You are on page 1of 8

Cây tô mộc làm hàng rào

hạt cây tô mộc bán Hoang Xuân Nếu mua thỳ lh minh qua sdt 0966845250
30.000/1kg hạt

1001 cách làm ăn: Chớ nên coi thường cây tô mộc
Nguyễn Lân Hùng
Email: 1001cachlaman@gmail.com 
Các bác, các anh đã qua thời chiến
tranh chắc còn nhớ, lúc đó, thuốc
chữa bệnh đi rửa chủ yếu là viên tô
mộc. Đó là những viên màu nâu được
đóng lại từ bột của gỗ tô mộc. Chỉ
đơn giản như vậy mà nó đã giúp cho
bao người vượt qua được chứng
bệnh tai ác đó.
Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà
con dân tộc trên này dùng phổ biến tô
mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và
băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ
và đựng trong một ống tre để ở bàn
nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.
Họ cho biết, làm như vậy nước chè sẽ giúp ta tránh được bệnh đau bụng. Với các bà, các
chị mới sinh con thì tô mộc còn giúp họ chắc dạ hơn, không bị các bệnh hậu sản.
Trong lần tiếp TS Phamơ - một chuyên gia về hóa thực phẩm của Pháp, tôi đã cho ông
thấy một tác động khác của tô mộc. Tôi lấy vài mảnh tô mộc và cho vào một cốc nước
nóng. Chỉ 1 phút sau, toàn bộ cốc nước chuyển thành màu tím như màu của thuốc tím.
Ông chuyên gia Pháp hết sức ngạc nhiên. Ông cho rằng, đây là một tiềm năng tuyệt vời
đối với việc sản xuất nước giải khát. Trong lúc người ta phải tạo màu cho nước giải khát
bằng các loại phẩm màu mà đôi khi không có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng thì tô
mộc vừa tạo màu hấp dẫn lại vừa là vị thuốc giữ cho bụng dạ của chúng ta được yên bình.
Sao không sản xuất lớn tô mộc để cung cấp cho thế giới?!
Ấy vậy mà ở Việt Nam, tô mộc chỉ được sử dụng để làm hàng rào. Tuy nhiên, hàng rào
bằng tô mộc có lẽ là loại hàng rào vững chắc nhất. Cây tô mộc là cây thân gỗ nhưng nó
phân cành sớm. Nó có thể cao từ 4-10m. Trên thân và trên các cành tô mộc có hàng vạn
chiếc gai vừa cứng lại vừa sắc.
Tôi nhớ, hồi lên thăm Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc, ông
giám đốc trung tâm giới thiệu cho tôi về hàng rào bằng cây tô mộc. Ông trồng so le 3
hàng tô mộc. Ông đan các cành từ sát mặt đất lên tới tận ngọn. Nó thành một hàng rào gai
vô cùng vững chắc. Có lũ trẻ con đứng xem.
Ông đố: “Đứa nào chui được qua hàng rào này ông thưởng cho 10.000 đồng”. Cả lũ nhao
nhao và tìm mọi cách để bò qua được hàng rào. Tuy nhiên, không đứa nào chui lọt được.
Mới biết, tô mộc quá nhiều gai. Nếu bà con ta ở các vùng dùng tô mộc để trồng làm hàng
rào thì trâu, bò và kẻ gian không sao có thể băng qua được để vào phá nương rẫy, vườn
tược. Vậy, sao ta không trồng?
Tô mộc có ở hầu khắp các vùng đồi núi của chúng ta (từ Tây Bắc, Việt Bắc tới tận Tây
Nguyên). Nó là cây ưa sáng, thích khí hậu nóng ẩm và những nơi thoát nước tốt. Người ta
thường thu quả vào tháng 10-11. Sau đó, đưa quả đi phơi 3-4 nắng rồi bóc lấy hạt. H
ạt đem gieo vào tháng 2-3. Ta có thể gieo vào bầu hoặc gieo thẳng vào nơi định trồng.
Khoảng 15-20 ngày thì hạt nảy mầm. Nên trồng với khoảng cách 3-4m/cây.
Chỉ sau 1 năm là cây đã cho quả. Thế còn, sau 4-5 năm là ta đã có thể thu gỗ. Ta bỏ phần
giác mà chỉ lẫy phần lõi (màu đỏ nâu) rồi chẻ nhỏ và phơi khô để làm thuốc.
Tô mộc nhiều công dụng lắm! Bà con nên để mắt tới cây này!

