You are on page 1of 95

DƯỢC LÝ ĐÔNG Y

Lương Y Hạnh Phúc tổng hợp – 11/2020

1
ĐẠI CƯƠNG DƯỢC LÝ ÐÔNG Y

A. DƯỢC LUẬN

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN DƯỢC LIỆU TRONG ÐÔNG Y:

Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên
nhiên, đã phải tự tìm thức ăn, thức uống để sống. Trong quá trình đó có khi gặp phải cây cỏ
có chất độc, hoặc cây cỏ có tính giải độc, hoặc ăn vào thấy khoẻ. Dần dần có nhận thức phân
biệt, tích luỹ kinh nghiệm lợi dụng những tính chất đó nghiên cứu chữa bệnh.

Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thức
uống, thuốc và chất độc cũng chỉ là một. Về sau có sự tổng hợp và đặt ra lý luận:

Theo truyền thuyết, người ta cho rằng Vua Thần Nông một ngày nếm 100 cây cỏ để tìm
thuốc, có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần. Rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên là: " Thần Nông
bản thảo " . Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, và là Bộ sách cổ nhất của Ðông y
( chừng 4.000 năm trước ).

Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại thì Vua Thần Nông nói đây không phải là
một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích luỹ lại viết thành sách, rồi để gây tin
tưởng mà truyền bá. Các tác giả đã đặt truyền thuyết về Vua Thần Nông, vì thực tế bộ sách
này chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II.

II. DƯỢC PHẨM NGŨ VỊ LUẬN:


Thuốc có ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau:

- Tân ( Cay ) thuộc Kim vào tạng Phế.


- Cam ( Ngọt ) thuộc Thổ vào tạng Tỳ
- Hàm ( Mặn ) thuộc Thuỷ vào tạng Thận
- Toan ( Chua ) thuộc Mộc vào tạng Can
- Khổ ( Đắng ) thuộc Hoả vào tạng Tâm

+ Thuốc có vị đắng thì bốc đi thẳng, tánh tiết ra.


+ Thuốc có vị cay thì đi ngang dọc, tánh tán đi
+ Thuốc có vị chua thì sơ thông, tánh liễm lại.
+ Thuốc có vị mặn thì chặn đứng, tánh mềm nhuận.
+ Chỉ có vị ngọt, có lên xuống, vì hành thổ ở Trung ương ngũ hành từ đó mà có, nên tánh nó
bổ dưỡng.
+ Ngoài ra còn có thêm vị đạm ( nhạt ), tính không quy vào tạng và chỉ đi vào kinh thái
dương bàng quang nên tính hay lợi tiểu.

2
Note:

- Chua (Toan): thu liễm, cố sáp ( sinh tân, sát trùng)


- Đắng (Khổ): tiết tả (giáng khí, thanh nhiệt), táo thấp
- Ngọt (cam): bổ hư, hoà trung, hoãn cấp chỉ thống, điều hoà chư dược
- Cay (tân): phát tán, hành khí, hành huyết
- Mặn (hàm): nhuyễn kiên tán kết, tả hạ
- Đạm: lợi thuỷ thẩm thấp
- Sáp: thu liễm cố sáp

III. DƯỢC PHẨM ÂM DƯƠNG LUẬN:


Học thuyết âm dương là cơ sở chỉ đạo của Y học phương đông. Dược lý cũng không ngoài cơ
sở đó. Thuốc có tứ khí, ngũ vị lại có tính thăng giáng, phù, trầm, luận về âm dương thì:

Tứ khí:
- Hàn ( lạnh ), Lương ( mát ) : Thuộc âm
- Nhiệt ( nóng ), Ôn ( ấm ) : Thuộc dương

Ngũ vị: và vị đạm.


- Vị Cay, Ngọt và Đạm thuộc Dương.
- Vị Chua, Đắng và Mặn thuộc Âm.

Trong tứ khí và ngũ vị cũng chia như sau:

- Hậu ( đậm đà, nồng nặc )


- Bạc ( nhẹ nhàng nhạt nhẽo )

- Vị hậu thì bổ ; Khí hậu thì giáng : Thuộc âm


- Vị bạc thì tán ; Khí bạc thì thăng : Thuộc dương

Bàn về thăng, giáng, phù, trầm:

- Thăng phù ( đi lên, nổi ) thuộc Dương.


- Trầm giáng ( đi xuống, chìm ) thuộc Âm.

IV. DƯỢC THÂN CĂN SẢO BIỆN: ( Bàn về cách dùng thân, rễ, cành của cây thuốc )

Dùng theo đồng khí tương cầu thì :


- Phần hướng lên trị bệnh thượng tiêu.
- Phần hướng xuống trị bệnh hạ tiêu
- Phần ở giữa trị bệnh trung tiêu.

- Cành nhánh đi ra tứ chi


- Da vỏ đi ra bì phu

3
- Ruột thân, rễ đi vào tạng phủ

- Cây thuốc nhẹ dễ vào tâm phế


- Cây nặng dễ vào can thận
- Cây rỗng ruột hay phát tán bên ngoài.
- Cây đặt ruột chuyên trị bên trong

- Thứ khô ráo vào khí phận.


- Thứ ẩm ướt vào huyết phận.

V.CÁCH ÐẶT TÊN CỦA VỊ THUỐC:


1. Căn cứ vào tính chất như: Phòng phong ( ngừa gió ), Ích mẫu ( giúp mẹ ),Tục đoạn (nối
đứt ).
2. Căn cứ vào khí vị như: Ðinh hương, Cam thảo, Tế tân, Khổ sâm, Hương nhu.
3. Căn cứ vào hình dạng như: Ô đầu, Ngưu tất, Cẩu tích, Câu đằng.
4. Căn cứ vào màu sắc như: Hồng hoa, Huyền sâm, Tử thảo.
5. Căn cứ vào cách sống như: Hạ khô thảo, Bán hạ, Nhẩn đông đằng.
6. Căn vào bộ phận dùng như: Tang diệp, Cúc hoa, Quế chi, Mâu căn, Tô tử, Hổ cốt ..
7. Căn cứ vào người tìm ra vị thuốc như: Ðổ trọng, Hà thảo, Sử quân tử
8. Căn cứ theo từ ngoại quốc như: Actisô, Mạn đà la hoa.
9. Căn cứ vào nơi sản xuất như: Xuyên khung, Agiao ( keo ở tỉnh Ðông A )

4
B. DƯỢC VẬT VÀ CÁCH PHÂN LOẠI

Cây cỏ để ăn, cây cỏ có độc, cây cỏ làm thuốc một ranh giới khó phân biệt rõ ràng, vì tuỳ
theo cơ thể mà chiụ được liều cao hay thấp, tuỳ theo khí hậu, đất đai hoạt chất có ít hay nhiều
mà tăng hay giảm độ độc đối với cơ thể.

Theo kinh nghiệm tích luỹ từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây cỏ dẫn đến việc
phân loại cây cỏ, nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, làm một quy luật
dự đoán cho những cây cỏ mà người chưa biết đến.

Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung. Ðược thịnh hành trong thời kỳ tiến hành phân
loại và tất nhiên sẽ được bỏ qua sau đó với sự phát triển của khoa học.

Ðiểm qua các cách phân loại được vật từ trước đến nay, có thể có mấy cách sau đây:
- Phân theo các học thuyết âm dương, ngũ hành và bát pháp.
- Phân theo dược lý đông dương.
- Phân theo đặc điểm thực vật, dược liệu.
- Phân theo dược lý trị liệu kết hợp Ðông - Tây y.

I - PHÂN THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, BÁT PHÁP:

1. Phân theo thuyết âm dương: Thuốc chia thành:


- Âm dược: Có tính trầm, giáng, lạnh, mát, mặn, chua, đắng để trị Dương chứng.
- Dương dược: Có tính phù, thăng, nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, để trị âm chứng.

2. Phân theo thuyết ngũ hành:


Người xưa có đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một rồi vận dụng tính chất đó trong
điều trị và tìm thuốc theo bảng tóm tắt dưới đây:

NGŨ HÀNH MỘC HOẢ THỔ KIM THUỶ


Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Tác dụng lên Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Tác dụng lên Lục phũ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang

Trên cơ sở quy nạp theo bảng trên đây, sự phân loại các vị thuốc được giải thích như sau:

- Về màu sắc của cây thuốc, người ta cho rằng những vị thuốc màu Xanh đi vào Can, màu
Đỏ trị huyết, trị Tâm, màu Vàng trị Tỳ vị, màu Trắng trị Phế, màu đen trị Thận. Nhưng đó
cũng là kinh nghiệm giản đơn, có cái đúng cũng có cái khó vận dụng.

- Về mùi vị thì được Ðông y rất chú trọng, coi đó là một chỉ tiêu dược lý cần phải lưu ý,
thông qua vị giác mà nhận thấy:

5
- Vị cay: Có tác dụng chữa các bệnh thuộc phần biểu, làm ra mồ hôi, chữa khí huyết ngừng
trệ, làm tán phong hàn ( Tiá tô, kinh giới ) làm giảm đau, chống co thắt, làm hoạt huyết, tiêu
ứ ( Xuyên khung, Bạch chỉ ).

- Vị ngọt: Có tác dụng bổ dưỡng, để chữa các chứng hư ( Thục điạ, Mạnh môn ) làm bớt độc
tính của thuốc hay giải độc cơ thể ( Cam thảo ), hào hoãn cơn đau ( Mạch nha, mật ong ),
nhất là cơn đau dạ dày.

- Vị đắng: Có tác dụng chỉ tả vào táo thấp ( làm giảm tiết xuất ), dùng trong chứng thấp nhiệt
( Hoàng đằng, Hoàng liên ).

- Vị chua: Có tác dụng thu liễm, cố sáp ( chống tiết xuất làm khô ) Ðể chữa chứng ra mồ hôi,
cố tinh, sáp - niệu ( Ngũ bội tử, Ômai ).

- Vị mặn: làm mềm các chất ứ đọng, táo kiết ở ruột ( Mang tiêu, muối ), làm tẩy xổ.

- Vị đạm: ( không vị ) Ý Dĩ , Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.

Theo cảm giác của người bệnh mà xác định tính năng của thuốc. Uống vào thấy:
- Lạnh là thuốc hàn
- Nóng là thuốc nhiệt
- Ấm gọi là thuốc ôn
- Mát gọi là lương.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có 4 cảm giác khi uống thuốc vào, và căn cứ vào nó để xác định
tính năng của thuốc đó là:
- Thăng đi lên
- Giáng đi xuống
- Phù là phát tán ra bên ngoài
- Trầm là thấm lại vào bên trong và xuống dưới.

3. Phân theo bát pháp:


Ở một mức độ tiến bộ hơn, thuốc được phân loại theo 8 tác dụng chủ yếu: thường được sử
dụng trong 8 cách điều trị bệnh gọi là bát pháp:
- Thuốc hãn: có tác dụng giải biểu làm cho ra mồ hôi và còn được chia làm hai nhóm nhỏ:
+ Tân ôn giải biểu
+ Tân lương giải biểu.
- Thuốc thanh: có tác dụng làm mát mỗi khi có chứng sốt do viêm nhiễm, được chia làm ba
nhóm:
+ Thanh nhiệt tả hoả
+ Thanh nhiệt giải độc
+ Thanh nhiệt lương huyết.
- Thuốc ôn: được sử dụng trong các chứng: Lạnh ở tỳ vị, lạnh do suy sụp tuần hoàn.

6
- Thuốc tiêu: Ðược sử dụng trong các chứng có cục, có hòn nổi lên khác thường, là những
loại thuốc tiêu viêm, tiêu ứ, tiêu đạo, hoá tích.
- Thuốc thổ: những loại thuốc làm cho nôn mữa để tống tháo các chất trong dạ dày.
- Thuốc hạ: có tác dụng tẩy xổ, được sử dụng trong các chứng táo bón.
- Thuốc hoà: để điều hoà nóng, lạnh, thường gặp trong các cơ thể sốt rét lâm sàng hoặc bệnh
bán biểu bán lý.
- Thuốc bổ: dùng để bồi bổ cơ thể, có 4 loại bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương.

II - PHÂN THEO DƯỢC LÝ CỔ TRUYỀN ÐÔNG PHƯƠNG:


1. Phân theo Thần nông Bản thảo:
Thần Nông Bản Thảo ghi chép được 365 vị thuốc, do kinh nghiệm sử dụng, được phân làm
ba loại chủ yếu tuỳ theo độc tính:
- Thuốc thượng phẩm: các dược liệu có tác dụng mà không có độc.
- Thuốc trung phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng cũng không có độc.
- Thuốc hạ phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng rất độc.

2. Phân theo tác dụng dược lý: ( lôi công bào chế ).
Người ta chia các vị thuốc ra làm 10 loại chủ yếu:
- Thuốc bổ: các dược liệu chữa suy yếu.
- Thuốc tuyên: chữa ngăn, uất.
- Thuốc thông: chữa ứ, trệ
- Thông tiết: chữa chưng bế
- Thuốc kinh: chữa các chứng thực
- Thuốc trọng: chữa chứng khiếp sợ, bất an.
- Thuốc sáp: chữa chứng thoát, lỏng.
- Thuốc hoạt: chữa chứng táo, kết.
- Thuốc táo: chữa chứng ẩm thấp.
- Thuốc thấp: chữa chứng khô táo.

3. Phân theo nguồn gốc dược liệu: ( Lý Thời trân - nhà minh )
Chia dược ra làm 16 bộ:

- Bộ Thuỷ - Bộ Hoả - Bộ Thổ - Bộ Kim

- Bộ Thạch - Bộ Thảo - Bộ Mộc - Bộ Cốc

- Bộ Thái - Bộ Quả - Bộ Phụ - Bộ Trùng

- Bộ Giới - Bộ Lân - Bộ Cầm - Bộ Thú

Mỗi Bộ Chia Làm Nhiều Loại Như Bộ Thảo:

- Sơn Thảo ( Cỏ Ở Núi ) - Hương Thảo ( Cỏ Mùi Thơm )


- Thấp Thảo ( Cỏ Nơi Ẩm Thấp ) - Ðộc Thảo ( Cỏ Có Ðộc )

7
- Mạn Thảo ( Cỏ Mọc Leo ) - Thuỷ Thảo ( Cỏ Mọc Dưới Nước )
- Thạch Thảo ( Cỏ Mọc Trên Ðá ) - Thái ( Rêu ).
- Tạp Thảo ( Cỏ Mọc Linh Tinh ).

4. Phân loại theo dược lý trị liệu: ( Tuệ tĩnh Thiền sư )


Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây dựng bản thảo thuốc nam gồm 500 vị, phân loại vừa theo tính
dược, vừa theo nguồn dược liệu.
VD: Thuốc giải cảm cho ra mồ hôi.
Bạc hà là loại cỏ mọc hoang vị cay tính ấm.

Ngoài ra, Thiền sư Tuệ Tĩnh còn sắp xếp 222 loại dược liệu nguồn động vật, thực vật để làm
thức ăn, trị bệnh bao gồm:

- Loại Ngũ Cốc Và Hạt - Loại Củ

- Loại Rau - Loại Quả

- Loại Cỏ May - Loại Chim Trời

- Loại Chim Nước - Loại Thú

- Loại Cá - Các Loại Khác Như: Ếch, Nhái, Cóc.

III - PHÂN THEO ÐẶC ÐIỂM THỰC VẬT DƯỢC LIỆU:


Ngày nay theo Sự tiến triển của ngành hoá học, thực vật, cây cỏ làm thuốc được xếp theo họ
thực vật, kết hợp với thành phần hợp chất, có tính sinh học chủ yếu có chứa trong từng loại.
VD:
Họ ngũ gia bì ( Araliaceae ) chứa nhiều Saponin.
Họ Á phiện ( papa veraceae ) chứa nhiều Ancaloit.

Hoạt tính sinh học của một cây là do thành phần hoạt chất mà nó có, vì thế ngày nay tính chất
dược lý và thành phần hoá học của cây thuốc không thể tách rời nhau.

Mỗi hoạt chất có tính chất dược lý riêng, trong một cây có khi lại có nhiều hoạt chất, ở tỷ lệ
khác nhau, do đó mà tác dụng không giống nhau, nếu như dùng cây toàn phần. Từ đó người
ta chủ trương triết lấy hoạt chất để dễ có một tác dụng hằng định, sử dụng dễ dàng trong lâm
sàng tuỳ theo liều lượng yêu cầu. Tác dụng dược lý theo thành phần hoạt chất trên khắp thế
giới, làm cho việc sử dụng cây cỏ làm thuốc có cơ sở khoa học hơn.

Ðại khái có một số hoạt chất căn bản như sau:

- Ancaloit - Glucozit - Flamonzit - Cumarin

- Acid Nhân Thơm - Anthraglucozit - Tanin

8
- Saponin - Tinh Dầu - Dầu Béo - Vitamin

Ngày nay nhiều nước sử dụng dưới dạng hoạt chất toàn phần không đi vào hoạt chất trích ly
tinh khiết để đỡ tốn kém, nhưng cũng cho phép định lượng được dễ dàng, vì đã loại bỏ được
những thành phần khác không cần thiết.

