You are on page 1of 25

TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ MÔ THỰC VẬT

1. Cấu tạo cơ bản của tế bào thực vật:


- Lớp phủ bề mặt: thành tế bào (cell wall)
- Màng
- Tế bào chất (bào tương và các bào quan)
- Nhân
2. Vách tế bào:
- Vai trò: Vỏ bọc, ngăn cách, Quyết định hình dạng của tế bào, Bảo vệ
- Cấu tạo: cellulose, pectin (phiến giữa, vách sơ cấp, vách thứ cấp)
- Sự biến đổi: →Lớp thứ cấp có thể bằng chất cellulose nằm ở TB nhu mô hoặc có thể
ngấm thêm cellulose ở TB hậu mô, TB mạch rây, đó là những TB
sống.
→Ngoài cellulose, vách TB có thể ngấm thêm các chất khác như:
Chất bần (suberin): đó là 1 chất không thấm khí, gặp ở các TB mô
bì thứ cấp
Chất gỗ (lignin): ngấm vào vách TB làm vách TB trở nên giòn và
cứng rắn, tính đàn hồi của vách TB kém đi, gặp ở TB cương mô
hoặc mạch gỗ
Chất cutin: ngấm vào mặt ngoài của mô bì sơ cấp (tế bào biểu bì),
là lớp không thấm nước và khí, có vai trò giữ nước cho cây
Chất nhầy: thường gặp ở một số hạt lúc nảy mầm, trên bề mặt của
TB sẽ phủ 1 lớp chất nhầy, chất này sẽ phồng lên khi thấm nước và
trở nên nhớt (ví dụ: hạt é)
Chất khoáng: là quá trình tích tụ lại trong vách TB các chất
khoáng thường gặp như Si, CaCO3
Chất sáp: thường gặp ở các TB biểu bì.
3. Khái niệm mô thực vật:
- Là 1 nhóm tế bào phân hóa giống nhau về hình thái để cùng làm 1 chức phận sinh lí.
4. Phân loại mô thực vật theo chức năng:
- Mô phân sinh: giúp các mô gia tăng chiều dài và chiều ngang.
- Mô mềm: liên kết với các thứ mô khác với nhau, giữ chức năng đồng hóa hay dự trữ.
- Mô che chở: bảo vệ các mô ở bên trong của cây chống lại những tác nhân cơ học.
- Mô nâng đỡ: nâng đỡ, làm cho cây cứng rắn.
- Mô dẫn: dẫn nhựa.
- Mô tiết: tích lũy hay bài tiết chất tiết (nước, mật, tinh dầu, tannin, nhựa)
5. Mô phân sinh:
- Đặc điểm: Những tế bào non chưa phân hóa, vách mỏng bằng cellulose, xếp xít vào
nhau, phân chia rất nhanh → Mô khác
- Phân loại: → MPS sơ cấp (cấp 1): giúp gia tăng chiều dài (Hành+NL)
→Mô phân sinh ngọn
→Mô phân sinh gióng (lóng): Ở các cây họ Lúa
→ MPS thứ cấp (Cấp 2/bên): giúp gia tăng chiều ngang (Ngọc Lan)
→Tầng sinh bần: có vị trí không cố định trong
vùng vỏ cấp 1, tạo bần phía ngoài, tạo lớp vỏ
lục phía trong
→Tầng sinh gỗ: có vị trí cố định trong vùng trụ, tạo libe
2 ở ngoài, gỗ 2 ở trong
→Các tế bào vừa sinh ra tạo thành dãy xuyên tâm
(thẳng hàng) và có vòng tròn đồng tâm.
6. Mô mềm:
- Đặc điểm: được cấu tạo những tế bào sống, chưa phân hóa nhiều, vách mỏng bằng
cellulose.
- Phân loại: → Theo chức năng: →MM hấp thụ: rễ cây (hấp thụ nước, muối vô cơ)
→MM đồng hóa: dưới biểu bì của lá và thân cây
non (thực hiện quá trình quang hợp) là những tế
bào sống chứa lục lạp, gồm MM giậu (là những tế
bào dài, thẳng góc với lớp biểu bì, giống như cọc
hàng rào, chứa nhiều lục lạp) và MM khuyết (tế
bào hình dạng không đều, để những khoảng trống
gian bào lớn, chứa ít lục lạp)
→MM dự trữ: là những tế bào sống bằng cellulose,
có mặt khắp nơi trong cây thường có trong quả,
hạt, củ. Chứa các chất dự trữ (đường, tinh bột,
dầu, aleuron…)
→ Theo hình dạng: MM đặc, MM đạo, MM khuyết (MM xốp).
→ Theo vị trí cơ quan: MM vỏ và MM tủy.
7. Mô che chở:
- Đặc điểm: ở mặt ngoài của các cơ quan của cây, là những tế bào xếp khít nhau, vách
tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí.
- Phân loại: →Biểu bì: Tế bào sống (lá/thân non), xếp khít nhau có lỗ khí và lông che
chở. (Hạ bì nằm dưới lớp biểu bì. Khác với mô mềm về mặt hình thái và
chức năng sinh lý. Tồn tại ở vài loại lá như lá Đa, lá Trúc đào, thân/lá
Diếp cá. Vai trò: che chở hoặc dự trữ nước hoặc nâng đỡ)
→Bần (Tế bào chết – bao bọc phần già – không thấm – đàn hồi. Sinh ra
bởi tầng sinh bần)
→Thụ bì (Tế bào chết: bần + mô phía ngoài chết. VD: thụ bì ở thân cây
Ổi).
- Các kiểu lỗ khí: → Hỗn bào (họ Hoàng Liên): bao quanh lỗ khí có nhiều TB không
đều và không khác TB biểu bì.
→ Dị bào (họ Cải): bao quanh lỗ khí có 3 TB bạn, trong đó 1 TB nhỏ
hơn 2 TB kia.
→ Song bào (họ Cà phê): 2 TB bạn nằm song song với khe lỗ khí.
→ Trực bào (họ Cẩm chướng): 2 TB bạn bao quanh lỗ khí có vách
chung thẳng góc với khe lỗ khí.
→ Vòng bào (lá lốt): các TB bạn xếp nối tiếp nhau thành 1 vòng đai
liên tục, bao quanh lỗ khí.
8. Mô nâng đỡ:
- Đặc điểm: là những tế bào có vách dày và cứng.
- Phân loại: Mô dày và mô cứng
- Các kiểu mô dày: →Mô dày góc: sự dày lên chỉ xảy ra ở góc tế bào
→Mô dày phiến: sự dày lên theo hướng tiếp tuyến
→Mô dày tròn: sự dày lên xảy ra một cách đều đặn quanh tế bào
→Mô dày xốp: giữa các tế bào có khoang gian bào
- Các kiểu mô cứng: Tế bào mô cứng, Thể cứng, Sợi mô cứng
- Điểm khác biệt giữa mô dày & mô cứng:
→Mô dày (Tế bào sống, vách dày bằng cellulose – phần lồi của cơ quan như cuống
lá và gân lá, dưới biểu bì. Nâng đỡ các bộ phận còn non.)
→Mô cứng (Tế bào chết - Màng dày hóa gỗ – ống trao đổi – nằm sâu trong các cơ
quan không mọc dài nữa. Nâng đỡ các bộ phận già.)
9. Mô dẫn:
- Đặc điểm: là những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song song với
trục của cơ quan.
- Hai loại mô dẫn: → Gỗ_Mạch ngăn (quản bào, còn vách ngang không hóa gỗ),
mạch thông (mạch gỗ) → Dẫn nhựa nguyên. Sợi gỗ: tế bào
chết, hình thoi dài, màng dày hóa gỗ, nâng đỡ, mô mềm gỗ: tế
bào sống, màng hóa gỗ hoặc còn cellulose, dự trữ → Không
dẫn nhựa nguyên. (Có 2 loại: gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp).
→ Libe_Dẫn nhựa luyện (Mạch rây – TB kèm – Mô mềm libe –
tia libe - Sợi libe). (Có 2 loại: libe sơ cấp, libe thứ cấp).
- Khái niệm nhựa nguyên: Gồm nước và các muối vô cơ hòa tan trong nước do rễ hút
từ đất lên, được vận chuyển trong các yếu tố gỗ từ rễ lên lá.
- Khái niệm nhựa luyện: Là dung dịch các chất hữu cơ do lá quang hợp, được vận
chuyển trong các yếu tố libe từ lá đến các cơ quan của cây để nuôi cây.
10. Bó dẫn:
- Bó chồng: libe chồng lên gỗ, libe ngoài gỗ trong.
