You are on page 1of 10

MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

Câu 1.Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản và các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương?
Câu 2.Anh (chị) hãy trình bày 4 Cương mục (Hàn,Nhiệt;Âm,Dương) khái quát 4 trạng thái bệnh lý của cơ
thể?
Câu 3.Anh (chị) hãy trình bày 4 nguyên nhân bên ngoài gây bệnh (Phong,Hàn,Thử,Thấp) theo Y học cổ
truyền?
Câu 4.Anh (chị) hãy trình bày 4 phương pháp chẩn đoán bệnh (Vọng,Văn,Vấn,Thiết) theo Y học cổ truyền?
Câu 5.Anh (chị) hãy trình bày 4 nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh theo Y học cổ truyền?
Câu 6.Anh (chị) hãy trình bày tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng, cách chế biến và kiêng kỵ (nếu
có) của vị thuốc Tử tô?
Câu 7.Anh (chị) hãy trình bày tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng, cách chế biến và kiêng kỵ (nếu
có) của vị thuốc Cát căn?
Câu 8.Anh (chị) hãy trình bày bộ phận dùng, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng, cách chế biến và
kiêng kỵ (nếu có) của vị thuốc Sơn tra?
Câu 9.Anh (chị) hãy trình bày bộ phận dùng, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng, cách chế biến và
kiêng kỵ (nếu có) của vị thuốc Bồ Công Anh?
Câu 10.Anh (chị) hãy trình bày bộ phận dùng, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng, cách chế biến
và kiêng kỵ (nếu có) của vị thuốc Xuyên Tâm Liên?
Câu 11.Anh (chị) hãy trình bày cách chế biến vị thuốc Hạnh nhân theo phương pháp cổ truyền?
Câu 12.Anh (chị) hãy trình bày cách chế biến vị thuốc Long nhãn theo phương pháp cổ truyền?
Câu 13.Anh (chị) hãy trình bày cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô đỏ theo phương pháp cổ truyền?
Câu 14.Anh (chị) hãy trình bày cách chế biến vị thuốc Hoài Sơn theo phương pháp cổ truyền?
Câu 15.Anh (chị) hãy trình bày cách chế biến vị thuốc Thảo quyết minh theo phương pháp cổ truyền?

Câu 1.Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản và các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương?
a.Học thuyết âm dương trong YHCT có nguồn gốc từ triết họcduy vật cổ đại phương Đông,nó thể hiện quá
trình nhận thức và nắm vững quy luật phát triển của sự vật,được cổ nhân vận dụng từ 3000 năm nay
b.Nội dung cơ bản: chỉ ra mỗi vật thể,mỗi sự việc bao giờ cũng tồn tại hai mặt khách quan hai mặt vừa đối
lập,vừa thống nhất,vừa hoà hợp,vừa tương phản.Khái niệm âm dương được hình tượng bằng một vòng tròn
khép kín.Đường cong chữ S ngược chia hình tròn thành 2 phần,trong mỗi phần có một vòng tròn nhỏ gồm:
+Vòng tròn to tượng trưng cho Thái cực
+Nửa trắng là dương,nửa đen là âm(lưỡng
nghi)
+Đường cong giữa phần đen và tiếp với phần
trắng là đường cong Thái cực
+Vòng tròn nhỏ trắng trong phần đen là dương
trong âm(thiếu dương)
+Vòng tròn đen trong phần trắn là âm trong
dương(thiếu âm)
c.Các quy luật cơ bản:
*c.1.Âm dương đối lập lẫn nhau: Đối lập là sự mâu thuẫn,chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương.VD:
ngày và đêm;nước và lửa; nóng và lạnh…
*c.2.Âm dương hỗ căn: Là sự nương tựa lẫn nhau.Hai mặt âm dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa lẫn
nhau mới tồn tại được ,mới có ý nghĩa.Cả hai mặt đều là tích cực của sự vật,không thể đơn độc phát sinh,phát
triển được.Âm lấy dương làm gốc và ngược lại dương lấy âm làm nền tảng
VD: Có đồng hoá mới có dị hoá,ngược lại nếu không có dị hoá thì quá trình đồng hoá không tiếp tục được.
*c.3.Âm dương tiêu trưởng: -Tiêu là sự mất đi,trưởng là sự phát triển,âm dương tiêu trưởng nói lên sự vận
động không ngừng,sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
-Như khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng” ,từ nóng
sang lạnh là quá trình “dương tiêu âm trưởng” do đó khí hậu mát,lạnh,ấm nóng
-Vận động của hai mặt âm dương có tính giai đoạn,tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là “dương
cực sinh âm,âm cực sinh dương,hàn cực sinh nhiệt,nhiệt cực sinh hàn” như trong quá trình phát triển của bệnh
tật,bệnh thuộc phần dương(như sốt cao) có khi ảnh hưởng đến phần âm(mất nước) hoặc bệnh ở phần âm( mất
nước,mất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương( choáng,truỵ mạch gọi là thoát dương).
*c.4.Âm dương bình hành:
-Hai mặt âm dương tuy đối lập,vận động không ngừng,nhưng luôn lặp lại được thế thăng bằng,thế quân bình
giữa hai mặt.
-Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất,vận động và nương tựa lẫn nhau
của vật chất.
