You are on page 1of 21

ĐỀ CƯƠNG THI HẾT HỌC PHẦN

MÔN: ĐỌC VIẾT TÊN THUỐC – THỰC VẬT DƯỢC


ĐỐI TƯỢNG : CAO ĐẲNG DƯỢC CHÍNH QUY

PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG – CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT


Câu 1. Trình bày vai trò của thực vật đối với thiên nhiên và ngành Dược.
Câu 2. Trình bày cấu tạo và vai trò của các thể sống nhỏ trong tế bào thực vật?
Câu 3: Trình bày đặc điểm của các loại thể vùi trong tế bào thực vật?
Câu 4: Trình bày khái niệm và phân loại mô thực vật? Trình bày đặc điểm chính, chức
năng, hình thái của mô dẫn?
Câu 5: Trình bày đặc điểm về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào thực
vật?
PHẦN II: CƠ QUAN SINH DƯỠNG – CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY
Câu 6: Trình bày các phần của rễ cây? Phân loại rễ cây dựa trên đặc điểm hình thái?
Cho ví dụ minh họa?
Câu 7: Trình bày cấu tạo giải phẫu cấp I và cấp II của rễ cây?
Câu 8: Trình bày các phần của thân cây, phân loại thân cây theo dạng thân và môi
trường sống?
Câu 9: Trình bày cấu tạo giải phẫu cấp I và cấp II của thân cây lớp Ngọc lan?
Câu 10: Trình bày các phần chính, các phần phụ của lá cây, cách sắp xếp của lá trên
cành? Cho ví dụ minh họa?
Câu 11: Trình bày các phần chính của hoa? Cho ví dụ minh họa?
Câu 12: Trình bày cách sắp xếp của hoa trên cành? Cho ví dụ minh họa?
Câu 13: Trình bày phân loại quả theo hình thái và trạng thái khi chín? Cho ví dụ
minh họa?
PHẦN III: PHÂN LOẠI THỰC VẬT – ĐỌC VIẾT TÊN THUỐC
Câu 14:Trình bày đặc điểm chung của giới thực vật bậc cao?
Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của ngành Ngọc lan?
Câu 16: Trình bày đặc điểm chung của Ngành Nấm thực?
Câu 17: Trình bày cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Latin? Cho ví
dụ minh họa?
Câu 18: Trình bày được cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm đặc biệt trong tiếng
Latin? Cho ví dụ minh họa?
Câu 19:Trình bày được cách viết tên thuốc,tên dược liệu bằng tiếng Việt theo Thuật
ngữ Quốc tế tiếng Latin? Cho ví dụ minh họa?
Câu 20: Trình bày cách đọc các phụ âm đơn, phụ âm kép, nguyên âm kép đứng trước
phụ âm bằng Tiếng Việt theo thuật ngữ quốc tế Latin? Cho ví dụ minh họa?

1
ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG – CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
Câu 1. Trình bày vai trò của thực vật đối với thiên nhiên và ngành Dược.
Trả lời
 Với thiên nhiên và đời sống con người
Thực vật là một bộ phận của sinh giới, nhờ có khả năng tự dưỡng mà thực vật
có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người:
 Cung cấp oxy cho sự sống của con người và động vật, đồng thời hấp thụ
carbonic như một máy lọc không khí, tạo môi trường không khí trong
lành.
 Tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ như glucit, lipit và protein, cung cấp thức
ăn cho người, động vật và là nguyên liệu cho công nghiệp.
 Cung cấp một số sản phẩm như tinh bột, đường, dầu béo, vitamin, các
loại thuốc chữa bệnh, các nguyên liệu dùng trong công nghiệp như: cao
su, nhựa, tanin, sợi, gỗ, thuốc nhuộm và nhiều vật liệu xây dựng, trang
trí...
 Là sinh vật sản xuất cung cấp thức ăn cho các loài động vật, là mắc xích
quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn, tạo sự cân bằng trong hệ sinh
thái.
 Đối với ngành Dược
 Từ xưa loài người đã biết sử dụng các cây cỏ hoang dại để làm thuốc
chữa bệnh.
 Trong y học cổ truyền dân tộc ta dùng nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực
vật như: ngải cứu, ích mẫu, mã đề, tía tô, kinh giới…
 Thực vật học giúp ta xác định tên cây, nghiên cứu cấu tạo, kiểm tra chất
lượng của các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Từ đó có
kế hoạch trồng trọt, di thực và khai thác các cây dùng làm thuốc chữa
bệnh và xuất khẩu.
Như vậy, thực vật đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của mọi sinh
vật và hoạt động kinh tế của loài người nên chúng ta phải có trách nhiệm tích cực bảo
vệ thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng để đảm bảo cân bằng sinh thái môi
trường.
Câu 2. Trình bày cấu tạo và vai trò của các thể sống nhỏ trong tế bào thực vật?
Trả lời
* Thể tơ:
 là những tổ chức rất nhỏ bé chỉ gặp ở những tế bào nhân thực.
 Có hình dạng rất biến thiên như hình hạt, hình sợi hay hình chuỗi hạt, dài
khoảng 30μm và đường kính khoảng 0,1- 1,5 μm.
 Chứa các enzym oxy hóa chính và tham gia vào các phản ứng của chu trình
Kreb. Nhờ các enzym, thể tơ được coi là trung tâm hô hấp và “nhà máy”
năng lượng của tế bào. Quá trình sinh lý đặc biệt này xảy ra nhờ sự hấp thu
oxy, giải phóng CO2 và nước cùng với những năng lượng cần thiết cho hoạt
động sống của tế bào.
* Thể lạp là những thể của thể nguyên sinh được giới hạn rõ ràng, có cấu trúc và
chức năng đặc biệt, chỉ có ở các tế bào thực vật có diệp lục, tế bào động vật không
2
có bộ phận tương thích. Tùy theo bản chất các chất màu, người ta phân thể lạp ra
làm 3 loại:
 Lạp lục:
+ Màu xanh lục, có nhiều trong mô quang hợp chính là phần thịt lá, có vai
trò đồng hóa ở cây xanh và tảo.
+ Kích thước rất nhỏ 4-10μm.
+ Được bao bọc bởi một màng kép gồm hai lớp màng cách nhau một
khoảng rỗng. Trên màng trong có nhiều hạt xếp chồng nhau, các hạt này
tập trung chất diệp lục.
+ Ở thực vật bậc cao, lạp lục có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình thấu
kính hay hình thoi. Ở tảo, lạp lục dưới dạng khác nhau gọi là thể sắc;
các thể sắc này có thể là hình xoắn như ở tảo xoắn (Spirogyra sp.) hình
ngôi sao như ở tảo sao (Zygnema sp.) …
 Lạp màu:
+ Màu vàng, da cam, đỏ, tím…tạo ra cho cánh hoa, quả, lá, rễ cây những
màu sắc khác màu xanh của diệp lục.
+ Hình dạng rất khác nhau như hình cầu, hình thoi, hình kim, hình dấu
phẩy hay hình khối nhiều mặt…
+ Nhiệm vụ: quyến rũ sâu bọ để thực hiện sự thụ phấn cho hoa và lôi cuốn
các loài chim thực hiện sự phát tán quả và hạt.
 Lạp không màu:
+ Không có màu và thường gặp ở những cơ quan không màu của thực vật
bậc cao như mô phôi ngọn rễ, ngọn thân, nội nhũ hạt, cánh hoa màu
trắng, củ.
+ Hình dạng: hình cầu, hình bầu dục, hình tròn, hình thoi hay hình que…
+ Là nơi đúc tạo tinh bột vì các glucid hòa tan trong chất tế bào thường
kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dưới dạng tinh bột, có khả năng tạo
mỡ, protid.
* Thể golgi:
 là những mạng đặc biệt nằm trong chất tế bào, cấu tạo bởi những mạng
hình đĩa dẹt hay các tấm bẹt, mỗi tấm chứa 5-10 túi. Ở đầu mỗi tấm có một
số bong bóng nhỏ và phía bề mặt nhiều bong bóng lớn hơn.
 Có vai trò tạo màng khung của tế bào thực vật, là nơi tích luỹ protein và
tiến hành tổng hợp polysaccharid.
* Thể Ribo:
 là những hạt hình cầu nhỏ, kích thước khoảng 150Å, do rất giàu ARN nên
được gọi là thể ribo. Nó tồn tại trong tế bào dưới dạng tự do hay dạng chuỗi
nhỏ (5-10 ribo) gọi là polyxom.
 Có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protid vì chúng là nơi thu
hút đầy acid amin, lựa chọn và sắp xếp thành chuỗi polypeptid.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của các loại thể vùi trong tế bào thực vật?
Trả lời
Thể vùi :Là những thể nhỏ bé trong chất tế bào và là những chất dự trữ hay cặn bã.
* Thể vùi loại tinh bột:
 là loại chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật (trong rễ củ, thân rễ,
thân củ, hạt…).

