You are on page 1of 31

1/15/2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA NÔNG HỌC

THỰC VẬT HỌC

1. Hình thái giải phẫu


2. Phân loại thực vật

PHẦN 1: HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU THỰC VẬT (15 TIẾT)


CHƯƠNG 1: MÔ THỰC VẬT
CHƯƠNG 2: CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
1. RỄ CÂY
2. THÂN CÂY
3. LÁ CÂY
CHƯƠNG 3: SINH SẢN CỦA THỰC VẬT VÀ SỰ XEN KẼ THẾ HỆ
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
1. HOA
2. QUẢ
3. HẠT

PHẦN 2: PHÂN LOẠI THỰC VẬT (30 TIẾT)

1
1/15/2016

TẾ BÀO THỰC VẬT


Cấu tạo cơ bản: Vách, màng tế bào, tế bào chất, nhân, các bào quan,
không bào chứa dịch bào, các thể ấn nhập, các chất dự trữ,…

TẾ BÀO THỰC VẬT

Vách tế bào:
+ Thành phần hoá học: Cellulose, Hemicellulose,
Pectin
+ Sự phát triển: Vách sơ cấp, Vách thứ cấp.
+ Biến đổi hoá học trong vách: Hoá gỗ; Hoá bần;
Hoá cutin; Hoá nhầy; Hoá khoáng.
+ Cặp lỗ: Gồm lỗ sơ cấp trên vách sơ cấp. Lỗ thứ
cấp trên vách thứ cấp có 2 kiểu (lỗ đơn và lỗ viền)

2
1/15/2016

Phiến
giữa

Vách sơ
cấp

Màng tế
bào

Vách sơ cấp:
Thành phần hoá học: Cellulose, Hemicellulose, Pectin

Vách thứ cấp:


Hình thành sau khi tế bào đã ngừng sinh trưởng

1. Sự hóa gỗ :
- Là quá trình thấm lignin vào vách của tế bào, làm cho vách tế bào trở nên
cứng rắn và bền hơn, tính đàn hồi của vách tế bào kém đi
- Vách tế bào hóa gỗ thường gặp ở mô gỗ, sự hóa gỗ không thực hiện trên
toàn bộ bề mặt của vách tế bào mà một số vùng màng vẫn bằng cellulose và
vẫn cho các chất hòa tan thấm qua bảo đảm quá trình trao đổi chất của tế bào.
- Lignin là một hợp chất phenol thơm, màu vàng nâu, cứng và giòn, chứa
nhiều cacbon hơn cellulose, thường bị nhuộm xanh bởi xanh metylen.

3
1/15/2016

Mạch gỗ

Cương mô

2. Sự hóa bần:
- là quá trình thấm chất suberin vào vách tế bào
-suberin là một este của axit béo cao phân tử, đó là hợp
chất vô định hình và có tính kỵ nước,
- sự hóa bần thường gặp ở các tế bào mô bì thứ cấp. Khi
vách tế bào bị hóa bần, mọi sự trao đổi chất giữa các tế
bào ở cạnh nhau cũng như với môi trường bị đình chỉ và
tế bào sẽ chết vì sự hóa bần xảy ra trên toàn bộ bề mặt
của tế bào, lớp bần có nhiệm vụ che chở cho các mô
sống ở bên trong.
- Các tế bào hóa bần sẽ bị nhuộm màu xanh bởi xanh Lớp bần ở thân cây Sồi
(Quercus suber )
metylen

4
1/15/2016

Thụ bì

Rễ con cây Ba kích

3. Sự hóa cutin:
- cutin là chất gần giống với suberin nhưng khác với suberin ở chỗ lượng axit
béo không no thấp hơn và cấu tạo phân tử cao hơn.
- Sự hóa cutin thường gặp ở các tế bào biểu bì, màng ngoài của các tế bào
biểu bì biến đổi thành chất cutin không thấm nước và khí, các tế bào thấm
cutin thường bị nhuộm xanh bởi xanh metylen tạo thành một lớp bảo vệ gọi
là tầng cuticun, tầng này dày hay mỏng tùy thuộc và điều kiện sống của từng
loài cây, các cây ở vùng khô nóng có tầng cutin thường rất dày.

