You are on page 1of 11

HỌ TRÚC ĐÀO

TRÚC ĐÀO
- Tên khoa học : Nerium oleander L
- Thuộc họ trúc đào Apocynaceae
- Mô tả : trúc đào là một cây cỡ lớn, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ, hay có khi trồng
thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vùng từng 3 lá, thuộc loại lá đơn, mép
nguyên, cuốn ngắn, phiến lá hình mác, dai cứng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới nhạt
hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính. Hoa màu hồng hoặc trắng, mọc
thành xim ngù ở đầu cành. Quả gồm 2 đại, gầy, trong chứa rất nhiều hạt có nhiều
lông.
- Phân bố : vốn mọc hoang ven biển, chưa rõ di thực vào nước ta từ lúc nào. Trồng rất dễ,
chỉ cần cắt những cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15-50cm, cắm nghiêng xuống
đất, tưới để giữ độ ẩm. Có thể thu hoạch sau 1 năm.
- Công dụng: hiện nay người ta dùng lá cây trúc đào để làm nguyên liệu chế neriolin làm
thuốc chữa tim.
- Lưu ý : toàn bộ bộ phận của cây đều chứa chất độc, nên việc điều trị phải theo đơn và
sự chỉ định của bác sĩ.

DỪA CẠN

Lưu ý: mặc dù trong dừa cạn có hoạt chất chống ung thư, cũng như các công dụng nêu bên dưới, tuy nhiên
không phải dùng trà hoặc dừa cạn phơi khô đều chữa được. Bởi một liều cuỷa vincristin, vinblastin có hàm
lượng rất cao. Việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc. Nên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tên thường dùng : dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa
- Tên khoa học : Catharanthus roseus (L.) G. Don
- Họ khoa học : thuộc họ trúc đào Apocynaceae
- Mô tả: dừa cạn là cây thuốc nam quý. Cây nhỏ cao 0,4-0,8m, có bộ rễ rất phát triển,
thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dài, có cành đứng. Lá mọc đối,
thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn. Hoa trắng hoặc hồng, có mùi thơm,
mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên. Quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3cm, mọc thẳng
đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù.
- Phân bố : mọc hoang dại, được trồng nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ,
Indonesia,..
- Bộ phận dùng để làm thuốc : dùng toàn cây bao gồm lá, rễ và cây
- Công dụng: + Thân và lá có tính chất làm săn da, lọc máu
+ Thành phần vincristin,vinblastin có trong cây giúp hạn chế bạch cầu thừa
ở bệnh nhân ung thư máu
+ Phòng và hỗ trợ bệnh ung thư, u bướu
+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, đường huyết cao
+ An thần, điều trị mất ngủ
+ Tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị bệnh bạch cầu ( bệnh máu trắng )
Cây đại