3
 Mỗi loại cây có dạng tinh bột riêng và kích thước cũng khác nhau, do vậy
dễ dàng phân biệt chúng với nhau.
 Do các hạt tinh bột được cấu tạo từ những tinh thể hình kim xếp vuông
góc với vân tăng trưởng thành từng lớp, nên khi soi trên kính hiển vi phân
cực ta thấy chữ thập đen mà chỗ giao nhau là rốn của hạt tinh bột.
 Có thể dựa vào hình thái các hạt tinh bột và tính chất bắt màu của tinh bột
(màu xanh đen khi gặp iod trong KI 3) để kiểm nghiệm thuốc và bột dược
liệu.
* Thể vùi loại protid
Trong chất tế bào tồn tại các hạt protid dự trữ, không màu, chiết quang, thường hình
cầu hay bầu dục gọi là hạt alơron. Kích thước trung bình 50μm. Hạt alơron là do các
không bào khô lại khi hạt chín.
* Thể vùi loại lipid: thường gặp trong chất tế bào, đó là những giọt dầu nhỏ hình
cầu, không màu hay màu vàng, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu
cơ (ether, benzen..). Có 3 loại giọt dầu:
+ Loại giọt dầu mỡ thường gặp trong hạt như hạt lạc, vừng, thầu dầu…
+Loại giọt tinh dầu có nhiều ở một số họ thực vật như họ hoa môi, họ long não,
họ hoa tán,… khác với giọt dầu mỡ, tinh dầu dễ bay hơi và có mùi đặc biệt. Là sản
phẩm thải hồi của quá trình chuyển hóa trong tế bào. Có ở nhiều bộ phận khác nhau
của cây: tế bào tiết, túi tiết, ống tiết, lông tiết..
+Loại nhựa và gôm là những sản phẩm hóa học rất thay đổi. Chúng là kết quả
của quá trình oxy hóa và trung hợp hóa một số dầu.
* Thể vùi loại tính thể là những chất cặn bã kết tinh. Trong tế bào thực vật thường
gặp 2 loại tinh thể:
+ Tinh thể calci oxalat có nhiều hình dạng, ở nhiều cơ quan khác nhau của cây
như hình hạt cát ở lá cây Cà độc dược, hình lăng trụ ở vỏ củ Hành ta; hình khối nhiều
mặt trong lá cây Bưởi; hình cầu gai trong lá cây Trúc đào, hình kim trong lá cây Bèo
tây…Đặc điểm này giúp phân biệt các loại dược liệu, cây thuốc.
+Tinh thể calci carbonat trong lá cây Đa, lông che chở lá vòi voi, thường gặp
dưới dạng một khối xù xì như quả mít, nhiều gai nhọn gọi là nang thạch.
Câu 4: Trình bày khái niệm và phân loại mô thực vật? Trình bày đặc điểm chính,
chức năng, hình thái của mô dẫn?
Trả lời
Mô thực vật là tổ chức của các tế bào thuộc một hay một số loại tế bào có nguồn
gốc và chức phận sinh lý chung. Có nhiều cách phân loại mô:
* Dựa vào hình thái, kích thước tế bào: mô mềm, mô tế bào hình thoi.
* Theo nguồn gốc, hai loại : Mô phân sinh và mô vĩnh viễn.
* Theo chức năng sinh lý, gồm 6 loại: mô phân sinh, mô dinh dưỡng (mô mềm),
mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
 Mô dẫn: Mô dẫn cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành
từng dãy dọc song song với trục của cơ quan và dùng để dẫn nhựa. Gồm
hai loại: gỗ và libe.
* Gỗ:
 Cấu tạo phức tạp gồm cả tế bào sống và chết.
 Chức năng:dẫn nhựa nguyên gồm nước và muối khoáng từ rễ qua
thân lên tới lá - dòng đi lên, nâng đỡ và dự trữ.
 Có ba thành phần: Mạch ngăn và mach thông, Sợi gỗ, Mô mềm gỗ.

4
+ Mạch ngăn (quản bào): là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp
nối tiếp nhau. Nhựa nguyên được vận chuyển từ tế bào này sang tế
bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ.
+ Mạch thông (mạch gỗ) là các tế bào chết, các vách ngăn ngang đã có
sự thủng lỗ tạo nên ống thông (thành phần mạch), vách bên dày và
hóa gỗ theo nhiều kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào.
+ Sợi gỗ là những tế bào chết , hình thoi dài có màng dày hóa gỗ . Các
sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ.
+ Mô mềm gỗ cấu tạo bởi những tế bào sống, màng có thể hóa gỗ hoặc
vẫn mỏng và bằng cellulose. Mô mềm gỗ làm nhiệm vụ dự trữ. Khi
nhuộm kép có màu xanh.
* Libe :
 Chức năng: dẫn nhựa luyện gồm dung dịch các chất hữu cơ do lá đúc luyện
được nhờ hiện tượng quang hợp xuống tất cả các bộ phận khác trong cây. Trong
phương pháp nhuộm kép có màu đỏ son phèn.
 Các yếu tố của libe gồm : mạch rây, tế bào kèm, mô mềm libe và sợi libe.
+ Mạch rây cấu tạo bởi những tế bào sống, xếp nối tiếp nhau thành từng
dãy, màng mỏng bằng cellulose. Các vách ngăn có nhiều lỗ thủng nhỏ
trông tựa như cái rây, giữa mạch rây là một không bào rất lớn chứa nhựa
luyện.
+ Tế bào kèm là những tế bào sống, ở bên cạnh các mạch rây; có nhiệm vụ
tiết ra các chất men, giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hóa
trong mạch, ngăn cản chất tế bào của mạch rây đông lại để đảm bảo việc
vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.
+ Mô mềm libe gồm những tế bào sống có màng mỏng bằng cellulose có
nhiệm vụ chứa cất dự trữ như tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.
+ Sợi libe là những tế bào hình thoi dài, có màng dày hóa gỗ hay không
hóa gỗ, có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
* Các bó dẫn.
 Các thành phần libe và gỗ thường tụ họp thành đám gọi là bó mạch sợi hay bó
dẫn. Có 4 loại bó:
+ Bó xếp chồng: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, tiếp xúc với nhau bởi một
mặt, libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong: Bó mạch kín- giữa libe và gỗ
không có tầng phát sinh, bó libe gỗ không phát triển (cây lớp Hành), Bó
mạch hở- có tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ, tạo ra các yếu tố của gỗ và
libe thứ cấp (Hai lá mầm và Hạt trần).
+ Bó chồng kép: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, có thêm lớp libe ở phía trong
gỗ, gỗ tiếp xúc với libe ở cả 2 mặt, có tầng phát sinh nằm giữa gỗ và libe
ngoài (cây họ Sim, Bầu bí, Trúc đào…)
+ Bó đồng tâm: gỗ bao quanh libe (thân rễ củ gấu) hoặc libe bao quanh gỗ
(thân Dương xỉ).
+ Bó xuyên tâm: các bó gỗ và libe riêng rẽ nhau, xếp xen kẽ nhau theo hướng
xuyên tâm.
Câu 5: Trình bày đặc điểm về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế
bào thực vật?
Trả lời
 Số lượng
5
Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tạo bởi một tế bào gọi là cơ thể đơn bào (tảo cầu,
men bia..). Nhưng thông thường cơ thể thực vật cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là cơ thể
đa bào (trong 1 lá cây có gần 20 triệu tế bào). Một vài trường hợp như tảo không đốt
(Vaucheria spp), nấm mốc (Mucor) có cấu tạo cộng bào (cơ thể gồm nhiều tế bào
thông nhau, không phân biệt vách ngăn giữa chúng).
 Hình dạng
Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau tùy thuộc vào từng loài và từng
mô thực vật. Ví dụ: rong tiểu cầu (Chlorella sp.) có tế bào hình cầu, tế bào men bia
hình trứng, tế bào ruột có hình bấc hình ngôi sao; còn đa số tế bào có hình khối nhiều
mặt, hình thoi, hình chữ nhật…
 Kích thước
Kích thước các tế bào thực vật biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài
thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, mắt thường không nhìn thấy
được, trừ một số tế bào rất lớn mắt thường trông thấy dễ dàng như: tép bưởi, sợi đay…
Kích thước trung bình vủa tế bào mô phân sinh thực vật cao là 10-30μm (vi khuẩn vào
khoảng vài μm, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng không phân
biệt được.
 Cấu tạo của tế bào thực vật:
 Thể nguyên sinh: Đây là phần nội dung của tế bào trừ nhân, được bao quanh
bởi vách tế bào, thành phần gồm: chất tế bào, các thể sống nhỏ (thể tơ, thể ribo,
thể golgi, thể lạp), thể vùi (tinh thể, dầu, alơron, tinh bột) và không bào.
 Nhân tế bào: Tất cả các tế bào thực vật (trừ nhóm Procaryota) đều chứa một
khối hình cầu ở giữa tế bào, gọi là nhân. Kích thước trung bình của nhân từ 5-
50μm. Loài Nấm có nhân rất nhỏ (0,5-3 μm), một số cây lớp Tuế có nhân rất
lớn(500-600 μm). Nhân ở trạng thái nghỉ giữa hai lần phân chia gồm có màng
nhân, chất nhân và hạch nhân.
 Màng tế bào:
+ Là lớp vỏ cứng bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau
hoặc ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài. Đây chính là điểm khác
biệt nổi bật để phân biệt tế bào Động vật và tế bào Thực vật (có một số tế
bào Thực vật không có vách: tế bào giới tính, tế bào di động của Tảo.)
+ Vách tế bào thực vật gồm 2 lớp:
o Phiến giữa -lớp pectin: là một polysaccachid có tác dụng gắn các lớp
cellulose của các tế bào lân cận lại với nhau. Ở tế bào mô gỗ phiến
giữa thường hóa gỗ.
o Vách cấp một- lớp cellulose tạo thành vỏ cứng xung quanh tế bào, là
thành phần duy nhất có trong nhiều loại tế bào.

