You are on page 1of 10

CÂU 1: Phân tích các nguyên nhân gây bệnh theo YHCT

YHCT cho rằng con người và thế giới xung quanh là một chỉnh thể thống nhất, do đó trong quá trình phát
sinh phát triển bệnh tật, ở một điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể tương hỗ chuyển
hoá, kết quả bệnh lý ở giai đoạn này có thể là nhân tố gây bệnh ở giai đoạn khác. Ngoài việc dựa vào vận
dụng quan sát trực tiếp thì YHCT cũng dựa vào các biểu hiện lâm sàng, phân tích các chứng trạng để tìm
nguyên nhân, làm căn cứ để sử dụng thuốc sau này.

PHÂN LOẠI

Ngoại nhân (ngoại cảm)

Nội nhân (nội thương)

Nguyên nhân khác

CÁC NGUYÊN NHÂN

Ngoại nhân (ngoại cảm) :

+Là những nguyên nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường da lông hay mũi miệng.

+Bệnh do ngoại cảm gây nên thường có tính chất cấp tính, giai đoạn đầu thường có biểu hiện lâm sàng
của chứng hàn hoặc chứng nhiệt, sưng đau họng, đau nhức cơ xương khớp…

+Nguyên nhân ngoại cảm gồm: lục dâm và lệ khí.

Lục dâm:

Phong hàn thử thấp táo hoả là 6 loại khí hậu biến hoá trong giới tự nhiên, gọi là lục khí; là điều kiện sinh
trưởng của vạn vật. Đối với con người lục khí là vô hại.Lục khí trong quá trình biến hoá thất thường, ví
như mùa xuân tiết khí không ấm áp mà lại lạnh, mùa thu không mát mà lại nóng... chính khí cơ thể bất
túc, sức đề kháng giảm thì lục khí sẽ thành nhân tố gây nên bệnh, gọi là lục dâm. Lục dâm không phải là
chính khí nên còn gọi là tà khí.Lục dâm có thể đơn độc gây bệnh, có thể kết hợp với nhau để gây bệnh
như phong hàn, phong hàn thấp...

Đặc điểm gây bệnh của Phong

-Thời gian: phong tà thường gây bệnh vào mùa xuân nhưng các mùa khác cũng có thể xuất hiện.

-Đặc điểm:

+Phong là dương tà có đặc tính hướng lên trên ra ngoài nên hay gây bệnh vùng đầu mặt và phần ngoài
cơ thể.Phong tính di chuyển và biến hóa nên gây bệnh hay di chuyển: đau các khớp, ngứa nhiều chỗ, gây
bệnh với tốc độ nhanh.

+Lâm sàng: xâm phạm vào bì phu gây bệnh thì xuất hiện cảm giác ngứa ngoài da, mọc ban chẩn…
+Phong hàn: sợ lạnh, sốt, ngạt mũi, không ra mồ hôi, đau nhức cơ khớp, mạch phù khẩn.

+Phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, tự ra mồ hôi, mạch phù sác

+Phong thấp: sưng đau các khớp, vận động các khớp hạn chế…

Hàn

-Thời gian: hàn tà thường gây bệnh vào mùa đông, nhưng các mùa khác cũng đều có.

-Tính chất: hàn thuộc âm tà, dễ làm tổn thương dương khí; hàn tà có tính ngưng trệ, thu liễm, co rút.

+Hàn là biểu hiện của âm khí thịnh. Ngưng trệ tức là làm cho khí huyết trở trệ không thông, gây nên đau.
Hàn hay gây co rút lại như lạnh gây co cứng cơ, đau bụng do lạnh...

-Lâm sàng

+Thương hàn (hàn làm tổn thương dương khí): sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu, đau nhức khớp,
mạch phù khẩn.

+Trúng hàn (hàn tà tổn thương tỳ vị): bụng lạnh đau, ăn kém, buồn nôn, đại tiện lỏng, mạch trầm trì.

Thử

-Tính chất: thử là dương tà, tính nóng bức; tính thăng tán, thử thường kèm theo thấp.

-Thử là khí nóng bức của mùa hạ. Mùa hạ khí hậu nóng bức, thường gặp mưa mà sinh thấp, độ ẩm thấp
trong không khí tăng nên thử tà gây bệnh thường kèm theo thấp tà.

