You are on page 1of 37

10/17/2015

CHƯƠNG III: SINH SẢN Ở THỰC


VẬT VÀ SỰ XEN KẼ THẾ HỆ

I. Các hình thức sinh sản và sự xen kẽ thế hệ


1. Các hình thức sinh sản
1.1. Sinh sản dinh dưỡng
Cá thể mới được hình thành trực tiếp trên cơ quan dinh
dưỡng của cơ thể mẹ.
 Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên
- Phổ biến ở thực vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp
+ Phân đôi: tảo đơn bào VD: tảo lục, tảo silic
+ Đứt đoạn: tảo đa bào VD: tảo xoắn (Spirogyra)
- Thực vật bậc cao và thực vật có hoa :
+ Rễ: VD: Xoan
+ Thân: thân củ, thân rễ, thân bò
+ Lá: lá Bỏng

1
10/17/2015

1.1. Sinh sản dinh dưỡng


 Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo
Dựa trên tính chất dinh dưỡng tự nhiên mà con người ứng
dụng vào chiết cành, giâm cành, ghép chồi, nuôi cấy mô, nuôi
cấy tế bào…
- Giâm cành:Hoa hồng, Dâm bụt, Tre, Sắn, Mía, Khoai lang…
- Chiết cành: Cam, Bưởi, Chanh, Nhãn, Vải…
- Chiết rễ: Xoan….
- Nuôi cây mô: Lan, rau ăn….

I. Các hình thức sinh sản và sự xen kẽ thế hệ

1.2. Sinh sản bằng bào tử


- Tế bào chuyên hóa là bào tử
- Bào tử được hình thành trong túi bào tử.
- Gặp điều kiện thuận lợi bào tử nảy mầm cho cá thể mới
giống hệt mẹ.
1.3. Sinh sản hữu tính
- Tế bào chuyên hoá là các giao tử.
- 2 giao tử kết hợp bằng thụ tinh  hình thành hợp tử  qua
một giai đoạn biến đổi  phôicá thể.
- Giao tử là thể đơn bội, hợp tử là thể lưỡng bội.

2
10/17/2015

I. Các hình thức sinh sản và sự xen kẽ thế hệ


2. Sự xen kẽ thế hệ
+Giai đoạn bào tử thể (2n)
+ Giai đoạn giao tử thể (n)
Theo chiều tiến hoá: bào tử thể dần dần chiếm ưu thế
hơn giao tử thể.
Ví dụ từ rêu, dương xỉ và thực vật hạt kín.

2.1. Xen kẽ thế hệ ở rêu


- Thể giao tử là cây rêu (n) có rễ, thân, lá nhưng chưa điển
hình. Chỉ là rễ giả.
- Thể bào tử là dạng thể túi (2n) sống nhờ trên cây rêu cái (n)
- Quá trình GTT>BTT.

3
10/17/2015

2.2. Xen kẽ thế hệ ở dương xỉ


- Thể bào tử là cây dương xỉ (2n) có rễ thân lá điển hình, có
mạch dẫn, mô hoàn chỉnh.
- Thể giao tử là một nguyên tản (n) bé nhỏ, mô chưa phân hoá,
có chứa diệp lục, có rễ giả.
- Quá trình BTT>GTT

II. Cơ quan sinh sản ở thực vật hạt kín


1. Định nghĩa
Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật Hạt Kín.
Hoa là chồi rút ngắn, sinh trưởng có hạn, cấu tạo bởi
những lá biến đổi đặc biệt làm nhiệm vụ sinh sản.
2. Vị trí và cấu tạo hoa
2.1. Vị trí
Hoa mọc đầu cành hoặc
ở nách lá và lá đó gọi là lá bắc.

4
10/17/2015

2. Vị trí và cấu tạo hoa


2.2. Các thành phần của hoa
 Lá bắc: là lá mà ở nách lá đó mang hoa
 Trục hoa: cành mang hoa
 Cuống hoa: Hoa được đính vào thân bởi cuống hoa. Hoa có thể không
có cuống gọi là đính gốc.
 Đế hoa: là phần đầu của cuống hoa phình to mang các bộ phận của hoa.

2.2. Cấu tạo


* Bao hoa. Gồm đài và tràng.

Là phần bảo vệ bộ phận sinh sản bên trong hoa.