PHẦN II: CƠ QUAN SINH DƯỠNG – CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY
Câu 6: Trình bày các phần của rễ cây? Phân loại rễ cây dựa trên đặc điểm hình
thái? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
 Các phần của rễ cây:
 Rễ cái là bộ phận lớn nhất của rễ, thường có hình trụ nón, mọc ra nhiều rễ con, do
phôi phát triển và nối liền với trụ dưới lá mầm.
 Miền chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa
nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm
vào đất.
6
 Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia
liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gày thì rễ không dài ra nữa, tại
đó mọc ra nhiều rễ con.
 Miền lông hút (hấp thụ): là miền quan trọng nhất của rễ có chức năng hấp thu
nước và muối khoáng, có mang nhiều lông hút sống và hoạt động trong thời gian
nhất định, chết và rụng đi.
 Miền hóa bần (miền phân nhánh) được bao bọc bởi một lớp tế bào hóa bần để làm
nhiệm vụ che chở cho rễ cây. Đối với cây thuộc ngành Thông và Ngọc lan, miền
hóa bần có các rễ con từ trong mọc xiên ra và cũng mang đủ bộ phận như rễ cái.
 Cổ rễ là đoạn nối liền rễ với thân cây.Tại đây hệ mạch dẫn của rễ chuyển sang cấu
tạo hệ mạch dẫn của thân.
 Các loại rễ cây:
- Rễ trụ (rễ cọc): đặc trưng cho các cây thuộc lớp Ngọc lan và ngành Thông,
gồm có rễ chính và các rễ  bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất.
        - Rễ chùm: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hành, không có rễ chính, gồm nhiều
rễ con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều. Tất cả các rễ trong hệ rễ chùm
được mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm.
        - Rễ phụ: sinh ra từ thân, cành hoặc lá, chúng mọc từ thân gần đất ẩm của nhiều
cây gỗ lâu năm hoặc trên thân rễ của các cây họ Lúa. Ví dụ: cây đa, si, ngô, mía, tre…
Một số rễ biến dạng để thích nghi với môi trường sống:
- Rễ củ: là rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì tích lũy nhiều chất dự trữ:
tinh bột, inulin. Ví dụ rễ: cây Bạch chỉ, Khoai lang, Cà rốt…
- Rễ bám: là rễ mọc từ thân để cây cây bám chắc vào giàn: rễ cây Lá lốt.
- Rễ giác mút là rễ của các cây ký sinh (rễ cây trầm gửi, cây tơ hồng) mọc vào vỏ
của cây chủ những giác mút để hút trực tiếp nhựa của cây chủ.
- Rễ khí sinh là rễ mọc trong không khí để hút hơi ẩm như rễ cây họ Lan…
- Rễ hô hấp là rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt nước để cung cấp không khí cho
các phần rễ phía dưới. Như rễ cây bụt mọc, cây bần…
- Rễ biểu sinh: rễ của những cây sống nhờ cây khác, có tác dụng bám vào vỏ cây
gỗ lớn và hấp thụ nước chảy dọc thân.Ví dụ họ Lan…
- Rễ cà kheo (rễ chống):là rễ phụ phát triển mạnh, mọc vững chắc xuống đất để
tăng sức chống đỡ cho cây. Ví dụ cây Đước…
Câu 7: Trình bày cấu tạo giải phẫu cấp I và cấp II của rễ cây?
Trả lời
Cấu tạo cấp giải phẫu cáp I của rễ cây:
Cấu tạo này gặp ở cả hai loại cây lớp Ngọc lan và lớp Hành. Khi cắt ngang qua
miền lông hút của rễ cây, đem soi kính hiển vi ta sẽ thấy rễ có cấu tạo tỏa tròn, gồm có
ba phần:
 Tầng lông hút (biểu bì): gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, vách
mỏng bằng cellulose, có nhiệm vụ hấp thụ nước và muỗi khoáng.
 Vỏ cấp I
- Vỏ cấp I do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra. Gồm các tế
bào vách mỏng bằng cellulose, thường chia thành hai vùng:
+ Mô mềm vỏ ngoài bao gồm nhiều tế bào màng mỏng bằng cellulose, sắp xếp
không trật tự, tạo ra các khoảng gian bào.
+ Mô mềm vỏ trong gồm các tế bào vách mỏng, xếp thành các vòng tròn đồng
tâm và dãy xuyên tâm. Thường có chất dự trữ.

7
- Ngoại bì: Ở nhiều cây ngay dưới lông hút hay lớp velamen, vỏ cấp một
chuyển hóa thành một mô gọi là ngoại bì, có chức năng như mô che chở.
- Nội bì là phần trong cùng của vỏ cấp I, gồm một hàng tế bào khá đều, có
nguồn gốc từ tầng sinh vỏ. Chức năng của nội bì là làm giảm bớt sự xâm nhập của
nước vào trụ giữa.
Vỏ cấp I ở cây ngành Thông và lớp Ngọc lan chỉ tồn tại thời gian ngắn, khi hình
thành cấu tạo cấp II thì vành tế bào nội bì bị phá vỡ. Cây thuộc lớp Hành vỏ cấp I tồn
tại suốt đời.
 Trụ giữa (trung trụ)
Ở vị trí trung tâm của rễ. Gồm có:
- Trụ bì (vỏ trụ) là một hay nhiều lớp tế bào có màng mỏng nằm xen kẽ với tế
bào nội bì. Ở các cây Ngành Thông và lớp Ngọc lan, phần trụ bì có khả năng phân sinh
tạo thành rễ bên. Ở rễ già các cây lớp Hành vỏ trụ có thể hóa cứng từng phần hay toàn
bộ.
- Hệ thống dẫn: bao gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau: bó libe cấp I
tạo thành dải xung quanh trụ giữa ngay sát trụ bì, bó gỗ tạo nên những chỗ lồi vào mô
mềm ruột.
- Ruột và tia ruột: Tia ruột nằm xen kẽ giữa bó libe và bó gỗ. Mô mềm ruột ở
trong cùng gồm các tế bào mô mềm.
Cấu tạo cấp II của rễ
 Có ở các cây Ngành Thông và hầu hết cây lớp Ngọc lan. Khi trên thân những lá
đầu tiên xuất hiện thì ở rễ xuất hiện cấu tạo cấp II. Sự phát triển này do hoạt động của
hai tầng phát sinh:
- Tầng phát sinh ngoài (tầng phát sinh bần- lục bì) xuất hiện ở vị trí từ trụ bì ra
biểu bì. Gồm có một lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra bên ngoài những lớp tế
bào đều đặn có màng hóa bần và bên trong tạo ra những lớp tế bào có màng mỏng gọi
là lục bì. Tầng này làm nội bì và vỏ cấp I chết đi, bong ra.
- Tầng phát sinh trong (tầng phát sinh libe-gỗ hay tầng sinh gỗ):là một vòng
tròn liên tục uốn lượn, nằm giữa bó libe cấp I và bó gỗ cấp I. Các tế bào này kéo dài ra
và phân chia tạo thành libe cấp II bên ngoài và gỗ cấp II bên trong, làm cho các bó libe
cấp I hẹp lại khó nhận ra. Ngoài sự hoạt động của tầng sinh gỗ cũng tạo ra tia ruột cấp
II có chức năng trao đổi khí giữa mô mềm ruột và các tổ chức bên ngoài.