- Bó mạch kín: Bó gỗ và bó libe xếp chồng chất lên nhau, libe trên, gỗ dưới. Giữa gỗ
và libe không có tượng tầng. Gỗ phân hóa li tâm (mạch gỗ to nằm ngoài, mạch gỗ
nhỏ nằm trong) → thân cây 1 lá mầm (lớp Hành).
- Bó mạch hở: Bó gỗ và bó libe xếp chồng chất lên nhau, libe trên, gỗ dưới. Giữa gỗ
và libe có tượng tầng. Gỗ phân hóa li tâm → thân cây 2 lá mầm (lớp Ngọc Lan).
- Bó chồng kép: libe quanh tủy: gỗ tiếp xúc libe 2 mặt ngoài và trong.
- Bó đồng tâm: libe bao quanh gỗ hoặc gỗ kẹp libe trong (thân cây dương xỉ).
- Bó xuyên tâm (bó xen kẽ): Bó gỗ và bó libe xếp xen kẽ nhau trên 1 vòng tròn. Gỗ
phân hóa hướng tâm (mạch gỗ to nằm trong, mạch gỗ nhỏ nằm ngoài) → Rễ cây
- Bó gỗ hình chữ V: Bó mạch kín. Ở rễ thân cây lớp Hành. Mạch gỗ 1 phát triển 2
bên libe
11. Mô tiết:
- Đặc điểm: cấu tạo bởi những TB sống, có vách bằng cellulose tiết ra những chất được
coi là cặn bã của cây như tinh dầu, nhựa, gôm, tannin. Thường các chất này không
được thải ra ngoài và sẽ đọng lại trong cây.
- Phân loại: →Biểu bì tiết: Gặp trong cánh hoa, Các tuyến tiết mật hoa →Vai trò lôi
cuốn côn trùng giúp thụ phấn
→Lông tiết: Nằm trên biểu bì. Có thể đơn bào hay đa bào
→Tế bào tiết: Những tế bào riêng lẻ trong mô mềm, chứa chất tiết
→Túi tiết và ống tiết: Túi tiết hình cầu, ống tiết hình trụ được bao bọc bởi
các tế bào tiết và đựng chất tiết)
→Ống nhựa mủ: Là những ống dài hẹp, phân nhánh nhiều, chứa chất lỏng
trắng như sữa gọi là nhựa mủ (cây Sữa, Cỏ sữa) nhưng cũng có khi màu
vàng (cây Gai cua). Các hoạt chất chứa trong nhựa mủ như Morphin,
Codein… Chỉ có ở một số họ Thầu dầu, họ Trúc đào, họ Thuốc phiện,
Bìm bìm… Sự có mặt của ống nhựa mủ giúp ta trong việc định tên cây).

RỄ CÂY
1. Hình thái của rễ cây:
- 5 vùng: Cổ rễ, Vùng hóa bần, Vùng lông hút, Miền sinh trưởng, Chóp rễ.
- 5 miền: Miền hóa bần, Miền lông hút, Miền kéo dài, Miền sinh trưởng, Chóp rễ
2. Vai trò của từng vùng trên rễ cây:
- Chóp rễ: Các tế bào có vách ngoài hóa nhày → giảm sự va chạm vào đất. Có nhiệm
vụ che chở cho mô phân sinh và miền sinh trưởng.
- Miền sinh trưởng: Chứa các tế bào có khả năng phân chia (mô phân sinh ngọn).
- Miền kéo dài: Tế bào lớn lên, sinh trưởng kéo dài → rễ dài ra.
- Miền lông hút: Mang nhiều lông hút → hút nước và muối khoáng hòa tan. Lông hút
phía trên sẽ già, chết và rụng đi đồng thời với sự hình thành mới phía dưới.
- Miền hóa bần: Lông hút rụng → vùng trống, không láng. Vách tẩm bần (Ngọc Lan)
hay suberoid (hành) → bảo vệ. Rễ con mọc ra ở vùng này.
3. Các loại rễ cây:
- Rễ cọc (rễ trụ): Rễ chính lớn, mọc thẳng, phát triển mạnh hơn rễ con. Đặc trưng cho
rễ cây lớp Ngọc Lan, cây hạt trần.
- Rễ chùm (rễ trụ): Rễ cái bị hoại, các rễ con to như nhau, mọc tua tủa. Đặc trưng cho
rễ cây lớp Hành.
- Rễ củ: Rễ cái hoặc rễ con phồng to lên chứa chất dự trữ (rễ Bạch chỉ, Nhân sâm,
Bình vôi, Tam thất, Thiên môn đông).
- Rễ phụ: Rễ mọc ra từ cành và đâm xuống đất (rễ Đa, cây Si).
- Rễ bám: mọc từ các mấu thân, bám vào giàn ở Trầu không.
- Rễ khí sinh: mọc trong không khí, Phong lan.
- Rễ biểu sinh: Rễ cây sống nhờ trên cây khác, rễ bám vào vỏ cây gỗ lớn, hấp thụ nước
chảy dọc thân.
- Rễ giác mút (ký sinh): sống nhờ chất hữu cơ của cây chủ.
- Rễ hô hấp: là rễ từ dưới bùn mọc thẳng đứng lên khỏi mặt đất để cung cấp không khí
cho các phần rễ phía dưới (rễ Bụt mọc, Bần).
- Rễ cà kheo (rễ nạng) ở cây Đước.
- Rễ thủy sinh: mọc trong nước.
4. Đặc điểm giải phẫu rễ cây lớp Ngọc Lan:
- Sơ cấp (cấp 1):
+ Vỏ cấp I ( 2/3 bán kính)→ Tầng lông hút (Cấu tạo bởi các tế bào có màng mỏng
bằng cellulose mọc dài ra làm nhiệm vụ hấp thụ nước
và muối khoáng)
→ Ngoại bì (tầng tẩm suberin): có 1 lớp TB, các TB sắp
xếp thành dãy thẳng hàng xuyên tâm
→ Mô mềm vỏ ngoài: xếp lộn xộn
→ Mô mềm vỏ trong: xếp dãy thẳng hàng xuyên tâm
→ Nội bì: trên mặt bên của TB nội bì, có 1 băng suberin
chạy quanh TB gọi là đai Caspary
+ Trung trụ (trụ giữa)(Khoảng 1/3 bán kính)→Trụ bì (vỏ trụ ) xen kẽ với tế bào
nội bì.
→Hệ thống dẫn→Các bó gỗ và bó
libe xếp xen kẽ. Bó
gỗ phân hóa hướng
tâm
→Tia ruột nằm xen kẽ
giữa bó libe và bó
gỗ.
→Mô mềm (nhu mô)
ruột ở trong cùng.
- Thứ cấp (cấp 2):
+Tầng phát sinh bần lục bì: có vị trí không cố định trong vùng vỏ cấp 1, tạo bần
phía ngoài, tạo lớp vỏ lục phía trong
+Tượng tầng: có vị trí cố định trong vùng trụ, tạo libe 2 ở ngoài, gỗ 2 ở trong
+Gỗ 2 chiếm tâm
5. Đặc điểm giải phẫu rễ cây lớp Hành:
- Sơ cấp (cấp 1):
+Vỏ cấp I →Tầng lông hút (Cấu tạo bởi các tế bào có màng mỏng bằng cellulose
mọc dài ra làm nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng)
→Ngoại bì (tầng tẩm suberoid): nhiều lớp TB, các TB sắp xếp không thứ
tự.
→Mô mềm vỏ ngoài bao gồm nhiều tế bào vách bằng cellulose. sắp xếp
lộn xộn, tạo ra các khoảng gian bào.
→Mô mềm vỏ trong là các tế bào có vách mỏng, xếp thành các vòng tròn
đồng tâm và dãy xuyên tâm. Trong tế bào mô mềm thường có chất dự
trữ và rải rác còn có thể có các tế bào tiết, ống tiết hoặc túi tiết.
→Nội bì: là lớp tế bào trong cùng của phần vỏ cấp một. TB nội bì có chất
gỗ dày lên ở vách bên và vách trong TB nội bì nên nội bì hình chữ U
(hình móng ngựa)
+Trụ giữa →Trụ bì: Gồm các tế bào có vách mỏng nằm xen kẽ với tế bào nội bì, có
thể là một lớp hay nhiều lớp.
→Hệ thông dẫn: →Gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau.
→Ruột và tia ruột: Xen kẽ giữa các bó libe và bó gỗ có
các tia ruột; trong cùng là mô mềm ruột, gồm các tế
bào mô mềm giống với các tế bào mô mềm của yếu
tố dẫn.
