You are on page 1of 11

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƢƠNG I. BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN A GIAO THANG ............................ 2

1.1. Cấu tạo bài thuốc Hoàng liên A giao thang ............................................. 2

1.2. Cách dùng của bài thuốc Hoàng liên A giao thang.................................2

1.3. Tác dụng của bài thuốc Hoàng liên A giao thang ...................................2

1.4. Chủ trị của bài thuốc Hoàng liên A giao thang .......................................... 2

1.5. Phân tích thành phần bài thuốc Hoàng liên A giao thang. ....................... 3

CHƢƠNG II. GIA GIẢM THƢỜNG DÙNG CỦA BÀI THUỐC HOÀNG

LIÊN A GIAO THANG ............................................................................................ 7

2.1. Gia giảm ........................................................................................................7

2.2. Phụ phƣơng...................................................................................................7

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 10


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tác phẩm Error! Bookmark not defined. của Đông Y thánh Trương
Trọng Cảnh là một trong Tứ đại y thư của nền Y học cổ truyền Đông phương.
Tác phẩm có đầy đủ các mặt lý, pháp, phương, dược, phát triển theo quy luật
biện chứng luận trị, đi sâu vào phân tích các chứng bệnh ngoại cảm có sốt,
nguyên nhân đa dạng (lục dâm tà khí Phong, Hàn, Thử, Thấp, …) Bệnh cảnh
trong tác phẩm này thiên biến vạn hóa, không gò bó mà cần tùy vào trạng
huống để biện chứng luận trị, nhưng quy lại cần nắm rõ mạch chứng để biết tà
khí phạm vào đâu trong lục kinh, nhờ đó có phép trị phù hợp.
Biện chứng Lục kinh của Trương Trọng Cảnh là tinh hoa của điều trị Y học cổ
truyền, do tác giả dựa vào chương „Nhiệt Luận‟ – sách Tố Vấn kết hợp với
kinh nghiệm bản thân sáng lập nên, lấy Âm và Dương là cương lĩnh mà phân
thành sáu loại bệnh chứng: Tam âm và Tam dương. Trong đó bệnh chứng
thiếu âm là tình trạng bệnh biểu hiện công năng của tạng Tâm và Thận bị suy
yếu. Hai tạng Tâm và Thận là hai tạng thủy hỏa, là gốc của Âm Dương. Do
vậy khi bệnh xâm phạm kinh thiếu âm thì cơ năng hai tạng Tâm Thận bị suy
thoái biểu hiện dưới hai hình thức lâm sàng hoặc là dương hư âm mạnh hoặc
âm hư hỏa vượng. Trường hợp âm hư dương mạnh tức là từ âm hư mà hỏa
vượng. Nó sẽ biểu hiện trên lâm sàng chứng dương hư hàn thịnh (Thiếu âm
hàn hóa) hoặc âm hư hỏa vượng (Thiếu âm nhiệt hóa).
Trong đó bài thuốc tiêu biểu trong điều trị âm hư nhiệt chứng trong thiếu âm
hóa nhiệt là bài “Hoàng liên A giao thang” Đó là lí do chọn đề tài ứng dụng
của bài thuốc Hoàng liên A giao thang trong điều trị chứng Thiếu âm nhiệt
hóa.
2. Mục tiêu:

1. Hiểu rõ thành phần cấu tạo, cách dùng, tác dụng chỉ định của bài thuốc
Hoàng liên A giao thang.
2. Tìm hiểu về cách sử dụng của bài thuốc Hoàng liên A giao thang trong
điều trị chứng thiếu âm nhiệt hóa trên lâm sàng.
3. Trình bày một số bài thuốc phụ phương từ bài thuốc Hoàng liên A giao
thang.