Đi tìm cây Tô Mộc


TÔ MỘC
Ceasalpinia sappan L. 1753
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales

Mô tả:
Cây gỗ nhỏ, cao 5 - 8 m, đường kính thân có thể tới 15cm. Thân cong queo, phân cành
sớm, thân và cành có nhiều gai. Gỗ thân có dác, lõi phân biệt, dác màu trắng; lõi màu
vàng đỏ hay nâu đỏ. Lá kép lông chim hai lần, chẵn; cuống chung dài tới hơn 30 cm. Lá
chét nhỏ, gồm 6 - 14 đôi, gần như không cuống, hình thang lệch, đầu lá nhỏ hơn, khuyết.

Lá kèm biến thành gai. Hoa màu vàng, mọc thành chùm phân nhánh, ở đầu cành, hơi có
lông màu gỉ sắt. Lá bắc hình mác dài, sớm rụng. Lá đài 5, có nhiều chấm đỏ.

Cánh hoa có lông. Nhị 10, thò ra ngoài, gốc chỉ nhị có lông. Bầu nhỏ, có lông; vòi nhụy
hình chỉ, quả đậu hoá gỗ cứng gần hình thang lệch, dài 5 - 8cm, rộng 3 - 4cm. đầu có mũi
nhọn, cứng; 3 - 4 hạt, hình trái xoan dẹt, màu nâu.

Sinh học:
Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 10. Cây sống ở các tỉnh phía Nam có mùa hoa
quả muộn hơn khoảng 4 tháng. Cây mọc chồi vào mùa xuân. Trồng được bằng hạt vào
mùa xuân hoặc đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 - 6 đối với các tỉnh phía Nam).

Nơi sống và sinh thái:


Cây mọc rải rác ở ven rừng, rừng thứ sinh, quanh làng bản. Cây còn được trồng ở vườn,
nương rẫy, hàng rào. Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh; ưa đất tốt, có thể sống được trong
điều kiện bán khô hạn.

Phân bố:
Hoà Bình (Kim Bôi), Sơn La (Phù Yên, Mộc Châu), Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Hiện tại được
trồng rải rác trong phạm vi gia đình tại một số tỉnh trung du, miền núi: Từ 1978 có trồng
ở Tây nguyên.
Thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaixia, Philippin.

Giá trị:
Nguồn gen qúi hiếm. Gỗ được dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, kiết lỵ hoặc làm thuốc sát
trùng (rửa vết thương), xoa bóp khi bị chấn thương gãy xương. Ngoài ra, loài thực vật
thuộc họ Đậu Fabaceae có vỏ còn được dùng làm thuốc nhuộm màu vàng, gỗ làm thuốc
nhuộm nâu đỏ.

Gỗ tô mộc là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt (khi bốc mộ).
Phần lõi gỗ rắn, không bị nứt nẻ, được dùng để chạm khắc đồ mỹ nghệ.
Tình trạng:

Mức độ bị đe dọa: Bậc T.


Đối với cây mọc tự nhiên đã lâm vào tình trạng bị đe dọa. Tuy vậy, cây đã được đưa vào
trồng rải rác trong phạm vi gia đình số lượng không đáng kể.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:


Khảo sát lại một số điểm ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La nhằm phát hiện nơi còn sót lại những
cây mọc tự nhiên. Khoanh bảo vệ để cây phát tnển trong trạng thái tự nhiên.