-Lâm sàng: Mức độ gây bệnh của thử tà phân thành:

+Thương thử: phát sốt, khát nước, bứt dứt khó chịu, ra mồ hôi, đau đầu buồn nôn,đau bụng đi ngoài

+Trúng thử (say nắng, say nóng): đột nhiên ngã, mê man, sốt cao, không ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi lạnh,
tiếng thở to, mặt đỏ, môi lưỡi đỏ

Thấp

-Thời gian: 4 mùa đều có.

-Tính chất: thấp là âm tà, trở trệ vận hành của khí, dễ tổn thương dương khí. Thấp có tính trầm nặng,
dính trệ, di chuyển xuống dưới

Thấp tà xâm phạm cơ thể, ứ đọng ở tạng phủ, kinh lạc gây trệ tắc kinh lạc.

Thấp tính trầm nặng, thấp tà ứ trệ ở kinh lạc xương khớp gây nên chứng thấp tý, làm chi thể cảm thấy
nặng nề, khớp co duỗi khó khăn.
Thấp tính uế trọc gây nên chứng thấp nhiệt.chất bài tiết không bình thường như thấp nhiệt bàng quang
(đái buốt, đái máu), thấp nhiệt đại tràng (lỵ có nhầy máu mũi, đau quặn bụng), thấp nhiệt ở ngoài da
(mụn nhọt chảy nước vàng, ngứa).

Lâm sàng :

+Thấp tổn thương phần biểu: sốt, sợ gió lạnh, mình mẩy tứ chi nặng nề, đau nhức.

+Thấp tổn thương cơ khớp: các khớp đau nhức, co duỗi khó khăn.

+Thấp kết hợp với nhiệt: đái buốt đái rắt,mụn nhọt ngứa ngoài da…

Táo

-Tính chất: táo tính khô sáp dễ tổn thương tân dịch (da khô, môi miệng lưỡi khô,không có mồ
hôi...),thương phế (ho khan không đờm hoặc đờm lẫn máu, đau tức ngực...)

-Lâm sàng :

+Ôn táo (táo kết hợp ôn nhiệt xâm phạm cơ thể): sốt, không sợ lạnh hoặc sợ lạnh ít, miệng khát, mắt đỏ,
sưng đau họng, ho khạc ra máu, tiểu tiện ít và sẫm màu, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.

+Lương táo (táo và hàn kết hợp xâm phạm cơ thể): sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Hỏa

-Tính chất: hoả tính thiêu đốt, bốc lên trên, hao khí thương tân, sinh phong động huyết.

-Đặc điểm gây bệnh:

+Hoả tà xâm phạm cơ thể thiêu đốt tân dịch, tổn thương chính khí, thiêu đốt kinh can làm cân mạch mất
sự nuôi dưỡng cân bằng

+Hoả nhiệt làm tăng cường vận hành huyết dịch, thiêu đốt mạch lạc, bức huyết vong hành sinh ra các
loại xuất huyết.

+Hoả tà nhập vào huyết phận, tụ ở tổ chức sinh ra các loại mụn nhọt.

+Hoả nhiệt với tâm khí tương ứng, gây nhiễu loạn thần minh gây chứng thần chí không yên...

-Lâm sàng:

+Sốt cao, bứt dứt, khát nước, mụn nhọt ngoài da, nếu nặng sẽ thấy co quắp tứ chi, mặt đỏ, mắt đỏ

+Gây viêm: loét miệng lưỡi, đau nhức mắt…

+Xuất huyết: nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, băng kinh…

+Rối loạn thần chí, rối loạn ngôn ngữ…


Lệ khí

-Nguyên nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào nhưng có tính chất truyền nhiễm mạnh, nên còn gọi
là dịch độc

-Đặc điểm:

+Tính chất truyền nhiễm mạnh

+Phát bệnh cấp tính và nguy hiểm

+Tính đặc dị và triệu chứng giống nhau

NỘI NHÂN

-Khái niệm

+Thất tình là 7 loại tình chí: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh ( vui mừng, giận dữ, lo lắng, suy nghĩ, buồn
giầu, sợ hãi, kinh dị ).

+Nếu xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ hoặc tác động lâu dài, vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý bình
thường của cơ thể thì sẽ gây nên bệnh.

-Đặc điểm gây bệnh

+Trực tiếp tổn thương nội tạng: nộ thương can, hỉ thương tâm, tư thương tỳ, ưu thương phế, khủng
thương thận.

+Ảnh hưởng tạng phủ: nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí
loạn, ưu tắc khí kết.

