You are on page 1of 30

TẾ BÀO THỰC VẬT

Sự biến đổi vách tế bào


1. Vách lignocellulose
- Bao gồm các tế bào có vách cellulose thật (chưa biến đổi) và các tế bào có vách không phải
cellulose (linin hoặc lignon) là thành phần của gỗ(lignon hóa ) trong cây.Các vách cellulose
biến đổi theo dạng này gọi là hóa gỗ(thường gặp ở thực vật bậc cao)
- Gỗ có màu xanh với thuốc thử xanh methylen
2. Vách cellulose dạng bảo vệ
- Nhóm này bao gồm hỗn hợp của lignocellulose và chất dầu, là các vách biến đổi thành dạng
cutin hoá (cutin) hoặc suberin hoá (bần)
- Phân biệt với nhóm lignocellulose là tính không tan trong acid sulfuric
- Sự hoá bần: vách tế bào có thể biến đổi thành một chất có bản chất lipid gọi là chất bần
(suberin). Sự hoá bần chỉ gặp ở những tế bào mô che chở làm nhiệm vụ bảo vệ
- Sự hoá cutin: vách ngoài của tế bào biểu bì phủ thêm một chất có bản chất lipid gọi là chất
cutin. Tầng này dày hay mỏng phụ thuộc vào điều kiện sống của từng loại cây. Các cây mọc ở
vùng khô, nóng thường có tầng cutin rất dày
- Sự hoá sáp: mặt ngoài vách tế bào biểu bì có thể phủ thêm lớp sáp mỏng, trắng như phủ phấn
như ở vỏ quả Bí, Nho, Mía,…
1.Vách cellulose bảo tồn
- Các vách cellulose dạng bảo tồn hay gặp ở các loại vỏ hạt như hạt cà phê, hạt mã tiền.
- Nhóm này có tác dụng với các thuốc thử tương tự như nhóm cellulose thật.
2. Vách cellulose hóa nhày
- Nhóm này bao gồm cellulose và chất nhầy và được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây. Nếu
ở các hạt thì nhóm này có liên hệ với nhóm cellulose bảo vệ. Chúng hòa tan trong nước và bắt
màu xanh hoặc vàng với dung dịch iod, bắt màu với thuốc nuộm xanh methylene.
- Đôi khi mặt trong của vách tế bào còn phủ them lớp chất nhầy. Khi hút nước, chất nhầy này
trương nở và trở nên nhớt. VD: hạt é, hạt lanh, hạt của cây quả nổ
3. Vách cellulose hóa khoáng
- Sự hóa khoáng xảy ra trên toàn bộ hay từng phần của vách tế bào với các chất khoáng khác
nhau, trong đó thường gặp hơn cả là dioxit silic (SIO 2) và calci carbonat (CaCO3). Sự hóa
khoáng này làm cho vách tế bào them cứng rắn và bền hơn.
VD: Vách tế bào phủ them dioxyd silic thường gặp ở các cây họ Lúa, họ cói, họ Cỏ tháp bút.
Thể vùi loại lipid
- Là nhóm các chất phân bố rộng ở trong cây, thường gặp ở hạt, quả và vỏ cây
- Các lipid trong cây có thể là nhóm các chất dầu không bay hơi, dầu béo và nhựa hoặc sáp.
- Dầu không bay hơi thường xuất hiện ở các tế bào dự trữ ở hạt, mô mềm, tia ruột ở rễ và thân
rễ hoặc trong không bào của nguyên sinh chất
Thể lạp
1. Lạp lục
- Vị trí:
+ Là bào quan chỉ có ở thực vật và tảo
+ Có nhiều trong mô quang hợp chính ở phần thịt lá
+ Trong lá lục lạp thường tập trung ở biểu bì dưới và mô giậu
- Hình dạng:
+ Có thể có hình bầu dục, hình thấu kính, hình thoi
+ Kích thước rất nhỏ: 4 – 10 µm
- Chức năng:
+ Lạp lục là bào quan quang hợp, có chứa chất diệp lục.
+ Chất diệp lục có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ
năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH, đồng thời giải phóng khí
oxy từ nước.
2. Lạp màu
- Vị trí:
+ Là những thể lạp có màu: vàng, da cam, đỏ hay một dãy màu trung gian khác
+ Thường tạo cho cánh hoa, quả, lá, rễ cây những màu khác với màu diệp lục
+ Thuộc nhóm carotenoit
- Hình dạng: có nhiều hình dạng rất khác nhau như hình cầu, hình thoi, hình kim, hình dấu phẩy
hay hình khối nhiều mặt.
- Chức năng: quyến rũ sâu bọ để thực hiện thụ phấn và phát tán quả và hạt
3. Lạp không màu
- Vị trí:
+ Là loại lạp nhỏ không mang màu và thường gặp ở những cơ quan không màu của thực
vật bậc cao
+ Thường tập trung quanh nhân tế bào hoặc rải rác trong chất tế bào.
- Hình dạng: có hình bầu dục, hình tròn, hình thoi hay hình que
- Chức năng: là nơi đúc luyện tinh bột vì các glucid hoà tan trong chất tế bào thường kéo đến
lạp không màu rồi tích luỹ dưới dạng tinh bột.

MÔ THỰC VẬT
1. Mô phân sinh
a) Cấu tạo: Những tế bào non chưa phân hóa, vách cellulose, không có dự trữ dinh dưỡng,
xếp xít nhau
b) Chức năng
- Giúp cây phát triển về chiều dài và chiều rộng
- Biệt hóa, hình thành lên các loại mô khác có hình dạng và chức năng khác nhau
c) Phân loại

Mô phân sinh ngọn Mô phân sinh gióng Mô phân sinh bên

Vị Đám tế bào ở đầu ngọn rễ,


Ở một số cây họ Lúa Chỉ gặp ở lớp Ngọc lan
trí ngọn thân

- Phân chia rất nhanh, lộn


xộn không theo quy tắc nhất
- Làm rễ, thân cây phát triển theo chiều ngang
Cách định Làm thân tiếp tục
phát - Các tế bào dần dần dài ra mọc dài ở phía gốc - Sinh sản lần lượt đều đặn theo 2 phía thành 2
triển và biến đổi thành các thứ của các gióng thân lớp tế bào non, dần dần phân hóa thành 2 thứ mô
khác nhau
mô khác nhau, giúp cây dài
ra ở rễ và ngọn thân

Phân Tầng phát sinh - Đặt trong vỏ của rễ và thân


Bần - Lục bì
cây
- Phía ngoài tạo ra bần
- Phía trong tạo ra lục bì
loại
- Đặt trong trụ giũa của rễ và
Tầng phát sinh thân cây
Libe - Gỗ - Phía ngoài tạo ra Libe cấp 2
- Phía trong tạo ra gỗ cấp 2

2. Mô mềm
a) Cấu tạo: Tế bào vách mỏng bằng cellulose, hình đa giác hoặc hình cầu, xếp xít nhau hoặc
bong ra ở góc tế bào thành những khoảng gian bào rõ rệt
b) Chức năng
- Liên kết các mô khác với nhau
- Đồng hóa hay dự trữ
* Các loại mô mềm (phân loại dựa theo chức năng)

Mô mềm hấp thụ Mô mềm đồng hóa

Cấu Các lông hút của


Chứa nhiều lục lạp
tạo rễ

Hấp thụ nước và


Chức các muối vô cơ
Quang hợp
năng hòa tan trong
nước

Tế bào dài, hẹp, xếp


xít nhau như những
Mô giậu
chiếc cọc của bờ giậu,
Phân thẳng góc với mặt lá
loại
Mô xốp Tế bào không đều, để
hở những khoảng gian
(mô khuyết) bào lớn

3. Mô che chở
a) Cấu tạo: Các tế bào xếp xít nhau, vách tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí,
có thể hóa cutin hoặc hóa bần (suberin)
b) Chức năng: Bảo vệ các bộ phận của cây chống tác nhân có hại của môi trường ngoài
c) Phân loại

