You are on page 1of 19

III.

RỄ
1. Chọn câu sai về rễ:

A. Là cơ quan dinh dưỡng của cây

B. Thường mọc dưới đất theo hướng từ trên xuống ( để giữ chặt cây
xuống đất, nhiệm vụ hấp thu nước và muối vô cơ hòa tan để nuôi cây)

C. Có thể tích lũy chất dinh dưỡng

D. Không loài nào có rễ chứa lục lạp ( trừ rễ kí sinh của họ lan)

2. Các bộ phận của rễ còn non: rễ chính là bộ phận hình trụ, màu trắng,
mọc ra từ rễ mầm, hướng xuống đất). có 5 vùng:

A. Chóp rễ, vùng lông hút, vùng hóa bần, cổ rễ

B. Chóp rễ, vùng tăng trưởng, vùng lông hút, cổ rễ

C. Chóp rễ, vùng lông hút, rễ con, cổ rễ

D. Tất cả đều sai

( đáp án đúng:

- Chóp rễ: như 1 bao úp trắng lên ngọn rễ, nhiệm vụ che chở đầu
ngọn rễ, do NHIỀU lớp tế bào, có thể KHÔNG có ở các rễ được
phủ bởi MỘT LỚP SỢI NẤM, ở RỄ MÚT của những cây KÍ SINH.
- Vùng tăng trưởng: trên chóp rễ, dài khoảng vài mm và láng, giúo
rễ mọc dài ra. Do các tb mô phân sinh ngọn ở phía đầu ngọn rễ
tạo ra.
- Vùng lông hút: trên vùng tăng trưởng, , nhìu lông nhỏ,mịn, hấp
thu nước và muối khoáng, lông này mọc từ phía dưới, càng lên
trên mọc càng dài-> rụng. Chìu dài lông hút ko thay đổi đối với
mỗi loài.
- Vùng hóa bần( vùng phân nhánh) vùng trống, ko láng. Vách bị
tẩm chất bần là tầng tẩm chất bần ở rễ lớp Ngọc Lan or tầng
suberoid ở rễ lớp hành, nhiệm vụ che chở.( Ở lớp Ngọc Lan và
Ngành Thông số lượng hàng rễ con là không đổi ở mỗi loài và đặc
trưng cho loài).
- Cổ rễ: đoạn nối liền với thân, hệ thống dẫn của rễ sẽ chuyển tiếp
sang cấu tạo hệ mạch dẫn của thân.

3. Mô che chở (-chức năng: bảo vệ mô bên trong, trao đổi chất vs môi
trường bên ngoài

-cấu trúc chung

+nằm ở mặt ngoài

+các tế bao xếp khít nhau

+vách biến đổi thành chất không thấm nước) ở rễ rất non là:

(gồm 5 loại mô che chở:

-biểu bì:

+tế bào biểu bì: “ 1 lớp TB sống, phủ bên ngoài lá và thân non

“hình dạng khác nhau ở các cơ quan khác nhau

Tế bào biểu bì xếp khít nhau, giữa chúng không có các khoảng gian bào
có hình dạng thay đổi tùy loại cây: hình chữ nhật( hành ta), hình đa
giác( lá cây Dứa Mỹ), hình ngoằn ngoèo( lá cây Dương xỉ)

“vách ngoài >dày hơn, không đều ( dày hơn vách trong và vách
bên)
>có lớp cutin không thấm nước và khí ( lớp cutin không liên tục mà bị
gián đoạn bởi những lỗ khí)

“KHÔNG CÓ LỤC LẠP ( trừ một số DƯƠNG XỈ, nhìu cây ở h2o or mọc ở
chỗ râmhuw Lan là có lục lạp) nhưng có chứa sắc tố

“số lượng lớp biểu bì THƯỜNG là 1

“một số kéo dài thành lông che chở or lông tiết

+hạ bì kích thước to hơn biểu bì

-nằm bên dưới biểu bì

-hình thành từ nguyên bì = cách phân chia theo mp //với bề mặt của
biểu bì

-có vách hóa mô cứng (THÔNG)

-che chở và dự trữ nước

+lỗ khí : lỗ thủng trên bề mặt biểu bì

-trao đổi khí và hơi nước

-có chứa lục lạp

-Cấu tạo: 2TB hình hạt đậu

khe lỗ khí (khoảng 1/1000mm2) và phòng dưới lỗ khí

-để giảm thoát hơi nước lỗ khí đặt ở một huyệt nhỏ gọi là giếng( cây khí
hậu khô) or huyệt to phủ đầy lông gọi là phòng ẩn lỗ khí( lá Trúc Đào)

-tế bào biểu bì rất non

-có 5 kiểu lỗ khí: >hỗn bào:hoàng liên


->dị bào : họ cải

>song bào: cà phê

>trực bào: cẩm chướng

>vòng bào: lá lốt

-có khoảng 300 lỗ khí/1mm2 mặt lá

+lỗ nước: ( thủy khổng) ( có ở lá Trà, họ Cúc, họ hoa Tán) khe lỗ h2o
luôn mở tiết nước ra ngoài, dưới khe lỗ h2o là mô nước.

