You are on page 1of 12

1.

DƯỢC LIỆU CHỮA CẢM SỐT


1.1 Ngũ trảo

Hình 1.1. Ngũ trảo (Vitex negundo L.)

Tên tiếng Việt: Ngũ trảo

Tên khoa học: Vitex negundo L,verbenaceae

1.1.1. Mô tả

Cây gỗ nhỡ, cao 5-7 m. Cành non hình vuông, phủ lớp lông dày, mịn,
màu xám. Lá mọc đối có cuống dài,kép chân vịt, có 3-5 lá chét kích
thước không đều hình ngọn giáo nhọn, mép nguyên hay có răng, mặt
trên nhẵn màu lục sấm, mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc.

1.1.2. Bộ phận dùng

Rễ, lá tươi, quả, hạt

1.1.3. Thành phần hóa học

Lá chứa tinh dầu, flavonoid, iridoid glycosid, alkaloid.


Hạt có chứa acid béo, acid phenol, lignan,alkaloid.
Rễ chứa acid béo, acid phenol,…

1.1.2. Tác dụng dược lý - công dụng

Dịch chiết từ lá Ngũ trảo có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống oxy
hóa và ổn định màn tế bào.
Phần trên mặt đất của Ngũ trảo có hoạt tính chống oxy hóa, ức chế
enzim lipxygenase, tyrosinase,…
Ngũ trảo được sử dụng để điều trị cảm sốt, ngạt mũi, tiểu ra máu, hen
suyễn, tiêu hóa, viêm khớp.
1.1.4. Cách dùng
Lá trị cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, nhức mỏi, phù thủng. Sắc uống trị
tiểu ra máu, viểm ruột, lỵ, cảm. Dùng ngoài để bó xương gãy, trặc.
Quả có tác dụng điều kinh, làm ra mồ hôi.Rễ trị sốt rét, ho. Vỏ giúp tiêu
hóa, chữa hen suyễn.

1.2 Húng chanh

Hình 1.2 Húng chanh ( Plectranthus amboinicus ( Lour.) Spreng)

Tên tiếng Việt: Húng chanh

Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng, Lamiaceae

1.2.1. Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, thân vuông mọng nước, phần sát gốc hóa gỗ;
toàn cây có lông trắng mịn và có mùi thơm. Lá mọc đối chữ thập, dày,
mọng nước,dòn, phiến lá hình trứng rộng, mép khía răng tròn và nhỏ.

1.2.2. Bộ phận dùng

Lá và ngọn non

1.2.3. Thành phần hóa học

Tình dầu ( thành phần chính carvacrol và thymol) và các hợp chất khác
như flavonoid, acid phenol.

1.2.4. Tác dụng dược lý - công dụng

Dịch chiết nước, ethanol và tinh dầu Húng chanh ức chế đáng kể vi
khuẩn gây ra bệnh hô hấp kháng ampicillin. Hoạt tính kháng khuẩn nhờ
sự có mặt của carvacrol và thymol có trong tinh dầu.
Tinh dầu còn có hoạt tính, kháng viêm, ức chế quá trình viêm cấp và
mạn tính tương tự như các chất ức chế COX nhưng không gây tác dụng
phụ trong điều trị.
Húng chanh còn có công dụng giải đờm, cảm, làm ra mồ hôi, ho, viêm
họng, hen suyễn.

1.2.5. Cách dùng

Tinh dầu Húng chanh có thành phần của viên trị ngậm ho
Cây tươi còn được dùng làm gia vị.

2. DƯỢC LIỆU CHỮA XƯƠNG KHỚP

2.1 Cốt toái bổ

Hình 2.1 Cốt toái bổ ( Drynaria roosii )

Tên tiếng Việt: Cốt toái bổ

Tên khoa học: Drynaria roosii Nakaike, Polypodiaceae

2.1.1. Mô tả

Cây sống lâu năm. Thân rễ dày, mềm, lá có hai loại gồm là bất thụ
không cuống, màu nâu, gân nổi rõ và lá hữu thụ màu xanh, có mang túi
bào tử ở mặt dưới. Túi bào tử hình tròn, xếp thành hàng đều đặn,bào tử
trái hình trái xoan, màu vàng nhạt.

2.1.2 Bộ phận dùng

Thân rễ

2.1.3 Thành phần hóa học


Flavonoid, tinh bột 25-35%

2.1.4 Tác dụng dược lý - công dụng

Cốt toái bổ có tác dụng bảo vệ xương do tăng cường khối lượng xương.
Thử nghiệm lâm sàn ở phụ nữ loãng kinh thì thân rễ của Cốt toái bổ có
tác dụng chống loãng xương. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ, thúc đẩy
tạo mạch máu mới, bảo vệ thận.
Cốt toái bổ dùng chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, chữa ù tai,
răng đau, thận hư.