5
10/17/2015

2.2. Cấu tạo


Bao hoa:
- Đài. Là vòng lá ngoài có màu lục của bao hoa.
- Gồm các mảnh màu lục (lá đài) rời hoặc dính (tạo thành ống).
- Có thể có 1 hoặc 2 vòng đài(vòng đài ngoài là vòng phụ).
- Lá dài có thể biến thái thành lông (cúc).
- Có thể sớm rụng hoặc tồn tại với quả  đài đồng trưởng.
- Đài có chức năng bảo vệ và quang hợp.
- Cấu tạo giải phẫu: ít chuyên hoá, gần với lá dinh dưỡng nhất, giống
lá trong bóng.

2.2. Cấu tạo


- Tràng. Là vòng thứ hai trên hoa, số lượng cánh thường bằng số lá đài &
lớn hơn lá đài.
- Tràng có thể có nhiều vòng cánh xếp đồng tâm.
- Mỗi cánh có 2 phần: phiến và móng.
- Chuyên hoá hơn đài, ít giống lá dinh dưỡng. Cánh có màu nhờ chất
antocyanyn.
- Chức năng bảo vệ và cơ bản là quyến rũ sâu bọ thụ phấn.
- Giải phẫu: Có 3-4 lớp tế bào, đôi khi chỉ có hai lớp - biểu bì trên và
dưới. Tế bào dạng tròn hoặc không, khoảng gian bào lớn. Biểu bì có nhiều
lỗ khí và lỗ hở gian bào. Nhiều cánh hoa có vết lá giống nhị (có thể do nhị
biến đổi thành).

6
10/17/2015

Đài phụ Tràng phụ

7
10/17/2015

2.2. Cấu tạo


 Bộ phận sinh sản
Gồm : Bộ nhị (tập hợp các nhị) và Bộ nhụy (tập hợp các lá noãn).

2.2. Cấu tạo


Nhị: gồm chỉ nhị, bao phấn (2 túi, mỗi túi thường có 2 ô)
và trung đới.
- Chỉ nhị: Phát triển sau bao phấn
- Bao phấn: Chứa đầy hạt phấn. Cách đính bao phấn có ý
nghĩa quan trọng trong hình thái và phân loại (đính
lưng, đính gốc, đính ngọn…)
- Hạt phấn: Là đơn bào có 2 lớp vách. Hạt phấn được
hình thành từ tế bào mẹ hạt phấn gồm tế bào dinh
dưỡng (lớn) và tế bào sinh tinh (bé). Tế bào sinh tinh
phân chia  2 tinh tử (2 giao tử đực)

8
10/17/2015

Sơ đồ cấu tạo một hạt phấn

Sơ đồ cấu tạo giải phẫu một bao phấn

9
10/17/2015

2.2. Cấu tạo


Một số kiểu đính bao phấn trên chỉ nhị

1. Chỉ nhị 2. Bao phấn

Núm nhụy
2.2. Cấu tạo
Vòi nhụy
Nhụy. Tạo thành từ một hoặc nhiều
lá noãn, có thể rời hoặc dính với
nhau thành 1 bầu chung. Bầu nhụy
Nhụy gồm có: Đầu (núm, nuốm)
nhụy, vòi nhụy và bầu.

10
10/17/2015

2.2. Cấu tạo


 Đầu nhụy: có môi trường tốt cho hạt phấn nẩy mầm.
 Vòi nhụy: Phát triển ở mức độ khác nhau.
 Bầu nhụy: Cấu tạo bởi một hay nhiều lá noãn hợp thành.
Gồm có vách và khoang rỗng. Khoang bầu: Có 1 hoặc nhiều
noãn đính vào vách trong (giá noãn).

Núm nhụy

Vòi nhụy Vỏ noãn

Bầu nhụy

Noãn
Lỗ noãn
Cuống noãn
Nhụy
Noãn

a) Đầu nhụy: là bộ phận chuyên hoá để tiếp nhận hạt


phấn, là mô giàu dinh dưỡng, làm môi trường tốt cho hạt phấn nẩy
mầm. Có mô dẫn chạy tiếp vào rãnh của vòi.
b) Vòi nhụy. Phát triển ở mức độ khác nhau. Có tính phân
hoá hơn ở bầu. Vòi có thể hở (có rãnh) hoặc kín (không có rãnh).
Có một số loài không có vòi nhụy hoăc vòi rất dài (ngô).
c). Bầu. Cấu tạo bởi một hay nhiều lá noãn hợp thành. Gồm có
vách và khoang rỗng.
- Vách. Gồm: Vách ngoài và trong bao bọc bởi lớp tế bào
biểu bì có nhiều lỗ khí, tầng cutin chủ yếu ở vách ngoài. Vách giữa
là nhu mô xốp ít chuyên hoá, tế bào nhỏ, màng mỏng nhân to, còn
duy trì tính chất phôi thai. Sau khi thụ tinh vách bầu thay đổi lớn
nhất. Vách có chứa lục lạp.
- Khoang bầu: Có 1 hoặc nhiều noãn đính vào vách trong
(giá noãn).

