You are on page 1of 55

Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Đặt vấn đề
“Thế giới đang có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên có trong cây
cỏ, nhằm hạn chế tối đa việc đưa các chất hóa học tổng hợp vào cơ thể gây độc
hại”. Đó là nhận định của GS.TS. Lê Bách Quang, Phó viện trưởng Viện thực
phẩm chức năng, nguyên Phó giám đốc Học viện quân y tại buổi hội thảo khoa
học “Xu hướng sử dụng trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam”.
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, của thời đại thì mỗi người, mỗi
người Việt Nam cũng đã, đang và ngày càng quan tâm đến sức khỏe, đến những
đồ ăn thức uống có lợi cho cơ thể của mình. Hiện nay, với rất nhiều người tiêu
dùng thông minh, lựa chọn thức uống không chỉ đơn thuần là làm thỏa mãn cơn
khát. Thức uống gần đây được chú ý đến là một số loại trà làm trẻ, khỏe, đẹp
da…Trong số đó nổi trội lên có trà thảo mộc, một loại thức uống được tổng hòa
từ nhiều loại thảo mộc thiên nhiên nên rất có lợi cho sức khỏe.
Thật vậy, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã đưa ra các chứng
cứ cho thấy các hoạt chất có trong trà thảo mộc có khả năng thanh lọc các độc tố
trong cơ thể. Như thế, trà thảo mộc đã thực sự trở thành một loại một thức uống
cần thiết cho sức khỏe của mỗi chúng ta.
Và với những lý do như đã trình bày thì việc lựa chọn đề tài “nghiên cứu
sản xuất trà thảo mộc” cũng là điều dễ hiểu.
1.2. Mục tiêu
Tìm hiểu, nghiên cứu, phối chế các vị thảo mộc với nhau theo tỷ lệ phù
hợp để thu được loại thức uống tốt cho sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, được phần lớn mọi người ưa thích, đánh giá cao. Đó là mục tiêu của đề
tài.

|1
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TRÀ THẢO MỘC


2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Cam thảo

Hình 1: Cây cam thảo

2.1.1.1. Xuất xứ: Bản Kinh.


2.1.1.2. Tên khác:
Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt lục),
Thảo thiệt (Thiệt tịch thông dụng giản danh), Linh thông (Ký sự châu), Diêm
cam thảo, Phấn cam thảo (Trung quốc dược học đại từ điển), Điềm căn tử (Trung
dược chí), Điềm thảo (Trung quốc dược học thực vật chí), Phấn thảo (Quần
phương thổ), Bổng thảo (Hắc long giang trung dược), Cam thảo bắc (Dược liệu
Việt Nam).
2.1.1.3. Tên gọi:
Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, tính bình vì vậy
được dùng để gọi tên.
2.1.1.4. Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch hoặc Glycyrrhiza glabra L.
1.1.1.5. Họ khoa học:
Họ cánh bướm (Fabaceae).
2.1.1.6. Đặc điểm thực vật:
Cam thảo lâu năm cao từ 0,5-1m, nhẵn, mọc đứng khỏe, có gốc hóa mộc, có thân
bò kéo dài, lá kép lông chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dục hoặc thuôn,

|2
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Hoa màu xanh lơ hoặc tím, hơi nhỏ,
nhiều, thành chùm dạng bông hình trụ, trên những cuống ở nách chỉ bằng nửa
của lá. Đài có lông tuyến, hình ống, gù lên ở gốc, có hai môi chia 5 răng hơi
không đều, hình mũi mác dài hơn ống, cánh cờ dựng lên, thuôn, dài hơn các cánh
bên. Nhị hai bó (9 + 1). Bầu không cuống, 2 đến nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng.
Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt 2-4, hình lăng kính.
2.1.1.7. Phần dùng làm thuốc:
Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae).

Hình 2: Cam thảo

2.1.1.8. Dược liệu:


Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường
kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ
nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu
vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị
ngọt dịu (Dược tài học).
2.1.1.9. Thành phần hóa học:
- Chất vô cơ 4-6%, cacbohydrat (glucose và saccarose) 3-5%, manitol, tinh
bột 25-30%, lipid có chất đắng glycyramasin, coumarin, umbeliferon,
herniarin, acid ferulic, acid hydroxy cinamic.
- Glycyrhizin (còn gọi là acid gycyrhizic) là bột tinh thể trắng, ít tan trong
nước lạnh, tan trong nước nóng nếu để lạnh sẽ tạo thành gel, tan trong cồn
loãng, không tan trong ether, cloroform. Nếu cho vào nước, lắc thì tạo bọt.
Độ ngọt gấp 60 lần saccarose, nhưng nếu phối hợp với mía độ ngọt có thể
tăng lên và có thể gấp 100 lần. Glycyrhizin gồm 2 phân tử acid glucuronic
và 1 phân tử acid glycyrhetic (acid glycyretinic). Acid gycyrhetic có nhiều
|3
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

đồng phân và là acid 18 β - glycyrhetic. Ở trong cây, glycyrhizin tồn tại


dưới dạng muối Ca và Mg.
- Trên thị trường, glycyrhizin thương phẩm là amoni glycyrhizat. Đó là
những vảy đen, bóng, tan trong nước, vị ngọt. Hàm lượng glycyrhizin là
6-12% (dược liệu khô). Các chất khác là acid desoxy glycyrhetic I, acid
deoxyglycyrhetic II, acid 18α – hydroxyglycyrhetic, acid liquiritic,
glycyrhetol, glabrolid, deoxyglabrolid, isoglabrolid.
- Các hợp chất flavonoid (1%).
- Liquiritin trong đó R có thể là glucose hoặc glucose rhamnose,
isoliquiritin, trong đó R có thể là glucose hoặc glucose rhamnose,
liquiritigenin, issoliquiritigenin, licoflavon A, licochalcon A, licochalcon
B, quercetin - 3-glucobiosid, saponaretin, genkwanin, galbranin, 5,7-
dioxy-8 (3,3’-dimethylalyl) – flavanon, pinocembrin, prunetin.
- Các hợp chất oestrogen có nhân sterol với hàm lượng thấp.
- Phân đoạn không xà phòng hóa của dịch chiết cồn có tác dụng oestrogen.
Dịch chiết dầu hỏa có chứa chất có tác dụng gây động dục ở chuột cái đã
thiến, tác dụng như là với foliculin. Ngoài ra, còn có β - sitosterol
stigmasterol.
- Glycyrrhiza uralensis Fish.
- Rễ chứa cacbohydrat 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%, glycyrizin 5,49-
10,04%, acid 24-hydroxyglycyretic, acid 3β – hydroxyolean - 11,13(18)-
dien-30oic,acid 3β - hydrocyolean-9(11), 12(13) - dien- 30oic, flavonoid
có khoảng 20 chất trong đó những chất chính là liquiritin, liquiritigenin,
isoliquiritin, isoliquiritigenin, neoliquiritin, (dl) - liquiritigenin-7- β -D-
glucopyranosid, neo-isoliquiritin (trans-isoliquiritigenin-4-β-D-
glucopyranosyl-2-β-D-apic–d (hay 1)-furanosid.
- G inflata có glycyrizin và glycyrhetic.

|4
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.1.10. Tác dụng dược lý:


2.1.1.10.1. Điều trị loét dạ dày:
Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét
rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh
viêm loét dạ dày lên đến 91%. Thời gian điều trị cần thiết là từ 8-16 tuần phụ
thuộc vào tình trạng hồi phục nhanh hay chậm của bệnh nhân. Nên dùng cam
thảo trước bữa ăn từ 20-30 phút để phát huy tối đa hiệu quả điều trị loét, cam
thảo đóng vai trò như một lớp áo lót bên trong giúp bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét.
2.1.1.10.2. Điều chỉnh cân nặng:
Cam thảo có tác dụng điều chỉnh cân nặng vì nó giúp duy trì mức độ acid trong
dạ dày.
2.1.1.10.3. Điều trị các bệnh đường hô hấp:
Trong cam thảo có chất chống dị ứng nên điều trị các rối loạn về đuờng hô hấp
rất hiệu quả như bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, viêm amiđan hoặc ho nhiều
đàm.
2.1.1.10.4. Giải độc:
Cam thảo hoạt động có tác dụng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau và
chống dị ứng, lại không gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
2.1.1.10.5. Chống sốt:
Cam thảo có vai trò như một loại thuốc bổ giúp ngăn ngừa các bệnh sốt.
2.1.1.10.6. Hiệu quả trong điều trị các bệnh:
- Herpes
- Bệnh gan mãn tính, viêm gan và xơ gan
- Bệnh thấp khớp
- Các triệu chứng của thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh
- Giảm đường huyết
- Nhuận tràng và lợi tiểu
- Chống các cơn co thắt.
Lưu ý: Những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam
thảo vì dùng cam thảo nhiều gây tích nước và tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết
áp, nếu tỳ vị có thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng không dùng vì dùng lâu dễ bị phù nề.

|5
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.1.10.7. Liều lượng: nên dùng là 1-2gr rễ cam thảo và 0,25-0,5gr chiết xuất
cam thảo mỗi ngày.
2.1.1.10.8. Kiêng kỵ: Không dùng cam thảo với cam toại, đại kích, nguyên hoa,
hải tảo. Khi dùng với tính chất bổ tỳ vị, cam thảo thường được trích mật ong gọi
là trích cam thảo.
2.1.2. Hạ khô thảo (Spira Prunellea Vulgario)

Hình 3: Cây hạ khô thảo


2.1.2.1. Phần dùng làm thuốc là toàn cây trên mặt đất (bỏ rễ) hoặc cành mang
hoa và quả phơi khô của cây hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.) thuộc họ Hoa
Môi (Labiatae).
2.1.2.2. Tính vị: Vị đắng cay, tính hàn.
2.1.2.3. Liều dùng: 4-20g.
2.1.2.4. Thành phần hóa học:
Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước,muối vô cơ 3,5% chủ yếu là muối KCl,
tinh dầu có chứa camphor, D –fechon, ít alcol fenchilic, một glucosid đắng là
prunelin mà phần không đường là acid ursolic. Ngoài ra, còn có delphinilin,
cyanidin.

