You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN

THUỐC GIẢI BIỂU

ThS.BS. Nguyễn Thị Hoài Trang

Cần Thơ, ngày 14 tháng 10 năm 2023


MỤC TIÊU
Phân tích được đặc điểm chung về thuốc giải biểu, c
1

Nhận dạng, trình bày được tính năng của các vị


2 thuốc thường dùng trong nhóm thuốc giải biểu

3 Phân tích được đặc điểm sử dụng các vị thuốc giải


Thuốc GIẢI BIỂU = Thuốc GIẢI CẢM

1. ĐẠI CƯƠNG
Phân nhóm
Lưu ý khi sử dụng
NỘI
2. TÂN ÔN GIẢI BIỂU
DUNG Đặc điểm chung
Các vị thuốc
3. TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU
Đặc điểm chung
Các vị thuốc
1 ĐẠI CƯƠNG

- Tác dụng phát hãn, phát tán


→ đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài
bằng đường mồ hôi
- Chữa những bệnh còn ở biểu (bên ngoài)
- Phân nhóm: Tân ôn giải biểu (giải biểu phong hàn)
Tân lương giải biểu (giải biểu phong nhiệt)
1

Chứa tinh dầu thuốc tân tán


THĂNG
khinh dương
Quy kinh?
PHÙ
TRẦM

GIÁNG
LƯU Ý:
- Phối hợp: chỉ khái, hóa đờm, bình suyễn, hành khí, an thần
- Liều nhất định → dễ hao tân dịch: tà giải → ngưng
- Giảm liều: vừa sinh con, cao tuổi, trẻ em + dưỡng âm, bổ huyết
- Không sắc lâu (15-20’)
1
TÂN ÔN GIẢI BIỂU
* Đặc điểm chung
- Vị cay, tính ấm, phần lớn quy kinh Phế.
- Công năng: phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ
thống, thông dương khí, thông kinh hoạt lạc.
- Chữa cảm mạo phong hàn (sốt ít, ớn lạnh, đau đầu mình,
nghẹt mũi, chảy nước mũi, khàn tiếng, rêu lưỡi trắng, mạch phù), ho
do lạnh, đau cơ, đau dây thần kinh do lạnh, dị ứng do lạnh
(viêm mũi dị ứng, ban chẩn…).