Nhưng cũng có một số tác giả chủ trương ly trích hoạt chất tinh khiết có hàm lượng cao để sử
dụng, còn đối với các hoạt chất có hàm lượng thấp nhưng hoạt tính sinh học cao. Người ta hy
vọng nghiên cứu cấu trúc hoá học của hoạt chất để tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

Tuy thế, vẫn còn nhiều người ưa chuộng, giữ gìn bản sắc, dùng cây cỏ toàn phần, dùng tươi
hoặc khô, dưới dạng sắc, dạng trà.

IV - PHÂN THEO DƯỢC LÝ TRỊ LIỆU:


Ðây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác minh phần
nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hoá học, xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay, làm thành
từng nhóm gần giống như thuốc Tây y như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan
mật, thuốc ho, thuốc long đờm .. để tiện cho Cán bộ Tây y sử dụng cây cỏ làm thuốc theo yêu
cầu dược lý trị liệu hiện nay.

9
C. CÁCH KÊ ÐƠN THUỐC
Ðơn thuốc thể hiện suy nghĩ của thầy thuốc đối với bệnh nhân, là sự tính toán cân nhắc trong
các thế trận dàn ra để tấn công và phòng thủ trên cơ sở đánh giá đúng thể trạng của bệnh
nhân và thuốc men có được của thầy thuốc.

I. YÊU CẦU CỦA MỘT ÐƠN THUỐC:


Một đơn thuốc phải đạt được yêu cầu chính sau đây:
1. Thể hiện rõ ràng đường lối điều trị.
VD: Công tà, bổ chính, phát hản, thanh nhiệt, hoà giải, khu hàn ..

2. Bảo đảm sự cân đối giữa các vị thuốc:


- Trị nguyên nhân gọi là quân
- Làm tăng cường hiệu lực cho các vị thuốc chính ( hổ trợ ) gọi là thần
- Có tác dụng thứ yếu gọi là tá
- Có tác dụng điều hoà, dẫn hướng gọi là sứ.

3. Bảo đảm liều lượng:


Cho vừa đủ tác dụng, không nên quá nhiều, mà cũng không quá ít.

4. Bảo đảm không có sự cấm kỵ:


- Các vị thuốc kỵ thai
- Các vị thuốc tương phản lẫn nhau
- Kiêng cử khi uống thuốc
- Áp dụng chặt chẽ các quy chế về thuốc độc đông y theo quyết định của bộ y tế.
- Chú trọng chất lượng thuốc - đúng quy cách dược liệu.

II. GIỚI THIỆU CÁC CÁCH KÊ ÐƠN THUỐC:

1. Kê đơn theo cổ phương gia giảm:


Cổ phương là bài thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt, được truyền lại trong sách vở của nhiều
thời đại y học. Mỗi cổ phương chỉ thích ứng với từng nguyên nhân, tính chất và triệu chứng
nên tuỳ tình hình cụ thể về sức khoẻ, bệnh tật, người ta có thể gia giảm điều chỉnh vị thuốc và
liều lượng cho thích hợp.

2. Kê đơn theo đối chứng lập phương:


Căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc và đối chứng với các triệu chứng thấy được trên người
bệnh nhân mà kê đơn theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ và gia giảm tạo thành đơn thuốc.

3. Kê đơn theo bài thuốc chung có gia giảm :


Bài thuốc chung được xây dựng để giải quyết các triệu chứng chính của người bệnh, sau đó
gia giảm theo thực tế lâm sàng qua triệu chứng theo tác dụng dược lý Ðông - Tây y kết hợp.

10
4. Kê đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa một số bệnh nhất định.
Thực tế không thể đảm bảo được tính chất toàn diện của phương pháp chữa bệnh Ðông y, và
gặp nhiều khó khăn trước bệnh phức tạp.

5. Kê đơn theo toa căn bản:


Ðã xây dựng và áp- dụng ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và ở miền Bắc sau
khi hoà bình lập lại do Bác sỹ nguyễn văn hưởng lập phương. Toa thuốc căn bản có 6 tác
dụng và 10 vị thuốc sau đây:

- Lợi tiểu: Rễ tranh


- Nhuận gan: rau má
- Nhuận trường: muồng trâu
- Nhuận huyết: cỏ mực
- Giải độc cơ thể: mãn trâu, cam thảo đất, ké đầu ngựa
- Kích thích tiêu hoá: Gừng, củ sả, vỏ quít.
Và gia giảm theo trạng thái bệnh lý, cùng một số dược liệu có thể thay thế được trong 10 vị,
tuỳ dược liệu từng địa phương sẵn có.

11
D. THUỐC ÐỘC VÀ SỰ TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC

I - THUỐC KỴ THAI:

1. Thuốc Bắc:
- Ngoan ban, thuỷ điệt, cập Manh trùng ( ngoan xà, ban miêu ).
- Ô đầu, phụ tử phối Thiên hùng.
- Gỉa cát, thuỷ ngân, tinh bả đậu ( nam tinh )
- Ngưu tất, ý dĩ, dữ ngô công
- Tam lăng, đại đổ, nguyên hoa, xạ ( xạ hương ).
- Ðại kích, xà thoái, ngà, thư hùng ( nga thuật ).
- Nha tiêu, mang tiêu, mẫu đơn, quế
- Hoa hoè, khiên ngưu, tạo giác, thông ( thông thảo ).
- Dạ minh, càn tất, giải, trảo, giáp.
- Ðiạ đởm, Mâu căn, tỳ ma đồng.
- Thường sơn, thưởng lục, ngưu hoàng, dã.
- Hồ phấn, kim ngân bạc, lê tư
- Vương bất lưu hành, quỹ tiến vũ.
- Thần khúc, quỳ tử, dũ đại hoàng.

2. Thuốc Nam:
Vỏ chứa bầu, cổ rùa, cứt quạ, tơ hồng, thuốc dòi, hắc sửu, thần nông, dây choại, trung quân,
củ riềng, các loại ngải, ngó bần, tầm sét, sâm nam, thần xạ, cây vang, điền thất, càn ranh, chó
đẻ, muồng, nhàu rừng, ngó nghệ, cây mua, rễ khế, sầu nâu, trạch lan, vỏ quế, cây ngâu,
xương khô, cây gấm, cà nghét, rễ tranh, sơn trắng, vỏ sứ, gáo vàng, lài dưa, lài mít, hoàng
nàn, đào lộn hột, tu hú, chán ba, bã đậu, trái trám, cây cần thăng, rễ bướm, bạc thau, dền gai,
liễu yếu, mắc cở, võ vừng, bá bệnh, muồng cua, ngô công, cỏ xước, bo bo, thổ nẻ, chồi mồi,
xích quả, xốt xạc, thần xa thâm, thường sơn, lức, cườm gạo, ô rô, ớt hiểm, giáng hương.

II - BẢNG TƯƠNG KỴ THUỐC ÐÔNG Y:


Mật Ong # Hành Hương
Lưu Huỳnh # Phát Tiêu
Thạch Tín # Thuỷ Ngân
Lan Ðộc # Mật Ðà tăng
Nha Tiêu # Tam Lăng
Tê Giác # Xuyên ô, Thảo ô
Ðinh Hương # Uất Kim
Quang Quế # Xích Thạch Chỉ
Ô Ðầu, Ô Trác # Bạch Cập, Hoa Lâu, Bán Hạ,Bối Mẫu, Bạch Liễm
Cam Thảo # Ðại Kích, Nguyên Hoa, Hải Tảo, Cam Hoạt
Lê Lô # Các Loại Sâm, Bạch Thược
Củ Huệ # Ớt
Tơ Hồng # Cườm Gạo
Rau Ðắng # Mật Ong

12
Cam Thảo Ðất # Chán Ba
Hoàng Nàng # Muối Ta
Sứ Tây # Lá Ngâu, Dây Cốc
Bối Mẫu # Hành Tây
Ðậu Ðen # Sâm Nam, Ðởm Thảo
Thạch Hộc # Cương Tầm, Bả Ðậu
Tỳ Ma # Ðậu Ðen

III - THUỐC ÐỘC BẢNG A & BẢNG B

ÐỘC BẢNG A:

Có thể gây chết người ở liều lượng nhỏ: Bả Ðậu, Hoàng Nàng, Ô Ðầu, Mã Tiền, Thạch Tín,
Ban Miêu, Thiềm Tô, Cà Ðộc Dược, Thông Thiên, Trúc Ðào.

ÐỘC BẢNG B:

Hoàng Nàng Chế, Bả Ðậu Chế, Mã Tiền Chế, Hùng Hoàng, Kinh Phấn, Thuỷ Ngân, Lưu
Huỳnh, Phụ Tử ( muối 6 tháng )

13
E. DỤNG DƯỢC PHÁP - TÀNG DƯỢC PHÁP ( Cánh dùng thuốc và bảo quản thuốc )

I - DỤNG DƯỢC PHÁP:


Uống thuốc:
Có nhiều cách uống thuốc như: uống thuốc lúc nóng, lúc ấm, lúc nguội, trước bữa ăn, trong
bữa ăn.
- Thuốc giải biểu nên uống lúc còn nóng.
- Thuốc tả hạ nên uống lúc đã nguội.
- Thuốc trị huyết phận nên uống lúc ấm
- Trị thượng tiêu nên uống sau bữa ăn.
- Trị hạ tiêu nên uống trước bữa ăn
- Trị trung tiêu nên uống trong bữaa ăn.

Xử lý thuốc:
Dùng thuốc nếu có các vị cay, thơm, phát tán như: tía tô, kinh giới, bạc hà, trầm hương, tế
tân. Phải tán mịn, để riêng, khi sắc xong hòa vào lúc còn nóng để uống, vì thuốc dễ bay hơi.

Các vị thuốc: Mang tiêu, mạch nha, a giao, cao quy bản, nên nấu riêng trước, gạn lấy cặn mới
hoà vào thuốc sắc và uống.

II - TÀNG DƯỢC PHÁP:


Cách cất giữ thuốc, có nhiều cách, nhưng nhìn chung muốn cho thuốc không bị ẩm mốc thì
trước nhất . Khi cất giữ sắp xếp cũng phải có hàm ý phản lại tính nhau.
VD:
Nhân sâm để chung với tế tân
Băng phiến để chung với đảng tâm thảo.
Xạ hương bọc bằng xà thoái
Gừng Sống nên chôn giữ trông cất.

14
F. THUỐC & THUỶ - HOẢ CHẾ:
Mục đích của phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như mọi phương pháp bào chế khác:
- Làm cho vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ những bộ phận vô ích như: lông, vỏ, hạt, lõi rác
- Giảm bớt hay loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết đối với một loại
bệnh nhất định.
- Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn. VD: Những loại thuốc có tinh bột cần phải hấp trước
khi phơi để diệt các chất men và làm chín tinh bột.
- Nói chung phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như tây y, nhưng có một số danh từ và
cách làm hơi khác. Tuy nhiên, do không được đào tạo ở trường, lớp nên hiện nay bên cạnh
cái đúng, cái hợp lý, có lẫn nhiều phương pháp phức tạp, cầu kỳ, đượm màu sắc mê tín không
cần thiết.
Ta có thể phân phương pháp bào chế Ðông y theo 3 loại: dùng lửa, dùng nước phối hợp cả
lửa và nước, gọi " Thuỷ hỏa chế tạo pháp ".

I - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG LỬA:


1. Sao: Nên sao bằng nồi đất để trợ khí của thuốc.
2. Ðoan: Cho thuốc thẳng vào lửa đốt đỏ lên để làm mất tính của nó đi.
3. Chích: Phép sao có tẩm thêm mật để thay đổi mùi vị
4. Ổi ( lùi ): Bọc đất sét hoặc gạo nếp để lùi vào lửa cho chín
5. Hông ( hơ ): Ðốt ở xa để tánh táo của thuốc không làm tổn thương khí
6. Bồi ( sấy ): Dùng sức nóng ở dưới gạch ngói để sấy làm tăng thêm vị khí thuốc.
7. Vi sao ( sao sơ ): Chỉ cho thuốc hơi có sức nóng, vừa ấm, dùng để nuôi thêm cái khí của
thuốc.
8. Sao huỳnh ( sao vàng ): Sao cho thuốc có màu vàng để tăng thêm tính thuốc.
9. Sao thâm huỳnh ( sao cháy vàng ): Sao vàng cháy sém, để bớt tánh mảnh liệt của thuốc.
10. Mạch bì sao ( sao cám nếp ): chế bớt tánh nóng ráo của thuốc trừ thấp trệ, dẫn thuốc vào
tỳ.
11. Thăng hoa: Ðể thuốc trong nồi đất trét kín rồi cho bốc khói đóng thành sương.

II - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG NƯỚC:


1. Tý ( phun ): Phun nước cho hơi ướt để bớt tánh nóng ráo của thuốc.
2. Tẩm ( ngâm ): Dùng nước đổ ngập thuốc cho lâu để lấy tánh ướt ẩm mà cải biến đi tánh
thuốc.
3. Khương chế: Dùng nước gừng để tẩm thuốc có được tính ôn.
4. Tửu chế: Dùng rượu để chế giảm bớt tính hàn lạnh của thuốc, thông ứ trệ đưa sức thuốc
lên.
5. Diêm chế: Dùng giấm để tẩm thuốc đi xuống nhẹ nhàng, giáng hỏa dẫn thuốc vào thận.
6. Thổ chế: Dùng giấm để tẩm thuốc, tác dụng trấn thống dẫn thuốc vào can.
7. Ðồng tiện chế: Dùng nước tiểu trẻ em tẩm thuốc, giảm bớt tánh mãnh liệt của thuốc giáng
khí, thông hạ, dẫn thuốc vào tâm.
8. Mễ cam chế: Dùng nước vo gạo để chế bớt đi tính cương, táo của thuốc.
9. Nhũ nhân chế: Chế bằng sữa người, dùng để tư nhuận trợ ấm, trợ huyết.
10. Mật chế: Dùng mật ong để chế thuốc hòa hoãn trung châu, dẫn thuốc vào Tỳ.
11. Thuỷ phi: Thêm nước vào vị thuốc rồi tán ra, sau đó khuấy lên để lắng.

15
12. Thuỷ bào: Cho thuốc vào nước ngâm mau, để cho mềm vỏ mà lấy vỏ hoặc bỏ lông.

III - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ PHỐI HỢP NƯỚC VÀ LỬA:


1. Chưng: Ðem chưng cách thuỷ cho thuốc chín.
2. Chữ: Nấu cho vị thuốc vào nước lã hay nước ép của vị thuốc khác, rồi đun sôi nhẹ cho
thuốc chín hay chất thuốc khác ngấm vào thuốc chế.
3. Tôi: Nung đỏ vị thuốc rồi nhúng vào nước lã hay giấm hoặc nước sắc cuả vị thuốc khác.
4. Tiễn ( sắc ): Cho thuốc vào nước ấm cô đặc để chất thuốc tan vào nước.
5. Cất: Ðun lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng thành nước.
6. Ngoài ra còn dùng đậu đen hoặc cam thảo nấu nước cho thuốc vào ngâm để giải độc.

*** Cách Chế Thuốc – Y Nghiệp Thần Chương


- Nung là lấy đất hoặc bột mì bọc thuốc vào trong, cho vào lửa mà nung đỏ.
- Chấy là cho thuốc vào rượu hay nước, đổ cả vào nồi đất rồi đốt lửa ở ngoài.
- Nướng là để thuốc lên trên than đỏ mà nướng.
- Sao là để thuốc cách trên lửa mà rang.
- Ngâm là tẩm thuốc vào rượu hay vào nước cho thấm.
- Giầm là dùng rượu nóng mà giầm thuốc cho hết những chất bẩn.
- Tẩy là lấy rượu hay nước bỏ thuốc vào mà rửa qua.
- Lùi là cho thuốc vào tro nóng nướng chín.
- Hong là để thuốc gần lửa hong cho khô.
- Sấy là sao qua loa không để cháy thuốc, nhấc nồi đang nóng xuống rồi mới bỏ thuốc vào
rang cho khô.
- Chưng là nấu thuốc cách thủy.
- Nấu là cho thuốc vào nước mà nấu.

- Muốn cho sức thuốc đi Lên thì chế bằng Rượu.


- Muốn cho phát Tán thì chế với Gừng sống.
- Muốn cho thuốc đi vào Thận và làm mềm chất rắn thì chế với Muối.
- Muốn cho thuốc đi vào Can và làm tan chỗ đau thì chế với Dấm.
- Muốn cho thuốc mất tính nóng bốc lên mà đi xuống thì chế với đồng tiện.
- Muốn cho thuốc mất tính ráo mà điều hòa tỳ vị thì chế với nước vo gạo.
- Muốn cho thuốc nhuận khô và sinh huyết thì chế với bột sữa.
- Muốn cho thuốc ngọt, đi chậm và bổ nguyên khí thì chế với mật ong.

- Thuốc chế với đất vách là muốn lấy hơi đất để bổ thẳng vào trung tiêu (tỳ vị).
- Thuốc chế với bột lúa mì là để bớt tính mạnh của nó, cho khỏi hại đến phần trên.
- Cách ngâm với nước đậu đen và nước cam thảo, phơi khô để giải chất độc khiến cho êm
dịu.
- Dầu, mỡ dê, heo bôi lên chỗ bỏng, dịt vào chỗ chảy nước vàng thì mau khỏi.
- Cũng có thuốc bỏ sơ múi đi cho khỏi đầy bụng, bỏ lõi đi cho khỏi ngầy ngật.