1
. BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN A GIAO THANG

1. Cấu tạo bài thuốc Hoàng liên A giao thang:


Hoàng liên 4g
A giao 12g
Hoàng cầm 12g
Bạch thược 12g
Kê tử hoàng 02 quả(lòng đỏ trứng gà)
2. Cách dùng bài thuốc Hoàng liên A giao thang:
Dùng dưới dạng thang sắc,ngày 1 thang chia 2 lần
Cho Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch thược sắc trước bỏ bã. Sau đó A giao
sao phồng cho vào sau, đun cho tan ra.
Để nguội,đổ 2 lòng đỏ trứng gà sống vào, sau đó khuấy tan sắc sôi lại.
3. Tác dụng bài thuốc Hoàng liên A giao thang:
Tư âm giáng hỏa
4. Chủ trị bài thuốc Hoàng liên A giao thang:
Thiếu âm bệnh, trong tâm phiền táo , không thể nằm; tà hoả nội công,
nhiệt thương âm huyết , hạ lợi nùng huyết
Vận dụng:
 Bài thuốc này thường được dùng để trị liệu chứng hư hoả vượng, mất ngủ
do tâm thận bất giao. Ứng dụng trên lâm sàng lấy chứng tâm phiền mất
ngủ, miệng khô họng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch vi tế làm biện chứng chính
 Bài thuốc này thường dùng cho chứng âm hư hoả vượng gây mất ngủ, suy
nhược thần kinh, suy giảm chức năng thần kinh, mất tiếng, viêm hầu họng
mạn tính, dãn phế quản, ho ra máu, rong huyết tuổi dậy thì (rong huyết cơ
năng), lao phổi, di mộng tinh, chứng liệt dương.

2
5. Phân tích thành phần bài thuốc Hoàng liên A giao thang:
5.1 Hoàng liên
o Tên khoa học : Rhizome coptidis (mao lương)
o Thành phần hóa học: Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid, hàm
lượng từ 5 – 8%. Chủ yếu là berberin, ngoài ra còn chứa worenin,
coptisin, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin.
o Tính : hàn
o Vị: đắng
o Quy kinh: tâm, can, đởm, tỳ, vị, đại trường
Công năng (YHCT):
- Thanh tả hỏa, thanh can minh mục, thanh trường chỉ lỵ, trừ thấp, tiêu ứ, giải
độc, kiện vị.
- Bệnh do nhiệt, đau tức vùng ngực, viêm ruột cấp, lỵ ra máu, nôn ra máu,
chảy máu cam, đau mắt đỏ, lở loét miệng, mụn nhọt.
- Giải độc ba đậu, kinh phấn
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư, ỉa chảy, hồi hộp không ngủ được.
5.2 A giao
o Tên khoa học: EquusAsinus L
o Thành phần hóa học: Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi
thủy phân Collagen sẽ cho ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%,
Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%, Glycin 2%. Lượng Nitơ toàn
phần là 16.43 – 16.54% , Can xi 0.079 – 0,118%, Sunfua 1,10 2,31%,
độ tro 0,75 – 1,09% (Trung Dược Đại Từ Điển).
o Tính: bình
o Vị: ngọt
o Quy kinh: tâm, can, phế, thận, tam tiêu
Công năng (YHCT):
- Ích khí, an thai.Trị lưng, bụng đau, tay chân đau nhức, lao nhọc gây ra chứng
giống như sốt rét, rong huyết, mất ngủ (Bản Kinh)
- Dưỡng Can khí. Trị bụng dưới đau, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, chân
đau không đứng được (Biệt Lục)
- Làm mạnh gân xương, ích khí, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).
3
- Trị đại phong (Thiên Kim).
- Tiêu tích.Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu
(Thực Liệu Bản Thảo)
- Trị các chứng phong, müi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu,
băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Hòa huyết, tư âm, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường. Trị
nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị
các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có
con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau
nhức, phù thüng, hư lao,ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc
(Bản Thảo Cương Mục).
- Làm mạnh gân cơ, sáp tinh, cố Thận. Trị lưng đau do nội thương (Bản Thảo
Cương Mục Thập Di).
- Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển)
- Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
 Kiêng kỵ:
+Người bệnh không được sử dụng A giao đồng thời với đại hoàng , không chỉ
gây phản tác dụng mà còn làm gia tăng các triệu chứng tác dụng phụ.
+Những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong A
giao không được yêu cầu sử dụng hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp
sau:
-Tỳ vị suy nhược
-Ỉa lỏng
-Ăn không tiêu
-Ói mửa
-Tiêu hóa kém
5.3 Hoàng cầm
o Tên khoa học: Radix scutellariae (hoa môi)

