You are on page 1of 11

MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ


HỌC KỲ 2 năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG

- Đương quy có tác dụng kích thích tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém

- cẩu tích không dùng để chữa hen phế quản mạn tính

1: Thuốc có vị cay thường có tác dụng làm ra mồ hôi

2. những cây cỏ có chứa saponin thường có tác dụng làm kích thích thượng thận

3.phân loại theo bát pháp, đại hoàng thuộc nhóm thuốc hạ

4. quân là vị thuốc chữa triệu chứng chính của bệnh

5. tứ khí được xác định là hàn, nhiệt, ôn, lương nhờ vào cảm giác của người bệnh

6. trong bài tứ vật thang, vị quân là thục địa

7. vị thuốc có tính thăng phù là ma hoàng

8. vị thuốc có tính giáng trầm là mẫu lệ

9.trong bài tứ vật thang, vị thần là đương qui

10. một quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương là âm dương đối lập

11. phạm trù của học thuyết âm dương là trong âm có dương, trong dương có âm

12. theo YHCT thuộc tính âm là ức chế

13.theo YHCT tính chất thuộc dương là Sáng

14. âm dương đối lập là mâu thuẫn, chế ước, đấu tranh lẫn nhau giữa 2 vật âm dương

15. sắp xếp theo ngũ hành tương khắc : mộc, thổ, thủy, hỏa, kim

16.tạng tương ứng với hành Mộc là can

17. Tỳ thổ khắc thận thủy

18. vị tương ứng của phế kim là cay

19. vị tương ứng của tâm hỏa là đắng

20.hai loại thuốc có công dụng giống nhau, giúp thêm tác dung của nhau là tương tu

21. hai loại thuốc khác công dụng hỗ trợ nhau là tương sứ

22.thuốc cấm dùng cho phụ nữ có thai là Ba đậu


23. hai vị thuốc dùng chung sẽ tương phản nhau là cam thảo-đại kích

24. bệnh ở thái dương gồm triệu chứng: sợ gió, đổ mồ hôi, đau đầu, cứng gáy

25. bệnh ở thái âm có triệu chứng : nôn mửa, bụng sình, sôi bụng, đau quặn

26. can bệnh biểu hiện ở các triệu chứng: hoa mắt, đau đầu, nóng giận

27. tâm nhiệt biểu hiện ở các triệu chứng: mê sảng, hoảng loạn

28. triệu chứng của tỳ hàn : rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, tay chân lạnh

29. thuốc điều trị trong chứng lạnh ở tuần hoàn: hồi dương cứu nghịch

30.thuốc điều trị trường hợp người khô thiếu tân dịch: bổ âm

31. trường hợp bệnh có nổi nhọt, hạch, dùng thuốc tiêu

32. thuốc điều trị trong trường hợp các nhục bị sa trệ: bổ khí

33. mục đích của sao vàng hạ thổ: giúp vị thuốc thăng bằng về âm dương

34.sao cháy có mục đích làm tăng tác dụng cầm máu

35. tẩm muối nhằm mục đích dẫn thuốc vào kinh thận

36.màu sắc tương ứng của phế kim là trắng

37. ngũ thể tương ứng của thận là cốt tủy

38. dược liệu thuộc nhóm chỉ huyết: bạch cập

39. dược liệu có tác dụng hoạt huyết khử ứ, thanh can giáng áp: đơn hoa đỏ

40. thuốc nhuyễn kiên là thuốc có tác dụng làm tan các khối u

41. dược liệu có bộ phận dùng là chất gôm nhựa: nhũ hương

42. thuốc bổ la thuốc dùng chữa chính khí hư nhược do bệnh tật

43. thuốc bổ gồm: bổ âm. Bổ dương, bổ khí, bổ huyết

44. khi dùng thuốc bổ tạng cần chú ý quan trọng là tạng tỳ

45. khi dùng thuốc bổ cần chú ý sắc lâu lửa nhỏ

46. triệu chứng của thận âm hư là đau lưng, ù tai

47. chống chỉ định của thuốc bổ dương: kém tân dịch

48. thuốc bổ dương gồm cẩu tích, ba kích, tục đoạn,

49. tác dụng của tử tô là phát tán phong hàn

50. thuốc tân ôn giải biểu không được dùng trong: thiếu máu, thiếu tân dịch

51. thuốc thanh nhiệt không dùng cho: bệnh còn ở biểu
52. hỏa độc xâm nhập vào phần khí, dùng phép thanh nhiệt tả hỏa

