You are on page 1of 11

YERSIN UNIVERSITY

27 Tôn Thất Tùng, P.8, TP. Đà Lạt


www.yersin.edu.vn
YERSIN UNIVERSITY
27 Tôn Thất Tùng, P.8, TP. Đà Lạt
www.yersin.edu.vn

THỰC HÀNH
NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU

GV: Phạm Thị Hoàng Yến Đà lạt, ngày 02/03/2022


 yenpth@yersin.edu.vn
1. Hoàng cầm

- Tên khoa học: Radix Scutellariae


- Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô và cạo vỏ của cây
Hoàng cầm.
- Mô tả: vỏ ngoài màu vàng nâu đến màu nâu. Có vân
xuyên tâm.
- TPHH: Tinh dầu, flavonoid (baicalin, baicalein..), tannin,
nhựa
- Công dụng: Thanh nhiệt, cầm máu, an thai. Dùng để
chữa sốt, ho, kiết lỵ, băng huyết
- Cách dùng, liều dùng: 3-9g dạng thuốc sắc. Thường
dùng phối hợp với một số vị thuốc khác
2. Bạch tật lê ( Thích tật lê, gai chống, gai sầu)

- Tên khoa học: Fructus Tribuli terrestric


- Nguồn gốc: Quả
- Mô tả: vỏ quả lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai
nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai dài và 1 đôi gai ngắn. Hai
mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám.
- TPHH: Saponin (diosgenin), alkaloid, flavonoid, chất
béo, tinh dầu
- Công dụng: Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước
mắt, đau đầu.
Còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, ngực bụng
trướng đau, tắc sữa, chữa mụn lở, viêm họng đỏ.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng từ 6 – 9g, dạng thuốc
sắc.
3. Câu đằng (Vuốt lá mỏ)

- Tên khoa học: Ramulus cum Unco Uncariae


- Nguồn gốc: Đoạn thân hoặc cành có gai hình móc câu
đã phơi hay sấy khô của cây Câu Đằng
Thân vuông. Móc câu cứng mọc cong xuống dưới hướng
vào trong thân, mặt ngoài nhẵn màu nâu sẩm.
- TPHH: Alkaloid (rhynchophyllin, iso-rhynchophyllin,..)
- Công dụng: hạ huyết áp (do ức chế thần kinh giao cảm
và giãn mạch ngoại vi), gây hưng phấn trung khu hô hấp
ở liều nhỏ.
Được sử dụng làm thuốc hạ huyết áp, chữa trẻ em bị kinh
giật, chân tay co quắp
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 12g đến 16g, dạng
thuốc sắc. Thời gian sắc không quá 10 phút
4. Huyền sâm (Hắc sâm, Nguyên sâm)

- Tên khoa học: Radix Scrophulariae


- Nguồn gốc: Rễ sau khi thu hoạch, rửa, ủ 5-10 ngày
đến khi ruột có màu đen
- TPHH: Iridoid (harpagid) ngoài ra còn có
scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid
béo và đường
- Công dụng: Thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, kháng
khuẩn, dùng khi sốt nóng về chiều, phát ban, miễng
lưỡi khô khát, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm
họng, lỡ miềng, viêm amidan
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc
sắc
5. Kim tiền thảo (Vẩy rồng, cây mắt trâu, đồng tiền lông)

- Tên khoa học: Herba Desmodii styracifolii


- Nguồn gốc: Toàn cây trừ rễ
- TPHH: flavonoid, saponin, polysaccharid
- Công dụng: Trị sỏi niệu đạo, bàng quang,
túi mật, viêm gan, vàng da.
Không dùng cho người có thai
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 15-60g
sắc
6. Khiếm thực

- Tên khoa học: Semen Euryales


- Nguồn gốc: quả chín sau khi hái về => xay vỡ =>
xảy lấy hạt => bỏ vỏ lấy nhân => đem phơi hay sấy
khô => khiếm thực.
- Mô tả: hạt vỡ. Bên ngoài màu đỏ nâu, có vết lõm là
rốn hạt, bên trong màu trắng ngà
- TPHH:Protid (44%), lipid(0,2%), hydratcarbon
(32%), các nguyên tố như Ca, P, sắt,..
- Công dụng: có tác dụng trấn tĩnh trong các bệnh đau
nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối.
Chữa di tinh, đi tiểu nhiều, phụ nữ khí hư, bạch đới
- Cách dùng, liều dùng: Ngày uống 10-30g dạng
thuốc sắc.
7. Ma Hoàng (Xuyên ma hoàng, Thảo ma hoàng)

- Tên khoa học: Herba Ephedrae


- Nguồn gốc: Phần trên mặt đất của cây Ma hoàng.
Thân hình trụ dẹt dài, thân có nhiều đốt, mặt ngoài
vàng lục -> vàng bẩn, có nhiều rãnh dọc
- TPHH: Alkaloid (L-ephedrin, L-norephedrin)
- Công dụng: Chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi,
viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, lợi tiểu..
Dùng để chiết ephedrine.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày 5-10g dạng thuốc sắc.
8. Mạch nha

- Tên khoa học: Fructus Hordei germinatus


- Nguồn gốc: Quả chín đã nảy mầm phơi khô của
cây lúa Đại mạch
- TPHH: alkaloid(hordenin và gramin khoảng 0,1 đến
0,5%), các enzyme amylase, dextrin, maltose, acid
amin
- Công dụng: Giúp tiêu hóa, dùng làm thuốc lợi sữa,
chữa ăn uống kém tiêu, trẻ em đau bụng tiêu chảy.
lỵ, viêm ruột.
- Cách dùng, liều dùng: 9-15g. Thuốc lợi sữa: 60g.
Dùng dạng thuốc sắc. thường phối hợp với các loại
thuốc khác
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

THANK YOU

www.yersin.edu.vn

You might also like