You are on page 1of 6

eeTRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI

KHOA DƯỢC

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN THỰC VẬT DƯỢC.


(Áp dụng đối với sinh viên cao đẳng dược chính quy)

I, Câu 3 điểm
Câu 1. Trình bày định nghĩa, cách đọc và viết các phụ âm đơn, phụ âm kép trong
tiếng Latin? Cho ví dụ và dịch các ví dụ ra nghĩa Tiếng Việt?
- Phụ âm viết và đọc như trong tiếng việt là b,h,k,l,m,n,p,v,r
Vd: barium ( ba-ri-um)- bari ; hora ( hô-ra )- giờ
- Chữ c trước a,o,u => c ; trước e,i,y,ae,oe => x
Vd: lidocainum ( li-đô-ca-i-num)- lidocain ; codeinum ( cô-đê-i-num) – codein
- D=> đ
Vd: decem ( đê-xêm) – mười
- F=> ph
Vd: folium ( phô-li-um ) – lá cây
- G=> gh
Vd: gelalinum ( ghê-la-ti-num ) – gelatin
- Q=> qu
Vd: aqua ( a-qua ) – nước
- S=> x ; khi đứng giữa 2 ng.âm hoặc đứng giữa 1 ng.âm và chữ m, n thì đọc như d
Vd: semen ( xê-mên) – hạt; serum ( xê-rum) – huyết thanh
- T => t ; t đứng trước i, và kèm theo 1 ng.âm nữa => x ; trước t,i và ng.âm lại có 1 trong 3 chữ s, t ,x => t
Vd: titanium ( ti-ta-ni-um )- titan ; stannum ( xờ-tan-num) – thiếc
- X => x ; x sau ng.âm => kx ; x giữa 2 ng.âm => kd
Vd: xylenum ( xuy-lê-num) – xylen ; cortex ( cô-rờ-tếch-xờ) – vỏ cây
- Z=> d
Vd: ozone ( ô-dô-nê) ; aminazinum ( a-mi-na-di-num) – aminazin
 Phu âm kép : phụ âm kép là 2 phụ âm đi liền nhau, phụ âm sau là h, đọc như 1 phụ âm tương đương
- Ch=> kh
Vd: ochrea ( ô-khờ-rê-a ) – bẹ chìa ; chlorum ( khờ-lô-rum) – clor
- Ph=> ph
Vd: camphora ( cam-phô-ra) – camphor, long não
- Rh=> r
Vd: rheum ( rê-um) – đại hoàng
- Th=> th
Vd: anthera ( an-thê-ra) – bao phấn
-
Câu 2. Trình bày định nghĩa cách đọc các nguyên âm kép và phụ âm S trong tiếng
Latin? Cho ví dụ và dịch ví dụ ra nghĩa tiếng Việt?
- Nguyên âm kép là hai nguyên âm đứng liền nhau và đọc thành một âm
- Phụ âm s đọc như x trừ khi đứng giữa 2 ng.âm hoặc đứng giữa 1 ng.âm và chữ m,n thì đọc như chữ d
Vd: semen ( xê-mên)- hạt
Câu 3. Trình bày cách đọc và viết các nguyên âm đơn, nguyên âm kép trong tiếng
Latin, cho ví dụ?
- A,i,u => a,i,u
Vd: kalium ( ka-li-um)
- E=> ê
Vd: emetinum ( ê-mê-ti-num)
- O => ô
Vd: codeinum ( cô-đê-i-num)
- Y=> uy
Vd: amylum ( a-muy-lum)
- J => i
Vd: ajmalinum ( ai-ma-li-num)
- Ae=> e
Vd: aequalis ( e-qua-li-xờ )- bằng nhau
- Oe=> ơ
Vd: foetidus ( phơ-ti-đu-xờ ) – có mùi hôi
- Au=> au
Vd: aurum ( au-rum )- vàng
- Eu=> êu
Vd: euquinium ( êu-qui-ni-um) – euquinin
- Những nguyên âm kép ae,oe có hai dấu chấm trên chữ e => đọc tách riêng từng ng.âm
Vd: arer ( a-ê-rờ) – không khí
- Những ng.âm ghép là 2 ng.âm đứng liền nhau , đọc thành 2 âm, ng.âm đầu đọc ngắn , ng.âm sau đọc dài
Vd: opium ( ô-pi-um) – thuốc phiện
-
Câu 4. Trình bày cách viết tên các thuốc tân dược bằng tiếng Việt theo thuật ngữ
Latin, cho ví dụ?