Biểu bì Bần

Cấu Bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần non của cây - Bởi nhiều tế bào chết bao bọc phần già
tạo của cây, màng đã biến thành chất bần
(suberin)
- Các tế bào hình chữ nhật, xếp thành
dãy xuyên tâm, vòng tròn đồng tâm
- Sự trao đổi khí xảy ra qua những khe hở
gọi là lỗ vỏ

Phân Xếp xít nhau, vách ngoài hóa cutin, có thể


loại khảm thêm chất silic hoặc một lớp sáp
Tế Trong tế bào không có lạp lục, đôi khi chứa
bào lạp không màu và các chất anthocyan hòa tan
biểu trong không bào

Dưới biểu bì có 1 - 2 lớp tế bào hạ bì

Trên biểu bì có lỗ khí và lông

Là những lỗ thủng trong biểu bì, dùng để trao


đổi khí

Kiểu hỗn bào: Lỗ khí bao bọc bởi những tế Thụ 1 lớp mô che chở, phủ thêm lên
bào bạn giống tế bào biểu bì bì bề mặt ngoài lớp bần
Kiểu trực bào: Lỗ khí bao bọc bởi những tế
bào bạn xếp thẳng góc với khe lỗ khí

Lỗ khí Kiểu dị bào: Lỗ khí được bao bọc bởi ba tế


bào bạn trong đó có 1 tế bào nhỏ hơn 2 tế
bài kia

Kiểu song bào: Lỗ khí được bao bọc bởi hai


tế bào bạn song song với khe lỗ khí

Kiểu vòng bào: Lỗ khí được bao quanh bởi


các tế bào bạn xếp nối tiếp nhau theo chiều
dài thành một vòng đai liên tục

Lông - Là những tế bào biểu bì mọc dài ra để tăng Chu Gồm: bần, tầng sinh bần, lục bì
che cường vai trò bảo vệ và giảm bớt sự thoát hơi bì
chở nước
- Tế bào của lông có thể vẫn còn sống hoặc đã
chết và chứa đầy lỗ khí

Có 5 loại lông che chở


- Lông đơn bào
- Lông đa bào
- Lông hình thoi
- Lông tỏa tròn
- Lông ngứa

4. Mô nâng đỡ
a) Khái niệm: Mô nâng đỡ còn gọi là mô cơ giới, là những tế bào có khả năng chịu lực tốt tựa
như bộ xương của cây.
b) Cấu tạo và chức năng:
Tế bào mô nâng đỡ có vách tế bào bằng cellulose dày lên hoặc biến đổi thành gỗ.
Mô nâng đỡ có tính chắc và tính co dãn rất lớn. TB mô cứng có thể bị đè nén rất
nặng mà không bị biến dạng. Mô nâng đỡ được phân bố ở các vị trí chịu lực trong
cây, có chức năng nâng đỡ cho cây.
c) Phân loại :
* Mô dày: cấu tạo bởi những tế bào sống có vách dày nhưng vẫn bằng cellulose, không có hiện
tượng lignin hoá. Tuỳ theo sự dày lên của tế bào mà được chia thành:
- Mô dày góc: là sự dày lên của vách tế bào có thể chỉ xảy ra ở góc tế bào.
- Mô dày tròn: là sự dày lên xảy ra một cách đều đặn xung quanh tế bào, khoang
tế bào thành 1 hình tròn.
- Mô dày phiến : vách tế bào chỉ dày lên theo hướng tiếp tuyến.
- Mô dày xốp : giữa các tế bào của mô dày có khoang gian bào.
Mô dày thường tập trung xa trung tâm, tại những chỗ lồi của cuống lá và thân cây.
* Mô cứng: cấu tạo bởi những tế bào chết có vách dày hóa gỗ ít nhiều, thường được đặt sâu
trong những cơ quan không còn khả năng mọc dài được nữa. Có 3 loại:
- Tê bào mô cứng :là các tế bào có đường kính đều bằng nhau, thường hình khối nhiều mặt, vách
dày hoá gỗ nhiều và có ống nhỏ trao đổi.
- Thể cứng : là nhũng tế bào mô cứng riêng lẻ tương đối lớn, có khi phân nhánh với các hình thù
đa dạng.
- Sợi mô cứng : cấu tạo bởi những tế bào dài hình thoi, có vách rất dày, ít nhiều
hoá gỗ và có nhiều ống trao đổi đi xuyên qua. Bao gồm :
+sợi vỏ: ở trong phần của vỏ cây . Bao gồm: Sợi vỏ thật, sợi trụ bì và sợi libe
+ sợi gỗ: nằm ở trong phần gỗ của cây.

5. Mô dẫn
- Là loại mô phức, gồm một số loại tế bào có cấu tạo khác nhau nhưng cùng chung nhiệm vụ dẫn
truyền các chất trong cây.
- Được cấu tạo bởi những tế bào dài xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song song với trục của
cơ quan làm nhiệm vụ dẫn nhựa. Có hai loại nhựa: nhựa nguyên và nhựa luyện
=> có hai loại mô dẫn chính: xylem (gỗ) dùng để dẫn nhựa nguyên và phloem (libe) dùng để dẫn
nhựa luyện.
*) Gỗ (xylem)
Sợi gỗ là những tế bào mô cứng, hình thoi dài, có khoang tế bào hẹp, vách dày hoá gỗ, trên đó có
ống nhỏ trao đổi đi xuyên qua. Các sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ.
Mô mềm gỗ
là những tế bào sống, làm nhiệm vụ dự trữ, vách có thể hoá gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose.
Đặc biệt, ta có những dải tế bào mô mềm, vách bằng cellulose, kéo dài theo hướng xuyên tâm, đi
xuyên qua các lớp gỗ thứ cấp và libe thứ cấp; đó là các tia ruột, giúp cho việc trao đổi chất giữa
trung tâm với phần vỏ.
Gỗ thường bị nhuộm xanh bởi phẩm xanh methylen trong phương pháp nhuộm kép.
*) Libe (Phloem)
Libe (phloem) là mô phức, bao gồm: ống mạch rây, tế bào kèm, sợi libe và mô mềm libe.
2) Mô mềm libe
Gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose có nhiệm vụ chứa chất dự trữ như tinh bột.
Những dải mô mềm, cấu tạo bởi những tế bào kéo dài theo hướng xuyên tâm, đi xuyên qua các
lớp libe cấp hai thì được gọi là tia ruột. Những tia ruột này, thường rất hẹp trong gỗ cấp hai và
loe rộng thành hình phễu trong libe cấp hai.
3) Sợi libe
Là những tế bào hình thoi dài có vách dày có thể hoá gỗ, có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
Trong phương pháp nhuộm kép, libe bị nhuộm hồng bởi son phèn.
=>. Các kiểu bó mạch dẫn
Các thành phần của libe (phloem) và gỗ (xylem) thường tụ họp thành từng đám gọi là bó mạch
sợi hay bó dẫn. Phân loại:
+ bó chồng: libe và gỗ tiếp xúc với nhau bởi một mặt
+ bó chồng kép: gỗ tiếp xúc với libe ở cả hai mặt: trong và ngoài
+ bó đồng tâm: libe bao quanh gỗ hoặc gỗ bao quanh libe
+ Bố xuyên tâm: bó libe và bố gỗ riêng, xếp xen kẽ với nhau theo hướng xuyên tâm
6. Mô Tiết
- là tập hợp các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết ra những chất được coi là cặn bã của cây như tinh
dầu, nhựa, gôm, tanin, 2.Cấu tạo và chức năng
- cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách bằng cellulose, có thể nằm phía trong hoặc ngoài cơ
quan của cây.
- Với chức năng tiết ra những sản phẫm bài tiết, mô tiết có thể được phân biệt bởi
cấu trúc bài tiết ngoài hoặc cấu trúc bài tiết trong
-Phân loại
a.Biểu bì tiết
là các tế bào biểu bì tiết ra tinh dầu thơm (Ví dụ: cánh Hoa hồng, hoa Nhài ), hoặc chúng tập
trung thành các tuyến thơm (hoa Lan thuộc họ Lan ).
Các tuyến mật tiết ra mật hoa cũng thuộc về loại này và có vai trò lôi cuốn sâu bọ.
b. Lông tiết
để chung cất tinh dầu hoặc để nhận biết các dược liệu. Lông tiết chia làm :
+ Lông tiết đơn bào: bao gồm một tế bào hình ống đơn lẻ, phía trên có phàn tiết
hình cầu
+Lông tiết đa bào: bao gồm một chân và một đầu tiết,trong đó chân và đầu có
thể là đơn bào hoặc đa bào.
c. Tế bào tiết
là những tế bào riêng lẻ ở rải rác trong mô mềm, dùng những chất do chính tế bào đó tiết ra: Tinh
dầu, chất myrozin, Tanin, chất nhày
d. Túi tiết và ống tiết: là những lỗ hổng hình cầu (túi) hay hình trụ (õng) bao bọc bởi các tế bào
tiết và đựng những chất do TB đó tiết ra. Có 2 cách tạo thành túi tiết và ống tiết:
+ Kiểu phân sinh:tế bào sinh ra túi tiết hay ống tiết phân chia nhiều lần rồi tách rời nhau ở phía
giữa tạo thành 1 khoảng trống rỗng, đựng chất tiết
+Kiểu dung sinh: tế bào sinh ra túi hay ống tiết phân chia nhiều lần rồi các tế bào
ở giữa bị tiêu hủy đi,thành 1 khoảng trống đựng chất tiết lẫn vói các mảnh vụn của tế bào đã bị
phá hủy
e. Ống nhựa mủ:
là những ống dài hẹp phân nhánh rất nhiều, chứa bên trong một chất lỏng trắng như sữa gọi là
nhựa mủ, ống có một lớp TB phủ lên vách cellulose, ở giữa là một khoang bào lớn đựng nhựa
mủ. phân loại:
+ ống nhựa mủ không có đốt: bởi vài TB mọc dài vô hạn, không phân nhánh hoặc phân nhánh
thành 1 mạng ống
+ ống nhựa mủ chia đốt: bởi những Tb xếp nối tiếp nhau thành tững dẫy