Lớp cutin

5
1/15/2016

4. Sự hóa nhầy:
- sự hóa nhầy của vách tế bào thường gặp ở một số hạt lúc nảy mầm (hạt
Lanh, hạt É....) trên bề mặt của tế bào sẽ phủ một lớp chất nhầy, chất này
sẽ phồng lên khi thấm nước và trở nên nhớt, lớp chất nhầy xung quanh hạt
giữ được độ ẩm cần thiết là cho sự nảy mầm được dễ dàng

Hạt Sterclia lyhnophora

5. Sự hóa khoáng:
- sự hóa khoáng là quá trình tích tụ lại trong vách tế bào các chất khoáng,
các chất khoáng thường gặp là Si, CaCO3, CaC204...
-sự hóa khoáng thường xảy ra ở tế bào biểu bì của lá và thân; sự tích lũy Si
thường xảy ra ở tế bào biểu bì của các cây họ Cói, họ Lúa...
- sự hóa khoáng làm cho vách tế bào trở nên cứng rắn; sự tích tụ CaC03
thường xảy ra chủ yếu ở các tế bào lông (lông của họ Vòi voi, họ Bầu bí)
ngoàì ra CaCO3 còn đươc tích tụ dưới dạng nang thạch ở các cây thuộc chi
Ficus.

Tế bào đá trong quả lê

6
1/15/2016

6. Sự thấm sáp: sự thấm sáp thường gặp ở các tế bào biểu bì, mặt
ngoài của các tế bào biểu bì thường được phủ bởi một lớp sáp, có khả
năng không thấm nước. (vỏ quả Bí, lá Chuối, vỏ của thân cây Mía...).

Cây Mía

Lỗ vách ở lõi quả hồng

7
1/15/2016

Mô thực vật
Tế bào thực vật

Cơ quan thực vật,


cơ thể

atoms > molecules > cells > tissues > organs > whole plant > pop.

CHƯƠNG I: MÔ THỰC VẬT

* Mô là môt tập hợp các nhóm tế bào có cùng ngồn gốc, có sự


phân hoá giống nhau, cùng thực hiện một nhiệm vụ như nhau,
mô chỉ có ở thực vật bậc cao.

* Phân loại: có các loại mô sau:


1. Mô phân sinh
2. Mô bì (mô che chở)
3. Mô mềm (nhu mô: mô mềm đồng hóa, mô mềm dự trữ, Mô
mềm vỏ, Mô mềm tủy).
4. Mô cơ (mô nâng đỡ): mô dày (hậu mô), mô cứng (cương mô).
5. Mô dẫn
6. Mô tiết

8
1/15/2016

Mô thực vật

Mô đơn giản: chỉ gồm một loại tế bào


Mô phức tạp: gồm từ hai loại tế bào trở lên

Mô phân sinh Mô chuyên hóa

Mô bì Mô cơ bản Mô dẫn
Mô phân sinh ngọn

Mô phân sinh lóng


Biểu bì Nhu mô Gỗ
Mô phân sinh bên
Chu bì Mô dày Libe

Mô cứng

Cơ thể thực vật

Cơ quan sinh dưỡng


Rễ, Thân, Lá
Hệ thân

Cơ quan sinh sản: Lá

Hoa, Quả, Hạt


Thân

Hệ rễ

9
1/15/2016

1. MÔ PHÂN SINH

Vai trò: Mô phân sinh bao gồm những tế bào non chưa phân
hóa, có khả năng phân chia rất nhanh và liên tục cho tới
cuối đời sống của cây để tạo thành các mô khác.

Đặc điểm chung: vách mỏng, bản chất là cellulose; tế bào


chất đặc, nhân lớn, bào quan ít phát triển, không bào nhỏ,
đường kính đồng đều hoặc dài hình thoi, khoảng gian bào
hẹp. Mô phân sinh thứ cấp thì tế bào có không bào lớn.

1. MÔ PHÂN SINH

Mô phân sinh sơ cấp:

Bao gồm: mô phân sinh ngọn và mô phân sinh lóng.

Vai trò: Mô phân sinh sơ cấp phân chia làm tăng chiều cao
của thân, và chiều dài của rễ.

10
1/15/2016

Mô phân sinh ngọn


ở chồi đỉnh
Mô phân sinh ngọn

Vị trí : nằm trên ngọn của chồi Lá

chính, chồi bên và đỉnh rễ.