53. hỏa độc xâm nhập vào phần huyết, dùng phép thanh nhiệt lương huyết

54. bệnh do nhiễm trùng tiết niệu, dùng phép thanh nhiệt táo thấp

55.thuốc hành huyết được dùng cho hội chứng huyết ứ

56. thuốc hành huyết không dùng cho đối tượng phụ nữ có thai

57.thuốc khử ứ chỉ huyết là thuốc cầm máu do nguyên nhân sung huyết làm chảy máu

58. tanshinon có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ trong các bjeenh tim mạch và tai biến có nhiều trong dược
liệu đan sâm

59. nhọ nồi là tên khác của vị thuốc cỏ mực

60. đặc điểm dược liệu bổ huyết: ngọt, màu đỏ , tính ấm

1. Theo thuyết âm dương, đặc điểm nào của thuốc Âm dược và Dương dược ?
Đặc điểm âm dược:
+ Vị: đắng, chua, chát, mặn, hữu hình
+ Tính: hàn, lương
+ Thường là thân leo, cỏ
+ Bộ phận dùng thường nhẹ, mềm, mát
- Đặc điểm dương dược:
+ Vị: ngọt, cay
+ Tính: ôn, nhiệt
+ Thường là thân gỗ
+ Bộ phận dùng thường nặng, cứng, nóng
2. Theo thuyết ngũ hành, vị cay có tác dụng ?
Vị cay có tính phát tán, chỉ định trong những chứng bệnh ở phần biểu làm ra mồ hôi (tía
tô); ăn uống không tiêu (gừng, mộc hương); xung huyết, ứ huyết do viêm nhiễm (xuyên
khung, nghệ vàng); làm tán phong hàn (kinh giới, tía tô); làm giảm đau, co thắt, tiêu ứ
(bạch chỉ).
3. Kể các cây thuốc có tác dụng tân ôn giải biểu? Thuốc tân lương giải biểu?
Tân ôn giải biểu: quế chi, sinh khương, tía tô, kinh giới, ma hoàng, bạch chỉ,…
- Tân lương giải biểu: cát căn, bạc hà, lá dâu, cúc hoa, sài hồ,…
4. Học thuyết âm dương: những phạm trù mang tính âm dương- Tính qui luật của học
thuyết âm dương-Ứng dụng học thuyết âm dương trong dược liệu-Ứng dụng học thuyết
âm dương trong cấu trúc và sinh lý cơ thể người
Học thuyết ngũ hành: Quy luật của ngũ hành
Học thuyết tạng phủ: Kể các tạng, phủ, phủ kỳ hằng. Chức năng chủ huyết mạch, tàng
huyết, tạng tâm.
Những phạm trù mang tính âm dương:
+ Âm: Phía mặt trời lặn, u ám, bị che phủ, để từ đó suy ra những thuộc tính của âm là bên
trong, hít vào, co lại, đục, tối, nghỉ ngơi, tinh, hấp thu, tàng trữ, lạnh lẽo, tổng hợp
+ Dương: Phía mặt trời mọc, rực rỡ, cờ bay phất phới, để từ đó suy ra những thuộc tính
của dương là bên ngoài, thở ra, dãn ra, trong, sáng, làm việc, động, bài tiết, vận chuyển,
nóng nực, phân giải,…
- Tính quy luật của học thuyết âm dương:
+ Trong tự nhiên: thời gian (buổi sáng, buổi tối), khí hậu (nóng lạnh)
+ Trong cơ thể người: hệ tuần hoàn (tống máu, nạp máu), hệ hô hấp (hít vào, thở ra), hệ
tiêu hóa (bài tiết, hấp thu), hệ tiết niệu (bài tiết, hấp thu), hệ thần kinh (vùng hoạt động,
vùng nghỉ ngơi)
- Ứng dụng học thuyết âm dương trong dược liệu:
+ Âm: tính hàn, lương; giáng; trầm; vị mặn, đắng, chua
+ Dương: tính ôn, nhiệt; thăng; phù; vị cay, ngọt
- Ứng dụng học thuyết âm dương trong cấu trúc và sinh lý cơ thể người:
+ Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới
+ Dương: Phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài
+ Vật chất dinh dưởng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương
b. Học thuyết ngũ hành: quy luật ngũ hành
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy
nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
- Quy luật ngũ hành:
+ Quy luật tương sinh:
 Chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc,
kim, thổ. Thứ tự tương sinh: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy,
thủy sinh mộc. Sự tương sinh này lặp đi lặp lại không ngừng. Nếu đứng trước một hành
mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, hành được nó sinh ra gọi là “con”.
 Trong cơ thể người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim,
phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.
+ Quy luật tương khắc:
 Chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương
khắc theo thuyết này là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim
khắc mộc.
 Trong cơ thể con người thì: can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổ khắc thận thủy, thận thủy khắc
tâm hỏam tâm hỏa khắc phế kim, phế kim khắc can mộc
c. Học thuyết tạng phủ
- Có 5 tạng (Ngũ tạng): 5 tạng chính ( Tâm – Can – Tỳ - Phế - Thận) và 1 phụ là Tâm
Bào.
- Có 6 phủ (Lục phủ): Đởm – Tiểu Trường – Đại Trường – Vị - Bàng Quang Và Tam
Tiêu
- Phủ Kỳ Hằng: Não, Tử Cung, Khí Huyết, Tinh Thần Và Tân Dịch.
- Tâm: Tâm tàng thần, tâm chủ huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, vinh nhuận ra mặt.
- Can: Can tàng huyết, can chủ sơ tiết, can chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra
móng.
- Tỳ: Tỳ tàng ý, tỳ chủ vận hóa, tỳ chủ cơ nhục, tỳ thông nhiếp sinh huyết, khai khiếu ra
miệng, vinh nhuận ra môi.
- Phế: Phế chủ khí, phế chủ tuyên phát túc giáng, phế chủ bì mao, phế tàng phách, vinh
nhuận ra tiếng nói, khai khiếu ra mũi.
- Thận: Thận tàng tinh, thận chủ thủy, thận khí hóa nước, khai khiếu ra tai và nhị âm (hậu
môn, lỗ tiểu), vinh nhuận ra răng, tóc.
5. Các phương thuốc: thành phần thang Tứ vật,Tứ quân, Bát trân, Thập toàn.
- Thành phần thang Tứ vật: Xuyên Khung, Đương Quy, Thục Địa, Bạch Thược
- Thành phần thang Tứ quân: Nhân Sâm hoặc Đảng Sâm, Bạch Linh, Bạch Truật, Cam
Thảo
- Thành phần thang Bát trân: Đảng Sâm Hoặc Nhân Sâm, Xuyên Khung, Bạch Linh,
Đương Quy, Bạch Truật, Bạch Thược, - Cam Thảo, Thục Địa.
- Thành phần thang Thập toàn: Thập Toàn Đại Bổ (Bát Trân Gia Quế Nhục, Hoàng Kỳ )
Hoặc Thập Khôi Tán chứa 10 thứ tro của ( Đại Kế, Đại Hoàng, Tiểu Kế, Sơn Chi Tử,
Trắc Bách Diệp, Tông Lử, Bạch Mao Căn, Thiên Thảo Căn, Ngải Diệp, Mẫu Đơn Bì ).
6. Tứ khí là gì? Được xác định nhờ vào đâu?
Tứ khí của thuốc là hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát).
Được xác định nhờ vào cảm giác của thầy thuốc,của người bệnh và kết quả điều trị. Cụ
thể: uống vào thấy ấm nóng hay mát lạnh. Nếu uống vào thấy nóng ấm và chữa bệnh
thuộc hàn thì đó là thuốc ôn nhiệt. Nếu uống vào thấy mát và chữa được bệnh thuộc nhiệt
thì là thuốc hàn lương.
7. Thuốc được sử dụng theo 8 cách trị bệnh gọi là gì? Đại hoàng thuộc nhóm thuốc nào?