-
Câu 5. Trình bày cách đọc các phụ âm đơn, phụ âm kép, phụ âm ghép bằng tiếng
Việt theo thuật ngữ Latin, cho ví dụ?
-
Câu 6. Trình bày cấu tạo của nhân tế bào, cấu tạo của chất tế bào?
- Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn hay còn gọi là tế bào
nhân thực. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và tổng
hợp RNA. Mỗi tế bào có chứa một thể nhỏ hình cầu hoặc hình trứng gọi là nhân
- Cấu tạo :
 Màng nhân : ngăn cách nhân với tế bào bọc xung quanh nhân.
 Chất nhân : là 1 chất phức tạp gồm dịch nhân và chất nhiễm sắc thể, gọi là chất nst vì nó dễ bắt
màu trong các pp nhuộm tế bào, nó thường ở dưới dạng những hạt rất nhỏ hay xếp thành hình
mạng lưới. Chất nhân có độ Ph acid 4-5 và có độ chiết quang lớn hơn chất tế bào.
 Hạch nhân : trong mỗi nhân thường có 1 2 khối cầu chiết quang hơn chất nhân, gọi là hạch nhân. Nhân có
vai trò sinh lý quan trọng đặc biệt trong đời sống của tế bào
- Chất tế bào là chất sống cơ bản của tế bào, là chất một chất lỏng, nhớt, đàn hồi, không màu, trong suốt , giống
như lòng trắng trứng.
- Cấu tạo :
 Lưới nội chất : là 1 hệ thống các xoang và túi dẹp có màng . có thể mang các riboxom ( lưới nội chất hạt )
hoặc không ( lưới nội chất trơn ).
 Riboxom : kích thước nhỏ bé, không có màng bọc, được cấu tạo từ hai thành phần chính là
rARN và prôtêin.
 Ti thể : có hai lớp màng bọc, màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong gấp khúc tạo các mào và
trên đó cố định nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
 Bộ máy golgi : là một chồng túi màng dẹp xếp liền kề nhưng tách biệt nhau.
 Trung thể : là 1 trung
tâm tổ chức các ống vi thể, gồm 2 trung tử xếp thẳng góc,
xung quanh là chất vô định hình , tham gia vào quá trình phân chia tế bào.
Câu 7. Trình bày cấu tạo của không bào và vai trò sinh lý của không bào?
- Không bào là : những khoảng trống trong chất tế bào, chứa đầy chất lỏng gọi là dịch không bào hay dịch tế
bào. Toàn bộ các không bào trong một tế bào gọi là hệ không bào
- Cấu tạo :
 có một lớp màng bọc, bên trong chứa dịch. Ở những loài sinh vật khác nhau thì dịch không bào
chứa các thành phần khác nhau.
- vai trò : ngoài chức năng tích lũy các chất cặn bã và dự trữ, không bào còn có vai trò quan trọng
nhờ tính thẩm thấu của dịch tế bào mà sự biểu hiện rõ nhất ở hiện tượng co nguyên sinh khí tế bào
được đặt vài dung dịch ưu trương và ngược lại sẽ có hiện tượng trương nước khi đặt tế bào dung
dịch nhược trương.
Câu 8. Trình bày đặc điểm và cấu tạo giải phẫu cấp II của rễ cây? Kể tên 05 loại rễ
cây dùng làm thuốc?
- rễ cây là cơ quan sinh trưởng của cây , thường mọc ở dưới đất, từ trên xuống.