Vai trò: giúp cây sinh trưởng
Chồi bên
theo chiều dài.
Cấu tạo: gồm các tế bào khởi
sinh chưa phân hóa, xếp sít nhau
Mô phân sinh ngọn
tạo thành một khối hình nón (còn ở rễ

gọi là nón tăng trưởng)

Chóp rễ

Mô phân sinh ngọn

 Mô phân sinh của nón sinh trưởng ở chồi là mô phân


sinh đầu tiên, gồm một vài lớp tế bào khởi sinh phân chia liên
tục, hình thành nên các loại mô phân sinh phân hóa:
- Tầng sinh bì → hình thành nên mô bì
- Mô trước phát sinh → hình thành nên mô dẫn
- Mô phân sinh cơ bản → hình thành nên mô cơ bản

 Mô phân sinh ngọn của rễ nằm ở đỉnh rễ, phân chia


cho ra chóp rễ, lớp nguyên bì, mô phân sinh cơ bản và mô
trước phát sinh.

11
1/15/2016

Mô phân sinh lóng

Có ở thân một số cây Một lá mầm chủ


yếu là họ Lúa (Poaceae).

Nguồn gốc: hình thành từ mô phân sinh


ngọn trong quá trình phân hóa của chồi

Vị trí: Nằm ở phần gốc của mỗi lóng

Vai trò: làm cho thân cây dài ra

Mô phân thứ cấp (mô phân sinh bên)


Gỗ sơ cấp và
lõi
Gỗ thứ cấp
 Vai trò: Phân chia theo hướng Tượng tầng

tiếp tuyến nên có tác dụng làm


thân và rễ phát triển về chiều Libe thứ cấp
ngang.
 Vị trí: Trong thân và rễ của thực
vật Hạt trần và thực vật Hạt kín
Hai lá mầm Tầng sinh vỏ
Bần
 Phân loại:
- Tầng sinh bần-lục bì (tầng sinh vỏ)
-Tầng sinh mạch (tượng tầng)
 Nguồn gốc: Đựơc hình thành từ
tầng trước phát sinh (tiền tượng
tầng) hoặc từ mô sống đã phân
hoá.

12
1/15/2016

Mô phân thứ cấp (mô phân sinh bên)


Libe sơ cấp
Tầng phát sinh trụ (tượng tầng)
Tượng tầng
Vị trí: Nằm giữa libe và gỗ trong bó
Gỗ sơ cấp
dẫn ở thân và rễ

Cấu tạo: làm thành một lớp liên tục Biểu bì


hay những dải riêng biệt giữa gỗ và
lõi
libe. Vỏ

Gỗ sơ cấp
Vai trò: sinh ra phía ngoài là libe, phía trong sinh là gỗ
để hình thành bó dẫn thứ cấp. Tượng tầng

Tầng sinh mạch phân chia chủ yếu gỗ nhiều hơn libe.
Số lớp tế bào của tầng sinh mạch phụ thuộc vào loài,
Libe sơ cấp
tuổi cây, vị trí trên cây.

Tầng phát sinh trụ (tượng tầng)


Tượng tầng Phân chia
X X C P P
Tượng tầng

Libe thứ cấp


X X C P Gỗ thứ cấp

X C P

C X C

C
Sau 1 năm Sau hai năm
C sinh trưởng sinh trưởng

Sinh trưởng thứ cấp Gỗ sơ cấp


Libe thứ cấp
Libe sơ cấp Gỗ thứ
cấp mới
Gỗ thứ cấp Tượng tầng
phân chia
Gỗ sơ cấp

Tượng tầng
Libe thứ
cấp mới Libe sơ cấp
Lõi
Vỏ

13
1/15/2016

Tầng phát sinh vỏ (Tầng sinh bần – lục bì)

Vị trí: nằm ở phần vỏ của rễ và thân cây


Cấu tạo: gồm các tế bào nhiều cạnh, đôi khi kéo dài theo
cơ quan trục xếp sát nhau, vách mỏng, không bào phát triển,
có thể chứa tanin, tinh bột…
Chức năng: phân chia ra phía ngoài là bần, phía trong lục
bì để hình thành mô bì thứ cấp (chu bì)
Tập hợp 3 lớp: Bần, tầng sinh vỏ và lớp vỏ lục gọi là chu
bì.