|6
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Ở Pháp, người ta xác định trong cây có nhựa, chất đắng, tanin, tinh dầu, chất
béo, lipase, một glucosid tan trong nước 0,7g/kg dược liệu khô, một saponosid
acid 1,10g. (1)
Người ta đã tách được từ toàn cây hạ khô thảo các chất acidoleanolic, β amyrin,
stigmata-7-22-dien-3-on, α- spinasterol, β-sitosterol, daucosterol, 3β- hydroxy-
olean-12en-28ald-3β–hydroxy –olean-12en-3β-28 diol.
Hai chất ursan glucosid pruvulosid A và B cùng với các chất nigaichigosid F2,
sericosid, quenrcertin, quercetin -3- glucosid kaempferol -3-0-glucosid và hỗn
hợp nigaichigosid F1 và arjunglucosid I cũng đã được phân lập từ dịch chiết
MeOH của loài hạ khô thảo thu thập ở Pháp.
Hai chất triterpenoid heacylic dưới dạng methylester đã được phân lập từ rễ hạ
khô thảo là: acid (11R, 13S) -2α-3α-24trihydroxy-12-13-cyclotaraxer-14-en-28
oic và acid (13S,14R) 2α-3α -24trihydroxy-13-14-cyclo olean-11en-28oic.
Prunelin là dẫn xuất từ galactosamin có thành phần chủ yếu là glucose và
lactose cùng với một lương nhỏ xylose và aldonic.
Prunelin có tác dụng anti HIV.
Ngoài ra, 4 chất D.glucopyranosid của một số sterol cũng được chiết tách và
xác định cấu trúc.
2.1.2.5. Tác dụng dược lý:
2.1.2.5.1. Tác dụng lợi tiểu: rõ.
2.1.2.5.2. Tác dụng kháng khuẩn: invitro, thuốc có tác dụng ức chế các loại
trực khuẩn lị, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết.
2.1.2.5.3. Tác dụng hạ áp: Trên thực nghiệm, chích nước sắc hạ khô thảo cho
thỏ có tác dụng gây hạ huyết áp. Trên lâm sàng cũng quan sát thấy thuốc có tác
dụng hạ áp đối với người mắc bệnh huyết áp cao và làm giảm nhẹ triệu chứng.
2.1.2.5.4. Tác dụng chống ung thư: Qua nghiên cứu thực nghiệm bước đầu
nhận xét thấy có tác dụng chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư di căn (thử
nghiệm trên ung thư cổ tử cung của chuột nhắt).

|7
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.2.6. Ứng dụng:


2.1.2.6.1. Thanh nhiệt tán kết: dùng chữa chứng tràng nhạc (loa dịch tức lao
hạch lâm ba cổ) và anh lựu (như bướu cổ đơn thuần) thường lấy vị hạ khô thảo
làm chủ dược. Những bài thuốc kinh nghiệm có:
- Độc vị hạ khô thảo 40g sắc uống hoặc phối hợp với hà thủ ô 12g hoặc
huyền sâm 40g, sinh mẫu lệ 80g, sắc uống hoặc nấu thành cao (hạ khô
thảo 4 phần, hà thủ ô 1 phần) uống sáng và tối mỗi lần 10ml.
- Hạ khô thảo, bối mẫu, viễn chí, hương phụ sắc nước đặc uống.
- Hạ khô thảo 12g, cam thảo 4g, sắc nước uống.
- Hạ khô thảo 20g, huyền sâm 12g, thổ bối mẫu 12g, trị viêm hạch và viêm
tuyến vú.
2.1.2.6.2. Trị đau mắt đỏ: do can hỏa bốc như viêm màng tiếp hợp cấp, viêm
giác mạc cấp, mắt sưng đỏ dùng bài:
- Hạ khô thảo 20g, cúc hoa 20g, bồ công anh 40g, sắc nước uống, nếu đau
mắt kèm chảy nước mắt dùng hạ khô thảo, hương phụ lượng bằng nhau
tán bột mịn, uống sáng tối mỗi lần 4g. Trường hợp do can hư gây đau ở
trong tròng, đem đau tăng có thể, gia thêm đương qui, bạch thược, cam
thảo, huyền sâm (hạ khô thảo tán).
- Hạ khô thảo, bồ công anh đều tươi, mỗi thứ 40 - 80g, tang diệp, xa tiền
thảo, dã cúc hoa mỗi thứ 12g, sắc nước.
2.1.2.6.3. Trị cao huyết áp, đau đầu, mắt đỏ:
- Hạ khô thảo tươi 40 - 80g, sắc uống.
- Hạ khô thảo, hy thiêm thảo, dã cúc hoa mỗi thứ 40g, sắc uống.
- Hạ khô thảo 20g, cúc hoa 12g, sinh mẫu lệ, sinh thạch quyết minh mỗi thứ
30g, xuyên khung 4g, mạn kinh tử 16g, sắc uống.
Ngoài ra có kinh nghiệm dùng hạ khô thảo kết hợp mộc hồ diệp trị viêm họng
mạn, viêm lưỡi mạn. Mùa hè dùng hạ khô thảo độc vị hoặc có thêm sinh địa làm
nước trà uống giải thử nhiệt, trị nhọt lở mùa hè ở trẻ em.
Trường hợp bị chấn thương phần mềm bị xát thương có thể dùng hạ khô thảo giã
nát đắp ngoài.

|8
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.2.7. Chú ý lúc dùng:


- Hạ khô thảo Bắc khác với loại hạ khô thảo Nam hay lá cải trời, cải ma
(Blumea subcapitata DC.) thuộc họ Cúc (Compositae).
- Thầy lang cũng thường dùng chữa bệnh ngoài da, cần được nghiên cứu
thêm.
- Không dùng trong trường hợp vị âm hư, thuốc có tác dụng kích thích đối
với niêm mạc dạ dày, cần dùng lâu dài kết hợp với các thuốc đảng sâm,
bạch truật.
- Có một số tác giả dùng trị u giáp và thêm hạ khô thảo trong một số bài
thuốc trị ung thư, nhưng muốn xác định kết quả cần có sự nghiên cứu
thêm.
2.1.3. La hán quả

Hình 4: La hán quả


Trái la hán là quả chín của loài cây có
2.1.3.1. Tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle.
2.1.3.2. Đặc tính thực vật
"Trái la hán" thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), Trái la hán còn có tên là "la hán
quả", "la huảng tử", "giả khổ qua", "quang quả mộc miết”... Đây là loài cây đặc
sản của Quế Lâm, Trung Quốc được nhập khẩu vào nước ta từ nhiều năm nay.
Với những người có bệnh lý về đường hô hấp, la hán quả là một thứ thuốc tốt và
lại an toàn.
2.1.3.3. Vị, tính:
Theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và
đại tràng.
2.1.3.4. Thành phần hóa học:
- Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25, 17%-38,31%, trong
đó bao gồm:
+ 10,20%-17,55% đường fructose

|9
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ 5,71%-15,19% đường glucose.


- Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao,
đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256-
344 lần đường mía (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường
mía.
- Còn có một chất gọi là D-mannitol có độ ngọt bằng 0,55% - 0,65% đường
mía
- Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein.
- Trong mỗi 100g quả có 313mg - 510mg vitamin C, manganese (Mn), sắt
(Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), Iod (I) và 26 loại
nguyên tố vô cơ khác.
- Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm:
+ Linoleic acid
+ Oleic acid
+ Palmitic acid
+ Stearic acid
+ Palmitoleic acid
+ Myristic acid
+ Lauric acid.
trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic chiếm tới 73,2%.
2.1.3.5. Có tác dụng: nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông
tiện.
- Trong Đông y truyền thống, thường dùng để chữa ho do phế nhiệt và đàm
hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết.
- Hiện tại, trên lâm sàng, thường sử dụng trong những trường hợp được Tây
y chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính, mạn tính, viêm đường hô hấp trên
- thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y)
- Chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp - thuộc thể "nhiệt độc uẩn kết", táo
bón kinh niên thuộc thể "tân khuy tràng táo" (thiếu thể dịch, ruột khô)
- Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư
đàm) rõ ràng

| 10
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- Còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể.
- Trà la hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những
người thể tạng "uất hỏa nội kết" (nóng trong).
- Do trong quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng
trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là gia vị lý tưởng
đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.
Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng quả la hán để chữa trị một số chứng
bệnh thường gặp như sau:
- Chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên,
chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống
hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm
gia vị vào ăn.
- Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: dùng la hán quả 20g, phối hợp với
tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong ngày.
- Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g, hai
thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chín, thêm chút muối, ăn
trong bữa cơm.
- Chữa táo bón: dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong
ngày.
2.1.3.6. Liều dùng hàng ngày: Dùng 15 - 30g sắc uống, hoặc hãm nước sôi,
hấp uống.
2.1.3.7. Chú ý, kiêng kỵ: La hán quả tính mát, thích hợp với chứng ho do
"đàm hỏa" (đờm nhiệt). Nếu là ho do "phế hàn" và do ngoại cảm, thì
không nên dùng độc vị (cần phối hợp với các vị thuốc khác).
2.1.4. Mạch môn
2.1.4.1. Tên khác:
Vị thuốc mạch môn còn gọi là Thốn đông (Nhĩ nhã), Mạch đông (Dược phẩm
hóa nghĩa), Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp
(Ngô phổ bản thảo), Dương thử, Vũ phích (Biệt lục), Giai tiền thảo (Bản thảo

| 11
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

cương mục), Đại mạch đông, Thốn mạch đông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch
văn, Thờ mạch dông, Hương đôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn,
Đông nhi sa lý, An thần đội chi, Qua hoàng, Tô đông (Hòa hán dược khảo), Củ
tóc tiên, Lan tiên (Dược liệu Việt Nam).
2.1.4.2. Tên khoa học:
Ophiopogon japonicus Wall- Thuộc họ Mạch môn Đông
(Haemodoraceae).
2.1.4.3. Đặc điểm thực vật:
Loại thảo, sống lâu năm, cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có
những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài
15-40cm, rộng 1-4cm, gốc lá hơi có bẹ. Cán mang hoa dài 10-
20cm, hoa ở kẽ các lá bắc, màu trắng nhạt. Quả mọng màu tím
đen, đường kính của quả chừng 6mm. Quả có 1-2 hạt.
Được trồng ở 1 số nơi, nhiều nhất ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình,
Hà Bắc. Hình 5: Cây mạch
môn
2.1.4.4. Bộ phận dùng:
Củ to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là
tốt. Củ cứng, vị đắng thì không nên dùng (Dược liệu Việt Nam).
2.1.4.5. Dược liệu:
Mạch môn hình giống cái suốt vải, giữa béo mập, tròn dẹt, không đầu, dài
khoảng 1,6-3,3cm. Mặt ngoài màu vàng trắng, nửa trong suốt, có vân dọc mịn.
Chất mềm dai, mặt cắt ngang màu trắng, giống chất sáp, mịn. Giữa có lõi cứng
nhỏ, có thể rút ra. Hơi có mùi thơm, vị ngọt, nhai thì dính.
Thứ to màu trắng vàng nhạt, chất mềm, nhai dính là tốt. Thứ nhỏ, màu vàng nâu,
nhai ít dính là loại kém.
Phần rễ con không dùng làm thuốc (Dược tài học).
2.1.4.6. Thành phần hóa học:
Từ rễ củ mạch môn, 5 loại glucosid đã được phân lập, 3 chất đầu khi thủy
phân thu được diosgenin, ở chất thứ 4, genin là ruscogenin, còn chất thứ 5 cho
choophiogenin.

| 12
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Ngoài ra, còn có 11 chất thuộc các nhóm chất sau:


Các stigmasterol, β - D-glucosid, các hợp chất polysacharid, tinh dầu vafcacs
thành phần như β - patchoulen, longifolen, cyperen, α - humulen, guajol,
jasmolelon cũng được phát hiện trong cả mạch môn.
Gần đây, còn phân lập được các saponinsteroidlaf ophiogonin A, B, C, D.
Ophiopogonin A, B và D khi thủy phân chogenin là ruscogenin.
2.1.4.7. Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Đông dược học thiết yếu).
2.1.4.8. Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu
máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên
thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần (Trung dược học).
+ Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc mạch môn làm tăng đường
huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết (Trung dược học).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại tràng, trực
khuẩn thương hàn (Trung dược học).
+ Tác dụng nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất mạch môn pha vào
dịch truyền chích cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng
lượng dự trữ Glycogen so với lô đối chứng (Chinese hebral medicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bột mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus
albus vaf E.Coli (Chinese hebral medicine).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại tràng, trực
khuẩn thương hàn... (Trích yếu văn kiện nghiên cứu trung dược - NXB
Khoa học Trung Quốc 1965, 301).
+ Chỉ ẩu thổ, cường âm ích tinh, tiêu cốc, điều trung, bảo thần, định phế
khí, an ngũ tạng, làm cho cơ thể khỏe mạnh, mập mạp (Danh y biệt lục).
+ An thần, chỉ thấu (Nhật hoa tử bản thảo).
+ Thanh tâm, nhuận phế (Bản thảo hối ngôn).
+ Bổ vị âm, tư tân dịch, giải khát (Bản thảo chính nghĩa).

| 13
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, trừ phiền, ích vị, sinh tân (Trung dược
đại từ điển).
+ Nhuận phế, dưỡng âm, ích vị sinh tân, thanh tâm, trừ phiền, nhuận trường
(Trung dược học).
+ Nhuận phế, thanh tâm, dưỡng vị, sinh tân (Đông dược học thiết yếu).
2.1.4.9. Ứng dụng:
- Chữa viêm phổi, sưng phổi, trẻ em viêm phế quản, sưng họng: mạch môn
24g, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g sắc uống.
- Chữa tim loạn nhịp, hồi hộp, khô khát, bà mẹ thiếu sữa, trẻ em da khô
nóng hâm hấp, mồ hôi trộm, ít ngủ hoặc ngủ hay giật mình, di chứng viêm
não co cứng co giật: mạch môn 24g, sinh địa, hột muồng sao, ngưu tất mỗi
vị 15g sắc uống.
- Chữa miệng lưỡi lở loét, viêm da ngứa gãi, táo bón, hậu môn nứt nẻ, đại
tiện ra máu: mạch môn 20g, huyền sâm, sống đời mỗi vị 12g, công cộng
6g sắc uống. Miệng lưỡi lở loét thì ngậm rồi nuốt dần.
2.1.4.10. Liều dùng: 12- 24g
2.1.5. Táo tàu

Hình 6: Táo tàu


2.1.5.1. Tên khoa học và các tên thông thường:
- Ziziphus Jujuba hay Z. Jujuba var. Inermis thuộc họ thực vật Rhamna
Ceae.
- Các tên thông thường: Common Jujube, Chinese Date, Red Date, Táo Tàu
- Zizyphus Mauritania: Indian Zizyphus Jujube, Táo ta (Táo chua).
- Tên phát xuất từ tên Hy Lạp của cây Ziziphon. Jujube là tên gọi của cây
bằng tiếng Mã Lai, tuy nhiên một giả thuyết khác cho rằng Zizyphus là do
từ tiếng Ba Tư Zifum hay Zizafun, tên gọi của loài táo Z. Lotus = African
Lotus, Jujube Lotus.
- Zizyphus Jujuba var Sp inosa hay Z. Spinosa

| 14
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.5.2. Đặc tính thực vật:


Tông Zizyphus, thuộc họ thực vật Rhamnaceae, có khoảng 85 loài, tiểu mộc hay
mọc thành bụi.
Táo Tàu hay Đại táo (Zizyphus Jujuba) là cây thuộc loại tiểu mộc cao chừng 4-
5m, có thể đến 10m (cây táo tàu lớn nhất Hoa Kỳ được trồng tại vườn Bách thảo
Fort Worth, cao đến 14m), lá rụng theo mùa. Vài giống có thể có gai nơi những
cành non. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình bầu dục, dài 2-5cm. Mép liền, đôi khi có
răng. Phiến mịn và chắc. Hoa nhỏ cỡ 0.5cm màu vàng xanh, mọc thành nhóm 2-3
hoa. Quả hình bầu dục, dài khoảng 2,5cm, lúc đầu xanh sau đó nâu đỏ và thành
đỏ sậm. Cây trổ hoa trong các tháng 4 đến 6 và ra quả trong các tháng 9-10.
Điểm đặc biệt của táo tàu có lẽ là quả tự khô sau khi đã chín dù vẫn còn trên
cành. Táo khô có thể giữ lâu không hư, dù không có chất bảo quản.
2.1.5.3. Thành phần hóa học:
Quả chứa:
- Vitamin: vitamin A, vitamin B, vitamin C 0,6-0,8%, vitamin C ở dạng kết
hợp 0,3%.
- Triterpen: acid betulinic, acid alphitolic, acid betulonic, acid oleanonic,
acid maslinic, acid oleanolic, acid ursolic, các ester của acid p.coumaric
và acid alphitolic và maslinic.
- Flavonoid: kaempferol, myricetin.
- Alcaloid: zizyphusin, stepharin, asimilobin, N-nor-nuciferin,
dachucyclopetid-1
- Nucleotid đóng vòng: adenosin-3’, 5’-monophotphat 100-500 nmol/g,
guanosin-3’5’-monophotphat30-50nmol/g.
- Acid hữu cơ: acid malic, acid tartric.
- Acid amin tự do
- Nguyên tố (vết)
Hạt chứa:
- Saponin (0,2%): jujubosid A, jujubosid B, ziziphin (ziziphin có khả năng
ức chế độ ngọt). Cả 3 chất này đều chứa sapogenin là jujubogenin.

| 15
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- -Flavonoid: swertisin, spinosin, sinapoylspinosin, feruloylspinosin,


p.coumaroylspinosin.
2.1.5.4. Tính vị: vị ngọt, tính hơi ôn.
2.1.5.5. Tác dụng dược lý:
- Đại táo dưỡng được tỳ, bình được vị, bổ cho nguyên khí, nhuận được phế
và tâm, điều hòa khí huyết, sinh tân dịch, thông các khiếu, bổ ngũ tạng…
- Theo Nội kinh: Đại táo bổ ích được 12 kinh lạc, chữa được 'tà khí' trong
tâm phúc, hòa được hàng trăm vị thuốc, thông được cửu khiếu...
- Theo Vương Hiếu Cổ (Thang dịch bản thảo) đại táo nuôi được tỳ khí, bổ
được tân dịch, giúp tăng thần khí...
- Theo Trương Trọng Cảnh: Đại táo điều hòa tạng phủ, giúp tăng tuổi thọ.
- Lý thời Trân trong bản thảo cương mục chia thành những vị thuốc như:
Táo khô bỏ hột là táo bì (Táo-pi), táo nhục. Táo mọc vùng núi cao (Sơn
táo), Táo phương Bắc (Bắc táo) và phương Nam (Nam táo).
- Quả của táo tàu được sử dụng trong y học truyền thống của người Trung
Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Ziziphin, một hợp chất có trong lá táo tàu,
có khả năng ngăn cản cảm giác nhận ra vị ngọt ở người. Quả của táo tàu
là một loại quả chứa chất nhầy, có tính chất làm dịu cổ họng và nước sắc
táo tàu thường được dùng trong việc điều trị chứng đau họng.
2.1.5.6. Liều dùng: 4-12 quả, có thể dùng liều lớn 40-80g.
2.1.5.7. Kiêng kỵ: không nên dùng cho người đau bụng trướng đầy.

| 16
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.6. Cúc hoa


2.1.6.1. Xuất xứ: Bản Kinh.

Hình 7: Cây cúc hoa


2.1.6.2. Tên Hán Việt khác:
Tiết hoa (Bản kinh), nữ tiết, nữ hoa, nữ hành, nhật tinh, cảnh sinh, truyền duyên
niên, âm thành, chu doanh (Biệt lục), trị tưởng (Nhĩ nhã), kim nhị, mẫu cúc (Bản
thảo cương mục), nữ hoa (Hòa hán dược thảo), kim nhụy (Bản thảo cương mục),
dược cúc (Hà bắc dược tài), cam cúc hoa (Tùy tức cư âm thực phổ), bạch cúc hoa
(Dược liệu Việt Nam).
2.1.6.3. Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum
sinese Sabine).
2.1.6.4. Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).
2.1.6.5. Đặc tính thực vật:
Bạch cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá mặt
dưới có lông và trắng hơn mặt trên, có 3 - 5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn,
có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ
lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1 - 2 hàng hoa hình
lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng nhạt. Không có
mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu
nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
2.1.6.6. Phần làm dược liệu:
Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình
ống tụ lại. Bên dưới có tổng bao do 3 - 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát,
vị ngọt, hơi đắng (Dược tài học).

| 17
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.1.6.7. Bào chế:


- Thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 10 năm sau, lúc trời khô ráo.
- Hoa được sấy bằng diêm sinh 1-2 ngày, nén một đêm đến khi nước đen
chảy ra hết.
- Phơi hoặc sấy nhẹ ở 40-50oC đến khi khô kiệt. Cứ 5-6 kg hoa tươi thì thu
được một kg hoa khô.
- Tiêu chuẩn thành phẩm: cụm hoa hình đầu, màu vàng, đôi khi còn cuống
nhỏ. Độ ẩm tối đa 13%, tỷ lệ nát vụn không quá 2%.

2.1.6.8. Thành phần hóa học


- Tinh dầu, trong đó có chrysathemol, camphor, monobornylphtalat.
- Flavonoid: luteolin, quercetin, apigenin-7-O-glucosid, apygenin-7-O-β-D-
galactopyranosid, acaciin,baicalin,luteolin-7-O-β-D-glucopyranosid, 4’-
methoxyluteolin-7-O-β-D-glucopyranosid, cyanidin-3-O-(6-O-malonyl-β-
Dglucopyranosid)
- Acid phenol: acid clorogenic, acid quinic-4-O-cafeiat
- Sasquiterpen: chlorochrymorin, chrysandiol, chrysartemin A,
chrysartemin B.
- Các thành phần khác: 16β-hdroxy pseudotarasterol-3-O-palmitat, ester
của acid acetic, acid elagic.
- Tinh dầu cất từ nụ hoa cúc trắng có tác dụng ức chế khá mạnh invitro các
chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, tràng cầu
khuẩn, tụ cầu vàng 209P, các trực khuẩn lỵ Shiga, Sonne, Flexner, trực
khuẩn subtilis, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli và trực khuẩn phổi.
2.1.6.9. Tính vị:
Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn (Đông dược học thiết yếu).
2.1.6.10. Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác
dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, liên cầu trùng dung huyết Beeta, lỵ
trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn (Trung dược học).