11
10/17/2015

Bầu hợp: gồm 2 hay nhiều lá noãn hợp nhau


Bầu rời: gồm các lá noãn tách rời nhau

Bầu rời Bầu hợp

Bầu hợp

2.2. Cấu tạo


- Vị trí của bầu trên đế:
• Bầu trên (bầu thượng) nằm trên đế hoa và các thành phần khác
của hoa. VD: hoa Dâm bụt, hoa Muồng lá ổi, (hình a).
•Bầu giữa (bầu trung) chỉ dính với đế hoa phần dưới còn phần trên
vẫn tự do.VD: hoa Mua, hoa Huệ.
•Bầu dưới (bầu hạ) nằm chìm trong đế hoa và dưới các thành phần
khác của hoa. VD: hoa Ổi, hoa Bầu bí, hoa Chuối, (hình d).

12
10/17/2015

Bầu trên Bầu giữa Bầu dưới

2.2. Cấu tạo


Noãn
Nằm trong khoang bầu, đính vào giá noãn của vách trong của
bầu.
*Cấu tạo: Cuống noãn và thân noãn. Hợp điểm là nơi giao nhau
giữa thân và cuống. Trên đỉnh thân noãn là lỗ noãn, là nơi
tinh tử đi vào túi phôi.
- Cuống noãn: Phần nối giữa giá noãn và thân noãn.
- Thân noãn: Gồm vỏ noãn, phôi tâm và túi phôi.

13
10/17/2015

2.2. Cấu tạo


+ Vỏ noãn: Tuỳ loài có thể có 1 hoặc 2lớp tế bào.
+ Phôi tâm: Giàu chất dinh dưỡng, bao quanh túi phôi. Là nguồn thức ăn giúp
phôi phát triển sau quá trình thụ tinh.
+Túi phôi: Gồm 1 tế bào trứng, 2 trợ bào nằm trên cực gần lỗ noãn, đối diện
là 3 tế bào đối cực. Giữa túi phôi có 2 nhân kết hợp thành nhân thứ cấp (3n).

Sơ đồ giải phẫu một noãn đảo

14
10/17/2015

2.2. Cấu tạo


Bầu chia ô:

Vách bầu Noãn

A. Bầu 1 ô
B. Bầu 2 ô
C. Bầu 3 ô
Khoang
Khoang bầu D. Bầu 4 ô
bầu
E. Bầu 5 ô
Khoang bầu

Giá noãn

2.2. Cấu tạo

Lối đính noãn:


- Đính noãn đáy (basal)
- Đính noãn đỉnh (Apical)
- Đính noãn trung tâm (free-
central)
- Đính noãn trung trụ (axile)
- Đính noãn bên (parietal)
-Đính noãn mép (marginal)
- Đính noãn giả bên (pseudo
Đính noãn Đính noãn Đính noãn
parietal) trung trụ trung tâm bên

15
10/17/2015

Lối đính noãn:

Đính noãn đỉnh Đính noãn đáy


(Apical) (basal)

Đính noãn mép (marginal)

Lối đính noãn:

Đính noãn giả bên (pseudo parietal)

16
10/17/2015

3. Tính qui luật của cấu tạo hoa


3.1.Tính đối xứng
Là đặc tính hình thái của hoa
- Hoa đều: Hoa đối xứng tỏa
tròn (đối xứng qua mọi mặt
phẳng). Tràng thường có
các cánh bằng nhau.
- Hoa không đều: Thường
cánh không bằng nhau hoặc
bằng từng đôi một.
+ Đối xứng hai bên (đối xứng
qua một mặt phẳng): họ Đậu
+ Không đối xứng: Cánh
thường do tiêu giảm một số
bộ phận: chuối hoa.

