You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM
KHOA DƯỢC

DƯỢC LIỆU HỒ ĐÀO

NHÓM 1 – LỚP 21DDUA2


Dương Phú Kiệt Huỳnh Châu Hoàng Khiêm
Vũ Đào Khánh Linh Bùi Diệu Linh
1. Tổng quan:
1.1Giới thiệu chung:
 Tên khoa học: Juglans regia L
 Tên Việt Nam: Hồ Đào
 Tên khác: Óc chó, Lạc tây
 Chi : Juglans L
 Họ : Juglandaceae
 Bộ : Fagales
1.2 Đặc điểm:

- Cây to, sống lâu năm, cao đến 20 m, rụng lá về mùa đông, vỏ thân màu xám
tro, có vết nứt dọc song song. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5 – 9 lá
chét hình trứng , to dần về phía đầu, gốc tròn, đầu hơi nhọn, mép nguyên,
hai mặt nhẵn hoặc có ít lông ở gân chính mặt dưới, vò ra có mùi thơm đặc
biệt; cuống dài.
- Hoa đơn tính, cùng gốc, màu lục vàng; lá bắc sớm rụng; hoa đực mọc ở kẽ
những lá đã rụng, tụ họp thành hình đuôi sóc rũ xuống; nhị 10 – 20, chỉ nhị
ngắn, bao phấn 2 ngăn quay vào trong; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc 2 – 3 cái ở
đầu cành, lá đài và cánh hoa rất nhỏ; bầu một ngăn, có vách giả.
- Quả hạch, đường kính 3 – 4 cm, có vỏ dày và có phần hoá gỗ, nhân có nhiều
rãnh nhăn nheo trông như khối óc chứa nhiều dầu béo
1.3 Nguồn gốc và phân bố:
- Hồ đào được trồng ở một số tỉnh miền núi và trung du phía bắc có khí hậu
ôn hòa như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú
Thọ. Cây không kén đất, thường được trồng trong vườn, ven đường, bìa
rừng.
1.4 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến :

- Bộ phận dùng: Lá, quả và nhân của quả.


- Thu hái và chế biến : Lá thường được thu hái từ tháng 6 đến tháng 7 hàng
năm. Quả thu hái vào tháng 9, tháng 10; tách vỏ ngoài và hạt riêng phơi khô,
nếu đập vỏ hạt hồ đào ta sẽ được vị thuốc hồ đào nhân (Nhân quả óc chó).
2. HOẠT CHẤT:
2.1 Hoạt chất chính :
- Trong nhân chứa chừng 40-50% chất béo, thành phần của dầu gồm 7% axit
béo đặc ( axit myristic và axit lauric ), các axit béo lỏng gồm có 80% axit
linoleic, 13% axit linolenic và isolinolenic, 7% axit oleic
- Ngoài chất béo ra, trong nhân hồ đào còn có 15,5% protein, 10,4% hydrat
cacbon, 1,5% tro ( magie, sắt, vitamin A, B2, C và E )
2.2 Tác dụng dược lý :
- Theo Tây y : dùng lá hồ đào làm thuốc sát trùng, bổ và lọc máu. Người ta
pha thành thuốc như pha trà
- Theo Đông y : coi hồ đào bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế,
nhuận tràng, lợi tiểu, chữa hư hàn, ho suyên. Thường dùng nhân dưới dàng
thuốc sắc hoặc thuốc viên
3. CÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN :
- Chữa người già yếu ho, khó ngủ: Óc chó (bỏ vỏ), hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu
nhọn), gừng tươi, mỗi vị 40 g, giã nát trộn đều, làm viên to bằng hạt ngô.
Mỗi tối trước khi ngủ uống 1-2 viên dùng nước gừng chiêu thuốc.
- Thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối: Nhân hạt óc chó 30 g; bổ cốt chi, đổ
trọng mỗi vi 100 g. Giã nhỏ chế thành viên. Mỗi lần uống 5 g ngày 3 lần.
- Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, mệt mỏi liệt dương, đái són, đái
dắt, tiết tinh: Nhân hạt óc chó 12 g; ba kích 10 g; ích trí nhân ô dược, cẩu
tích, mỗi vị 8 g. sắc uống ngày một thang.
- Chữa hen suyễn ở người cao tuổi và đái ra cát sỏi: Nhân hạt óc chó, giã,
nấu cháo ăn thường xuyên.
4. CHẾ PHẨM
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- GSTS Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr. 895
- https://wikiduoclieu.org/tu-dien/oc-cho/
- https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/
juglans-regia
- https://www.scielo.br/j/cta/a/Gj9fyvCL8VyFn5JnHjBqTjs/?
format=pdf&lang=en (Effect of walnut (Juglans Regia) )

You might also like