- Đặc điểm :
 Rễ gồm có rễ cái và rễ con
 Chóp rễ : là 1 bộ phận giống như 1 cái mũ úp lên đầu ngọn rễ, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy để
giảm sự va chạm của rễ vào đất và che chở cho miền sinh trưởng của rễ.
 Miền sinh trường nằm ngay trên chóp rễ.
 Miền lông hút dài từ 5-7cm , mang nhiều lông hút, độ dài của miền không đổi đối với mỗi loài.
 Miền hóa bần : các tb có vách hóa bần, các rễ con mọc ra từ miền này
 Cổ rễ : là đoạn nối liền với thân.
- Cấu tạoo
 Tầng phát sinh ngoài : gồm 1 lớp tb có khả năng phân chia nhanh tạo ra bên ngoài những lớp tb có vách
hóa bần làm tăng cường sự bảo vệ cho cây và bên trong tạo ra những tb có vách mỏng bằng cellulose gọi
là lục bì. Lớp bần không thấm khí và nước làm cho các tb phía ngoài chết đi tạo thành thụ bì
 Tần phát sinh trong : gồm các tb có vách mỏng nằm giữa bó libe cấp 1 và bó gỗ cấp 1
 Một số tế bào có vách mỏng nằm giữa bó libe cấp một và bó gỗ cấp một bắt đầu phân chia và sinh trưởng
tạo nên một dải tế bào có khả năng phân sinh. Các tế bào này kéo dài ra và phân chia theo hướng tiếp
tuyến. Tế bào sẽ nối với tế bào phân sinh của trụ bì đối diện với phần gỗ trước, tạo thành một vòng tròn
liên tục uốn lượn gọi là tầng sinh gỗ
 Tầng sinh gỗ hình thành libe cấp hai ở bên ngoài và gỗ cấp hai ở bên trong; sự hoạt động này làm cho
vòng tầng sinh gỗ tròn dần lại do gỗ cấp hai ở vị trí đối diện với libe cấp một sinh ra trước. Dưới áp lực
của các mô cấp hai, các tế bào của bó libe cấp một bị bẹp lại và khó nhận ra.
 Ngoài ra, sự hoạt động của tầng phát sinh libe – gỗ cũng tạo thành tia ruột. Tia ruột cấu tạo bởi các tế bào
có vách mỏng bằng cellulose. Tia ruột cấp hai đảm nhiệm sự trao đổi chất và khí giữa mô mềm ruột với
các tổ chức bên ngoài.
- Ví dụ : cây đinh lăng; cây dâu tằm ; cây cà gai; cây dâm bụt; cây dứa ; cây lựu
Câu 9. Nêu các phần phụ của hoa? Trình bày phần sinh sản của hoa? Kể tên 05 loại
hoa dùng làm thuốc?
- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa, cấu tạo bởi những lá biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ
sinh sản.
- Phần phụ : cuống hoa và đế hoa
- Phần sinh sản : nhị và nhụy
- Ví dụ : hoa mai trắng, hoa đỗ quyên, sống đời , hoa ngọc lan , hoa mẫu đơn
Câu 10. Nêu các phần của quả? Trình bày quả khô tự mở khi chín? Kể tên 05 loại quả
dùng làm thuốc?
- Quả (trái cây) là cơ quan sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa. Thông thường, sau khi thụ tinh thì noãn sẽ
biến đổi thành hạt và bầu sẽ phát triển thành quả. Đôi khi, noãn không được thụ tinh mà bầu vẫn phát triển
thành quả, đó là các quả đơn tính sinh.
- Các phần của quả :
 Vỏ quả ngoài : Nguồn gốc lớp vỏ quả ngoài là từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu.
 Vỏ quả giữa : Nguồn gốc của vỏ quả giữa là lớp mô mềm của vổ bầu. Khi chín, nếu chúng tồn tại
và mọng nước, chứa chất dinh dưỡng thì cho loại quả mọng còn nếu khô đét đi và chỉ có vài
lớp tế bào mỏng thì cho loại quả khô
 Vỏ quả trong : Nguồn gốc lớp vỏ này là từ lớp biểu bì trong của vỏ bầu. Chúng thường có đặc
điểm là mỏng.
