You are on page 1of 10

1.

ĐẢNG SÂM
1.1. Tên Việt Nam: Đảng sâm (Radix Codonopsis)
1.2. Tên khoa học của vị thuốc: Radix Codonopsis
1.3. Tên thực vật dược: Codonopsis pilosula, họ Hoa Chuông
1.4. Đặc điểm thực vật:
Rễ hình trụ tròn hơi cong, thon dần về phía đuôi, thường phân nhánh, dài 10 cm
đến 35 cm, đường kính 0,4 cm đến 2 cm. Mặt ngoài có màu nâu hơi vàng đến
màu nâu hơi xám, đầu trên to, có nhiều nốt sẹo của thân có mặt trên lõm xuống
hình tròn lồi lên; có nhiều vân ngang dày đặc, càng xuống dưới càng thưa dần, đôi
khi xuống tới 1/2 chiều dài của rễ; rễ Đảng sâm trông có ít hoặc không có vân
ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có lỗ vỏ; các vết sẹo của rễ
nhánh thường có chất dẻo quánh màu nâu sẫm.
Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.
Chất hơi chắc và dai.
1.5. Phân bố
Cây thuốc được trồng nhiều ở các nơi thuộc đông bắc Trung Quốc và ở Hàn
Quốc. Ở nước ta Đảng sâm thường mọc được trên các vùng núi cao. Ở các tỉnh
như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang...
1.6. Bộ phận dùng
Rễ phơi hoặc sấy khô của Đảng Sâm
1.7. Tính vị quy kinh
Tính vị: vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Phế, Tỳ
1.8. Thành phần hóa học
Alkaloid(condonopsinol,codonopy rrolidium),
Phenylpropanoid(tangshenoid),Polyacetylen,triterpernoid,polysaccharide, tinh
dầu.
1.8 Tác dụng dược lý
*Ảnh hưởng đối với đường huyết: Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên đã thực hiện
tiêm đảng sâm vào con thỏ bình thương thấy đường huyết tăng lên. Ông cho rằng
do thành phần cacbon hydrat trong đảng sâm trong khi đó tiêm đảng sâm chưa lên
men và đã lên men đều không thấy đường huyết tăng lên.
*Ảnh hưởng đối với huyết cầu: Tiêm dưới da dung dịch Đảng sâm 20%( 4ml /kg)
hoặc uống mỗi ngày 20g đều thấy hồng cầu tăng lên.
*Ảnh hưởng đối với huyết áp: Tiêm dung dịch đảng sâm 20% chiết xuất bằng
nước và bằng rượu cho thỏ và chó được gây mê đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả
cho rằng là do giãn mạch ngoại vi đảng sâm còn có tác dụng ức chế cao huyết áp
do adrenalin gây ra
* Kháng khối u: Polysaccharid có trong Đảng Sâm có thể ức chế hoạt động của
các tế bào ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở người và tế bào ung thư biểu mô tế bào
gan.
*Tác dụng hạ đường huyết:
Một thí nghiệm trên chuột cho thấy, polysaccharid từ Đảng Sâm được coi là có
tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải
thiện tình trạng kháng insulin.
*Tác dụng lên niêm mạc dạ dày:
Ở những người có tổn thương niêm mạc dạ dày do rượu., sử dụng Đảng Sâm sẽ
giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
*Ảnh hưởng đến hệ thống máu
Chiết xuất dung dịch từ Đảng Sâm có tác dụng bảo vệ đối với tổn thương tái tưới
máu sau ghép thận.
*Tăng khả năng miễn dịch:
Trong nghiên cứu tác dụng của đảng sâm trên các tương bào chứa IgG và các
tương bào của chuột nhắt được tiêm hydrocortison cho thấy các tương bào chứa
IgG trong lớp mỏng của ruột non giảm ở chuột được tiêm hydrocortisone đơn
thuần nhưng tăng ở chuột nhắt được tiêm cả hydrocotison và Đảng Sâm . Đảng
sâm có thể đã làm tăng chúc năng của tủy xương, sản sinh ra các tế bào có hoạt
tính miễn dịch do đó điều hòa và giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột ở
một mức độ nhất định.
*Tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa và đồng thời có tác dụng chống viêm
1.9. Công dụng:
1.9.1 Theo YHCT: bổ trung ích khí, kiện Tỳ, ích Phế, lợi niệu
Chủ trị:
- Bổ trung ích khí kiện Tỳ: dùng trong trường hợp ăn kém ngon,kém ngủ, cơ
thể mệt mỏi, miệng khát. Dùng tốt trong các trường hợp khí bị hư yếu, gây
sa dạ dày, sa ruột, sa tử cung, trĩ, lòi dom.
- Ích Phế: Dùng trị các chứng ho, Phế khí hư nhược, hơi thở ngắn, suyễn tức.
-Lợi niệu: dùng trị phù do Thận, albumin niệu.