Câu 8: Trình bày các phần của thân cây, phân loại thân cây theo dạng thân
và môi trường sống?
Trả lời
Các phần của thân:
Dựa vào đặc điểm hình thái và giải phẫu, thân cây được chia thành các phần
chính sau:
 Thân chính: là bộ phận hình trụ nón, thường có mặt cắt là hình tròn. Đôi khi
thân có thiết diện vuông (cây Bạc hà, Ích mẫu), hình tam giác (họ Cói), hình
dẹt (cây Quỳnh), hình ngũ giác (họ Bí). Khi còn non, thân chính có màu lục,
khi già chuyển sang màu nâu hay xám.
 Mấu và gióng: Mấu là chỗ lá dính vào thân phía dưới chồi nách. Khoảng cách
giữa hai mấu liên tiếp gọi là gióng (lóng).
 Chồi: là phần thân không dài ra, có các gióng ngắn và lá non, được bao bọc bởi
các lá bắc chồi. Chồi ngọn nằm ở đầu ngọn thân cây, chồi bên (nách) mọc ở kẽ

8
các lá sau phát triển thành cành hay hoa. Chồi chỉ mọc ra cành lá là chồi lá, chỉ
mọc ra hoa là chồi hoa, cả lá và hoa là chồi hỗn hợp.
 Cành: là bộ phận phát triển từ chồi bên của thân chính. Cành có đầy đủ bộ
phận như thân chính nhưng nhỏ hơn, và tạo với thân thẳng đứng một góc đặc
trưng tùy loài cây: góc nhọn như Trác bách, góc vuông như cây Bàng, góc tù
như cây Liễu.
 Gốc là phần tận cùng của thân trên mặt đất, tiếp giáp với cổ rễ. Một số cây gốc
lồi ra, tăng sự vững chắc cho cây gọi là bành gốc.
Các loại thân
Được chia tùy theo dạng thân và nơi sống, gồm các loại thân sau:
 Thân khí sinh: thân nằm hoàn toàn trên mặt đất.
- Thân đứng: thân mọc thẳng lên trời, gồm: Thân gỗ to, hóa gỗ và phân nhánh
(Sấu, Nhãn, Ổi..), Thân cột: hình trụ thẳng, không phân nhánh, mang bó lá ở ngọn
(Cau, Dừa…), Thân rạ: rỗng, có mấu và gióng (Lúa, Tre…).
- Thân bò: thân bò lan trên mặt đất như cây Dâu tây, cây Rau má…
- Thân leo (dây hay đằng): cây dựa vào cây khác hay giàn để vươn lên đón ánh
sáng. Thân có thể leo bằng: Thân cuốn (Mùng tơi, Thiên lý), Tua cuốn (Mướp, Bí),
Thân leo nhờ rễ bám (Trầu không, Tầm gửi).
 Thân địa sinh: mọc dưới đất nhưng khác với rễ là thân địa sinh có mang lá biến
đổi thành vảy khô.
-Thân rễ: dài, mọc ngang dưới đất, trông giống rễ, nhưng khác rễ vì có mang vảy
(Gừng, Riềng). Trong thân rễ có chứa nhiều chất dự trữ như tinh bột.
-Thân hành: rất ngắn, dưới mang rễ, xung quanh mang nhiều lá biến đổi mọng
nước, chứa nhiều chaart dự trữ, được chia làm 3 loại: Thân hành áo các lá biến đổi bao
bọc nhau như chiếc áo (Hành, Tỏi), Thân hành vảy các lá mọng nước úp lên nhau như
những viên ngói trên mái nhà (Bách hợp), Thân hành đặc phần thân là phiến dày, vảy
mỏng khô (La dơn).
- Thân củ: Thân phồng lên chứa chất dự trữ: củ Khoai tây, củ Su hào…
Câu 9: Trình bày cấu tạo giải phẫu cấp I và cấp II của thân cây lớp Ngọc
lan?
Cấu tạo cấp I:
Cắt ngang qua thân cây non (mới nảy mầm) của một cây thuộc lớp Ngọc lan,
đem soi trên kính hiển vi, ta thấy thân có cấu tạo như sau:
- Biểu bì: là mô bì sơ cấp của thân, gồm một lớp tế bào sống, không chứa diệp
lục, vách ngoài hóa cutin, thực hiện chức năng bảo vệ. Do lớp cutin không thấm nước
và khí nên trong biểu bì có những lỗ khí. Ngoài ra biểu bì thân có thể mang lông che
chở, lông tiết hoặc lông ngứa.
- Vỏ cấp I: cấu tạo bởi mô mềm vỏ gồm nhiều lớp tế bào sống có màng mỏng bằng
cellulose, trong đựng nhiều lạp lục. Ở một số cây, dưới lớp biểu bì có thêm lớp mô dày
để làm nhiệm vụ nâng đỡ: họ Cần, họ Bạc hà…Những cây ở dưới nước, vỏ cấu tạo bởi
mô mềm xốp chứa khí (Rau dừa nước). Lớp trong cùng là nội bì, gồm một lớp tế bào
sống chứa nhiều tinh bột. Màng tế bào nội bì có thể hóa bần, gọi là đai Caspari.
- Trụ giữa: Ở cây lớp Ngọc lan chỉ có duy nhất một trụ, gồm:
+ Trụ bì: là lớp ngoài cùng của trụ giữa, cấu tạo bởi một hay nhiều tầng tế bào,
thường xen kẽ với tế bào nội bì, có thể hóa mô cứng để nâng đỡ.
+ Hệ thống dẫn nhựa: gồm có những bó libe gỗ chồng (libe ở phía ngoài, hình
bầu dục và gỗ ở phía trong, hình tam giác đỉnh quay vào trong), xếp theo một vòng