6. Đặc điểm nội bì của rễ cây:
- Lớp Hành: Nội bì là lớp tế bào trong cùng của phần vỏ cấp một. Tế bào nội bì có
chất gỗ dày lên ở vách bên và vách trong tế bào nội bì nên nội bì hình chữ U (hình
móng ngựa)
- Lớp Ngọc Lan: trên mặt bên của TB nội bì, có 1 băng suberin chạy quanh tế bào gọi
là đai Caspary
- Vai trò: Chức năng của nội bì là làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trụ giữa.
7. Sự khác biệt về vi phẫu của rễ cây lớp Ngọc Lan và rễ cây lớp Hành:
- Giống: Tầng lông hút, vỏ cấp 1, trung trụ.
- Khác: Rễ cây lớp Ngọc lan → Tầng suberin: có 1 lớp tế bào, các tế bào sắp xếp
thành dãy thẳng hàng xuyên tâm
→ Đai caspary tiếp tuyến: trên mặt bên của TB nội bì, có
1 băng suberin chạy quanh TB gọi là đai Caspary
→ Số bó libe-gỗ ít (không quá 8)
→ Có cấu tạo cấp cao
Rễ cây lớp Hành → Tầng suberoid: nhiều lớp tế bào, các tế bào sắp xếp
không thứ tự.
→ Nội bì hình móng ngựa (chữ U): tế bào nội bì có chất gỗ
dày lên ở vách bên và vách trong tế bào nội bì nên nội bì
hình chữ U (hình móng ngựa)
→ Số bó libe-gỗ lớn (>10)
→ Chỉ có cấu tạo cấp I
→ Có nhiều mạch hậu mộc trong tủy
8. Rễ cây dùng làm thuốc trong ngành dược: Nhân sâm, Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô
trắng…

THÂN CÂY
1. Các phần của thân cây:
- Thân chính: Hình trụ nón, vuông (cây Bạc Hà, Ích Mẫu); tam giác (cây Củ Gấu, cây
Cói); dẹt (cây Quỳnh); 5 cạnh (Bầu, Bí)
- Chồi ngọn: Ở đỉnh ngọn
- Mấu: Nơi lá đính lên thân hoặc cành
- Gióng: Khoảng cách giữa hai mấu nối tiếp nhau.
- Chồi bên: Ở nách lá.
- Cành: Giống thân, có nguồn gốc từ chồi bên
- Bạnh gốc: Gốc lồi ra tăng độ vững chắc của cây (cây Gạo, cây Sấu).
2. Các loại thân cây:
- Thân khí sinh (Thân trên không): thân đứng, thân bò, thân leo.
+Thân đứng→Thân gỗ: thường là cây to và phân nhánh (quế, mức hoa
trắng,vông)
→Thân cột: không phân nhánh, mang chùm lá trên đầu (cau, dừa)
→Thân rạ: đặc ở mấu, rỗng ở gióng (ý dĩ, ngô, tre)
→Thân cỏ
+Thân bò: Thân mềm, bò sát mặt đất (sài đất, rau má, dâu tây, khoai lang)
+Thân leo (dây leo): Thân mềm, leo lên những cây khác hoặc vào giàn (mồng tơi)
→Leo nhờ thân quấn: bìm bìm, mồng tơi, hoài sơn, mơ lông
→Leo nhờ tua cuốn: lạc tiên, nho , bầu, bí, gấc
→Leo nhờ rễ bám: cây trầu không, hồ tiêu
→Leo nhờ rễ mút (rễ kí sinh): tầm gửi, tơ hồng
→Leo nhờ gai móc: cây đằng, kim anh
- Thân dưới đất (thân địa sinh): thân rễ, thân hành, thân củ.
+Thân rễ: thân mọc ngang ở dưới đất như rễ cây, mang những vẩy móng (gừng,
nghệ, cỏ tranh, thiên niên kiện, đại hoàng, hoài sơn)
+Thân hành (giò): thân rất ngắn, rễ ở dưới và phủ bởi những lá biến đổi thành
vẩy dày ở xung quanh (tỏi, sâm đại hành)
+Thân củ: thân phồng to lên chứa chất dự trữ (khoai tây, su hào)
3. Đặc điểm giải phẫu của thân cây lớp Ngọc Lan:
- Sơ cấp (cấp 1):
+ Biểu bì: Tế bào sống không diệp lục, hóa Cutin, có thể có lỗ khí, lông che chở,
lông tiết hoặc lông ngứa.
+ Vỏ cấp I → Mô mềm, nhiều lớp tế bào sống màng bằng cellulose,
chứa lục lạp.
→ Trong cùng là nội bì, nhiều tinh bột, đai caspary.
+ Trung trụ→ Trụ bì (vỏ trụ): Một hay nhiều lớp tế bào, xen kẽ với tế bào nội bì.
→ Hệ thống dẫn gồm những bó libe - gỗ; libe ở phía ngoài, hình bầu
dục và gỗ ở trong, hình tam giác đỉnh quay vào trong (phân hóa ly
tâm)
→ Tia ruột: Nằm giữa hai bó libe - gỗ
→ Mô mềm ruột
- Thứ cấp (cấp 2):
+ Tầng phát sinh ngoài (tầng sinh bần)→ Nằm trong vỏ cấp I
→ Phía ngoài tạo ra bần; phía trong tạo
ra vỏ lục (MM vỏ C2).
→ Sau khi lớp bần được sinh ra, lớp vỏ
ngoài chết đi tạo ra thụ bì.
+ Tầng phát sinh trong → Đặt ở phía trong libe cấp I và ở phía ngoài gỗ cấp I.
→ Sinh ra ngoài libe cấp II. Về phía trong, tầng sinh gỗ
tạo ra những lớp gỗ cấp II.
→ Mỗi năm tầng sinh gỗ lại sinh ra một lớp libe cấp II và
một lớp gỗ cấp II.
+ Tia ruột → Xuyên qua vòng bó libe gỗ có những dãy mô mềm
→ Giúp trao đổi giữa trong trụ với vỏ
4. Đặc điểm giải phẫu của thân cây lớp Hành:
- Cấu tạo gồm: Biểu bì, vỏ và trụ giữa nhưng:
+ Khó phân biệt miền vỏ và trụ giữa. Có thể thiếu trụ bì
+ Không có mô dày, vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi các vòng mô cứng đặt dưới
biểu bì hoặc trong vỏ trụ và xung quanh các bó libe - gỗ.
+ Gỗ kẹp libe ở giữa (bó chữ V), hoặc bó mạch kín.
+ Trong trụ giữa các bó libe - gỗ rất nhiều và xếp không trật tự. Càng vào trong các
bó càng lớn.
+ Không có cấu tạo cấp II (trừ các cây Ngọc giá, cây Lưỡi hổ, cây Huyết giác, cây
Huyết dụ, cây Bồng bồng).
+ Bao mô cứng quanh libe – gỗ đặc trưng cho thân và lá lớp hành
+ Vì có bao mô cứng nên gọi là bó mạch kín (không có tượng tầng và cấu tạo cấp 2)
5. Sự khác biệt về vi phẫu của rễ cây và thân cây:
- Rễ cây: Lớp đầu là tầng lông hút; kế tiếp là ngoại bì (tầng tẩm suberin).
- Thân cây: Lớp đầu là biểu bì; kế tiếp là hạ bì (tùy cây); sau đó là mô dày.