RỄ
I/ Khái niệm :
Rễ là cơ quan dinh dưỡng của cây, thường mọc dưới đất theo hướng từ trên xuống, để giữ chặt
cây xuống đất, đồng thời có nhiệm vụ hấp thu nước và các muối vô cơ hòa tan để nuôi cây. Một
số rễ còn tích lũy chất dinh dưỡng. Rễ không bao giờ mang lá, không có lục lạp trừ rễ khí sinh
của họ Lan.
III/ Các loại rễ cây:
Rễ có nhiều kiểu khác nhau, có chức năng sinh lí khác nhau:
- Rễ trụ (rễ cọc):
+ Rễ cái phát triển từ rễ phôi
+ Là rễ chính của cây phát triển hơn rẽ con , hướng thẳng từ trên xuống đấm sâu xuống đất
+ Đặc trưng : ngành Thông và Ngành Ngọc Lan
- Rễ chùm:
+ Rễ cái không phát triển mạnh hoặc chết đi nhiều rễ con được sinh ra từ dưới thân
+ Hệ thống rễ phát triển giống nhau
+ Đặc trưng : lớp Hành
- Rễ phụ:
+ Nguồn gốc nội sinh , sinh ra từ thân, cành, lá, phần dưới của thân gần đất
+ Sau khi chạm đất sẽ to dần -> cột
Ví dụ: cây đa, si, ngô, mía, tre…
- Rễ củ:
+ phát triển từ rễ cái hoặc rễ con
+phát triển mạnh , có thể phồng to lên vì tích lũy nhiều chất dự trữ: tinh bột, inulin. Ví dụ rễ: cây
Bạch chỉ, Khoai lang, Cà rốt…
- Rễ bám:
+ rễ mọc từ các mấu thân để cây cây bám chắc vào giàn
+ Ví dụ : rễ cây Lá lốt.
- Rễ giác mút ( rễ kí sinh )
+ Rễ thực vật kí sinh , nửa kí sinh
+ rễ đâm sâu vào mô mềm , bó mạch của cây chủ để hấ thụ chất hữu cơ cần thiết
- Rễ khí sinh
+ rễ mọc trong không khí , có diệp lúc ( Ngọc Lan)
+ Mặt ngoài : lớp mô xốp bao bọc -> hút hơi ẩm của không khí
- Rễ hô hấp
+ Sống trong đầm lầy -> hấp thụ không khí khó khăn
+rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt nước để cung cấp không khí cho các phần rễ phía dưới
+ Ví dụ : rễ cây bụt mọc, cây bần…
- Rễ biểu sinh:
+ Bám vào vỏ những cây gỗ lớn nhờ những rễ dẹt
+ Có khả năng hấp thụ nước chảy dọc theo thân gỗ
+ Lớp tế bafp bên ngoài rễ có chưa diệp lục
+ Ví dụ họ Lan…
- Rễ cà kheo (rễ chống):
+ là rễ phụ phát triển mạnh về nhiều phía , mọc vững chắc xuống đất để tăng sức chống đỡ cho
cây.
+ Ví dụ cây Đước…

* Cấu tạo sơ cấp của rễ cây ( hành +ngọc lan)


 Tầng lông hút:
- Tế bào ngoài kéo dài
- Hút nước và muối vô cơ
- Ngoại bì :
+ 1 hoặc nhiều lớp tế bào
+ vách tế bào hóa bần , gỗ
 Vỏ sơ cấp
- Mô mềm vỏ :
+ tầng sinh vỏ của MPS đầu ngọn rễ
+ Vách bằng celluloze , mỏng
- Nội bì :
+ Tầng sinh vỏ của MPS đầu ngọn rễ
+ 1 lớp tế vào vách bằng celluloze
+ Xuất hiện tế bào vách hóa bần ở vách xuyên tâm ( đai caspari)
( lớp hành thường là u - cung chữ u)
+ Giảm nước vào trụ giữa
+ Chứa tinh bột ( đai tinh bột)
 Trụ giữa
- Trụ bì
+ tế bào vách mỏng xen kẽ tế bào nội bì
+ Phân sinh (Ngọc Lan) - 1 lớp - Trong miền hóa bần khả năng hình thành rễ con
+ Hóa mô cứng ( Hành) - nhiều lớp tế bào - k có cấu tạo cấp 2 chỉ có cấp 1 - Tăng tính cứng của
cây
- Hệ thống dẫn
+ Libe cấp 1
+ Gỗ cấp 1
+ bó libe gỗ xếp xen kẽ , 1 vòng ( đơn trụ) . Gỗ phân hóa hướng tâm
- Mô mềm ruột: gồm các tế bào mô mềm giống các tế bào mô mềm của yếu tố dẫn
- Tia ruột: xen kẽ giữa các bó libe và bó gỗ
Cấu tạo thứ cấp của rễ cây lớp ngọc lan
- Những lá đầu tiên xuất hiện thì trong rễ cây đã chuyển sang cấu tạo cấp 2 . Sự phát triển
này do hoạt động của 2 tầng phát sinh:
+ tầng phát sinh ngoài ( tầng phát sinh bần – lục bì -> tầng sinh bần )
+ tầng phát sinh trong ( tầng phát sinh gỗ - libe -> tầng sinh gỗ)
 Tầng phát sinh ngoài :
- Vị trí: nằm ở phần vỏ , từ trụ bì trở ra biểu bì
- Ngoài: sinh bần ( tế bào chết , vách hóa bần )
- Trong: sinh lục bì (tế bào sống vách mỏng bằng xenluloze)
 Tầng phát sinh trong
- Vị trí: giữa libe cấp 1 và gỗ cấp 1
- Ngoài: sinh libe cấp 2 ( mạch rây , tế bào kèm , mô mềm libe , sợi libe)
- Trong: sinh gỗ cấp 2 (mạch gỗ , mô mềm gỗ , sợi gỗ )
 Mô mềm ruột: kém phát triển
 Tia ruột: tế bào vách mỏng bằng xenluloze . Trao đổi chất , khí giữa mô mềm ruột và tổ
chức bên trong

SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CẤU TẠO THỨ CẤP RỄ CÂY LỚP NGỌC LAN

THÂN CÂY
1.Phân loại Thân cây
Tùy theo nơi sống và dạng sống, người ta chia thân cây thành 2 loại:
- Thân khí sinh : thân nằm hoàn toàn trên mặt đất
- Thân địa sinh : mọc ở dưới đất nhưng không bị nhầm lẫn với rễ vì có mang lá biến đổi thành
vảy khô hay mọng nước.
a)Thân khí sinh
- Thân đứng: thân cây gỗ to, hóa gỗ và phân nhánh. VD: cây cau,sấu,ổi,...
+ Thân cột: thân hình trụ, thẳng, không phân nhánh,mang một bó lá ở ngọn. VD: cây
dừa,cau,..
+ Thân rạ: rỗng ở các gióng và đặc ở các mấu. VD: cây lúa, tre, trúc,....
-Thân bò: thân không đủ cứng để mọc thẳng đứng nên mọc bò trên mặt đất. VD: dâu tây, rau
má,...
-Thân leo: thân không đủ cứng rắn để mọc thẳng một mình nhưng lại có thể dựa vào các cây
khác hoặc giàn leo để vươn lên, đưa lá ra ánh sáng.
+Thân quấn: dây leo bằng cách tự quấn chung quanh giàn hoặc giá đỡ. VD: thiên lý, mồng
tơi,...
+ Tua quấn: cành hay lá biến đổi thành sợi xoắn, dùng để quấn chặt vào cây , giàn. VD : tua
quấn đậu hà lan, bí đao, mướp,...
+Thân có thể đeo hoặc nhờ bám như trầu không, tầm gửi, lá lốt,..
b) Thân địa sinh
-Thân rễ: thân cây dài, mọc nằm ngang dưới đất, trông như rễ, nhưng khác rễ vì mang lá biến đổi
thành vẩy khô, trong thân rễ có chứa nhiều chất dự trữ như tinh bột. VD: gừng , giềng , nghệ,
thiên niên kiện,..
-Thân hành: thân đứng thẳng rất ngắn, mặt dưới mang rễ xung quanh mang nhiều lá biến đổi
thành vảy khô mọng nước và chứa nhiều chất dự trữ
+Thân hành áo: các lá mọng nước bên ngoài bao bọc hoàn toàn các vảy bên trong. VD:
hành, tỏi,..
+Than hành vẩy: các lá mọng nước úp lên nhau. VD: bách hợp,...
+Thân hành đặc: phần thân cây gọi là phiến tương đối dày và chứa nhiều chất dự trữ còn có
các vẩy mỏng và khô có tác dụng che chở. VD: la dơn
-Thân củ: thân phồng lên vì chứa nhiều chất dự trữ. VD: khoai tây, củ su hào,..
2. Cấu tạo giải phẫu thân cây
*Cấu tạo sơ cấp thân cây lớp Ngọc lan:
- Biểu bì:
+ 1 lớp tế bào sống, không có diệp lục, vách ngoài hoá cutin
+ Có lỗ khí, lông che chở, lông tiết, lông ngứa
- Vỏ sơ cấp:
+ Mô dày: dưới biểu bì, vách dày cellulose, làm nhiệm vụ nâng đỡ
+ Mô mềm vỏ: nhiều lớp tế bào sống, vách mỏng bằng cellulose, chứa nhiều lục lạp.
+ Nội bì: lớp tế bào trong cùng của vỏ, gồm 1 lớp tế bào sống chứa nhiều tinh bột.
- Trụ giữa: (có cấu tạo đơn trụ)
+ Trụ bì: 1 hoặc nhiều lớp tế bào, xếp xen kẽ với tế bào nội bì, vách có thể hoá mô cứng.
+ Hệ thống dẫn: bó libe-gỗ xếp 1 vòng tròn, bó chồng hở, gỗ phân hoá ly tâm, có tiền tầng sinh
gỗ
+ Ruột và tia ruột
*Cấu tạo sơ cấp thân cây lớp Hành:
- Biểu bì:
+ Tế bào sống, vách ngoài hoá cutin, không diệp lục
+ Có thể có vòng mô cứng dưới biểu bì
- Vỏ sơ cấp:
+ Mô mềm vỏ: nhiều lớp tế bào sống xếp sát nhau, vách mỏng
+ Nội bì: 1 lớp tế bào mỏng nằm sát lớp trụ bì hoá mô cứng ở bên trong
- Trụ giữa: (có cấu tạo đa trụ)
+ Trụ bì: thường hoá mô cứng để làm nhiệm vụ nâng đỡ
+ Hệ thống dẫn: bó libe-gỗ xếp nhiều vòng, bó mạch kín, không có tiền tầng sinh gỗ
+ Mô mềm ruột: phần mô mềm ở trong cùng
*Cấu tạo thứ cấp thân cây lớp Ngọc lan:
- Tầng phát sinh bần-lục bì:
+ Vị trí: không cố định trong vỏ cấp 1, từ trụ bì đến biểu bì
+ Phía ngoài: sinh bần (tế bào chết, vách hoá bần, có lỗ vỏ)
+ Phía trong: sinh lục bì (tế bào sống, thường hình chữ nhật, xếp đều đặn)
- Tầng phát sinh libe-gỗ:
+ Vị trí: cố định trong trụ giữa, nằm giữa libe cấp 1 và gỗ cấp 1
+ Phía ngoài: sinh libe cấp 2 (mạch rây, mô mềm libe, sợ libe, tế bào kèm)
+ Phía trong: sinh gỗ cấp 2 (mạch gỗ, mô mềm gỗ, sợi gỗ)
-Mô mềm ruột và tia ruột
LÁ CÂY
A) CÁC PHẦN CỦA LÁ CÂY
1,CÁC PHẦN CHÍNH CỦA LÁ
*Phiến lá
- Là phần rộng, mỏng và thường có màu xanh. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại lá cây
đều có màu xanh, hoặc đều rộng và mỏng
*Cuống lá
- Nối giữa phiến lá và cành. Là phần hẹp và dày. Một số lá không cuống. Cuống lá rất đa
dạng về chiều dài, độ dày và hình dạng.
*Bẹ lá: rộng và ôm lấy thân
2,Các phần phụ
+Lá kèm là những bộ phận nhỏ , mỏng , mọc ở phía gốc cuống lá như các cây thuộc họ Bông
( Malvaceae ) .
Lá kèm thường mọc ở bên cạnh , có thể lớn hoặc nhỏ hơn lá , mọc nhanh ( thường có hai lá ) ở
gốc của cuống lá , có khi lá kèm rụng sớm
Lá kèm có thể rời hoặc dính liền nhau như các lá kèm thuộc của một số cây họ Cà phê
(Rubiaceae).
Lá kèm có thể dính liền vào cuống lá như ở lá cây hoa hông
Cũng có thể gặp ở một số loài có lá kèm lớn , hình dạng tương tự như lá . Những đặc điểm đó rất
có ích cho việc phân loại cây cỏ .
Một số loài không có lá kèm hoặc lá kèm rụng sớm khi lá cây trưởng thành .
Một có lá kèm có hình dạng giống phiến lá .
+Lưỡi nhỏ là những bộ phận mỏng và nhỏ mọc ở chỗ nối liền phiến lá và bẹ lá . Ví dụ : họ Lúa
+Bé chìa là phần màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân .
Bẹ chìa là đặc điểm đặc trưng cho họ Rau giăm ( Polygonaceae ) .
Mỗi phần phụ các em tự vẽ ra 1 hình
b) PHÂN LOẠI LÁ CÂY
1,Các kiểu lá:
* Lá đơn và lá kép: phân chia dựa vào sự phân nhánh của cuống lá.
- Lá đơn: loại lá có cuống không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá.
- Lá kép: là lá có cuống phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến lá nhỏ gọi là lá chét. Có hai loại
lá kép:
+ Lá kép hình lông chim: các lá chét xếp đều đặn hai bên cuống chính. Dựa theo số lần phân chia
có lá kép hình lông chim hai lần, ba lần. Dựa theo số lá chét có: lá kép lông chim chẵn, lẻ.
+ Lá kép hình chân vịt: các lá chét xuất phát từ một điểm chung ở đầu cuống lá như lá cây Ngũ
gia… có lá kép chân vịt loại 3 lá chét, lá kép chân vịt loại 5-9 lá chét
c) Cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp ngọc lan và lá cây lớp hành
1,Cấu tạo lá cây lớp Ngọc Lan:
- Phiến lá:
+ Biểu bì trên cấu tạo bởi 1 lớp tế bào sống, không có lỗ khí, không có diệp lục, vách ngoài hóa
cutin
+ Biểu bì dưới có lỗ khí
+ Thịt lá là lớp mô mềm nằm giữa 2 lớp biểu bì có cấu tạo đồng thể hoặc dị thể
(đồng thể là giữa 2 lớp biểu bì chỉ có 1 thứ mô)
(dị thể là giữa 2 lớp biểu bì có những thứ mô khác nhau, dị thể bất đối xứng là mặt trên và mặt
dưới cấu tạo bởi những loại mô khác nhau như mô giậu và mô khuyết; dị thể đối xứng là nếu mặt
trên và mặt dưới lá có cấu tạo bởi những loại mô giống nhau)
+ Gân giữa: Có khi lồi lên ở cả 2 măt, có khi chỉ lồi ở mặt dưới còn mặt trên thì phẳng hoặc lõm
• Ngoài cũng là 2 lớp biểu bì trên – dưới có cấu tạo bởi những tế bào kéo dài theo chiều dọc của
gân giữa
• Dưới biêu bì thì có 1 lớp mô dày cấu tạo bởi những tế bào có vách dày bằng cellulose làm
nhiệm vụ nâng đỡ
• Ở giữa là hệ thống mạch dãn bao gồm gỗ và libe: các bó mạch dẫn có thể xếp thành 1 hình
cung hoặc 1 vòng tròn đầy đủ libe ở phía ngoài gỗ ở phía trong, có thể có các túi tiết
- Cuống lá: Gồm có:
+ biểu bì: Cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật theo chiều dài cuống lá đôi khi có lông che
chở
+ Mô dày: đặt ở dưới những lỗ chồi lên của biểu bì làm nhiệm vụ nâng đỡ
+ Mô mềm vỏ : trong đó có thể có mô khuyết; ống tiết; thể cứng
+ Các bó mạch dẫn xếp theo một cung or một vòng tròn, bó to ở phía dưới bó nhỏ ở phía trên,
libe ngoài gỗ ở trong. Xung quanh libe nhiều khi có thêm cung mô cứng
- Cấu tạo của bẹ lá:
Cùng giống như cấu tạo của phiến là gồm nhiều biểu bì ở cả 2 mặt, giữa là mô mềm diệp lục
đựng các bó libe gỗ xếp theo hình cung