Vỏ bần ở cây sồi

Ứng dụng

Nuôi cấy mô, tế bào

14
1/15/2016

Ứng dụng

Ghép chồi

Mô chuyên hóa
1) Mô bì
• Bao bọc toàn bộ cơ thể thực vật
• Chức năng chính là bảo vệ

2) Mô dẫn
• phân bố khắp cơ thể thực vật
• Vận chuyển các chất

3) Mô cơ bản
• Chiếm phần lớn cơ thể thực vật
• Chức năng: Quang hợp, dự trữ, nâng
Mô bì
đỡ
Mô cơ bản
Mô dẫn

15
1/15/2016

MÔ BÌ (MÔ CHE CHỞ)

 Vi trí: bao bọc toàn bộ phía ngoài cơ thể thực vật

 Chức năng

• Bảo vệ cho các mô bên trong khỏi các tác động


cơ học hay sự phá hoại của các sinh vật khác,

• Trao đổi với môi tường bên ngoài

 Phân loại

- Mô bì sơ cấp

- Mô bì thứ cấp

MÔ BÌ SƠ CẤP
- Hình dạng khác nhau; lông; gai; lỗ
khí.
- Kích thước tuỳ vị trí.
- Vách dày không đều, vách tiếp xúc
với môi trường thường dày hơn.
- Tế bào non có tế bào chất đặc. Tế
bào già có không bào phát triển mạnh.
Thường không chứa lục lạp, luôn có
mặt các vô sắc lạp.

lông Lỗ khí

16
1/15/2016

MÔ BÌ SƠ CẤP
 Lỗ khí (Khí khổng):
Vai trò: trao đổi khí và thoát hơi nước

Vị trí: Phân bố ở phần khí sinh của cây,


nhưng chủ yếu ở lá

Tế bào biểu bì ở cây 2 lá mầm Tế bào biểu bì ở cây 1 lá mầm

Cấu tạo:
- Gồm 2 tế bào đóng mở và khe lỗ khí
(vi khẩu) ở giữa.
- Tế bào đóng mở (tế bào lỗ khí) có
chứa nhiều lục lạp  điều chỉnh đóng
mở vi khẩu.
- Tế bào lỗ khí có 2 dạng phổ biến:
hình hạt đỗ (cây 2 và 1 lá mầm), hình
gậy dài có 2 đầu to giữa hẹp (cây 1 lá
mầm).
-Số lượng trung bình từ 100-
300/mm2, kích thước  môi trường, loài.
.

17
1/15/2016

• Cutin - lớp bao phủ ngoài biểu bì lá, thân cây thân thảo
- Vai trò: bảo vệ tế bảo biểu bì khỏi mất nước

18
1/15/2016

• Lông biểu bì:


:- Là phần kéo dài của biểu bì ra phía ngoài, có thể đơn bào hoặc đa
bào
- Tùy vào vị trí phân bố mà có chức năng tương ứng
- Dựa vào cấu tạo và chức năng, người ta phân biệt thành 3 loại:
lông che chở, lông tiết và lông hút.

Lông hút ở rễ

– Do tế bào biểu bì kéo dài tạo thành

– Làm tăng diện tích bề mặt rễ hấp thụ các chất khoáng hòa
tan trong đất

19
1/15/2016

Lông che chở

Lông hút ở nụ và cuống hoa loài Lông bảo vệ ở nụ hoa


Stylidium có vai trò giết côn trùng Vai trò: giảm sự mất nước
gây hại

Lông tiết

Lông tiết ở Cannabis, có


chứa cannabinoids.

Lông tiết ở cây bắt mồi

20
1/15/2016

Lông phát tán. Ở quả cây Bông, lông


biểu bì có vai trò trong việc phát tán hạt
vào môi trường nhờ gió

MÔ BÌ THỨ CẤP
Gồm: chu bì, thụ bì và bì khổng

• Chu bì: Gồm lớp bần ngoài cùng, tầng sinh bần và trong cùng là lục bì.
• a). Lớp bần: tế bào hình phiến xếp xít nhau, vách hoá bần là đặc
trưng. Tế bào chết lúc trưởng thành có thể chứa tinh thể, các chất lỏng
không màu, dầu, tanin. Có khoảng 2 – 20 lớp tế bào tuỳ loài.
• b). Tầng sinh bần: xem phần Mô phân sinh.
• c). Lục bì (vỏ lục): có ở thân cây, giống nhu mô vỏ, tế bào sống có
diệp lục.Vách bằng xenluloza đôi khi hoá gỗ. Tế bào có thể chứa tinh bột,
đôi khi có thể cứng.

21
1/15/2016

 Thụ bì (vỏ khô). Chu bì


mới liên tục hình thành,
chu bì cũ phía ngoài chết
đi từ đó hình thành nhiều
lớp chu bì gọi là thụ bì.

• Bì khổng (lỗ vỏ):


- Là chổ nứt ở trong bần. Có dạng nốt sần sùi.
- Tác dụng như khí khổng, là tổ chức thông khí của chu bì.
- Hình thành từ hoạt động đặc biệt của tầng sinh bần.
- Tầng sinh bần của lỗ vỏ thường uốn cong vào trong, xen kẽ với các
dãy bần được sinh ra phía ngoài còn có mô mềm xốp gọi là mô bổ
sung.