6. Sự khác biệt về vi phẫu của thân cây lớp Ngọc Lan và thân cây lớp Hành:
- Thân lớp Hành: →Khó phân biệt vùng vỏ và vùng trụ
→Không có mô dày
→Mô cứng xuất hiện ở dưới lớp biểu bì của thân, lá lớp Hành
→Bó libe-gỗ là bó mạch kín, bó gỗ hình chữ V
→Bó libe-gỗ xếp thành nhiều vòng, không trật tự
- Thân lớp Ngọc Lan: →Mô dày xuất hiện xuất hiện ở dưới lớp biểu bì của thân, lá
lớp Ngọc Lan
7. Thân và thân rễ dùng làm thuốc trong ngành dược: vỏ Quế, vỏ Canhkina, thân
rễ Tranh, thân rễ Gừng, Riềng, Nghệ… Thân leo hay thân hành: dây Kí ninh (vị đắng),
dây Câu Đằng, thân Hành tỏi, cây Bách hợp…

LÁ CÂY
1. Các phần của lá:
- Phần chính: Phiến lá, Cuống lá, Bẹ lá
- Phần phụ: Lá kèm, Lưỡi nhỏ, Bẹ chìa
- Lưu ý: → Lá lớp Ngọc lan: phiến lá + cuống lá
→ Lá lớp Hành: phiến lá + bẹ lá
→ Lá lớp Hành có cuống: lá Tre, Môn, Cau
→ Lá lớp Ngọc lan có bẹ lá: họ Hoa tán, họ Ngũ gia bì
2. Các thứ gân lá:
- Lá một gân: phiến lá thu hẹp, chỉ có 1 gân duy nhất. VD: cây lá Thông
- Gân lá song song: có nhiều gân lá song song chạy dài theo phiến lá. VD: rẻ quạt, lúa,
trinh nữ hoàng cung, đại tướng quân, lược vàng => Đặc trưng cho lá lớp Hành
- Gân lá hình lông chim: có 1 gân chính ngay chính giữa, từ gân chính này xuất phát
ra nhiều gân phụ. VD: xoài, mận, mít, dừa cạn
- Gân lá hình chân vịt: Gân chính đi từ đáy của phiến lá và xòe ra giống bàn chân của
con vịt. VD: đu đủ, sa kê
- Gân lá hình lọng (Gân lá tỏa tròn): cuống lá đính vào ở giữa phiến lá, các gân lá
tỏa đi khắp mọi phía. VD: sen, súng
- Gân lá hình cung: các gân lá gặp nhau ở đáy và đầu của phiến lá. VD: lá Tràm
- Gân lá hình mạng: gân lá xuất hiện chằng chịt với nhau như mạng. VD: lá gai
3. Các loại lá cây:
- Lá đơn: →Cuống không phân nhánh
→Chỉ mang một phiến
→Ví dụ: tía tô, bàng, trúc đào, sen, lúa, sả
- Lá kép: →Cuống phân nhánh
→Mỗi nhánh mang một phiến lá gọi là lá chét
→Ví dụ: me, phượng, chó đẻ (diệp hạ châu)
- Để phân biệt ta dựa vào: hình dạng của phiến lá, hình dạng đầu lá, hình dạng gốc lá,
hình dạng của mép phiến lá
- Lá thùy: vết khía không sâu tới ¼ phiến
 Thùy lông chim: phần chẻ đi dọc theo gân chính (lá Trạng nguyên)
 Thùy chân vịt: phần chẻ đi theo phiến lá (lá Bông)
- Lá chẻ: vết khía vào tới ¼ phiến (chẻ lông chim và chẻ chân vịt)
- Lá chia: vết khía vào hơn ¼ phiến (lông chim và chân vịt)
- Lá xẻ: vết khía vào tận gân lá (xẻ lông chim và xẻ chân vịt)
- Lá nguyên: mép lá không bị khía
- Lá khía răng: mép lá bị cắt thành răng nhọn (lá Táo)
- Lá khía tròn: răng tròn, còn kẽ răng là một góc nhọn (lá rau má)
- Lá uốn lượn: răng tròn, kẽ răng cũng tròn
4. Sự biến đổi của lá:
- Lá biến đổi thành vảy (Gừng, Riềng), dự trữ (cây Hành, cây Tỏi).
- Lá biến đổi thành gai. cây Xương rồng, lá cây Hoàng liên gai (lá biến đổi thành gai có
ba nhánh).
- Lá biến đổi thành tua cuốn: cây Đậu Hà Lan, Gấc
- Lá cây ăn thịt biến đổi để thích nghi với điều kiện bắt mồi như cây Nắp ấm, cây Rong
ly…
- Lá biến đổi thành lá bắc (cây Hồng môn, Trạng nguyên, hoa Giấy, Hướng dương)
- Ngoài ra, lá còn biến đổi:
- Tuyến mật: tích lũy đường. VD: thầu dầu có tuyến mật nằm 2 bên cuống lá
- Lá chìm dưới nước: phiến lá hình dải hẹp, cutin mỏng, không lỗ khí, mô mềm khuyết
to, ít gỗ
- Lá cây ở khí hậu khô: cutin dày, lỗ khí sâu trong giếng hoặc có lông; có mô chứa
nước trong lá
- Lá vùng lạnh có cường độ sáng thấp: thường màu sắc sặc sỡ
5. Cách mọc của lá trên cành (cách đính hoặc sx của lá):
- Lá mọc cách: mỗi mấu có 1 lá. VD: mít, sứ
- Lá mọc đối: mỗi mấu có 2 lá mọc đối nhau. VD: ổi, mận, cà phê
- Lá mọc đối chéo hình chữ thập: mỗi mấu có 2 lá mọc đối nhau, đôi lá này mọc
thẳng góc với đôi lá kế tiếp. VD: trang, húng chanh, tía tô, kinh giới
- Lá mọc vòng: mỗi mấu có 3 lá trở lên. VD: trúc đào, huỳnh anh, hoa sữa
6. Cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp Ngọc lan:
- Cuống lá:
 Biểu bì: →Tế bào hình chữ nhật X
→Xếp theo chiều dài của cuống lá
 Mô dày: ở dưới những chỗ lồi lên của biểu bì
 Mô mềm vỏ: TB có diệp lục
 Các bó libe – gỗ: hình cung
 Mô mềm ruột: nằm trong bó dẫn dạng vòng liên tục
- Phiến lá:
 Gân giữa: →Ngoài cùng là 2 lớp biểu bì
→Dưới biểu bì là lớp mô dày
→Mô mềm, vỏ có thể chứa túi tiết, các thể cứng, tinh thể
→Bó libe – gỗ có thể xếp thành hình cung hoặc một vòng tròn
→Phía trong gỗ là mô mềm ruột
 Phần phiến: →Biểu bì trên ít lỗ khí
→Mô mềm giậu
→Mô mềm khuyết
→Biểu bì dưới: thường nhiều lỗ khí
*Cấu tạo dị thể: giữa 2 lớp tế bào biểu bì có 2 loại mô mềm
→Cấu tạo dị thể bất đối xứng: biểu bì trên – mô mềm giậu – mô mềm
khuyết – biểu bì dưới
→Cấu tạo dị thể đối xứng: biểu bì trên – mô mềm giậu – mô mềm khuyết –
mô mềm giậu – biểu bì dưới
7. Cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp Hành:
- Biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí
- Thịt lá thường có cấu tạo bởi một mô mềm diệp lục đồng hóa (đồng thể)
- Tương ứng với các gân lá song song có rất nhiều bó libe – gỗ xếp thành hàng
- Không có mô dày cho nên mô cứng thường phát triển để làm nhiệm vụ nâng đỡ
*Cấu tạo đồng thể: giữa 2 lớp tế bào biểu bì có 1 loại mô mềm
8. Sự khác biệt về vi phẫu của lá cây lớp Ngọc Lan và lá cây lớp Hành:
- Lớp Ngọc lan: →Lỗ khí: mặt dưới của lá
→Cấu tạo dị thể
→Dưới biểu bì trên, trên biểu bì dưới là mô dày
→Gân giữa hiện lên – bó libe – gỗ hiện lên ngay chính giữa, trung
tâm vi phẫu
- Lớp Hành: →Lỗ khí: mặt trên và dưới của lá
→Cấu tạo đồng thể
→Dưới biểu bì trên, trên biểu bì dưới là mô cứng
→Bó libe – gỗ xếp theo hàng, tương ứng với gân lá song song

HOA
1. Các kiểu sinh sản trong tự nhiên:
- Sinh sản sinh dưỡng: →Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: sinh sản bằng bộ phận cây.
VD: thân rễ, thân hành, thân củ, rễ củ, thân bò, chồi phụ
→Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. VD: ghép, giâm cành, chiết
cành
- Sinh sản vô tính: Thực hiện nhờ những tế bào đặc biệt gọi là bào tử, được tạo thành
trong túi bào tử. Bào tử có thể bất động hay di động nhờ roi
- Sinh sản hữu tính: →Đẳng giao (đồng giao phối): hai giao tử đực và cái đều di
động và giống nhau hoàn toàn về hình dạng, kích thước. Lối
này phổ biến ở thực vật bậc thấp, nhất là ở Tảo
→Dị giao (dị giao phối): giao tử đực và cái đều di động nhưng
khác nhau về hình dạng và kích thước. Giao tử đực nhỏ hơn,
di động nhanh hơn, giao tử cái lớn hơn, ít di động hơn
→Noãn giao (noãn phối): giao tử đực nhỏ và di động được gọi
là tinh trùng, giao tử cái lớn hơn và bất động gọi là noãn cầu
nằm trong cơ quan cái gọi là noãn cơ. Sự phối hợp của hai
giao tử thực hiện ngay trong noãn cơ nên gọi là noãn phối. Đa
số thực vật bậc cao sinh sản theo lối này
→Giao tử phối: gặp ở vài loài thực vật bậc thấp như Nấm: hai
giao tử đực và cái không được phóng thích ra khỏi túi giao tử.
