You are on page 1of 28

THƯƠNG HÀN LUẬN

MỤC TIÊU

1. Trình bày tiểu sử và sự nghiệp của


Trương Trọng Cảnh.
2. Trình bày các quy luật truyền biến trong
Thương hàn.
3. Trình bày một số triệu chứng của lục
kinh và phương pháp điều trị
TRƯƠNG TRỌNG CẢNH
• Trương Cơ
• Quê: Nam Dương, đời Đông Hán
• Sinh: 142 – 210 thời Hán Linh Đế (166-
188)
• Thuở nhỏ ham học, mười mấy tuổi đã
thông hiểu nhiều sách, nhất là sách về y
học. Đời Hán Linh đế, ông được tiến cử
chức Hiếu Liêm, về sau là Thái thú
Trường Sa. Nhưng cả đời ông chủ yếu là
theo sự nghiệp y học.
TRƯƠNG TRỌNG CẢNH

• Ông theo học thuốc với người đồng


hương là danh y Trương Bá Tổ, được thầy
truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật. Ông
học giỏi đến mức, về mặt chẩn đoán và ra
đơn thuốc điều trị vượt hơn cả người thầy.
Ông hành nghề vào cuối đời Đông Hán.
• Gia tộc của ông có hơn 200 ngươi,từ năm
Kiến An (công nguyên 196) đến sau, chưa
đầy 10 năm đã chết mất hai phần ba, trong
đó chết vì bệnh thương hàn là bảy phần
mười. Trước cảnh tượng đau thương
‘người đắm chìm trong tang tóc, muốn cứu
mà không cứu được, ông càng quyết tâm
tìm học.
• Biên soạn một bộ sách thuốc vĩ đại chưa
từng có ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ bao
quát hai phần là ‘thương hàn’ và ‘tạp
bệnh’. Sách viết xong, trải qua binh hỏa
chiến loạn, bị mất đi phần nào. Về sau, ở
đời Tấn, Vương Thúc Hòa lượm lặt, chỉnh
lý, viết lại. Đến đời Tống là hai quyển sách
thuốc hiện còn đến nay là ‘Thương Hàn
Luận’ và ‘Kim Quỹ Yếu Lược’.
TÁC PHẨM KINH ĐIỂN

• NỘI KINH
• NẠN KINH
• THƯƠNG HÀN LUẬN
• KIM QŨY YẾU LƯỢC
• HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH
• NAM DƯỢC THẦN HIỆU
• Sách kinh điển ( Nội kinh, Nạn kinh ) +
kinh nghiệm bản thân => Thương hàn tạp
bệnh luận.
• Thương hàn tạp bệnh luận gồm Thương
hàn luận ( 10 quyển ) và Kim quỹ yếu lược
( 6 quyển )
• Thương hàn luận chú trọng về các loại
bệnh cộng đồng tính ( có tính chất giống
nhau ), Kim quỹ chú trọng các loại bệnh dị
biệt tính ( có tính chất khác nhau ).
• Thương hàn luận là bộ kinh điển có đầy
đủ: lý, pháp, phương, dược. Giải quyết
được các bệnh cấp tính phát nhiệt, bệnh
truyền nhiễm, và nhiều bệnh khác ( kể cả
phần lớn các bệnh nội thương).
• Thương hàn:
+ Nghĩa hẹp: cảm phải khí hàn lãnh mà sinh
ra bệnh.
+ Nghĩa rộng: bao gồm cảm phải các khí
phong, hàn, thử, thấp…
+ Nội kinh nói: Bệnh phát nhiệt ngày nay đều
là bệnh thương hàn.
• Thương hàn:
+ Nạn kinh nói: Thương hàn có 5 cách thử
là trúng phong, thương hàn, thấp ôn, nhiệt
bệnh và ôn bệnh
+ Thương hàn luận là cơ sở của nội khoa
học.
THƯƠNG HÀN TẠP BỆNH LUẬN
(16 QUYỂN)

06 quyển sau
10 quyển đầu KIM QUỸ YẾU LƯỢC
THƯƠNG HÀN LUẬN 262 phương thuốc
113 phương thuốc,
bàn về Kinh lạc và
bệnh Thương hàn
• Thương hàn luận: bệnh diễn tiến theo
quy luật, được quy nạp ra các hội chứng,
tùy theo mối tương quan giữa tà khí và
chính khí mà phân loại thành:
• Dương chứng: Sức chống đỡ bệnh tà của
chính khí còn mạnh. Có 3 mức độ khác
nhau: thái dương, thiếu dương, dương
minh.
• Âm chứng: Sức chống đỡ bệnh tà đã suy
yếu, cũng có mức độ khác nhau: thái âm,
thiếu âm, quyết âm.
Lục bệnh truyền biến