* Các vị thuốc: Ma hoàng, Quế chi, Kinh giới,


Bạch chỉ, Phòng phong, Hương nhu, Gừng, Tía tô,
Tế tân, Hồ tuy, Thông bạch
MA HOÀNG
1. Tên khoa học: Herba Ephedrae, họ Ma hoàng (Ephedraceae)
2. Bộ phận dùng: toàn cây
3. Thành phần: Alkaloid (Ephedrin)
4. Vị cay, đắng Tính ấm. Quy kinh phế, BQ
5. Tác dụng: Giải biểu, bình suyễn, lợi niệu tiêu thũng
6. ƯDLS: ngoại cảm phong hàn biểu thực chứng; chứng ho lâu
năm, viêm khí quản, hen suyễn; chứng tiểu tiện không thông,
phù thũng do phong tà nhập biểu, phế mất tuyên giáng
7. Liều: 4-12 g/ngày
8. Kiêng kỵ: Biểu hư tự hãn * Chú ý:
+ Rễ: cầm mồ hôi
QUẾ CHI
1. Tên khoa học: Ramulus Cinnamomi, họ Long não (Lauraceae)
2. Bộ phận dùng: Cành nhỏ của nhiều loại Quế
3. Thành phần chủ yếu: Tinh dầu
4. Vị cay, ngọt; Tính ấm. Quy kinh phế, tâm, BQ
5. Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, thông kinh lạc, trợ dương khí
6. ƯDLS: chữa cảm phong hàn, đau nhức khớp, phù thũng, huyết ứ
hàn trệ kinh lạc
7. Liều: 4-20 g/ngày
KINH GIỚI
1. Tên khoa học: Elsholtzia cristatae, họ Hoa môi (Lamiaceae)
2. Bộ phận dùng: đoạn ngọn cành mang lá, hoa
3. Thành phần chủ yếu: Tinh dầu
4. Vị cay; Tính ấm. Quy kinh phế, can
5. Tác dụng: Giải biểu, tán phong, mọc ban chẩn, tiêu mụn nhọt
6. ƯDLS: chữa cảm phong hàn, sởi/mụn nhọt thời kỳ đầu. Sao
đen → cầm máu
7. Liều: 4-16 g/ngày. Tươi 100g
BẠCH CHỈ
1. Tên khoa học: Angelica dahurica; họ Hoa tán (Apiaceae)
2. Bộ phận dùng: Rễ phơi khô
3. Thành phần: coumarin
4. Vị cay; Tính ấm. Quy kinh phế, vị, đại trường
5. Tác dụng: Giải biểu tán phong, chỉ thống, tiêu thũng bài nùng
6. ƯDLS: chữa ngoại cảm phong hàn gây nhức đầu, đau răng;
phong thấp tý thống (+Xuyên khung); bạch đới, thống kinh;
Dùng ngoài chữa rắn cắn, ban chẩn ngoài da
7. Liều: 4-12 g/ngày
PHÒNG PHONG
1. Tên khoa học: Saposhnikoviae divaricatae, họ Hoa tán (Apiaceae)
2. Bộ phận dùng: rễ
3. Thành phần: chromon glucoside, coumarin, các chất đường
4. Vị cay, ngọt. Tính ấm. Quy kinh BQ, can.
5. Tác dụng: Giải biểu tán phong, trừ thấp; giải kinh; giải độc.
6. ƯDLS: Chữa cảm mạo phong thấp tý chứng, nhức đầu,
choáng váng, đau xương khớp
7. Liều: 4-12 g/ngày
GỪNG
1. Tên khoa học: Zingiberis recens, họ Gừng (Zingiberaceae)
2. Bộ phận dùng: Thân rễ
3. Thành phần: Tinh dầu, chất nhựa dầu, chất béo, tinh bột, các chất cay
4. Vị cay. Tính ấm. Quy kinh Phế, tỳ, vị
5. Tác dụng: Giải biểu, tán hàn, ôn phế tiêu đờm, giải độc;
ôn trung chỉ ẩu
6. ƯDLS: Sinh khương (tươi) – cảm phong hàn, dị ứng tôm cua
Can khương (khô) – tỳ vị hư hàn
7. Liều: 4-12 g/ngày
TẾ TÂN
1. Tên khoa học: Radix Asari, họ Mộc hương
(Aristolochiaceae)
2. Bộ phận dùng: rễ
3. Thành phần: Tinh dầu, lignan
4. Vị cay. Tính ấm, độc ít. Quy kinh phế, tâm, thận
5. Tác dụng: GB tán hàn; khứ phong chỉ thống, ôn phế hóa đàm
6. ƯDLS: Chữa cảm phong hàn, phong thấp tý thống, nhức đầu,
đau răng, nghẹt mũi, ho do lạnh
7. Liều: 1-4 g/ngày
HỒ TUY
1. Tên khoa học: Coriandrum sativum L., họ Hoa tán (Apiaceae)
2. Bộ phận dùng: toàn cây
3. Thành phần: Tinh dầu
4. Vị cay. Tính ấm. Quy kinh phế, vị.
5.Tác dụng: Giải biểu, kiện vị, tiêu thực, lợi tiểu, giải độc.
6. ƯDLS: Mạnh dạ dày, tiêu cơm, thông khí bụng dưới, lợi đại
tiểu trường, làm sởi mọc.
7. Liều: 4-8 g/ngày.
THÔNG BẠCH
1. Tên khoa học: Allium fistulosi, họ Hành (Alliaceae).
2. Bộ phận dùng: thân hành
3. Thành phần: tinh dầu, dialyl sunfid, vitamin
4. Vị cay. Tính ấm. Quy kinh phế, vị.
5.Tác dụng: Phát hãn giải biểu, hòa trung, thông dương khí
6. ƯDLS: Chữa cảm mạo phong hàn, âm hàn nội thịnh làm
dương khí không thông gây đau bụng, đại tiện lỏng, mạch vi
7. Liều: 4-40 g/ngày
TÍA TÔ
1. Tên khoa học: Perilla frutescensis, họ Hoa môi (Lamiaceae).
2. Bộ phận dùng: lá, cành non
3. Thành phần: Tinh dầu
4. Vị cay. Tính ấm. Quy kinh phế, tỳ
5. Tác dụng: Giải biểu phong hàn, hành khí khoan hung, an thai,
giải độc, sát khuẩn.
6. ƯDLS: Chữa cảm phong hàn;
thấp trệ gây tức ngực nôn ói; động thai, ngộ độc cua cá
7. Liều: 4-12 g/ngày
HƯƠNG NHU
1. Tên khoa học: Herba Ocimi, họ Hoa môi (Lamiaceae)
2. Bộ phận dùng: đoạn đầu cành
3. Thành phần: Tinh dầu
4. Vị cay. Tính ấm. Quy kinh phế, tỳ, vị
5. Tác dụng:
Phát hãn, giải biểu; hóa thấp, hòa trung, kiện vị; lợi niệu tiêu thũng
6. ƯDLS: Chữa cảm mạo phong hàn, nhức đầu; đau bụng, nôn ói,
tiêu chảy; phù thũng, cước khí
7. Liều: 4-12 g/ngày
2
TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU

* Đặc điểm chung


- Vị cay, tính mát, phần lớn quy kinh Phế.
- Chữa cảm phong nhiệt (sốt cao, đau đầu, ho khan, khan
giọng); Viêm họng, GĐ khởi phát các bệnh truyền nhiễm; Mọc các
nốt ban chẩn (sởi, thủy đậu)

* Các vị thuốc: Cúc hoa, Cát căn, Sài hồ,


Thăng ma, Ngưu bàng tử, Mạn kinh tử,
Thuyền thoái, Bạc hà, Dâu, Phù bình
CÚC HOA
1. Tên khoa học: Flos Chrysanthemi, họ Cúc (Asteraceae)
2. Bộ phận dùng: cụm hoa
3. Thành phần: Vitamin A, tinh dầu
4. Vị: ngọt, hơi đắng. Tính: hơi lạnh
Quy kinh phế, can
5.Tác dụng: Tán phong nhiệt; thanh can minh mục, thanh nhiệt
giải độc
6. ƯDLS: chữa cảm phong nhiệt gây sốt, viêm họng, đau đầu;
đau mắt đỏ, THA; mụn nhọt do nội nhiệt
7. Liều: 4-24 g/ngày
CÁT CĂN
1. Tên khoa học: Puerariae thomsonii, họ Đậu (Fabaceae)
2. Bộ phận dùng: rễ
3. Thành phần: Tinh bột, flavonoid, saponin
4. Vị: ngọt, cay. Tính: bình. Quy kinh tỳ, vị
5.Tác dụng: Giải biểu, giải cơ, giải độc, sinh tân chỉ khát
6. ƯDLS: Chữa biểu chứng miệng khát, nhức đầu, tiết tả, lỵ ra
máu, đậu chẩn sơ khởi
7. Liều: 4-24 g/ngày
SÀI HỒ
1. Tên khoa học: Buplerum sinense,
họ Hoa tán (Apiaceae).
2. Bộ phận dùng: rễ, lá
3. Thành phần: Saponin, tinh dầu, rutin.
4. Vị đắng, Tính hơi hàn, Quy kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu
5. Tác dụng: Giải biểu, hòa lý, thoái nhiệt, thăng dương, giải uất,
điều kinh
6. ƯDLS: bệnh thiếu dương, hàn nhiệt vãng lai, miệng đắng, ù
tai, hoa mắt, đầu váng, nôn ói, sốt rét, kinh nguyệt không đều.
7. Liều: 8-16 g/ngày.
THĂNG MA
1. Tên khoa học: Rhizoma Cimicifugae,
họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
2. Bộ phận dùng: rễ
3. Thành phần: saponin, ankaloit, acid phenol
4. Vị cay, đắng; Tính bình, hơi độc
Quy kinh tỳ, vị, phế, đại trường
5.Tác dụng:Giải biểu, thăng thanh, giáng trọc, tán phong giải độc
6. ƯDLS: làm thuốc giải độc, trừ ôn dịch, chướng khí, trúng độc
sinh đau bụng, sốt rét, lở cổ họng
7. Liều: 4-8 g/ngày.
NGƯU BÀNG TỬ
1. Tên khoa học: Arctii lappae, họ Cúc (Asteraceae)
2. Bộ phận dùng: quả chín
3. Thành phần:chất béo, sesquiterpenoid, lignan, acid chlorogenic, alkaloid
4. Vị cay, đắng; Tính hàn, Quy kinh phế, vị.
5. Tác dụng:Giải biểu, nhuận trường, thông tiện, giải độc.
6. ƯDLS: Chữa ngoại cảm biểu chứng, ma chẩn, đậu sởi, vị thấu,
phong chẩn, yết hầu sưng đau, ung thũng
7. Liều: 4-12 g/ngày
MẠN KINH TỬ
1. Tên khoa học: Viticis trifoliae, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
2. Bộ phận dùng: quả chín
3. Thành phần: tinh dầu, flavonoid, vitamin A
4. Vị cay, đắng; Tính hơi hàn. Quy kinh can, phế, BQ
5. Tác dụng: Tán phong, giải nhiệt, giảm đau, sáng mắt.
6. ƯDLS: Chữa nhức đầu vùng thái dương, mắt hoa, đau nhức