| 18
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Điều trị huyết áp cao: nước sắc cúc hoa cho 46 người bị huyết áp
cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các
chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại
huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn
lại tiến triển tốt (Chinese hebral medicine)
+ Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da
(Sổ tay lâm sàn Trung dược)
+ Dưỡng huyết mục (Trân châu nang)
+ Khứ ế mạc ninh mục (Dụng dược tâm pháp)
+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung dược đại từ
điển)
+ Thanh tán phong nhiệt, bình can minh mục thanh nhiệt giải độc
(Đông dược học thiết yếu)
2.1.6.11. Chủ trị:
- Trị chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, hoa mắt, các chứng du phong do phong
nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu (Đông dược học thiết yếu).
- Thanh can sáng mắt: dùng khi can kinh bị phong nhiệt, mắt sưng đau, đỏ,
ung thũng, chóng mặt có thể dùng bài lục vị thêm cúc hoa, câu kỷ tử hoặc
dùng cúc hoa ngâm với rượu.
- Bình can hạ huyết, phối hợp với một số thuốc khác dưới dạng hãm, ví dụ
như hoa hòe, hoa kim ngân, đinh lăng (chè hạ huyết).
- Giải độc, chữa mụn nhọt dùng cúc hoa vàng 16g, cam thảo 20g sắc uống.
Ngoài ra, còn dùng để chữa các bệnh da tê bì, chứng mất cảm giác của da, cơ.
2.1.6.12. Liều dùng: 4-24g.
2.1.6.13. Kiêng kỵ:
+ Bạch truật, rễ câu kỷ, tang căn bạch bì làm sứ cho cúc hoa (Bản
thảo kinh tập chú).
+ Khí hư, vị hàn, ăn ít, tiêu chảy: không dùng (Bản thảo hối ngôn).
+ Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh: kiêng dùng (Đông dược học
thiết yếu).

| 19
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Tỳ vị hư hàn: không dùng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ
sách).
2.1.7. Tâm sen

Hình 8: Tâm sen

2.1.7.1. Tên khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn. Trong thành phần hóa học
có chứa các chất chủ yếu như liensinine, neferin, isoliensinine...
Kết quả nguyên cứu hiện đại cho thấy: tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông
qua cơ quan chế là giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản,
phòng chống tích cực rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu,
chống ôxy hóa và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giảm
thành mạch máu, giảm thiểu lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng
tuần hoàn động mạch vành tim.
2.1.7.2. Công năng chủ yếu là:
- Chủ huyết mạch (thúc đẩy huyết dịch vận hành thông suốt trong mạch
máu).
- Tàng thần (làm chủ mọi hoạt động sinh lý của các tạng phủ và hoạt động
tinh thần, ý thức và tư duy của cơ thể), khi tâm bị bệnh thì một trong
những chứng trạng thường thấy là tinh thần dễ hoảng hốt, tư duy khó tập
trung, trí nhớ giảm sút, mất ngủ, giấc ngủ không sâu và nhiều mộng mị, y
học cổ truyền gọi là chứng tâm thần bất yên và hư nhược.
2.1.7.3. Phần dùng làm thuốc: Là lá mầm màu lục sẫm nằm ở phần trong của
quả sen.
2.1.7.4. Tính vị: vị đắng, tính hàn.
2.1.7.5. Thành phần hóa học:

| 20
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Tâm sen chứa alcaloid 0,85-0,96% gồm methycorypalin, armepavin, 4’-O-methyl


- N- methylcoclaurin, N- methylisococlaurin, demthylcoclaurin, lotusin,
armepavin, liensinin, isoliensinin, neferin, nuciferrin, roemerin, anonain,
pronucifferin.
(Theo W.Tang và cs, 1992, Bài giảng dược liệu tập 1, 1998 và tập 2,1998; Tiểu
luận chuyên sâu 2 của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nhung, Đại học Dược, 2000)
thì hàm lượng alcaloid toàn phần trong tâm sen là 1,23%, tâm sen chứa nuciferin.
2.1.7.6. Tác dụng dược lý: có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt chữa mất
ngủ, tâm phiền, khát nước, thổ huyết. Dược học cổ truyền cho rằng, tâm sen (liên
tử tâm) có công dụng thanh tâm trừ phiền.
2.1.7.7. Liều dùng: 4-8 g dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối
hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
- Chữa suy nhược cơ thể ở người bị viêm phế quản mạn tính, lao: Tâm ý dĩ
,sinh địa, bạch thược, đảng sâm, mỗi vị 12g, quy bản, mạch môn, ngũ vị
tử, mỗi vị 10g, trần bì, chích cam thảo, mỗi vị 6g, đại táo 4 quả. Sắc uống
ngày một thang.
- Chữa đái tháo đường: Tâm sen 8g, thạch cao 20g, sa sâm, thiên môn,
mạch môn, loài sơn, bạch biển đậu, ỷ dĩ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một
thang.

2.1.8. Câu kỷ tử
2.1.8.1. Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc câu kỷ tử còn gọi là Cẩu kế tử (Nhĩ nhã), Cẩu cúc tử (Bản thảo diễn
nghĩa), Khổ kỷ tử (Thi sơ), Điềm thái tử (Bản thảo đồ kinh), Thiên tinh tử (Bảo
phát), Địa cốt tử, Địa tiết tử (Bản kinh), Địa tiên tử (Nhật hoa tử bản thảo),
Khước lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử,
Cẩu kỵ tử (Biệt lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch nạp
cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa hán dược khảo).

| 21
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

. Hình 9: Câu kỷ tử
2.1.8.2. Tên khoa học: Fructus Lycii
2.1.8.3. Họ khoa học:
Thuộc họ Cà (Solanaceae)
2.1.8.4. Đặc điểm thực vật:
Là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng
có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá
ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc
có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan
nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phiễu, chia 5 thùy hình trái
xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài
hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả
mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân đẹp.
Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.
2.1.8.5. Địa lí:
Có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới Việt Nam
như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Phần dùng làm thuốc: dùng quả khô rụng (Fructus Lycii).
2.1.8.6. Mô tả dược liệu:
Quả khô câu kỷ tử bầu dục dài khoảng 0,5-1 cm, đường kính khoảng hơn 0,2 cm.
Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình
tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi
chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng. Loại sản xuất ở Cam Túc có quả

| 22
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

tròn dài, hạt ít, vị ngọt là loạt tốt nhất nên gọi là cam kỷ tử hay cam câu kỷ (Dược
tài học).
2.1.8.7. Thu hái, sơ chế:
Hái quả hằng năm vào tháng 8-9, phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm
hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới
phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
2.1.8.8. Bào chế:
+ Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa đều để một hôm, giã dập dùng.
+ Thường dùng sống, có khi tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy
nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.
2.1.8.9. Bảo quản:
Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun
rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.
2.1.8.10. Tác dụng dược lý:
- Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật
thực nghiệm có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội
mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết câu kỷ tử có tác dụng tăng cường
miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là polysaccharide kỷ tử
(Trung dược học).
- Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt (Sổ tay
lâm sàng Trung dược).
Chất Betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác
dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng
trọng rõ (Trung dược học).
- Nước sắc câu kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ (Sổ tay
lâm sàn Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các học giả
Nhật Bản có báo cáo năm 1979 là lá và quả câu kỷ tử có tác dụng ức chế
tế bào ung thư trong ống nghiệm (Trung dược học).

| 23
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Các tác giả Trung Quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc (lá, quả
và cuống quả của câu kỷ tử (vùng Ninh Hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ
khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người (Trung dược học).
2.1.8.11. Thành phần hóa học:
Quả câu kỷ tử chứa tinh dầu, trong đó 36 thành phần trung tính được nhận dạng
bằng sắc kí khí liên hợp với phổ khối. Hai secquiterpen được nhận dạng là
dehydro-alpha-cyperon và solavetivon. Methyl linoleat chiếm tỷ lệ cao (18%)
trong phân đoạn trung tính. Các ester của các acid béo C14, C16 và C18 cung có
với tỷ lệ cao. Ngoài ra, quả còn có betain, zeaanthin, physalien.
Hạt chứa nhiều sterol: 4,4- dimethylsterol, cycloartanol, cycloartenol, 24-
methylen-cycloartanol (các chất này chiếm tỷ lệ cao), một số dẫn chất của
lanosterol (các dẫn chất này chiếm tỷ lệ thấp). Trong số các sterol này có
gramisterol (44%), citrostadienol (18%), lophenol (9%), cycloeucalenol (8%),
nor-cycloartenol (6%), obtusifoliol (6%).
Hai chất còn đươc chiết tách từ quả và nhận dạng là: β-sitosterol và acid melissic.
Quả câu kỷ tử được nhập, lấy từ loài Lycium barbarum L, một loài rất phổ biến
trong y học cổ truyền của Trung Quốc. 100 quả chứa 3,1g protein, 1,9g lipid,
9,1g cacbohydrat, 1,6g chất xơ, 22,5mg Ca, 56mg P, 1,3mg Fe, 19,6mg caroten,
0,08 thiamin, 0,14mg riboflavin, 0,67mg acid nicotinic và 42,6mg acid ascorbic.
Theo A.Y.Leungvaf cs, 1996, quả chứa 8-10% acid amin trong đó chừng một
nửa ở dạng tư do: acid arpartic 1,2%, prolin 0,65%, acid glutamic 0,63%, alanin
0,37%, arginin 0,19%, serin 0,14% và 9 acid amin khác.
2.1.8.12. Tính vị:
Vị ngọt, không độc, tính bình.
2.1.8.13. Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ tử giã nát lấy nước, điểm 3-4 lần
vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu hậu phương).
+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: câu kỷ tử 10 cân, sinh địa 3 cân, tán bột,
uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con
nít (Thánh huệ phương).

| 24
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Trị chảy nước mắt do can hư: câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm
trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống (Long mộc luận).
+ Trị can thận hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc
đau rít sáp trong mắt: câu kỷ tử, cúc hoa mỗi thứ 12g, thục địa 16g, sơn
dược mỗi thứ 8g, phục linh, đơn bì, trạch tả mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm
viên, mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ cúc địa hoàng
hoàn - Cảnh nhạc toàn thư).
+ Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết: Câu kỷ tử, ngũ
vị tử, tán bột pha với nước sôi uống thay trà (Nhiếp sinh chúng diệu
phương).
+ Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt: Câu kỷ tử 1 cân, ngâm
cho thấm với rượu ngon rồi chia làm 4 phần, 1 phần sao với 40g chi ma
(mè), 1 phần sao với câu kỷ tử không thôi. Thêm thục địa, bạch truật, bạch
phục linh mỗi thứ 40g tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày (Tứ
thần hoàn - Thụy trúc đường kinh nghiệm phương).
+ Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, mạch môn
12g, đương qui 12g, câu kỷ tử 12-24g, sinh địa 24-40g, xuyên luyện tử 6g,
sắc nước uống (Nhất quán tiễn - Liễu châu y thoại).
+ Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều:
Thục địa 320g, sơn dược (sao)160g, câu kỷ tử 160g, sơn thù nhục 160g,
ngưu tất 120g, thỏ ty tử 160g, lộc giao (sao) 160g, quy bản (sao)160g, tán
bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả quy hoàn-
Cảnh nhạc toàn thư).
+ Trị hoa mắt thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, thủy tinh thể đục:
Thục địa 320g, sơn thù 1690g, sơn dược 160g, đơn bì 80g, trạch tả 80g,
phục linh 80g, cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g. Tán bột với mật làm hoàn,
ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g (Kỷ cúc địa hoàng hoàn -Y cấp).
+ Câu kỷ tử, thục địa, ngũ vị tử, mạch môn đông, địa cốt bì, thanh hoa,
miết giáp, ngưu tất trị âm hư lao nhiệt nóng bức rức âm ỉ trong xương,
hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt, lạnh thì thêm thiên môn