+ lông che chở: -bảo vệ , giảm sự thoát hơi nước

tế bào sống or chết chứa đầy không khí làm cho lớp lông co màu trắng

lông ngứa chứa acid formic, đầu lông chứa silic nên giòn và dễ gãy

-tầng tẩm suberin:

- suberoid và chóp rễ

- bần và thụ bì

- vỏ hạt)
MÔ CHE CHỞ Ở RỄ
-không có biểu bì >>chóp rễ

-ở lớp hành tầng suberoid có vai trò bảo vệ như tầng hóa bần ở lớp
Ngọc lan:

>nhìu tb sơ cấp không xếp thành dãy xuyên tâm

>có vách tẩm chất bần (suberin)


BẦN

-bao bọc phần già (thứ cấp)

-tầng phát sinh bần-lục bì (chỉ có ở hạt trần và ngọc lan)

-nhìu lớp tb chết có vách tẩm chất bần

-không thấm nước và khí

-xếp thành dãy xuyên tâm

-không có khoảng gian bào

LỖ VỎ

-hình thành từ tb dưới lỗ khí phân chia, mất diệp lục >>tế bào bổ sung

-những tb chết có vách mỏng không hóa bần

THỤ BÌ (vỏ chết)

lớp mô phức tạp cấu tạo bởi lớp bần và các mô phía ngoài lớp bần đó
đã chết đi

MÔ CHE CHỞ Ở HẠT

-vỏ noãn ngoài biến chuyển thành nhiệm vụ che chở

A. Chóp rễ

B. Tầng lông hút


C. Vùng hóa bần

D. Cả A và C

4. Chọn câu sai về chóp rễ:

A. Cấu tạo bởi một lớp tế bào có chức năng che chở đầu ngọn rễ->
nhiều lớp tế bào

B. Không có ở cây ký sinh

C. Giống một bao trắng úp lên đầu ngọn rễ

D. Không có ở các loại rễ được phủ bởi lớp sợi nấm

5. Vùng lông hút:

A. Mang nhiều lông nhỏ, mịn, đầu tròn hoặc nhọn

B. Chiều dài vùng lông hút luôn không đổi đối với từng loài

C. Lông hút mọc từ phía trên xuống-> bắt đầu mọc từ phía dưới

D. Lông hút càng gần chóp rễ mọc càng dài

6. Chọn câu sai về vùng hóa bần:

A. Nằm trên vùng lông hút

B. Còn gọi là vùng phân nhánh

C. Lộ ra khi lông hút rụng đi

D. Một lớp tế bào tẩm suberin có chức năng bảo vệ

7. Trong vùng hóa bần, các rễ con mọc dài ra và mang đầy đủ các bộ
phận như rễ cái. Đặc điểm này có ở:
A. Ngành Thông

B. Ngành Ngọc Lan

C. Lớp Hành

D. A và B đúng-> có ở trên

8. Rễ trụ đặc trưng cho:

A. Ngành Thông -> là cây hạt trần vì sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá
noãn hở

B. Ngành Ngọc Lan

C. Lớp Hành

D. A và B đúng ( lớp Ngọc lan và cây hạt trần)

9. Rễ chùm đặc trưng cho:

A. Ngành Thông

B. Ngành Ngọc Lan

C. Lớp Hành

D. A và B đúng

10. Rễ chùm:

A. Có ở ngành Ngọc Lan

B. Rễ cái không phát triển nhiều

C. Các rễ con to gần bằng nhau ( vẫn đúng ý đỏ này) và gần bằng rễ cái
nên khó phân biệt
D. Rễ con mọc tua tủa thành bó ở gốc thân