3. Tính qui luật của cấu tạo hoa


3.2. Sắp xếp các thành phần của hoa
Thường quan tâm đến sắp xếp bao hoa hơn nhị và nhụy, có thể xếp thành vòng
hoặc xoắn ốc.
- Hoa kiểu xoắn ốc: Là dạng nguyên thuỷ nhất, các thành phần của hoa xếp thành
đường xoắn ốc.
- Hoa kiểu vòng: dạng tiến hoá nhất, các bộ phận xếp thành vòng đồng tâm.
+ Hoa mẫu 3, mẫu 4, mẫu 5 (số lượng cánh trên một vòng và bội số của nó).
Đặc trưng thực vật 1 lá mầm chỉ có hoa mẫu 3. Thực vật 2 lá mầm có hoa mẫu
4, 5 trở lên ; Rất ít khi có hoa mẫu 3.
+ Hoa 4 vòng, 5 vòng (số lượng các bộ phận của hoa xếp trên các vòng).

17
10/17/2015

3. Tính qui luật của cấu tạo hoa


- Hoa xếp kiểu vòng xoắn
+ Nhị nhụy xếp xoắn, bao hoa xếp vòng (Ngọc lan)
+ Nhị nhụy xếp vòng, bao hoa xếp xoắn (Chè)

3.3. Tiền khai hoa


Tiền khai hoa là sự sắp xếp các bộ phận của bao hoa
trước khi hoa nở.

- Tiền khai hoa xoắn ốc: Hoa hồng, Ngọc lan

18
10/17/2015

3.3. Tiền khai hoa


-Tiền khai hoa vặn: Dâm bụt, Đại, Quỳnh

3.3. Tiền khai hoa


-Tiền khai hoa van: Cà, Bí ngô, Xoan, Cải

19
10/17/2015

3.3. Tiền khai hoa


-Tiền khai hoa lợp: Kim phượng, Viola (Pansy)

3.3. Tiền khai hoa


-Tiền khai hoa ngũ điểm (nanh sấu): Antigon, Mười giờ

20
10/17/2015

3.3. Tiền khai hoa


-Tiền khai hoa cờ: họ Đậu

3.3. Tiền khai hoa


- Tiền khai hoa thìa: họ Vang

21
10/17/2015

4. Hoa thức và hoa đồ


4.1. Hoa thức: Viết công thức các thành phần của
một hoa với các kí hiệu qui định.
- Hoa đều:*
- Hoa đối xứng 2 bên:
- Cái: ♀; Đực: ♂; Lưỡng tính ♀
- P- bao hoa; K- đài; C- tràng; A- nhị; G- nhụy.
- Số lượng mỗi thành phần ghi bên phải kí hiệu.
- Mỗi thành phần có số lượng hợp thì con số cho
vào ngoặc đơn.
- Gạnh ngang ở bầu thể hiện vị trí của bầu.

4. Hoa thức và hoa đồ


4.2. Hoa đồ: Vẽ các thành phần của một hoa theo kí hiệu
chung.

Muồng hoa vàng: ↑ ♀ K5C5A5+5G1

Cà tím: * ♀K(5)C(5)A5G(2)

22
10/17/2015

5. Phân loại hoa


Phân loại dựa vào sự phân nhánh của cuống chính, số lượng
hoa và sắp xếp các hoa, gồm:
- Hoa đơn độc (hoa riêng lẻ): Cuống hoa không phân nhánh
và mang một hoa.
- Hoa tự (cụm hoa): Cuống chính của hoa phân nhánh và
mang nhiều hoa.

23
10/17/2015

5.1. Các kiểu cụm hoa


 Cụm hoa vô hạn
- Đầu trục chính không mang hoa, kết thúc sinh trưởng lâu.
- Thứ tự nở hoa từ dưới lên trên hoặc từ ngoài vào.
- Gồm: chùm, bông, ngù, tán, đầu và đầu trạng.
Chùm:Hoa có cuống riêng, mọc so le trên trục chính

 Cụm hoa vô hạn


Bông: Hoa không có cuống, đính trực tiếp trên trục chính

24
10/17/2015

 Cụm hoa vô hạn


Bông:

- Bông mo: cụm hoa bông có mo do lá bắc biến đổi ôm lấy cụm hoa
(cau, chuối, ráy)

- Bông nạc: cụm hoa bông có trục phình to (hoa ngô cái)

Bông nạc

Bông mo

 Cụm hoa vô hạn


Đầu: Hoa không cuống, mọc sát nhau trên phần phình to
của trục chính hành một hình cầu