22
1/15/2016

MÔ DẪN VÀ BÓ DẪN
 Mô dẫn
- Là các tế bào chuyên hóa chức năng vận
chuyển
- Vi trí: Gân lá, thân, rễ
- Gồm:
+ Mạch rây, tế bào kèm dẫn truyền nhưa
luyện
+ Quản bào, mạch gỗ dẫn truyền nhựa
nguyên

MÔ DẪN VÀ BÓ DẪN
 Bó dẫn
 Libe (phloem)

- Dẫn truyền chất hữu cơ được tổng


hợp từ cơ quan đồng hóa

- Các yếu tố của libe:

+Dẫn truyền: ống rây, tế bào kèm

+ Dự trữ: mô mềm libe

+ Cơ học: sợi libe

- Libe sơ cấp, libe thứ cấp

23
1/15/2016

MÔ DẪN VÀ BÓ DẪN
 Gỗ ( xylem)

- Vai trò: Dẫn truyền nước, muối


khoáng và chống đỡ

- Các yếu tố của gỗ

+ Dẫn truyền: quản bào, mạch


gỗ

+ Dự trữ: mô mềm gỗ, tia gỗ

+ Cơ học: sợi gỗ, quản bào


dạng sợi

- Gỗ sơ cấp gỗ thứ cấp

MÔ DẪN VÀ BÓ DẪN
 Các kiểu bó dẫn (bó mạch)
- Thành phần: tượng tầng, libe và gỗ trong 1 bó dẫn
+ Bó mạch đủ: Có đầy đủ cả libe và gỗ
+ Bó mạch thiếu: Chỉ có libe hoặc gỗ (VD: trong hoa, lá)
+ Bó mạch kín: Tầng trước phát sinh phân hoá hết thành libe và gỗ sơ
cấp  bó dẫn gồm libe và gỗ
+ Bó mạch hở (mở): Bó dẫn gồm libe, tượng tầng và gỗ

1. Bó mạch chồng chất đơn; 2. Bó mạch chồng chất kép; 3.4. Bó


mạch đồng tâm; 5. Bó mạch xen kẽ

24
1/15/2016

Gỗ Libe

Thành tế bào Dày Mỏng


Cấu tạo thành tế Hóa gỗ (lignin) Cellulose
bào
Tính thấm Không thấm Có thấm
Vận chuyển Nước và muối khoáng Chất hữu cơ
Hướng vận chuyển Từ rễ lên thân, lá (theo Từ lá đến các cơ
chiều đi lên) quan khác (Theo
cảhai chiều lên và
xuống

MÔ MỀM (NHU MÔ)


 Đặc điểm chung
- Nguồn gốc: từ mô phân sinh ngọn
- Đặc điểm:
 Là những tế bào sống, chưa phân hóa
nhiều, vách mỏng bằng xenlulozơ và được giữ
suốt đời sống của tế bào, trên vách có các
vùng lỗ sơ cấp
 Các tế bào mô mềm có kích thước đồng
đều, có hình hơi tròn, hình trái xoan hoặc đa
giác tròn ở góc hay hình phiến… thường xếp
sát nhau.
- Chức năng: liên kết các mô khác với nhau, dự
trữ, chức năng dinh dưỡng, hàn gắn vết
thương Thành tế bào
mỏng

25
1/15/2016

MÔ MỀM (NHU MÔ)


 Các loại mô mềm
- Nhu mô vỏ ở trong vỏ sơ cấp với chức năng chủ yếu
là bảo vệ, thời kì mới hình thành có thể quang hợp
(ở thân sơ cấp). Trong vỏ thứ cấp nhu mô vỏ chiếm
thiết diện mỏng hơn. Nguồn gốc có thể từ mô phân
sinh sơ cấp hoặc thứ cấp.
- Nhu mô tuỷ trong trung tâm của thân, rễ, cuống hay
gân chính của lá. Nguồn gốc từ mô phân sinh sơ
cấp.
- Nhu mô đồng hoá chủ yếu trong thịt lá với chức năng
đồng hoá nên chứa nhiều lục lạp. Nguồn gốc từ mô
phân sinh sơ cấp.
- Nhu mô dự trữ chủ yếu ở củ, quả, có thể ở thân với
chức năng dự trữ. Tế bào to, không bào lớn. Có
nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp hoặc thứ cấp.
Thành tế bào
mỏng