2, Cấu tạo giải phẫu lá cây lớp hành


-Ở các cây lớp Hành chỉ có cấu tạo Cấp 1.
- Phần thịt lá thường cấu tạo bởi mô mềm diệp lục đồng hóa (Mô mềm có thể là: Mô mềm hình
giậu hoặc Các tế bào hình tròn hay nhiều cạnh), không phân hóa thành hai thứ mô khác nhau.
+ Không có mô dày, mô cứng phát triển nhiều tạo nên những cột nâng đỡ nối liền các bó dẫn với
biểu bì hoặc tạo thành cái bao xung quanh các bó libe-gỗ.
+ Mô mềm của 1 số cây thuộc lớp Hành có những đám tế bào (gọi là tế bào bọt) có nước có
nhiệm vụ làm lá cuộn lại theo chiều dọc để giảm bớt sự thoát hơi nước khi trời hanh khô.
+ Số lượng mạch gỗ trong các cây lớp Hành giảm rất nhiều nhưng mạch thường khá rộng.
+ Rất nhiều bó libe-gỗ xếp đều thành 1 hàng trong phiến lá, tương ứng với các gân lá song song.
+ Lỗ khí có ở cả hai lớp biểu bì.
+ Gân giữa thường to hơn các gân phụ.
+ Tinh thể Calci oxalat thường ở dưới dạng những bó tinh thể hình kim.
- Ở các cây chịu hạn thì lỗ khí có thể đặt ở đáy một cái giếng trong lá. VD: Dứa mỹ,...
- Trong lá các cây Tre, Cỏ tranh,... các tế bào có vách xếp nhăn nheo như khúc cuộn não.
- Ở các cây họ Lúa vách tế bào biểu bì có thể khảm thêm chất silic.

3,So sánh lá cây lớp Hành và lá cây lớp Ngọc Lan


* Giống nhau:
- Cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng
- Có biểu bì trên, biểu bì dưới
- Biểu bì dưới đều có lỗ khí
- Thịt lá là lớp mô mềm đồng hóa, có hệ thống dẫn.
- Bó mạch kín, giữa libe và gỗ không có mô phân sinh
* Khác nhau:

Lá cây lớp Ngọc Lan Lá cây lớp Hành

Cấu tạo chung - Gân hình lông chim chia Gân lá song song, không có
làm 2 phần: lõi ở giữa là gân sự phân chia phiến lá với gân
chính, phiến ở 2 bên lá
Phiến lá - Biểu bì trên không có lỗ khí, - Vách tế bào có thể khảm
không có diệp lục, vách hóa thêm chất silic, tinh thể canxi
cutin oxalat
-Thịt lá: Cấu tạo đồng thể - Cả 2 biểu bì trên dưới có lỗ
hoặc dị thể khí.
- Có mô giậu, mô khuyết - không có mô giậu, mô
- Có mô dày trên, mô dày khuyết.
dưới - không có hạ bì, không có
mô dày
- Có hạ bì trên, hạ bì dưới
- có mô cứng, tạo thành nhiều
- Không có mô cứng
cột nâng đỡ

Hệ thống dẫn - Bó mạch hình vòng tròn Nhiều bó libe- gỗ xếp thành
hoặc hình cung, libe ở ngoài nhiều hàng trong phiến lá,
gỗ ở trong libe ở dưới gỗ ở trên, mạch
- ngoài libe có đám sợi xếp gỗ to và ít.
rời tạo thành vòng tròn bao - Không có đám sợi
quanh libe- gỗ

HOA
PHẦN 1 : CÁC KIỂU TIỀN KHAI HOA
Khái niệm :
- Tiền khai hoa là cách sắp xếp các bộ phận của bao hoa trong một nụ hoa trước khi trước khi nở.
- Dựa vào đặc điểm của tiền khai hoa giúp ta có thể phân loại được cách sắp xếp của đài hoa và
tràng hoa trên một hoa.

Các kiểu
tiền khai Đặc điểm Hình vẽ
hoa

- Bao hoa nhỏ, nhiều chưa phân hóa, rời nhau,


xếp kế tiếp theo hình xoắn ốc liên tục từ trong ra
ngoài trên đế hoa, khi hoa nở từng cánh mở từ
1.Tiền khai ngoài vào trong.
hoa ốc
-Thường gặp ở các họ thực vật thộc ngành Ngọc
Lan nguyên thủy
Vd: Hoa Mộc Lan hay hoa Sen
-Trên một vòng có 5 bộ phận, các bộ phận này
2. Tiền của bao hoa xếp thành vòng, lần lượt úp lên
khai hoa nhau, mép cánh này phủ lên mép cánh kia. Chiều
vặn vặn có thể thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Vd: Hoa Long Bởm.