25
10/17/2015

 Cụm hoa vô hạn


Đầu trạng: Phần tận cùng của cuống hoa phồng to như
một đĩa lồi hoặc lõm trên đó đính các hoa không cuống

26
10/17/2015

 Cụm hoa vô hạn


Ngù: Hoa có cuống xuất phát từ những điểm khác nhau
trên trục chính nhưng có xu hướng tập hợp trên một mặt
phẳng

 Cụm hoa vô hạn


Tán: Hoa có cuống xuất phát từ một điểm trên đầu của trục
chính và có xu hướng tập hợp trên một mặt phẳng

27
10/17/2015

 Cụm hoa vô hạn

Cụm hoa hữu hạn


Là cụm hoa có đầu tận cùng của trục chính mang hoa nên
cụm hoa sinh trưởng có hạn, vì vậy các nhánh bên phát triển.
Hoa nở từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài.
Xim một ngả: Đầu trục chính mang hoa đầu tiên, từ mấu
dưới hoa đó đâm ra một nhánh bên mang một hoa. Gồm có:
- Xim bọ cạp (vòi voi): Nhánh bên phát triển về một phía
và không đổi hướng

28
10/17/2015

Xim một ngả


- Xim xoắn (zic zac) : Nhánh bên phát triển một phía và luôn
đổi hướng

Cụm hoa hữu hạn


Xim hai ngả: Hoa đầu tiên ở đầu trục chính, từ một mấu dưới
hoa đó mọc ra hai nhánh ở hai bên, mỗi nhánh mang một hoa
Xim nhiều ngả:: Đầu trục chính mang hoa, từ một mấu dưới hoa
đó phân ra nhiều nhánh bên mang hoa.

29
10/17/2015

5.2. Cụm hoa hỗn hợp

+) Xim hai ngả-ngù


+) Xim co-chùm

III. Sự thụ phấn, thụ tinh


ở thực vật Hạt Kín

30
10/17/2015

III. Sự thụ phấn, thụ tinh ở thực vật


Hạt Kín
1. Sự nở hoa
Sau thời kì sinh trưởng sinh dưỡng đầy đủ thì các tín hiệu môi
trường có thể gây cảm ứng nở hoa. Quá trình nở hoa, trong các bộ
phận của hoa có sự biến đổi về sinh lí. Trong bộ phận sinh sản giao
tử đực và giao tử cái được hình thành, sau đó sang giai đoạn tiếp
theo là thụ phấn và thụ tinh.
2. Sự thụ phấn
Quá trình đầu nhụy nhận hạt phấn, tại đó hạt phấn hấp thụ chất dinh
dưỡng từ tế bào núm nhụy để tiếp tục phát triển.
2.1. Các kiểu thụ phấn: tự thụ phấn và giao phấn.
a) Tự thụ phấn: Xảy ra ở hoa lưỡng tính. Nhị và nhụy cùng chín và
có độ cao phù hợp cho hạt phấn rơi lên đầu nhụy.
b) Giao phấn:
+Hoa đơn tính
+ Hoa lưỡng tính: thời gian chín của nhị và nhụy khác nhau. Độ cao
của nhị không phù hợp. Nhị hoặc nhụy có tính bất thụ.

2. Sự thụ phấn
2.2. Hình thức giao phấn
+ Thụ phấn nhờ động vật:
- Côn trùng: hoa có bao hoa phát triển mang màu sặc sỡ, có thể có
tuyến thơm, tuyến mật.
- Chim: hoa thường ở vị trí nghiêng, cánh hoa thường màu đỏ chói
và đế hoa có đĩa mật.
+ Thụ phấn nhờ gió: hoa có bao hoa tiêu biến – hoa trần.
+ Thụ phấn nhờ nước: thuộc cây thuỷ sinh.

31
10/17/2015

3. Sự thụ tinh
3.1. Quá trình hình thành giao tử

3.2. Quá trình thụ tinh kép


- Hạt phấn nảy mầm ống phấn theo vòi phát triển tới lỗ noãn. Đồng thời 2 tinh
tử hình thành di chuyển trong ống phấn.
- Tới lỗ noãn 2 tinh tử (giao tử đực) chui vào túi phôi : 1 tinh tử kết hợp với tế bào
trứng  hợp tử. Còn 1 tinh tử kết hợp nhân thứ cấp  tế bào mẹ nội nhũ.