Phổ biến trồng trong nhân dân: trồng làm hàng rào vườn hoặc có thế dùng làm hàng rào
phân lô, chắn gió cho cà phê (Tây Nguyên) đế lấy gỗ thân làm thuốc và các công dụng
khác.

http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3042
https://www.facebook.com/nhattrang1997/media_set?
set=a.10208019041664158.1073742055.1542065382&type=3

Tô Mộc   ( Lignum Sappan)

Tô Mộc còn có tên là Gỗ vang, Tô phương mộc là gỗ phơi khô của cây Gỗ


vang Caesalpinia sappan L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) dùng làm thuốc
được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.

Cây Tô Mộc mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta làm thuốc nhuộm
gỗ và làm thuốc uống.

Tính vị qui kinh:

Vị ngọt, mặn, hơi cay, tính bình. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.

 Sách La thị Hội dược y kinh, tập 17: " Vị ngọt, cay mặn, hơi ôn".
 Sách Bản thảo cương mục, tập: " Tô phương mộc: tam âm kinh, huyết
phần".
 Sách Bản thảo kinh sơ: "nhập túc quyết âm, thủ thiếu âm, túc dương
minh kinh".
 Sách Dược phẩm hóa nghĩa: " nhập Can, Vị, Đại tràng".

Thành phần chủ yếu:

Trong Tô Mộc có Brasilin, brasilein, sappanin, D-alpha-phellandrene,


ocimene, tanin, acid galic, tinh dầu.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Tô Mộc có tác dụng: " Hoạt huyết thông kinh, khu ứ chỉ thống. Chủ trị chứng
kinh bế, đau bụng sau sinh, đau do ngã chấn thương".

Trích đoạn Y văn cổ:


 Sách Tân tu bản thảo: " Chủ phá huyết, sau sinh huyết đầy tức muốn
chết".
 Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị phụ nhân, khí huyết tâm phúc thống,
kinh nguyệt không đều. Bài nùng chỉ thống, tiêu ung nhọt, ứ huyết do
chấn thương, xích bạch lî".
 Sách Y học khởi nguyên (chủ trị bí quyết): " phát tán biểu lý phong khí".
 Sách Bản thảo kinh sơ: " Tô phương mộc, phàm chứng tích huyết và
đàn bà sau sanh huyết trướng đầy muốn chết, không ngoài bệnh của 2
kinh Tâm, Can. Tô mộc đi vào phần huyết, vị cay có tác dụng tẩu tán
làm tan các chất bại trọc ứ tích, 2 kinh sẽ yên ổn và bệnh khỏi".

 Sách Bản kinh phùng nguyên: " Tô Mộc dương trung chi âm giáng nhiều
thăng ít là thuốc của phần huyết kinh can, có tác dụng phá huyết, sau
sanh huyết đầy trướng muốn chết, dùng rượu sắc đặc uống."
 Sách Bản thảo cầu chân: " Tô mộc tác dụng như Hồng hoa, dùng ít có
tác dụng hòa huyết, dùng nhiều thì phá huyết nhưng Hồng hoa tính hơi
ôn hòa, còn Tô mộc tính hơi hàn lương".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

1.Tô Mộc có tác dụng làm co mạch nhẹ đối với tim ếch cô lập gây co bóp
mạnh hơn, có thể làm cho lực co bóp của tim giảm do nước sắc Chỉ xác được
hồi phục.

2.Thuốc có tác dụng làm giảm độc một số thuốc như: Chlopromazin, quinin,
nikethamid,.. đối với tim ếch cô lập.

3.Liều lượng nhỏ của thuốc có thể gây ngủ đối với chuột nhắt, thỏ, chuột Hòa
lan, liều lượng lớn có tác dụng gây mê, gây tử vong.

4.Thuốc có tác dụng đối kháng tính hưng phấn trung khu thần kinh của
Strynin và Codein, nhưng không đối kháng với tính hưng phấn trung khu thần
kinh của Morphin. Thuốc có tác dụng ức chế tử cung cô lập của chuột nhắt.