- Quả khô tự mở khi chín : quả khi chín vỏ tự tách ra để phát tán hạt ra ngoài
 Qủa đại: Quả cấu tạo bởi một lá noãn có một ô. Khi chín tự mở theo đường hàn của mép lá noãn thành
một kẽ nứt dọc hoặc rất ít trường hợpmở theo đường sống lá noãn. Ví dụ quả cây hoa Lalét.
 Qủa loại đậu : Quả khô tự mở, được hình thành từ một lá noãn có một ô, trong chứa nhiều hạt. Khi chín
được mở ra bởi hai kẽ nứt là đường hàn của mép lá noãn và sống lá noãn. Đặc trưng cho nhiều cây trong
bộ Đậu như Đậu xanh, Keo giậu.
 Qủa hộp: Quả khô tự mở, được hình thành từ bầu một ô, do 2-3 lá noãn dính liền nhau. Khi chín, quả đợc
mở ra theo đường nứt vòng ngang giữa quả, tạo thành hai phần rộng như cái hộp với cái nắp đậy. Trong
hộp chứa các hạt. Ví dụ: quả cây Mã đề, Hoa mào gà
 Qủa nang: Gồm những loại quả khô tự mở không thuộc các kiểu trên. Chúng được hình thành từ bầu có
hai hay nhiều lá noãn dính liền nhau. Người ta phân biệt các nang dựa theo cách nứt của quả:
- Ví dụ : cam , dâu tằm , mơ ,..
II, Câu 4 điểm / 2 họ
Câu 11. Trình bày đặc điểm chính của họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hoa tán
(Apiaceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Bí (Cucurbitaceae), họ cúc (Asteaceae), họ
Ngũ gia bì (Araliaceae), họ đậu (Fabaceae), họ trúc đào (Apocynaceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae)? Mỗi họ nêu 03 đại diện dùng làm thuốc?
- Họ bí : dây leo sống hằng năm, đôi khi lâu năm. Thân leo nhờ tua cuốn . Lá đơn, mọc so le, phiến lá thường
chia thùy hình chân vịt. Không có lá kèm. Họ đơn tính, cùng gốc hay khác gốc, đều, mẫu 5, mọc riêng lẻ hoặc
thành cụm hoa chùm hay xim. Đài 5, rời hay dinh liền. Tràng 5, thường dính liền , màu vàng. Bộ nhị thường
dính lại theo nhiều mức độ khác nhau : dính lại thành 2 đôi và 1 nhị rời, hoặc cả 5 dính lại với nhau. Bao phấn
thường cong hình chữ s, nứt dọc. Bộ nhụy gồm 3 là noãn, dính liền tạo thành bầu dưới, 3 ô, chứa nhiều noãn.
Quả mọng loại bí vỏ cứng rắn, vỏ quả giữa dày và mọng nước. Nhiều hạt, hai lá mầm to , chứa bầu béo, phôi
thẳng không có nội nhũ.
- Họ hoa hồng : cây gỗ, bụi hay cây cỏ. Lá đơn hoặc kép, mọc so le. Có 2 lá kèm, đôi khi đính với gốc cuống lá.