11. Chọn câu SAI về rễ bất định:

A. Mọc trên bất kỳ vị trí nào của thân

B. Có thể mọc trên lá

C. Thường gặp ở lớp Hành trừ họ Lúa-> bao gồm họ Lúa và nhìu cây họ
Hành.

D. Rễ phụ ở cây Đa là rễ bất định

12. Chọn câu SAI về rễ ký sinh

A. Còn gọi là rễ mút

B. Không có chóp rễ

C. Dùng giác hút để lấy dưỡng liệu từ môi trường-> rễ chui vào vỏ các
cây chủ để hút dưỡng liệu.

D. Gặp ở loài cây ký sinh

13. Mô che chở ở rễ non là:

A. Chóp rễ

B. Tầng lông hút

C. Vùng hóa bần

D. Cả A và C
14. Cắt ngang rễ non lớp Ngọc lan ta thấy cấu tạo của rễ:

A. Đối xứng qua một trục

B. Đối xứng qua một mặt phẳng

C. Gồm hai vùng: vùng vỏ( dày, chiếm khoảng 2/3 trung trụ) mỏng,
trung trụ ( mỏng, cấu tạo đơn trụ) dày

D. Tất cả đều đúng

15. Chọn câu SAI về cấu tạo tầng lông hút ở rễ non cây lớp Ngọc lan:

A. Bởi một lớp tế bào sống

B. Tế bào lông hút có vách cellulose

C. Nhiệm vụ hút nước và muối khoáng

D. Tế bào lông hút có không bào to, nhân ở chân lông hút-> nhân ở
ngọn lông,Tế bào lông hút có không bào to.

16. Chọn câu SAI về ngoại bì ở rễ cây lớp Ngọc lan:

A. Gồm các tế bào tẩm chất suberin

B. Lộ ra khi lông hút rụng đi

C. Gồm một hay nhiều lớp tế bào tẩm chất bần nhưng có thể còn vách
cellulose

D. Sự tẩm chất bần ở tế bào ngoại bì thực hiện ngay dưới tầng lông hút
làm lông hút chết đi
17. Lục lạp có ở rễ cây:

A. Thủy sinh

B. Địa sinh

C. Khí sinh

D. Thủy sinh và khí sinh

18. Vùng tăng trưởng:

A. Nằm trên vùng lông hút-> nằm dưới

B. Giúp rễ sinh ra lông hút-> dài ra

C. Trên chóp rễ, láng, làm rễ mọc dài ra

D. A và B đúng

19. Chọn câu SAI về mô mềm vỏ ở rễ non lớp Ngọc lan:

A. Tế bào vách mỏng cellulose, có thể có yếu tố tiết dù là mô mềm ở rễ

B. Thường dễ phân biệt hai vùng: mô mềm vỏ ngoài( gồm tb hình tròn
hay đa giác xếp lộn xộn) và trong (gồm tb hc nhật xếp thành dãy xuyên
tâm và vòng đồng tâm)

C. Mô mềm vỏ ngoài xếp xuyên tâm, mô mềm vỏ trong xếp lộn xộn

D. Có chức năng dự trữ

20. Khi lông hút rụng đi, tầng tẩm chất bần xuất hiện thì rễ cây hô hấp
và trao đổi nhờ: ( một số tb của tầng hóa bần có vách vẫn còn
cellulose, nhờ những vị trí đó rễ có thể hô hấp và trao đổi được)

A. Những tế bào chưa chết còn lại của tầng lông hút
B. Bì khổng

C. Cả A và B

D. Tất cả đều sai

21. Chọn câu SAI về nội bì ở rễ non cây lớp Ngọc lan:

A. Là lớp tế bào ngoài cùng của vùng vỏ( trong cùng của vùng vỏ)

B. Luôn cấu tạo bởi những tế bào sống có đai Caspary

C. Giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trung trụ

D. Tế bào nội bì gồm một lớp, xếp khít nhau

22. Cấu tạo đơn trụ (chỉ có một trung trụ) gặp ở:

A. Rễ cây có hoa

B. Rễ cây ngành Quyết

C. Rễ cây Dương xỉ

D. Tất cả đều đúng

23. Trụ bì:

A. Gồm chỉ một lớp tế bào, nằm ngay dưới nội bì

B. Là lớp kế ngoài cùng của trung trụ sau nội bì

C. Tế bào trụ bì thường xếp xuyên tâm tế bào nội bì

D. Trên vùng hóa bần, rễ con mọc ra từ trụ bì

24. Chọn câu sai về bó dẫn ở rễ cấp 1 cây lớp Ngọc lan:

A. Bó gỗ 1 và libe 1 xếp xen kẽ trên một vòng


B. Gỗ 1 có mặt cắt tam giác, đỉnh quay ra ngoài, gồm mạch gỗ hướng
tâm và mô mềm gỗ

C. Libe 1 có mặt cắt hình bầu dục, sát trụ bì, phân hóa hướng tâm như
gỗ 1 ->cấu tạo mạch rây, tế bào kèm, mô mềm lipe ( bổ sung).