5.Nước ngâm và nước sắc Tô mộc có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như
Bạch hầu, Cúm, Phó thương hàn C, Trực khuẩn Flexner, Tụ cầu vàng, Liên
cầu khuẩn tan huyết, Phế cầu khuẩn, Ho gà, Thương hàn, Phó thương hàn A,
B,.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau: dùng bài:

 Thông kinh hoàn: Xích thược, Qui vỹ, Ngưu tất, Đào nhân đều


10g, Sinh địa 15g, Hổ phách 1,5g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều
6g, Hương phụ, Ngũ linh chi đều 8g, hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10g,
ngày 2 - 3 lần.

2.Trị chứng kinh nguyệt không đều hoặc sinh xong đau bụng từng cơn:
 Tô mộc 10g, Huyền hồ sách 6g, Sơn tra 10g, Hồng hoa 3g, Ngũ linh chi
8g, Đương qi thân 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống
trong ngày.
 Sanh xong huyết ra nhiều: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml
chia 2 lần uống trong ngày.

Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thường phối hợp với
Hồng hoa, Đương qui, Xích thược.

3.Trị chứng ngã té chấn thương tụ máu đau:

 Bát ly tán: Xạ hương 0,4g, Tô mộc 15g, Chế phàn mộc miết 4g, Đồng tự


nhiên, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt đều 10g, Hồng hoa 8g, Đinh
hương 2g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2 lần, uống với
rượu.
 Nhị vị Sâm tô ẩm: Đảng sâm 12g, Tô mộc 6g, sắc nước uống trị tổn
thương phổi nôn ra nhiều máu, khí hư huyết ứ.
 Tô mộc sấy khô tán bột, rắc vào vết thương cầm máu.

Liều dùng và chú ý:

 Thuốc uống và cho vào thuốc thang: 3 - 10g.


 Dùng thận trọng với phụ nữ có thai.

+0948808065 Gọi Ngay Để
Đặt Hàng Số Vina
+0975586083 Gọi Ngay Để
Đặt Hàng số Viettel
Vui lòng gọi vào giờ hành chính

Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi các sản
phẩm luôn đạt chất lượng khi đến tay khách hàng.

Quý Khách Yên Tâm  Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu
Búpxanh Bởi:
1. Đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551
2. Trung Tâm  Dược Liệu Búpxanh là nhà bán thuốc nam uy tín tai thành
phố Hồ Chí Minh
3. Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại và
website mang tên miền Việt Nam (trungtamduoclieu.vn) 
4. Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm nên không
nhầm lẫn giữa các loại thảo dược.
5. Giá cả phải chăng, hợp lý.
6. Cung cấp chính xác các loại thảo dược .
7. Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng.
8. Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài
lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí
9. Có hướng dẫn đầy đủ cho bạn sử dụng khi giao hàng.
10. Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM .
Nếu  ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hay bưu
điện.

11. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh


toán tiền.
Chúng Tôi Hiểu Bạn Cần Gì ?. sự hài lòng của bạn là cách phục
vụ của chúng tôi.
Quý Khách Liên Hệ Đặt Hàng:  
Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: 92A2 Đường Gò Ô Môi, Khu Phố 2 Phú Thuận Quận 7 Hồ Chí Minh

Điện thoại 0975586083 Làm việc từ 7h - 18h30

+0948808065 Gọi Ngay Để
Đặt Hàng Số Vina
+0975586083 Gọi Ngay Để
Đặt Hàng số Viettel
TÔ MỘC (Lignum Sappan)

Nguồn gốc: Dược liệu là gỗ bỏ vỏ chẻ và phơi khô của cây Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), họ Vang
(Caesalpiniaceae). Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:  Gỗ Vang chứa chất mầu đa phenol (sappanin, brasilin), tanin, acid galic.
Công dụng:  Chữa lỵ ra máu, chảy máu đường ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột.
Chữa đau bụng kinh, bế kinh, hậu sản ứ huyết (phối hợp với Hương phụ, Ngải cứu).

Cách dùng, liều lượng: 6-12g một ngày, dạng thuốc sắc, hoàn, tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ý: Phụ nữ mới có thai, phụ nữ đang hành kinh không được dung Tô mộc.

You might also like