9
tròn. Ở một số cây trong lớp gỗ có thêm lớp libe nữa (bó chồng kép): Mướp, Mã
tiền…Ở giữa hai lớp libe-gỗ là mô phân sinh cấp II.
+ Ruột và tia ruột: Tia ruột nằm giữa hai bó libe gỗ. Trong bó libe -gỗ là khối mô
mềm ruột. Vài loài cây rỗng ruột như họ Cần..
Cấu tạo cấp II
Thân của các cây lớp Ngọc lan phát triển theo chiều ngang nhờ hoạt động của hai
vòng mô phân sinh cấp II gọi là tầng phát sinh:
- Tầng phát sinh ngoài (tầng sinh bần-lục bì): có vị trí không cố định trong vỏ
cấp I, từ biểu bì đến vỏ trụ. Tầng này tạo ra về phía ngoài tạo ra một lớp mô che chở
cấp II gọi là bần, phía trong tạo ra một lớp mô mềm cấp II gọi là lục bì. Trên lớp bần
có các lỗ vỏ cấu tạo bởi các tế bào bổ sung, vách hóa bần để trao đổi khí giữa trong và
ngoài cây.
- Tầng phát sinh trong (tầng sinh gỗ): cấu tạo bởi một vòng tế bào đặt ở phía
trong libe cấp I và ở phía ngoài gỗ cấp I. Các tế bào này sinh sản nhanh tạo libe cấp II
ở phía ngoài, gỗ cấp II ở phía trong. Libe cấp hai gồm các mạch rây dẫn nhựa luyện,
mô mềm libe, có thể cả sợi libe. Gỗ cấp II gồm mạch gỗ và mô mềm gỗ. Mạch gỗ có
vách dày hóa gỗ, có khoang rộng để dẫn nhựa luyện. Mô mềm gỗ cũng có vách dày
hóa gỗ nhưng khoang tế bào hẹp hơn. Mỗi năm tầng sinh gỗ lại sinh ra một lớp libe
cấp II và một lớp gỗ cấp II. Ta có thể đếm các lớp gỗ sinh ra hàng năm để tính tuổi của
cây vì các mạch mùa xuân hay mùa mưa rộng hơn mùa thu hay mùa khô.
- Tia ruột: là những dải mô mềm đi từ trong ra ngoài, xuyên qua vòng libe-gỗ cấp
II. Giúp cho sự trao đổi giữa phần trong và ngoài thân được dễ dàng.
Câu 10: Trình bày các phần chính, các phần phụ của lá cây, cách sắp xếp
của lá trên cành? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
Các phần chính
Một lá cây điển hình có 3 phần: phiến lá, cuống lá và bẹ lá.
- Phiến lá là bản mỏng, màu lục gồm nhiều tế bào thịt lá chứa lục lạp. Lá có 2
mặt: mặt trên và mặt dưới. Trên phiến lá có gân lá nổi lên tương ứng với các bó dẫn ở
bên trong, làm nhiệm vụ mang nhựa nguyên đến lá và chuyển nhựa luyện đến các bộ
phận khác của cây.
- Cuống lá: là phần nối lá vào thân hoặc cành, có hình trụ, hơi lõm ở phía trên.
Một số cây lá không có cuống nên gốc lá đính trực tiếp vào thân (lá Dứa).
- Bẹ lá: là phần gốc của cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy mấu thân hoặc
cành. Một số cây có bẹ lá lớn (Cau, Lúa, Mía), nhiều cây không có bẹ lá.
Các phần phụ
Ngoài ra lá còn có thể có các phần phụ: lá kèm, lưỡi nhỏ, bẹ chìa.
- Lá kèm: là những bộ phận nhỏ hình vảy, mỏng, hình tam giác hoặc hình sợi…
mọc ở phía gốc cuống lá như cây họ Bông. Ở đậu Hà lan có lá kèm lớn ôm lấy cành, ở
Hoa hồng lá kèm dính vào cuống lá.
- Lưỡi nhỏ (thìa lìa): là bộ phận nhỏ, mỏng, có khi không màu, mọc ở chỗ phiến
lá nối với bẹ lá, là đặc trưng cho các cây họ Lúa, họ Gừng…
- Bẹ chìa: là một màng mỏng ôm lấy thân, ở phía trên cuống lá, là đặc điểm đặc
trưng cho các cây trong họ Rau răm (Polygonaceae).
Cách sắp xếp các lá trên cành
- Mọc so le (mọc cách): mỗi mấu chỉ mang một lá, các lá sắp xếp theo kiểu xoắn
ốc như :lá cây Mơ, lá cây Gấc. Có thể có trường hợp hai hàng chồng lên nhau như lá
Rẻ quạt.
10
- Mọc đối: mỗi mấu mang hai lá đối nhau như lá cây Kim ngân, cây Cà phê. Nếu
lá ở hai mấu liên tiếp thẳng góc với nhau ta gọi là lá mọc đối chéo chữ thập như lá cây
Bạc hà, lá cây Tía tô.
- Mọc vòng: mỗi mấu mang ba lá trở lên như lá cây Trúc đào, lá cây Sữa.
Câu 11: Trình bày các phần chính của hoa? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
Về hình thái, các phần của hoa được xếp theo vòng và các bộ phận của hai vòng
liên tiếp thì xen kẽ nhau.
 Đế hoa: Là phần cuối của cuống hoa, phình to ra mang bao hoa (đài hoa và
tràng hoa) và các bộ phận sinh sản (nhị và nhụy). Các bộ phận này được xếp
theo hai hay nhiều vòng.
Về hình dạng: hình bán cầu, hình đĩa, hình chén hay hình nón.
 Bao hoa
* Đài hoa
Đài hoa là vòng ngoài cùng của bao hoa có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận hoa ở
trong nụ, gồm các mảnh màu lục có hình dạng giống lá nhưng đã thay đổi gọi là lá đài.
Đôi khi đài có hình sặc sỡ như cánh hoa gọi là cánh đài (hoa Huệ).
Các lá đài có thể rời nhau (hoa Cải), có thể dính lại ở bên dưới (hoa Dâm bụt,
hoa cẩm chướng) tạo thành ống đài và thùy đài. Ở một số cây, ngoài đài còn có thêm
vòng đài nhỏ gọi là đài phụ (Hoa hồng). Tùy theo môi trường sống đôi khi đài biến
thành chùm lông tơ để giúp quả phát tán (các cây họ Cúc) hoặc phát triển thành cánh
(cây Chò, cây Sao).
* Tràng hoa
Vị trí: nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sặc sỡ gọi là cánh hoa.
Nhiệm vụ tràng hoa là thu hút sâu bọ.
Để phân chia các kiểu tràng hoa người ta căn cứ vào sự kết hợp và đồng đều của
các cánh hoa: có thể liền nhau (cánh hợp) hoặc rời nhau (cánh phân ), giống nhau
(tràng đều) hay khác nhau (tràng không đều).
Về số lượng, ở các cây lớp Ngọc lan thường có 4-5 cánh, ở cây lớp Hành thường
có 3 cánh trong một vòng.
 Bộ nhị
Bộ nhị là cơ quan sinh sản đực của hoa, nằm ở phía trong vòng các cánh hoa. Số
lượng nhị trong bộ nhị rất biến thiên, thông thường là bằng hay là bội số của số cánh
hoa: rất nhiều (Ngọc lan, Sen, Súng, Hoa hồng…), 5-4 hoặc bội số của 5, 4 (đa số cây
lớp Ngọc lan), 3 hoặc 6 (đa số cây lớp Hành), chỉ còn 2 hoặc 1 (họ Gừng), hay từ một
số nhị cố định đã cho nhiều nhị trong hoa (hoa Thầu dầu, hoa Dâm bụt).
Mỗi nhị điển hình gồm có ba phần: chỉ nhị, bao phấn, trung đới (do chỉ nhị kéo
dài, nối giữa hai bao phấn, có thể kéo dài thành mào lông như hoa Trúc đào hoặc
thành tuyến như hoa Sữa).
 Bộ nhụy
Bộ nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, nằm ở chính giữa hoa, do các lá noãn
(các lá biến đổi) làm thành.
* Cấu tạo của nhụy
Nhụy có cấu tạo gồm 3 phần: phần phình to ở phía dưới gọi là bầu nhụy, trong
chứa noãn; phần hẹp hình ống hay hình chỉ ở phía trên gọi là vòi nhụy là đường đi của
hạt phấn và tận cùng hơi loe rộng hay hình dĩa là đầu nhụy hay nuốm nhụy là nơi tiếp

11
nhận hạt phấn. Tùy theo vị trí của bầu so với các phần khác của hoa người ta chia
thành: bầu trên, bầu giữa và bầu dưới.
* Các kiểu bộ nhụy:
- Bộ nhụy cấu tạo bởi một lá noãn tạo thành một nhụy, bầu có một ô và các lá
noãn đính ở mép lá noãn (hoa họ Đậu).
- Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá tạo thành một nhụy do mép lá
noãn hàn liền, thường gặp ở các họ tiến hóa thấp như họ Ngọc lan…
- Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn hàn liền, có thể dính liền hoàn toàn tạo một bầu,
một vòi một núm nhụy hay dính liền ở bầu, vòi hay chỉ ở núm nhụy.
Câu 12: Trình bày cách sắp xếp của hoa trên cành? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
 Hoa đơn độc
Hoa đơn độc là hoa mọc riêng lẻ một mình trên một cuống hoa, không phân
nhánh, ở đầu cành hay kẽ lá bắc như hoa Cà độc dược, hoa Dâm bụt…
 Cụm hoa
Gồm hai kiểu cụm hoa: cụm hoa đơn và cụm hoa kép.
* Cụm hoa đơn
Là cụm hoa mà các hoa trong cụm phân nhánh theo một kiểu thống nhất.
 Cụm hoa đơn vô hạn: Trục chính của cụm hoa tiếp tục sinh trưởng để tạo ra các
hoa mới, gồm 5 loại chính:
- Chùm: trục hoa không phân nhánh, mỗi hoa trong cụm đều có cuống riêng, mọc
ở kẽ lá bắc như hoa cây Mõm chó, hoa Bưởi…
- Bông: giống như chùm nhưng các hoa không có cuống, đính trực tiếp trên trục
cụm hoa như Mã đề, Cỏ xước.Gồm 3 kiểu bông đặc biệt sau:
+ Bông đuôi sóc: là những bông mang toàn hoa đơn tính trông giống như đuôi
con sóc như hoa cây Dâu tằm, hoa cây Tai tượng…
+ Bông mo là bông bao bọc bởi một lá bắc to (mo) như hoa cây Ráy…
+ Buồng là bông mo có trục cụm hoa phân nhánh như hoa Cau, hoa Dừa.
- Ngù: cấu tạo giống kiểu chùm nhưng các hoa ở phía dưới có cuống dài lên làm
cho các hoa trong cụm như được đưa lên cùng mặt phẳng ngang. Có 2 kiểu cụm ngù
đơn (cây Phượng vĩ) và ngù kép (cây hoa Súp lơ).
- Tán: các cuống hoa tỏa ra từ đầu cành hoa, đây là một đặc điểm của cây họ hoa
Tán, có tán đơn như hoa Đinh lăng; tán kép như hoa Thìa là, Mùi.
- Đầu: gồm nhiều hoa không có cuống mọc sát nhau trên đỉnh trục cụm hoa thu
ngắn lại thành một khối hình đầu, xung quanh đầu các lá bắc tạo thành tổng bao. Gồm
cụm hoa hình cầu (Keo giậu, Xấu hổ), cụm hoa hình đĩa là kiểu đầu đặc trưng cho các
cây Họ Cúc.
 Cụm hoa đơn có hạn (xim)
Cành mang hoa sinh trưởng có hạn tận cùng bằng 1 hoa xuất hiện sớm nhất.
- Xim một ngả: sự hình thành các nhánh chỉ xảy ra từng cái một. Gồm
+Xim một ngả hình đinh ốc: sự phân nhánh không cùng một hướng làm cho cụm
hoa có hình chữ chi (Z) như hoa cây La-dơn..
+ Xim một ngả hình bọ cạp: sự phân nhánh luôn luôn xảy ra về một phía làm cụm
hoa bị uốn cong lại như đuôi bọ cạp như hoa cây Vòi voi…
- Xim hai ngả: trục cụm hoa phân nhánh từng đôi một nhiều lần, tận cùng của
mỗi nhánh có một hoa như hoa Mẫu đơn..
- Xim nhiều ngả: trục cụm hoa phân nhiều nhánh như hoa cây Thầu dầu.