Trong y học có một số phạm trù sau:
+Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương:
Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối,nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối
+Trong âm có dương và trong dương có âm:
-Do âm dương cùng nương tựa với nhau cùng tồn tại,có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển
-Trên lâm sàng khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt,cần chú ý tránh cho ra nhiều mồ hôi gây mất nước điện
giải; về triệu chứng thấy xuất hiện các chứng hư thực,hàn nhiệt lẫn lộn;về cấu trúc của cơ thể,tạng thuộc âm
hư can,thận có can tâm(can huyết), can dương(can khí),thận âm(thận thuỷ),thận dương(thận hoả)…
+Bản chất và hiện tượng:
-Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng,khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh:
như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt,bệnh nhiệt dùng thuốc hàn
-Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thật giả”(chân giả) trên lâm sàng khi chuẩn
đoán phải chính xác cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân.

Câu 2.Anh (chị) hãy trình bày 4 Cương mục (Hàn,Nhiệt;Âm,Dương) khái quát 4 trạng thái bệnh lý của cơ
thể?
*Hàn và Nhiệt: chỉ tính chất của bệnh tật “dương thắng tắc nhiệt,âm thắng tất hàn”, thực chất của hàn nhiệt
là biểu hiện cụ thể của âm dương thiên thịnh hay thiên suy.Việc phân biệt hàn nhiệt có ý nghĩa quan trọng
trong dùng thuốc ôn ấm hay dùng thuốc hàn lương
a.Hàn: Biểu hiện chủ yếu là hội chứng sợ hàn,chứng mà cơ thể biểu hiện rét nhiều hoặc sốt có kèm theo rét
run;chân tay thường giá lạnh,mặt tái nhợt,môi và niêm mạc miệng,mắt nhợt nhạt,rêu lưỡi thường trắn
trơn,chất lưỡi nhợt,miệng không khát;tiểu tiện dài,trong;đại tiện lỏng,bụng đau thích chườm nóng;thích uống
nước nóng;thích mặc ấm.Mạch thường trầm.
-Trong trường hợp này phải dùng dương dược thuốc tân ôn giải biểu,ôn trung khử hàn tức thuốc có tính ôn
nhiệt(lưu ý dùng thuốc nhiệt phải tránh nhiệt)
b.Nhiệt: là biểu hiện hội chứng nhiệt.Cơ thể sốt cao,khi sốt không rét,có khi sốt cao dẫn tới mê sảng,vật
vã,mặt đỏ nhừ,môi đỏ nứt nẻ,mắt đỏ sung huyết,miệt khát,tiểu tiện ngắn đỏ,đại tiện táo kết,rêu lưỡi vàng
dầy,chất lưỡi đỏ đôi khi phồng rộp,mạch hồng sác..Tuy nhiên nhiều khi có thể không sốt song cũng được gọi
là nhiệt nếu như có những biểu hiện phát ban,dị ứng ngứa mà nóng; hoặc háo khát,hoặc tiểu vàng đỏ,đại tiện
bí kết…
-Khi cơ thể mắc chứng trạng nhiệt,thuốc dùng phải là âm dược.Thuốc thanh nhiệt,thuốc tân lương giải
biểu,thuốc tính hàn lương(lưu ý dùng thuốc hàn phải tránh hàn).
*Âm và Dương: là tổng cương của bát cương bởi vì khái quát : biểu thực nhiệt là thuộc dương còn lý hư hàn
thuộc âm.Tất cả các chứng bệnh đều có thể quy nạp thành hai loại âm chứng và dương chứng.
c.Âm chứng: có những biểu hiện như tính thần uỷ mị,sắc mặt xám tốic,chân tay lạnh; toàn thân mát thích
nằm co,đoản khí,nói nhỏ nhẹ,thích yên tĩnh,không khát hoặc thích uống ấm nóng,bụng đau thích xoa bóp,đại
tiện lỏng nát,tiểu tiện trong dài,chất lưỡi nhợt bệu,rêu lưỡi nhuận trơn,mạch tượng đa phần trầm trì tế nhược
-Phải dùng dương dược(thuốc bổ dưỡng có tính nóng ấm)để thúc đẩy chức năng tạng phủ và trừ hàn.
d.Dương chứng: Biểu hiện tinh thần thường hưng phấn,sắc mặt hồng đỏ,mình nóng,tay chân ấm nóng,thích
nằm ngửa duỗi,khí thô,nói nhiều,thích động,miệng khát hoặc thích uống nước mát,bụng đau không thích xoa
ấn(cự án),đại tiện khô táo,tiểu tiện ngắn đỏ,chất lưỡi hồng ráng,lưỡi cứng rêu lưỡi vàng khô,mạch tượng đa
phần hồng sác vô thực.
Câu 3.Anh (chị) hãy trình bày 4 nguyên nhân bên ngoài gây bệnh (Phong,Hàn,Thử,Thấp) theo Y học cổ
truyền?
*Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh theo YHCT(lục dâm,lục tà)
-Sáu thứ khí đó là:Phong(gió); Hàn(lạnh); Thử(nắng); Thấp(độ ẩm); Táo(khô); Hoả(nhiệt); khi trở thành
nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm,lục tà.