trong mắt, cảm mạo, sốt, mặt mũi tối tăm, giảm đau
7. Liều: 8-12 g/ngày
THUYỀN THOÁI
1. Tên khoa học: Periostracum cicadae, họ Ve sầu (Cicadae)
2. Bộ phận dùng: xác lột
3. Thành phần: chưa rõ
4. Vị mặn; Tính hàn. Quy kinh can, phế.
5. Tác dụng: Tán phong, thanh nhiệt, giải độc, trấn kinh
6.ƯDLS:Chữa đậu chẩn, phong chẩn, trẻ con kinh giật, phá thương
phong, đầu phong choáng váng, mất tiếng, mắt có màng mộng
7. Liều: 4-12 g/ngày.
TANG DIỆP
1. Tên khoa học: Mori albae, họ Dâu tằm (Moraceae)
2. Bộ phận dùng:Lá (tang diệp), cành (tang chi),quả (tang thầm),
vỏ rễ (tang bạch bì), cây mọc ký sinh trên cây dâu (tang ký sinh),
tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)
3. Thành phần: Flavonoid, coumarin, tinh dầu, vitamin B, C, acid hữu cơ
4. Vị đắng, hơi ngọt. Tính hàn. Quy kinh phế, can
5. Công dụng: chữa cảm, trừ đàm, hạ HA, làm sáng mắt
6. UDLS: chữa cảm phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt,
nhức đầu hoa mắt, mặt xây xẩm, đau mắt đỏ
7. Liều: 6-12 g/ngày
Tính vị Quy kinh Tác dụng
Tang diệp đắng ngọt, hàn Can, phế Chữa cảm, trừ đàm, hạ
huyết áp, sáng mắt
Tang chi đắng, bình Can Chữa phong thấp
Tang Ngọt, chua, ấm Can, thận Chữa can thận hư, tiêu
thầm khát, huyết hư, tiểu bí,
tóc bạc sớm; sáng mắt,
giúp tiêu hóa, an thần
Tang Ngọt, hàn Phế Chữa thủy thũng, ho lâu
bạch bì ngày, ho có đàm, huyết
áp tăng; hạ sốt
Tang ký Đắng, bình Can, thận Chữa can thận hư; làm
sinh an thai, làm tăng tiết sữa
Tang Ngọt, mặn, bình Can, thận ích thận, cố tinh. Chữa di
phiêu tiêu tinh, tiểu són, tiểu nhiều
lần, bế kinh nguyệt
PHÙ BÌNH
1. Tên khoa học: Herba Pistiae, họ Ráy (Araceae)
2. Bộ phận dùng: toàn cây
3. Thành phần: saponin, vitamin
4. Vị cay; Tính hàn, Quy kinh phế, thận
5.Tác dụng: tiêu viêm, giải độc, lợi thủy, bình suyễn
6. ƯDLS: sởi thời kỳ đầu, viêm thận cấp gây phù nề, eczema,
mụn nhọt, mẩn ngứa, ho, hen suyễn, thông kinh nguyệt, lợi tiểu
7. Liều: 8-16 g/ngày.
BẠC HÀ
1. Tên khoa học: Herba Menthae, họ Hoa môi (Lamiaceae)
2. Bộ phận dùng: toàn cây bỏ rễ
3. Thành phần chủ yếu: Tinh dầu, Vitamin K, thymol, eugenol
4. Vị cay; Tính mát; Quy kinh can, phế
5. Tác dụng:phát tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục, mát họng,
thấu chẩn, sơ can lý khí
6. ƯDLS: Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, sợ lạnh, đau mắt đỏ, dị
ứng nổi mề đay, nhanh mọc sởi; Can khí uất trệ tỳ vị gây đầy
bụng khó tiêu
7. Liều: 2-12 g/ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Hoàng, Lê Thị Ngoan (2023), Giáo trình
Thuốc Y học cổ truyền, NXB Y học
2. Trương Thụ Sinh, Vương Chí Lan, Trung dược lâm sàng,
NXB Y học
3. Thông tư 19/2018/TT-BYT, Danh mục thuốc thiết yếu
CÁM ƠN!

You might also like