12
- Xim co: nhánh của cụm hoa rất ngắn, trông như cùng một nơi mọc tỏa ra. Kiểu
cụm hoa này đặc trưng cho các cây họ Bạc hà: hoa Ích mẫu, hoa Tía tô…
* Cụm hoa kép
- Chùm kép:giống kiểu chùm nhưng vị trí các hoa được thay bằng các chùm nhỏ
hơn như hoa Hòe.
- Tán kép: giống kiểu hoa tán nhưng vị trí các hoa được thay bằng các tán đơn nhỏ
hơn, có lá bắc chung và riêng cho mỗi hoa như hoa Bạch chỉ.
- Cụm hỗn hợp: có nhiều kiểu: chùm tán- vị trí các hoa ở chùm thay bằng các tán
(họ Nhân sâm), ngù đầu-vị trí các hoa trên một ngù được thay bằng các đầu nhỏ (họ
Cúc khá phổ biến).
Câu 13: Trình bày phân loại quả theo hình thái và trạng thái khi chín? Cho ví dụ
minh họa?
 Quả đơn
Là quả sinh bởi một hoa, có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau. Theo
cấu tạo vỏ khi chín, quả đơn được chia thành các loại:
* Quả thịt: Khi chín vỏ quả giữa mọng nước và nạc. Gồm các kiểu:
- Quả hạch: là quả có vỏ quả trong dày và cứng, tạo thành hạch đựng hạt ở trong.
Có hai loại nhỏ: Quả hạch một hạt (quả Đào, quả Mơ), Quả hạch nhiều hạt (quả Táo
tây, quả Cà phê).
- Quả mọng là quả có vỏ quả trong mềm và mọng nước. Được chia thành: Quả
loại cam-gồm nhiều lá noãn dính nhau ở trung trụ, mỗi lá noãn chứa nhiều noãn, Quả
loại bí- vỏ ngoài dai và cứng, hai giữa và trong mềm, mọng nước.
* Quả khô: khi chín vỏ quả khô cứng lại. Quả khô có hai loại:
- Quả khô không tự mở: khi chín quả không tự giải phóng hạt ra ngoài.
+ Quả đóng: là loại quả khô có vỏ quả dai, ít nhiều hóa gỗ, không dính với vỏ hạt
và khi chín không tự mở. Quả đóng có thể là quả đóng một (quả Sen, quả Dẻ), quả
đóng đôi (quả cây họ Cần), quả đóng tư ( quả cây họ Bạc hà).
+ Quả thóc là loại quả khô không tự mở có vỏ quả dính liền với vỏ hạt, đặc trưng
của họ Lúa: quả Lúa, quả Ngô.
- Quả khô tự mở: khi chín vỏ quả tự mở phát tán hạt ra ngoài, gồm:
+ Quả đại: cấu tạo bởi một lá noãn có một ô, khi chín nứt thành một khe dọc theo
đường hàn mép lá noãn như: quả cây Sữa,
+ Quả loại đậu: cấu tạo bởi một lá noãn, có một ô chứa nhiều hạt. Khi chín nứt
theo hai kẽ nứt là đường hàn liền và sống lá noãn tạo thành hai mảnh vỏ, như: quả cây
Đậu xanh, quả cây Keo giậu.
+ Quả loại cải: cấu tạo bởi hai lá noãn đính ở mép, qua khung của bầu. Khi chín
nứt thành 4 kẽ nứt tạo thành hai mảnh vỏ, còn hạt vẫn đính vào vách giả ở giữa. Đặc
trưng cho cây họ Cải: Cải thìa, Cải canh…
+ Quả hộp: có bầu một ô tạo bởi 2-3 lá noãn, chín nứt theo đường nứt vòng
ngang qua giữa quả, tạo thành hộp chứa hạt như:quả Mã đề, quả Rau sam.
+ Quả nang: là những quả khô tự mở không thuộc những kiểu trên, bầu gồm hai
hay nhiều lá noãn liền nhau. Dựa theo cách nứt ta có các loại:cắt vách, chẻ ô, hủy
vách, nứt hỗn hợp, nứt lỗ, nứt răng.
* Quả có áo hạt: là quả đơn đặc biệt, có lớp mô mọng nước hình thành từ cuống
noãn bao quanh hạt- áo hạt ,là phần ăn được ở quả Vải, quả Nhãn.
 Quả tụ

13
Quả tụ được hình thành từ 1 hoa nhưng các lá noãn của bộ nhụy rời nhau, mỗi lá
noãn tạo thành 1 quả riêng biệt. Quả tạo thành có thể là quả bế (quả các cây mao lương
- Ranunculus), hay quả đại (quả Thiên lí). Có khi đế hoa phát triển thành một “quả
giả” mang những quả thật là những quả bế ở bên ngoài (quả Dâu tây) hoặc ở bên trong
(quả cây Hoa hồng, cây Kim anh).
 Quả kép
Là quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt.
- Quả loại sung: là quả giả- do đế cụm hoa phát triển, quả thật là quả đóng ở
trong, như quả Sung, quả Vả…
- Quả loại dứa: phần quả mọng nước ăn được là do trục cum hoa và các lá bắc tạo
thành, quả thật nằm trong các mắt dứa.
- Quả loại dâu tằm: phần mọng nước là do các đài hoa mọng nước tạo thành, quả đóng
thật nằm ở trong.
 Quả đơn tính sinh
Quả được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng noãn không được thụ phấn.
Quả đơn tính sinh có thể có hạt; có thể không hạt.
Ví dụ: quả chuối, quả nho…

PHẦN III: PHÂN LOẠI THỰC VẬT – ĐỌC VIẾT TÊN THUỐC
Câu 14:Trình bày đặc điểm chung của giới thực vật bậc cao?
Trả lời
Thực vật bậc cao chuyển môi trường sống lên cạn: để thích nghi với điều kiện
sống mới cơ quan dinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản có những biến đổi sau:
- Cơ thể cần có mô che chở để bảo vệ và chống lại sự mất nước; mô nâng đỡ để
thân đứng thẳng (mô cứng, sợi gỗ, mô dày); rễ hút nước và các chất dinh dưỡng để
tổng hợp các chất hữu cơ, thoát hơi nước nhằm điều hòa thân nhiệt…
- Trong sinh sản sự thụ tinh cũng dần dần thoát khỏi môi trường nước: ngành
Rêu và Dương sỉ, sự thụ tinh vẫn cần nước nhưng tinh trùng đã có roi. Đến ngành
Thông, một số đại diện tinh trùng vẫn có roi (Tuế, Bạch quả). Đến ngành Ngọc lan thì
tinh trùng không còn roi nữa mà có ống dẫn tinh trùng vào noãn cầu- sự thụ tinh đã
hoàn toàn không cần nước.
- Sự xen kẽ của thể giao tử (n) và thể bào tử (2n) cũng thể hiện mức độ tiến hóa:
ở ngành Rêu, TGT chiếm ưu thế so với TBT. Đến ngành Ngọc lan , TBT là cây Ngọc
lan rất phát triển, chiếm ưu thế tuyệt đối với TGT vì không có thể độc lập của TGT-
chúng hoàn toàn phụ thuộc TBT về mặt dinh dưỡng.
- Trong sinh sản đã có hạt (ngành Thông và Ngọc lan). Cây mầm nằm trong hạt,
có khả năng chờ trong môi trường khô hạn, đợi đến điều kiện thuận lợi để nảy mầm
thành cây mới, giúp cho cây phát tán rộng.
Số loài thực vật bậc cao hiện nay là khoảng 250.000- 270.000 loài, trong đó thực
vật có hạt chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng (228.000 loài) và phân bố.
Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của ngành Ngọc lan?
Trả lời
 Đặc điểm cơ quan dinh dưỡng
Thể bào tử phát triển mạnh và rất đa dạng : nhỏ li ti như Bèo tấm đến những cây
cao hàng trăm met như cây Đa. Dạng sống đa dạng: địa sinh, kí sinh, bì sinh, hoại
sinh, thủy sinh. Thân có mô phân sinh thứ cấp, có mạch gỗ và mạch rây điển hình, có
sợi gỗ để nâng đỡ.
 Sinh sản