-Gây ra những bệnh ngoại cảm(bệnh do bên ngoài đưa tới) như bệnh nhiễm khuẩn,đau dây thần kinh ngoại
biên do lạnh…
-Luôn luôn quan hệ với thời tiết: Phong(mùa xuân); Hàn(mùa đông); Thử(mùa hè); Táo(mùa thu)
-Sáu thứ khí này hay kết hợp với nhau,mà phong xuất hiện hơn cả,làm bệnh có tính chất đa dạng như phong
hàn,phong nhiệt,phong thấp…
a.Phong
*Ngoại phong:do những nguyên nhân bên ngoài như phong tà đưa lại bệnh ngoại cảm phong tà.Thường gặp
vào các mùa nhưng mùa xuân nhiều hơn cả.Thường gây bệnh đối với tạng Can-Can Ố Phong.VD:Cảm mạo
phong hàn;cảm mạo phong nhiệt
*Nội phong: bệnh phong do trong cơ thể phát ra.Do rối loạn chức năng của Can gây nên,thường gọi là “Can
Phong Nội Động”,phong do can sinh ra như động kinh,kinh giản…gây co giật hoặc huyết hư sinh phong
thường là phong ngứa,châm,dị ứng,nội sinh.
b.Hàn:
*Ngoại hàn:Do khí lạnh,hơi lạnh,trời mưa,chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể.Làm tổn thương đến
dương khí,ở mức độ nhẹ hàn tả,còn ở phần biểu gây cảm mạo phong hàn,sốt cao,rét run,đau đầu,đau
họng,ho…Hàn khí xâm nhập vào cơ thể bằng 2 cách:
-Thương hàn: Hàn tà phạm vào phần Biểu bên ngoài
-Trúng hàn: Hàn tà nhập thẳng vào tạng phủ
*Nội hàn: do nội tạng thiếu dương khí,đó là trường hợp tâm dương hư,biểu hiện chân tay giá lạnh,sợ
gió.Hoặc thận hư biểu hiện xương cốt,lưng gối đau lạnh,đi ngoài sống phân hoặc ỉa chảy.Khi ăn nhiều thức ăn
sống lạnh cũng dễ dẫn đến hội chứng nội hàn
c.Thử: có liên quan đến hoả,đều là chủ khí của mùa hạ.Thử là nóng là dương nhiệt,tính chất chủ thăng,chủ
tán.Do vậy,nếu thử xâm nhập vào người thì làm cho tấu lý(lỗ chân lông) mở ra nhiều mồ hôi tổn thương đến
nguyên khí và tổn thương tân dịch dẫn đến đau đầu,chóng mặt,háo khát,nếu thử quá mạnh nhập sâu vào cơ
thể gọi là “trúng thử”, dẫn đến bất tỉnh nhân sự,sốt cao,mê sảng,đờm nhiều và ảnh hưởng đến tạng phế gây
ho,nục huyết(chảy máu cam),khái huyết(ho ra máu)..
d.Thấp: là chứng ẩm thấp,là chủ khí của cuối mùa hạ(trưởng hạ) hay gặp ở nơi ẩm thấp do vậy trưởng hạ đa
phần dẫn đến bệnh thấp.Thấp là âm tà,thấp gây ra trở ngại cho vận hành khí cơ,dễ làm tổn thương đến dương
khí của cơ thể.
*Thấp ngoại: do ẩm thấp của môi trường khí hậu nơi sinh sống hoặc nơi làm việc.VD: thấp ngoại xảy ra với
những người làm việc trong điều kiện tiếp xúc nhiều với nước,bùn đất hoặc sinh sống trong các nơi có độ ẩm
không khí cao hay gây ra cảm mạo do lạnh kèm theo thấy mỏi nhừ toàn thân
*Thấp nội: do tỳ vị, ăn nhiều thức ăn tính lạnh,tính nhờn béo,làm cơ thể khó hấp thu,khó chuyển hoá,có khi
do cơ quan khác chuyển tới.VD: bệnh hoàng đản nguyên nhân từ can đởm song ảnh hưởng đến tỳ vị mà gây
thấp nội thường biểu hiện bụng đầy trường,buồn nôn.

Câu 4.Anh (chị) hãy trình bày 4 phương pháp chẩn đoán bệnh (Vọng,Văn,Vấn,Thiết) theo Y học cổ
truyền?
4.1.Vọng chẩn: Nhìn,để quan sát thần,sắc,hình thái,mắt mũi,môi,lưỡi… của người bệnh để biết được tình
hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra ngoài.
a.Xem thần:
+Thần là sự hoạt động về tinh thần,ý thức và hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể biểu hiện ra bên
ngoài
-Còn thần: mắt sáng,nhanh nhẹn,tỉnh táo
-Không còn thần: Mệt mỏi,thờ ơ,lãnh đạm với môi trường xung quanh,bệnh nặng
-Giả thần(hồi quang phản chiếu): Bệnh rất nặng,cơ thể suy kiệt,song đột nhiên tỉnh táo trở lại,thèm ăn uống
đó là dấu hiệu chính khí sắp thoát,tiên lượng xấu.
b.Xem sắc:Người bình thường sắc mặt tươi nhuận,khi có bệnh thường biến đổi
+Sắc đỏ: do nhiệt
-Đỏ toàn mặt: Thực nhiệt thường gặp trong sốt
-Hai gò má đó,sốt về chiều do âm hư sinh nội nhiệt
+Sắc vàng : do hư,thấp
-Vàng tươi,sáng bóng là do thấp nhiệt(Hoàng đản nhiễm khuẩn)
-Vàng xám,tối là do hàn thấp(Hoàng đản do ứ mật,tan huyết) vàng da do ứ mật
-Vàng nhạt do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp
+Sắc trắng do hư hàn,do mất máu cấp
+Sắc đen do thận hư,dương khí hư
+Sắc xanh do ứ huyết,cơn đau nội tạng,sốt cao co giật ở trẻ em
c.Nhìn lưỡi: Xem lưỡi ở 2 bộ phận là chất lưỡi và rêu lưỡi
+Chất lưỡi là tổ chức cơ,mạch của lưỡi
-Nhạt màu: Do hàn chứng,hư chứng,dương khí suy hoặc khí huyết không đầy đủ
-Đỏ:do nhiệt có bệnh ở lý,thực có nhiệt hoặc hư nhiệt(âm hư hoả vượng)
-Đỏ giáng:do nhiệt thịnh,tà khí đã vào đến phần dinh,huyết.Ở các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính do âm hư hoả
vượng hoặc tân dịch bị suy giảm nhiều
-Lưỡi xanh,tím: có thể là do hàn,có thể do nhiệt.Nếu do nhiệt thì chất lưỡi xanh tím nhiều,lưỡi khô.Nếu do
hàn chất lưỡi xanh tím,ướt nhuận.Nếu do ứ huyết chất lưỡi xanh tím có điểm ứ huyết.
