You are on page 1of 3

4 kiểu truyền biến

1. Tuần kinh
2. Trực trúng: thẳng vào tam âm
3. Lý chuyển biểu
4. Tính bệnh
Hợp bệnh: nhiều kinh cùng bệnh như tam dương

Thái dương bệnh chứng

1. Thái dương kinh chứng:

Thương hàn: sốt, không ra mồ hôi, sợ lạnh, m.phù khẩn hoãn

Trúng phong: sốt, ra mồ hôi, sợ lạnh, m.phù hoãn khẩn

2. Thái dương phủ chứng

Súc thuỷ: nhiệt nhập khí phận. Tà + thuỷ kết. Tiểu khó, dưới tim  bụng dưới rắn
chắc đau, không có triệu chứng tâm thần kinh

Súc huyết: nhiệt nhập huyết phận. Tà + huyết kết. Tiêu ra máu đen, bụng dưới đầy
đau, có triệu chứng tâm thần kinh như mê nói sảng, phát cuồng do Nhiệt vào Hạ
tiêu

Thiếu dương bệnh chứng

1. Thiếu dương kiêm biểu: phát sốt 6-7 ngày, sợ lạnh, đau nhức toàn thân ra mồ
hôi

2. Thiếu dương kiêm lý: lúc nóng lúc lạnh, triệu chứng của Đởm: miệng đắng,
buồn nôn, đau thượng vị cự án, bí tiểu, có thể tiêu lỏng, nóng rát hậu môn táo bón,
khát nước,tiểu ít…

3. Nhiệt nhập Huyết phận: tà trực trúng kinh thiếu dương. Thường gặp phụ nữ
hành kinh lúc nóng lúc lạnh, kinh ít, kinh trễ, triệu chứng nhập huyết: phát sốt
cao, nói nhảm

Dương minh bệnh chứng


1. Dương minh kinh chứng: sốt cao, ra mồ hôi, sợ NÓNG sợ lạnh, chưa táo bón
tiện bí do tà chưa vào Vị

2. Dương minh phủ chứng: sốt cao tăng về chiều, táo bón đại tiện bí, tay chân ra
mồ hôi, mê sảng, rêu vàng dày, mạch trầm

3. Dương hoàng: khi nhiệt độc không ra theo mồ hôi ra ngoài, bế tắc lại bên trong,
gây tiểu không thông lợi  hoàng đản. Gồm 3 loại

Thiên biểu: mạch phù, phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi + tiểu tiện khó, vàng da
mắt
Thiên lý: sốt, chỉ sợ nóng, ra mồ hôi, triệu chứng vào lý: đại tiện bí kết, bụng đầy
+ tiểu tiện khó, vàng da mắt sáng màu quýt
Thiên lý kiêm biểu: 3 KHÔNG mồ hôi-sợ nóng lạnh-phát sốt + tiểu tiện khó, vàng
da mắt

Thái âm bệnh chứng

Gồm 2 bệnh cảnh: Tỳ vị hư hàn, Hàn thấp uất trệ

Hàn uất lâu, công hạ hàn sớm  Thái âm kiêm biểu: vừa lạnh bên trong, vừa nóng
bên ngoài, do khí thăng giáng rối loạn

Âm hoàng: hàn thấp uất trệ lâu  sắc da vàng sẫm tối, KHÔNG phát sốt

Thiếu âm bệnh chứng

Bệnh cảnh rối loạn tâm-thận. Tâm: muốn ngủ mà không ngủ được, ngủ mà không
yên

Thận: tiểu trong dài, chân tay lạnh

Hàn do dương khí tiêu hao khi tà đã đến Thiếu âm, Nhiệt do tâm thận âm suy giảm
sinh âm hư hoả vượng

Cơ chế triệu chứng: lúc này Thái âm bị tà vào rồi nên sẽ có triệu chứng nặng hơn
của Thái âm là ăn kém, tiêu lỏng, kèm các triệu chứng Tâm về ngủ, triệu chứng
Thận dương suy

Hàn chứng: chân tay lạnh


1. Thiếu âm hoá hàn: không phát sốt mà sợ lạnh nằm co, khát không muốn uống,
trch Tâm: ngủ…, trch Thận: tiểu trong, trch Thái âm tỳ: ăn kém, tiêu lỏng

2. Âm thịnh cách dương dương suy: chân hàn giả nhiệt. Chân tay lạnh, trch giả
nhiệt: không sợ lạnh, mặt đỏ. Mạch vi tuyệt

Nhiệt chứng: âm hư + tiểu thông?

3. Thiếu âm hoá nhiệt: khi thận thuỷ bị thiếu-hư suy chức năng hoà với tâm hoả 
âm hư hoá nhiệt. Trch âm hư ở Tâm: tâm phiền, khó ngủ, bứt rứt, họng khô
miệng khát, đầu lưỡi đỏ. Trch âm hư Thận: mạch tế sác, TIỂU THÔNG LỢI

4. Âm hư thuỷ đình: tiểu không thông lợi + triệu chứng như của Thiếu âm hoá
nhiệt + lưỡi đỏ rêu trắng, mạch huyền tế sác

Quyết âm bệnh chứng

Đấu tranh chính tà  sinh chứng quyết: tay chân móp lạnh. Tà thắng thì hàn-phát
quyết, chính thắng thì phát nhiệt

Chủ chứng: thượng nhiệt, hạ hàn. Thượng nhiệt: tâm phiền, khát nhiều. Hạ hàn:
chân tay lạnh, đói không muốn ăn, nôn ói, tiêu chảy

Gồm 3 loại: hàn quyết, nhiệt quyết, thượng nhiệt hạ hàn

1. Thượng nhiệt hạ hàn: HÀN NHIỆT LẪN LỘN. Thượng nhiệt do Can mộc-Đởm
hoả vượng, hạ hàn do Can ảnh hưởng Thận thuỷ đã suy hư trước đó, kém nuôi
dưỡng Can  cộng hưởng cho thượng nhiệt hạ hàn

Triệu chứng Can uất tỳ vị: đói không muốn ăn, ăn vào thì nôn, tiêu lỏng, nôn ói.

2. Hàn quyết: chân tay lạnh do hàn thắng, mạch vi tuyệt do Can tàng huyết mà Can
huyết hư kém nuôi dưỡng

3. Nhiệt quyết: sốt, chân tay lạnh do dương khí không ra ngoài đấu tranh vì chặn
lại bởi nhiệt độc, mạch hoạt + triệu chứng Nhiệt lỵ: mót rặn, tiêu nhiều đờm máu,
tiêu xong không thoải mái do Can chủ sơ tiết kém, Tỳ thấp trệ

You might also like