16
Huống chi chế thuốc để dùng có khi nên làm hoàn, làm thang, ngâm với rượu hay nấu thành
cao.

- Hoàn có nghĩa là hoãn, nên dùng để chữa gốc (bản). Tán có nghĩa là cấp, nên dùng để chữa
ngọn (tiêu). Thang có nghĩa là tẩy rửa, nên dùng để chữa bệnh lâu ngày. (Tiêu - Bản)
- Tán hàn thấp thì thuốc nên giầm rượu. Muốn bổ ích cho người gày yếu dùng thuốc cao.
- Bệnh ở chỗ cao nhất nên sắc thuốc với rượu mà uống. Trừ chứng hàn thấp nên gia gừng vào
mà sắc.
- Chữa đờm ở thượng tiêu nên sắc với mật ong.

- Bệnh ở thượng tiêu dùng thuốc phải viên thật nhỏ.


- Bệnh ở trung tiêu thuốc viên nhỏ vừa thôi.
- Bệnh ở hạ tiêu thì viên rất to.
- Thuốc viên với rượu dấm để cho dễ tan.
- Viên với hồ bột gạo để cho dễ tiêu hóa.
- Viên với mật ong để cho chậm.
- Viên với sáp ong là để cho lâu tan và cho thuốc đi nhanh không hại đến vị khí.

17
BÁT PHÁP TRONG ĐÔNG Y
(Thầy Quang Thống)

Trong Đông y có tám phương pháp trị liệu lớn, thường được gọi là Bát pháp, gồm: Hãn, Thổ,
Hạ, Hòa, Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ. Trong vận dụng lâm sàng, cần phải nắm chắc, hiểu rõ, không
nên thái quá hoặc bất cập. Nếu dùng các pháp này không thích đáng, đều có thể khiến tổn
thương đến chính khí. Trong Đông y thường có câu:
- Hãn mà không tổn thương (汗而勿伤- Hãn nhi vật thương)
- Thổ mà không gây trì trệ (吐而勿缓- Thổ nhi vật hoãn)
- Hạ mà không gây tổn thất (下而勿损-Hạ nhi vật tổn)
- Hòa mà không gây lan tràn (和而勿泛- Hòa nhi vật phiếm)
- Ôn mà không gây táo (温而勿燥- ôn nhi vật táo)
- Hàn mà không gây ngưng trệ (寒而勿凝- Thanh nhi vật ngưng)
- Tiêu mà không gây công phạt (消而勿伐- Tiêu nhi vật phạt)
- Bổ mà không gây nê trệ (补而勿滞- bổ nhi vật trệ).

I. HÃN PHÁP
Còn gọi là giải biểu pháp. Là phương pháp thông qua khai tiết tấu lý để cho ra mồ hôi, khiến
cho tà ở biểu theo mồ hôi mà ra ngoài.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Giải biểu: thông qua phát tán để trừ tà ở biểu, điều trị biểu chứng. Do biểu chứng có chia
ra biểu hàn, biểu nhiệt, vì vậy hãn pháp cũng có chia ra tân ôn giải biểu - tân lương giải biểu.
Các phương thang tân ôn giải biểu thường dùng là Ma Hoàng Thang (麻黄汤), Quế Chi
Thang (桂枝汤), Kinh Phòng Bại Độc Tán (荆防败毒散); Tân lương giải biểu thường dùng
là Tang Cúc Ẩm (桑菊饮), Ngân Kiều Tán (银翘散).

b) Thấu chẩn: thông qua phát tán để thấu phát chẩn độc. Nếu ma chẩn (ban sởi, ban chẩn) ở
thời kỳ đầu, chẩn chưa thấu phát (chưa ra hết), hoặc thấu phát chưa hết, thì đều có thể dùng
hãn pháp. Các phương thang thường dùng gồm Thăng Ma Cát Căn Thang (升麻葛根汤),
Trúc Diệp Liễu Bàng Thang (竹叶柳蒡汤).

c) Khư Thấp: Là pháp thông qua phát tán để khư phong trừ thấp. Vì vậy ngoại cảm phong
hàn kiêm có thấp tà, cùng chứng phong thấp tý, đều có thể dùng hãn pháp. Các phương thang
thường dùng gồm Ma Hoàng Hạnh Nhân Ý Dĩ Nhân Cam Thảo Thang (麻黄杏仁苡仁甘草
汤).

d) Tiêu Thũng: là pháp thông qua phát tán trừ thủy ra ngoài để tiêu thũng, bên cạnh đó có
thể tuyên phế lợi thủy để tiêu thũng. Vì vậy, hãn pháp cũng có thể dùng đối với thủy thũng
thực chứng mà kiêm biểu chứng. Các phương thang thường dùng là Ma Hoàng Phụ Tử Cam
Thảo Thang (麻黄附子甘草汤).

18
B. Điểm lưu ý trong điều trị và phòng bệnh:
a) Biểu chứng đa phần là sợ lạnh, ghét gió, cần chú ý giữ ấm tránh gió. Kỵ nhất là lúc ra mồ
hôi mà tiếp xúc với gió, để đề phòng trùng cảm phong hàn ( cảm phong hàn trở lại) mà khiến
bệnh tình càng nặng ra.

b) Chú ý không được phát hãn thái quá: lúc dùng hãn pháp trị liệu cảm nhiệt, yêu cầu phải
phát hãn cho đến khi nhiệt lui, mạch ổn định, người mát, khi khắp người ra dâm dấp mồ hôi
là được. Không được phát hãn thái quá, hoặc dùng pháp này quá lâu để tránh hãn xuất thái
quá khiến hảo tổn tân dịch.

c) Chú ý trong việc trợ giúp phát hãn: thường thì nếu trong phương thang chỉ dùng Quế chi
để phát hãn, thì cần húp thêm cháo nóng, hoặc uống ấm để trợ cho sức thuốc; nếu có thêm
Ma hoàng, Cát căn cùng dùng, thì đa phần không cần phải húp cháo nóng. Nếu lực thuốc yếu
thì cần trợ nhiệt, nếu lực thuốc mạnh thì không cần, mục đích là vì muốn cho lượng mồ hôi ra
thích hợp.

d) Lúc dùng hãn pháp, cần chú ý nhân nhân (因人 - dựa trên đặc thù của bệnh nhân) nhân
thời (因时- dựa trên thời lệnh bệnh tật, khí hậu bốn mùa) ; nhân chứng (因证 - dựa trên đặc
thù triệu chứng bệnh tật). Người thể chất hư, phép phát hãn nên nhẹ, chậm; người thể chất
cường tráng, có thể phát hãn mạnh; thời tiết oi bức nóng nảy, tấu lý thưa hở khai tiết thì nên
phát hãn nhẹ; mùa đông lạnh giá, tấu lý kín đáo, thì nên phát hãn mạnh; chứng biểu hư thì
nên dùng Quế Chi Thang để điều hòa doanh vệ, thuộc phát hãn nhẹ (khinh hãn); chứng biểu
thực thì dùng Ma Hoàng Thang để phát tiết dương uất, đó là thuộc phát hãn mạnh (tuấn hãn).

e) Đối với người có biểu chứng mà kiêm có thấp, do phong và thấp hỗ kết với nhau, thấp tính
trọng trọc (đục và nặng), trệ dính không rời, vì vậy cần dùng vài lần phát hãn nhẹ mới có thể
khu khư phong trừ thấp được.

f) Chú ý không được để vong hãn: Thường người sau khi mắc chứng lâm, sang lở, vong
huyết, và thổ hạ kịch liệt, thì cấm không được dùng hãn pháp.

g) Lúc dùng hãn pháp cho biểu chứng, cấm đắp mát, thoa rượu, hoặc các phương pháp hạ sốt
khác, để tránh do lạnh mà dẫn đến bì mao bế tắc, hãn không ra ngoài được sẽ đi vào lý hóa
nhiệt mà sinh biến chứng.

19
II. THỔ PHÁP

Thổ Pháp còn gọi là “Dũng Thổ Pháp”. Là phương pháp thông qua việc gây nôn để trừ đồ ăn
tích tụ, đàm dãi, độc vật, thực tà hữu hình ở hầu họng, lồng ngực, vị quản, nhằm đạt được
mục đích trị liệu. Phương pháp này gồm có ba loại: Tuấn thổ, Hoãn thổ, và ngoại tham.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Pháp Dũng Thổ: dùng trong các chứng thể trạng khỏe mạnh có thực tà, đàm thực lưu kết
ở hung cách, hầu họng. Như các chứng điên giản do đàm nhớt ủng tắc ở hung cách. Các
phương thang thường dùng là Tam Thánh Tán (三圣散), Qua Đế Tán (瓜蒂散).

b) Hoãn thổ pháp: Dùng để thổ trong chứng hư. Đối với hư chứng, người bệnh có đàm dãi
ủng tắc mà không thể thổ ra được khiến khó có thể khư tà, thì có thể dùng hoãn thổ. Thang
thường dùng là Sâm Lô Ẩm (参芦饮).

c) Ngoại tham pháp: Dùng lông ngỗng, hoặc chận cuống lưỡi cho nôn mửa. Dùng khai
thông phế khí để thông lung bế (bí tiểu), hoặc giúp cho tác dụng nôn mửa của các phương
thang mau hơn, và cũng là pháp giúp cho nôn nhanh trong các chứng trúng độc cấp tính.

B. Điểm lưu ý trong phòng bệnh và điều trị:


a) Pháp thổ đa phần là dùng trong chứng cấp, hiệu quả rất nhanh, nhưng dễ tổn thương vị khí.
Vì vậy không được dùng trong hư chứng, phụ nữ mang thai, sau khi sinh.

b) Pháp thổ là pháp được dùng trong các tình huống khẩn cấp trên lâm sàng, đa phần nếu đạt
hiệu quả thì lập tức dừng, không thể dùng lâu. Phương thang dũng thổ đều rất mãnh liệt, lúc
sử dụng, cần chắc chắn có các biểu hiện bệnh lý cần thổ, đồng thời cần làm việc tâm lý với
bệnh nhân để có sự hợp tác tốt. Lúc dũng thổ, cần quan sát tính chất, màu sắc, lượng của vật
đã nôn, và ghi chép cẩn thận.

c) Đồ ăn thức uống đình trệ ở dạ dày, cần cho nôn sạch ra ngoài, sau khi thổ, cần khống chế
lượng ăn uống.

d) Lúc dũng thổ, cần cho bệnh nhân nằm nghiêng người qua một bên, để phòng vật nôn mửa
đi vào khí quản khiến gây nghẽn hô hấp.

e) Đối với người trúng độc do uống phải đồ có độc thì cần dùng ngay nước muối ấm để uống,
cần tùy mức độ cần thổ mà cho uống cầm chừng, đến khi nôn hết độc vật ra thì ngừng. Nếu
sau khi uống mà không thổ thì cần dùng ngoại tham pháp.

f) Sau khi thúc cho thổ, càn chú ý điều lý vị khí, ăn cháo nát, không ăn đồ dầu, béo, nướng,
và các đồ ăn khó tiêu hóa.

20
III. HẠ PHÁP
Hạ pháp còn gọi là phép Tả Hạ. Là phương pháp thông tiện, hạ tích, tả thực, trục thủy, nhằm
tiêu trừ tích trệ kết tụ, thực nhiệt, cùng thủy ẩm.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Hàn hạ: Dùng trong các trường hợp lý thực nhiệt, đại tiện táo kết, bụng trướng đau; hoặc
ung loét đường ruột ( trường ung), phủ khí không thông; hoặc thấp nhiệt hạ lợi, lý cấp hậu
trọng nặng nề; hoặc huyết nhiệt vong hành, thổ huyết nục huyết.
Các phương thường dùng là: Đại Thừa Khí Thang (大承气汤), Tăng Dịch Thừa Khí Thang
(增液承气汤), Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang (大黄牡丹皮汤), Tam Hoàng Tả Tâm Thang
(三黄泻心汤).
b) Ôn hạ: Dùng trong trường hợp Tỳ hư tích nhiệt, dưới rốn kết cứng, đại tiện không thông,
bụng đau dữ dội, tay chân lạnh, mạch trầm ,trì; hoặc âm hàn kết bên trong, bụng trướng thủy
thũng, đại tiện không thông. Các phương thang thường dùng là Ôn Tỳ Thang (温脾汤), Đại
Hoàng Phụ Tử Thang (大黄附子汤); cũng có thể dùng Ba đậu để trục hàn tích, như phương
Bị Cấp Hoàn (备急丸).
c) Nhuận hạ: dùng trong các trường hợp nhiệt thịnh tổn thương tân dịch, hoặc tân dịch khuy
hư sau bệnh, hoặc người già tân dịch khô kiệt, sau sinh huyết hư tiện bí, hoặc tiện bí do thói
quen. Các phương thường dùng là Ngũ Nhân Thang (五仁汤), Ma Nhân Hoàn (麻仁丸).
d) Trục thủy: Dùng trong các trường hợp thủy ẩm đình tụ bên trong cơ thể, hoặc ngực sườn
có thủy khí, hoặc bụng phù trướng đầy. Thường nếu người bệnh có mạch chứng đều thực,
đều có thể trục thủy. Các phương thang thường dùng là Thập Tảo Thang (十枣汤), Chu Xa
Hoàn (舟车丸), Cam Toại Thông Kết Thang (甘遂通结汤).

B. Điểm quan trọng trong điều trị và phòng bệnh:


a) Thuốc tả hạ dùng để công hạ thông tiện, làm sạch trường vị, nhằm đạt được mục đích tiêu
trừ bệnh tà. Nếu ứng dụng kịp thời, chăm sóc điều trị thích đáng thì sẽ thu được kết quả tốt.
Nếu chứng lý thực nhiệt, dùng vài lần Đại Thừa Khí Thang, thông tiện 2 - 3 lần thì đã khiến
cho sốt cao lui dần, hết nói nhảm, lưỡi nhuận, tân dịch phục hồi, đạt được tác dụng “rút củi
đáy nồi”. Nếu tà tuy đã nhập lý mà chưa thành thực chứng, công hạ quá sớm, sẽ dễ sinh biến
chứng; nếu tà đã nhập lý thành thực chứng, mà không hạ kịp thời thì sẽ khiến tân dịch khô
kiệt, khiến cho thế bệnh khó vãn hồi.

b) Thuốc nhuận hạ thì nên uống lúc bụng đói, lúc sáng và tối. Lúc uống thuốc nên kết hợp ăn
đồ ăn dễ tiêu, nhuận hoạt. Kết hợp xoa bóp vùng bụng. Sau khi uống thuốc, cần theo dõi phản
ứng cảm giác của ngực, sườn, bụng. Chu Xa Hoàn mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 3 - 6g, uống
với nước ấm, lúc sáng sớm, bụng đói. Trong thời gian uống thuốc, nghiêm cấm ăn muối,
tương, để tránh bệnh tái phát. Đồng thời, không nên uống với các thuốc có Cam thảo. Thập
Tảo Thang cần tán mịn Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, sắc 10 quả Đại táo với nước, sau đó
hòa vào, uống lúc sáng sớm, bụng đói.

21
IV. HÒA PHÁP
Còn gọi là pháp hòa giải. Là phương pháp thông qua dùng phương dược để hòa giải biểu lý,
nhằm đạt đến mục đích hòa giải chứng bán biểu bán lý.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Hòa giải thiếu dương: Thích hợp khi tà ở bán biểu bán lý có thiếu dương chứng. Triệu
chứng thường là hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng đắng họng khô, rêu lưỡi mỏng,
mạch huyền. Các phương thang thường dùng là Tiểu Sài Hồ Thang (小柴胡汤).

b) Điều hòa can tỳ: Thích hợp với chứng can tỳ thất điều, biểu hiện tình chí uất ức, ngực đầy
không thoải mái, sườn đau bụng trướng, cầu lỏng. Thang thường dùng là Thống Tả Yếu
Phương (痛泻要方).

c) Điều lý vị trường: Thích hợp với chứng công năng trường vị thất điều, hàn nhiệt vãng lai,
chức năng thăng giáng bị mất mà xuất hiện vị quản bụng trướng đau, lợm giọng buồn nôn,
bụng đau hoặc sôi réo tiết tả. Phương thang thường dùng là Bán Hạ Tả Tâm Thang (半夏泻
心汤), Hoàng Liên Thang (黄连汤).

d) Điều hòa đởm vị: Do Đởm khí phạm Vị, Vị mất đi sự hòa giáng. Các biểu hiện lâm sàng
thường là ngực sườn trướng đầy, lợm giọng buồn nôn, dưới tâm căng đầy, hoặc có lúc phát
nhiệt, lòng bứt rứt ít ngủ, hoặc có lúc nóng lạnh như sốt rét, miệng đắng nôn chua, lưỡi đỏ,
rêu trắng; mạch huyền, sác. Phương thường dùng là Hao Cầm Thanh Đởm Thang (蒿芩清胆
汤).

B. Điểm quan trọng trong phòng bệnh và điều trị:


Phạm vi ứng dụng Hòa pháp tương đối rộng, không chỉ dùng với chứng thiếu dương, mà còn
ứng dụng trong nội thương tạp bệnh. Nếu dùng pháp này phù hợp và đúng lúc, thì hiệu quả
điều trị rất cao. Nếu tà đã đi vào lý, người bệnh có biểu hiện phiền khát, nói nhảm, thì không
thể dùng phép hòa được nữa. Nếu ôn bệnh còn ở biểu, chưa vào thiếu dương, dùng nhầm
phép hòa thì sẽ xuất hiện biến chứng. Thầy thuốc cần quan sát cẩn thận.