-Người khoẻ mạnh bình thường: chất lưỡi mềm mại,hoạt động tự nhiên, màu hồng.
+Rêu lưỡi là màng phủ bên ngoài của lưỡi
-Rêu lưỡi màu trắng: Bệnh thuộc hàn chứng,biểu chứng.Trắng mỏng do phong hàn;Trắng mỏng,đầu lưỡi đỏ
do phong nhiệt; Trắng trơn do thấp hoặc đàm ẩm;Trắng dinh do đàm trọc,thấp tà gây ra;Trắng,khô nứt lẻ tà
nhiệt bên trong thịnh,tân dịch hao tổn nhiều.
-Rêu lưỡi màu vàng:Bệnh thuộc lý chứng.Vàng mỏng nhiệt ở lý nhẹ; Vàng dày,khô nhiệt thịnh ở lý,tân dịch
hao tổn;Vàng dính do thấp nhiệt hoặc đàm nhiệt.
-Rêu lưỡi xám đen: Bệnh rất nặng.Rêu lưỡi xám đen,khô nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch nhiều; Rêu lưỡi
xám đen,trơn,nhuận: dương hư,hàn thịnh thuỷ thấp ứ trệ ở bên trong.
-Rêu lưỡi dính,hôi: Trường vị có nhiệt hoặc thực tích ứ lại ở tỳ vị gây ra.
-Người khoẻ mạnh bình thường: rêu lưỡi trắng mỏng,khô khô,ướt vừa phải,khi có bệnh có các thay đổi.
d.Xem hình thái(hình dáng,tư thế,cử động)
+Nhìn hình thái để biết tình trạng khoẻ hay yếu của 5 tạng bên trong:
-Da,lông khô là phế hư
-Cơ nhục teo nhẽo là tỳ hư
-Xương nhỏ,răng chậm mọc là thận hư
-Chân tay run,co quắp là can huyết hư
-Người béo ăn ít,hay thở gấp là tỳ hư kèm đàm thấp
-Người gày,ăn khoẻ,mau đói là vị hoả
+Nhìn động thái của người bệnh để biết bệnh thuộc âm hay thuộc dương:
-Thích động,nằm quay mặt ra bên ngoài bệnh thuộc dương
-Thích yên tĩnh,nằm quay mặt vào trong bệnh thuộc âm
4.2.Văn chẩn(Nghe,ngửi):
a.Nghe
+Nghe tiếng nói của người bệnh:Tiếng nói nhỏ,thều thào không ra hơi chứng hư; Nói ngọng,không rõ âm từ
trúng phong đàm; Lẩm bẩm nói một mình tâm thần hư tổn
+Nghe tiếng thở của người bệnh: Tiếng thở to,mạnh là thực chứng:thường gặp trong các bệnh cấp tính; Tiếng
thở nhỏ,ngắn,gấp là hư chứng: thường gặp trong các bệnh nhân nặng,ốm lâu ngày.
+Nghe tiếng ho của người bệnh:Ho có đờm là thấu; Ho không có đờm là khái; Ho khan là bệnh nội
thương:Phế âm hư; Bệnh cấp tính mà khản tiếng: Phế thực nhiệt; Bệnh lâu ngày khản tiếng: Phế âm hư; Ho
kèm theo hắt hơi,sổ mũi,sợ lạnh,sốt nhẹ là bị cảm mạo phong hàn; Ho từng cơn kèm theo nôn mửa là ho
gà(bách nhật khái)

b.Ngửi
-Phân tanh,hôi,loãng do tỳ hư
-Phân chua,thối khắm do tích nhiệt,thực tích
-Nước tiểu khai,đục do thấp nhiệt
-Nước tiểu trong,không khai,số lượng nhiều do thận dương hư
-Nước tiểu nhiều,có ruồi bâu,kiến đậu: đái tháo đường
-Khí hư(của nữ) màu vàng,mùi hôi: thấp nhiệt(viêm nhiễm bộ phận sinh dục)
-Khí hư màu trắng,số lượng nhiều do hư hàn
-Ợ hơi,có mùi chua,hăng là do tỳ vị bị ủng trệ,tiêu hoá không tốt
-Hơi thở hôi kèm theo lở loét niêm mạc miệng,lưỡi là do vị nhiệt.
4.3.Vấn chẩn(hỏi)
-Hỏi tên,tuổi,địa chỉ,nghề nghiệp của người bệnh.
-Hỏi về hàn nhiệt và mồ hôi
-Hỏi về đầu,thân,ngực,bụng và tứ chi
-Hỏi về ăn uống
-Hỏi về đại tiện và tiểu tiện
-Hỏi về giấc ngủ
-Hỏi về tai
-Riêng với nữ hỏi thêm về kinh nguyệt,sinh nở…
4.4.Thiết chẩn(Xem mạch)
-Khi bắt mạch(coi mạch)cần khai thác thông tin liên quan việc chuyển tải cảm giác mang tính thần kinh của
người thầy thuốc với các loại hình mạch tượng của bệnh nhân
-Mục đích của xem mạch để biết tình trạng hư thực của khí huyết,vị trí nông sâu và tính hàn nhiệt của bệnh
-Mạch bình thường là mạch không phù,không trầm.Xem mạch có quan hệ mật thiết với thời tiết,khí hậu,tuổi
tác,thể chất và tinh thần con người.Trẻ em thường mạch đập 120-140 lần/phút; 6 tuổi 90-110 lần/phút; người
lớn 70-80 lần/phút; Người gầy thì mạch hơi phù,người béo thì mạch hơi trầm.