32
10/17/2015

3. Sự thụ tinh
3.2. Sự biến đổi của hoa sau thụ tinh
- Cuống hoa  cuống quả
- Đế hoa  đế quả
- Bao hoa  thường tiêu biến
- Nhị  tiêu biến

3. Sự thụ tinh
3.2. Sự biến đổi của hoa sau thụ tinh
- Nhụy:
+ Núm và vòi: thường tiêu biến. Một số loài vẫn còn vết
tích như chuối, dứa.
+ Bầu: biến đổi đáng kể.
Vách bầu: phân chia nhanh thành vỏ quả (3 lớp vỏ)
Noãn  hạt

33
10/17/2015

3. Sự thụ tinh
3.2. Sự biến đổi của hoa sau thụ tinh
- Nhụy:
+ Noãn  hạt:
Hợp tử  phôi
Cuống noãn  cuống hạt
Vỏ noãn  vỏ hạt
Phôi tâm  ngoại nhũ,
Tế bào mẹ nội nhũ phân chia thành nội nhũ
3 tế bào đối cực và 2 trợ bào bị tiêu biến.

3. Sự thụ tinh
3.2. Sự biến đổi của hoa sau thụ tinh
- Nhụy:
Nội nhũ được hình thành, giàu chất dinh dưỡng cùng ngoại nhũ
nuôi phôi phát triển.
Nội nhũ là mô dinh dưỡng mang tính di truyền cả bố và mẹ,
phôi hấp thụ có khả năng tồn tại và phát triển mạnh. Đó là
điểm khác biệt mà các ngành thực vật trước đó không có.

34
10/17/2015

4. Hạt
Sau khi thụ tinh noãn biến đổi thành
hạt gồm: vỏ hạt (có thể 1 hoặc 2 lớp),
nội nhũ, ngoại nhũ và phôi.
4.1. Sự phát triển các thành phần của hạt
- Vỏ hạt: các tế bào vỏ noãn phân chia
hình thành nên vỏ hạt
- Ngoại nhũ: là mô dinh dưỡng như nội
nhũ được hình thành từ phôi tâm gồm
các tế bào lưỡng bội.
- Nội nhũ: là nhu mô tam bội giàu chất
dinh dưỡng được hình thành từ tế bào
mẹ nội nhũ.
- Phôi : được hình thành từ hợp tử.
Hợp tử phân chia không ngừng và có
tính phân cực cao. Phôi gồm chồi mầm,
lá mầm và rễ mầm. Trong hạt có 1 phôi
hoặc nhiều phôi  đa phôi.

4. Hạt

35
10/17/2015

4. Hạt
4.2.Cấu tạo của hạt Gồm vỏ & nhân
a) Vỏ hạt
Phát triển từ vỏ noãn.
- Vỏ noãn trong có thể bị tiêu biến
đi, vỏ noãn ngoài tham gia phát triển
thành vỏ hạt.
- Có thể có một lớp vỏ như đậu
hoặc 2 lớp vỏ như thầu dầu.
- Vỏ có thể nhẵn nhụi, sần sùi hay
mọng nước.
- Ngoài mặt vỏ có 1 vết sẹo của
cuống hạt gọi là rốn hạt.

4. Hạt
4.2.Cấu tạo của hạt
- Các phần phụ:
+ Lông: mặt ngoài vỏ hạt (bông) có
mào lông do biểu bì phát triển.
+ Áo hạt: cuống noãn phát triển nạc
bọc lấy hạt (nhãn, vải)
+ Mồng: sinh bởi mép của lỗ noãn
sủi lên (hạt thầu dầu)
+ Cánh: hạt có cánh (xà cừ, chò).
b) Nhân
Gồm ngoại nhũ, nội nhũ và phôi.

36
10/17/2015

4. Hạt
4.3.Các kiểu hạt
Dựa vào thành phần dữ trữ trong hạt có thể chia 4 kiểu:
a) Hạt gồm vỏ và phôi: VD. Họ Đậu, Bầu bí, Cúc, Cải và nhiều
cây khác)
b) Hạt gồm vỏ, phôi và nội nhũ: VD. Họ Lúa, Hoa hồi, cà
c) Hạt có vỏ, phôi và ngoại nhũ: VD: cẩm chướng, cà phê, hoa
hồng
d) Hạt gồm vỏ, phôi, ngoại nhũ và nội nhũ. VD. Hồ tiêu, Chuối,
Súng).
Hai kiểu đầu phát triển phổ biến hơn.

37

You might also like