- Trên một vòng có 5 bộ phận.Trong 5 cánh của


bao hoa có 1 cánh nằm ngoài hai cánh bên cạnh
3. Tiền và 1 cánh khác nằm trong hai cánh bên cạnh, 3
khai hoa cánh còn lại có dạng như tiền khai vặn. Trật tự
lợp của 2 cánh lợp thay đổi tùy loài cây.
Vd: hoa mẫu 5 mẫu

-Trên 1 vòng có 5 bộ phận, Hai bộ phận hoàn


4. Tiền toàn ở ngoài, hai bộ phận hoàn toàn ở trong, một
khai hoa bộ phận nửa ngoài nửa trong
ngũ điểm
Ví dụ: Hoa Mù u, Bồ hòn

- Có 5 bộ phận xếp đối xứng 2 bên. Cánh lớn


nhất là “cánh cờ” ở ngoài cùng , 2 cánh chim ở
5.Tiền khai
hai bên bị phủ bởi cánh cờ và phủ lên 2 cánh thìa
hoa cờ
ở bên trong. Kiểu này đặc trưng cho câu họ
đậu(Fabaceae)

-Trong 5 cánh hoa, cánh nhỏ nhất ở trong cùng


hai mép bị hai cánh ở giữa phủ lên. Mép còn lại
6.Tiền khai của hai cánh giữa lại bị hai cánh ngoài cùng xếp
hoa thìa cạnh nhau phủ lên.
Hình vẽ sai
Các bộ phận của bao hoa xếp thành vòng , đặt
cạnh nhau , mép không phủ lên nhau ,có thể gập
7.Tiền khai vào trong hoặc ra ngoài
hoa van
Ví dụ: đài hoa của họ Bụp (Malvaceae), họ nho
(Vitaceae), họ xoan ( meliaceae)

8.Tiền khai
Khi có hai cánh hoa hoàn toàn nằm ngoài (cánh
hoa xen
trước và cánh sau), ba cánh kia bị chồng lên một
hàng
mép hay cả 2 mép
(luân xen ,
Ví dụ tràng của mao cấn (Ranunculus)
nanh xấu )

Xem lại các kiểu tiền khai hoa trong sách cho chính xác vì sai rất nhiều
PHẦN 2: CÁC KIỂU ĐÍNH NOÃN

Các kiểu Đặc điểm Hình vẽ

Trong bầu chỉ có một noãn duy nhất


Đính noãn gốc đính trên gốc bầu nối liền với đế hoa
Ví dụ: họ Rau răm, Cúc
Đính noãn
thân: Noãn
đính trên bộ
phận có nguồn
gốc từ thân Trong bầu có nhiều noãn được đính
trên một cột trung tâm, là phần kéo
Đính noãn trung dài của đế hoa, ở trong khoang của
tâm bầu một ô
Ví dụ: họ Cẩm chướng
Bầu có một ô do một lá noãn tạo
Đính thành (họ Đậu) hoặc do nhiều lá
noãn noãn tạo thành (họ Cải), các noãn
bên đính trên mép của lá noãn thành từng
dãy trên vách trong của bầu

Đính noãn
mép
Bầu do nhiều lá noãn tạo thành
nhưng mép các lá noãn cuốn vào
Đính
giữa bầu, tạo thành những ô kín
noãn
riêng (số ô trong bầu bằng số lá
trung
noãn), các noãn vẫn đính vào mép
trụ
Đính noãn lá: các lá noãn này, trong như đính vào
Các noãn được một cái cột ở giữa bầu
đính trên lá
noãn, là những
bộ phận có
nguồn gốc từ lá

Các noãn phủ hết mặt trong của lá


Đính noãn vách
noãn (tức vách trong của bầu)

Bầu một ô do nhiều lá noãn tạo


thành, nhiều noãn đính vào những
phiến mỏng xuất phát từ gân giữa
Đính noãn giữa của mỗi lá noãn mọc vào trong
khoang của bầu. Kiểu này hiếm gặp
PHẦN 3: CÁC KIỂU CỤM HOA ĐƠN VÔ HẠN, CỤM HOA ĐƠN CÓ HẠN

Các kiểu cụm


Đặc điểm VD Hình vẽ
hoa đơn

Cụm
hoa đơn
vô hạn Trục cụm hoa không phân nhánh
Hoa Bưởi, hoa Ly,
mang các hoa có cuống mọc so le
Chùm Phong lan, Muồng lá
Mỗi hoa nằm ở kẽ một lá bắc, hoa ở
tròn
dưới nở trước

Trục cụm hoa không phân nhánh


mang các hoa không cuống
Các hoa dính sát vào trục cụm hoa
Có 3 đặc điểm:
Bông đuôi sóc: Cụm hoa bông mang
toàn hoa đơn tính và mọc thõng
xuống giống đuôi sóc
Mã đề, Cỏ xước, hoa
Bông VD: Tai tượng
Huệ
Bông mo: Bông có trục cụm hoa nạc
và được bao bọc bởi một lá bắc to,
gọi là mo
VD: Bán hạ
Buồng: Thực chất là những bông mo
nhưng trục cụm hoa phân nhánh
VD:Cau

Có cấu tạo theo kiểu chùm nhưng


Ngù các hoa ở dưới có cuống dài để đưa Phượng vĩ
các hoa lên trên cùng một mặt phẳng

Tán Trục cụm hoa rút ngắn lại mang các Các cây họ Cần
hoa có cuống mọc tỏa ra trông như (Apiaceae)
phát sinh từ một điểm
Các lá bắc tụ họp ở gốc các cuống
hoa, gọi là tổng bao lá bắc, có nhiệm
vụ bảo vệ các hoa khi còn chưa nở
Hoa ở phía ngoài nở trước, hoa phía
trong nở sau
Trục cụm hoa rút ngắn lại, phồng
lên như cái đầu, trên đó mang nhiều
hoa không cuống
Mỗi hoa mọc ở kẽ lá bắn mỏng gọi
Các cây họ Cúc
là vẩy
Đầu (Asteraceaea): hoa
Quanh đầu còn có những lá bắc
Đồng tiền, Cúc
khác họp thành một tổng bao lá bắc,
bảo vệ các hoa khi còn là nụ
Hoa ở phía ngoài nở trước rồi lần
lượt vào phía trong

Cụm hoa có hạn nhưng sự hình


thành các chồi bên chỉ xảy ra từng
cái một
Hai dạng:
Xim 1 ngả hình đinh ốc: các chồi
bên hình thành không cùng một
Xim 1
hướng La dơn, Vòi voi
ngả
VD: hoa La dơn
Xim 1 ngả hình bọ cạp: các chồi bên
hình thành về một phía làm cụm hoa
uốn cong lại như đuôi bọ cạp Hình đinh ốc Hình bọ
VD: Vòi voi cạp
Hoa ở đối diện với lá bắc

Cụm hoa có hạn nhưng sự hình


thành các chồi bên ở mỗi cấp xảy ra
Xim 2 ở hai phía từng đôi một, đối diện
Mẫu đơn
Cụm ngả nhau
hoa đơn Tận cùng mỗi nhánh xó một hoa,
có hạn hoa này luôn nở trước hoa ở hai bên
(Xim)

Cụm hoa có hạn nhưng mỗi cấp có


Xim
hơn hai chồi bên hình thành
nhiều
Hoa của cấp trước luôn nở trước hoa
ngả
của cấp sau