Câu 5.Anh (chị) hãy trình bày 4 nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh theo Y học cổ truyền?
(Xem lại giáo trình YHCT-đại học y trang 107)
a.Chính trị-phản trị:
+Chính trị: là dùng thuốc âm(âm dược) để trị chứng bệnh dương(dương chứng), dùng dương dược để trị
chứng bệnh âm(âm chứng)
VD: Ho do phế hàn thì trị bằng thuốc ôn phế chỉ ho.Ho do phế nhiệt thì trị bằng thuốc thanh phế chỉ ho
-Âm hư thì trị bằng thuốc bổ âm.Dương hư thì trị bằng thuốc bổ dương.
+Phản trị(tòng trị): là phương pháp dùng âm dược để trị âm chứng,dùng dương dược để trị dương chứng.
b.Hư thì bổ,thực thì tả: Bất luận là điều trị bệnh hay là tẩm bổ thường ngày, đều phải chú ý là hư chứng (hư nhược,
suy yếu) thì mới dùng phương pháp tẩm bổ, thực chứng (dư thừa, ứ đọng) thì không nên tẩm bổ.
+Bệnh hư: là biểu hiện sự suy yếu,hư nhược của toàn cơ thể hoặc từng tạng phủ,từng bộ phận của cơ thể.Bệnh
kéo dài,diễn biến từ từ,không dữ dội.Bệnh hư thì dùng các thuốc bổ.
+Bệnh thực:dư thừa,ứ đọng thường là bệnh cấp tính hoặc đợt cấp tính của bệnh mãn tính.Bệnh diễn biến
nhanh,phức tạp,dữ dội.Bệnh thực thì dùng các thuốc tả
c.Bệnh hoãn thì trị bản,bệnh cấp thì trị tiêu:
+Bệnh hoãn : là bệnh có diễn biến từ từ,không dữ dội,thường là bệnh mới phát hoặc bệnh hư(mãn tính) thì
chữa nguyên nhân là chính(bản)phối hợp với thuốc đặc trị triệu chứng(tiêu)
VD: Âm hư hoả vượng thì trị bằng thuốc kiện tỳ là chính,phối hợp với thuốc ôn lý trừ hàn,hành khí,chỉ tả.
+Bệnh cấp:có triệu chứng dữ dội,diễn biến nhanh thì trị triệu chứng phối hợp với thuốc trị nguyên nhân.
VD: sốt cao,sốt nóng do hoả độc thì trị chứng sốt cao(bài Bạch thổ tang) phối hợp với thuốc thanh nhiệt độc
d.Bệnh thế đi xuống thì trị bằng thuốc thăng bệnh thế đi lên thì trị bằng thuốc giáng:
VD các chứng bệnh sa giáng như sa dạ dày,sa tử cung,sa trực tràng… thì dùng các thuốc thăng như phương
Bổ trung ích khí.Bệnh đau đầu do can hoả vượng thì trị bằng thuốc bình can giáng hoả,tiền dương.

Câu.Anh (chị) hãy trình bày tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, liều dùng, cách chế biến và kiêng kỵ
(nếu có) của các vị thuốc sau: Tử Tô; Cát căn; Sơn Tra; Bồ Công Anh; Xuyên Tâm Liên
6.1.Tử tô
+Dùng toàn cây trên mặt đất phơi khô của cây Tía tô: Cành(tô ngạnh);Lá(tô diệp); Hạt(tô tử)
+Tính vị: Tính ấm,vị cay
+Quy kinh: vào 2 kinh tỳ và phế
+Công năng: Phát tán phong hàn,lý khí
+Chủ trị:
-Giải cảm hàn: dùng lá trong trường hợp cảm hàn,có tác dụng làm ra mồ hôi hạ nhiệt cơ thể có sốt,đầu
nhức,đau răng
-Kiện vị,chỉ nôn: Dùng trong trường hợp tỳ vị bị ứ trệ,bụng đầy trướng,ăn uống không tiêu,buồn nôn,có thể
kết hợp với khương bào,ngoài ra còn dùng khi người choáng váng,say tàu xe.
-Khử đờm chỉ ho,dùng trong ngoại cảm phong hàn có ho nhiều đờm,dùng Tô diệp, Sinh khương,Hạnh
nhân,Bán hạ.Trường hợp viêm khí quản mạn tính có ho nhiều đờm dùng phương(Tam thử đang
-An thai do thai khí không điều hoà,ngực bụng đầy trướng dùng bài Tử tô ẩm
-Cố thận(làm cho thận khoẻ):dùng cho bệnh di tinh,mộng tinh
-Giải độc sát khuẩn: Dùng tô diệp để giải độc cua cá,thức ăn gây dị ứng,hây nôn, mửa.Dùng tô ngạnh và tô
diệp đốt xông khói hoặc nấu nước xông hơi để làm sạch môi trường trong nhà có bện sởi,đậu.
+Liều dùng: 6-12g/ngày dạng thuốc sắc; dạng tươi có thể dùng liều cao;
+Thu hái và chế biến: Lá và cành được thu hái vào mùa hạ khi cành lá xum xuê. Quả được thu hái vào mùa
thu.Sau khi thu hái đem loại bỏ lá sâu, loại bỏ tạp chất, đem phơi trong bóng râm hoặc đem sấy nhẹ cho đến
khi khô. Loại bỏ các cành già, phun nước cho cành mềm rồi đem thái vụn và phơi khô. Đối với hạt tô tử, đem
bỏ vào chảo sao nhỏ đến khi nổ đều và có mùi thơm.