| 25
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

đông, bách hộ tỳ bà diệp, có thể trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt
(Trung Quốc dược học đại từ điển).
+ Câu kỷ tử, hái những quả chín đỏ hằng ngày, tẩm giấm, rượu, rồi lấy
giấy sáp phong niêm kín lại đừng làm cho bay hơi đủ hai tháng đổ vào
chậu khuấy nhừ nát lọc lấy nước rồi ngâm với rượu. Sau đó cho vào nồi
bạc nấu lửa liu riu nhỏ, đồng thời khuấy luôn để khỏi dính và đều cho tới
khi thành cao như mạch nha, cuối cùng bỏ vào bình sạch đậy kỹ, mỗi buổi
sáng uống 2 muỗng canh lớn, trước khi đi ngủ, liên tục trong 100 ngày
mới thấy mạnh khỏe (Kim tủy tiễn - Kinh nghiệm phương).
+ Câu kỷ tử 2 thăng, vào ngày Nhâm quý tháng 10 giờ Dần, đứng quay
về hướng đông mà hái rồi lấy rượu tốt 2 thăng ngâm trong bình sứ 21
ngày xong cho vào 3 thăng nước cốt sinh địa trộn đều, niêm lại cho thật
kín, đến ngày 30 trước tiết Lập xuân mở bình, uống một chén hâm nóng
lúc bụng đói, đến sau tiết Lập xuân râu tóc bạc thì cũng biến thành đen.
Cấm ăn hành tỏi, su hào (Câu kỷ tử- Kinh nghiệm phương).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, thủy tinh thể đục:
Cúc hoa 8g, câu kỷ tử 20g, nhục thung dung 12g, ba kích thiên 8g, sắc
nước uống (Cúc thanh thang - Sổ tay lâm sàng Trung dược).
+ Trị nam giới sinh dục suy yếu (vô sinh): Mỗi tối nhai 15g câu kỷ tử,
liên tục trong một tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường,
uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị
42 ca, sau 1 liệu trình: hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình
thường 10 ca, có 6 ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không
có kết quả, theo dõi sau 2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có
con (Đông Đức Vệ và cộng sự, ' Kỷ tử trị vô sinh nam giới', Tân trung tạp
chí 1987, 2:92)
+ Trị dạ dày viêm teo mãn tính: Dùng câu kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã
nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai
uống, 2 tháng là một liệu trình.
Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca,
theo dõi 2-4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca (Trần Thiệu Dung

| 26
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

và cộng sự, ‘Báo cáo 20 ca dạ dày viêm teo mãn tính điều trị bằng câu kỷ
tử’, Trung y tạp chí 1987, 2:92).
+ Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử,
hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày
uống 2 lần với nước nóng (Câu kỷ hoàn - Lâm sàng thường dụng trung
dược thủ sách).
+ Trị can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng
rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần (Câu
kỷ tử - Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách).
2.1.8.14. Phân biệt:
- Ở Việt Nam không có loại Lycium chinensis miller, mà có cây câu kỷ
(Lycium ruthanicum muray) cùng họ tên đó là cây cỏ, cành có gai. Nó
nguyên mọc so le. Hoa tím nhạt mọc ở kẽ lá. Quả hình trứng thuôn, khi
chín màu đỏ, có nhiều hạt. Cây được trồng nhiều nơi làm rau ăn và làm
thuốc. Trồng bằng cành hoặc hạt vào mùa xuân, chỉ dùng lá nấu canh và
chữa ho. Có khi quả chín đỏ được dùng thay thế khởi tử, vỏ rễ làm địa cốt
bì, không đúng với cây trên, cần phải nguyên cứu lại.
- Vị này cho vỏ rễ của cây (Cortex lycii chinensis) gọi là địa cốt bì (Danh
từ dược học đông y).

2.1.9. Kim ngân hoa


2.1.9.1. Tên khác:
Vị thuốc Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông hoa
(Tân tu bản thảo), ngân hoa (Ôn bệnh điều biện),
kim ngân hoa, kim ngân hoa lộ, mật ngân hoa,
ngân hoa thán, tế ngân hoa, thổ ngân hoa, tỉnh
ngân hoa (Đông dược học thiết yếu), song hoa
(Trung dược tài thủ sách), song bào hoa (Triết
giang dân gian thảo dược), nhị hoa (Thiểm tây
trung dược chí), nhị bảo hoa (Giang tô nghiệm Hình 10: Kim ngân
hoa

| 27
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

phương thảo dược tuyển biên), kim đằng hoa (Hà bắc dược tài).
2.1.9.2. Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb
Họ cơm cháy (Caprifolianceae).
2.1.9.3. Đặc điểm thực vật:
Loại dây leo, thân có thể dài 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi
già màu đỏ nâu, trên thân có nhũng vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng
dài. Phiến lá rộng 1,5-5cm, dài 38 cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét
không rụng. Hoa khi mới nở có màu trắng, nở ra lâu chuyển thành màu vàng.
Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên một cuống chung. Lá bắc giống
như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5- 3,5 cm, chia làm 2
môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng,
mọc thò dài ra ngoài hoa.Quả hình cầu màu đen. Nụ hoa hình gậy hơi cong queo,
dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy
lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc
hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ưa sáng.
2.1.9.4. Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào đầu mùa hạ, lúc nụ sắp nở. Nên hái khoảng 9 - 10 giờ sáng (khi
sương đã ráo). Đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
2.1.9.5. Bộ phận dùng:
Hoa mới chớm nở, lá và cây ít dùng.
2.1.9.6. Mô tả dược liệu:
Dây có nhiều lá, cuộn vòng hoặc chặt thành từng đoạn dài 35cm.
Lá mọc đối nhăn nheo, dài 47cm, rộng 24cm, hình trứng. Phiến lá dày, mặt trên
màu lục đen, nhẵn có ít lông, mặt dưới màu lục nhạt, có nhiều lông ngắn mịn và
gân lá hình lông chim lồi lên, cuống lá dài. Hoa: nụ hoa hình ống dài 0,8 - 1,6cm,
hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường kính 11,25mm, trên phồng to, đường
kính 23mm. Lác đác có hoa mới nở, dưới nhỏ, trên loe hình môi. Mặt ngoài có
lông trắng nhỏ mịn (soi kính lúp), phía dưới có đài nhỏ hình chén 5 răng, màu
nâu vàng, dài khoảng 11,5mm. Chất nhẹ, hơi giòn, mùi thơm, vị hơi đắng (Dược
tài học).
2.1.9.7. Bào chế:

| 28
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Hoa tươi: giã nát, vắt nước, đun sôi, uống.


+ Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
+ Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống
(Phương pháp bào chế đông dược).
2.1.9.8. Bảo quản:
Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị, để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong
hũ có lót vôi sống.
2.1.9.9. Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc kim ngân hoa có tác dụng ức chế mạnh
đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước
sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài nguyên cây thuốc
Việt Nam).
+ Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp
khuếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của kim
ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch
hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả.
Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.coli, phế cầu, tụ cầu
khuẩn vàng. Nước sắc lá kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn
Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ
100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài nguyên cây thuốc Việt
Nam).
+ Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường
chuyển hóa các chất béo (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam). Cho chuột béo
phì dùng lượng lớn cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nước
sắc kim ngân hoa, mức cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với
nhóm đối chứng (Chinese hebral medicine).
+ Tác dụng trên đường huyết: nước sắc kim ngân hoa cho uống có tác dụng
ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống kim ngân, số
lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng
histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột

| 29
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

lang bình thường và chuột lang uống kim ngân trước khi gây choáng (Tài
nguyên cây thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác
dụng thực bào của bạch cầu (Trung dược học).
+ Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê
(Trung dược học).
+ Tác dụng chống lao: Nước sắc kim ngân hoa invitro có tác dụng chống
mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nước sắc kim ngân hoa rồi
cho chích vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng
(Chinese hebral medicine).
+ Kháng virus: Nước sắc kim ngân hoa có thể làm giảm sức hoạt động của
PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng
(Chinese hebral medicine).
+ Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nước sắc kim
ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc
loét (Chinese hebral medicine).
+ Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết kim ngân hoa chích vào
huyệt hoặc vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và
lỵ. Cũng dùng trong 1 số trường hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị ngứa
(Chinese hebral medicine).
+ Làm hạ cholesterol trong máu (Trung dược học).
+ Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung dược học).
+ Có tác dụng lợi tiểu (Sổ tay lâm sàng trung dược).
2.1.9.10. Độc tính:
Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân liên tục 7 ngày với
liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ
phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài nguyên cây thuốc vị thuốc Việt Nam).
2.1.9.11. Thành phần hóa học:
Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và một số thành phần khác. Các
flavonoid là luteolin, luteolin-7- glucosid. Tinh dầu gồm alpha-pinen, hex-1-en,
hex-3-en -1-ol, cis- và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(alpha-hydroxyisopropyl)-
| 30
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

tetrahydrofuran, geraniol, alpha-terpineol, alcol benzylic, alcol beta-


phenylethylic, carvacrol, eugenol, linalool, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-5hydroxy
tetrahydrydropyran.
Hoa còn chứa acid clorogenic 6%. Chất này cũng có trong rễ, thân và lá với hàm
lượng theo thứ tự 1,4%, 0,9%, 2,6%. Hoa và thân có acid isoclorogenic a là acid
3,5-dicafeoyl quinic, còn acid isoclorogenic b và c là hai đồng phân của acid 3,4-
dicafeoylquinic. Lá chứa nhiều acid clorogenic và acid isoclorogenic hơn hoa.
Ngoài ra, kim ngân còn có flavonoid khác là lonicerin, loniceraflavon (lonicerin
là neohesperidosid của luteolin và loniceraflavon tương ứng với 5,6,4’-
trihydroxyflavon) và một số iridoid glycosid như loganin, secoxyloganin,
secologanin, secologanin dimethyl acetal, vogelosid, epivogelosid.
Phần trên mặt đất chứa saponin, trong đó aglycon là acid oleanolic hoặc
hederagenin. Các aglycon được nhận dạng là 3-O-α-L-arabinopyranosyl
hederragenin, 3-O-β-D-glucopyranosyl hederagenin, 3 –O-α-L-
rhamnopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl hederagenin, 3-O-α-L-
arabinopyranosyl hederragenin 28-β-D-glucopyranosyl -(1-6)-β-D-
glucopyranosyl ester, 3- O-β-D-glucopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl
hedreagenin 28-O-β-D-6-O-acetyl glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl
ester, acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl oleanolic, 3-O-
α-L-arabinosyl oleanolic acid 28-O-β-glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl
ester, 3-O-β-D – glucopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl oleannolic acid 28-
β-D, glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl ester và 3-O-α-L -
rhamnopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl oleanolic acid 28-β-D-
glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl ester.
2.1.9.12. Tính vị:
Vị ngọt, tính hàn (Đông dược học thiết yếu).
2.1.9.13. Phân biệt:
Ngoài kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại kim ngân sau:

| 31
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- Kim ngân dại (Lonicera dasystyla rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm,
rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên
nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8
- 2,2cm. Bầu nhẵn.
- Kim ngân lông (Lonicera cambodiaha pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài
khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá.
Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì,
nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có
nhiều lông.
- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép
lá nguyên. Phiến lá hơi dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn
mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài
nguyên cây thuốc Việt Nam).
2.2. Sản phẩm và công dụng
2.2.1. Sản phẩm
2.2.1.1. Trà xanh bạc hà
- Nguyên liệu:
+ 2 gói trà xanh túi lọc
+ 1 thìa cà phê lá bạc hà thô
+ 30ml si-rô bạc hà
+ 300ml nước sôi.
- Cách tiến hành:
+ Cho lá bạc hà khô vào dụng cụ lược bằng inox, thả vào bình trà. Thêm trà
xanh túi lọc vào bình, rót nước sôi vào, đậy nắp lại khoảng 2 đến 3 phút
cho ra trà.
+ Thêm si-rô bạc hà vào để tăng hương vị the mát và tạo vị ngọt nhẹ cho
thức uống.