Kiểu cụm hoa xim đặc biệt, đặc


trưng cho họ Bạc hà (Lamiaceae)
Ở các nách lá gần đầu thân hay cành
Ích mẫu, Kinh giới,
Xim co mọc ra các hoa, các nhánh của cụm
Hương nhu
hoa rất ngắn trông như từ một chỗ
tỏa ra và xếp sát vào nhau
6.4 Trình bày các kiểu tràng hoa
Chia làm 4 nhóm:
 Tràng đều
 Cánh rời
1. Hình hoa hồng: phiến rộng, móng ngắn.
(vd: hoa Hồng…)
2. Hình hoa cẩm chướng: móng dài và nhọn, phiến nhỏ hơn hồng.
(vd: hoa Cẩm chướng…)
3. Hình chữ thập: gồm 4 tràng gắn liền với nhau thành hình chữ thập.
(vd: hoa họ Cải…)
 Cánh liền
1. Hình bánh xe: có 5 cánh hoa xòe rộng ra, phần móng dính với nhau nhưng ngắn.
(vd: hoa Cà, hoa Ớt, hoa Khoai tây…)
2. Hình nhạc: phần họng phình to ra, phần phiến ngắn và xòe ra.
(vd: hoa Benladon…)
3. Hình chuông: phần họng phình ra, phần phiế xòe ngang ra như chuông.
(vd: hoa Đẳng sâm, hoa Cát cánh…)
4. Hình phễu: phần họng dính với nhau, thuôn dài; phiến xòe hơi ngang ra.
(vd: hoa Bìm bìm, hoa Cà độc dược…)
5. Hình đinh: phần họng dính với nhau, dài; phiến xòe ngang như mũi đinh.*****
(vd: hoa Đinh hương, hoa Mẫu đơn…)
6. Hình ống: họng thẳng nhưng không có phiến xòe.
(vd: bên trong cùng của hoa Cúc…)
 Tràng không đều
 Cánh rời
1. Hình hoa lan: có 6 bộ phận: 3 bộ phận ngoài là cánh đài, 3 bộ phận trong là tràng hoa.
(vd: hoa họ Lan…)
2. Hình bướm: 1 cánh to nhất bao chùm bên ngoài là cánh cờ, 2 cánh giữ dính liền với nhau là
cánh lườn, 2 cánh nhỏ gọi là cánh thân.
(vd: hoa họ Đậu…)
 Cánh liền
1. Hình môi: gồm 5 bộ phận dính liền với nhau, phiến chia 5 (trên 3, dưới 2).
(vd: hoa Ích mẫu, hoa Hương nhu…)
2. Hình lưỡi nhỏ: 5 bộ phận dính liền với nhau vắt sang 1 bên giống cái lưỡi.
(vd: bên ngoài của hoa Cúc…)
3. Hình mặt nạ: có 5 bộ phận giống hình môi (trên 2, dưới 3).
(vd: hoa Mõm chó…)
6.5 Các kiểu bầu nhụy
I. Đặc điểm
- Bộ nhụy gồm 1 hay nhiều noãn do các lá biến đổi thành
- Hàn liền hoặc rời nhau
- Nằm ở: chính giữa hoa
- Là bộ phận sinh sản cái của hoa
- Nhụy có cấu tạo :
1, Bầu nhụy
 Vị trí bầu trong hoa: - Bầu trên (bầu thượng): các bộ phân bên ngoài của hoa (baohoa và
nhị) đính ở dưới bầu.
- Bầu dưới (bầu hạ): Các bộ phận bên ngoài của hoa (bao hoa và nhị) dính ở trên bầu. Trong
trường hợp bầu dưới, đế hoa tạo thành như chén và bầu dính vào chén.
- Bầu giữa (bầu trung): Bầu chỉ dính với các bộ phận ngoàicủa hoa ở nửa dưới thôi.

Bầu trên: bầu nằm Bầu giữa: bầu chìm trong Bầu dưới: bầu nằm
trên đế hoa 1 nửa trong đế hoa trong đế hoa
6.6 HOA THỨC - HOA ĐỒ
1. Hoa thức.

-Dùng công thức đơn giản để tóm tắt đặc điểm cấu tạo của hoa.
-Dựa vào hệ thống các ký hiệu để chỉ bộ phận của hoa.

Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa

K Vòng đài hoa ⚥ Lưỡng tính

C Vòng cánh hoa ♂ Đơn tính đực

A Vòng nhị ♀ Đơn tính cái

G Vòng nhụy n Số bộ phận trong một vòng rời

P Bao hoa không phân hóa đài (n) Số bộ phận trong một vòng hàn
tràng liền
* Hoa đều G Bầu trên

 Hoa không đều G Bầu giữa

‿ Đường nối giữa bộ phận hàn Bầu dưới


liền
-Các con số chỉ số lượng mỗi vòng, được viết sau mỗi chữ. Nếu bộ phận hàn liền thì viết số
trong ngoặc đơn.
Vd: C(5) :Vòng cánh hoa có 5 cánh hàn liền.
-Nếu hoa có phần nào đó gồm nhiều vòng thì số bộ phận trong mỗi vòng ghi bằng một con số
riêng, viết theo thứ tự từ ngoài vào trong. Giữa con số này nối liền nhau bởi dấu +.
Vd: A3+3 :Bộ nhị có hai vòng gồm 6 nhị rời nhau, mỗi vòng 3 nhị.

Ví dụ:
* ⚥ P(3+3) A3+3 G(3)
 Hoa đều, lưỡng tính
 Bao hoa không phân hóa đài tràng, có hai vòng: vòng ngoài là 3 cánh đài và vòng trong là
3 cánh hoa hàn liền
 Bộ nhị: có hai vòng gồm 6 nhị rời nhau, mỗi vòng 3 nhị.
 Bầu nhụy: bầu trên, có 3 lá noãn hàn liền.
* ♂ K(5) C(5) A5 G0
 Hoa đều, đơn tính đực.
 Vòng đài hoa có 5 lá đài hàn liền, vòng cánh hoa có 5 cánh hàn liền.
 Bộ nhị: có 5 nhị rời nhau nằm trên một vòng.
 Không có bộ nhụy.

2. Hoa đồ.

-Là sơ đồ tóm tắt cấu tạo của hoa, trong đó các bộ phận của của hoa được sắp xếp trên một mặt
phẳng.
* Quy ước:
 Trục mang hoa ở phía trên trang giấy. Lá bắc đặt phía dưới.
 Phần của hoa quay về phía trục mang hoa gọi là phần sau hay phần trên. Phần của hoa quay
về phía lá bắc là phần trước hay phần dưới.
 Khi quan sát luôn quay lá bắc về phía người nhìn.
 Trục mang hoa, tâm hoa, đỉnh lưng lá bắc luôn nằm trên đường thẳng song song lề trang
giấy.
* Cách vẽ:
 Hoa đều vẽ vòng tròn đồng tâm, hoa không đều vẽ hình bầu dục. Số vòng hoa vẽ bằng số
vòng bộ phận.
 Trục mang hoa: vẽ 1 vòng tròn bôi đen.
 Lá bắc, lá đài để trắng. Cánh đài, cánh hoa tô đen (nếu là cánh đài thì vẽ giống cánh hoa).
Khi vẽ hai vòng đài và tràng, cần vẽ theo kiểu tiền khai hoa và nguyên tắc xếp xen kẽ ở trong
hoa

 Bộ nhị: bao phấn hai ô (B), bao phấn một ô (D). Bụng chữ hướng vào trong tâm hoa nếu bao
phấn hướng trong, hướng ngoài tâm hoa nếu bao phấn quay ra ngoài.
 Bộ nhụy: vẽ theo mặt cắt ngang của bầu, thể hiện rõ cách đính noãn. Noãn vẽ vòng tròn nhỏ
đính vào giá noãn.
 Chú ý:

 Các bộ phận dính nhau dù trong một vòng hay hai vòng khác nhau sẽ được nối bằng một
gạch nối.
 Những bộ phận bị lép hay biến mất thì vẽ bằng dấu x.