Sự kết hợp xảy ra giữa hai túi giao tử
2. Định nghĩa hoa:
- Là cơ quan sinh sản của các cây hạt kín.
- Cấu tạo bởi những lá biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản.
- Có thể lưỡng tính hoặc đơn tính.
3. HOA TỰ: Cách sắp xếp của hoa trên cành
- Hoa đơn độc: → Mọc riêng trên cuống không phân nhánh
→ Mọc ở ngọn hoặc cành
- Cụm hoa đơn:
 Cụm hoa đơn không hạn: tăng trưởng vô hạn
→ Chùm: trục cụm hoa mang nhiều hoa có cuống; hoa già ở gốc, hoa non ở
ngọn => dạng hình tháp.
→ Bông (gié): trục cụm hoa mang nhiều hoa không có cuống, hoa già ở phía
gốc, hoa non ở phía ngọn.
→ Bông chét (gié hoa): hoa kích thước nhỏ, xếp 2 hàng
→ Đuôi sóc: bông mang hoa đơn phái, mọc thòng xuống
→ Bông mo: trục cụm hoa nạc, bao bởi lá bắc là mo
→ Buồng: bông mo phân nhánh
→ Ngù (tản phòng): cành mang hoa có cuống dài ngắn khác nhau nhưng đưa
hoa lên cùng một mặt phẳng.
→ Tán: các cuống hoa tỏa ra từ đầu cành hoa.
→ Đầu: ở đầu trục cụm hoa phồng lên mang nhiều hoa nhỏ không cuống.
 Cụm hoa đơn có hạn (xim): Đầu ngọn cành mang hoa kết thúc bởi 1 hoa =>
trục chính không mọc dài, đâm nhánh phía dưới => xim.
→ Xim 1 ngả: hình đinh ốc, hình bọ cạp
→ Xim 2 ngả
→ Xim nhiều ngả
→ Xim co
- Cụm hoa kép: Cụm hoa: nhánh cùng kiểu với cụm hoa
 Chùm kép: chùm mang chùm
 Tán kép
- Cụm hoa phức: Cụm hoa: nhánh cùng kiểu với cụm hoa
 Chùm xim: hoa của chùm được thay bằng xim
 Chùm tán: hoa của chùm được thay bằng tán
 Ngù đầu: hoa trên ngù được thay bằng các đầu
4. Tiền khai hoa:
- Van
- Vặn
- Lợp
- Năm điểm
- Cờ
- Tiền khai thìa
- Tiền khai xoắn
9. CÁC PHẦN PHỤ CỦA HOA:
- Cuống hoa: là nhánh mang hoa → Có thể dài, ngắn, có khi không có
→ Mọc ở nách một lá biến đổi gọi là lá bắc
- Lá bắc: → Có thể rất phát triển, có thể tiêu giảm, mỏng, mọng nước, có thể có lá bắc
con
→ Lớp hành: chỉ có 1 lá bắc con đối diện lá bắc
→ Lớp ngọc lan: 2 lá bắc con ở 2 bên cuống hoa
- Đế hoa: do đầu cuống hoa phù ra để mang các bộ phận của hoa
 Cuống nhụy (thư đài): đế hoa mọc dài lên giữa bộ nhị và bộ nhụy
 Cuống nhị nhụy (hùng thư đài): đế hoa mọc dài giữa bao hoa và bộ nhị
 Cuống tràng hoa: đế hoa mọc dài giữa đài hoa và tràng hoa nâng các bộ phận
bên trong cao lên
10. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA HOA:
- Bao hoa:
 Đài hoa:
→ Lá đài và cánh đài: →Lá đài: các đài có màu xanh hoặc khác với tràng
→Cánh đài: các đài có màu sặc sỡ như tràng hoa
→ Đài hợp và đài phân: →Đài hợp: các đài dính nhau
→Đài phân: các đài rời
→ Đài tồn tại và đài đồng trưởng: →Đài tồn tại: tồn tại cùng trái (thay vì bị
rụng)
→Đài đồng trưởng: tồn tại và tăng
trưởng cùng trái
 Tràng hoa:
- Trong của đài hoa, có màu sặc sỡ gọi là cánh hoa, có mùi thơm, cá biệt có
mùi thối (cây Bán hạ) để quyến rũ côn trùng.
- Mỗi cánh hoa có phiến và móng →Tràng hình hoa hồng: phiến rộng, móng
ngắn và hẹp
→Tràng hình cẩm chướng: phiến rộng,
móng dài và hẹp, phiến vuông móng
- Các cánh hoa có thể →Liền nhau (cánh hợp)
→Rời nhau (cánh phân)
→Giống nhau (tràng đều)
→Khác nhau (tràng không đều)
- 4 kiểu tràng → Hoa cánh rời, tràng đều (Tràng hình: hoa hồng, cẩm
chướng, chữ thập)
→ Hoa cánh rời, tràng không đều (Tràng hình: bướm, hoa
lan)
→ Hoa cánh dính, tràng đều (Tràng hình: bánh xe, hũ,
chuông, phễu, đinh và ống)
→ Hoa cánh dính, tràng không đều (Tràng hình: môi, mặt nạ,
lưỡi nhỏ)
- Phần sinh sản:
 Bộ nhị:
- Là bộ phận sinh sản đực, nằm phía trong vòng cánh hoa
- Các kiểu bộ nhị → Bộ nhị một bó
→ Bộ nhị hai bó
→ Bộ nhị nhiều bó
→ Bộ nhị hai trội (4 nhị: 2 nhị dài, 2 nhị ngắn)
→ Bộ nhị bốn trội (6 nhị: 4 nhị dài vòng trong, 2 nhị ngắn)
→ Bộ nhị có chỉ nhị phân nhánh
→ Chỉ nhị: cách đính của chỉ nhị lên bao phấn: đính đáy, đính giữa, đính
ngọn
→ Chung đới
→ Bao phấn → Bao phấn hướng trong và hướng ngoài
→ Cấu trúc: 4 túi phấn, bên trong có hạt phấn
→ Cách nứt của bao phấn: +Nứt dọc: Mỗi ô phấn mở ra bằng
kẽ nứt dọc đặt ở rãnh
phân chia 2 túi phấn. Nếu
kẽ nứt đó quay vào phía
trong hoa thì gọi là bao
phấn hướng trong. Nếu kẽ
nứt quay ra ngoài thì gọi
là bao phấn hướng ngoài.
Nếu đường nứt đó ở bên
cạnh thì gọi là bao phấn
hướng bên.
+Nứt lỗ: Bao phấn có thể mở bằng
lỗ ở đỉnh.
+Nứt van: Bao phấn có 2-4 ô phấn,
mỗi ô được mở bằng vài
cái nắp nhỏ trông tựa như
cái cửa mở về phía trên
để cho hạt phấn thoát ra
ngoài.
+Nứt ngang: đây là trường hợp đặc
biệt ở bao phấn cây
Măng cụt.
 Bộ nhụy: cơ quan sinh sản cái của hoa, cấu tạo bởi những lá biến đổi gọi là
lá noãn.
→ Bầu: là phần phồng to ở dưới, trong bầu chứa các noãn.
→Vị trí bầu nhụy so với bao hoa: Bầu thượng (hoa Dâm bụt), Bầu hạ
(bầu, bí, mướp), Bầu trung (hoa
Mua)

→Các lối đính noãn: +Đính noãn đáy (nóc): trong bầu chỉ có 1 noãn
duy nhất đính trên gốc bầu nối liền với đế hoa
+Đính noãn bên: bầu 1 ô do một lá noãn tạo
thành hay nhiều lá noãn tạo thành, các noãn
đính vào mép của lá noãn thành từng dãy trên
vách trong của bầu
+Đính noãn vách: các noãn phủ hết mặt trong
lá noãn
+Đính noãn trung tâm (cắt ngang, cắt dọc):
trong bầu có nhiều noãn được đính trên một
cột trung tâm, là phần kéo dài của đế hoa ở
trong khoang của bầu 1 ô
+Đính noãn trung trụ: bầu do nhiều lá noãn
tạo thành nhưng mép các lá noãn cuốn vào
giữa bầu tạo những ô kín riêng. Các noãn vẫn
đính vào mép các lá noãn này như đính vào
một cái cột giữa bầu
+Đính noãn giữa: bầu 1 ô do nhiều lá noãn tạo
thành, nhiều noãn đính vào những phiến mỏng
xuất phát từ gân giữa mỗi lá noãn mọc vào
trong khoang của bầu. Hiếm gặp
→Cấu tạo của noãn: vỏ noãn ngoài, vỏ noãn trong, lỗ noãn, túi phôi,
phôi tâm, hợp điểm, rốn, bó mạch, cuống não,
sóng noãn, 2 trợ bào, noãn cầu, 2 nhân phụ, 3 tế
bào đối cực
→Cấu tạo của túi phôi: có 8 tế bào gồm 2 trợ bào ở 2 bên và giữa 2
trợ bào là noãn cầu, ngay chính giữa túi phôi
có 2 nhân phụ, đối diện với noãn cầu là 3 tế
bào đối cực
→ Vòi nhụy: là phần hẹp và dài nối liền bầu với núm nhụy.