2.1.5 Cách dùng

Sắc, ngâm rượu, giã nát đắp lên chỗ sưng đau.

2.2 Lá lốt

Hình 2.2 Lá lốt ( Piper sarmentosum )

Tên tiếng Việt: Lá lốt

Tên khoa học: Piper sarmentosum, Piperaceae

2.2.1 Mô tả

Cây thảo mọc bò thành từng bụi, từng đám, sống lâu. Thân cao, mặt
ngoài có nhiều rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim. Cuống lá
có bẹ ôm lấy thân. Mặt trên lá xanh bóng, vò lá có mùi thơm nồng.

2.2.2 Bộ phận dùng

Toàn cây

2.2.3 Thành phần hóa học

Alkaloid, lignan, amid


2.2.4 Tác dụng dược lý - công dụng

Lá có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Một số chất các tác dụng trên
Palsmodium, kháng khuẩn, kháng nấm.
Lá lốt dùng để chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiêu
chảy, đau răng.

2.2.5 Cách dùng

Phối hợp với ngải cứu giã nát rồi sao nóng, đắp tại chỗ. Phối hợp với lá
Khế, lá Đậu ván trắng: giã nát, vắt lấy nước uống. Chữa đau rằng bằng
ngậm nước sắc.

2.3 Cốt khí củ

Hình 2.3 Cốt khí củ ( Reynoutria japonica Houtt. )

Tên tiếng Việt: Cốt khí củ

Tên khoa học: Reynoutria japonica Houtt., Polygonaceae

2.3.1 Mô tả

Cây thảo, phân nhánh ít, có cạnh, có lóng màu nâu đỏ, có vết màu tím
hồng. Thân rễ thô, to, nằm ngang, hình trụ, lá mọc so le, phiến lá hình
trứng. Hai mặt nháp do gân có lông và nổi rõ mặt dưới, gốc tròn bằng
hoặc hình nêm rộng.

2.3.2 Bộ phận dùng

Rễ củ
2.3.3 Thành phần hóa học

Anthraglycosid, các dẫn chất stilben

2.3.4 Tác dụng dược lí - công dụng

Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, điều hòa lipid, bảo vệ gan, kháng
viêm, kháng khuẩn, nấm. Polydatin, resveratrol có tác dụng điều hòa tim
mạch, bảo vệ tế bào thần kinh, kháng viêm, bảo vệ thận, gan.
Dùng chữa tê thấp, đau nhức, bị thương huyết ứ, bụng trương, tiểu
khó.Ngoài ra còn dùng trị mụn ngọt, cầm máu vết thương.

2.3.5 Cách dùng

Thường phối hợp dùng với rễ Lá lốt, Cỏ xước, Quế,…

3. DƯỢC LIỆU KÍCH THÍCH TIÊU HÓA, HỖ TRỢ GAN


MẬT, TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

3.1 Nghệ

Hình 3.1 Nghệ ( Curcuma longa L. )

Tên tiếng Việt: Nghệ

Tên khoa học: Curcuma longa L., Zingiberaceae

3.1.1 Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, thân rễ phát triển thành củ hình khối, phân
nhánh nhiều rễ trụ có màu vàng cam. Đoạn cuốn luôn phình to ra hình
thoi, lá mọc so le, bẹ lá hình dài rộng giống như thân khí sinh ngắn.

3.1.2 Bộ phận dùng

Thân rễ

3.1.3 Thành phần hóa học

Curcumindoid, tinh dầu, tinh bột

3.1.4 Tác dụng dược lý - công dụng

Nghệ có tính chống viêm cấp và viêm mạn, chống loét dạ dày, tắng tiết
mật,… Ngoài ra tinh dầu Nghệ còn có tác dụng diệt nấm ngoài da và
kháng khuẩn. Curcumin trong Nghệ có nhiều tác dụng như kháng viêm,
chống oxy hóa, làm lành vết thương.
Nghệ dùng để chữa viêm loét dạ dày, vàng da do tắt mật, kinh nguyệt
không đều, ứ máu sau sinh.

3.1.5 Cách dùng

Dùng ngoài, lấy Nghệ tinh vắt nước để bôi ung nhọt, viêm tấy, lở
loét ngoài da. Tinh bột Nghệ giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm
loét dạ dày.

3.2 Sử quân tử

Hình 3.2 Sử quân tử ( Combretum indicum (L.) )


3.2.1 Mô tả
Cây có cành mảnh, là loại dây leo gỗ mọc tựa cây khác. Lá đơn nguyên,
mọc đối, hình bầu dục. Cụm hoa chùm, mọc ở đầu cành, hoa mới nở
màu trắng chuyển sang hồng rồi đỏ.

3.2.2 Bộ phận dùng

Hạt đã phơi khô

3.2.3 Thành phần hóa học

Dầu béo, flavonoid, saponin, steroid

3.2.4 Tác dụng dược lý - công dụng

Sử quân tử có tác dụng trên giun tròn, kháng khuẩn, virus, kháng viêm,
trị tiêu chảy.
Sử quân tử có tác dụng tẩy giun.