4
o Thành phần hóa học: Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất
flavon: baicalin, bacalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, H,
oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.
o Tính: hàn
o Vị: đắng
o Quy kinh: tâm, phế, can, đởm, đại trường, tiểu trường
Công năng (YHCT):
Thanh phế chỉ khái,thanh trường chỉ lỵ, tả thực nhiệt, thanh thấp nhiệt,lương
huyết, an thai (cảm sốt khi nóng khi lạnh, miếng khát khó chịu, ho, hoàng đản,
tả lỵ do thấp nhiệt, đái rắt, đau mắt đỏ, mụn nhọt do nhiệt, xuất huyết,chảy
máu cam, nôn ra máu, động thai, cao huyết áp, thấp chẩn)
 Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, không có thấp nhiệt, thực hỏa.
5.4 Bạch thƣợc
o Tên khoa học: Radix paeoniae (mao lương)
o Thành phần hóa học: Trong bạch thược có paeoniflorin, oxy-
paeoniflorin , albiflorin, benzoylpaeoniflorin , tinh bột, chất nhày…
o Tính: mát
o Vị: chua, đắng
o Quy kinh: can, tỳ
Công năng (YHCT):
- Bổ huyết chỉ huyết: ho nôn ra máu, chảy máu cam,xuất huyết tiêu
hóa,rong kinh
- Điều kinh:kinh nguyệt không đều, thống kinh do huyết hư.
- Nhu can thư cân: đâu đầu chóng mặt do can dương vượng, do can khí
uất.
 Kiêng kỵ
+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản Lê lô
(Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản
Thảo).
5
+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh):cấm dùng. Sách „Bản Thảo Kinh Sơ‟ ghi:
Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu
chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: không
nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
5.5 Kê tử hoàng
o Tên khác: lòng đỏ trứng gà
o Thành phần hóa học : chứa một lượng đáng kể các acid béo như acid
oleic, acid palmitic, và acid linoleic, cũng như mức cholesterol cao. Nó
cũng chứa các vitamin tan trong chất béo ( thí dụ như vitamin A, D, E,
và K), lutein và zeaxanthin. nó mang lại nguồn chất béo quý Lecithin
giúp ngăn ngừa tích lũy và đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể.
o Tính: hơi ôn
o Vị: ngọt
o Quy kinh: tâm, vị
Công năng (YHCT): Thanh tâm nhiệt, dưỡng tâm huyết, tăng dịch vị, bồ tỳ
âm. Kê tử hoàng chữa bệnh ở kinh Thiếu âm, trong tâm buồn bực bứt rứt
không nằm được, hoặc bị bách hợp bệnh sau khi nôn, chân âm ở vị bị tổn
thương
 Kiêng kỵ:
Nếu tỳ vị có thấp trệ thì cấm dùng.

6
II. GIA GIẢM THƢỜNG DÙNG CỦA BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN A

GIAO THANG

1. Gia giảm:
Trong trường hợp sử dụng bài thuốc Hoàng liên A giao thang để điều trị các
bệnh nói trên mà xuất hiện thêm các triệu chứng, thì ta phải gia giảm thêm các
vị thuốc phù hợp để chữa trị, sau đây là 1 vài trường hợp:
- Trường hợp âm hư nặng, tân dịch hao nhiều làm môi khô, họng ráo có thể
gia thêm Huyền sâm ( Thanh nhiệt lương huyết) , Mạch môn, Thạch hộc
( Bổ âm sinh tân, chỉ khát).
- Trường hợp hỏa vượng phát triển mạnh, trong tâm thần thấy có phiền táo
gia Chi tử, Trúc diệp ( Thanh nhiệt tả hỏa).
- Trường hợp ngủ không sâu, dễ tỉnh gia Long cốt, Trân châu mẫu ( Trấn
can tức phong).
- Trường hợp ngủ hay mê gia Hắc táo nhân, Dạ giao đằng (Dưỡng tâm, an
thần).

2. Phụ phƣơng:
- Theo <Vạn thị nữ khoa>- quyển 2
Cấu trúc bài thuốc: Hoàng liên, A giao , Mộc hương , Can khương, Nhân
sâm , Bạch truật , Phục linh, Chích thảo, Ô mai. Gia Sinh khương , Đại táo,
sắc, uống trước khi uống.
Công năng chủ trị: Thanh nhiệt hòa thai, chủ chứng phụ nữ có thai kiết lỵ
không cầm.

- Theo <Cảo kinh trực chỉ> - quyển 2


Cấu túc bài thuốc: Xuyên liên, Sinh địa,Chích cam thảo, Địa du sao, A
giao, Hoàng cầm sao, Sinh bạch thược
Chủ trị : Xuân ôn nội hãm, xích lỵ thương âm.