C. Chăm sóc theo chứng:


a) Chứng thiếu dương sau khi uống Tiểu Sài Hồ Thang, cần quan sát sự thiên về nặng nhẹ
của hàn nhiệt, thời gian phát tác, thời gian kéo dài, tình trạng mồ hôi.
b) Uống thuốc sốt rét thì cần cách thời phát tác của bệnh từ 2 - 4 tiếng đồng hồ.
c) Người có chứng Can Tỳ bất hòa, cần ổn định tốt tâm lý, để phong sự dao động tâm lý sẽ
khiến bệnh phát nặng hơn, nếu kết hợp tập luyện thể dục thì càng tốt.
d) Đối với chứng Đởm khí không thông, hoành nghịch phạm Vị, cần tăng cường chú trọng
việc ăn uống điều độ. Cần kết hợp các loại canh trợ tiêu hóa như Tam Tiên Thang (如三仙
汤), Thần Khúc Trà (神曲茶), Kết Bính (桔饼), Trần Bì Cao (陈皮糕), Phục Linh Chúc (茯
苓粥), để kiện tỳ hành khí tiêu thực.

22
V. ÔN PHÁP
Còn gọi là pháp ôn dương. Tức là phương pháp thông qua việc phù trợ dương khí trong cơ
thể, để ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Ôn lý tán hàn: Thích hợp dùng trong các trường hợp hàn tà trực trúng tạng phủ, hoặc
hương hư nội hàn mà xuất hiện các mình và chân tay giá lạnh; bụng dạ lạnh đau; nôn mửa tiết
tả; lưỡi nhạt rêu bóng; mạch trầm , trì, nhược. Phương thường dùng là Lý Trung Thang, Ngô
Thù Du Thang. Nếu thấy các chứng tỳ thận hư hàn, dương không hóa thủy, thủy thấp tràn
lan, mà xuất hiện các triệu chứng như lưng đau phù thũng, ban đêm tiểu liên tục, thì nên dùng
Chân Vũ Thang, Tế Sinh Thận Khí Hoàn.

b) Ôn kinh tán hàn: thích hợp dùng trong các hàn tà tắc trở kinh lạc, huyết mạch không
thông mà xuất hiện các biểu hiện tứ chi lạnh đau, sắc da tím tối, mặt xanh lưỡi ứ huyết, mạch
tế mà sáp. Phương thường dùng là Đương Quy Tứ Nghịch Thang.

c) Hồi dương cứu nghịch: Thích hợp dùng trong các chứng bệnh phát lâu ngày khiến dương
khí khuy hư, âm hàn nội thịnh mà xuất hiện chân tay lạnh, sợ lạnh thích nằm co ro, đại tiện
và phân sống, mồ hôi lạnh ra đầm đìa, mạch vi muốn tuyệt. Phương thường dùng là Tứ
Nghịch Thang; Sâm phụ thang.

B. Điểm quan trọng trong thi trị:


a) Phân biệt hàn nhiệt chân giả: pháp ôn sử dụng nhằm vào chứng hàn, đối với chứng chân
nhiệt giả hàn, cần phải phân biệt rõ ràng, để tránh dùng nhầm ôn pháp, sẽ khiến cho thế bệnh
nghịch biến.

b) Pháp này dùng đối với chứng hàn, đối với pháp trị “Hàn giả nhiệt chi” (hàn thì dùng nhiệt
mà trị), thì từ cuộc sống hàn ngày, nơi ở, cho đến ăn uống, dùng thuốc, đều phải tuân thủ theo
ôn tính.

c) Uống thuốc và chăm sóc: Các loại thuốc ôn dương bổ khí, thì cần phải sắc nhỏ lửa, uống
ấm, như lý trung thang; sâm phụ thang. Các loại thuốc ôn kinh tán hàn, thì sau khi sôi cần hạ
lửa nhỏ, khoảng 15 - 20 phút là được, như Tứ Nghịch Thang; Đương Quy Tứ Nghịch Thang.
Đối với chứng chân hàn giả nhiệt, thuốc ôn uống vào thì nôn ra ngày, nếu vậy thì để nguội
thuốc rồi uống.

d) Ăn uống cần tránh các loại như thịt bò, dê, long nhãn. Có thể dùng thêm các loại như Nhục
quế, gừng, hành để điều hòa cơ thể, giúp cho công lực ôn trung tán hàn của thuốc được phát
huy. Kỵ ăn các đồ sống lạnh, dưa, quả, để tránh tính lạnh.

e) Đối với chứng dương khí suy vi, khi dùng pháp hồi dương cứu nghịch, cần quan sát thần
chí, sắc mặt, mồ hôi, mạch tượng, tứ chi của người bệnh. Nếu sau khi uống thuốc, người bệnh
ra mồ hôi, tức chi chuyển ấm, mạch dần có lực, đó là dương khí phục hồi dần, bệnh sẽ giảm.

23
Ngược lại, nếu mồ hôi ra không ngừng, quyết lạnh nặng dần, phiền táo không yên, mạch tế,
tán, vô căn, thì đó là bệnh tình chuyển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

f) Trong chứng lý hàn, lúc uống thuốc ôn trung tán hàn, cần chú ý giữ ấm. Đối với chứng đau
bụng, nôn mửa, tiết tả. Có thể dùng Ngải cứu để cứu các huyệt Trung quản, Quan nguyên,
Túc tam lý. Đối với chứng nôn mửa nặng, thì trước khi uống thuốc, có thể dùng nước cốt
gừng nhỏ vào thuốc.

24
VI. THANH PHÁP
Còn gọi là phép thanh nhiệt. Tức là phép thông qua phương thang, hoặc phương pháp hàn
lương tiết nhiệt, khiến cho tà nhiệt đi ra ngoài, thanh trừ lý nhiệt.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Thanh khí phận nhiệt: Thích hợp với các chứng ngoại tà đi vào khí phận, lý nhiệt dần lên
mà xuất hiện các chứng phát nhiệt, không sợ lạnh mà sợ nhiệt, ra mồ hôi, miệng khát, phiền
táo, rêu vàng, mạch hồng đại, hoặc sác. Phương thang thường dùng là Bạch Hổ Thang.

b) Thanh nhiệt giải độc: Thích hợp với các chứng nhiệt độc, như ôn dịch, hỏa độc nội ung.
Phương thang thường dùng là Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm, Hoàng Liên Giải Độc Thang, Phổ Tế
Tiêu Độc Ẩm, Thanh Ôn Bại Độc Ẩm.

c) Thanh nhiệt lương huyết: Thích hợp cho các chứng tà nhiệt đi vào doanh phận, tinh thần
lơ mơ, nói nhảm, hoặc nhiệt đi vào huyết phận, xuất hiện các biểu hiện lưỡi đỏ thẫm, mạch
sác, thổ huyết, nục huyết, phát ban. Phương thang thường dùng là Thanh Doanh Thang, Tê
Giác Địa Hoàng Thang.

d) Thanh nhiệt dưỡng âm: Thích hợp trong các trường hợp thời kỳ sau khi phát nhiệt
chứng, tân dịch tổn thương, âm hư, đêm nóng ngày mát, hoặc phế lao âm hư, chiều đến triều
nhiệt, đạo hãn khái huyết. Phương thang thường dùng là Thanh Hao Miết Giáp Thang, Tần
Giao Miết Giáp Thang.

e) Thanh tạng phủ nhiệt: Thích hợp với các chứng tà nhập vào tạng phủ nào đó. Như tâm
hóa hun đốt, phiền táo mất ngủ, miệng lưỡi lở loét, đại tiện bí kết. Phương thang thường dùng
là Đại Hoàng Tả Tâm Thang. Hỏa ở tâm đi xuống tiểu trường, thường thấy nước tiểu đỏ rít
đau, phương thường dùng là Đạo Xích Tán, để tả tâm hỏa. Hỏa vượng ở Can, Đởm thì có thể
dùng Long Đởm Tả Can Thang.

f) Thanh nhiệt trừ thấp: Bệnh thấp tà thì tùy vào sự khác nhau của tính chất bệnh, vị trí
bệnh mà chọn thuốc điều trị. Nếu can đởm thấp nhiệt thì dùng Long Đởm Tả Can Thang;
thấp nhiệt hoàng đản thì dùng Nhân Trần Hao Thang; thấp nhiệt hạ lỵ thì dùng Hương Liên
Hoàn, hoặc Bạch Đầu Ông Thang.

B. Điểm quan trọng trong hộ lý:


a) Chú ý hàn nhiệt chân giả: Pháp thanh dùng đối với chứng thực nhiệt, đối với chứng chân
hàn giả nhiệt thì cần phải quan sát biện biệt cẩn thận, tránh bị các hiện tượng giả khiến dùng
nhầm pháp thanh, khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.

b) Pháp thanh dùng đối với chứng thực nhiệt, căn cứ vào pháp “nhiệt giả hàn chi” (bệnh nhiệt
thì dùng thuốc hàn mà trị), trong vấn đề hộ lý thì cần chọn các phương pháp chăm sóc dựa
trên cơ sở dùng phép thanh, và phép hàn. Như ăn uống, nơi ở, quần áo, uống thuốc đều nên
thiên về mát, đồng thời chú ý điều kiện hoàn cảnh yên tĩnh để điều dưỡng cho người bệnh.

25
c) Vấn đề sắc thuốc: trong phương thang thanh nhiệt, dược vật khác nhau, nên phương pháp
sắc thuốc cũng khác nhau, như vị Sinh thạch cao trong Bạch Hổ Thang thì cần sắc trước; như
Hoàng liên, cầm, bá (tam hoàng) trong Hoàng Liên Giải Độc Thang, thì trước là mang thuốc
ngâm với một ít nước trước, sau đó thêm nước để sắc; các vị cay mát trong Phổ Tế Tiêu Độc
Ẩm thì thời gian sắc ngắn. Thường thì các phương tễ thanh nhiệt giải độc đều uống khi mát,
hoặc hơi ấm.

d) Sau khi uống thuốc cần quan sát các biến đổi. Nếu sau khi uống Bạch Hổ Thang, thân
nhiệt bắt đầu hạ dần, mồ hôi ngừng khát giảm, tinh thần tỉnh táo, mạch ổn định, đó là bệnh
tình chuyển tốt. Nếu sốt cao không giảm, mồ hôi nhiều không ngừng, phiền khát mạnh dần,
thậm chí xuất hiện tinh thần mê man, nói nhảm, ban chẩn, thì đó là nguy cấp.

e) Đối với các chứng sang dương mụn độc, trong quá trình uống thuốc, thì nên quan sát sự
tăng giảm của mụn độc, nếu độc tiêu sốt giảm, đó là thế bệnh đã lui. Nếu mụn độc đã thành,
thì nên thích lể để lấy độc.

f) Đối với bệnh đã vào doanh huyết, cần quan sát các biểu hiện thần chí, xuất huyết, nhiệt cực
sinh phong, khi đã phát hiện thì cần xử lý ngay.

g) Đối với người có nhiệt chứng, đa phần tỳ vị mất đi vận hóa, hấp thụ kém. Trong ăn uống
cần phải ăn các đồ nhạt, dễ tiêu. Hoa quả thì cần ăn dưa hấu, quả lê, quýt để sinh tân chỉ khát.

26
VII. TIÊU PHÁP
Còn gọi là pháp tiêu đạo. Tức là thông qua tiêu đạo tán kết, khiến cho tà tích tụ bên trong dần
dần tiêu tán.

A. Điểm quan trọng trong ứng dụng:


a) Hóa thực: là pháp dùng các loại dược vật tiêu thực hóa trệ để tiêu đạo tích trệ. Nếu thấy
ngực bụng đầy tức, ợ hôi nôn chua, bụng trướng hoặc tiết tả. Các phương thang thường dùng
là Sơn Tra Hoàn, Bảo Hòa Hoàn, Tích Thực Đạo Trệ Hoàn.

b) Ma tích (磨积): nếu khí tích thì dùng Lương Phụ Hoàn; hỏa uất thì dùng Việt Cúc Hoàn;
Can uất khí trệ thì dùng Sài Hồ Sơ Can Tán; huyết ứ đau châm chích thì dùng Đan Sa Ẩm.
Nếu là huyết tích, thì hoạt huyết là chính, như dùng Thất Tiếu Tán trị chân tâm thống và hung
hiếp thống. Nếu phá huyết thì dùng Huyết Phủ Trục Ứ Thang, Đào Hạch Thừa Khí Thang,
Đại Hoàng Trùng Hoàn.

c) Khoát Đàm: Phong hàn phạm phế, đàm thấp đình trệ, thì dùng Chỉ Khái Tán, Hạnh Tô
Tán; đàm nhiệt hỗ kết, ủng trệ ở Phế, thì dùng Thanh Khí Hóa Đàm Hoàn; đàm thấp nội trệ,
Phế khí thượng nghịch, thì dùng Xạ Can Ma Hoàng Thang.

d) Lợi thủy: Căn cứ vào bộ vị khác nhau của thủy ẩm đình lưu, để chọn dược vật khác nhau.
Nếu thủy ẩm nội đình ở trung tiêu, có thể dùng Phục linh, Bạch truật, Bán hạ, Ngô thù; nếu ở
hạ tiêu, hư hàn, thì dùng Thận Khí Hoàn, thấp nhiệt thì dùng Bát Chính Tán; thủy ẩm tràn
lan, âm thủy, thì dùng Thực Tỳ Ẩm, dương thủy thì dùng Sơ Tạc Ẩm Tử.

B. Điểm quan trọng trong hộ lý:


a) Cách sắc thuốc: trong phương tễ tiêu đạo, cần căn cứ vào sự thanh đạm, nồng mạnh khác
nhau của dược vật, mà cách sắc thuốc cũng khác nhau. Nếu dược vật thanh đạm, thì cần lấy
khí của nó, thời gian sắc thuốc nên nhanh; nếu dược vị nồng mạnh, thì cần lấy chất của nó,
thời gian sắc nên lâu.

b) Uống thuốc: thường các loại thuốc tiêu đạo, đều nên uống sau bữa ăn. Trong thời gian
uống thuốc, không nên dùng các loại thuốc bổ, và thuốc mang tính thâu liễm.

c) Các loại thuốc tiêu đạo: đa phần, các loại thuốc tiêu đạo đều có công năng tả hạ, chỉ dùng
một thời gian, không được dùng lâu. Khi bệnh đã thuyên giảm thì ngừng ngay.

d) Trong thời gian uống thuốc: cần tăng cường quan sát tình hình bệnh, như tình trạng đại
tiện, số lần đại tiện; tình trạng thủy ẩm; tình trạng của bụng trướng, phúc thống, nôn ọe.

e) Hộ lý ăn uống: cần khống chế lượng đồ ăn. Ăn uống thức ăn dễ tiêu, vị nhạt. Các chứng
khí tích do Can uất khí trệ, can vị bất hòa, thì nên ăn đồ ăn có Sơn tra, Quýt, đồng thời cần
thăng bằng tâm lý.

VIII. BỔ PHÁP

27
Pháp này còn gọi là pháp bổ ích. Đây là phương pháp dùng để bồi bổ cho âm dương khí
huyết bất túc, hoặc bổ cho một tạng nào đó hư tổn.

A. Điểm qua trọng trong ứng dụng:


a) Bổ khí: Thích hợp với các chứng khí hư, biểu hiện lâm sàng thường là người mệt mỏi vô
lực, hô hấp gấp ngắn, động làm việc thì thở gấp, sắc diện trắng nhợt, biếng ăn, đại tiện lỏng,
mạch nhược hoặc hư. Các phương thường dùng là Tứ Quân Tử Thang, Bổ Trung Ích Khí
Thang.

b) Bổ huyết: Thích hợp với các chứng huyết hư, biểu hiện lâm sàng thường là choáng váng
hoa mắt, tai ù, điếc, hồi hộp mất ngủ, sắc mặt không tươi, mạch tế, sác, hoặc tế sáp. Các
phương thang thường dùng là Tứ Vật Thang, Quy Tỳ Thang, Đương Quy Bổ Huyết Thang.

c) Bổ âm: Thích hợp với các chứng âm hư, biểu hiện lâm sàng thường là miệng khô, họng
ráo, hư phiền mất ngủ, tiện bí, nặng thì cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế
sác. Các phương thang thường dùng là Lục Vị Địa Hoàng Thang, Tả Quy Hoàn, Đại Bổ Âm
Hoàn.

d) Bổ dương: Thích hợp trong các chứng dương hư. Biểu hiện lâm sàng thường là sợ lạnh,
chân tay lạnh, mồ hôi lạnh, hư suyễn, lưng gối mỏi mềm, tiết tả thủy thũng, lưỡi mập và nhạt,
mạch trầm trì.

B. Điểm quan trọng trong hộ lý:


Đối tượng thích hợp: Dùng đối với người hư nhược bất túc. Căn cứ nguyên tắc “hư thì bổ, tổn
thì ích” (hư tắc bổ chi, tổn giả ích chi), nên trên phương diện hộ lý chăm sóc cần phải phù
chính. Vì trong chứng hư có phân ra khí, huyết, âm, dương, nên trong phép bổ cũng cần biện
biệt rõ ràng, sau đó mới tiến hành hộ lý.

