You are on page 1of 3

PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH (BÁT PHÁP)

Gồm 8 phương pháp


1. Hãn : làm ra mồ hôi
2. Thổ : gây nôn
3. Hạ : gây tả hạ tiêu chảy
4. Hòa : điều hòa
5. Ôn : làm ấm
6. Tiêu : tiêu thực
7. Thanh : làm mát , làm sạch
8. Bổ : bổ sung , bổ dưỡng , bồi bổ

1 / Hãn là làm ra mồ hôi ,đưa tà khí ra ngoài ( đưa tà khí ra ngoài bằng con đường
ra mồ hôi) – chữa bệnh ở phần biểu
- Một số bệnh cần phát hãn
+ cảm mạo phong hàn, phong nhiệt
+ đau dây ngoại biên , co cứng cơ (do trúng phong)
+ dị ứng , ngứa ,sởi (là bệnh tốt cho cơ thể)
+ phong thấp , phong thủy (phong thủy là ứ đọng nước)
+ biểu lý cùng giải ( vừa có bệnh ở lý vừa có ở biểu)
- Thuốc : tân ôn , tân lương
- Chú ý:
+ mất nước nhiều không dung vì sẽ gây mất nước nhiều hơn , mất điện giải gây
hao tổn tân dịch
+ Khi nguyên nhân gây bệnh đã xâm nhập vào phần lý thì tuyệt đối không được
gây hãn nữa

2/ Thổ là gây nôn khi thức ăn ở dạ dày. Phương pháp này hạn chế dùng
- Một số bệnh cần gây thổ là ngộ độc thức ăn , thuốc độc
- Một số thuốc gây nôn : phèn chua , muối ăn
+ phèn chua + 20 lòng trắng trứng : chữa ngộ độc thủy ngân hữu cơ , kim loại
+ muối ăn: không dung cho bệnh nhân ngộ độc thủy ngân hữu cơ vì sẽ tạo ra
các chất ăn mòn cao , gây thủng dạ dày
- Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, người già yếu,…
3/ Hạ là tẩy nhuận đưa chất ứ đọng , tà khí ra ngoài bằng cách đại tiện
- Một số bệnh cần hạ là
+ táo bón , đại tràng thực nhiệt
+ phù thũng , hoàng đản(vàng da)
+ tích trệ đồ ăn đã dung thuốc tiêu đạo ( tiêu đạo là dẫn dắt thức ăn ứ động đi ra
ngoài ) mà không khỏi
- Thuốc : tả hạ , nhuận hạ ( hàn hạ , nhiệt hạ)
(tả hạ có mức độ mạnh hơn nhuận hạ)
- CCĐ: Không dùng cho phụ nữ có thai, người mất nước, gầy yếu, người già
- Trong TH BN sức khỏe yếu mà tình trạng bệnh tương đối nhẹ thì nên cho BN sử
dụng nhuận hạ, không sử dụng tả hạ vì có thể gây nguy hiểm cho BN
4 / Hòa là hòa giải , hòa hoãn, điều hòa
- Một số bệnh
+ chữa bán biểu bán lý( lúc sốt lúc rét)
+ can tỳ can vị bất hòa (can tỳ, can vị thường bất hòa là do can mộc khắc tỳ thổ)
+ dinh vệ bất hòa:
Dinh (dinh dưỡng) là chất có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể, chất đi trong lòng
mạch, là khí huyết
Vệ (bảo vệ) là hàng rào bảo vệ bên ngoài cơ thể, chất đi ngoài lòng mạch, là
vệ khí
=> Cả 2 đều nâng cao sức đề kháng của cơ thể lên
- Thuốc : giải biểu , hành khí , hoạt huyết , thanh nhiệt
5/ Ôn là làm ấm, làm nóng bên trong
- Một số bệnh
+ tỳ vị hư hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, đầy bụng chậm tiêu, ỉa chảy,…
+ thận dương hư: người lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, lưng lạnh, mỏi gối,…
+ thoát dương ( dương khí thoái ra ngoài do trúng hàn tà quá mạnh, thường gặp
ở người già sắp mất): sợ lạnh, ỉa chảy, tay chân lạnh, ra mồ hôi dầm dề, tinh thần
mệt mỏi,…
-Thuốc : trừ hàn , bổ dương
- CCĐ: Không dùng cho chân nhiệt giả hàn , âm hư , tân dịch hao tổn, xuất huyết.
6/ Tiêu là làm mất đi tan đi
-Một số bệnh
+ hàn nhiệt ,đàm, thực, khí, huyết đàm ẩm tích trệ
+ khí nghịch , uất kết
+ trưng hà tích tụ
- Thuốc : hành khí hoạt huyết, tiêu đạo, tả hạ, lợi thủy, thanh nhiệt , tán hàn
- CCĐ: Không dùng cho phụ nữ có thai, cơ thể suy nhược,…
7 / Thanh là làm sạch mát , làm lạnh bên trong
- Một số bệnh:
+ hỏa độc
+ huyết nhiệt
+ giải độc , trừ thấp nhiệt , giải thử
- Thuốc : thanh nhiệt , giải biểu nhiệt
- Dùng thận trọng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài
8/ Bổ là bồi bổ lại phần thiếu hụt , suy giảm
- Một số bệnh : âm , dương, khí , huyết hư
- Thuốc bổ âm, bổ khí, bổ huyết, bổ dương

 CHÚ Ý : tùy theo chứng bệnh mà phối hợp các biện pháp để điều trị
Ví dụ
+ hàn – hạ : chữa sốt , đau đầu (biểu) kèm theo bụng chướng đau , táo bón
+ công – bổ ( thanh dinh thang): thanh nhiệt + dưỡng âm
+ tiêu – bổ( chỉ thực tiêu biểu hoàn ): tiêu bĩ + kiện tỳ

You might also like