- Theo <Tự hạc đình tập phương>


Cấu trúc bài thuốc: Hoàng liên, A giao.
Phương pháp dùng: Làm hoàn, mỗi lần dùng 2 viên,có thể sao qua gạo để
đưa thuốc đi xuống.
Chủ trị: Âm hư thử thấp tích nhiệt, xích bạch lỵ, mót rặn mà không đi
được, đại trường có máu mủ, nhiệt độc nội uẩn, tửu nhiệt thương can, tâm
phiền trĩ lậu, miệng khô phiền khát.
- Theo <Dục anh bí quyết> quyển 3:
Cấu trúc bài thuốc: Hoàng liên, A giao, Bạch phục linh, Đương quy, Mộc
hương.

7
Cách dùng: Nghiền nhỏ, làm hoàn.
Chủ trị: Trẻ nhỏ bị xích lỵ.

- Theo <Quảng Tự kỉ yếu> quyển 12:


Cấu trúc bài thuốc: Hoàng liên, A giao, Sa nhân, Đương quy, Bạch truật,
Can khương, Chỉ xác, Chích cam thảo.
Cách dùng: tán nhỏ, gia diêm mai nhục 3 lạng, thêm giấm, rồi làm hoàn.
Chủ trị: Phụ nữ mang thai đới hạ màu đỏ trắng, sôi bụng nhiều, đau thực
quản.

8
KẾT LUẬN

Bài thuốc này điều trị chủ yếu các chứng Thận âm suy hư, Tâm hoả
khang thịnh, Tâm Thận bất giao. Đa số các chứng này là do bẩm tố cơ thể âm
hư lại phục cảm ngoại tà, tà theo đó mà hoá nhiệt dẫn đến âm hư hoả vượng
gây ra chứng thiếu âm nhiệt hoá. Thiếu âm thuộc Tâm Thận, Tâm thuộc hoả,
Thận thuộc thuỷ, Thận thuỷ suy hư không thể đi lên giúp đỡ cho Tâm, Tâm
hoả bốc lên mạnh ắt làm cho trong ngực phiền táo không thể ngủ được Miệng
khát họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi hoặc di tinh, đầu lưỡi
đỏ ít rêu, mạch tế sác đều là đặc trưng của chứng âm hư hoả vượng
Bài thuốc này trọng dụng vị đắng như Hoàng liên, Hoàng cầm, theo
phép “Dương hữu dư dĩ khổ trừ chi” để tả Tâm hoả làm Tâm khí đi xuống
giao với Thận, lại phối với thuốc có vị ngọt như Thược dược, A giao, Kê tử
hoàng để tư Thận âm, làm Thận thuỷ đi lên giúp đỡ cho Tâm, theo lý luận
“Âm bất túc dĩ cam bổ chi”. Tâm Thận giao hoà, thuỷ thăng hoả giáng, giúp
tư âm giáng hoả, giao thông tâm thận, tâm phiền tự hết, giấc ngủ tự an.
Phạm vi ứng dụng trên lâm sàng của bài Hoàng liên a giao thang là vô
cùng rộng lớn. Tuy nhiên hiện tại bài thuốc vẫn được ứng dụng nhiều nhất để
điều trị chứng tâm phiền mất ngủ và các chứng bệnh về rối loạn thần kinh cơ
năng.Tuy vậy, khi sử dụng thuốc cũng cần có một số điểm lưu ý để tránh làm
giảm tác dụng bài thuốc và tránh gây ngộ độc cho bệnh nhân. Ví như, bài
thuốc có A giao có tác dụng dưỡng huyết chỉ huyết nên trong trường hợp
huyết ứ không được dùng, đồng thời bài thuốc thiên về tính lạnh nên những
trường hợp tì vị hư hàn mà không có thấp nhiệt thực hỏa cũng không nên
dùng. Bên cạnh đó Hoàng Liên kị thịt heo nên dùng cách xa thời gian dùng
thuốc để tránh tương kỵ.
Tóm lại, tùy theo triệu chứng thiếu âm nhiệt hóa trên lâm sàng để ứng
dụng bài Hoàng liên A giao thang hoặc phụ phương để điều trị một cách hiệu
quả nhất.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Y Dược Huế, khoa Y Học Cổ Truyền (2019), Giáo trình
thương hàn luận, Nhà xuất bản Đại học Huế.
2. Trường Đại học Y Hà Nội, khoa Y Học Cổ Truyền (2002), Thương hàn
luận, Nhà xuất bản y học.
3. Trương Trọng Cảnh, người dịch Trương Chứng(1996), Thương hàn luận,
Nhà xuất bản Đồng Nai.

9. 王绵之方剂学讲稿 – 2005

10. 焦树德用药心得- 2017

10

You might also like