You are on page 1of 13

I.

Flavonoid

1. Khái niệm
- Là nhóm hợp chất phenolic tự nhiên rất phổ biến trong thực vật.
- Thường có màu vàng, một số có màu: xanh, đỏ, tím, vàng, một số không
màu.
2. Cấu trúc
- Là một chuỗi polyphenolic gồm hai vòng benzene và nối với
nhau qua nột mạch 3 carbon, gọi là cấu trúc .
- Dực vào vị trí vòng B, được chia làm 3 nhóm: Euflavonoid,
isoflavonoid, neoflavonoid.
3. Tính chất
Tính chất vật lý:
-Có dạng bột kết tinh hoặc vô định hình, màu vàng ( flavon, flavonol),
không màu ( isoflavone, flavanonol) hoặc màu sắc thay đổi theo pH
(anthocyanin).
-Ở dạng glycoside: tan được trong nước, alcol, khó tan trong các dung môi
ít phân cực
-Ở dạng aglycon: khó tan trong nước, tan được trong alcol và các dung môi
ít phân cực.
3. Tính chất
Tính chất hóa học:
- Có tính acid yếu, tạo muối phenolat trong dung dịch kiềm. Tính acid phụ thuộc
vào vị trí nhóm OH ( .
- Dễ bị oxy hóa, flavonoid có càng nhiều nhóm OH thì càng dễ bị oxy hóa. Các
nhóm OH sắp xếp ở vị trí ortho dễ ị oxy hóa hơn vị trí meta. Ngoài ra muối kim
loại nặng có thể tạo phức chelat với nhóm carbonyl ở hoặc hydroxyl ở hoặc
hoặc với nhóm ortodiphenol của flavonoid.
II. Cây Hoa Hòe
1. Thông tin dược liệu
- Tên khoa học: Sophora japonica L.
- Họ: Đậu (Faboideae)
- Chi: Styphnolobium
- Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ,
hòe hoa.
2. Đặc điểm thực vật
Đặc điểm sinh học:
Loài thực vật này có chiều cao trung bình khoảng
15m, các nhánh cây tỏa ra nhiều phía bao quanh thân. Lá
cây có chiều dài dao động từ 1,5 - 4,5cm, gân lá ở vị trí
chính giữa và nổi ở mặt dưới, lá có hình dáng gần giống
lông chim, mang màu xanh đậm và mặt dưới xanh nhạt
hơn.
Cây hoa hòe thường sẽ mọc thành từng cụm ở
gần đầu cành. Hoa có dạng hình chùy, tràng hoa gần giống
cánh bướm và có màu trắng ngà. Quả hòe có dáng gần
giống quả đậu, vỏ dày và mang màu xanh dương.
Phân bố:
-Cây hoa hòe là một loài thực vật ưa ẩm, thích
sáng và phân bố chủ yếu ở những nơi có khí
hậu ấm áp như nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ví
dụ như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng,
Ninh Bình và một số tỉnh ở Tây Nguyên.
4. Tác dụng trong y học cổ truyền
Tác dụng của Hoa hòe theo y học cổ truyền:
Theo y học cổ truyền Hoa hòe có vị đắng nhẹ, tính hàn, quy kinh Can, Đại Trường, có mùi thơm
đặc trưng, thuộc nhóm thuốc cầm máu.
Tác dụng: Lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết. Chữa các chứng đại tiện ra máu, rong kinh, băng
huyết, chảy máu cam do huyết nhiệt, viêm nhiễm... Các chứng huyễn vựng, đau đầu, mất ngủ,...

Bộ phận được dùng để làm dược liệu của cây Hoa hòe là nụ hoa chưa nở và quả hòe.
Đối với nụ: Có thể phơi, sấy khô hoặc dùng nụ tươi để pha trà. Theo Đông Dược học thiết yếu, thì
tuốt nụ hoa, sau đó sắc lấy nước uống, hoặc sao cháy đen và tán thành bột mịn làm thuốc.
Đối với quả: Sao trên lửa nhỏ cho đến khi quả ngả vàng, để nguội là có thể sử dụng. Hoặc sao cho
đến khi chuyển sang màu đen thì lấy nước phun ướt rồi đem phơi khô.
3. Thành phần hóa học
• Hoa hoè có nhiều thành phần chủ yếu là rutin (rutosid). Hàm lượng trong nụ hoa có thể đạt đến 28%
• Lá chứa 6,6% flavonoid toàn phần trong đó có 4,7 % rutin.
• Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần trong đó có 4,3% là rutin, sophoricosid, sophorabiosid và một số
flavonoid khác.
3. Thành phần hóa học
• Rutin (hoạt chất quan trọng nhất trong Hoa hòe) - là một loại vitamin P và cũng là dạng
glycoside khi thủy phân sẽ cho quercetin hay quercetin , glucoza và ramnoza; tan được trong
nước, tan nhiều trong cồn và không tan trong ete clorofom và benzen.
• Bột rutin có đặc điểm là bột kết tinh màu vàng hoặc hơi vàng ánh xanh. Để ngoài ánh sáng có
thể có màu hơi sẫm lại.
• Đường uống: Khuyến cáo thông thường là 250 mg hai lần một ngày. Người lớn sử dụng rutin
để điều trị viêm xương khớp có thể được khuyên dùng 250 mg ba lần mỗi ngày hoặc 12 giờ
một lần.Rutin tương đối an toàn khi dùng bằng đường uống với lượng có trong thuốc trong tối
đa 12 tuần.
• Rutin có thể thoa lên da dưới dạng kem.
3. Thành phần hóa học
b) Hoạt tính sinh học của rutin:
- Rutin có tác dụng gây co mạch trực tiếp hệ mao quản, ngăn cản sự phá hủy Adrenalin (chất gây
tăng cường sức đề kháng của mao mạch). Từ đó, gây ra hiện tượng giảm tính thấm của mao
mạch, tăng tính bền của mao mạch và tế bào hồng cầu.
- Rutin ức chế sự di chuyển bạch cầu tới ổ viêm hoặc kích thích tuyến thượng thận tiết Adrenalin
đồng thời chống yếu tố gây viêm.
- Rutin khi thủy phân sẽ cho Quercetin có tác dụng hạ cholesterol máu đồng thời có tác dụng điều
trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch thực nghiệm.
- hoạt chất Rutin làm giảm số lượng tiểu cầu và ức chế kết tập tiểu cầu.
- Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh rất nhiều tác dụng khác của Rutin: Tác dụng
trên bệnh parkinson, hoạt tính chống đái tháo đường, hoạt tính dọn gốc tự do, chống ung thư…
Trên thực tế, Rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai
biến do mạch máu bị xơ vữa, giòn dễ vỡ, khi có biểu hiện về tổn thương mao mạch, xuất huyết
dưới da, xuất huyết võng mạc, xuất huyết có liên quan đến vữa xơ động mạch, tăng huyết áp.
5. Quy trình chiết xuất
HOA HÒE
Hấp hơi nước
Nghiền thành bột
BỘT HOA HÒE
Dung dịch 2% Ngâm lạnh
BÃ DƯỢC LIỆU

DỊCH CHIẾT
Dung dịch HCL 5% Acid hóa dịch chiết đến pH=3
Để kết tủa, lọc, rửa, sấy
RUTIN THÔ
Methanol (80-85%)
Ethanol 96%
Than hoạt Tẩy màu, kết tinh lại

RUTIN

You might also like