- Bát cương là Hàn - Nhiệt, Hư - Thực, Biểu - Lý, Âm – Dương
- 8 cách trị bệnh gọi là Bát Pháp (Hãn, Hạ, Hoà, Tiêu, Thanh, Thổ, Ôn, Bổ)
- Đại Hoàng thuộc nhóm thuốc Phép thanh: Hàn – nhiệt , có vị đắng, tính hàn, quy vào
các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can.
8. Ngũ vị là gì? Kể các dược liệu và tính năng của vị tân, vị toan.
- Gồm có tân (cay), khổ (đắng), toan (chua), cam (ngọt), hàm (mặt). Người bệnh nhận
biết thuốc qua lưỡi, mỗi vị có một tính năng được chỉ định như sau:
- Vị cay (tân) có tính năng phát tán, chỉ định trong các chứng – bệnh ở biểu làm ra mồ hôi
như Tía tô, ăn uống không tiêu, đầy bụng như Gừng, Mộc Hương, Xung Khuyên, ứ huyết
do viêm nhiễm như Xuyên Khung, Nghệ Vàng.
- Vị chua (toan) có tác dụng thu liễm chữa các chứng ra mồ hôi như Sơn thù, Kim anh,
làm cố tinh, sáp niệu như Kha Tử, Ngũ Bội Tử.
9. Thăng, giáng, phù, trầm là gì? Kể các vị thuốc có tính thăng phù, giáng trầm.
- Thăng, giáng, phù, trầm, dùng để chỉ hướng tác dụng của thuốc, thăng là đi lên, giáng là
đi xuống, phù là phát tán ra ngoài, trầm là tả hạ.
- Thuốc thăng phù: Ma Hoàng, Quế Chi, Thăng Ma, Sài Hồ.
- Thuốc giáng trầm: Mẫu Lệ, Long Đờm Thảo, Từ Thạch, Chỉ Thực, Thục Địa.
10. Qui tắc phối ngũ là gì? Vị Quân có tác dụng gì? Trong bài thuốc Tứ vật thang, cho
biết vị trí ngôi thứ của Đương qui, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung. Trong bài thuốc
Tứ quân vị nào là chủ dược.
- Quy tắc phối ngũ: là việc sử dụng hai vị thuốc trở lên, nó là cơ sở cho việc tạo thành các
bài thuốc dùng trên lâm sàng. Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để phát huy hiệu
lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc, mặt khác để thích ứng với những
chứng hậu bao gồm nhiều triệu chứng phức tạp trong quá trình bệnh tật. Quy tắc phối ngũ
là: Quân – Thần- Tá – Sứ
- Vị Quân là vị thuốc quan trọng nhất trong một phương thuốc. Quân dược có tác dụng
giải trừ nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ các triệu chứng chính.
- Trong bài thuốc Tứ vật thang: Thục địa là Quân, ĐƯơng qui là Thần, Bạch thược là Tá,
Xuyên khung là Sứ.
- Trong bài thuốc Tứ quân, Nhân sâm là chủ dược.
11. Theo Thần nông bản thảo, sự quan hệ phối ngũ của dược vật gọi tổng quát là thất
tình hòa hợp, kể 7 tác dụng có thể xảy ra khi phối hợp thuốc? YHCT có qui định 19 vị
thuốc phản nhau, Cam thảo không được kê chung một đơn với DL nào?
12.Một số kiêng kỵ: phụ nữ có thai, uống thuốc thang, uống mật ong.
13. Triệu chứng bệnh ở Thái dương, Dương minh, Thái âm. Triệu chứng: tâm nhiệt, tỳ
hàn.
14. Phân loại bệnh theo âm dương, ngũ hành, theo lục khí. Bát cương và bát pháp. Can
bệnh: triệu chứng. Vị thuốc chữa Can thực. Phép thanh dùng chữa?
- Phân loại bệnh theo âm dương:
Bệnh Trị bệnh
Dương + Thái Dương chứng: pư phần da, lông: sợ gió,
Thuốc Giải biểu
chứng đổ mồ hôi, đau đầu, cứng gáy
+ Thiếu Dương chứng: Pư của ngực, sườn, gáy Thuốc giải biểu gia thêm
đau: khi nóng, khi rét lợi tiểu, thông gan mật