→ Núm nhụy (đầu nhụy): là phần phình nhỏ ở trên cùng có chất dính để
nhận hạt phấn.
11. Sự thụ phấn:
- Sự tự thụ phấn (thụ phấn trực tiếp)
- Sự thụ phấn chéo (thụ phấn gián tiếp, giao phấn): Hạt phấn của hoa này sang thụ tinh
ở nhụy hoa khác cùng loại => ưu thế hơn tự thụ phấn
12. Sự thụ tinh kép:
- Chỉ xảy ra ở thực vật bậc cao, thực vật hạt kín (có hoa)
- Là hiện tượng cả 2 giao tử đực tham gia thụ tinh, một giao tử đực hòa nhập với trứng,
giao tử đực thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n)
13. HOA ĐỒ:
- Hoa đồ là hình chiếu cấu tạo của hoa trên một mặt phẳng thẳng góc với trục hoa.
14. HOA THỨC:
- Viết hoa thức: Hoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa
- B1: Biểu thị các vòng của hoa → K là vòng đài hoa
→ C là vòng cánh hoa
→ P là bao hoa (lá đài và cánh hoa giống nhau)
→ A là vòng nhị
→ G là vòng nhụy
- B2: Sau mỗi chữ cái in hoa là chữ số chỉ số lượng các bộ phận của mỗi vòng
- B3: Kí hiệu trước hoa thức → * hoa đều
→ ↑ hoa không đều
→ ♂ hoa đực
→ ♀ hoa cái

→ ⚥ hoa lưỡng phái


- B4: Dấu gạch ngang ( - ) biểu thị bầu trên, giữa, dưới
15. Công dụng của hoa đối với ngành dược:
- Định danh loài
- Công dụng làm thuốc → Hoa hòe (Styphnolobium japonicum): chữa trĩ, giảm huyết
áp, bền thành mao mạch
→ Hoa cây Kim ngân (Lonicera japonica): giải độc, chống
viêm, hạ sốt
→ Hoa cây Đại (Plumeria rubra): trị hen suyễn, trừ ho, tiêu
đàm, chống viêm, hạ huyết áp mà không giãn mạch máu
→ Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum): hạ huyết áp, an
thần, kháng khuẩn, hạ sốt
→ Hồng hoa (Carhamus tinctorius): bế kinh, kinh ứ trệ, ứ đau
do chấn thương, kích thích co cơ tim, co tử cung, làm hạ
huyết áp

QUẢ VÀ HẠT
1. Cấu tạo của quả:
- Vỏ quả ngoài: Biểu bì ngoài, có màu, có gai, có móc, có cánh
- Vỏ quả giữa: Mô mềm của thành bầu (quả khô) (quả thịt)
- Vỏ quả trong: Tạo các loại quả hạch, quả cam, quả bông
- Các phần phụ của quả (các phần khác của hoa hoặc cụm hoa tham gia vào việc hình
thành quả → thông thường héo và rụng, đôi khi đồng trưởng): Cuồng hoa và cuống
cụm hoa (đào lộn hột, thơm), Đế hoa (dâu), Đài hoa, Lá bắc→cái đấu (sồi, dẻ)
2. Sự hình thành quả:
- Sau khi sự thụ phấn xảy ra, bầu phát triển và biến thành quả
- Trong quả đựng các hạt do tiểu noãn biến thành
- Đôi khi quả được hình thành không qua thụ tinh → đơn tính sinh
3. Phân loại quả:
- QUẢ ĐƠN: Quả đơn là quả sinh bởi một hoa, có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn
dính liền nhau
→QỦA THỊT: Khi chín vỏ quả giữa dày (mọng nước và mềm)
 Quả hạch: Vỏ quả trong dày và cứng, tạo thành hạch đựng hạt ở trong (quả
Đào, quả Mơ, quả Táo)
 Quả mọng: vỏ quả trong mềm và mọng nước (quả Cam, Chanh, Cà chua,
Bí, Đu đủ, Nho,…)
→QỦA KHÔ: Khi chín vỏ quả khô cứng lại
 Quả khô tự mở:
- Quả đại cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt thành một khe dọc (quả
trúc đào, quả sừng dê)
- Quả loại đậu cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt thành hai kẽ nứt
thành hai mảnh vỏ (quả cây Đậu ván, quả cây Đậu xanh, quả cây Keo
giậu)
- Quả loại cải cấu tạo bởi hai lá noãn, khi chín nứt bởi bốn kẽ nứt thành
hai mảnh vỏ. Hạt đính vào vách giả ở giữa (quả cây Cải thìa, quả cây Cải
canh)
- Quả hộp: Bầu một ô, khi chín nứt theo đường nứt vòng ngang qua giữa
quả (quả cây Rau sam, quả cây Mã đề, quả cây Hoa mào gà)
- Quả nang: là những quả khô tự mở không thuộc các kiểu trên. Dựa theo
cách nứt ta có: →Nang chẻ ô: bầu nhiều ô, mỗi ô bị cắt theo đường sống
lưng để tạo thành số mảnh vỏ bằng số lá noãn (quả cây
Bách hợp, quả cây Vông vang, quả cây Phù dung)
→Nang cắt vách: bầu nhiều ô, khi chín mỗi vách ngăn chẻ
đôi ra để tách riêng từng lá noãn (quả Thuốc lá, quả
Canh-ki-na)
→Nang hủy vách: bầu nhiều ô, khi chín các vách ngăn
giữa các ô bị phá hủy (quả Cà độc dược)
→Nang nứt lỗ: quả khi chín sẽ nứt ra các lỗ nhỏ, thường
đặt ở phần trên của quả (quả cây Thuốc phiện, quả cây
Hoa mõm chó)
 Quả khô không tự mở:
- Quả đóng (bế): Quả khô có vỏ quả dai, không dính với vỏ hạt và khi
chín không tự mở (quả Sen, quả Dẻ); vỏ quả ít nhiều hóa gỗ
→Quả đóng đôi (quả của các cây họ hoa tán Apiacea – họ Cần): Quả
đóng sinh ra từ bầu có 2 lá noãn, mỗi ô hình thành một quả đóng
nhưng dính nhau chung ở một cuống.
→Quả đóng tư (Lamiacea – họ Bạc hà): Trong mỗi ô lại có một vách giả
chia bầu thành 4 ô biến thành 4 quả đóng nhưng cũng dính chung ở
một cuống.
- Quả thóc (dĩnh): là loại quả khô không tự mở có vỏ quả dính liền với vỏ
hạt (quả Ý dĩ, quả Ngô)
4. Cấu tạo của hạt:
- Phôi (cây mầm): Phần nằm trong vỏ hạt gồm: Cây mầm có rễ mầm, thân mầm, chồi
mầm và 1 hoặc 2 lá mầm.
- Nội nhũ (Phôi nhũ): Nội nhũ là khối dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây khi cây mới
nảy mầm.