• Then chốt của lục bệnh truyền biến là


quyết định ở ba mặt:
+ Cảm thụ tà khí nông hay sâu ?
+ Cơ thể người bệnh khỏe hay yếu ?
+ Phương pháp điều trị đúng hay sai ?
Quy luật truyền biến

• Truyền kinh: Là chứng hậu của kinh này


truyền biến ra thành chứng hậu của kinh
khác, nói chung là bệnh tà từ ngoài xâm
nhập dần phát triển vào lý. Ngoài ra còn có
hình thức biểu lý tương truyền.
• Trực trúng: bệnh tà không theo dương kinh
truyền vào khi phát bệnh xuất hiện ngay
chứng trạng của tam âm gọi là trực trúng.
Quy luật truyền biến

• Lý chứng chuyển biểu:


• Hợp bệnh: hợp bệnh là chứng trạng của
hai hay ba kinh đồng thời xuất hiện không
phải do truyền biến mà do hai hay ba kinh
đồng thời bị cảm tà khí
• Tính bệnh: là tình trạng của một kinh chưa
hết mà bệnh tà đã chuyển sang kinh khác
rất mau.
Quy luật truyền kinh (1) /
Thương hàn bệnh

BIỂU: Thái dương biểu chứng  Thiếu dương bán biểu bán lý

Dương minh chứng (LÝ)

LÝ: Thái âm chứng Thiếu âm chứng

Quyết âm chứng

Biểu lý tương truyền


TRIỆU CHỨNG CỦA LỤC KINH
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1. Thái dương ( bàng quang – tiểu trường )
+ Sợ lạnh, phát sốt, mạch phù, đầu gáy cứng
đau, ra mồ hôi hoặc không
+ Thái dương kinh chứng:
- Thái dương thương hàn: biểu thực ( Ma
hoàng thang )
- Thái dương trúng phong: biểu dương hư
chứng ( Quế chi thang )
+ Thái dương phủ chứng: bệnh tà ở thái
dương không giải được thì sẽ từ biểu
truyền vào phủ ( bàng quang ) gây thành
hiện tượng súc thủy ( Ngũ linh tán ), Súc
huyết ( Đào nhân thừa khí thang )
+ Thái dương bệnh chứng: kết hung, Vị khí (
Bán hạ tả tâm thang )
2. Thiếu dương ( đởm – tam tiêu )
- Nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức
không muốn ăn, bứt rứt hay nôn.
- Phép trị là hòa giải, phương thuốc Tiểu
sài hồ thang.
3. Dương minh ( Vị - đại trường )
- Biểu hiện lý thực nhiệt: mình nóng, tự ra
mồ hôi mà sợ nóng, khát uống nước
nhiều, bứt rứt khó chịu, đại tiện táo kết,
bụng đầy đau, rắn chắc, nóng từng cơn,
nóng về chiều, nói mê sảng.
- Dương minh kinh chứng: Bạch hổ thang
- Dương minh phủ chứng: Điều vị thừa khí
thang, Tiểu thừa khí thang, Đại thừa khí
thang.
- Phát hoàng: Nhân trần cao thang
4. Thái âm: ( Tỳ - Phế )
- Biểu hiện Lý hư hàn: bụng đầy mà nôn,
ăn không tiêu, đi ỉa chảy ngày càng nặng,
bụng đau từng cơn…
- Lý trung thang, Tứ nghịch thang.
5. Thiếu âm: ( Tâm – Thận )
- Mạch vi tế, chỉ muốn ngủ ( li bì ), sợ rét (
nằm co ), chân tay giá lạnh ( Phụ tử
thang )
- Thiếu âm hóa hàn: ỉa chảy ( Bạch thông
thang )
- Thiếu âm hóa nhiệt: trong lòng buồn bực
không thể nằm yên được ( Hoàng liên a
giao thang )
6. Quyết âm ( Can – Tâm bào )
- Thượng nhiệt hạ hàn: tâm phiền, khí
nghịch, trong tâm nhức nhối nóng, đói mà
không muốn ăn, ăn thì nôn ra giun đũa ( Ô
mai hoàn ).
- Quyết nhiệt thắng phục: giá lạnh, ỉa chảy,
không ăn được ( âm hàn thắng ), nóng sốt
( dương khí thắng ).
- Quyết âm hàn: tay chân giá lạnh, mạch tế
muốn tuyệt ( Đương quy tứ nghịch thang ).
- Quyết âm nhiệt: lỵ , mót rặn, khát nước,
lưỡi đỏ, mạch sác, thiện án, sau khi đi
xong có cảm giác khoan khoái ( Bạch đầu
ông thang ).

You might also like