14
Có nhiều đặc điểm tiến hóa cao trong giới thực vật : có hoa và các phần bảo vệ
như: đài, tràng… Bộ phận sinh sản có noãn đóng kín tạo thành nhụy gồm : bầu, vòi và
núm nhụy; các hoa lại hợp thành các cụm hoa thích nghi với lối thụ phấn.
Sự thụ phấn phát triển theo hai hướng : nhờ gió (bao hoa và tuyến mật tiêu giảm,
hoa lắc lư, bao phấn nhiều và nhẹ, đầu nhụy loe hay xòe nhỏ thò ra ngoài ), nhờ côn
trùng (bao hoa sặc sỡ, cánh hoa dính nhau,có tuyến mật và có mùi đặc biệt).
Quá trình thụ phấn thoát khỏi môi trường nước nhờ xuất hiện ống phấn. Xuất
hiện sự thụ tinh kép.
Sự phát tán quả và hạt rất phong phú đa dạng: nhờ gió( có cánh),nhờ động vật (có
lông gai, chất nhầy, cùi nạc), nhờ nước (có cánh và nhẹ hơn nước).
 Đa dạng và phân loại
Là ngành thực vật lớn nhất với khoảng 250-270.000 loài, trong đó 1/2 phân bố ở
các rừng nhiệt đới.
Ngành Ngọc lan được chia thành 2 lớp : Ngọc lan hay Hai lá mầm
(Magnoliopsida ) , lớp Hành hay Một lá mầm (Liliopsida).
Câu 16: Trình bày đặc điểm chung của Ngành Nấm thực?
Trả lời
Đặc điểm chung
* Đặc điểm tế bào: có cấu tạo cơ bản như tế bào thực vật có nhân thực khác
nhưng có một số đặc điểm riêng như:
- Vách tế bào: đặc trưng là các hợp chất kitin.
- Thể nguyên sinh: gồm Ty thể- thực hiện phản ứng oxy hóa khử cung cấp năng
lượng cho tế bào và tham gia tổng hợp protein, lipid và một số enzym. Glycogen chất
dự trữ đặc trưng và các giọt lipid.
- Nhân: là nhân thực, mỗi tế bào có thể có nhiều hơn một nhân tùy điều kiện sống
và giai đoạn phát triển, nhiều loài Nấm tế bào không có hạch nhân.
* Các dạng hình thái của tản: (Bộ máy sinh dưỡng)
- Tản đơn bào có roi: ngoài các thành phần cấu tạo bình thường của một tế bào
còn có một hay hai roi. Chúng thuộc phân ngành Nấm roi.
-Tản đơn bào: có cấu tạo một tế bào. Có hai kiểu: Đơn bào nguyên thủy và loại
tản đơn bào tiến hóa thứ sinh (Nấm men).
- Sợi nấm thông: Các tế bào không có vách ngăn, cùng chất nguyen sinh, trong
chứa nhiều nhân, phần lớn thuộc ngành phụ Nấm roi.
- Sợi nấm ngăn vách: Sợi nấm gồm nhiều đoạn ngăn với nhau bởi vách ngăn.
Mỗi đoạn là một tế bào có một hay nhiều nhân và có các lỗ nhỏ trên vách để trao đổi
chất nguyên sinh, xuất hiện ở các ngành: Nấm túi, Nấm đảm.
* Cách sinh sản và các loại bào tử nấm
Nấm sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc hữu tính
 Sinh sản sinh dưỡng:
Là hình thức hình thành cơ thể mới bằng cách phân chia cơ thể mẹ. Chúng có thể
đứt khúc, nảy chồi hoặc tạo bào tử dày khi gặp điều kiên không thuận lợi để tạo thành
cơ thể mới.
 Sinh sản bằng bào tử vô tính
- Bào tử kín: được hình thành trong túi hay nang kín gồm: bào tử động- có thể di
chuyển nhờ roi, Bào tử nang- hình thành trong các nang phình to.
- Bào tử trần: được tạo thành trực tiếp trên sợi nấm, thông thường được tạo nên
trên các sợi ít nhiều phân hóa về hình thái- giá bào tử trần.
15
 Sinh sản hữu tính bằng bào tử hữu tính
Sau khi thụ tinh hợp tử trực tiếp hay biến đổi thành bào tử, sau đó bào tử mới
phát tán nảy sợi thành sợi nấm. Các loại bào tử gồm:
- Bào tử noãn: do noãn giao tạo thành, thường gặp ở nấm roi
- Bào tử tiếp hợp: Đặc trưng của Nấm tiếp hợp, bào tử được hình thành từ hai sợi
nấm mọc gần lại nhau của hai cây nấm.
- Bào tử túi và bào tử đảm: bào tử túi đặc trưng cho Nấm túi- bào tử hình thành
trong các túi kín, bào tử đảm đặc trưng cho Nấm đảm- bào tử ở trên các cuống bên
ngoài của đảm.
Câu 17: Trình bày cách viết & đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Latin?
Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
Cách viết và đọc các nguyên âm và bán nguyên âm:
- Chữ a, i, u đọc như trong tiếng Việt
Ví dụ:
Kalium (ka-li-um) kali
Acidum (a-xi-dum) acid
- Chữ e đọc như chữ ê trong tiếng Việt
Ví dụ:
Dividere (đi-vi-đê-rê) chia
Bene (bê-nê) tốt
- Chữ o đọc như trong tiếng Việt
Ví dụ:
Cito (xi-tô) nhanh
Bibo (bi- bô) tôi uống
- Chữ y đọc như uy trong tiếng Việt
Ví dụ:
Amylum (a-muy-lum) tinh bột
Pyramidonum (puy-ra-mi-đô-num) pyramidon
- Chữ j đọc như i trong tiếng Việt
Ví dụ:
Injectio (in-i-ếch-ti-ô) thuốc tiêm
Cách viết và đọc các phụ âm:
Các phụ âm viết và đọc như trong tiếng Việt là
b, h, k, l, m, n, p, v.
- Chữ c đứng trước a, o, u đọc như chữ k và trước e, i, y, ae, oe thì đọc như chữ
x trong tiếng Việt
Ví dụ:
Calor (ca-lô-rờ) calo, nhiệt lượng
- Chữ d đọc như đ trong tiếng Việt
Ví dụ:
Da (đa) cho, cấp
Decem (đê-xêm) mười
- Chữ f đọc như ph trong tiếng Việt
Ví dụ:
Folium (phô-li-um) lá
Flos (phờ-lô-xờ) hoa
16
- Chữ g đọc như gh trong tiếng Việt
Ví dụ:
Gelatinum ( ghê-la-ti–num) gelatin
- Chữ q bao giờ cũng đi kèm với chữ u đọc như qu trong tiếng Việt
Ví dụ:
Aqua ( a-qua) nước
- Chữ r đọc như r trong tiếng Việt (rung lưỡi).
Ví dụ:
Rutinum (ru-ti-num) rutin
- Chữ s đọc như chữ x, trừ khi nó đứng giữa hai nguyên âm hoặc đứng giữa một
nguyên âm và chữ m hay n thì đọc như tiếng d trong tiếng Việt.
Ví dụ:
Rosa (rô-da) hoa hồng
Dosis (đô-di-xờ) liều
- Chữ t đọc như t trong tiếng Việt, trừ khi chữ t đứng trước chữ i và kèm theo 1
nguyên âm nữa thì đọc như chữ x. Nhưng nếu trước chữ t, i và nguyên âm lại có một
trong ba chữ s, t, x thì vẫn đọc là t
Ví dụ:
Potio (pô-xi-ô) thuốc nước ngọt
- Chữ x ở đầu từ đọc như chữ x trong tiếng Việt, nếu x đứng sau nguyên âm đọc
như kx, x đứng giữa 2 nguyên âm đọc như kd
Ví dụ:
Xylenum (xuy-lê-num) xylen
Radix (ra-đích-xờ) rễ
- Chữ z đọc như chữ d trong tiếng Việt
Ví dụ:
Zingiberaceae (zin-ghi-bê-ra-xê-e) họ Gừng