1.9.2. Theo YHHĐ
-Chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường
nhiệt độ cao.
- Tăng cường trương lực của hồi tràng và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng
nồng độ thuốc.
- Tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.
- Tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng
nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
Ngoài ra, đảng sâm có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể,
kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn…
1.10. Kiêng kỵ:
-Không dùng chung Đảng Sâm với Lê Lô
-Khí trệ, phẫn nộ, hỏa vượng thì không nên dùng
-Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên dùng
-Nếu dùng quá liều 63g Đảng Sâm, thì sẽ dẫn tới khó chịu vùng trước tim, nhịp
tim không đều, ngưng dùng thì hết.
- Không nên dùng kèm với hải sản, trà xanh.
1.11. Cách dùng- liều lượng
-Dược liệu thường dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc hoàn.
-Liều dùng: 9-30g/ngày.
2. CAM THẢO BẮC
2.1. Tên gọi Việt Nam: Cam thảo bắc
2.2. Tên khoa học của vị thuốc: Radix Glycyrrhizae
2.3. Tên thực vật dược: Glycyrrhiza glaba , họ Đậu
2.4. Đặc điểm nhận biết
Đoạn rễ hình trụ, thẳng hơi cong queo,thường dài 20-30cm ,đường kính 5-10mm
Mặt ngoài cam thảo không cạo vỏ,màu nâu đỏ, có những vết nhăn dọc. Mặt cắt
ngang có nhiều tia từ trung tâm tỏa ra trông như nan hoa bánh xe
Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.
Khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt vó nhiều xơ
2.5. Phân bố
hiện được trồng nhiều tại Trung Quốc. Dược liệu nước ta đa phần nhập từ Trung
Quốc sang
2.6. Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần được phơi hay sấy khô
của 3 loài Cam Thảo.
2.7. Tính vị quy kinh
-Tính vị:Vị ngọt,tính bình
-Quy kinh:Phế ,Tâm ,Tỳ và thông 12 đường kinh
2.8. Thành phần hóa học
Saponin (Glycyrrhizic), flavonoid (Liquiritin, Liquiritingenin) tinh bột, tinh dầu,
vitamin C, đường
2.8 .Tác dụng dược lý:
• Tác dụng gây trấn tĩnh ,ức chế thần kinh trung ương,giảm vận động tự nhiên,hạ
thể nhiệt,giảm hô hấp
• Tác dụng giảm ho nhờ có saponin trong cam thảo bắc
• Tác dung giảm co thắt cơ trơn
• Chữa loét đường tiêu hóa,ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin
• Bảo vệ gan trong bệnh gan mạn tính và tăng bài tiết mật
• Chống viêm gan và chống dị ứng
• Chữa bệnh addison vì trong cam thảo có acid glycyrhetic cấu tạo gần như
cortisol nên có tác dụng trên sự chuyển hóa các chất điện giải, giữ natri và clo
trong cơ thể,giúp bài tiết kali.
• Tác dụng giải độc , chứng minh Natri Glycyrhizat có hiệu lực chống lại tác dụng
các chất gây độc trên tim,đồng thời kích thích co bóp tim giống adrenalin
2.9 Công dụng
2.9.1 Theo YHCT: Bổ Tỳ ích khí, hóa đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống,giải
độc ,điều hòa các vị thuốc
-Chủ trị:+ Bổ Tỳ ích khí:dùng trong Tỳ vị hư nhược,mệt mỏi,yếu sức ,đánh
trống ngực,mạch kết đại,loạn nhịp tim
+Hóa đàm chỉ khái: dùng trị chứng viêm họng cấp và mạn tính,viêm
amidan hoặc ho nhiều đờm
+Hoãn cấp chỉ thống:giảm đau dạ dày
+Giải độc:điều hòa các vị thuốc,trị mụn nhọt sưng đau,giải độc các
vị thuốc
2.9.2. Theo YHHĐ
-Giảm loét dạ dày,giảm co thắt cơ trơn, giảm tiết acid hydrocloric. Nên uống
vài ngày rồi ngưng để tránh phù nề
-Chữa bệnh Addison ,không nên dùng phối hợp cam thảo bắc với cortison sẽ
làm giảm tác động của Cortisol.
2.10. Kiêng kị
-Không dùng chung với các vị Đại Kích , Nguyên hoa,Hải tảo,Cam toại
-Không nên dùng chung với các nhóm thuốc: thuốc huyết áp, chất kháng đông
máu, thuốc giảm cholesterol ( gồm cả statin), thuốc lợi tiểu, Kháng viêm Non-
Steroid.
2.11. Cách dùng và liều dùng
-Cách dùng: dùng trực tiếp hoặc dùng dạng thuốc sắc,cao ,thuốc bột thường phối
hợp các vị thuốc khác.
- Liều dùng: 4-12g/ngày
PHÂN TÍCH BÀI THUỐC THẬP TOÀN ĐẠI BỔ