5. Sự phát triển của noãn thành hạt:
- Cấu trúc của noãn: →Vỏ noãn ngoài
→Vỏ noãn trong
→Lỗ noãn: 3 tế bào (tế bào ở giữa gọi là noãn cầu/ trứng, 2 bên là
2 trợ bào, đối diện với noãn cầu là 3 tế bào đối cực)
→Phôi tâm
→Túi phôi: 1 tế bào lớn chứa 6 tế bào nhỏ, có 8 nhân, giữa trung
tâm túi phôi là 2 nhân đơn bội gọi là nhân phụ
- Sau khi thụ tinh, vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt (có thể giữ cả 2 lớp vỏ hoặc mất cả 2
lớp vỏ hoặc chỉ có 1 lớp vỏ). Phôi tâm phát triển thành ngoại nhũ
- Noãn cầu được thụ tinh, kết hợp với 1 nhân của hạt phấn tạo thành hợp tử và phát
triển thành phôi, sau đó thành cây mầm, ra ngoài gặp đất tạo thành cây mới
- Nhân phụ được thụ tinh, 2 nhân phụ là 2n phối hợp với 1 nhân của giao tử đực hạt
phấn tạo thành thể tam bội 3n, sau đó thể tam bội phân chia tạo thành nội nhũ
6. Các loại nội nhũ:
- Nội nhũ cộng bào: Tế bào mẹ →Phân nhân→ 2 tế bào con
Nội nhũ = khối cộng bào nhiều nhân (hạt của họ Lúa, Bầu bí,Xoài)
- Nội nhũ tế bào: Tế bào mẹ →Phân nhân, Phân vách→ 2 tế bào con
Nội nhũ = khối tế bào (hạt ổi, hạt đậu)
- Nội nhũ kiểu trung gian: vừa có nội nhũ tế bào vừa có nội nhũ cộng bào (cơm dừa,
nước dừa)
PHÂN LOẠI THỰC VẬT
7. Các phương pháp phân loại thực vật:
- Phương pháp hình thái so sánh →Pp chính, phổ biến
→Dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài của các cơ
quan của thực vật
→Quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm
của CQ SS liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền
và ít bị biến đổi theo điều kiện môi trường sống
- Phương pháp giải phẫu so sánh →Với sự phát triển của KHV, giải phẫu học thực
vật có điều kiện phát triển.
→Dùng PP này đã cho kết quả nghiên cứu chính
xác và khách quan cho hệ thống PLTV.
→Cho phép xác lập mối quan hệ thân cận của các
nhóm lớn, mà kể cả các bậc nhỏ hơn, như xây
dựng tiêu chuẩn phân loại cho chi, loài.
- Phương pháp khác →Pp bào tử phấn hoa: dựa trên hình thái cấu tạo của bào tử và
hạt sắc thể.
→PP tế bào học: dựa trên số lượng, hình thái và cấu tạo của bộ
nhiễm sắc thể.
→Các pp này chỉ hỗ trợ cho pp hình thái so sánh trong trường
hợp khó xác định về mặt hình thái
8. Cơ sở phân loại thực vật:
- Về cơ quan sinh dưỡng: căn cứ vào 2 dạng chính là tản và chồi để chia
thành 2 nhóm là cơ thể thực vật có tản (thực vật bậc thấp) hay cơ thể thực vật dạng
chồi (thực vật bậc cao)
- Về cơ quan sinh sản: căn cứ vào 2 dạng chính là bào tử và hạt để chia thành 2 nhóm
là thực vật sinh sản bằng bào tử hay bằng hạt
→Thực vật có hạt có thể có hoa nhưng chưa hình thành nhụy và hạt được gọi là
hạt trần (ngành Thông).
→Thực vật có hạt đã hình thành nhụy và hạt được gọi là hạt kín (ngành Ngọc lan)
9. Bậc phân loại:
- Giới Thực vật được chia thành 6 bậc cơ bản là: →Ngành
→Lớp
→Bộ
→Họ
→Chi
→Loài
- Trong các thang bậc phân loại thì bậc loài được gọi là bậc cơ sở (đơn vị cơ sở) vì độc
nhất bậc này có quan hệ tương ứng với các quần chủng có thật trong tự nhiên
- Loài là đơn vị cơ bản trong hệ thống PLTV vì loài gồm các sinh vật có chung tổ tiên,
giống nhau về hình thái và cấu tạo.
- Lòai chỉ là một giai đoạn trong sự tiến hóa của thế giới sinh vật
10. Thực vật bậc thấp: 9 ngành Tảo và 1 ngành Địa y
- Ngành Tảo hồng (Hồng tảo)
- Ngành Tảo giáp
- Ngành Tảo vàng ánh
- Ngành Tảo mắt
- Ngành Tảo lục
- Ngành Tảo silic
- Ngành Tảo vàng
- Ngành Tảo nâu
- Ngành Tảo vòng
- Ngành Địa y
11. Thực vật bậc cao: 9 ngành như sau:
- Ngành Dương xỉ trần
- Ngành Thủy dương xỉ
- Ngành Rêu
- Ngành Lá thông
- Ngành Thông đất
- Ngành Cỏ tháp bút
- Ngành Dương xỉ
- Ngành Thông (Pinophyta) còn gọi là Ngành Hạt trần (Gymnospermae)
- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) còn gọi là Ngành Hạt kín (Angiospermae)
12. NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA):
- Có đủ rễ, thân, lá, mạch dẫn nhựa, sinh sản bằng hoa, quả, hạt và hạt được bảo vệ
trong một quả khép kín
- Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) : lớp hai lá mầm →Hạt có hai lá mầm.
→Gân lá gặp nhau, hình lông chim
hay chân vịt.
→Hoa mẫu 4 hoặc 5.
→Bó dẫn mở, có tầng sinh gỗ, thân
và rễ có cấu tạo cấp hai; thân cây
cấp một chỉ có một vòng libe - gỗ.
→Rễ chính thường phát triển thành
rễ trụ.
- Lớp Hành (Liliopsida): lớp một lá mầm →Hạt chỉ có một lá mầm.
→Gân lá song song
→Hoa mẫu 3.
→Bó dẫn kín, không có tầng sinh gỗ;
→Thân và rễ không có cấu tạo cấp hai (trừ
ngoại lệ cây Ngọc giá, cây Lô hội, cây
Huyết dụ, cây Huyết giác);
→Thân cây cấp một có nhiều vòng bó libe –
gỗ xếp lộn xộn,
→Rễ chính ít phát triển thay thế bởi rễ chùm.
13. HỌ LONG NÃO (LAURACEAE):
- Đặc điểm chính →Thân: cây gỗ, có mùi thơm
→Lá: đơn nguyên, gân lá lông chim, thường có 3 gân gốc lớn.
→Cụm hoa xim. Hoa mẫu 3. bao phấn mở bằng một nắp bật lên
→Quả mọng hình cầu đựng trong đài hoa tồn tại bao quanh như
một cái chén.
- Cây trong họ:
 Quế đơn: Cinnamomum cassia
 Long não: Cinnamomum camphora
14. HỌ HOÀNG LIÊN (RANUNCULACEAE):
- Đặc điểm chính →Thân: cỏ/ dây leo
→Rễ: có thể phù lên thành củ (Ô đầu)
→Lá: mọc so le
→Hoa: đều / không đều, lưỡng tính, đế hoa lồi. Các bộ phận xếp
theo hình xoắn ốc
- Cây trong họ:
 Hoàng liên chân gà: Coptis chinensis
 Ô đầu: Aconitum sinense
9. HỌ TIẾT DÊ (MENISPERMACEAE):
- Đặc điểm chính →Thân: dây leo hay cỏ mọc đứng, có nhiều sẹo lá.
→Rễ: có thể phù lên thành củ (Bình vôi)
→Lá: đơn, nguyên, mọc so le. Gân lá hình chân vịt hoặc hình lọng.
→Cụm hoa: chùm, xim 2 ngả ở nách lá. Hoa nhỏ, đều, đơn tính
khác gốc, mẫu 3.
→Quả hạch.
- Cây trong họ:
 Bình vôi: Stephania rotunda
 Vàng đắng: Coscinium fenestratum
 Hoàng đằng: Fibraurea tinctoria
16. HỌ Á PHIỆN (PAPAVERACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: cỏ.
→Lá: đơn. Bìa lá xẻ thùy.
→Hoa: to, đều, lưỡng tính. Lá đài rụng sớm. Cánh hoa màu sắc sặc
sỡ.
→Quả nang, mở bằng lỗ ở đỉnh.
→Cơ cấu học: ống nhựa mủ có đốt. Nhựa mủ màu trắng đục hay
vàng.
- Cây trong họ:
 Thuốc phiện: Papaver somniferum
12. HỌ RAU RĂM (POLYGONACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: cỏ, cây bụi hoặc dây leo.
→Lá: hình mũi tên hay thùy chân vịt, có bẹ chìa.
→Hoa: lưỡng tính, đều, không có cánh hoa.
→Quả đóng có 3 góc.
