You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ: RỄ CÂY

I. Xác định vấn đề cần giải quyết:


- Phân biệt được các loại rễ.
- Xác định cấu tạo, chức năng các miền của rễ.
- Mô tả được con đường hút nước và muối khoáng của rễ.
- Nhận biết các hình thái biến dạng của rễ.
II. Nội dung:
1. Các loại rễ.
2. Các miền của rễ.
3. Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
4. Các hình thái biến dạng của rễ.
III. Yêu cầu cần đạt ở học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được: rễ cọc và rễ chùm.
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và muối khoáng.
- Phân biệt các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
2. Kỹ năng:
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Tham gia tích cực, phản hồi ý kiến trong quá trình thảo luận.
- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân.
3. Bài học giáo dục:
Nước, muối khoáng và các vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với thực vật nói riêng
và tự nhiên nói chung. Giáo dục học sinh hình thành ý thức bảo vệ một số động vật
trong đất. Bảo vệ đất chống ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất,…Đồng thời nhấn
mạnh vai trò thiết yếu của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên.
IV. Nội dung:
1. Khái niệm về rễ:
Là cơ quan sinh dưỡng mọc bên dưới đất của cây, có nhiệm vụ hấp thu nước và
muối khoáng, đồng thời vận chuyển các chất này đi khắp trong cây. Ngoài ra,
rễ còn giữ chặt cây trong đất giúp cho cây đứng vững do hệ thống của rễ cây
thường phân nhánh rất nhiều; một số rễ còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng,
một số loài khác rễ tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng. Rễ còn hấp thu một
phần nhỏ Oxi trong đất.
*Tuy nhiên: Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ.
2. Các loại rễ:
- Rễ cọc: gồm một rễ chính và nhiều rễ bên. Rễ chính
(hay rễ cái) to khỏe, đâm sâu xuống đất, các rễ bên ( hay
rễ con) mọc xiên. Và từ các rễ con lại mọc ra thêm nhiều
rễ bé hơn nữa.

- Rễ chùm: Từ phần gốc của thân hình thành ra các rễ


bên (hay rễ con). Các rễ phụ có hình dạng, kích thước
gần như nhau mọc tỏa ra thành một chùm.
*Hình các loại rễ cây*

3. Các miền của rễ:


- Miền phân nhánh ( miền trưởng thành): Hình thành các rễ bên.
- Miền lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền kéo dài ( miền sinh trưởng): Gia tăng kích thước giúp rễ dài ra.
- Miền phân sinh (miền phân bào hay miền chóp rễ): Giúp cho rễ ăn
sâu vào đất, đồng thời bảo vệ, che chở cho đầu rễ.

4. Cấu tạo và vai trò của miền lông hút đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cây.
Ta đã biết rễ gồm 4 miền cũng như từng chức năng của mỗi miền trên rễ.
Các miền của rễ đều đảm nhận cho mình những chức năng quan trọng, nhưng tại sao
miền lông hút lại đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Vậy để trả lời câu hỏi trên lớp chúng ta sẽ quan sát cấu tạo của rễ như thế nào mà có
thể giúp cây hút nước và muối khoáng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây. Cũng như từ đó ta tự có cho mình những nhận xét về vai trò của rễ đối
với cây.
- Biểu bì: gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau bảo vệ các mô
bên trong của rễ. Trên lớp biểu bì là các lông hút là những tế bào biểu bì
được kéo dài ra để hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Vỏ sơ cấp
+ Vỏ ngoài ( Ngoại bì): gồm một hay nhiều lớp tế bảo tiếp giáp với
biểu bì. Tế bảo vỏ ngoài sớm hoả bần để làm nhiệm vụ thay thế biểu bì
bị chết và bong ra (do lông hút chết sớm), bảo vệ các cấu trúc bên trong.
+ Nhu mô vỏ: gồm nhiều lớp tế bào, Tế bào mô mềm vỏ có vách mỏng,
chất tế bào sát màng, Các tế bào sắp xếp thường có khoảng gian bảo là
nơi chứa không khi.
+ Vỏ trong (nội bì): là lớp tế bào trong cùng của vỏ sơ cấp, có cấu tạo
chuyên hóa cao.
- Trung trụ
+ Vỏ trụ (trụ bì): gồm một hay vài lớp tế bào mô mềm, nằm ở phía
trong, xếp sát vỏ trong. Về mặt sinh lí, vỏ trụ có tiềm năng phân sinh,
nó sẽ tạo ra các rễ bên
+ Bó dẫn: gỗ và lihe xếp xen kẻ, nằm tiếp giáp với vỏ trụ. Số lượng bó
dẫn tùy theo mỗi loài. Có thể là 2 hay 4, 5 hoặc có đến trên 100 bỏ dẫn.
Giữa libe và gỗ có những tế bào không phân hóa về sau phát triển thành
tượng tầng.
o Gỗ: gồm có mạch gỗ trước nhỏ, nằm ngoài được tạo ra trước,
mạch gỗ sau lớn hơn, nằm ở phía trong được tạo ra sau (gỗ ở rễ
phát triển theo lối hướng tâm).
o Libe: xếp xen kẽ với gỗ gồm có libe trước với ống rây nhỏ nằm
ở phía ngoài và libe sau với các ống rây lớn hơn nằm ở phía
trong. Libe trước không có tế bào kèm, còn libe sau có tế bào
kèm, mô mềm libe.
+ Ruột (nhu mô tủy): Gồm các tế bào mô mềm
5. Sự hút nước và muối khoáng
Rễ cây không ngừng giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối
khoáng hòa tan từ đất. Vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào cũng như quá
trình rễ hút nước và muối khoáng diễn ra làm sao thì lớp ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở mục
5 này “sự hút nước và muối khoáng”
5.1. Cây cần nước và muối khoáng như thế nào?
Nhu cầu nước
Thí nghiệm 1:
Để chứng minh cây cần nước như thế nào, bạn Hiếu gieo hai hạt giống cho đến khi
bén rễ, tươi tốt như nhau. Những ngày tiếp theo bạn tưới nước hàng ngày cho chậu A,
còn chậu B không tưới nước.
Thí nghiệm 2: Báo cáo về lượng nước chứa trong cây quả, quả, hạt,…
 Nước cần thiết cho cây vì không có nước cây sẽ chậm phát triển cũng như dần
bị héo úa, nhưng cần nhiều hay ít nước là tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai
đoạn,….
Nhu cầu khoáng
Thí nghiệm 3: Bạn Tuấn trồng 2 cây vào chậu
Chậu A : có đủ các khoáng hòa tan: muối đạm, lân, kali,..
Chậu B: Thiếu muối đạm
 Vậy cây cần các loại khoáng cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
Thông tin thêm:
- Những loại rau trồng ăn lá, thân ( rau cải, cải bắp, su hào,…) cần nhiều
muối đạm. Những loại câu trồng lấy quả, hạt ( lúa, ngô, đậu, cà chua…)
cần nhiều muối đạm, muối lân….
- Những cây trồng lấy củ ( khoai lang, cà rốt,…) cần nhiều muối kali.
- Ngoài các loại muói khoáng cần nhiều cho cây như: đạm lân kali cây
còn cần nhiề loại vi lượng khác.
5.2. Cây hút nước và muối khoáng như thế nào?
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới
mạch gỗ.
- Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng
6. Hình thái biễn dạng của rê.

You might also like