúc tiền; nghề
khai mỏ được đẩy
mạnh.
-Thương nghiệp:
khuyến khích lập chợ,
họp chợ; đẩy mạnh
buôn bán hàng hóa với
nước ngoài.
Chính trị Chú trọng xây dựng -Rất chú trọng sửa sang
quân đội, quân đội luật pháp
được huấn luyện rất -Quân đội được tổ chức
chu đáo, thường xuyên chặt chẽ, binh lính
được học tập binh pháp
và luyện tập võ nghệ
thường xuyên
Văn hóa - Đạo Phật phát triển Đạo Phật phát triển cực
mạnh nhất. thịnh
- Các hình thức sinh
hoạt văn hóa phong
phú, đa dạng.
Giáo dục - Năm 1070, xây dựng -Quốc tử giám mở rộng
Văn Miếu. đào tạo.
- Năm 1075, mở khoa - Có trường công,
thi đầu tiên. trường tư.
- Đã bắt đầu quan tâm - Các kì thi được tổ
đến giáo dục, khoa cử chức ngày càng nhiều,
song chế độ thi cử có quy củ và nề nếp.
chưa có nền nếp, quy
củ.
Câu 7. Phân tích ách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
trong thời kì Bắc thuộc?
-Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc
a. Về bộ máy cai trị
- Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến
phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị
hành chính như châu-quận, dưới châu – quận là huyện.
- Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên đều
do người Hán nắm giữ.
- Chính quyền đô hộ cho xây dựng các thành lũy lớn ở trụ sở các châu-quận như
thành Luy Lâu. Bắc Ninh, Tống Bình- Đại La… và bố trí lực lượng quân đồn trú
để bảo vệ chính quyền. Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và
thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

b. Về kinh tế
- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta cống nạp sản vật quý hiếm,
hương liệu, vàng bạc. Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền
đô hộ giữ độc quyền.
- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ
công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối
với nhân dân ta thời Bắc thuộc:
+ Sử dụng chế độ tô thuế.
+ Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...).
+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.
c. Về xã hội và văn hóa
- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân ta thời Bắc thuộc:
+ Mở trường lớp dạy chữ Hán
+ Áp dụng luật Hán.
+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.
- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm.
Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.
-Nhận xét những chuyển biến từ những chính sách cai trị đó gây nên
-Mặc dù trải qua thời gian dài bị đô hộ qua nhiều triều đại nhưng nhân dân ta vẫn
giữ được những truyền thống phong tục như ăn trầu, nhuộm răng và mở các lễ hội
màu xuân, hát các làn điệu dân ca
-Bên cạnh đó nhân dân ta cũng tiếp thu được nghề làm giấy, trang sức vàng bạc của
người dân phương Bắc
-Những chuyển biến xã hội từ những chính sách trên gây nên:
*Chuyển biến về kinh tế
+ Trồng lúa nước vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn
nuôi. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi đã tạo nên
những vùng trồng lúa nước rộng lớn.
+ Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức (vàng, bạc) vẫn
tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như
làm giấy, thuỷ tinh.
+Một số đường giao thông thuỷ, bộ được hình thành. Hoạt động buôn bán trong
nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.
*Chuyển biến về xã hội
+Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần
trong xã hội đều có sự biến đổi.
+Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình
thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan
trọng trong đời sống xã hội.
+Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc
với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên
các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 8. Vì sao nói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta rơi vào tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm
1945:
* Giặc Ngoại xâm và nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động
Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.
* Tình hình trong nước:
- Về chính trị:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.
+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.
+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.
- Về kinh tế:
+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá
nặng nề.
+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ,
rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.
- Về tài chính:
+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.
+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Hơn 90% dân số không biết chữ
+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… tràn lan.
⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 9. Hãy giải thích vì sao Châu Phi phải đối mặt với nhiều thách thức trong
vấn đề an ninh lương thực, chăm sóc y tế và an ninh chính trị?
Châu Phi đang đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề an ninh lương thực, chăm
sóc sức khỏe y tế và an ninh chính trị do một số nguyên nhân sau đây:
-A ninh lương thực: Châu Phi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực
trầm trọng. Hạn hán triền miên và xung đột nội bộ đã làm suy yếu năng suất nông
nghiệp và gây ra sự thiếu hụt lương thực. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng
ngày của người dân và gây ra tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng.
-Chăm sóc sức khỏe y tế: Châu Phi đang đối mặt với nhiều vấn đề trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe y tế. Hệ thống y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của dân số, đặc
biệt là ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Thiếu hụt nhân lực y tế, cơ sở
hạ tầng kém phát triển và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đang gây ra những
vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
-A ninh chính trị: Châu Phi đang đối mặt với nhiều vấn đề an ninh chính trị, bao
gồm xung đột nội bộ, khủng bố và tình trạng bất ổn chính trị. Các cuộc xung đột và
xung đột chính trị đã gây ra sự mất ổn định và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
và xã hội của khu vực.
Tổng thể, những thách thức này đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế
để giải quyết và cải thiện tình hình an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe y tế và
an ninh chính trị tại Châu Phi.
Câu 10. Hãy lí giải vì sao ngành thông tin liên lạc của Việt Nam gần đây phát
triển mạnh?
-Vai trò của ngành thông tin liên lạc:
+Đảm nhận sự vận chuyển đến các tin tức nhanh chóng kịp thời
+Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước trên thế
giới
+Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con người về thời gian và không gian.
+Tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của thế giới.
+Là thước đo của nền văn minh.
-Đặc điểm chung:
+Tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
+Sự phát triển ngành thông tin liên lạc gắn liền với công nghệ truyền dẫn.
-Lý do:
+ Do xu thể hiện đại trên thế giới
+ Nhu cầu, mong muốn tiếp cận với nền văn minh hiện đại.
https://timdapan.com/dapan/nganh-thong-tin-lien-lac
Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông.
+ Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục
vụ với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với
mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8 nghìn điểm bưu điện-văn hóa xã.
+ Những năm gần đây, Viễn thông Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức
trung bình 30%/năm, đến năm 2005 Việt Nam đã có trên 15,8 triệu thuê bao điện
thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn
quốc. Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát
triển. Nhìn chung, mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh;
trong vòng 15 năm, từ năm 1990 đến năm 2005, số thuê bao điện thoại đã tăng 112
lần; về kĩ thuật, công nghệ đã được số hóa lần hoàn toàn. Mạng lưới viễn thông
quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh và
cáp biển. Năm 2005, Việt Nam có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm
9,0% dân số, thuộc hạng cao ở châu Á.

You might also like