Ví dụ:
1. Thông qua công thức hoa, sơ đồ hoa sau, hãy mô tả hoa sau?
- Công thức hoa: * ⚥ K(5) C(5) A(5) G2.
- Sơ đồ hoa:

Bài làm:
Hoa đều, lưỡng tính.
Vòng đài hoa có 5 lá đài hàn liền, tiền khai hoa dạng van.
Vòng tràng hoa có 5 bộ phận hàn liền, tiền khai hoa dạng vặn theo chiều kim đồng hồ.
Bộ nhị: có 5 nhị hàn liền, bao phấn 2 ô hướng trong, nhị đính lên họng tràng.
Bộ nhụy: bầu trên, có 2 lá noãn rời nhau, đính noãn mép.
2.
-Công thức hoa:  ⚥ K(5) C5 A(9)+1 G1
-Sơ đồ hoa:

Bài làm:
Hoa không đều, lưỡng tính, có 3 lá bắc.
Vòng đài hoa có 5 lá đài hàn liền, tiền khai hoa dạng thìa.
Tràng hoa có 5 bộ phận rời nhau, tiền khai hoa dạng cờ.
Bộ nhị: 2 bó xếp thành 1 vòng gồm 10 nhị trong đó 9 nhị dính liền với nhau, 1 nhị rời, bao phấn
2 ô hướng trong.
Bầu nhụy: bầu trên, có 1 lá noãn, đính noãn mép.

QUẢ
1 Quả đơn
Là quả sinh bởi một hoa, có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau. Theo
cấu tạo vỏ khi chín, quả đơn được chia thành các loại:
1.1 Quả thịt: Khi chín vỏ quả giữa mọng nước và nạc. Gồm các kiểu:
- Quả hạch: là quả có vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa dày và nạc , vỏ quả trong dày nhưng cứng
rắn, tạo thành hạch đựng hạt bên trong
Có hai loại nhỏ:
+ Quả hạch một hạt: sinh ra bởi bầu nhiều ô. Mỗi ô đựng 1 hay nhiều noãn nhưng chỉ có 1 noãn
biến đổi thành hạt (quả Đào, quả Mận),
+Quả hạch nhiều hạt: sinh ra bởi bầu nhiều ô . Mỗi ô cho 1 hạch đựng một hoặc nhiều hạt (quả
Táo tây, quả Cà phê).
- Quả mọng là quả có cả 3 phần của vỏ quả đều mềm và mọng nướctrong chứa 1 hay nhiều hạt.
Được chia thành:
+Quả loại cam-sinh ra bởi 1 bầu có nhiều lá noãn đính liền nhau, đính noãn trung trụ. Mỗi lá
noãn chứa nhiều noãn. Đây là đặc trưng cho chỉ Citrus
+Quả loại bí- Quả mọng to có vỏ quả ngoài dai và cứng , vỏ quả giữa và vỏ quả trong mềm ,
mọng nước, trong chứa nhiều hạt, đặc trưng cho họ Bí ( cucurbitaceae)
1.2 Quả khô:là quả khi chín , vỏ quả giữ khô đét lại. Quả khô có thể tự mở hoặc không tự mở để
hạt thoát ra ngoài. Quả khô có hai loại:
- Quả khô không tự mở: khi chín quả không tự giải phóng hạt ra ngoài.
+ Quả đóng: là loại quả khô có vỏ quả dai, ít nhiều hóa gỗ, không dính với vỏ hạt
và khi chín không tự mở. Quả đóng có thể là quả đóng một (quả Sen, quả Dẻ), quả đóng đôi (quả
cây họ Cần), quả đóng tư ( quả cây họ Bạc hà).
+ Quả thóc: là loại quả khô không tự mở có vỏ quả dính liền với vỏ hạt, đặc trưng
của họ Lúa: quả Lúa, quả Ngô (ta thường gọi là “hạt lúa”, “hạt ngô”).
- Quả khô tự mở: khi chín vỏ quả tự mở phát tán hạt ra ngoài, gồm:
+ Quả đại: cấu tạo bởi một lá noãn có một ô, khi chín nứt thành một khe dọc theo
đường hàn mép lá noãn như: quả cây Sữa, quả cây hoa Talet…
+ Quả loại đậu: cấu tạo bởi một lá noãn, có một ô chứa nhiều hạt. Khi chín nứt
theo hai kẽ nứt là đường hàn liền và sống lá noãn tạo thành hai mảnh vỏ, như: quả cây Đậu xanh,
quả cây Keo giậu.
+ Quả loại cải: cấu tạo bởi hai lá noãn đính ở mép, qua khung của bầu. Khi chín
nứt thành 4 kẽ nứt tạo thành hai mảnh vỏ, còn hạt vẫn đính vào vách giả ở giữa. Đặc trưng cho
cây họ Cải: Cải thìa, Cải canh…
+ Quả hộp: có bầu một ô tạo bởi 2-3 lá noãn, chín nứt theo đường nứt vòng ngang qua giữa quả,
tạo thành hộp chứa hạt như:quả Mã đề, quả Rau sam.
+ Quả nang: là những quả khô tự mở không thuộc những kiểu trên, bầu gồm hai hay nhiều lá
noãn liền nhau. Dựa theo cách nứt ta có các loại:
• Quả nang cắt vách: bầu nhiều ô, khi chín mỗi vách ngăn chẻ đôi ra tách riêng
từng lá noãn, rồi tự mở tiếp theo đường hàn mép lá như quả cây Canhkina.
• Quả nang chẻ ô: bầu nhiều ô, mỗi ô bị cắt theo đường sống lưng, để tạo thành sốmảnh vỏ
bằng số lá noãn như quả cây Bách hợp, quả cây Phù dung.
• Quả nang hủy vách: bầu nhiều ô, khi chín sẽ mở theo hai đường đặt ở hai bên đường hàn
mép lá noãn như quả cây Cà độc dược.
• Quả nang nứt hỗn hợp: khi chín được mở bằng 3 cách trên, giúp hạt bay rất xa như quả
cây Thầu dầu
• Quả nang nứt lỗ: quả khi chín sẽ nứt ra các lỗ nhỏ, thường ở phần trên của quảcho hạt dễ
rơi khi lắc mạnh như quả Thuốc phiện, quả Hoa mõm chó.
• Quả nang nứt răng: bầu một ô, khi chín nứt bằng các kẽ nứt ở phía đầu quả, cuống vẫn
dính liền, hạt dính ở cột giữa quả như quả Cẩm chướng.
1.3 Quả có áo hạt: là quả đơn đặc biệt, có lớp mô mọng nước hình thành từ cuống
noãn bao quanh hạt- áo hạt ,là phần ăn được ở quả Vải, quả Nhãn.
2.Quả tụ
Quả tụ được hình thành từ 1 hoa nhưng các lá noãn của bộ nhụy rời nhau, mỗi lá noãn tạo thành
1 quả riêng biệt. Đây là điểm đặc biệt của ở các đại diện nguyên thủy của ngành Ngọc Lan
-Một hoa có thể sinh ra nhiều quả đại nhỏ xếp xoắn ốc trên một trục dài như quả dạ hợp ,dẻ, hoặc
có nhiều quả xếp vòng như quả Hồi

Quả Hồi
- Đế hoa phát triển nhiều và mọng nước thành một quả giả mọng nước , quả thật là những quả
đóng nhỏ ( do các noãn rời nhau tạo thành ) đặt trên bề mặt quả giả đó như quả dâu tây . Quả tụ
cũng có thể là dạng đế hoa lõm , phồng to tạo tành quả giả hình chén, trong đựng các quả đóng,
tức là quả thật như quả kim anh

Quả dâu tây Quả kim anh


3. Quả kép: Hình thành từ 1 cụm hoa
- Quả loại sung: đế của cụm hoa lõm hình thành quả già. Quả thật là quả đóng nằm trong quả giả.
- Quả loại dứa: phần mọng nước là do trục cụm hoa và lá bắc tụ tập tạo thành.
- Quả loại dâu tằm: từ cụm hoa đơn tính sinh. Đài phát triển mọng nước

You might also like