Cây Đại Vàng Cây Đại Hồng Cây Đại Đỏ

Lưu ý: loại cây này có độc tính nên hết sức thận trọng khi dùng, không được
nuốt phần nhựa cây
Một cây bút lớn trong văn học Việt Nam khi nói về hoa đại đã có những vần
thơ như sau:
“Thơm ngát mùa sen trắng cổ thành
Về thăm xứ Huế chỉ mình anh
Lăng vua hoa đại rơi đầy lối
Chen bóng cành hoa, chỉ bóng mình”
(Về thăm xứ Huế - Chế Lan Viên)
- Tên khoa học: Plumeria rubra L. Var. Acutifolia (Poir.) Bailey
- Tên gọi khác: miến chi tử, bông sứ, hoa sứ trắng
- Họ khoa học: thuộc họ trúc đào
- Mô tả: cây đại không những được trông làm cảnh mà nó còn là loại thảo dược quý.
Loài thực vật này có độ cao trung bình, cành to, mẫm. Lá đại dày, nguyên, hai đầu
hẹp nhọn, mặt nhẵn bóng, gân giữa nổi rõ, mọc so le khít nhau, thường mọc ở đầu
cành. Hoa đại có màu trắng, hồng, đỏ, rất thơm, quả đại hình trụ dài.
- Phân bố: thường được trồng làm cảnh quanh chùa đền và các công viên bởi loài thực
vật này có dáng đẹp, hoa thơm.
- Bộ phận dùng làm thuốc: vỏ thân, hoa, lá tươi và nhựa tươi ( nhựa cây)
- Hoa đại chứa trong mình các chất thuộc nhóm alaloid và iridoid. Tinh dầu cũng chứa
rất nhiều trong loại hoa này
- Vỏ thân: chứa hoạt chất glucozit
- Nhựa cây: chứa axit plumeric C10H14O6
- Rễ và lá: chứa hoạt chất plumierit
-Công dụng:
+ Chữa đau răng
+ Chữa viêm tấy, lở loét tay chân
+ Chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt
+ Chữa thoái hóa cột sóng lưng
+ Giúp an thần, giảm huyết áp
+ Chữa táo bón – giúp nhuận tràng
THÔNG THIÊN
• Tên Thường gọi: Thông thiên, trúc đào hoa vàng, hoàng hoa giáp trúc đào
• Tên Khoa học: Thevetia peruviana, tên khác là Cascabela thevetia
• Họ: Trúc đào
• Thiên thông có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có
xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana
Beach, Hawaii…
• Cây thông thiên (trúc đào hoa vàng): cây thân gỗ, toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt
Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa
thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.
• Thân cây thiên thông tiểu mộc nhỏ thẳng và phân nhánh, phát triển với tầm cao khoảng 3
đến 4 m.
• Cây lưỡng phái, nhánh nhỏ láng nhẵn, vỏ màu xám, tiết ra một chất mủ trắng latex khi bị
cắt ngang hay gẫy sau chuyển màu đen. Vì vậy khi cắt các bộ phận của cây, ta thấy vết
cắt chóng chuyển màu đen.
• Lá Thiên thông thẳng hẹp, hình mũi mác hay hình ngọn giáo, mọc cách, đơn, láng không
lông, gần như không cuống, màu xanh tươi, 10 – 15 cm dài x 0,5 – 1,2 cm, không lá bẹ.
Mặt dưới lá nổi bật với gân chánh giữa và gân thứ cấp rời rạt, mờ. Cuống lá dài 1-3 mm .
• Hoa to, mọc thành xim ở gần ngọn, vành hoa dạng hình phểu hay hình chuông, 5 cm rộng
x 7 cm dài, màu vàng tưoi, hồng hay trắng. Hoa đối xứng, xòe tròn ra, hợp lại trong các
cụm lá.
• Vành hoa 5 cánh dính thành ống ở phần dưới, đài hoa màu xanh có tuyến ở đáy, rời. Tiểu
nhụy 5, g ắn ở trong ống vành và bao phấn dài khoảng 1,8 mm. Bầu noản thượng, tâm bì
rời 2, một vòi nhụy bao quanh bởi đĩa mật.
• Công dụng: sử dụng chủ yếu để lấy hạt làm thuốc trợ tim, chữa suy
tim, dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt. Thevetin dùng cho những
trường hợp tim yếu, loạn nhịp, viêm cơ tim, suy tim sau khi mổ
hoặc sau khi bị mắc bệnh nhiễm trùng.
• Lá có vị cay, tính ôn, có độc, các tác dụng giải độc tiêu thũng
• Hạt có vị cay và đắng, rất độc, có td trợ tim, lợi tiểu, tiêu sưng
• Dùng ngoài giã lá, hạt làm thuốc diệt ruồi, giòi, bọ gậy của muỗi và
chữa viêm kẽ mô quanh móng tay.
• Ở TQ, ngta chỉ dùng lá và quả làm thuốc cường tim, lá dùng chữa
đinh đầu rắng. Còn rễ, vỏ thân, hoa, hạt và nhựa có độc, chỉ để sát
trùng
• Ở Ấn Độ, vỏ trị các kiểu sốt gián

You might also like