28
PHÉP DÙNG THUỐC
- Y NGHIỆP THẦN CHƯƠNG -

1. TỄ THUỐC TUYÊN TÁN:


- Những bệnh hàn uất phải dùng thuốc tuyên thông phát tán, như loại Sinh khương, Quất bì.
- Khí uất mà thực dùng Hương phụ, Xuyên khung để khai thông.
- Khí uất mà hư dùng thuốc bổ trung ích khí để vận chuyển đi.
- Hỏa uất nhẹ thì dùng Sơn chi, Thanh đại để tán đi.
- Hỏa uất nặng thì dùng thuốc thăng dương giải cơ cho phát ra.
- Thấp uất nhẹ thì dùng Thương truật để làm ráo đi.
- Thấp uất nặng thì dùng phong dược để thắng thấp.
- Đờm uất nhẹ thì dùng Nam tinh, Quất bì để hóa đờm.
- Huyết uất nhẹ thì dùng vị Đào nhân, Hồng hoa để hành huyết.
- Huyết uất nặng thì hoặc uống thuốc bổ hoặc uống thuốc lợi để trục huyết.
- Thực uất nhẹ thì dùng Sơn tra, Thần khúc để tiêu đi.
- Thực uất nặng ở trên thì dùng thuốc gây nôn, ở dưới thì dùng thuốc tả hạ để trừ khỏi.
Những bệnh trên đây đều nên dùng tễ thuốc tuyên tán.

2. TỄ THUỐC THÔNG LỢI:


- Dùng những vị thuốc thông lợi để chữa những bệnh đọng trệ không thông như loại Mộc
thông.
- Nếu thấp nhiệt đọng ở khí phận mà sinh chứng tê đau, đi tiểu khó và bế tắc tất phải dùng
những loại thuốc vị nhạt như Mộc thông để trên giúp Phế khí, dưới thông tiểu tiện.
- Nếu thấp nhiệt vào huyết phận sinh ra chứng tê đau, sưng nề chạy khắp nơi, đại tiểu tiện
không thông nên dùng thuốc đắng lạnh, đi xuống để thông đại tiểu tiện như loại Phòng
phong.

3. TỄ THUỐC BỔ:
- Về những chứng dương hư, âm hư, khí hư, huyết hư. Nếu con hư thì bổ mẹ.
- Vị Khương cay bổ can.
- Muối rang mặn thì bổ thận.
- Cam thảo ngọt thì bổ tỳ.
- Ngũ vị chua bổ phế.
- Hoàng bá đắng bổ thận.
- Phục linh bổ tâm khí.
- Sinh địa bổ tâm huyết.
- Nhân sâm bổ tỳ khí.
- Thục địa bổ thận huyết.
- Xuyên khung bổ can khí.
- Đương quy bổ can huyết.

29
4. TỄ THUỐC TIẾT:
Bài tiết có thể trừ được thực. Thực thì tả con.
- Can thực thì tả bằng Trạch tả.
- Lại dùng Đình lịch tiết được phế khí, lợi được tiểu tiện.
- Đại hoàng tiết được huyết bế làm cho thuận lợi.

5. TỄ THUỐC NHẸ (KHINH):


- Những vị thuốc chất nhẹ có thể trừ khỏi được bế tắc, như Ma hoàng, Cát căn.
- Tà xâm vào bì phu, phần biểu bị bế tắc nên dùng tễ thuốc nhẹ cho ra mồ hôi (phát hãn).
- Phần lý bế tắc hỏa nhiệt uất lại phát ra ghẻ lở, nên giải tà ra ngoài da (giải cơ).
- Khí thượng tiêu bị bế tắc như chứng ngoài hàn trong nhiệt, phát ra đau họng nên dùng thuốc
cay nóng để đưa lên và tản đi.
- Nếu khi ăn uống những đồ ăn mát lạnh, tà làm uất dương khí phát ra trướng đầy nên dùng
thuốc nâng khí trong mà nén khí đục xuống.
- Hạ tiêu bị bế tắc như chứng dương khí hãm xuống sinh chứng đau quặn mót rặn, tất phải
dùng thuốc nâng khí dương lên thì đại tiện dễ đi.
- Thế gọi là cách chữa chứng hãm xuống thì phải nâng lên. Vì nóng ráo hại đến phế, hàn tà
vít ở trên mà bàng quang bị bế tắc ở dưới, như thế nên dùng loại thuốc thăng phát móc cổ cho
mửa, khiếu trên thông thì tiểu tiện cũng đi được. Thế gọi là bệnh ở dưới mà chữa ở trên.

6. TỄ THUỐC NẶNG (TRỌNG):


Tễ thuốc nặng có thể trừ được chứng khiếp sợ vì khiếp sợ khí bốc lên phải nén xuống.
Tễ này có bốn cách dùng như sau:
- Có khi sợ mà khí rối loạn, có khi giận mà khí nghịch lên sinh ra bệnh cuồng mà hay giận
nên dùng loại thuốc như Thiết phấn, Hùng hoàng để dẹp can khí.
- Có khi tinh thần không yên hay sợ, chóng quên nên dùng thuốc Chu sa, Thạch anh để trấn
tĩnh thần chí.
- Lại như sợ thì khí đi xuống, có khi sợ như có người sắp bắt mình, nên dùng loại thuốc Từ
thạch, Trầm hương để an thần.
- Có khi có những chứng phong làm cho choáng váng co giật, chóng mặt, động kinh, đờm
suyễn mửa thốc ra không ngừng, phiên vị là do hỏa bốc và đờm dãi làm hại, như thế càng nên
dùng tễ thuốc nặng để nén xuống.

7. TỄ THUỐC THÔNG HOẠT:


Tễ thuốc thông hoạt để trừ khỏi quánh đặc, quánh đặc tức là thấp nhiệt hữu hình lưu đọng
lại ở tạng phủ.
- Phải dùng loại thuốc thông hoạt để trừ đi, không phải như mấy vị Mộc thông, Trư linh thì
trừ được loại tà vô hình mà thôi.
- Nếu đại tiểu tiện khó đi dùng loại thuốc như Tam lăng, Khiên ngưu. Tiểu tiện khó đi dùng
loại Xa tiền, Du bì. Tinh khiếu khô sít dùng loại thuốc Hoàng bá, Hòe hoa.
- Thai béo mà sít dùng loại thuốc Hoàng quỳ tử, Vương bất lưu hành. Những vị như Bán hạ,
Phục linh có thể đưa được đờm dãi theo đường tiểu tiện mà ra.

30
- Vị Bán hạ, Nam tinh có tính cay mà trơn, tiết được khí thấp, thông được đại tiện, đó là chất
cay làm nhuận táo, làm cho khí hành, hóa được tân dịch. Ai cho vị này là táo thì lầm, vì nó
trừ được thấp thì thổ phải táo.

8. TỄ THUỐC CỐ SÁP:
Cố sáp thì có thể giữ được khỏi thoát.
- Khí huyết thoát, thần thoát thì đều tản mát không thu lại được nên dùng những vị chua mà
thu, ôn mà bình để thu lượm lại cho khỏi hao tán.
- Như mồ hôi ra vong dương, tinh thoát không ngăn được, tiết tả không dứt, đại tiện không
cầm được, tiểu tiện đi són, ho lâu khô mất tân dịch, đó là khí thoát.
- Huyết ra không dứt, huyết ào ra, các chứng mất huyết dữ dội đều là huyết thoát. Nên chọn
dùng những loại thuốc như Mẫu lệ, Long cốt, Hải tảo, Phiêu tiêu, Ngũ bội tử, Ngũ vị, Ô mai,
Xu bì, Kha tử, Túc xác, Liên phòng, Xích thạch chi, Ma hoàng căn.
- Khí thoát dùng kèm thuốc bổ khí, huyết thoát dùng kèm thuốc bổ khí và bổ huyết.
- Nếu khí dương thoát thì thấy ma quỷ, âm thoát thì mắt mù, đó là thần thoát. Đến lúc đó thì
không có thuốc cố sáp nào có thể cố sáp được nữa.

9. TỄ THUỐC TÁO:
Táo có thể trừ thấp, vì khí thấp ngăn ướt nề đầy.
- Tỳ bị thấp tất phải dùng tễ thuốc táo mới chữa khỏi được, như loại thuốc Tang bì, Tiểu đậu.
- Nhưng thấp có ngoại cảm, nội thương, ở trên, ở dưới, ở giữa, ở đường kinh, ở da, ở biểu, ở
lý. Thấp ngoại cảm thì do dầm mưa mà mắc phải. Thấp nội thương thì do ăn uống mà mắc
phải.
- Có khi thấp là do tỳ yếu thận khỏe. Cho nên thuốc phong có thể trừ được thấp, thuốc táo có
thể trừ được thấp, vị thuốc đạm (nhạt) cũng có thể trừ được thấp, cho lợi tiểu tiện cũng có thể
đưa thấp đi, lợi đại tiện cũng có thể trừ được thấp, làm thổ ra đờm dãi cũng có thể hết được
thấp.
- Thấp có nhiệt thì phải dùng những loại thuốc đắng lạnh như Hoàng liên, Hoàng bá, Chi tử
để làm ráo thấp.
- Thấp có hàn thì phải dùng loại thuốc cay nóng như Can khương, Phụ tử, Hồ tiêu để làm ráo
thấp.

10. TỄ THUỐC NHUẬN:


Nhuận có thể làm cho khỏi khô.
- Tễ thuốc nhuận cũng như tễ thuốc ôn vậy. Phàm những khi có phong nhiều thì huyết dịch
khô cạn mà thành ra bệnh táo.
- Táo ở trên thì khát, táo ở dưới thì kết, gân táo thì cứng, da táo thì nhăn, thịt táo thì nẻ,
xương táo thì khô, phổi táo thì sinh đờm, thận táo thì tiêu khát.
- Những loại thuốc nhu nhuận như Ma nhân, A giao đều là thuốc nhuận. Bổ huyết thì có loại
Đương quy, Địa hoàng. Sinh tân dịch thì có loại Mạch Môn, Qua lâu căn. Thêm tinh khi thì
có loại Nhục dung, Câu kỷ.

Mười tễ trên đây nên xét kỹ lưỡng mà dùng thuốc cho sát với bệnh tình.

31
KIÊM CHỨNG DỤNG DƯỢC THEO HƯ THỰC
- ĐẠO LƯU DƯ VẬN -

I. PHẾ KINH:

Ở Đức, là Nghĩa (義); ứng với quẻ Càn, cho nên vẽ ba vạch ngang liền, thuộc phía Tây Bắc,
cung Thân Dậu.

Phế kinh có bệnh thì thấy các chứng: Suyễn thở gấp, khí đưa ngược lên, thường hay ho, ho có
đờm, ho ra máu, hơi thở ngắn, chân mềm yếu, cảm cúm chảy nước mũi, nặng tiếng.

Phế chủ về tiếng nói, khai khiếu ở mũi, ngoài thuộc về lông da, khi phong tà phạm vào ngoài
biểu, thì phế khí phải chịu đựng trước cho nên thấy các chứng hay nhảy mũi, chảy nước mũi
thối, chảy nước mũi mãi không cầm, mũi mọc thịt thừa (tức nhục), bí tiểu tiện (vì khí không
thông), hoặc đái vặt, hoặc đái són (vì khí nhiệt), miệng khô khát nước (vì khí hư thủy kiệt),
da nhăn tóc rụng, da thịt đau ngứa, hoặc tê dại (vì khí hư); tiểu tiện lạnh buốt sởn gai ốc
(nhiệt làm hại khí cho nên mùa hè nóng nực hay có chứng này).

Dụng dược:

- Bổ khí dùng Sâm, Kỳ.


- Ích khí dùng Tử uyển.
- Thu hồi khí hao tán của Phế kim, thâu nạp khí đem chứa vào nguồn, bổ mà liễm thì dùng
Ngũ vị.
- Tính mát mà lại bổ, nhuận táo và thanh hỏa thì dùng Mạch môn.
- Bổ trung ích khí và có thể tả được hư hỏa thì dùng Sa sâm.
- Tả hư hỏa thì dùng Hủ cầm.
- Tiết khí thì dùng Trần bì.
- Giữ Phế khí, yên nhiệt suyễn thì dùng Thiên môn.
- Tả hỏa sinh ra ho suyễn và hỏa bốc lên Phế phát sinh ho thì dùng Tang bì.
- Khơi thông đường nước khiến cho khí giáng xuống thì dùng Trạch tả, Xích linh, Xa tiền.
- Làm tan khí lạnh thì dùng Sinh khương.
- Làm cho ấm khí khỏi ho thì dùng Khoản đông hoa.
- Làm giáng khí thì dùng Tô tử, Hạnh nhân.
- Phá trệ thì dùng Chỉ xác.
- Trị đờm thì dùng Bối mẫu, La bặc tử.
- Đưa các vị thuốc vào Phế kinh thì dùng Cát cánh.

32
II. TÂM KINH:

Tính của nó là Lễ (禮), ứng với quẻ Ly, cho nên vẽ trống ở giữa, thuộc phía chính Nam, cung
Ngọ.

Nội kinh nói: Tà không thể phạm vào Tâm được, vì đã có Tâm bào cáng đáng, nếu phạm vào
Tâm thì chết ngay.
Tâm kinh có bệnh thì thấy các chứng: mình nóng, mồ hôi ra đượm máu (hãn huyết), hoặc
chợt nóng chợt khỏi (không nóng lâu do Tâm hư), hay cười, nói sảng, phát cuồng, hay quên,
hoảng hốt, sợ hãi, lưỡi cứng; lưỡi có rêu, sắc mặt khô sạm, phát bệnh điên giản (động kinh),
mồ hôi ra nhiều quá, phát kính (co giật).

Các bệnh này phát ra sau khi ở khoảng ngực mồ hôi ra nhiều, với sau khi sợ hãi quá. Những
người trước sang sau hèn, trước giàu sau nghèo cũng hay mắc phải.

Dụng dược:

- Bổ Tâm khí dùng Táo nhân.


- Bổ Tâm huyết dùng Đương quy.
- Vừa thanh vừa bổ thì dùng Liên tử.
- An thần, khỏi sợ, đỡ quên thì dùng Viễn chí.
- An thần dùng Phục thần.
- Khai khiếu tỉnh Tâm dùng Xương bồ.
- Tả hỏa dùng Hoàng liên.
- Lương huyết dùng Tê giác, Sinh địa.
- Ấm huyết dùng Nhục quế.
- Trấn tâm khỏi kinh sợ dùng Thần sa.
- Thanh tâm dùng Ngưu hoàng.

33
III. CAN KINH:

Tính của nó là Nhân, ứng với quẻ Chấn, cho nên vẽ như cái chậu để ngửa, thuộc phía chính
Đông, cung Mão.

Can kinh có bệnh thì thấy các chứng: mắt đỏ, sườn đau, đau chằng xuống bụng dưới, hay
giận giữ, khí đưa ngược lên, giật gân cơ quắp, gân liệt, chân tay run rẩy, móng chân móng tay
khô mà màu xanh, uất nhiệt (trong nóng ngoài lạnh), mắt hay trông ngược, đầu choáng váng
mắt hoa, hay ngáp vặt, cổ cứng, nôn mửa ra nước chua, đau sán khí, bìu dái co lại, đái sẻn đái
rắt.

Dụng dược:

- Bổ Can huyết dùng Đương quy, Sinh địa không dùng Thục địa.
- Bổ âm liễm khí dùng Sơn thù.
- Bổ khí dùng Toan táo nhân để sống.
- Làm mạnh gân dùng Ngưu tất, Đỗ trọng, Mộc qua.
- Liễm huyết tả khí dùng Bạch thược.
- Hành khí dùng Xuyên khung.
- Tán khí dùng Trần bì, Chỉ xác.
- Thanh Lôi hỏa dùng Đan bì.
- Tả hỏa dùng Tê giác.
- Phạt khí dùng Thanh bì.
- Hạ khí dùng Ngô thù.
- Bình khí tả hỏa dùng Sài hồ.
- Bình Can uất dùng Quế chi (vì mộc gặp quế làm cho khô).
- Ấm Can dùng Mộc hương, Nhục quế.
- Mát Can dùng Cúc hoa
- Hoãn Can khí dùng Cam thảo.

34
IV. TỲ KINH:

Tính của nó là Tín (信), ứng với quẻ Khôn, cho nên vẽ sáu vạch ngang ngắn, thuộc phía Tây
Nam, cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Tỳ kinh có bệnh thì thấy các chứng: trướng đầy, thủy thũng, hoàng đản, tiêu trung (ăn uống
được mà không sinh da thịt), hay đói, hay khát, môi se miệng lở, đầy bụng ỉa chảy, ăn không
được, hoặc ăn vào không tiêu, sôi bụng, có báng tích, ăn xong chân tay mỏi mệt rã rời, hoặc
ăn ít hay đói, chân tay mất sức, nhiệt uất ngủ mê man, hay lo buồn, mất ngủ. Tỳ có đờm thịnh
thì đờm đặc vàng, tinh thần váng vất như người say rượu, khí yếu hay nằm, thịt đau mặt
vàng, chân thũng mình nóng, miệng ngọt; cùng các chứng dương khí hãm xuống, trẻ em Mạn
kinh.