+Kiêng kỵ:Người biểu hư,mồ hôi nhiều không nên dùng;Người ăn uống không tiêu,đại tiện lỏng không nên
dùng quả tía tô; Phụ nữ có thai và cho con bú dùng nên cẩn trọng
6.2.Cát căn
+Dùng Rễ đã qua chế biến theo phương pháp YHCT của cây sắn dây
+Tính vị: Tính bình;vị cay,ngọt.Cát căn mọc hoang tính ấm
+Quy kinh: vào 2 kinh tỳ,vị
+Công năng: Thăng dương khí tán nhiệt,chữa co cứng các cơ do sốt sinh tân chỉ khát
+Chủ trị:
-Làm ra mồ hôi,hạ nhiệt: dùng với bệnh ngoại cảm phong nhiệt sốt cao,phiền khát,đau đầu; đặc biệt đau vùng
sau đầu,vùng chẩm và vùng vai gáy,hoặc cứng gáy,cổ gáy đau,khó quay cổ
-Giải độc,làm cho sởi mọc hoàn toàn,dùng bài Cát căn thang
-Sinh tân dịch chỉ khát: Dùng khi bị sốt mà bụng cồn cào,miêng háo khát người khô ráo,đại tiện bí kết
-Thanh tràng chỉ lỵ: Dùng trong các bệnh đi ngoài lỏng lỵ lâu ngày.Đối với lỵ l âu ngày nên dùng cát căn mọc
hoang lâu ngày thì tốt,khi dùng sao qua để giảm tính phát hãn của thuốc.
-Thanh tâm nhiệt: Dùng trong các chứng niêm mạc miệng hôi lưỡi lở loét,sinh mụn nhọt,các chứng bí tiểu
tiện,tiểu dắt,buốt,nước tiểu đục
-Hạ huyết áp: Dùng trong các bệnh cao huyết áp
+Liều dùng: 4-24g/ngày đạng sắc hoặc ép lấy nước; có thể chế bột sắn dây pha uống
+Thu hái và chế biến: Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo
bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi
hoặc sấy khô.
+Kiêng kỵ: Không dùng cát căn cho trường hợp âm hư hỏa vượng và thượng tiêu thịnh, hạ tiêu hư. Đồng thời
cần thận trọng khi dùng cho người sốt nóng mà sợ lạnh.Không nên dùng trong thời gian dài
6.3.Sơn tra
+Dùng quả chín phơi khô của cây Sơn tra
+Tính vị:tính hơi ấm;vị chua,ngọt
+Quy kinh: vào 3 kinh tỳ,vị,can
+Công năng: Tiêu thực hoá tích
+Chỉ trị:
-Chữa đầy bụng do ăn thịt nhiều,ăn dầu nhiều,hoặc trẻ em ăn sữa không tiêu,đầy bụng ợ chua
-Cầm ỉa chảy do ứ đọng thức ăn,ảnh hưởng đến tỳ vị,gây ỉa chảy,bụng đầy trướng
-Chữa sán khí phối hợp với Hồi hương
-Bình can hạ áp,dùng trong bệnh cao huyết áp,bệnh cô thắt động mạch vành,tim quặn,tim đập nhanh.Còn có
thể dùng hoa của cây sơn tra để chữa bệnh này
-Bổ khí,dùng sơn tra để tăng sức đề kháng của cơ thể,dùng trong trường hợp chính khí hư,người mệt mỏi
+Liều dùng: 8-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc,tán thành bột,làm hoàn.
+Thu hái và chế biến: Sơn tra có thể thu hái quanh năm khi quả chín. Chỉ thu hái những quả vừa chín với mục
đích dùng làm dược liệu.Sơn tra sau khi hái về, mang đi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Để ráo nước,
thái thành lát mỏng, độ dày khoảng 0,3 – 0,7 cm. Mang sơn tra thái mỏng đi phơi nắng hoặc sấy khô, bảo
quản dùng dần.
+Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư nhược,không có tích trệ; Đa toan dịch vị, viêm loét dạ dày tá tràng không nên
dùng
6.4.Bồ Công Anh
+Dùng toàn cây bồ công anh(bồ công anh Trung Quốc)
+Tính vị: tính hàn;vị đắng,ngọt
+Quy kinh: vào kinh can và tỳ
+Công năng: Thanh nhiệt ,giải độc tiêu viêm
+Chủ trị:
-Thanh can nhiệt,dùng đối với bệnh đau mắt đỏ,phối hợp với hạ khô thảo,thảo quyết minh
-Giải độc tiêu viêm dùng trong các trường hợp mụn nhọt,đặc biệt là nhọt vú;nhọt trong ruột,dùng để trị viêm
ruột thừa cấp tính
-Bồ công anh còn được dùng để tiêu viêm trừ mủ trong các trường hợp viêm tai,viêm đường tiết niệu,viêm
gan virus,viêm dạ dày cấp.Phối hợp với ké đầu ngựa,cỏ mần trầu,kinh giới,kim ngân,nhân trần,hạ khô
thảo.Ngoài ra còn dùng giải độc khi rắn cắn.
-Lợi sữa,giảm đau: Dùng với phụ nữ sau khi đẻ ít sữa,bị tắc tia sữa,dẫn đến sưng tuyến vú,đau đớn.Dùng lá bồ
công anh tươi,giã nát,vắt lấy nước cốt uống,bã đắp
-Kiện vị,chỉ nôn: dùng để kích thích tiêu hoá trong trường hợp tiêu hoá bất chấn,ăn không ngon miệng,đầy
trướng bụng do tích khí ở tràng.