D. Số bó dẫn nhỏ hơn 10-> ( nhỏ hơn bằng 10 )

25. Tia ruột ở rễ non cây lớp Ngọc lan:

A. Gồm tia libe và tia gỗ

B. Cấu tạo bởi tế bào mô mềm (gỗ hoặc libe)

C. Nằm gữa gỗ và libe, đi từ tủy ra nội bì-> trụ bì

D. Tất cả đều sai

26. Cây họ Dừa: (dừa cạn) thì chọn hết

A. Lớp Ngọc lan

B. Có libe 2 và gỗ 2 ở rễ

C. Có bần ở rễ

D. Tất cả đều sai

27. Rễ cây lớp Hành: (1) Rễ láng( vì các tế bào của chóp rụng toàn bộ
không để lại dấu vết), (2) Thường không có cấu tạo cấp 2, (3) Có tầng
suberoid( không xếp thành dãy xuyên tâm vì thuộc cấu tạo cấp 1), (4)
Nội bì đai Caspary, (5) Nội bì tẩm chất suberin, (6) Nội bì tẩm chất gỗ
hình móng ngựa( ->có chất gỗ dày lên ở vách bên và vách trong tạo
thành nội bì hình chữ U( hình móng ngựa) , (7) Thường thiếu trụ bì, (8)
Hậu mộc không liên quan tiền mộc( mạch to ở quanh tủy), (9) Tầng
hóa bần gồm nhiều lớp tế bào tẩm suberin xuyên tâm
A. (1), (3), (4), (6), (7), (9)

B. (1), (2), (3), (4), (7), (9)

C. (1), (3), (4), (5), (6), (7)

D. (1), (2), (3), (5), (7), (8)

28. Lông hút ở rễ cây lớp Hành:

A. Không tồn tại

B. Có, có nguồn gốc từ chóp rễ

C. Có, sinh ra do tầng ngoài cùng của tầng phát sinh vỏ

D. Nguồn gốc giống lông hút rễ cây lớp Ngọc lan

29. Ở rễ của Lan............ có tầng............ chịu sự biến đổi đặc biệt của
nhiều lớp tế bào chết vách tẩm suberin, trên vách có những vân hình
xoắn hay mạng. Đó gọi là........... đảm nhiệm chức năng của.............

A. Khí sinh, hóa bần, giác, vùng hóa bần

B. Phụ sinh, hóa bần, mạc, vùng hóa bần

C. Khí sinh, lông hút, giác, lông hút

D. Phụ sinh, lông hút, mạc, lông hút

30. Tầng phát sinh bần – lục bì:

A. Vị trí cố định trong vùng vỏ cấp 1-> không cố định, trong vỏ cấp 1 từ
trụ bì đến tầng lông hút, cấu tạo bởi 1 lớp tế bào.

B. Vị trí không cố định từ nội bì đến tầng lông hút


C. Khi hoạt động sinh bần phía ngoài, nhu bì phía trong-> Khi hoạt động
tầng bì sinh tạo ra bần ở mặt ngoài: che chở, lục bì bên trong là mô
mềm cấp 2 : dự trữ. Bần và lục bì xếp thành dãy xuyên tâm.