| 32
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.2.1.2. Trà lá dứa

Hình 11: Trà lá dứa


- Nguyên liệu:
+ 2 gói trà xanh túi lọc
+ 2 lá dứa
+ 300ml nước sôi.
- Cách tiến hành:
+ Rửa sạch lá dứa, cắt bỏ gốc, cắt lá dứa thành từng khúc ngắn, dùng tay
vò nát lá để tiết ra nhiều hương thơm hơn. Có thể thái nhỏ lá dứa, phơi
khô, cất trong lọ thủy tinh.
+ Cho lá dứa, trà xanh túi lọc vào bình, rót nước sôi vào, đậy nắp lại
khoảng 2 đến 3 phút là được. Có thể dùng nóng hay lạnh.
2.2.1.3. Trà hạt thìa là

Hình 12: Trà hạt thìa là

- Nguyên liệu
+ 2 gói trà xanh túi lọc
+ 1 thìa cà phê hạt thìa là khô
+ 2 thìa cà phê đường phèn
+ 300ml nước sôi.
- Cách tiến hành:

| 33
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Cho hạt thìa là khô vào dụng cụ lược trà bằng inox, cho trà vào
bình.Thêm đường phèn, trà xanh túi lọc vào bình, rót nước sôi, đậy nắp 2-
3 phút.
+ Có thể dùng trà này khi còn nóng hoặc để nguội rồi ướp lạnh.
2.2.1.4. Trà xanh sả

Hình 13: Trà xanh sả


- Nguyên liệu:
+ 100g lá trà xanh
+ 4 cây sả tươi
+ 500ml nước
- Cách tiến hành:
+ Rửa sạch lá trà xanh, bỏ cành và các lá già héo úa đi, dùng tay vò nhẹ
cho lá trà hơi nát, tách bỏ bớt phần vỏ già bên ngoài cây sả, lấy phần lõi
bên trong, rửa thật sạch lớp phấn có bụi trắng bám bên ngoài vỏ.
+ Sau đó dùng bản dao to đập giập cây sả hoặc thái lát mỏng tùy theo sở
thích. Đun sôi nước, cho sả vào nấu khoảng 2 phút cho dậy hương thơm.
+ Tắt bếp, cho lá trà vào, đậy nắp lại, hãm trà trong khoảng 10 phút. Dùng
nóng.

2.2.1.5. Trà lá chanh

Hình 14: Trà lá chanh

| 34
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- Nguyên liệu:
+ 2 gói trà xanh túi lọc
+ 1/2 quả chanh
+ 2 thìa cà phê đường
+ 3 quả chanh
+ 300ml nước sôi.
- Cách tiến hành:
+ Quả chanh rửa sạch, thái lát mỏng. Lá chanh rửa sạch, dùng tay vò nhẹ
cho tiết ra phần tinh dầu thơm.
+ Cho trà túi lọc vào bình, thêm lá chanh, đường, dùng tay vắt nhẹ các lát
chanh và cho cả lát vào bình.
+ Sau đó đổ nước sôi và đậy nắp lại khoảng 3 phút là được.
2.2.1.6. Trà gừng mật ong

Hình 15: Trà gừng mật ong


- Nguyên liệu:
+ 2 gói trà xanh túi lọc
+ 1/2 củ gừng
+ 3 thìa cà phê mật ong
+ 400ml nước sôi.
- Cách tiến hành:
+ Gọt vỏ củ gừng, thái lát, dùng bản dao to đập giập gừng, cho vào bình.
+ Cho trà túi lọc vào, sau đó rót nước sôi và đậy nắp bình lại để trong
khoảng 2 đến 3 phút là dùng được.
+ Có thể cho trực tiếp mật ong vào bình trà, dùng thìa khuấy đều hoặc rót
trà ra tách rồi cho mật ong vào sau.

| 35
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

2.2.1.7. Trà thảo mộc Dr Thanh

Hình 16: Trà thảo mộc Dr Thanh


- Tính chất: Việc đặt ra giải pháp chữa “nóng trong người” với 9 vị trà thảo
mộc cung đình, mới là cách tiếp cận thuyết phục người tiêu dùng để tạo
nên thành công của trà thảo mộc Dr Thanh. Trà thảo mộc Dr Thanh được
sản xuất bằng công nghệ tiên tiến hiện đại, không chỉ giúp bạn giải khát
tuyệt vời mà còn giúp thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng.
- Thành phần: Đường, kim ngân hoa 3,4%, hoa cúc 3,2%, la hán quả 2,1%,
hạ khô thảo 1,8%, cam thảo 1,6%, đản hoa 1,5%, hoa mộc miên 0,7%,
bung lai 0,5%, tiên thảo 0,5%.
- Giá thành: 8000đ/chai.
2.2.2. Các công dụng của trà thảo mộc

Hình 17: Trà thảo mộc


Uống mỗi ngày ít nhất một ly trà thì nguy cơ về bệnh tim mạch có thể giảm đến
40%. Đây là kết quả của một nghiên cứu, do chuyên gia về tim bác sĩ Micheal
Gaziano thuộc Harvart Medical School công bố tại hội nghị y khoa tổ chức tại
Luân Đôn vào ngày 8/7/1999. Đây là cuộc nghiên cứu kéo dài một năm trên 340

| 36
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

người, cả nam và nữ. Họ được cho uống các loại thảo trà (herbal tea), có chứa
nhiều chất flavonoid. Flavonoid là những chất dinh dưỡng, giống như chất sinh
tố, có tác dụng khiến các tế bào bớt đi hiện tượng vón cục lại. Nó cũng là chất
chống oxy hóa (antioxidant) mạnh nhất, ngăn ngừa ngừa các hậu quả xấu của
dưỡng khí trong cơ thể con người.
2.2.2.1. Lợi ích của từng loại trà
2.2.2.1.1. Trà cúc La Mã: Có tác dụng giảm chứng khó tiêu, giảm lo âu và căng
thẳng hệ thần kinh nên rất tốt cho những người bị bệnh mất ngủ.
2.2.2.1.2. Trà hoa Lavender: thường được biết đến với tác dụng giúp cải thiện
giấc ngủ, làm cơ thể thư giãn và sảng khoái.
2.2.2.1.3. Trà bạc hà: giúp giảm căng thẳng, hổ trợ hệ tiêu hóa và có tác dụng hạ
sốt do bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Uống trà sau bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu
hóa, giẩm đầy hơi và cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng của cảm lạnh và
cảm cúm.
2.2.2.1.4. Trà hoa chanh: Trà từ hoa chanh giúp giảm stress và đau đầu, giảm
căng thẳng hệ thần kinh nên tốt cho tinh thần và cải thiện giấc ngủ.
2.2.2.1.5. Trà lá cây tầm ma: Giúp bồi bổ cho cơ thể vì trong thành phần có
chứa vitamin và chất khoáng đặc biệt là chất sắt giúp giảm các bệnh về dị ứng.
2.2.2.1.6. Trà lá cây mâm xôi: Trà lá cây mâm xôi có tác dụng làm sạch nên rất
hữu hiệu giúp sạch miệng, là nước súc miệng trị chứng viêm họng. Không nên
dùng loại trà này trong suốt thời gian đầu khi mang thai.
2.2.2.1.7. Trà hương thảo: Thường được uống khi bắt đầu một ngày mới hoặc
khi năng lượng trong cơ thể thấp vì trà hương thảo có tác dung hữu hiệu giúp
tăng cương năng lượng cho cơ thể, rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu và
chứng khó tiêu.
2.2.2.1.8. Trà hoa tầm xuân: Trà hoa tầm xuân giàu vitamin C nên rất hiệu quả
với những người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, thêm ít nước cốt chanh vào trà
để có tác dụng tối ưu.
2.2.2.2. Tác dụng làm đẹp của trà: Ngoài công dụng giúp cơ thể thư giãn, các
loại trà thảo mộc rất có ích cho bạn gái trong việc chăm sóc tóc, da mặt, tay và
chân.

| 37
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- Cách đây hơn 2.500 năm, con người đã biết dùng và thưởng thức trà.
- Mùi hương của trà dược tạo thành nhờ có 0, 6% tinh dầu thơm dễ bay
hơi.
- Trong thành phần của trà chứa chứa 20% tanin, một loại chất có tác dụng
làm săn chắc da, có tính sát khuẩn, cùng một số vitamin B1, B2, C.
- Ngoài ra, trà còn chứa chất flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và
trung hòa các gốc tự do (là những chất theo thời gian sẽ gây tổn thương
cho cơ thể).
- Với những ưu điểm trên, con người đã kết hợp với các loại thảo mộc như
hoa cúc, bạc hà, gừng, atisô… nhằm tăng cường thêm tác dụng của trà.
Không chỉ giải nhiệt cho cơ thể, giúp tinh thần thư giãn, bớt phiền não,
các loại trà thảo mộc còn giúp làm đẹp. Dưới đây là một số công dụng chủ
yếu của vài loại trà thảo mộc thông dụng:
2.2.2.2.1. Trà atisô: uống đều đặn 1-2 tách trà atisô mỗi ngày để cải thiện làn da
bị mụn, kém tươi tắn, với công dụng giải nhiệt, lọc gan, giúp cơ thể đào thải chất
độc hiệu quả, giảm mụn nhanh chóng. Ngoài ra, dùng túi trà atisô đã qua sử
dụng, đắp lên mắt giúp thư giãn và giảm sưng mắt.
2.2.2.2.2. Trà gừng: Làm cơ thể ấm lên trong những ngày lạnh. Ngoài ra, trà
gừng để ngâm chân và tay giúp xua tan cảm giác mệt mỏi.
2.2.2.2.3. Trà bạc hà: Sau khi gội đầu, dùng một ít trà bạc hà xoa đều lên mái
tóc, từ gốc đến ngọn 2 tuần một lần giúp mái tóc mượt mà hơn.
2.2.2.2.4. Trà xanh: Đây là loại trà phổ biến giúp chống lão hóa, ngăn ngừa
được nhiều bệnh tật, tránh bị hôi chân khi ngâm chân vào nước trà.
2.2.2.2.5. Trà hoa cúc: Có mùi hương nhẹ nhàng, giúp cơ thể giải nhiệt, giúp
giảm quầng thâm ở mắt khi dùng miếng gạt thấm nước trà đắp lên mắt khoảng
10-15 phút.
2.2.2.3. Tác dụng giải độc, giảm mệt mỏi
2.2.2.3.1. Trà bình can giáng hỏa, tiềm âm trợ dương, giúp cân bằng âm
dương
- Cấu trúc bài thuốc gồm: Hạ khô thảo, cúc hoa, hoa sứ đỏ, la hán quả, cam
thảo sao lên

| 38
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- Khi kết hợp trong bài thuốc trên: Hạ khô thảo là vị quân sẽ điều tiết gan
mật, âm dương cân bằng. Cúc hoa đóng vai trò thần đi với hạ khô thảo,
giúp bình can giáng hỏa, giảm đau đầu, choáng váng. Hoa sứ đỏ giảm
huyết áp giúp khí huyết lưu thông. Theo Đông y khí huyết lưu thông thì
tâm can hoạt động tốt, cơ thể thư thái. La hán quả là vị ngọt, giúp kiện tỳ
(một tạng có chức năng biến thức ăn thành khí huyết để nuôi dưỡng cơ
thể), làm tỳ mạnh lên cho tiêu hóa tốt. Cam thảo phải sao để để giữ tính ôn
giúp la hán quả phát huy bổ tỳ vị và dẫn thuốc đi vào 12 kinh lạc.
2.2.2.3.2. Trà thanh nhiệt, giải độc