+Liều dùng: 8-20g/ngày dạng sắc uống,có thể dùng bên ngoài giã và đắp lên vùng sưng đau.Dùng tươi có thể
60g/ngày
+Thu hái và chế biến: Thông thường cây được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng năm là thời kỳ cây
có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím.Sau khi thu hái làm
sạch,sau đó đem cây phơi vào bóng râm cho khô.
+Kiêng kỵ: người có ung nhọt thuộc thể hư hàn; bệnh nhân tiểu đường,cao huyết áp,suy tim;Phụ nữ có thai và
cho con bú ; không nên dùng

6.5.Xuyên tâm liên


+Dùng toàn cây trên mặt đất của cây Xuyên tâm liên
+Tính vị: tính hàn,vị rất đắng
+Quy kinh: vào 3 kinh phế , can,tỳ
+ Công năng: Thanh nhiệt giải độc,thanh phế,chỉ lỵ
+ Chủ trị:
-Thanh nhiệt giải độc,dùng trong các bệnh mụn nhọt ung thũng,đinh độc,rắn độc cắn,có thể uống trong hoặc
dùng ngoài dưới dạng thuốc đắp,thuốc ngâm,rửa.
-Thanh trường chỉ lỵ:dùng khi viêm ruột lỵ,uống riêng bột Xuyên tâm liên hoặc phối hợp với Mộc
hương,Hoàng liên.
-Thanh phế,chỉ khái,lợi đầu họng: dùng trong các bệnh viêm họng,viêm amidan,ngoài ra còn được dùng trong
bệnh ho lao,ho gà,viêm đường tiết niệu
-Thanh nhiệt táo thấp,sơ can,tiết nhiệt,dùng trong bệnh can đởm thấp nhiệt,viêm gan virus,có thể kết hợp với
nhân trần,chi tử
+Liều dùng: 4-16g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột
+Thu hái và chế biến: Thu hoạch quanh năm,trước khi cây ra hoa.Sau khi thu hái làm sạch,cắt ngắn,phơi khô
+Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn; Phụ nữ mang thai và cho con bú; Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến sinh
sản, đặc biệt người khó có con; Người có chứng máu không đông hoặc bệnh nhân bị chấn thương gây chảy
máu, người sau phẫu thuật; Bệnh nhân bị tụt huyết áp; Không nên dùng thuốc trong thời gian dài,ảnh hưởng
tới tiêu hoá.

Câu.Anh (chị) hãy trình bày cách chế biến các vị thuốc sau theo phương pháp cổ truyền?
Hạnh nhân; Long nhãn; Hà thủ ô đỏ; Hoài sơn; Thảo quyết minh.
Chế biến cổ truyền các vị thuốc:
7.1.Hạnh nhân : là nhân của hạt quả mơ
Sau khi thu hoạch,bóc bỏ phần vỏ quả,rửa sạch;đập hoặc xay vỡ vỏ cứng,sàng,thu lấy nhân.
*Mục đích:
+Giảm độc tính của hạnh nhân:Hạnh nhân có chứa glycosid là amygdalin(có chứa nhóm CN).Khi uống vào
cơ thể,dịch vị dạ dày hoặc men emulsin(có trong hạnh nhân) phân huỷ amygdalin thành benzadehy,glucose và
acid cyanhydric.Ở liều cao HCN gây liệt trung khu hô hấp,có thể gây hôn mê,tử vong.Khi chế biến làm giảm
lượng glycosid nên độc tính giảm.
+Tăng tác dụng chống ho và long đờm.Khi uống liều nhỏ dịch chiết hạnh nhân,một lượn HCN được giải
phóng từ từ,có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, gây chấn tĩnh và giảm ho
*Phương pháp chế biến:
+Phương pháp 1: Hạnh nhân đun với nước sôi đến khi tróc vỏ thì sát bỏ vỏ,phơi khô,sao vàng.Khi dùng thì
giã nát.
+Phương pháp 2: Hạnh nhân đun với nước sôi đến khi tróc vỏ thì sát bỏ vỏ,phơi khô.Khi dùng thì đem giã nát.
Sau khi chế biến bảo quản ở nơi khô mát,tránh nơi ẩm thấp.
7.2.Long nhãn : được chế biến từ thịt quả cây nhãn
*Phương pháp 1:
+Thu hoạch khi nhãn đã chín đều
+Phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 40-500C đến khi thịt nhăn lại.
+Bóc lấy thịt;sấy tiếp ở 50-600C đến khi khô đều(nắm không dính tay)các cùi không kết dính vào nhau là
được.Để nguội,bảo quản trong chum sành(khi đóng gói chú ý:Đóng thành từng lớp,giữa các lớp dùng ngăn
cách bằng nilon hoặc sợi dây thừng cuộn tròn)
*Phương pháp 2:
+Thu hoạch nhãn khi đã chín đều
+Nhúng chùm nhãn vào nước sôi 1-2 phút
+Phơi nắng,sấy ở 40-500C trong 30-40 giờ đến khi lắc quả nhãn có tiếng kêu “lóc cóc”, bóc lấy cùi thịt.
+Sấy tiếp ở 50-600C đến khi khô kiệt(nắm không dính tay,cùi không kết dính với nhau).
+Để nguội: đóng gói vào chum sành hoặc bao nilon
*Tiêu chuẩn thành phẩm: Long nhãn khô,dẻo không kết dính với nhau,vị ngọt đậm,màu vàng nhạt.Độ ẩm tối
đa 18%
*Bảo quản nơi khô ráo,thoáng mát,tránh nơi ẩm thấp.