+Tình chí thay đổi thất thường làm cho bệnh tình nặng thêm hoặc diễn biến nhanh (như tăng huyết áp
do cáu giận...)

CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC

-Ăn uống

+Ăn uống không điều độ: ăn qua đói làm cho nguồn sinh huyết không đầy đủ. Ăn quá no, làm tổn
thương tỳ vị, tiêu hoá rối loạn, trẻ em thành chứng cam tích, người lớn phát sinh bệnh tỳ vị.

+Ăn uống không sạch: gây bệnh ở vị trường hoặc bệnh ký sinh trùng đường ruột; ăn chất ôi thiu sinh đau
bụng, buồn nôn, ỉa lỏng; ăn phải thức ăn có độc gây đau bụng, nôn, thậm chí hôn mê, tử vong.

+Ăn uống thiên lệch: chỉ thích ăn một thứ nào đó làm cho một phần chất dinh dưỡng bị thiếu hụt hoặc
âm dương thiên thịnh thiên suy

-Lao lực quá độ


+Lao động quá sức: lâu ngày tích lao thành tật

-Lao thần quá độ:

+Lo lắng buồn phiền quá độ làm hao thương tâm khí

-Tác nhân bên ngoài

+Bao gồm các vết thương do dao kiếm, súng đạn bắn, bỏng, vấp ngã, côn trùng, rắn cắn...

-Ký sinh trùng

+Thường gặp các loại ký sinh trùng đường tiêu hoá, gây đau bụng nghiện ăn dị vật, sắc mặt vàng, cơ teo
người gầy, hậu môn ngứa ngáy.

-Đàm ẩm, huyết ứ

+Đàm ẩm là sản vật bệnh lý trong qua trình rối loạn trao đổi chất

KẾT LUẬN

YHCT dựa vào các biểu hiện lâm sàng, phân tích các chứng trạng để tìm nguyên nhân, làm căn cứ để sử
dụng thuốc sau này.Việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là cực kỳ quan trọng để từ đó đưa ra nguyên
tắc điều trị phù hợp.

CÂU 2: CHỨC NĂNG VÀ BỆNH LÝ TẠI THẬN THEO YHCT (có liên quan đến răng )

Công năng sinh lý: chủ tàng tinh, chủ thủy thận nội tạng có nguyên âm, nguyên dương. Khi bệnh lý phần
nhiều là hư, thường chia hai loại; thận âm hư và thận dương hư, trong đó bao gồm sinh dục, tiết niệu,
thần kinh, nội tiết...

THẬN ÂM HƯ

-Triệu chứng:

+Đau choáng mắt hoa

+Tai ù, tai điếc

+Răng đau hoặc lung lay, mất ngủ, môi miệng khô

+Ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn (ra mồ hôi trộm)

+Lưng gối đau mỏi, xương đùi, xương ống chân đau, di tinh

+Lưỡi hồng khô hoặc rêu xanh, tiểu tiện ngắn, đỏ, miệng khô về đêm tăng

+Thận chủ cốt, thận âm bất túc làm cho gối mỏi, đau trong xương đùi cổ chân “xỉ vi cốt chi hư” cốt tủy
không thông, răng lung lay mà đau.
THẬN DƯƠNG HƯ

Triệu chứng:

+Sắc mặt ảm đạm

+Tay chân không ấm

+Phát dễ thoát lạc (tóc dễ rụng)

+Đoản khí, suyễn

+Sợ lạnh

+Tinh thần ủ rũ

+Tai ù, tai điếc

+Răng lung lay

+Lưng gối đau mỏi

+Tiểu tiện ít

+Phù thũng hoặc tiểu tiện về đêm nhiều.

+Đại tiện lỏng nát, tự hãn.

+Chất lưỡi bệu mềm, rêu trắng nhuận.

+Mạch hư phù hoặc trầm trì vô lực.

+Nếu mệnh môn hỏa suy có thể xuất hiện.

+Dương nuy, hoạt tinh, ỉa chảy mãn tính.

+Tứ chi lạnh hoặc đoản khí, khí suyễn vã mồ hôi, mạch ở lưỡng xích nhược hoặc vi tế trầm trì, trường
hợp tiểu tiện nhiều, đái són, đái nhiều về đêm, sau khi đái nước tiểu còn sót lại, hoạt tinh tảo tiết, lưỡi
mềm, rêu trắng

Giải thích bệnh lý:

+Thận khai khiếu ra tai, kỳ hoa tại phát (vẻ đẹp của râu tóc, móng tay chân) thận khí bất túc làm cho tai
ù, tai điếc, tóc râu dễ rụng. Thận chủ cốt, thận dương bất túc làm cho lưng gối đau mỏi, răng lung lay
“thận hư bất năng nạp khí quy thận” gây nên đoản khí mà suyễn.