Dụng dược:

- Bổ khí dùng Sâm Kỳ.


- Bổ nguyên dương của hậu thiên để giúp sức mạnh cho quẻ Càn (thuộc Phế) thì dùng Bạch
truật.
- Ôn trung hòa trung dùng Chích thảo thấm thấp ở thổ.
- Phạt tà ở Mộc thì dùng Phục linh.
- Bổ ích trung khí thì dùng Hoài sơn, Liên nhục, Ý dĩ, Ích trí.
- Điều hòa Tỳ thì dùng Long nhãn, Đại táo.
- Ôn trung thì dùng Ổi khương, Bào khương, Quan quế, Đinh hương, Sa nhân.
- Trừ khử hàn ở trung tiêu thì dùng Can khương, Phụ tử, Hồ tiêu.
- Làm cho tỉnh Tỳ khí thì dùng Táo nhân.
- Thanh đờm thì dùng Bán hạ.
- Chỉ tả dùng Đậu khấu, Biển đậu.
- Thông hành khí trệ thì dùng Trần bì, Chỉ xác.
- Làm tiêu chứng đầy bụng thì dùng Trầm hương, Mộc hương.
- San bằng gò đống (chứng Tỳ tích) thì dùng Thương truật, Hậu phác.
- Làm tiêu cốc khí tích thì dùng Mạch nha, Thần khúc.
- Làm tiêu chất thịt và hoa quả tích lại thì dùng Sơn tra.
- Tả Tỳ khí thì dùng thuốc hàn vì mọi khí hàn đều hay làm hại Tỳ.

Chứng Tỳ âm: (âm được gặp âm thì mạnh lên).

Chứng huyết hư thì đêm nặng ngày nhẹ, đói mà không muốn ăn, buồn rầu, ảo não, nước dãi
trào ra, đại tiện khô khó đi, hoặc vì buồn rầu lo nghĩ, mất ngủ mà sinh ra chứng hư đầy hơi,
đã dùng nhiều thuốc cay thơm hành khí mà không có hiệu quả, thì nên bổ Tỳ âm (xem mục
cổ trướng ở dưới), nên kíp dùng Quy Thục để bổ huyết, Bạch thược để liễm âm, Táo nhân để
làm tỉnh Tỳ khí như các bài Thất vị hoàn, Tả quy hoàn, Quy tỳ thang đều nên chọn dùng.
Trong thuốc bổ khí nên dùng kèm thuốc nhu nhuận.

Chứng Tỳ dương: (Dương được gặp dương thì mạnh lên)

35
Chứng khí hư thì đêm nhẹ ngày nặng, ăn uống không tiêu, đờm nhiều mỏi mệt, da nóng, lòng
bàn tay, bàn chân và chấn thủy (mũi ức) đều nóng, nên bổ Tỳ khí tức là bổ trung khí; cốt để
cho hồi dương nên dùng Bạch truật, Can khương, Phụ tử, Đinh hương, Sa nhân như các bài
Tứ quân thang, Phục thố hoàn, Đại kiện tỳ hoàn, Dị công tán, Sâm linh bạch truật tán đều nên
lựa chọn mà dùng, cùng với Thận cùng ở một chỗ, đó là tạng thứ 6. Lại có sách lấy Tâm bào
lạc là tạng thứ 6 mà không nói đến Mệnh môn.

Ngày nay chữa bệnh, chỉ biết những vị ưa thấp ghét, là thuốc để kiện Tỳ, mà không hiểu rằng
có Vị dương lại có Tỳ âm. Hành thổ phải có đủ đức nhu nhuận, nếu khô ráo thì không thể
sinh ra mọi vật được. Bài Bổ trung thang riêng trọng dụng vị Đương quy là có ý nghĩa rất
tinh diệu vậy.

36
V. THẬN KINH

(Mệnh môn với Thận cùng ở một cung, là tạng thứ sáu). Tính của nó là Trí (智), ứng về quẻ
Khảm, cho nên vẽ kín ở giữa, thuộc phía chính Bắc, cung Tý.

Thận kinh có bệnh thì thấy các chứng: miệng khô ráo hoặc tiêu khát, họng đau (thủy suy), hư
nhiệt, đau xương, nóng trong xương, liệt chân, mình nặng, tai ù, tai điếc, đau ngang lưng,
lạnh lưng, ngoài sợ gió lạnh, trong sợ thức ăn sống lạnh, tiết tả, đi tả lâu ngày, đi tả sáng sớm,
lỵ, thủy thũng, mặt đen, mặt xanh bủng, mắt mờ không trông được xa (vô hỏa), lòng đen mắt
xanh, đồng tử khuếch tán, tiểu tiện đi luôn mà ít, đại tiện lợi hoặc hư bí hoặc khỏi rồi mà về
đêm hay đi tiểu tiện, đại tiện táo bón (chân thủy suy). Đàn ông di tinh, bạch trọc, đàn bà đới
hạ, bạch dâm. Bụng to, ngọc hành sưng đau, bìu dái co rút, ướt ngứa, liệt dương. Trong bụng
thấp thỏm như đói, đói mà không ăn được hoặc ăn xong đói ngay; khí từ dưới rốn đưa ngược
lên, ho suyễn, mặt đỏ hồng, má sưng, đầu và mặt sưng to thành chứng thũng độc, thượng
nhiệt hạ hàn.

Xác định rằng khát mà hay uống là thủy suy. Răng rụng sớm, răng đau, sợ hãi sinh bệnh, khỏi
bệnh rồi mất tiếng. Trẻ em xương sống lưng biến dạng, nghẹo cổ, năm chứng mềm, năm
chứng chậm, và tất cả các bệnh nặng, các chứng bệnh quái lạ, các chứng hư tổn đều gốc ở
thận, mà Mệnh môn là căn bản của sự lập mệnh.

Dụng dược:
- Bổ chân âm chân thủy dùng Thục địa, Sơn thù, bổ chân dương chân hỏa dùng Nhục quế,
Phụ tử.
- Muốn bổ mạnh tinh huyết làm mạnh âm dương, bổ gân xương sinh con cái, đẹp nhan sắc thì
chỉ có những loại thuốc huyết nhục hữu tình như Nhung hươu, Nhung nai, cao sừng Nai, gạc
Nai, nhau con so.
- Cố tinh thì dùng Lộc giác sương. Thêm tinh, tráng dương bổ hỏa thì dùng Câu kỷ, Nhục
thung dung, Tỏa dương.
- Bổ Thận dương, chỉ hoạt tinh, làm bền thận khí, làm khỏi các chứng mộng tinh, ỉa lỏng, ỉa
chảy thì dùng Phá cố chỉ.
- Chữa vong âm, tiểu tiện đi luôn không có chừng mực thì dùng Ích trí.
- Mạnh gân, bổ xương, chữa đau lưng đau gối thì dùng Ngưu tất, Đỗ trọng. Tiếp xương nối
gân thì dùng Tục đoạn.
- Bổ thận âm, chữa hở mỏ ác thì dùng Quy giáp.
- Làm ấm thận khí thì dùng Trầm hương, Sa nhân, Bá tử nhân, Khiếm thực.
- Cố tinh, sáp tinh thì dùng Long cốt, Mẫu lệ.
- Chữa chứng nóng trong xương, có mồ hôi thì dùng Địa cốt bì.
- Thanh loại hư hỏa vô căn thì dùng Tri mẫu, Hoàng bá.
- Thấm thủy thì dùng Trư linh, Trạch tả.
- Thấm mà nhuận thì dùng Ý dĩ, Phục linh, Xa tiền.

Tôi xét thấy các vị thuốc bổ Thận cũng như các vị thuốc bổ Tỳ, hễ các vị cay thơm ráo thấp
đều gọi là thuốc của Thận, kẻ ngu muội không biết phân tích rõ ràng tự ý dùng bừa. Mỗi khi

37
muốn bổ Thận là họ tìm ngay trong Bản thảo, thấy những vị nào hơi có khả năng bổ ích cho
tinh huyết chút ít thì gia thêm ngay vào. Vị làm thần sứ nhiều hơn những vị làm quân; các vị
thuốc gia thêm lại nhiều hơn bài thuốc chính, xếp lộn thuốc âm dương, khí vị ngang trái, bài
thuốc không thống nhất nên rất khó có hiệu quả.

Tôi không nệ kiến thức hẹp hòi, phân loại ra để cho mọi người hiểu có chứng bệnh nào thì
dùng loại thuốc ấy. Vì các loài cây cỏ vốn có dương khí, mỗi loại chỉ bẩm thụ thiên về một
mặt. Các chất cay, ngọt, chua, đắng của cây cỏ vốn tự sẵn có thì các phép hàn nhiệt bổ tả, liệu
ta có thể dùng lẫn lộn được chăng? Các bậc hiền triết ngày xưa dựa vào tinh thần đó mà làm
sáng tỏ ra; hoặc mượn lấy khí, hoặc hợp với vị, trong âm có dương, trong dương có âm, nhân
tả mà làm bổ, nhân bổ mà làm tả, khiến cho thuốc cùng trong một đội giúp đỡ lẫn nhau, vị
thuốc tuy nhiều mà phép công hay bổ đều thống nhất. Cho nên hiệu quả nhanh chóng như
tiếng dội.

Cớ sao người đời sau không chịu nghiên cứu cho kỹ, mà chỉ tự khoe khoang, lấy câu: Y giã ý
dã, gia giảm do nhân (y tức là ý, sự thêm bớt tùy theo mình) rồi cứ làm bừa, thật là buồn
cười.

38
VI. ĐẠI TRƯỜNG:

Đại trường thông với Can, Đại trường có bệnh thì nên bình Can, Can có bệnh thì nên sơ
thông Đại trường.

Đại trường có bệnh thì thấy các chứng: Sôi bụng, ỉa ra máu, đầy trướng, đại tiện táo bón (thực
là nhiệt bế, hư là huyết khô), trĩ, mạch lươn, trường ung, xích lỵ, bạch lỵ, trung tiện rất thối
(bên trong có phân táo).

Dụng dược:

- Bổ khí dùng Bạch truật, Phục linh, Đậu khấu.


- Bổ huyết dùng Đương quy, Thục địa, Thung dung.
- Nhuận táo dùng Ma nhân, Ngưu tất.
- Hành trệ dùng Mộc hương, Thông bạch.
- Phá tích dùng Chỉ xác, Binh lang, Thảo quả, Khiên ngưu.
- Tả hỏa dùng Hòe hoa, Tử cầm, Thạch cao, Hoạt thạch.
- Đại tiện táo bón uất dùng Đại hoàng, Phác tiêu, Ba đậu.
- Cố sáp dùng Kha tử, Long cốt, Mẫu lệ.

VII. TIÊU KINH: (tức là Đởm kinh).

Tiêu kinh chủ về trung chính, cùng thông với Tâm. Tiêu kinh có bệnh rét run, điên cuồng,
nên bổ Tâm. Tâm có bệnh hồi hộp (chính xung) nên làm ấm Tiêu kinh.

Tiêu kinh có bệnh thì thấy các chứng: Khí tràn lên, miệng đắng, hay thở dài, chảy nước mắt,
mất ngủ, hay sợ hãi.

Dụng dược:

- Bổ thì dùng Táo nhân.


- Làm cho mát thì dùng Hoàng liên, Long đởm, Trúc nhự.
- Thấm thủy thì dùng Mộc hương.
- Tả khí dùng Thanh bì, Sài hồ.
- Ôn khí dùng Sinh khương.

VIII. VỊ KINH:

Chủ về kho tàng.

Vị kinh có bệnh thì thấy các chứng: Biết đói mà không ăn được (vì tiêu hóa không mạnh).
Hay ăn mà gầy (vì có hỏa tà phục ở Vị). Nằm không yên, thở to thành tiếng (vì Vị khí không

39
điều hòa). Bụng hay đầy, không ăn được, hay sinh trướng bụng. Mình gầy, bụng to, mắt
vàng, nướu sưng mà đau (do Vị nhiệt), lở môi, nhạt miệng (cũng là Vị nhiệt). Chảy dãi đau
vú (bầu vú thuộc Dương minh Vị). Xót ruột, nôn mửa, phát cuồng, trèo cao ca hát. Hay rên,
hay ngáp, hay trung tiện, liệt dương. Hàn thịnh thì sinh ọe khan, nhiệt thịnh thì sinh sợ sệt (do
Thổ khắc Thủy).

Dụng dược:

- Ôn bổ thì dùng Bạch truật, Liên nhục.


- Lương bổ thì dùng Hoàng cầm?
Phàm thuốc hàn lương rất hay hại Vị, mà tôi lại lấy Hoàng cầm làm thuốc lương bổ là tại
làm sao? – Đó là kiến thức độc đáo của tôi. Vì tôi thấy trong cổ phương: bài Bổ trung thang
gia thêm Hoàng cầm, Thương truật, Bán hạ, Ích trí gọi là bài Ích vị; gia thêm Hoàng cầm,
Thần khúc gọi là bài Ích vị thăng dương; cũng như lấy Bạch truật làm quân để an thai. Ý
nghĩa sâu xa khó nói hết (Ý tại ngôn ngoại), có suy nghĩ kỹ mới hiểu được.

Nội kinh nói: Tỳ ghét thấp mà ưa ráo. Vị ghét ráo mà ưa thấp. Phương Thư nói: Vị ưa uống
mát mà ghét thứ nóng; tràng ưa thứ nóng mà ghét thứ lạnh. Vì vị dương không thể để cho nó
lấn lên. Cho nên bài Bổ trung trọng dụng vị Đương quy để bổ chân âm của Tỳ. Vì thế chứng
Quan cách là do vị khẩu khô khan, cho nên dùng Hoàng cầm làm thuốc lương bổ cần thiết
cho Vị, cũng như Bạch truật là loại thuốc để ôn bổ cho Tỳ. Nhưng nếu Vị hàn sinh tiết tả mà
chứng hỏa hư, thì lại cấm dùng Hoàng cầm.

- Tiêu cơm thì dùng Mạch nha, Thần khúc.


- Làm cho ấm Vị thì dùng Đinh hương, Quan quế, Nhục đậu khấu, Ích trí, Ổi khương, Bào
khương, Chích thảo.
- Phạt hỏa thì dùng Thạch cao.
- Chữa đờm thì dùng Trần bì, Bán hạ.
- Tả hỏa độc thì dùng Liên kiều.
- Lương giải thì dùng Bạch thược, Thạch hộc.
- Dẫn hỏa đi xuống thì dùng Sơn chi tử.
- Thăng dương khí thì dùng Thăng ma.
- Thăng thanh khí thì dùng Cát căn.
- Tả thực thì dùng Ba đậu, Đại hoàng, Phác tiêu.
- Hành khí thì dùng Mộc hương.
- Phá trệ thì dùng Hậu phác, Chỉ xác.
- Chỉ khí nghịch thì dùng Hoắc hương, Thanh bì.

IX. BÀNG QUANG:

Chủ về Châu đô (nơi thủy dịch tụ hội), tương thông với Phế, Phế có bệnh nên lợi Bàng
quang, Bàng quang có bệnh nên thanh Phế.

40
Bàng quang có bệnh thì thấy các chứng: Tiểu tiện bí (lung bế) hoặc tiểu tiện đi luôn, đái vặt.
Chứng này không lấy hàn nhiệt mà phân hư thực. Đái vặt mà ít cũng có khi vì hạ tiêu nhiệt.
Tiểu tiện bí cũng có khi vì Thận khí hàn. Đái vặt mà nhiều cũng có khi vì Thận khí không
làm việc bế tàng mà sinh ra. Tiểu tiện bí cũng có khi do Phế khí không thể giáng xuống được
mà sinh ra.

Dụng dược:

- Bổ hỏa thì dùng Bát vị hoàn.


- Bổ thủy thì dùng Lục vị hoàn. Chữa bệnh đái vặt (són đái, đái dầm) thì dùng Ích trí.
- Cố sáp tiểu tiện thì dùng Long cốt, Mẫu lệ.
- Tả thủy thì dùng Trư linh, Trạch tả, Mộc thông, Đăng tâm, Xa tiền, Cù mạch, Diêm tiêu.
- Thanh hỏa thì dùng Tử cầm, Hoạt thạch, Hoàng bá, Sơn chi.
- Diêm tiêu là thuốc thánh chữa chứng Thủy thũng, tiểu tiện thuộc thực bí rất hay.

X. TAM TIÊU:

Chủ về việc sứ thần, tương thông với Thận. Thận có bệnh nên điều hòa Tam tiêu. Tam tiêu có
bệnh nên bổ Thận là chủ yếu. Thận tương thông với Mệnh môn, Tân dịch kém, vị hỏa suy
nên đại bổ Thận dương.

Các chứng bệnh của Tam tiêu hiện ra chỉ lấy Thận dương làm căn bản. Hỏa mà yên vị thì sự
truyền tống của Tam tiêu được thoải mái. Hỏa mất vị trí biến thành Tráng hỏa thì Tam tiêu có
bệnh nhiệt. Mệnh môn suy, tướng hỏa bại thì Tam tiêu có bệnh hàn. Còn như các chứng hiện
ra lại theo nguyên nhân của tạng mà chữa.