+ Dương Minh chứng: Sốt cao: pư của dạ dày,


Thuốc trị tả hạ (tẩy xổ)
ruột, táo bón
Âm + Thái Âm chứng: Pư tiêu hóa, hấp thụ, dinh
chứng dưỡng: Bụng từng cơn quặn đau, đi tiêu nhiều, Ôn trung
nôn mửa, sình bụng
+ Thiếu Âm chứng: pư hệ tuần hoàn: suy sụp, mê Hồi dương, ôn lý
man li bì, sợ rét, nằm co, tay chân giá lạnh
Thanh nhiệt, lương huyết,
+ Quyết Âm chứng: Nhiễm độc thần kinh, bình can
- Phân loại bệnh theo Ngũ hành:
Bệnh Chứng Thuốc
Can Can thực: người hay tức giận, ngực sườn Bình can:
đầy, đau, đau xuống bụng dưới, nôn ra
Hoàng lên, hoàng bá, hoàng cầm,
nước chua, thở kém, ho suyễn, tay chân
long đởm thảo, nhâm sâm, sài hồ,
co, hoa mắt, đầu choáng, tai điếc, tuần
bạch truật, phục linh, bạch thược,
hoàn ngoại vi ứ trệ
bạc hà, đơn bì, chi tử
Can hư: ù tai, hoa mắt, thân thế tê dại, Dưỡng can hư:
đầu choáng, móng xanh khô, tụt huyết áp
Địa cốt bì, thổ phục linh, trúc nhự
Can nhiệt: triệu chứng như can thực + Thanh can nhiệt:
can hỏa, làm mắt, lưỡi đỏ; miệng đắng,
Long đởm thảo, sơn chi tử, mộc
môi khô, ngủ sợ hãi, nằm mê (viêm
thông, hoàng cầm, bồ công anh,
nhiễm đường gan, mật, ruột)
liên kiều, kim ngân hoa, kê huyết
đằng, trạch tả, xa tiền tử, sài hồ,
sinh địa
Tâm Tâm nhiệt Thanh tâm
Tâm hư Bổ tâm (bổ huyết)
Tỳ Tỳ hàn Ôn trung kiện tỳ
Tỳ nhiệt Thanh giải tỳ nhiệt
Tỳ hư Ôn bổ tỳ hư
Tỳ thực Thuốc Thẩm hay ráo tỳ thấp
Phế Phế hàn Ôn phế, tán hàn
Phế nhiệt Thanh phế trừ đờm hoặc thanh phế
nhuận táo
Phế hư Bổ phế
Phế thực Truyền thông phế khí
Thận Thận âm hư
thận Thận dương hư Trị thận dương hư
hỏa

- Phân loại bệnh theo lục khí:


Âm Dương
Hàn chứng (mùa đông) Phong chứng (Mùa xuân)
Thấp chứng (Mùa trưởng hạ) Hỏa chứng (
Táo chứng (Mùa thu) Thử chứng (Mùa hạ)