Câu 18: Trình bày được cách viết và đọc các nguyên âm, phụ âm đặc biệt
trong tiếng Latin? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
 Cách viết và cách đọc các nguyên âm kép, nguyên âm ghép
* Nguyên âm kép là hai nguyên âm đứng liền nhau và đọc thành một âm.
Ví dụ:
 Ae đọc như e trong tiếng Việt
Aether (e-thê-rờ) ether
 Oe đọc như ơ trong tiếng Việt
Oedema (ơ-đê-ma) bệnh phù
 Au đọc như au trong tiếng Việt
Aurum (au-rum) Vàng
 Eu đọc như Êu trong tiếng việt
Neuter (nêu-tê-rờ) trung tính
* Những nguyên âm kép: ae, oe, có hai dấu chấm trên chữ e ( ë ) phải đọc tách
riêng từng nguyên âm
Ví dụ:
Aloë (a-lô-ê) Lô hội
* Nguyên âm ghép là hai nguyên âm đứng liền nhau, đọc thành hai nguyên
âm, nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài.
17
Ví dụ:
Opium (ô-pi-um) thuốc phiện
 Cách viết và đọc các phụ âm kép, phụ âm ghép, phụ âm đôi:
* Phụ âm kép là hai phụ âm đi liền nhau, phụ âm sau là h, đọc như một phụ
âm tương đương
Ví dụ:
 Ch đọc như kh tiếng Việt
Ochrea (ô-khờ-rê-a) bẹ chìa
Cholera (khô-lê-ra) bệnh tả
 Ph đọc như ph trong tiếng Việt
Camphora (cam-phô-ra) camphor, long não
 Rh đọc như r trong tiếng Việt (lưỡi rung)
Rhizoma (ri-dô-ma) thân rễ
 Th đọc như th tiếng Việt
Anthera (an-thê-ra) bao phấn
* Phụ âm ghép là hai phụ âm đi liền nhau đọc thành hai âm: phụ âm đầu đọc
nhẹ và lướt nhanh sang phụ âm sau.
Ví dụ:
Natrium (na-tờ-ri-um) natri
Riboflavinum (ri-bô-phờ-la-vi-num) riboflavin (vitamin B12)
* Phụ âm đôi là hai phụ âm giống nhau đi liền nhau, đọc một phụ âm cho âm
tiết trước, một phụ âm cho âm tiết sau
Ví dụ:
Gramma (gờ-ram-ma) gam
Gutta (ghút-ta) giọt
Chú ý:
Chữ W (vê đôi) không có trong bảng chữ cái Latin, thường đọc là v khi chữ w
đứng trước nguyên âm, đọc là u khi đứng trước phụ âm. Nếu từ đó có nguồn gốc từ
tiếng Đức thì chữ W đọc là v; nếu có nguồn gốc từ tiếng Anh thì đọc là u.
Ví dụ:
Fowler (phô-u-lê-ờ) Fowler
Câu 19:Trình bày được cách viết tên thuốc,tên dược liệu bằng tiếng Việt theo
Thuật ngữ Quốc tế tiếng Latin? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
Viết tên thuốc:
Tên các thuốc (dược phẩm) viết theo mặt chữ của Thuật ngữ Quốc tế tiếng
Latin đã được “Việt hóa”.
 Bỏ các âm cuối của tiếng Latin như um, ium, is, us,…( as thay bằng at).
Ví dụ:
Acidum aceticum viết là acid acetic.
Aluminii sulfas viết là nhôm sulfat.
 Khi phụ âm nhắc lại 2 lần như ll, mm, nn…thì có thể bỏ một phụ âm nhưng
không gây nhầm lẫn.
Ví dụ :
Penicillinum viết là Penicilin.
Ammonia viết thành amoniac.

18
 Chữ h trong từ vẫn đọc được theo phát âm tiếng Việt thì để nguyên (trừ chữ h
trong từ chclorum).
Ví dụ:
Theophyllinum viết là theophylin.
Chlorum viết là clor.
 Các nguyên âm kép như ae, oe thì đổi thành e.
Ví dụ:
Aetherum viết là ether.
Oestronum viết là estron.
 Tên các đường có âm cuối là osum thì đổi thành ose.
Ví dụ:
Glucosum viết thành glucose.
Lactosum viết thành lactose.
 Vẫn giữ nguyên các vần sau trong tiếng Latin như ci, cy, ce, y, ol, al, ul, yl, ar,
er, or, ur, id, od, ig, ph, au, eu,…
Ví dụ:
Aethylis chcloidum viết là ethy clorid.
Alcohol amylicus viết là alcol amylic
 Các đơn vị khối lượng viết kèm theo tên thuốc thường dùng là: g, mg, µg
(không viết là gamma), đơn vị Quốc tế (UI) viết tắt là đơn vị.
Ví dụ:
Vitamin B12 100 µg.
Penicilin 500 000 đv.
Viết tên dược liệu.
 Viết tên chính của cây, con và họ cây, con bằng tiếng Việt có kèm theo tiếng
Latin.
Ví dụ:
- Cây Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
- Con Tắc kè (Gekko gekko L.), họ Tắc kè (Gekkonidae).
 Khi viết riêng bộ phận dùng của cây, con cũng có kèm theo tên Latin.
Ví dụ: Sài đất (herba Wedeliae).
Câu 20: Trình bày cách đọc các phụ âm đơn, phụ âm kép, nguyên âm kép đứng
trước phụ âm bằng Tiếng Việt theo thuật ngữ quốc tế Latin? Cho ví dụ minh
họa?

 Các phụ âm đơn chủ yếu đọc như cách đọc thông thường của tiếng Việt là b,
h, m, n, q, p, r, s, v.
Ví dụ:
Bari sulfat đọc là ba- ri- sul(ơ)- phat
Kali nitrat đọc là ka- li ni- t(ờ)rat
Melamin đọc là mê- la- min
Papaverin đọc là pa- pa- vê- rin
Vitamin đọc là vi- ta- min
 Các phụ âm có phần đọc khác tiếng Việt:
 Viết b thường đọc là “bờ” nhưng khi b đứng sau nguyên âm y và trước phụ âm
hoặc cuối vần thường đọc là “pờ”.
Ví dụ:
Molybden đọc là mô- lyp- đen
19
Acid phosphomolybdic đọc là a- xit phô- s(ơ)pho- mô- lyp- đích
 Viết là c:
+ Đọc là “cờ” khi đứng trước các phụ âm và nguyên âm a, o, u:
Ví dụ:
Lidocain đọc là li- đô- ca- in
Arecolin đọc là a- rê- cô- lin
+ Đọc là “xờ” khi đứng trước các nguyên âm e, i, y:
Ví dụ:
Cephazolin đọc là xê- pha- zô- lin
Tetracylin đọc là tê- t(ờ)ra- xy- c(ờ)lin
 Viết là d:
+ Thường đọc là “đờ”:
Ví dụ:
Diazo đọc là đi- a- zô
Codein đọc là cô- đê- in
+ Đọc là “tờ” khi đứng ở cuối từ:
Ví dụ:
Acid đọc là a-xit
 Viết là f đọc là “ phờ”:
Ví dụ:
Formon đọc là phooc- môl(ơ)
 Viết là g:
+ Đọc là “gờ” khi đứng trước phụ âm và các nguyên âm a, o, u:
Ví dụ:
Gardenal đọc là gac- đê- nal(ơ)
Ergotamin đọc là ec- gô- ta- min
+ Đọc là “gi” khi đứng trước các nguyên âm e, i, y:
Ví dụ:
Gelatin đọc là giê- la- tin
 Viết là j đọc là I (ít dùng):
Ví dụ:
Ajmalin đọc là ai- ma- lin.
 Viết là s:
+ Thường đọc là “sờ” (uốn lưỡi):
Ví dụ:
Calci sulfat đọc là cal(ờ)- xi- sul(ơ)
+ Đọc là “z” khi đứng giữa 2 nguyên âm hoặc đi với e ở cuối từ:
Ví dụ:
Cresol đọc là c(ờ)rê- zôl(ơ)
Lactose đọc là lac- tô- zơ
 Viết là t đọc là “tờ”:
+ Thường đọc là “tờ’:
Ví dụ:
Digitoxin đọc là đi- gi- tô- xin
Niketamid đọc là ni- kê- ta- mít
+ Đọc là “xờ) khi đứng trước nguyên âm i và sau i là một nguyên âm
khác:
Ví dụ:
20
Potio đọc là pô- xi- ô
 Viết là w:
+ Đọc là “vờ” khi đứng trước nguyên âm:
Ví dụ:
Wolfam đọc là vôl- ph(ờ)ram
+ Đọc là “u” khi đứng trước phụ âm :
Fowler đọc là phu- ler(ơ)
 Viết là z đọc là”dờ” (nhẹ, không uốn lưỡi)
Ví dụ:
Clopromazin đọc là c(ờ)lo- p(ờ)rô- ma- din
Alizarin đọc là a- li- da- rin
 Các phụ âm ghép như bl, br, cl, cr, dr, fl, fr, gl, gr, pl, pr, sc, sp, st, str, tr…
thường đọc như âm tiếng Việt thành 2 âm nhưng phụ âm trước đọc nhẹ và lướt
nhanh sang phụ âm sau:
Ví dụ:
Crom đọc là c(ờ)rôm
Platin đọc là p(ờ)la- tin
Strophantin đọc là s(ơ)t(ờ)rô- phan- tin
 Phụ âm kép th thường đọc là “t” (h không đọc):
Ví dụ:
Ethanol đọc là ê- ta- nôl(ơ)
Methycylin đọc là mê- ti- xi- lin
Promethazin đọc là p(ờ)rô- mê- ta- zin
Chú ý: “tre” đọc là “ t(rê)”, không đọc là tre

21

You might also like