Phàm các chứng nghẽn tắc, cơm nước không vào được và đầy tức (bệnh khí) ở khoảng ngực
thì trách cứ vào Tâm Phế. Nếu đầy trướng xót ruột, nôn mửa với ăn không tiêu thì trách cứ ở
Tỳ Vỵ. Còn bệnh tiểu tiện bí gắt với bệnh đái buốt, cùng các bệnh xuất huyết thì trách cứ ở
Can Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường. Dùng thuốc nên theo chỗ có bệnh mà chữa.

Đó tuy là phân ra bệnh mà đặt tên, nhưng cách chữa lại quy thuộc vào các tạng. Như thượng
tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Tâm Phế. Trung tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Tỳ Vỵ. Hạ
tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường mà chữa.
Nhưng thực ra vẫn ở Mệnh môn mà thôi.

Nếu chân thủy chân hỏa đều yên vị của nó, thì muôn sự điều hòa, lo gì chức năng thần sứ
không làm tròn trách nhiệm của mình.

Trên đây là tôi đem cách dùng thuốc theo cơ chế của bệnh tật khác nhau mà trình bày theo
kiến thức hẹp hòi của mình. Còn như chứng thực chứng hư thì phép xưa tuy đã có phân tích

41
rõ ràng, nhưng các hiện tượng giả tạo của bệnh mà tà khí thực thì còn dễ dò xét; nếu các
chứng chính khí hư thì các chứng giả rất hay lẫn lộn với các chứng thực.

Nội kinh nói: “Biết được ngọn chỉ chữa gốc nghìn người không sai một”, chính là lẽ ấy.
Phương Thư nói: “Phàm chẩn đoán bệnh tật nên xét nguyên khí trước tiên, rồi sau mới tìm
nguyên nhân sinh bệnh”. Lại nói: “Lấy bản khí (nguyên khí) làm chủ yếu, chứ các chứng
khác thì không đủ lấy làm bằng cứ”.

Theo kinh nghiệm của tôi, có ba phép cần thiết: một xem hình thể; hai là bằng vào mạch; ba
là hợp với các chứng trạng. Người ít tuổi khỏe mạnh, máu thịt đầy đủ, là hình thể thực. Còn
những người tuổi già, sức yếu, ốm mới khỏi,mới đẻ, trẻ em là hình thể hư. Xem mạch không
cứ gì Phù, Trầm, Đại, Tiểu, hễ ấn tới xương thấy hữu lực là mạch thực, vô lực là mạch hư.

Chứng bệnh tuy giống như chứng thực, mà thấy mạch hư, hình hư, thì đó là chứng giả thực.
Chứng bệnh tuy giống như chứng hư, mà thấy mạch thực, hình thực, thì đó là chứng giả hư.

Lấy ba điều đó làm bằng cứ thì bệnh tình không thể lẩn tránh được. Hư thực có rõ rệt thì cái
khả năng chữa bệnh mới có thể đủ hết được.

42
THUỐC DẪN, BỔ, TẢ, LƯƠNG, ÔN VÀO 12 KINH MẠCH
(Thầy Quang Thống)

1. Thuốc vào kinh Tâm:


Thuốc dẫn vào Tâm: Tế tân, Độc hoạt.
Bổ cho Tâm: Viễn chí, Sơn dược, Mạch môn, Táo nhân, Đương quy, Thiên trúc hoàng.
Tả cho tâm: Huyền hồ, Hoàng liên, Mộc hương, Bối mẫu.
Lương cho tâm: Trúc diệp, Tê giác, Thủy ngưu giác, Chu sa, Liên kiều, Ngưu hoàng.
Ôn cho tâm: Hoắc hương, Thạch xương bồ.

2. Thuốc vào kinh Can:


Thuốc dẫn vào Can: Thanh bì, Xuyên khung.
Bổ cho Can: Táo nhân, Ý dĩ nhân, Mộc qua, A giao.
Tả cho Can: Sài hồ, Bạch thược, Thanh bì, Thanh đại.
Lương cho Can: Hồ hoàng liên, Long đởm thảo, Xa tiền tử, Cúc hoa.
Ôn cho Can: Mộc hương, Ngô thù du, Nhục quế.

3. Thuốc vào kinh Tỳ:


Thuốc dẫn vào Tỳ: Bạch thược, Thăng ma.
Bổ cho Tỳ: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Biển đậu, Bạch truật, Trần bì, Liên nhục, Sơn dược, Bạch
phục linh, Khiếm thực, Thương truật, Cam thảo.
Tả cho Tỳ: Chỉ thực, Thạch cao, Đại hoàng, Thanh bì.
Ôn cho Tỳ: Nhục quế, Đinh hương, Hoắc hương, Phụ tử, Lương khương, Hồ tiêu.
Lương cho Tỳ: Hoạt thạch, Huyền hồ.

4. Thuốc vào kinh Phế:


Thuốc dẫn vào Phế: Bạch chỉ, Thăng ma, Liên tu, Thông bạch.
Bổ Phế: Sơn dược, Mạch môn, Tử uyển, Ô mai, Nhân sâm, Phục linh, A giao, Bách bộ, Ngũ
vị tử, Hoàng kỳ.
Tả cho Phế: Tử tô tử, Phòng phong, Trạch tả, Đình lịch tử, Chỉ xác, Tang bạch bì.
Ôn cho Phế: Mộc hương, Khoản đông hoa, Sinh khương, Can khương, Bạch đậu khấu.
Lương cho Phế: Hoàng cầm, Bối mẫu, Nhân niệu ( nước tiểu người lớn. Không dùng đồng
tiện ), Sơn chi, Sa sâm, Huyền sâm, Mã đâu linh, Qua lâu nhân, Cát cánh, Thiên môn(bỏ tim).

5. Thuốc vào kinh Thận:


Thuốc dẫn vào Thận: Độc hoạt, Nhục Quế.
Bổ cho Thận: Sơn dược, Câu kỷ tử, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Mẫu lệ, Đỗ trọng, Tỏa dương,
Cự thắng tử, Sơn thù du, Nhục thung dung, Ba kích, Long cốt, Hổ cốt, Ngưu tất, Ngũ vị, Thố
ty tử, Khiếm thực, Thục địa.
Tả cho Thận: Tri mẫu, Trạch tả.
Ôn cho Thận: Nhục quế, Phụ tử, Lộc nhung, Phá cổ chỉ, Trầm hương.
Lương cho Thận: Tri bá, Địa cốt bì, Đơn bì.

43
6. Thuốc vào kinh Vị:
Thuốc dẫn vào Vị: Bạch chỉ, Thăng ma.
Bổ cho vị: Thương truật, Bạch truật, Bán hạ, Bạch biển đậu, Hoàng kỳ, Khiếm thực, Liên
nhục, Bách hợp, Sơn dược, Trần bì.
Tả cho Vị hỏa: Cũng như các vị tả cho Tỳ, thêm vào Nam chỉ thực ( Nam của Trung Quốc,
chứ không phải nam của Việt Nam ), Mang tiêu, Đại hoàng, Thạch cao.
Ôn cho Vị: Mộc hương, Hoắc hương, Ích trí nhân, Ngô thù du, Lương khương, Hương phụ,
Bạch đậu khấu, Thảo đậu khấu, Nhục đậu khấu, Hậu phác, Hồ tiêu, Sinh khương.
Lương cho Vị: Cát căn, Điều hoàng cầm ( nhánh nhỏ của Hoàng cầm ), Hoạt thạch, Hoàng
liên, Thiên hoa phấn, Huyền minh phấn, Tri mẫu, Liên kiều, Thạch hộc, Thạch cao, Chi tử,
Thăng ma, Trúc nhự.

7. Thuốc vào kinh Đởm:


Thuốc dẫn vào Đởm: Xuyên khung ( giống kinh Can ).
Bổ cho Đởm: Long đởm thảo, Mộc thông.
Tả cho Đởm: Sài hồ, Thanh bì.
Ôn cho Đởm: Trần bì, Bán hạ, Sinh khương, Xuyên khung.
Lương cho Đởm: Trúc nhự, Hoàng liên.

8. Thuốc vào kinh Đại tràng:


Thuốc dẫn vào kinh Đại tràng: Bạch chỉ, Thăng ma ( giống với kinh Vị ).
Bổ cho Đại tràng: Mẫu lệ, Long cốt, Cát cánh, Túc xác, Kha tử bì, Sơn dược, Nhục đậu
khấu, Liên nhục.
Tả cho Đại tràng: Đại hoàng, Binh lang, Chỉ xác, Thạch hộc; Tả mạnh hơn: Mang tiêu, Đào
nhân, Ma nhân, Thông bạch.
Ôn cho Đại tràng: Càn khương, Nhục quế, Ngô thù du.
Lương cho Đại tràng: Hòe hoa, Điều cầm.

9. Thuốc dẫn vào kinh Tiểu tràng:


Thuốc dẫn vào kinh Tiểu tràng: Khương hoạt, Cảo bản.
Bổ cho Tiểu tràng: Thạch hộc, Mẫu lệ.
Tả cho Tiểu tràng: Mộc thông, Tử tô, Liên tu, Thông bạch, Lệ chi hạch.
Ôn cho Tiểu tràng: Đại hồi, Tiểu hồi, Ô dược căn.
Lương cho Tiểu tràng: Hoàng cầm, Thiên hoa phấn.

10. Thuốc dẫn vào kinh Bàng quang:


Thuốc vào Bàng quang: Khương hoạt, Cảo bản ( giống với kinh Tiểu trường ).
Bổ cho Bàng quang: Quất hạch, Xương bồ, Ích trí nhân, Tục đoạn, Long cốt.
Tả cho Bàng quang: Mang tiêu, Xa tiền tử, Trạch tả, Hoạt thạch, Thạch vi.
Ôn cho Bàng quang: Ô dược, Hồi hương.
Lương cho Bàng quang: Hoàng bá, Sinh địa, Cam thảo sao ( sao (梢) nghĩa là cái ngọn ).
11. Thuốc vào kinh Tam tiêu:

44
Thuốc dẫn vào Tam tiêu: Xuyên khung ( giống với kinh Can, Đởm ).
Bổ cho Tam tiêu: Ích trí nhân, Cam thảo, Hoàng kỳ.
Tả cho Tam tiêu: Chi tử, Trạch tả.
Ôn cho Tam tiêu: Lương khương, Phụ tử.
Lương cho Tam tiêu: Thạch cao, Địa cốt bì.

12. Thuốc vào kinh Tâm bào:


Thuốc dẫn vào Tâm bào: Sài hồ, Xuyên khung, Thanh bì.
Bổ cho Tâm bào: Địa hoàng.
Tả cho Tâm bào: Ô dược, Chỉ xác.
Ôn cho Tâm bào: Nhục quế.
Lương cho Tâm bào: Chi tử.

45
ĐÔNG DƯỢC PHỐI NGŨ
(Thầy Quang Thống)

I. THUỐC GIẢI BIỂU


1.1 Tân Ôn Giải Biểu:
a) Ma hoàng phối Quế chi: Sức phát hãn giải biểu mạnh. Chủ trị phong hàn biểu thực không
có mồ hôi.
b) Ma hoàng phối Hạnh nhân: Vừa có công năng giáng khí, lại vừa bình suyễn chỉ khái. Chủ
trị ho suyễn khí nghịch, thích hợp với chứng thuộc phong hàn thúc bó Phế.
c) Ma hoàng phối với Thạch cao: Có công năng thanh Phế bình suyễn thấu biểu nhiệt. Chủ trị
Phế nhiệt ho suyễn.
d) Quế chi phối với Bạch thược: Có sức thâu tán mạnh, điều hòa doanh vệ, tán phong liễm
doanh, giải cơ phát biểu. Chủ trị phong hàn biểu hư có mồ hôi.
e) Tế tân phối với Can khương, Ngũ vị: Trong ôn táo có liễm nhuận; vừa có công năng ôn
Phế hóa đàm, lại không hao khí thương âm. Chủ trị hàn ẩm ho suyễn lâu ngày.

1.2 Tân Lương Giải Biểu


a) Thiền thoái phối với Đại hải: có công năng thanh tuyên Phế khí, khai yết lợi âm (thông hầu
họng, trị khàn giọng mất tiếng) rất mạnh. Chuyên trị phong nhiệt, hoặc Phế nhiệt sinh đau
họng, mất giọng.
b) Cúc hoa phối với Câu kỷ tử: Mạnh về bổ Can Thận, sáng mắt. Trị các chứng mắt mờ, hoa,
nhìn vật lờ mờ, do Can Thận khuy hư.
c) Sinh cát căn phối với Hoàng cầm, Hoàng liên: vừa thanh nhiệt giải độc, lại thấu nhiệt
thăng dương, chỉ tả. Chủ trị tả lỵ thể thấp nhiệt mới phát.
d) Sài hồ phối với Hoàng cầm: Thanh giải tà nhiệt ở bán biểu bán lý. Chủ trị hàn nhiệt vãng
lai ở Thiếu dương.

II. THUỐC THANH NHIỆT


2.1 Thuốc Thanh Nhiệt Tả Hỏa
a) Thạch cao phối Tri mẫu: Thanh nhiệt tả hỏa, tư âm sinh tân. Vừa trị nhiệt thịnh ở khí phận;
lại vừa trị chứng hỏa nhiệt thương tân Phế Vị.
b) Tri mẫu phối với Hoàng bá: Kiện âm (mạnh phần âm), thanh nhiệt giáng hỏa. Trị âm hư
hỏa vượng rất hiệu quả.
c) Tri mẫu phối với Xuyên bối mẫu: Vừa tư âm nhuận Phế, lại vừa thanh nhiệt hóa đàm.
Chuyên trị âm hư lao khái, Phế táo khái thấu.
d) Chi tử phối với Đạm đậu xị: Mạnh về thanh tán uất nhiệt trừ phiền. Trị ôn bệnh lúc mới
phát, trong ngực bức rứt phiền muộn, cùng chứng hư phiền không ngủ.
e) Chi tử phối nhân trần: Mạnh về lợi thấp thoái hoàng. Chuyên trị thấp nhiệt hoàng đản.

2.2 Thuốc Thanh Nhiệt Táo Thấp.


a) Hoàng liên phối với Mộc hương: Có công năng táo thấp giải độc, lại lý khí chỉ thống. Trị
phúc thống thấp nhiệt tả lỵ. Thường dùng trị lý cấp hậu trọng.

46
b) Hoàng liên phối với Ngô thù du: Vừa thanh nhiệt tả hỏa táo thấp, lại vừa sơ Can hòa vị,
chế toan (khống chế vị chua trong dạ dày). Trị Can hỏa phạm vị, chứng ợ chua do thấp nhiệt
tồn trở bên trong.
c) Hoàng liên phối với Bán hạ, Qua lâu: Vừa tả hỏa hóa đàm, lại có thể tiêu tán bĩ kết.
Chuyên trị chứng kết hung do đàm hỏa kết hợp với nhau.
d) Hoàng bá phối với Thương truật: Vừa thanh nhiệt lại táo thấp, đi xuống hạ tiêu. Chuyên trị
các chứng thấp nhiệt, nhất là các chứng hạ tiêu thấp nhiệt.

2.3 Thuốc Thanh Hư Nhiệt.


a) Thanh hao phối với Bạch vi: Vừa chuyên thoái hư nhiệt, lương huyết nhiệt, lại kiêm thấu
tán. Vừa trị âm hư phát nhiệt, tiểu nhi cam tích (kiêm biểu tà), lại vừa trị doanh huyết phận có
nhiệt, cùng các chứng âm phận phục nhiệt.
b) Thanh hao phối với Miết giáp: Vừa thanh thoái hư nhiệt, lại vừa có thể tư âm lương huyết,
chuyên trị âm hư phát nhiệt.
c) Địa cốt bì phối với Tang bạch bì: Vừa thanh Phế hỏa, lại lợi thủy, dẫn nhiệt tà đi ra theo
đường nước tiểu, lại nhuận Phế tạng mà không có tính khổ tiết tổn thương đến âm. Vậy nên
chuyên dùng để trị ho do Phế nhiệt.
d) Bạch liễm phối với Ngọc trúc: Vừa tư âm lại thấu biểu. Trị âm hư ngoại cảm.

III. THUỐC TẢ HẠ
a) Đại hoàng phối với Mang tiêu: Vừa chuyên tả hạ công tích, làm mềm tích trệ trong trường
vị, lại còn chuyên thanh nhiệt tả hỏa. Chuyên trị thực nhiệt tích trệ, đại tiện táo kết, kiên
ngạnh khó hạ.
b) Đại hoàng phối với Ba đậu, Can khương: Ba đậu có được Đại hoàng, thì sức tả hạ có tính
hoãn hơn; Đại hoàng có được Ba đậu, thì tính hàn bị giảm đi, lại thêm vị Can khương ôn
trung tán hàn, trợ có lực tán hàn. Chuyên trị tiện bí do hàn tích.

VI. THUỐC KHU PHONG THẤP


a) Khương hoạt phối với Độc hoạt: đi vào lý, ra đến biểu, sức tán phong thấp rất mạnh.
Chuyên trị phong thấp tý thống, bất kể trên dưới đều được.
b) Tang ký sinh phối với Độc hoạt: Vừa khư phong hàn thấp, lại mạnh lưng gối. Chuyên trị
đau nhức do phong thấp tý trở, lưng gối mỏi mềm.
c) Hy thiêm thảo phối với Xú ngô đồng: Khư phong thấp, thông kinh lạc, trị đau nhức do
phong thấp tý trở, cân mạch co quắp.