3.2.5 Cách dùng

Dùng dạng thuốc sắc, còn dùng ngậm để chữa đau răng.

3.3 Đơn lá đỏ

Hình 3.3 Đơn lá đỏ ( Excoacaria cochinchinensis Lour. )

Tên tiếng Việt: Đơn lá đỏ

Tên khoa học: Excoacaria cochinchinensis Lour.,Euphorbiaceae

3.3.1 Mô tả

Đơn lá đỏ là 1 loại cây nhỏ, có cành nhỏ, gầy dài, màu tía. Lá mọc đối
hình trái xoan thuôn dài, phía cuống nhọn, phía đầu có mũi nhọn, mặt
trên lá màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu tía đỏ, mép có răng cưa.
3.3.2 Bộ phận dùng

Toàn cây

3.3.3 Thành phần hóa học

Flavonoid, saponin, tannin, coumarin

3.3.4 Tác dụng dược lý - công dụng

Đơn lá đỏ dùng chữa tiêu chảy lâu ngày, đại tiện ra máu, giảm đau, khu
phong thấp, mẩn ngứa.

3.3.5 Cách dùng

Dùng lá tươi, sao vàng, sắc uống.

3.4 Ngải cứu

Hình 3.4 Ngải cứu ( Artemisia vulgaris L. )

Tên tiếng Việt: Ngải cứu

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., Asteraceae

3.4.1 Mô tả

Cây thảo đa niên, thân có rãnh dọc và lông mịn. Lá mọc cách, phiến lá
rộng xẻ 5 thùy, 2-3 lần, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng
tro do có nhiều lông mịn.

3.4.2 Bộ phận dùng


Phần trên mặt đất

3.4.3 Thành phần hóa học

Tinh dầu, các sesquiterpen

3.4.4 Tác dụng dược lí - công dụng

Ngải cứu có tác dụng kháng viêm,giảm protein niệu, giảm ure huyết,
kháng khuẩn
Ngải cứu có công dụng trợ tiêu hóa chữa viêm ruột, lỵ, chữa đau bụng,
nôn mửa. Ngoài ra còn dùng trị đau dây thần kinh, phong thấp, thổ
huyết, kinh nguyệt không đều.

3.4.5 Cách dùng

Lá dùng làm thuốc trong châm cứu. Ngải cứu khô đun với nước uống.

4. DƯỢC LIỆU LỢI TIỂU, GIẢI ĐỘC, THANH NHIỆT

4.1 Rau má

Hình 4.1 Rau má ( Cetella asiatica ( L. ) Urb )

Tên tiếng Việt: Rau má

Tên khoa học: Cetella asiatica ( L.) Urb, Apiaceae

4.1.1 Mô tả
Cây thảo mọc bò, phân nhánh. Rễ mọc ở các mấu của thân. Thân gẵn
nhầy, các gân lá dạng hình chân vịt. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến
hình thận hay trong, mép khía tai bèo.

4.1.2 Bộ phận dùng

Toàn cây

4.1.3 Thành phần hóa học

Saponin, flavonoid, alkaloid, tinh dầu

4.1.4 Tác dụng dược lí - công dụng

Dịch chiết Rau má có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm lành vết
thương, tăng tổng hợp collagen, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh…
Rau má được dùng giải độc, mụn nhọt, chữa sốt, chảy máu cam, trị
bỏng, táo bón, tả lỵ, hạ huyết áp.

4.1.5 Cách dùng

Vò nát hoặc giã nát lấy nước uống , có thể sắc uống.

5.2 Kim vàng

Hình 5.2 Kim vàng ( Barleria lupulina Lindl. )

Tên tiếng Việt: Kim vàng

Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl., Acanthaceae

5.2.1 Mô tả
Cây nhỏ, phân cành nhiều. Thân có cạnh, màu nâu. Lá nguyên mọc đối,
hai mặt nhẵn, gân màu vàng nhạt chuyển sang màu nâu đỏ ở lá già. Hai
lá kèm ở kẽ lá biến thành gai rất nhọn.

5.2.2 Bộ phận dùng

Lá và thân cây

5.2.3 Thành phần hóa học

Iridoid glycosid, hợp chất phenol glycosid

5.2.4 Tác dụng dược lí - công dụng

Dịch chiết Kim vàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, điều hòa
miễn dịch, khánh viêm, bảo vệ dạ dày và lá tá tràng.
Cây Kim vàng chữa rắn cắn, sâu bọ đốt, rết cắn, ho, hen suyễn, bong
gân, thổ huyết,…

5.2.5 Cách dùng

Giã đọt non hay giã cả lá lẫn cành, vắt lấy nước ống, đắp vào vết cắn.

You might also like