D. Tất cả đều đúng

31. Thụ bì:

A. Là lớp bần chết

B. Là tất cả các mô chết bên ngoài bần

C. Là vỏ chết

D. Tất cả đều đúng

32. Tượng tầng:

A. Vị trí không cố định trong trung trụ

B. Một vòng tròn giữa libe 1 và gỗ 1 lúc mới thành lập->ở trong libe 1
và ngoài gỗ 1

C. Sinh ra libe 2 ở trong và gỗ 2 ở ngoài-> libe 2 ở ngoài, gỗ 2 ở trong.

D. Tất cả đều sai

33. Cây họ Dracoena:

A. Lớp Ngọc lan-> lớp hành

B. Có libe 2 và gỗ 2 ở rễ

C. Có bần ở rễ

D. Tất cả đều sai


34. Thành phần không luôn có ở libe 2:

A. Mạch rây

B. Tế bào kèm+ mô mềm libe

C. Sợi libe-> đôi khi có

D. Tia libe

35. Chọn câu sai về tia tủy cấp 2 ở rễ:

A. Đi xuyên qua các vòng libe 2 và gỗ 2 ( đúng )

B. Cấu tạo bởi những tế bào xuyên tâm

C. Đảm nhiệm sự trao đổi chất từ tủy( ruột) đến các mô bên ngoài(
đúng )

D. Hẹp, cấu tạo chỉ gồm 1 – 2 lớp tế bào( đúng )

36. Gỗ 2 ở rễ cây Hạt trần cấu tạo bởi:

A. Mạch xoắn Tiền mộc( gỗ 1)


B. Mạch vòng xoắn

C. Mạch hình thang quyết

D. Mạch chấm đồng tiền

37. Chọn câu sai:

A. Mạc có ở rễ khí sinh của Lan phụ sinh

B. Rễ khí sinh có lục lạp có nhiệm vụ quang hợp ( hay đồng hóa)
C. Rễ mọc trong nước có nhiều ( không có) lông hút lấy muối khoáng
từ nước, mô mềm có khuyết to

D. Rễ thủy sinh không có hoặc có rất ít mô nâng đỡ, số bó gỗ cũng rất ít

38. Rễ củ không bao giờ có:

A. Tượng tầng

B. Rễ phụ

C. Chồi bất định

D. Trụ bì

Sự phì đại của libe 2: củ cà rốt; sự phì đại của gỗ 2: củ cải trắng

39. Củ cà rốt là do sự phì đại của............, củ cải trắng là do sự phì đại


của............, củ mì là do sự phì đại của............, củ dền( hay củ cải
đường) là do............

A. Gỗ 2, Libe 2, Mô cấp 3, Gỗ 2

B. Libe 2, Gỗ 2, Libe 2, Mô cấp 3

C. Gỗ 2, Mô cấp 3, Gỗ 2, Gỗ 2

D. Libe 2, Gỗ 2, Gỗ 2, Mô cấp 3

40. Trong cấu tạo cấp 3, tượng tầng phụ xuất hiện:

A. Bên ngoài sát tượng tầng chính

B. Trong các lớp tế bào trụ bì đã phân hóa

C. Trong các lớp tế bào nội bì đã phân hóa

D. Tất cả đều sai


41. Tượng tầng phụ:

A. Nằm trong các lớp trụ bì

B. Nằm trong các lớp nội bì

C. Sinh ra bó gỗ và libe liên tục ( không liên tục)

D. Tất cả đều sai

42. Kiểu hậu thể gián đoạn ở rễ là do: ( hậu thể liên tục tia tủy hẹp)

A. Nhiều mạch hậu mộc to

B. Tia tủy rộng

C. Cấu tạo bất thường

D. Tất cả đều sai

38. Phân biệt rễ củ và thân củ nhờ:

A. Tượng tầng

B. Rễ phụ

C. Chồi bất định

D. Trụ bì

44. Rễ con phát sinh từ cụm tế bào sinh rễ, là những tế bào còn tính
phôi sinh của............

A. Tầng lông hút

B. Tủy

C. Nội bì
D. Trụ bì

45. Trong quá trình hình thành rễ con, túi tiêu hóa có nguồn gốc là các
tế bào............ để tiêu hóa các tế bào vùng vỏ của rễ cái trước ngọn rễ
con:

A. Tủy

B. Trụ bì

C. Nội bì

D. Mô mềm vỏ trong

46. Khi số bó gỗ ở rễ mẹ trên 2 bó, rễ con mọc ở............ bó gỗ, khi số


bó gỗ ở rễ mẹ có 2 bó, rễ con mọc ở............ bó gỗ:

A. Trước mặt – Hai bên

B. Hai bên – Trước mặt

C. Hai bên – Đối diện

D. Trước mặt – Đối diện

CÂU HỎI NGẮN:

Kể tên 5 vùng của rễ cây: cổ rễ, vùng hóa bần, vùng lông hút, vùng tăng
trưởng, chóp rễ.

Mô tả chóp rễ, vùng lông hút và nêu chức năng của nó

Kể tên các loại rễ

Nêu thành phần cơ bản của cấu tạo cấp 1 ở rễ cây lớp Ngọc lan, lớp
Hành
Các điểm khác cơ bản nhất giữa cấu tạo rễ cây lớp Ngọc lan và lớp Hành

Đặc điểm cấu tạo cấp 2 ở rễ cây lớp Ngọc lan

Các kiểu rễ bất thường, cho vài ví dụ mỗi loại

Mô tả ngắn gọn cấu tạo chóp rễ

Mô tả ngắn gọn cách mọc rễ con

Sự tăng trưởng của rễ là do đâu?

Kể tên các thành phần của libe 2, gỗ 2

You might also like