Hoa đơn độc hay tụ họp thành cụm hoa chùm hoặc xim. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5. Đế hoa phẳng, lồi hoặc
lõm hình chén, miệng chén dính với gốc lá đài và cánh hoa. Đài 5 dính nhau ở gốc. Tràng 5 , có khi không có
cánh. Bộ nhị thường nhiều nhị có khi chỉ có 5-10 nhị. Bộ nhụy có 1- nhiều lá noãn rời hoặc2-5 lá noãn dính
liền, mỗi lá noãn thường có 2 hoặc nhiều noãn. Quả tụ , quả đại quả hạch 1 hoặc nhiều hạt. Hạt thường không
có nội nhũ. ( sơn tra – quả làm thuốc ; mơ- đào nhân dùng làm thuốc; kim anh – quả chứa nhiều vtm c làm
thuốc )
- Họ đậu : cây gỗ, cỏ, nửa bụi , bụi, dây leo bằng thân quấn hay tua cuốn. Lá kép lông chim 1-2 lần nhiều khi
chỉ có 3 lá chét. Luôn luôn có lá kèm, có khi rất lớn, ôm lấy cuống lá ( đậu hà lan ). Cụm hoa là chùm, đầu, tán
hoặc bông. Hoa lưỡng tính , đều hoặc đối xứng hai bên. Đài 5, thường dính nhau. Tràng 5, tiền khi hoa van, cờ
hay thìa. Nhị thường 10 hoàn toàn rời hoặc tất cả dính nhau thành 1 ống bao quanh lấy vòi nhuỵ tạo thành bộ
nhị một bó hoặc tạo thành bộ nhị 2 bó(9)+1. Bộ nhụy 1 lá noãn tạo thành bầu trên, một ô , mang hai dãy noãn
đảo hay cong, đính noãn mép. Quả luôn là loại đậu. Hạt không có nội nhũ, phô cong, hai lá mầm dày và lớn.
Rễ có nốt sần cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm. ( phân họ trinh nữ ; phân họ vang; phân họa đậu)
- Họ cà phê : cây gỗ, bụi, cây cỏ hoặc dây leo. Lá đơn, nguyên, mọc đối. Có lá kèm. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ
họp thành xim hay dạng đầu. Hoa đều, lưỡng tính mẫu 4-5. Đài 4-5 ít phát triển, dính với bầu. Tràng 4-5 dính
nhau tiền khai hoa van, lợpp hay vặn. Nhị xen kẻ với các thùy của tràng và dính vào ống hay họng của tràng.
Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới với 2 hoặc nhiều ô , mỗi ô có 1 đến nhiều noãn.Quả nang
mọng hay hạch. Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ.( lẩu đực; lẩu đỏ; câu đằng; cây ki na lá hẹp )
- Họ cúc : cây cỏ hay bụi , ít khi là dây leo hay cây gỗ. Lá đơn , ít khi lá kép hoặc tiêu giảm , mọc so le. Không
có lá kèm. Cụm hoa là đầu. Phía ngoài đế chung được bao bọc bởi các lá bắc xếp xít nhau trên 1 hàng hay
nhiều hàng, gọi là tổng bao lá bắc. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, có khi vô tính. Tràng 5 dính nhau thành ống
có 5 thùy hoặc hình lưỡi nhỏ có 3-5 răng, hoặc thành hình môi. Bộ nhị gồm 5 nhị , chỉ nhị rời và dính vào ống
tràng, bao phấn dính lại với nhau thành 1 ống , mở bằng khe nứt dọc vào phá trong. Bộ nhụy có 2 lá noãn dính
nhau thành bầu dưới 1 ô , chứa 1 noãn. Gốc vòi nhụy có tuyến mật. Núm nhụy luôn chia thành 2 nhánh có
lông dính. Quả đóng một hạt ( cứt lợn – nấu nước tắm trị ngứa, chữa viêm xoang; thanh cao hoa vàng ; ngải
cứu – lá dùng thuốc điều kinh , chữa ho, cảm cúm, lá khô dùng làm mồi để châm cứu)
- Họ gừng: cây cỏ, sống lâu năm, thân rễ khỏe có khi phồng lên như củ. Thân khí sinh không có hay mọc rất cao
do các bẹ lá tạo thành. Lá đơn, nguyên, xếp thành 2 dãy, có bẹ , có lưỡi nhỏ. Phiến lá có gân phụ song song.
Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc, hay trên ngọn .quả nang ít khi là quả mọng .hạt có nội nhũ và ngoại
nhũ. ( riềng nếp, riềng đậu, hồng đậu khấu – mọc dại và được trồng lấy thân rễ làm gia vị thuốc kích thích tiêu
hóa; riềng gió , cao lương khương – kích thích tiêu hóa ; riềng bắc bộ - thân rễ làm thuốc; sa nhân)
- Họ hoa môi : cây cỏ , đôi khi là cây bụi hay gỗ nhỏ. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, có khi mọc vòng. K có lá
kèm. Toàn cây có mùi thơm. Cụm hoa là xim có ở kẻ lá. Hoa lưỡng tính mọc đối xứng 2 bên mẫu 5. Đài 5
dính liền, tràng 5 dính liền thường có 2 môi, môi trên 2 thùy môi dưới 3 thùy . nhị 4 đính trên ống tràng 2 trội,
có khi chỉ còn 2 nhị lép . bộ nhụy : gồm 2 lá noãn, bầu trên, có vách giả nên bầu có 4 ô , mỗi ô 1 noãn đính
noãn gốc, vòi nhụy đính ở gốc bầu, núm nhụy thường chia đôi . Quả hạch nhỏ nằm trong đài còn lại. Mỗi quả
chứa 1 hạt. Hạt có ít oặc không có nội nhũ. ( thiên thảo – chữa bệnh gan; húng chanh- chữa bệnh ho; kinh giới-
cảm cúm )
- Họ trúc đào: cây gỗ, cây bụi, cây cỏ , dây leo gỗ. Toàn cây có có nhựa mủ trắng. Lá đơn nguyên, thường mọc
đối, hoặc mọc vòng . Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành cụm hoa chùm hoặc xim. Hoa đều lưỡng tính mẫu 5, đài 5,
tràng 5 , liền, tiền khai hoa vặn . nhị 5 dính vào ống tràng, chỉ nhị rơi, hạt phấn rời, nhị có thể mang phần phụ.
Bộ nhụy : 2 lá noãn tạo thành bầu trên, rời , dính nhau ở vòi và núm nhụy, núm nhụy chia 2 phần : phần k ss
trên, phânf ss nằm dưới. Quả 2 đại hay nang , đôi khi quả hạch hay quả mọng . hạt thường có chùm lông ở 1
hoặc cả 2 đầu ( sữa – vỏ thân chữa sốt rét, làm thuốc bổ; dừa cạn – chữa ung thư; mộc hoa trắng- hạt và vỏ
chữa kết lỵ )
- Họ cần ( hoa tán ) : cây cỏ một hay nhiều năm. Thân mang nhiều gióng và mấu, có khía dọc. Lá mọc so le, có
bẹ lá, phiến lá thường xẻ 1 đến nhiều lần hình lông chim. Cụm hoa là tán đơn hay kép, đôi khi hình đầu. Hoa
nhỏ đều, lưỡng tính , mẫu 5 : đài 5 . tràng 5 một số rụng sớm. Nhị 5 xếp xen kẽ với cánh hoa. Bộ nhị : nhị 5 ,
xếp xen kẽ với cánh hoa. Bộ nhụy: gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, vòi nhụy rời, ở gốc vòi có đĩa
mật. Quả đóng đôi, mặt ngoài có các cạnh lồi chay dọc. . Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ chứa dầu. ( giần
sàng – chữa liệt dương; thì là- chữa chứng khó tiêu; đương qui- thuốc điều kinh , bổ)
- Họ nhân sâm ( ngũ gia bì ) : cây gỗ, bụi hay cây cỏ nhiều năm. Lá đơn hay kép , mọc so le , ít khi mọc đối hay
mọc vòng. Lá kèm nhỏ, cụm hoa tán đơn. Hoa nhỏ đều lưỡng tính đôi khi đơn tính, mẫu 5. Đài 5, phần dưới
dính, phần trên có 4-5 răng nhỏ . tràng 5, rời tiền khai hoa vặn hoặc lợp. Nhị 5 dính với đĩa của bầu . bộ nhụy
có 2 lá noãn dính liền thành bầu dưới , nữa bầu dưới. Vòi nhụy rời , số ô bằng số lá noãn , mỗi ô chứa 1
noãn .quả mọng hạt có phôi nhỏ nội nhũ nhiều. ( ngũ gia bì gai – thuốc bổ, tăng trí nhớ, liệt dương ; ngũ gia bì
hương- td mạnh gân cốt, tăng trí nhớ ; tam thất )

-------------------------------------------

You might also like