+Thận dương hư khiến toàn thân dương khí đều hư nên chỉ thể không nóng ấm, tự hãn (dương hư biểu
bất cố) tinh thần không thoải mái, đại tiện lỏng nát (dương hư thủy phiếm), (thận hư thủy phiếm) tất
sinh nước tiểu ít mà phù
THẬN ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ:

Triệu chứng chủ yếu:

+Sắc mặt ảm đạm

+Tâm phiền

+Rụng tóc, răng đau

+Tự hãn

+Khô miệng

+Sợ lạnh

+Chi lạnh, di tinh

+Lưỡi nhợt, co ngắn

+Dạ đa tiểu tiện (đái đêm nhiều)

+Rêu mỏng

+Mạch trầm tế nhược

Bệnh lý: do âm dương hỗ căn, âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư, trái lại dương hư cũng dẫn đến âm hư

TÂM THẬN BẤT GIAO

Triệu chứng chủ yếu:

+Tâm quí

+Đầu choáng

+Tâm phiền

+Mất ngủ, hay quên

+Tai ù, tai điếc

+Lưng gối đau mỏi

+Lưỡi thon hồng

+Mạch tế hoặc tế sác

Tâm và thận tương hỗ chế ước, hỗ tương tự sinh, tương tắc tương thành, nếu tâm thận thất điều, xuất
hiện các triệu chứng trên.
Câu 3 PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ THEO YHCT

Hai tạng Thận và Can có mối quan hệ tư dưỡng lẫn nhau, thận thủy sinh can mộc, sự sơ tiết điều đạt của
tạng Can phải nhờ sự tư dưỡng của thận. Tạng Can tàng huyết còn tạng Thận tàng tinh, mà tinh và huyết
đều thuộc âm, cho nên khi thận âm hư thường kéo theo can huyết hư.

Trong y học cổ truyền, chứng can thận âm hư chủ yếu được điều trị bằng các bài thuốc thảo dược. Tùy
theo triệu chứng gặp phải mà lựa chọn bài thuốc cho phù hợp.

CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ SINH HUYỀN VỰNG:

Thường xảy ra khi thận thủy hư tổn khiến cho thủy không hàm được mộc và tạo điều kiện cho phong
dương quấy nhiễu lên trên.

Đặc điểm: Các triệu chứng bệnh kéo dài, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đầu choáng vàng nằm
yên nhắm mắt thì đỡ.

Pháp trị: Tư bổ can thận

Bài thuốc điều trị: Kỷ cúc địa hoàng hoàn

Thành phần: 16 gram thục địa, 12 gram địa cốt tử, 12 gram trạch tả, 12 gram hoài sơn, 12 gram kim cúc,
8 gram sơn thù, 12 gram bạch linh, 12 gram lộc cửu

Cách sử dụng: Bỏ tất cả dược liệu vào ấm sắc với 700ml nước cho cạn còn một nửa. Thuốc sắc thu được
gạn ra chén chia đều làm 3 phần uống trước các bữa ăn chính hoặc khi bụng đang trống rỗng.

CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ SINH HUYẾT THỐNG

Chứng hiếp thống thường gặp ở những người bị can thận âm hư do cơ thể hư yếu, lao lực quá độ khiến
cho tinh của can thận cùng hư không thể hóa thành khí.

Đặc điểm: Hai bên mạn sườn của người bệnh thường xuyên xuất hiện các cơn đau âm ỉ, hoa mắt,
choáng váng đầu, nóng sốt từng cơn vào buổi chiều, cơ thể ra nhiều mồ hôi trộm.

Pháp trị: Tư bổ can thận

Bài thuốc điều trị: Nhất quán tiễn

Thành phần: 16 gram liên sa sâm, 12 gram đương quy, 12 gram câu khởi, 12 gram mạch môn,12 gram
sinh địa, 8 gram hạt xoan rừng.