MÔ MỀM (NHU MÔ)

A: Mô mềm dự trữ chứa tinh bột ở củ khoai tây


B: Mô mềm dự trữ khí ở thân cây rong liễu
C. Mô mềm nội nhũ hạt quả hồng
1. Gian bào; 2. Màng tế bào; 3. Sợi liên bào; 4. Khoang tế bào

26
1/15/2016

Tế bào mô mềm

Tế bào mô mềm

Tế bào mô mềm trên lát cắt ngang qua


thân Hoya

MÔ CƠ (MÔ NÂNG ĐỠ)


1. Mô dày (Hậu mô)
 Đặc điểm chung

- Nguồn gốc: từ mô phân sinh ngọn

- Chức năng chống đỡ cơ học cho sự phát triển của lá và thân

- Mô sống, vách sơ cấp dày bằng xenlulozơ, không hóa gỗ, chứa lục lạp

- Vị trí:

Các cơ quan non, đang phát triển hay ở các thân thảo đã trưởng thành

Chúng nằm ngay dưới lớp biểu bì hoặc cách biểu bì bởi vài lớp tế bào
mô mềm.

27
1/15/2016

MÔ CƠ (MÔ NÂNG ĐỠ)


1. Mô dày (Hậu mô)
 Phân loại

Mô dày góc Mô dày phiến Mô dày xốp Mô dày tròn

Mô dày góc: Chỗ dày lên của vách tế bào nằm ở góc tế bào
Mô dày phiến: Vách tế bào dày lên theo hướng tiếp tuyến
Mô dày xốp: Giữa các tế bào mô dày có khoảng gian bào, vách tế bào chỉ
dày lên ở chỗ tiếp giáp với gian bào
Mô dày tròn: Vách tế bào dày đều đặn xung quanh tế bào.

MÔ CƠ(MÔ NÂNG ĐỠ)


2. Mô cứng (Cương mô)
 Đặc điểm chung

- Chức năng: chống đỡ cơ học, bảo vệ

- Tế bào chết, có vách thứ cấp dày, hóa gỗ

 Phân loại

- Dạng sợi

- Thể cứng

Tế bào sợi Lát cắt ngang của tế bào sợi

28
1/15/2016

MÔ CƠ(MÔ NÂNG ĐỠ)


Dạng sợi:
- Hình thoi dài, hẹp, vách rất dày, hóa gỗ nhiều hay ít, khoang tế bào
rất hẹp.
- Các tế bào sợi nằm thành từng đám hay từng dải., hoặc từng vòng
liên tục bao quanh bó dẫn của thân, cuống lá.
- Sợi có cả trong phần libe và phần gỗ và được chia thành 2 nhóm:
sợi libe và sợi gỗ.

Sợi libe ở thân dâm bụt Sợi gỗ ở rễ lưỡi đòng

MÔ CƠ(MÔ NÂNG ĐỠ)


Thể cứng (tế bào đá):
- Tế bào chết có vách hóa gỗ rất dày, bịt gần kín cả khoang tế bào chỉ
còn lại một khe hẹp.
- Màng của chúng có cấu tạo một lớp. Sau khi màng thứ cấp được
hình thành thì nội chất của tế bào tiêu biến. Trên màng có lỗ đơn, lỗ
phân nhánh hay lỗ tịt.
- Thường có trong hạt, quả, lá, thân, nằm lẫn trong khối mô cơ bản,
mô đồng hóa, trong vỏ sơ cấp hay trong ruột thân. Chúng thường
đứng riêng lẻ hay tạo thành từng đám lớn, có nguồn gốc từ mô
phân sinh, mô mềm cơ bản hay mô xốp.

Tế bào đá ở lá chè

29
1/15/2016

MÔ TIẾT

 Cấu trúc bài tiết ngoài


- Lông và tuyến tiết
- Tuyến mật
- Tuyến thơm
- Lỗ nước
 Hệ thống bài tiết trong
- Tế bào tiết
- Túi tiết và ống tiết
- Ống nhựa mủ: Là những tế
bào riêng bịêt có khả năng
hình thành, tích luỹ một
loại chất lỏng đặc biệt gọi
là nhựa mủ

Mật hoa ở tuyến mật

30
1/15/2016

Tuyến tiết tiêuhóa tiết ra enzym tiêu hóa con mồi ở cây bắt mồi

Lỗ nước ở lá cây

31

You might also like