Hình 18: Trà thảo mộc

Gồm: Kim ngân hoa, lương phấn thảo, mộc miên hoa, bung lai, cam thảo dùng
sống. Trong bài thuốc này lấy kim ngân hoa lam quân vì có tính giải độc ở phế,
tâm, tỳ, vị.
Lương phấn thảo có tác dụng giải nhiệt, độc, mộc miên hoa có tác dụng giải độc
ở hệ tiêu hóa tỳ và vị. Cam thảo giải độc do hàn lạnh, hơn nữa còn bổ trợ các vị
trên, giúp đua thuốc vào kinh lạc, tạng phủ, đồng thời điều hòa thuốc theo nhu
cầu của tạng phủ. Như vậy, với sự kết hợp giữa 4 vị này, bài thuốc có thể giải
độc được cho cả 3 hệ cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể là hô hấp, tiêu hóa và
tuần hoàn. Người lao đông quá mệt mỏi hoặc người già yếu, lớn tuổi, trí tuệ sút
kém, hay bị đau ốm đều có thể cải thiện một phần sức khỏe của mình nhờ trà
thảo mộc.

| 39
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU
3.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị thí nghiệm
3.1.1. Nguyên liệu thí nghiệm: các vị thảo mộc gồm:
- La hán quả
- Hạ khô thảo
- Hoa cúc
- Mạch môn
- Táo tàu
- Cam thảo
- Tim sen
- Cấu kỷ tử
- Kim ngân hoa.
Tất cả đều của hiệu thuốc đông y Đặng Nguyên Đường.
Độ ẩm nguyên liệu đầu:
- Táo tàu: 21,83%
- Hoa cúc: 18,81%
- Cam thảo: 7,23%
- Hạ khô thảo: 14,76%
- Câu kỷ tử: 8,74%
- La hán quả: 16,66%
- Mạch môn: 2,31%
- Tim sen: 16,56%
- Kim ngân hoa: 5,47%.
3.1.2. Hóa chất thí nghiệm:
3.1.2.1. Đường tinh luyện: của công ty Đường Biên Hòa với chỉ tiêu (do
nhà sản xuất quy định):
- Saccharose >= 99,8%
- Độ ẩm <= 0,05%
- Độ màu <= 20 INCUMSA

| 40
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- Đường khử <= 0,03%


- Tro <= 0,03%
3.1.2.2. Nước:
Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002).
TT Tên chỉ tiêu Đơn Giới hạn tối đa
vị tính
1. Màu sắc TCU 15
2. Mùi vị Không có mùi, vị lạ
3. Độ đục NTU 2
4. pH mg/l 6,5-8,5
5. Độ cứng mg/l 300
6. Tổng chất rắn hòa tan(TDS) mg/l 1000
7. Hàm lượng nhôm mg/l 0,2
8. Hàm lượng amoni, tính theo NH4+ mg/l 1,5
9. Hàm lượng Atimon mg/l 0,005
10. Hàm lượng Asen mg/l 0,01
11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7
12. Hàm lượng Bo mg/l 0,3
13. Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003
14. Hàm lượng Clorua mg/l 250
15. Hàm lượng Đồng mg/l 2
16. Hàm lượng Xianua mg/l 0,07
17. Hàm lượng Florua mg/l 0,7-1,5
18. Hàm lượng Hydro sunfua mg/l 0,05
19. Hàm lượng Sắt mg/l 0,5
20. Hàm lượng Chì mg/l 0,01
21. Hàm lượng Mangan mg/l 0,5
22. Hàm lượng Thủy ngân mg/l 0,001
23. Hàm lượng Molibden mg/l 0,07
24. Hàm lượng Niken mg/l 0,02
25. Hàm lượng Nitrat mg/l 50
26. Hàm lượng Nitrit mg/l 3
27. Hàm lượng Selen mg/l 0,01
28. Hàm lượng Natri mg/l 200
29. Hàm lượng Sunfat mg/l 250
30. Hàm lượng Kẽm mg/l 3
31. Độ oxy hóa mg/l 2
32. Hàm lượng Crom mg/l 0,05

Bảng 1: Bảng tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.


3.1.3. Thiết bị thí nghiệm:
| 41
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

- 1 bình tam giác


- 2 cái soong
- 6 cái chai
- 6 nắp chai
- 60 cái ly
- 6 cái vá
- 1 túi lọc
- 1 cân
- 2 cái bếp

3.2. Phương pháp nghiên cứu


3.2.1. Sơ đồ nghiên cứu:

Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất thiết bị

Đo độ ẩm nguyên liệu

Tiến hành thí nghiệm

Đo các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh

Thử cảm quan Xử lý số liệu Nhận xét

So sánh với sản phẩm đã có


trên thị trường

Ước lượng giá thành sản phẩm

Kết luận

| 42
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu:


3.2.2.1. Phương pháp xác định độ ẩm

- Dụng cụ: Máy đo độ ẩm của phòng thí nghiệm hóa sinh, giấy cuộn.

- Phương pháp thực hiện: Khởi động vận hành máy bằng nút “ON/OFF”.
Khi màn hình hiện chữ “START” thì cho khoảng 1-2 g mẫu vào đĩa
nhôm, đặt đĩa nhôm vào máy, đóng nắp và bấm phím F1. Lúc này máy
đang vận hành, thông số độ ẩm hiển thị trên màn hình tăng dần. Chế độ
sấy mặc định ở 1050C trong thời gian 1h30’. Kết thúc thời gian đo, ghi lại
thông số trước khi tắt máy. Sau khi đo xong, tắt máy và lau sạch đĩa
nhôm.

3.2.2.2. Phương pháp xác định nồng độ chất hòa tan (0Bx)

- Dụng cụ: Brix kế ATAGO N- 1α của phòng thí nghiệm hóa sinh, đũa
khuấy, giấy cuộn, bình xịt nước cất.

- Phương pháp thực hiện: Dùng đũa khuấy khuấy nhẹ dung dịch cần đo
nồng độ chất hòa tan, lấy ra một giọt chấm vào mặt kính. Đậy nắp kính
lại. Quan sát và đọc độ Brix qua ống kính bằng vạch phân chia vùng tối và
vùng sáng trên thang đo. Xoay nhẹ ống kính để nhìn rõ nếu thấy thang đo
bị mờ. Sau đó rửa lại kính bằng nước cất và lau khô nhẹ nhàng bằng giấy
thấm.

3.2.2.3. Phương pháp xác định pH dung dịch

- Dụng cụ: Máy đo pH của phòng thí nghiệm hóa sinh, bình nước cất, giấy
cuộn, cốc thủy tinh.

- Phương pháp thực hiện: Khởi động vận hành máy bằng nút “ON/OFF”.
Rửa sạch điện cực, lau khô bằng giấy thấm, nhúng điện cực ngập vào
dung dịch. Khi máy kêu ‘tít’ thì có thể đọc giá trị pH trên màn hình. Khi
đo nhiều lần liên tiếp thì sau mỗi lần đo, nhúng điện cực vào nước cất. Sau
khi đo xong, rửa sạch điện cực, lau khô và cho điện cực vào dung dịch
KCl 3M. Tắt máy.

| 43
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

3.2.3. Thiết bị nghiên cứu

Hình 19: Máy đo độ ẩm.

Hình 20: Brix kế

Hình 21: Máy đo pH

| 44
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

3.2.4. Phương pháp phân tích: Để thực hiện mục tiêu, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm sản xuất trà thảo mộc rồi cho mọi người thử cảm quan, phương pháp thử
cho điểm để có được kết quả tốt nhất.
3.2.5. Xử lý số liệu: dùng phương pháp ANOVA, chương trình
STATGRAPHICS PLUS WIN 3.0
3.2.6. Bố trí thí nghiệm:
- Các mẫu được xếp theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6 tùy từng thí nghiệm
- Người thử được hướng dẫn thử từ trái sang phải
- Mẫu người thử thích nhất sẽ được người thử cho điểm cao nhất, cứ như
thế cho đến mẫu ghét nhất được người thử cho điểm thấp nhất.
- Số lượng người thử: 10 người.

| 45
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

3.2.7. Quy trình sản xuất:

Nguyên liệu

Xử lý nguyên liệu

Nước: 1: 70
Trích ly to = 100oC
T = 15’

Lọc

Đường Phối chế

Bài khí

Rửa, Chai, nắp


Rót chai, đóng nắp
thanh
trùng

Thanh trùng

Làm nguội

Sản
phẩm

| 46
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

3.2.8. Thuyết minh quy trình:


3.2.8.1. Xử lý nguyên liệu:
- La hán quả: nghiền vụn
- Hạ khô thảo: rửa, nghiền vụn
- Hoa cúc: rửa, nghiền vụn
- Mạch môn: nghiền vụn
- Táo tàu: không xử lý
- Cam thảo: nghiền vụn
- Tim sen: không xử lý
- Cấu kỷ tử: không xử lý
- Kim ngân hoa: nghiền vụn.
3.2.8.2. Trích ly:
Nhằm trích ly các hoạt chất có trong nguyên liệu vào nước, chuẩn bị nước tỷ lệ
1:70, gia nhiệt lên 1000C trong 15 phút, sau đó trích ly cho ra sản phẩm trà thảo
mộc.
3.2.8.3. Lọc:
Nhằm loại bỏ bã trà và các huyền phù có trong hỗn hợp, lọc bã trà có qua túi lọc.
Chú ý tiến hành nhanh để hạn chế quá trình oxi hóa các chất có trong dịch trà mà
vừa được trích ly.
3.2.8.4. Phối chế:
0
Bx thay đổi đến 0Bx thích hợp
3.2.8.5. Rót chai, thanh trùng:
Sản phẩm được rót đầy các chai sạch, chú ý rót nóng nhanh để tránh vi sinh vật
xâm nhập và phát triển, sau đó tiến hành đóng nắp.
Thanh trùng ở nhiệt độ 70 0C trong 120 phút.