Cách dùng thuốc: Ngày dùng 1 thang bằng cách sắc lấy nước đặc uống. Thuốc thu được chia làm 3 phần
dùng khi còn ấm. Tùy theo chứng trạng của người bệnh, thầy thuốc có thể gia giảm thêm một số dược
liệu khác cho phù hợp.
CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ SINH HƯ LAO

Trong y học cổ truyền, chứng can thận âm hư sinh hư lao là một phạm trù rộng liên quan đến nhiều vấn
đề như xương tủy, cơ bắp hay tân dịch…

Đặc điểm: Cơ thể đau nhức nhiều, thường xuyên mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe, lưng và đùi đau ê ẩm, ù tai,
mờ mắt, lo nghĩ nhiều, dễ cáu gắt, khí huyết hao tổn ở nhiều tạng phủ.

Bài thuốc điều trị: Đại bổ âm hoàn

Thành phần: Nghiệt mộc 160 gram, quy bản 240 gram, dã liêu 160 gram, thục địa 240 gram, tủy sống lợn
( trư tích thủy) 160 gram.

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị đem tán thành bột nhuyễn, trộn với mật làm thành viên
hoàn. Trọng lượng mỗi viên khoảng 5 gram. Mỗi lần uống 2 viên x 3 lần/ngày trong 3 tháng liền. Dùng
nước ấm để uống.

CAN THẬN ÂM HƯ SINH YÊU THỐNG

Đặc điểm: Người mắc bệnh can thận âm hư sinh ra chứng yêu thống thường có các biểu hiện như đau
âm ỉ ở lưng và hai bên đùi, yêu hai chi dưới, cơn đau lưng tăng lên khi mệt nhọc và thuyên giảm khi nằm
nghỉ, hoa mắt, thị lực kém.

Pháp trị: Tư bổ can thận

Bài thuốc điều trị: Tả qui hoàn

Thành phần: 16 gram thục địa, 12 gram địa cốt, 4 gram ngưu tất, 12 gram lộc giác giao, 12 gram chính
hoài, 12 gram thỏ ti tử, 13 gram cao qui bản.

Cách sử dụng: Bỏ thuốc vào ấm, đổ ngập nước sắc cho cô đặc còn một nửa. Gạn ra uống vào buổi sáng,
trưa, tối trước khi ăn 30 phút.

CAN THẬN ÂM HƯ GÂY CHẢY MÁU CHÂN RĂNG

Đặc điểm: Chảy máu ở chân răng, máu màu đỏ nhạt, răng bị lung lay và đau

Pháp trị: Tư âm giáng hỏa kết hợp lương huyết chỉ huyết

Bài thuốc trị bệnh: Tư thủy thanh can ẩm kết hợp cùng bài Thiến căn tán

Thành phần: 30 gr thiên căn, 30gr cao da lừa, 30gr sinh địa, 30gr hoàng cầm, 16gr trạch tả, 30gr trắc bá
diệp, 16gr quốc lão, 12gr thục địa, 12gr toan táo hạch, 12gr phục linh, 10gr chính hoài, 10gr sài hồ, 10gr
xuyên quy, 8gr sơn thù, 8gr đan bì, 8gr cẩm túc căn, 6gr chi tử.

Cách dùng thuốc: Tất cả dược liệu dùng ở dạng khô, tán thành bột mịn làm hoàn. Để chữa chứng can
thận âm hư gây chảy máu chân răng mỗi ngày uống 15gr x 3 lần/ngày. Uống thuốc với nước đun sôi để
nguội còn hơi âm ấm.
VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIÊU KHÁT)

Với tạng thận thì là thể hạ tiêu

Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do bệnh lâu ngày thương tổn đến âm, vị
nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết hư nên không thểứ làm nhuận da thịt thông huyết hải. Tức
là chất dinh dưỡng không được hấp thụ, sử dụng đường thóat ra theo nước tiểu nên máu không có gì
nuôi sống da thịt gày gò,

Cách trị: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt.

Dùng bài Giáng đường ẩm (hoàn).

Công thức: Ngũ vị tử 12g, Mạch đông 12g, Sơn dược 30g, Sinh địa 30g, Nguyên sâm 15g, Hoàng kỳ 15g,
Thương truật 6g, Thạch cao 60g, Nhân sâm 9g, (hay Đảng sâm 30g), Ký quả 9g, Hà thủ ô 9g. Sắc uống,
mỗi ngày 1 thang. uống thuốc cho đến khi đường niệu chuyển sang âm, sau đó các vị thuốc trên có thể
chế thành hoàn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 9g.

Dùng bài Sinh tân nhận táo ẩm.

Công thức: Thạch cao (sống) 60g, Đại sinh địa 30g, Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Có thể cho thêm
Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm.

You might also like