- Phân loại bệnh theo bát cương, bát pháp:


Thuốc
8 cách chữa: Chứng ( bát cương)
bát pháp
Hòa Nóng rét
Tân ôn Phong hàn
Hãn
Tân lương Phong nhiệt
Hạ Táo, bón
Thanh Sốt do viêm nhiễm
Tiêu Cục hòn nổi
Thổ Làm nôn mửa
Ôn Ôn trung Lạnh Tỳ, Vị
Hồi dương Lạnh do suy sụp tuần hoàn
Bổ khí
Bổ Cơ thế suy yếu
Bổ huyết

15.Thuốc bổ khí, bổ huyết thường dùng.


Bổ khí Bạch truật, Sinh khương, Đại táo, Trần bì, Sài hồ, Thăng ma
Bổ huyết Thục địa, Hoài sơn, Quy bản, Thỏ ty tử, Ý dĩ, Lá dâu, hà thủ ô,…

16. Mục đích của sao vàng, sao vàng hạ thổ, sao cháy, tẩm rượu, tẩm muối, tẩm gừng,
tẩm mật, tẩm nước đậu đen, nước vo gạo, thủy phi, chích, nung, thăng hoa, ủ, hãm nước
sôi. Dược liệu chế bằng cách tẩm muối, tẩm Gừng , tẩm nước đậu đen, nước vo gạo,
chích, ủ cho lên men, chưng . Kỹ thuật sao vàng
Phép Mục đích
Sao vàng Giảm bớt tính hàn, tăng thêm tính ấm của vị thuốc
Sao vàng hạ thổ Lấy lại thăng bằng âm dương cho vị thuốc
Sao cháy Tăng tác dụng tiêu thực hay cầm máu của vị thuốc
Tẩm rượu Làm bớt tính hàn, thêm tính ấm, tăng tác dụng của vị thuốc
Để có vị mặn hướng thuốc đi vào thận nhiều hơn, do đó làm tăng
Tẩm muối
tác dụng của thuốc
Làm giảm tính hàn, tăng tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm tỳ
Tẩm gừng
vị, dễ dẫn thuốc vào phế, tỳ, vị
Tẩm mật Giảm tính đắng, chát, tăng thêm tính ôn bổ của một số vị thuốc
Làm giảm độc tính của thuốc, làm cho tính thuốc êm dịu, đỡ
Tẩm nước đậu đen
chát, đỡ kích ứng
Tẩm nước vo gạo Giảm bớt tính ráo, nóng hoặc độc
Thủy phi Lấy bột mịn, loại tạp chất, trách bị sức nóng phân hủy các thành
phần của thuốc
Chích Tẩm mật rồi đem nướng: giảm đắng chát, tăng tính ôn
Nung Cho dược liệu bở, tơi xốp, dễ tán mịn, làm tinh khiết dược liệu
Thăng hoa Làm tinh khiết dược liệu
Ủ Làm dược liệu mềm, lê men
Hãm nước rôi Diệt men và vi khuẩn, hoạt chất ko bị biến mất

Phép Áp dụng với Dược liệu


tẩm muối Đỗ trọng, rễ cỏ xước, Trạch tả, Đơn bì, Hoàng bá
tẩm Gừng Phòng đảng sâm, Bán hạ, Hoàng liên
tẩm nước đậu đen Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng, Trâu cổ
nước vo gạo Thương truật, Độc như: Hoàng nàn, Mã tiền
chích Cam thảo, Hoàng kỳ
ủ cho lên men Đậu sị, Sinh địa
chưng Hà thủ ô đỏ, Thục địa

Kỹ thuật sao vàng:


Kỹ thuật sao phải đảm bảo mặt ngoài dược liệu có màu vàng, còn phần trong vẫn nguyên
màu dược liệu, có mùi thơm đặc biệt do tác dụng của lửa. Khi sao, lửa nhỏ, thời gian sao
lâu.

You might also like