| 47
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


4.1. Tỷ lệ phần trăm giữa nguyên liệu chính và nguyên liệu
phụ
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
50%:50% 60%:40% 70%:30%
La Hán quả 5 6 7
Táo tàu 5 6 7
Câu kỷ tử 5 6 8
Cam thảo 5 6 6
Tim sen 3 2 2
Kim ngân hoa 2 2 2
Hạ khô thảo 5 4 2
Tim sen 5 4 3
Mạch môn 5 4 3

Bảng 2: Bảng mẫu (% chính: % phụ)


Người Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
1 3 2 1
2 3 2 1
3 3 2 1
4 3 1 2
5 3 2 1
6 2 3 1
7 3 2 1
8 3 1 2
9 3 2 1
10 2 3 1

Bảng 3: Điểm số của các mẫu (%nguyên liệu chính: % nguyên liệu phụ)

| 48
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Nhận xét: Qua kết quả xử lý (phần 3.1 trong phụ lục), ta thấy mẫu với tỷ lệ
nguyên liệu chính: nguyên liệu phụ là 50:50 thì được mọi người đánh giá cao
nhất. Điều này chứng tỏ các nguyên liệu đều quan trọng như nhau, không nguyên
liệu nào quan trọng hơn nguyên liệu nào. Vì thế, cần khảo sát tỷ lệ các nguyên
liệu một cách khách quan nhất.
4.2. Cố định tỷ lệ nguyên liệu phụ, thay đổi tỷ lệ nguyên liệu
chính.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5
La Hán quả 6 4 2 4 4
Táo tàu 4 6 2 6 4
Câu kỷ tử 4 6 2 4 6
Cam thảo 6 4 2 6 6
Tim sen 3 3 3 3 3
Kim ngân hoa 2 2 2 2 2
Hạ khô thảo 5 5 5 5 5
Tim sen 5 5 5 5 5
Mạch môn 5 5 5 5 5
Bảng 4: Bảng mẫu thay đổi tỷ lệ nguyên liệu chính
Người Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5
1 1 3 2 5 4
2 3 2 1 5 4
3 1 4 2 5 3
4 1 3 2 5 4
5 1 3 2 5 4
6 3 1 2 5 4
7 1 2 3 4 5
8 1 3 2 4 5
9 1 3 2 5 4
10 1 3 2 5 4

| 49
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Bảng 5: Điểm số của các mẫu khi thay đổi tỷ lệ nguyên liệu chính
Nhận xét: Qua kết quả xử lý (phần 3.2 trong phụ lục), ta thấy mẫu 4 với tỷ lệ la
hán quả và cam thảo nhiều hơn những mẫu khác thì được mọi người đánh giá cao
nhất. Tiếp tục khảo sát về sự thay đổi của tỷ lệ nguyên liệu phụ.

4.3. Cố định tỷ lệ nguyên liệu chính, thay đổi tỷ lệ nguyên liệu


phụ
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6
La Hán quả 4 4 4 4 4 4
Táo tàu 6 6 6 6 6 6
Câu kỷ tử 4 4 4 4 4 4
Cam thảo 6 6 6 6 6 6
Tim sen 2 2 2 2 2 2
Kim ngân hoa 3 3 3 4 4 4
Hạ khô thảo 5 4 5 5 5 4
Tim sen 5 6 6 5 4 5
Mạch môn 5 5 4 4 5 5
Bảng 6: Bảng mẫu thay đổi tỷ lệ nguyên liệu phụ
Người Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6
1 5 1 3 4 2 6
2 4 1 3 6 2 5
3 4 1 3 5 2 6
4 4 1 2 6 3 5
5 6 1 3 5 2 4
6 3 2 4 6 1 5
7 3 1 4 6 2 5
8 4 2 1 6 3 5
9 4 1 2 6 5 3
10 4 1 2 6 5 3
Bảng 7: Điểm số của các mẫu khi thay đổi tỷ lệ nguyên liệu phụ.

| 50
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Nhận xét: Qua kết quả xử lý (phần 3.3 trong phụ lục), ta thấy mẫu 4 được mọi
người đánh giá cao nhất suy ra tỷ lệ mạch môn giảm đi, tỷ lệ kim ngân hoa tăng
lên cùng với sự cố định lượng la hán quả, cam thảo ở mức cao thì được mọi
người đánh giá cao.Và mẫu 4 là mẫu với tỷ lệ nguyên liệu phù hợp nhất. Tiếp tục
khảo sát lượng đường để tìm ra mẫu tối ưu nhất.
4.4. Mẫu cố định, thay đổi lượng đường với nhiều oBx
Mẫu
La Hán quả 4
Táo tàu 6
Câu kỷ tử 4
Cam thảo 6
Tim sen 2
Kim ngân hoa 4
Hạ khô thảo 5
Tim sen 5
Mạch môn 4

Bảng 8: Bảng mẫu cố định tỷ lệ nguyên liệu.


Người Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 3
0 0 0 0
Bx=4 Bx=5 Bx=6 Bx=7
1 0 1 0 0
2 0 0 1 0
3 0 1 0 0
4 0 1 0 0
5 0 0 0 1
6 0 1 0 0
7 0 1 0 0
8 1 0 0 0

Bảng 9: Điểm số các mẫu khi thay đổi lượng đường

| 51
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

Nhận xét: Với kết quả khảo sát về lượng đường thì ta thấy mẫu 2 được đánh giá
cao hơn cả, mẫu 2 có oBx=5. Tỷ lệ nguyên liệu phù hợp và lượng đường của mẫu
2 là mẫu tối ưu nhất, được mọi người ưa thích nhất, được đánh giá cao nhất.
4.5. Bảo quản:
Mẫu 4 được bảo quản trong tủ sấy ở nhiệt độ 390 – 400 C (nhiệt độ tối thích để vi
sinh vật phát triển) trong vòng một tuần.
Kết quả: Mẫu vẫn giữ nguyên mùi, vị, cấu trúc.
Kết luận: sản phẩm có thể bảo quản trên một tháng ở nhiệt độ thường.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận từ thí nghiệm và chỉ tiêu của sản phẩm
5.1.1. Kết luận từ thí nghiệm:
Mẫu 4: tỷ lệ:
- La hán quả: 4
- Táo tàu: 6
- Câu kỷ tử: 4
- Cam thảo: 6
- Tim sen: 2
- Kim ngân hoa: 4
- Hạ khô thảo: 5
- Hoa cúc: 5
- Mạch môn: 4
Và oBx= 5 thì cho ra sản phẩm trà thảo mộc ngon nhất, được mọi người đánh giá
cao nhất.
5.1.2. Chỉ tiêu của sản phẩm:
5.1.2.1. Các chỉ tiêu hóa lý:
o
1. Bx= 5
2. pH = 4,99-5,01

| 52
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

5.1.2.2. Các chỉ tiêu vi sinh:


TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Phương pháp
1. E. coli MPN/ ml < 0, 03 NFV 08-017: 1980
( không có E. trong
01 ml mẫu thử)
2. Tổng số nấm men, CFU/ ml <01 ISO 7954: 1987
nấm mốc

Bảng 10: Bảng chỉ tiêu vi sinh.


5.1.3. Bảo quản sản phẩm:
Sản phẩm được bảo quản trên một tháng ở nhiệt độ thường.
5.2. Triển vọng của sản phẩm
5.2.1. So sánh mẫu 4 với mẫu trà thảo mộc Dr Thanh của công ty Tân Hiệp
Phát (mẫu 4’):
5.2.1.1. Giống nhau:
- Thành phần đều từ đường và 9 loại thảo mộc, trong đó giống nhau ở 5 vị:
cam thảo, hoa cúc, kim ngân hoa, la hán quả, hạ khô thảo.
- Trạng thái sản phẩm: lỏng đồng nhất
- Vị: thanh, mát.
5.2.1.2. Khác nhau:
- Mẫu 4’:
+ Làm từ 9 vị thảo mộc: kim ngân hoa 3,4%, hoa cúc 3,2%, la hán quả
2,1%, hạ khô thảo 1,8%, cam thảo 1,6%, đản hoa 1,5%, hoa mộc miên
0,7%, bung lai 0,5%, tiên thảo 0,5%.
+ Màu: đậm hơn.
+ Mùi: ít thơm
+ Vị: không có vị chua đặc trưng.
- Mẫu 4:

| 53
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

+ Làm từ 9 vị thảo mộc tỷ lệ: la hán quả: 4, táo tàu: 6, câu kỷ tử: 4, cam
thảo: 6, tim sen: 2, kim ngân hoa: 4, hạ khô thảo: 5, hoa cúc: 5, mạch môn
4.
+ Màu: nhạt hơn
+ Mùi: thơm hơn do sự hòa quyện của nhiều vị thảo mộc.
+ Vị: có vị hơi chua đặc trưng.
5.2.2. Ước lượng giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm (mẫu 4) với 330ml/ chai được ước lượng như sau:
- Các loại thảo mộc: 2200vnd.
- Nước: 300vnd.
- Đường: 300vnd.
- Năng lượng: 500vnd.
- Chai, nắp nhãn: 1000vnd.
Tổng chi phí: 4300vnd.
Suy ra giá bán khoảng: 6000vnd.
Kết luận chung: Một sản phẩm tốt cho sức khỏe, lại thơm ngon, với giá thành
chỉ khoảng 6000vnd/chai 330ml thì sản phẩm này hoàn toàn có triển vọng ứng
dụng để sản xuất đại trà.
5.3. Kiến nghị
Quá trình nghiên cứu và sản xuất sản phẩm trà thảo mộc được thực hiên
trong phậm phòng thí nghiệm, một môi trường không khép kín, bị ảnh hưởng
nhiều các yếu tố ngoại cảnh khách quan, vì thế không sao tránh khỏi những sai
sót trong quá trình đo đạc các thông số như nhiệt độ, độ pH, độ ẩm… Nếu như
nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện môi trường tốt hơn thì kết quả
nghiên cứu sẽ chính xác hơn, sản phẩm cho ra sẽ có giá trị hơn.
Vì thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đã cố định một số thông số
như thời gian trích ly (15’), nhiệt độ trích ly (100oC), tỷ lệ nguyên liệu và nước
trong quá trình trích ly (1:70) và cũng chưa tính được hiệu suất trích ly các hoạt
chất có trong sản phẩm so với lượng nguyên liệu ban đầu. Nếu như tiếp tục nhiên
cứu thì có thể khảo sát các thông số này để có kết quả chính xác nhất, thu được

| 54
Trần Thị Xuân Hạnh Trà thảo mộc

sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng, cũng như thỏa mãn tối đa thị
hiếu của họ.
Vì điều kiện kinh phí, thời gian nên vẫn chưa phân tích hết các chỉ tiêu của
mẫu sản phẩm. Nếu khảo sát đầy đủ tất cả các chỉ tiêu của sản phẩm thì chúng ta
sẽ nắm bắt rõ hơn thành phần của các hoạt chất, từ đó biết chính xác hơn về giá
trị của mẫu sản phẩm.
Song với điều kiện nghiên cứu đồ án là có giới hạn mà vẫn có thể tạo ra một
sản phẩm trà thảo mộc tốt cho sức khỏe, lại phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng, giá vừa phải, thì sản phẩm này hoàn toàn có triển vọng mở rộng sản xuất
đại trà theo dây chuyền công nghệ hiện đại.

| 55

You might also like