- Cây trong họ:
 Hà thủ ô đỏ: Fallopia multiflora
 Đại hoàng: Rheum officinale
13. HỌ BỨA (CLUSIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: gỗ, cành thường mọc ngang
→Lá: đơn, mọc đối, nguyên, gân phụ song song khít nhau
→Cụm hoa riêng lẻ/ tụ thành chùm. Hoa đều, lá đài tồn tại
→Quả mọng/ nang cắt vách
→Túi tiết kiểu ly bào ở lá
- Cây trong họ:
 Mù u: Calophyllum inophyllum
 Măng cụt: Garcinia mangostana
14. HỌ SIM (MYRTACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: cây bụi hay gỗ nhỏ
→Lá đơn, mọc đối, phiến nguyên. Lá có mùi thơm do có túi tiết
tinh dầu
→Hoa tự ở kẽ lá hay ngọn cành. Chỉ nhị nhiều, thò ra ngoài.
- Cây trong họ:
 Bạch đàn chanh (Khuynh diệp sả): Eucalyptus citriodora
 Tràm (Tràm gió): Melaleuca cajuputi
 Đinh hương: Syzygium aromaticum hay Eugenia caryophyllata
 Vối: Cleistocalyx operculatus
15. HỌ ĐẬU (FABACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: gỗ/dây leo/thân cỏ
→Rễ có nốt sần.
→Lá kép lông chim.
→Cụm hoa: chùm / gié / đầu
→Hoa: thường không đều, tiền khai cờ / thìa
→Quả loại đậu.
- Cây trong họ:
 Muồng trâu: Senna alata hay Cassia alata
 Vang (Vang nhuộm, Tô mộc): Caesalpinia sappan
 Bồ kết: Gleditsia australis
 Vông nem: Erythrina variegata hay Erythrina indica
 Cam thảo bắc: Glycyrrhiza uralensis
 Hòe: Sophora japonica
 Sắn dây: Pueraria thomsoni
16. HỌ HOA TÁN (APIACAEE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ: Thân rỗng, có lóng, mặt ngoài có khía dọc
→Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim 2-3 lần. Bẹ lá phát triển.
→Cụm hoa: tán, đơn hay kép
→Quả: bế đôi
→Không có cấu tao cấp 2
- Cây trong họ:
 Bạch chỉ: Angelica dahurica
 Đương quy: Angelica sinensis
 Rau má (lá lớn, cuống lá 10–15 cm): Centella asiatica
 Xuyên khung: Ligusticum wallichii
17. HỌ NGŨ GIA BÌ (ARALIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ/ thân gỗ ít phân nhánh
→Rễ phù lên thành củ
→Lá đơn/kép, mọc cách ở gốc thân, mọc đối ở ngọn, đôi khi mọc
vòng. Bẹ lá phát triển. Lá kèm rụng sớm/ đính vào cuống lá.
→Cụm hoa tán đơn/ kép.
→Quả mọng hay quả hạch
- Cây trong họ:
 Ngũ gia bì: Schefflera octophylla
 Nhân sâm: Panax ginseng
 Đinh lăng (cây gỏi cá): Polyscias fruticosa
18. HỌ CÚC (ASTERACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ, ít khi là cây to
→Lá đơn, mọc đối/ tụ thành hình hoa thị ở gốc, có thể có gai.
→Phiến lá thường có răng cưa hay chia thùy.
→Cụm hoa Đầu
→Quả bế
- Cây trong họ:
 Ngải cứu (Thuốc cứu): Artemisia vulgaris
 Cúc hoa: Chrysanthemum indicum
 Actisô: Cynara scolymus
 Cỏ mực: Eclipta prostrate
19. HỌ MÃ TIỀN (LOGANIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân gỗ/ dây leo
→Lá đơn, nguyên, mọc đối, có lá kèm
→Cụm hoa xim
→Bầu trên
→Quả nang
- Cây trong họ:
 Mã tiền: Strychnos nux vomica
 Hoàng nàn: Strychnos wallichiana
20. HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: Cây gỗ to (cây Canh-kina), cây nhỡ (cây Cà phê), cây leo
(cây Mơ lông).
→Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá nguyên.
→Cụm hoa xim, bầu dưới.
→Quả thịt hay nang.
→Hạt có thể có cánh (hạt cây Canh-ki-na).
- Cây trong họ:
 Canh-qui-na (Ký ninh đỏ): Cinchona succirubra
 Nhàu: Morinda citrifolia
 Dành dành: Gardenia angusta
 Mơ tam thể: Paederia foetida
21. HỌ TRÚC ĐÀO (APOCYNACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân: gỗ, thân cỏ, dây leo, cây bụi. Có mủ trắng, độc
→Lá đơn, nguyên, mọc đối hay mọc vòng, không có lá kèm
→Cụm hoa: Xim. Hoa đều
- Cây trong họ:
 Dừa cạn (Bông dừa): Catharanthus roseus
 Trúc đào: Nerium oleander
 Thông thiên: Thevetia peruviana
 Cây Đại : Plumeria rubra
22. HỌ CÀ (SOLANACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ, cây bụi
→Lá đơn có thùy/ kép lông chim, mọc cách. Có hiện tượng “lôi
cuốn lá” ở đoạn mang hoa.
→Hoa mọc riêng lẻ/ tụ thành xim.
→Quả mọng/quả nang
- Cây trong họ:
 Cà độc dược: Datura metel
 Ớt: Capsicum frutescens
 Cà lá xẻ: Solanum laciniatum
23. HỌ HOA MÕM CHÓ (SCROPHULARIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ
→Lá mọc cách/ mọc đối. Cách mọc của lá có thể thay đổi từ gốc
đến ngọn
→Hoa: không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Tràng hình ống dài/tràng
hình môi/tràng hình mặt nạ. bộ nhị 2 trội.
→Quả nang
- Cây trong họ:
 Dương địa hoàng tía: Digitalis purpurea
 Dương địa hoàng lông: Digitalis lanata
 Sinh địa (Địa hoàng): Rehmannia glutinosa
24. HỌ HOA MÔI (LAMIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ, Thân và cành có tiết diện vuông. Cây có mùi thơm do
có lông tiết tinh dầu.
→Lá đơn, mép lá có rang cưa, mọc đối chéo chữ thập
→Cụm hoa: xim co ở nách lá hay ngọn cành, tràng hoa hình môi,
bộ nhị 2 trội.
→Quả: bế tư
- Cây trong họ:
 Hương nhu tía: Ocimum tenuiflorum
 Hương nhu trắng: Ocimum gratissimum
 Tía tô: Perilla frutescens
 Ích mẫu: Leonurus japonicas
 Râu mèo: Orthosiphon spiralis
25. HỌ HÀNH (LILIACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân thảo sống dai nhờ thân rễ, thân hành, thân củ
→Lá mọc cách, không cuống, phiến hình dải
→Cụm hoa: tụ thành chùm, xim ở ngọn thân.
- Cây trong họ:
 Tỏi độc: Colichium autumnale
26. HỌ LAN NHẬT QUANG/ HỌ LÔ HỘI (ASPHODELACEAE):
- Cây trong họ:
 Lô hội (Nha đam): Aloe vera
27. HỌ CỦ NÂU (DIOSCOREACEAE):
- Đặc điểm chính: →Dây leo bằng thân quấn, có thể có gai
→Thân rễ phù thành củ
→Lá đơn/kép chân vịt, có cuống, phiến nguyên, gân lá hình chân
vịt
→Hoa đều, đơn tính khác gốc
→Quả nang có 3 cánh
- Cây trong họ:
 Hoài sơn (Củ mài): Dioscorea persimilis
28. HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE):
- Đặc điểm chính: →Thân cỏ, sống dai nhờ thân rễ to
→Lá xếp thành 2 hàng, phiến lá thuôn dài/hình trứng. Đầu bẹ lá có
lưỡi nhỏ. Có thể có thân giả.
→Hoa: Không đều, lưỡng tính, mẫu 3.
→Quả: nang
→Cơ cấu học: Tế bào tiết tinh dầu.
- Cây trong họ:
 Nghệ vàng: Curcuma longa
 Sa nhân: Amomum villosum
 Gừng: Zingiber officinale
29. HỌ LÚA (POACEAE):
- Đặc điểm chính: →Rễ chùm
→Thân thảo, thân rạ, sống hàng năm hay sống dai
→Lá xếp thành 2 dãy, không cuống (trừ Tre). Bẹ lá phát triển, có
lưỡi nhỏ
→Cụm hoa: gié hoa. Hoa trần.
→Quả dĩnh.
- Cây trong họ:
 Sả chanh: Cymbopogon citratus
 Sả hoa hồng: Cymbopogon martini
 Cỏ Tranh (Bạch mao căn) : Imperata cylindrical
 Ngô (Bắp): Zea mays
 Mạch nha: Fructus Hordei germinatus

You might also like