Đâ y là bài Bát trâ n thang (kết hợ p Tứ vậ t thang - gồ m Đương quy ,


Thượ c dượ c, Địa hoà ng, Xuyên khung vớ i Tứ quâ n tử thang -
gồ m Phụ c linh , Truậ t, Nhâ n sâ m, Cam thả o) có thêm Quế chi
và  Hoà ng kỳ  . Các chứ ng bệnh mà Bài thuố c Thậ p toà n đạ i bổ thang
Bài thuố c Hò a tễ cụ c phương trị cũ ng tương tự như nhữ ng chứ ng
bệnh củ a Nhâ n sâ m dưỡ ng vinh thang, nhưng trong cá c chứ ng bệnh
củ a Bài thuố c Thậ p toà n đạ i bổ thang Bài thuố c Hò a tễ cụ c phương
điều trị cò n có chứ ng ho, cho nên có thể phâ n biệt đượ c giữ a hai bài
thuố c
Công dụng: Bổ khí huyết. Thuố c dù ng trong cá c trườ ng hợ p thể lự c bị
suy yếu sau khi ố m dậ y, ngườ i mệt mỏ i rã rờ i, ǎ n uố ng khô ng ngon
miệng, đổ mồ hô i trộ m, lạ nh châ n tay, thiếu má u. Bài nà y dù ng trị các
hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mụ c tiêu
củ a Bài thuố c Thậ p toà n đạ i bổ thang Bài thuố c Hò a tễ cụ c phương là
trị chứ ng thiếu má u, ǎ n uố ng kém ngon, da khô . Thuố c nà y khô ng
dù ng cho nhữ ng ngườ i nhiệt cao và nǎ ng hoạ t độ ng, hoặ c nhữ ng
ngườ i sau khi dù ng thuố c nà y thì ǎ n uố ng kém ngon, ỉa chả y, số t. Bài
thuố c Thậ p toà n đạ i bổ thang Bà i thuố c Hò a tễ cụ c phương nhìn
chung có tá c dụ ng bổ sung nhữ ng phầ n hư về khí huyết, â m dương,
biểu lý, nộ i ngoạ i, và vớ i ý nghĩa có tác dụ ng toà n diện như thế cho
nên Bà i thuố c Thậ p toà n đạ i bổ thang Bà i thuố c Hò a tễ cụ c phương
có tên là Thậ p toà n đạ i bổ thang.Bà i thuố c Thậ p toà n đạ i bổ thang
Bài thuố c Hò a tễ cụ c phương cò n dù ng cho nhữ ng trườ ng hợ p cả khí
lẫ n huyết đều hư, ngườ i số t rét, tháo mồ hô i, đổ mồ hô i trộ m, suy
nhượ c sau đẻ, sau phẫ u thuậ t, sau khi bị cá c bệnh nhiệt, thị lự c giả m
sau khi bị các chứ ng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v...
*Tính vị quy kinh của bài thuốc:
-Tứ vật thang:gồm Thục địa ,Bạch thược, Đương quy,Xuyê khung
- Quy kinh :Can và Thận
● Thục địa tư thận bổ huyết dưỡng bào cung là chủ dược.
● Đương qui bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh.
● Bạch thược dưỡng huyết hòa can.
● Xuyên khung hoạt huyết hành khí sơ thông kinh mạch.

Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các
chứng huyết hư huyết trệ.
- Tứ quân tử thang :gồm Đảng sâm,Bạch phục linh,Cam thảo,Bạch truật
- Quy kinh :Tỳ ,Vị
- Nhân sâm hoặc Đảng sâm tính ngọt ôn, kiện tỳ (1 trong ngũ tạng theo y học
cổ truyền, phụ trách tiêu hoá, hấp thu, vận chuyển nước và đồ ăn, ích
dưỡng). Là vị chủ dược
- Bạch truật vị đắng, tính ôn, giúp kiện tỳ táo thấp (bồi bổ hệ tiêu hoá, giúp
điều trị bệnh do ẩm thấp ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá như gây nhạt miệng,
kém ăn, đầy bụng, ỉa chảy…)
- Phục linh có vị ngọt nhạt, kết hợp với bạch truật nhằm kiện tỳ thẩm thấp,
tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị
- Cam thảo có vị ngọt, tính ôn, giúp bổ trung hòa vị
Ngoài ra 2 vị còn lại là Nhục quế, Hoàng Kỳ có vị ngọt cay tính ấm . Quy
kinh Phế ,Tỳ Vị
Riêng Quế chi có công dụng phát tán phong hàn, thông dương khí ôn kinh
thông mạch hành huyết chỉ thống. Hoàng Kỳ giúp cố biểu , lợi niệu
Tui bổ sung phần phân tích bài thuốc câu 2 nhen Trinh
1. Cam thảo thành phần chủ yếu có công năng chữa trị là Glycyrrhizic.
-Axit glycyrrhizic được ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm như một
chất làm ngọt tự nhiên.
- Là một tác nhân điều trị, đã được sử dụng trong rất nhiều công thức
vì nó được báo cáo là chống viêm, chống loét, chống dị ứng, chống
oxy hóa, chống khối u, chống tiểu đường và bảo vệ gan. Do đặc tính
này, các chỉ định của nó là: điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, điều
trị nhiễm virut, chống lipid máu và hạ đường huyết. Nó cũng được
biết đến như một phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng và các
bệnh dạ dày khác.
● Nghiên cứu khoa học chứng minh:

-Axit glycyrrhizic có thể được tìm thấy ở dạng alpha và beta. Dạng alpha chủ yếu ở gan
và tá tràng và do đó, người ta cho rằng tác dụng chống viêm gan của thuốc này chủ yếu là
do hoạt động của đồng phân này. Tác dụng chống viêm của axit glycyrrhizic được tạo ra
thông qua việc ức chế TNF alpha và caspase 3. Nó cũng ức chế sự chuyển vị của NFkB
vào nhân và liên hợp các gốc tự do. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự ức chế theo hướng
glycyrrhizic đối với sự tăng sinh tế bào T CD4 + thông qua JNK, ERK và PI3K / AKT. 1
-Hoạt tính kháng vi rút của axit glycyrrhizic bao gồm ức chế sự nhân lên của vi rút và
điều hòa miễn dịch. 1 Hoạt tính kháng vi rút của axit glycyrrhizic dường như có một phổ
rộng và có thể bao gồm một số loại vi rút khác nhau như vi rút vaccin, vi rút herpes
simplex, vi rút bệnh Newcastle và vi rút viêm miệng mụn nước.

-Ảnh hưởng của axit glycyrrhizic đối với sự trao đổi chất được cho là có liên quan đến
hoạt động ức chế của nó đối với 11-beta-hydroxysteroid dehydrogenase loại 1, do đó làm
giảm hoạt động của hexose-6-phosphate dehydrogenase. Mặt khác, một số nghiên cứu đã
chỉ ra khả năng gây cảm ứng lipoprotein lipase ở các mô ngoài gan và do đó nó được đề
xuất để tăng cường các tình trạng rối loạn lipid máu.

Nguồn:Ming LJ, Yin AC: Therapeutic effects of glycyrrhizic acid. Nat Prod
Commun. 2013 Mar;8(3):415-8. [Article]

You might also like