7.3.Hà thủ ô đỏ : là rễ củ đã chế biến khô của cây hà thủ ô đỏ
*Thu hoạch rễ củ cây hà thủ ô,rửa sạch,cắt bỏ rễ con,chặt thành từng đoạn dài 5-10cm.Củ to thì bổ dọc thành
miếng nhỏ
*Mục đích: Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ huyết,có tính ráo,sáp.Vì vậy,chế biến hà thủ ô nhằm mục
đích:
+Giảm tính ráo,sáp: Tính chất ráo,sáp là do hà thủ ô có chứa tanin.Tanin có tác dụng làm săn se niêm
mạc.Nếu uống kéo dài có thể gây táo bón.Chế biến làm giảm lượng tanin bằng cách ngâm vị thuốc vào nước
vo gạo.Loại bỏ dịch ngâm thì tanin giảm đi.
+Giảm tác dụng nhuận tràng do antranoid bằng phương pháp ngâm
+Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận bằng cách chế với dịch nước đậu đen.
*Phương pháp chế biến:
+Phương pháp chế biến theo Dược điển Việt Nam:
-Ngâm:rửa sạch hà thủ ô.Ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm,mỗi ngày thay nước 1 lần.Vớt ra rửa sạch cắn nước
vo gạo
-Nấu:nấu với dịch nước đậu đen đến khi chín đều(4-6 giờ).Vớt ra thái phiến dày 2-3mm.Tẩm dịch nấu,phơi
hoặc sấy,làm nhiều lần cho đến khi hết dịch nước đậu đen thì phơi khô kiệt
-Chế dịch nước đậu đen: Cứ 1kg hà thủ ô thì lấy 100g đậu đen,nấu với 2 lít nước đến khi hạt đậu đen
chín( chưa nứt vỏ) thì gạn lấy dịch.
-Chế nước vo gạo:gạo vo lấy nước,cứ 1kg gạo lấy 2,5-3 lít nước vo.
+Chế biến theo phương pháp đồ:
-Ngâm:hà thủ ô nước vo gạo 4 ngày đêm,mỗi ngày thay nước 1 lần.Vớt ra,rửa sạch
-Đồ:rải đậu đen và hà thủ ô vào một chõ.Cứ 1 lượt đỗ đen lại 1 lượt hà thủ ô đỏ.Đồ đến khi đậu đen chí
nhừ.Loại bỏ đậu đen.Phơi hà thủ ô đến khi khô.Làm như vậy nhiều lần.Thái phiến,phơi sấy đến khô kiệt
*Tiêu chuẩn thành phẩm:phiến dày 1-2mm màu nâu đen,khô cứng,ít chát
*Bảo quản nơi khô ráo,thoáng mát,tránh nơi ẩm thấp.
7.4.Hoài sơn : là rễ củ đã chế biến của cây củ mài
*Chế biến sơ bộ:
+Củ mài thường được thu hoạch vào tháng 10,11 đến tháng 2,3 năm sau.Chế biến khi củ còn tươi
+Phương pháp 1:
-Rửa sạch,gọt bỏ vỏ
-Ngâm nước phèn chua 4 giờ(cứ 100kg hoài sơn thì ngâm với 1kg phèn chua)
-Sấy diêm sinh: Sấy liên tục đến khi toàn củ mềm đều.Phơi hay sấy đến khi khô hoàn toàn(nhiệt độ sấy 50-
600C).Sấy diêm sinh lần 2.Phơi hay sấy đến khô kiệt
+Phương pháp 2:
-Gọt bỏ vỏ
-Sấy diêm sinh 1 ngày đêm đến khi củ mềm đều.Phơi hoặc sấy ở 50-60 0C đến khô.Tiến hành 3-4 lần như vậy
đến khi khô kiệt.
Để tạo ra củ hoài sơn có hình trụ thẳng đều: sau khi sấy diêm sinh đến khi củ mài mềm thì dùng bàn lăn,lăn
nhiều lần đến khi tạo hình trụ thẳng,thì phơi hoặc sấy nhẹ đến khô kiệt.
+Tiêu chuẩn thành phẩm: Độ ẩm tối đa 10%;Không mốc mọt; Củ hình trụ hay hơi dẹt,màu trắng đục,không
còn vỏ
*Chế biến cổ truyền:
+Mục đích làm tăng tác dụng kiện tỳ
+Sao vàng; Ngâm dược liệu đến khi nước thấm đều(10-15 giờ) vớt ra,để ráo nước,thái phiến,phơi hoặc sấy
nhẹ đến khô.Sao vàng.
7.5.Thảo quyết minh: là hạt già đã chế biến khô của cây thảo quyết minh
+Thu hái vào mùa thu, khi quả già ( bắt đầu đen vỏ ngoài), cả cây đem phơi khô, đập lấy hại, loại bỏ tạp chất
rồi phơi lại cho thật khô
*Chế biến cổ truyền:
+Mục đích: Giảm tác dụng bất lợi của thuốc
-Theo y học hiện đại thì các dược liệu chứa antranoid phải để qua 1 năm mới được sử dụng vì antranoid dạng
khử được chuyển sang dạng oxy hoá.
-Y học cổ truyền thường sao để dùng.Thay đổi tác dụng theo yêu cầu trị bệnh: Dạng sao qua,sao vàng có tác
dụng nhuận tràng,thanh can sáng mắt,dạng sao cháy(thán sao)có tác dụng an thần.
+Một số phương pháp chế biến:
-Sao qua(vi sao)
-Sao vàng(hoàng sao)
-Sao cháy(thán sao)

You might also like