IV. THUỐC PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP


a) Thương truật phối Hậu phác, Trần bì: lực táo thấp mạnh, lại có thể hành khí. Chuyên dùng
trong các trường hợp hàn thấp trở trệ bên trong, Tỳ Vị khí trệ.
b) Hậu phác phối chỉ thực: Lực táo thấp, tiêu tích, hành khí mạnh. Chủ trị thập trọc trở trệ
bên trong, hoặc thực tích đình trệ, bụng dạ trướng đau do Tỳ Vị khí trệ, cùng với các chứng
ho suyễn do đàm trọc cản trở Phế, ngực đầy, bụng trướng.
c) Hoắc hương phối Bội lan: chuyên hóa thấp hòa trung, giải thử phát biểu. Phàm thấp trọc át
trở bên trong, bất luận là kiêm hàn hay kiêm nhiệt, có biểu chứng hay không cũng đều dùng
được.

47
d) Sa nhân phối với Mộc hương: Lực hóa thấp lý khí, điều trung chỉ thống mạnh. Phàm
chứng thấp trệ thực tích, hoặc hiệp hàn dẫn đến bụng dạ trướng đau đều có thể dùng, kiêm tỳ
hư thì nên phối dùng với các vị kiện tỳ.

VI. THUỐC LỢI THỦY THẤM THẤP


a) Phục linh phối Trư linh: lực lợi thủy sấm thấp mạnh. Trị thủy thấp nội thịnh, hoặc kiêm tỳ
hư.
b) Hoạt thạch phối Sinh cam thảo: Vừa thanh lợi thử thấp, lại lợi thủy mà không tổn thương
tân dịch. Chủ trị thử thấp, thân nhiệt phiền khát.

VII. THUỐC ÔN LÝ
a) Phụ tử phối với Can khương: Lực hồi dương cứu nghịch và ôn trung rất mạnh. Chuyên trị
vong dương, cùng với chứng trung tiêu hàn lãnh.
b) Phụ tử phối Tế tân, Ma hoàng: Chuyên bổ dương phát biểu, tán hàn. Trị âm hư ngoại cảm
phong hàn.
c) Nhục quế phối với Phụ tử: Bổ hỏa trợ dương, tán hàn chỉ thống. Trị thận âm hư suy, Thận
Tỳ hư suy cùng chứng lý hàn nặng đều có thể dùng.
d) Ngô thù phối với Bổ cốt chi, Ngũ vị tử, Nhục đậu khấu: Vừa ôn bổ tỳ thận vong dương,
sáp trường chỉ tả, lại còn tán hàn táo thấp hòa trung, trị chứng tả lỵ lâu ngày do Tỳ Thận
dương hư.
e) Đinh hương phối với Thị đế: Vừa ôn trung tán hàn, lại giáng khí trị nấc. Trị chứng nôn
mửa, nấc,do hư hàn.

VIII. THUỐC LÝ KHÍ


a) Trần bì phối với Bán hạ: Lực táo thấp hóa đàm mạnh. Phạm các chứng đàm thấp đình trệ
bên trong Phế đều có thể dùng được.
b) Chỉ thực phối với Bạch truật: Vừa bổ khí kiện Tỳ, lại hành khí tiêu tích khư thấp. Chuyên
trị Tỳ hư khí trệ, hiệp tích hiệp thấp.
c) Hương phụ phối với Cao lương khương: Vừa ôn trung tán hàn, lại sơ Can lý khí, chuyên
chỉ thống. Trị hàn ngưng khí trệ, Vị quản trướng đau do Can khí phạm vị.
d) Xuyên luyện tử phối với Huyền hồ sách: Lực hành khí hoạt huyết chỉ thống mạnh. Chuyên
trị các chứng đau nhức do huyết ứ khí trệ.
e) Giới bạch phối với Qua lâu: Vừa hóa đàm tán kết, lại khoan hung thông dương. Trị đàm
trọc trở trệ, trị chứng hung tý (đau lồng ngực) do dương khí trong lồng ngực không mạnh mẽ.
f) Ô dược phối với Ích trí nhân, Sơn dược: ba vị phối hợp, chuyên bổ thận súc niệu, lại không
quá táo nhiệt. Trị các chứng di niệu, sác niệu do Thận hư.

IX. THUỐC TIÊU THỰC


a) Thần khúc phối với Mạch nha, Sơn tra: Vừa tiêu được các loại thực tích, lại vừa kiện vị
hòa trung. Dùng trong cac trường hợp thực tích, ăn không tiêu. Ba vị thường sao xém (tiêu)
mà dùng, nên thường quen gọi là Tiêu Tam Tiên.
b) Lai bặc tử phối với Tô tử, Bạch giới tử: Vừa ôn Phế hóa đàm, lại giáng khí chỉ khái bình
suyễn, tiêu thực tích, trừ trướng thông tiện. Chuyên trị ho suyễn thể hàn đàm, kiêm trị thực
tích tiện bí.

48
X. THUỐC KHU TRÙNG
Binh lang phối với Thường sơn: hai vị kết hợp, hàn nhiệt đều dùng được, tương phản tương
thành. Vừa mạnh trong việc khư đàm trừ sốt rét, lại có thể giảm thiểu tác dụng phụ của
Thường sơn là thổ mạnh. Chuyên trị sốt rét lâu ngày không dứt.

XI. THUỐC CHỈ HUYẾT


a) Đại kết phối với Tiểu kế: Hai vị này hợp dùng với nhau để tăng cường thêm công năng.
Chuyên trị các chứng huyết nhiệt xuất huyết, cùng các chứng nhiệt độc sưng lở.
b) Bạch cập phối với Tam thất: Hai vị hợp dùng, một cầm một hành, lực cầm máu (chỉ huyết)
mạnh mà lại không bị ức huyết. Có thể trị các chứng chứng xuất huyết, uống trong hay dùng
ngoài đều được.
c) Bạch cập phối với Ô tắc cốt: hai vị phối hợp, không những lực chỉ huyết mạnh, mà có thúc
đẩy vết lở loét mau lành. Chuyên trị chứng thổ huyết và tiện huyết do loét vị quản, hoành tá
tràng.
d) Bồ hoàng phối với Ngũ linh chi: Bất luận dùng sống hay sao, đều có thể hoạt huyết chỉ
thống, hóa ứ chỉ huyết. Chuyên trị huyết ứ, các chứng đau ngực, sườn, bụng, cùng các chứng
huyết ứ, xuất huyết.
e) Ngải diệp phối với A giao: Vừa dưỡng huyết chỉ huyết, lại tán hàn - ấm bào cung, điều
kinh. Trị các chứng băng lậu đới hạ thuộc huyết hư có hàn.

XII. THUỐC HOẠT HUYẾT KHƯ Ứ.


a) Xuyên khung phối với Sài hồ, Hương phụ: Vừa sơ Can giải uất, lại lý khí hoạt huyết. Trị
chứng lồng ngực bứt rứt, sườn đau nhói do Can uất khí trệ; thống kinh, cùng kinh nguyệt
không đều.
b) Uất kim phối Thạch sương bồ: Vừa hóa thấp khoát đàm, lại thanh tâm khai khiếu. Trị đàm
hỏa hoặc thấp nhiệt nhiễu loạn tâm khiếu khiến hôn mê điên cuồng, điên giản.
c) Ngưu tất phối với Thương truật, Hoàng bá: Lực thanh nhiệt táo thấp mạnh, lại đi xuống hạ
tiêu. Chuyên trị chứng chân gối sưng đau, yếu mềm vô lực do hạ tiêu thấp nhiệt, cùng các
chứng thấp chẩn, thấp sang.

XIII. THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN


Tuyền phúc hoa phối với Đại giả thạch: Hai vị hàn ôn cùng dùng, có lực giáng khí nghịch ở
Phế Vị. Chuyên trị khí nghịch sinh nôn ọe, suyễn tức.

XIV. THUỐC AN THẦN


Tử thạch phối với Chu sa: Hai vị phối hợp, tăng mạnh lực trọng trấn an thần. Chuyên trị
phiền táo bất an, tâm quý mất ngủ.

XVII. THUỐC BỔ HƯ
a) Nhân sâm phối với Phụ tử: Đại bổ đại ôn, ích khí hồi dương. Chuyên trị vong dương khí
thoát.
b) Nhân sâm phối với Cáp giới: Có công năng bổ Phế ích Thận, định suyễn. Chuyên trị Phế
Thận lưỡng hư, động làm việc là khí suyễn.

49
c) Nhân sâm phối với Mạch đông, Ngũ vị tử: Có công năng ích khí dưỡng âm, sinh tân chỉ
khát. Trị chứng khô khát nhiều mồ hôi do khí âm lưỡng hư, cùng chứng tiêu khát.
d) Hoàng kỳ phối với Sài hồ, Thăng ma: Bổ trung ích khí, Thăng dương cử hãm . Là thuốc
chuyên dùng để trị Trung khí hạ hãm, các chứng tạng khí sa thoát.
e) Cam thảo phối dùng với Bạch thược: Lực hoãn cấp, chỉ thống mạnh. Trị chứng vị quản và
bụng, hoặc tứ chi co rút đau nhức.

50
THUỐC BỔ

1. Định nghĩa
Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể do
bẩm sinh, dinh dưỡng kém hoặc do hậu quả bệnh tật gây ra

2. Phân loại
Chính khí cơ thể gồm 4 mặt: âm, dương, khí, huyết, nên thuốc bổ chia làm 4 loại:
- Thuốc bổ âm
- Thuốc bổ dương
- Thuốc bổ khí
- Thuốc bổ huyết

3. Cách dùng
Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị có hồi phục mới phát huy được kết quả của
thuốc bổ

4. Liều lượng
- Người có hư chứng lâu ngày, dùng thuốc bổ từ từ (liều nhỏ: 6 - 12g/24h)
- Nếu âm dương khí huyết mất đột ngột, dùng liều mạnh 40g/24h

5. Phối ngũ
- Bổ khí phối hợp thuốc bổ huyết
- Bổ khí phối hợp thuốc hành khí
- Bổ huyết phối hợp thuốc hành huyết
- Thuốc bổ phối hợp thuốc chữa bệnh (công bổ kiêm trị)
Sắc kỹ, lửa nhỏ cho ra hết hoạt chất

6. Cấm kỵ
Dương hư, tỳ hư không dùng thuốc bổ âm, tính nê trệ. Khi cần thiết phải dùng cần phối hợp
với hành khí, kiện tỳ
Âm hư không dùng thuốc bổ dương, vì làm mất thêm tân dịch

51
THUỐC BỔ DƯƠNG

1. Tổng quan
Thuốc bổ dương là các vị thuốc dùng để chữa các chứng dương hư.
Phần dương của cơ thể gồm có: Tâm, tỳ, thận.
Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn:
Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh ăn không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực.
=> Dùng thuốc ôn trung trừ hàn để chữa
Thận dương hư biểu hiện:
Liệt dương, di hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, di niệu, mạch trầm tế.
=> Dùng thuốc ôn thận hay bổ thận dương.
Vậy thuốc bổ dương chính là thuốc ôn bổ thận dương.

2. Đặc điểm
- Vị đắng, cay. Tính ôn. Quy kinh can thận.
- Đều gây mất tân dịch

3. Tác dụng
- Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm:
Nam: Di hoạt tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh mạch trầm nhược
Nữ: Kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh
Người già lão suy: Đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần
- Chữa đái dầm thể hư hàn (không có âm hư nội nhiệt)
- Trẻ chậm phát dục
- Chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ kém phát triển
- Chữa hen mãn thể hư hàn do thận hư không nạp khí
- Chữa đau khớp, thoái khớp lâu ngày (thận chủ cốt)

4. Công dụng
Không nhầm với thuốc trừ hàn

5. Phối ngũ
- Đau xương khớp phối hợp thuốc Trừ phong thấp
- Ngũ canh tả phối hợp thuốc Trừ hàn
- Phù do viêm thận mãn phối hợp thuốc Kiện tỳ
- Phối hợp thuốc Sinh tân vì thuốc làm mất tân dịch

6. Kiêng kỵ
Âm hư nội nhiệt

7. Các vị thuốc bổ Dương:


Cẩu tích (Lông culy, cẩu tồn mao)
Ba kích (Ruột gà)

52
Cốt toái bổ (Tổ rồng, tắc kè đá)
Tục đoạn (Sâm nam, rễ kế)
Phá cố chỉ (Bổ cốt chỉ, hắc cốt tử, hạt đậu miêu)
Thỏ ty tử
Tắc kè (Cáp giới, đại bích hổ)
Nhục thung dung
Đỗ trọng
Lộc nhung

53
THUỐC BỔ ÂM

1. Tổng quan
Thuốc bổ âm là các thuốc chữa chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể giảm sút (âm hư),
do tân dịch hao tổn, hư hoả bốc lên gây miệng khô họng đau, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ,
táo bón)

Phần âm gồm: Phế, Vị, Thận và Tân dịch.


Khi hư nhược có triệu chứng sau:
Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm. . .
Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, vật vã trằn trọc, táo
bón, sốt nhẹ...
Thận âm hư: Đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, lòng bàn tay bàn chân
nóng. . .
Tân địch hao tổn: Da khô, lưỡi đỏ, rêu ít. . .mạch tế sác.

Âm hư thường có triệu chứng hư nhiệt, biểu hiện:


Người gầy, da khô nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác nóng trong người (bốc
hoả), sốt về chiều hoặc đêm, đạo hãn, mất ngủ, di tinh di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

2. Đặc điểm thuốc bổ âm


Đa số có vị ngọt, tính hàn, sinh tân dịch.

3. Tác dụng thuốc bổ âm


- Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: Cao huyết áp, mất ngủ, di tinh, đau lưng ù tai...
- Chữa rối loạn thần kinh thực vật do lao: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, đạo
hãn (lao phổi)
- Chữa rối loạn chất tạo keo: Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp, nhức trong xương, hâm
hấp sốt, khát nước. . . (thận âm hư)
- Trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn do hệ thần kinh chưa phát triển
hoàn chỉnh: viêm phế quản mãn, viêm bàng quang mãn, hen. . .
- Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân: Y học cổ truyền cho rằng do thiếu tân dịch gây ra

4. Cách dùng
Dựa vào sự quy kinh mà chọn thuốc thích hợp với triệu chứng lâm sàng của người bệnh

5. Phối ngũ:
Phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ tránh nê trệ
Phối hợp với bổ khí, bổ huyết để tăng tác dụng

6. Kiêng kỵ
Dương hư, tỳ hư

54
7. Các loại thuốc bổ Âm
Sa sâm
Mạch môn (Mạch môn đông, lan tiên, tóc tiên)
Thiên môn (Dây tóc tiên)
Kỷ tử (Câu kỷ tử, khởi tử)
Thạch hộc (Hoàng thảo, phong lan)
Ngọc trúc (Uy di)
Bách hợp (Tỏi rừng)
Bạch thược (thược dược)

55
THUỐC BỔ KHÍ

1. Tổng quan
Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư.
Khí hư thường gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau:
Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao động nặng
Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt nhẽo. . .
Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các thuốc
bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.
Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hoá đồ ăn. Do đó nếu tỳ hư thì khí hư. Vậy
các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ

2. Tác dụng
- Chữa suy nhược cơ thể do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: Ăn ngủ kém, sút cân
- An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết
- Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong huyết
- Kích thích tiêu hoá: Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại trang mãn, viêm
gan, viêm loét hành tá tràng. . .
- Chữa suy hô hấp: Ho lâu ngày, hen xuyễn, viêm phế quản mãn, viêm cầu thận do lạnh
(phong thuỷ)
- Lợi niệu chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp: Phù suy dinh dưỡng, phù do
viêm thận mãn
- Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: Sa trực tràng, sa dạ con thoát vị bẹn. . .

3. Phối ngũ
- Để tăng tác dụng phối hợp với thuốc hành khí
- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và là nơi
để khí tàng trữ.
Vì vậy thường phối hợp thuốc bổ khí với thuốc bổ huyết để tăng tác dụng

4. Kiêng kỵ
Thực tà

5. Các vị thuốc bổ khí


Nhân sâm
Đẳng sâm
Hoài sơn (Sơn dược, củ mài)
Cam thảo
Đại táo
Bạch truật
Hoàng kỳ

56
THUỐC BỔ HUYẾT

1. Tổng quan
Thuốc bổ huyết là những vị thuốc dùng chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra (thiếu máu,
bệnh phụ khoa như kinh nguyệt, thai sản vì huyết là cơ sở hoạt động của sinh dục nữ).

2. Đặc điểm
Đa số quy kinh: Tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch

3. Tác dụng
- Chữa thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng, do lao động quá sức hoặc
sau khi ốm dậy, biểu hiện: Sắc mặt xanh vàng, da khô, ù tai, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất
ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng chân móng tay nhợt, kinh nguyệt không đều, mạch tế
sác vô lực
- Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cơ cứng khớp (do huyết hư không nuôi dưỡng cân)
- Chữa suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quên, giật mình sợ hãi (do huyết hư
không nuôi dưỡng tâm)
- Chữa bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh, sảy thai đẻ non, vô
sinh. . .
- Chữa nhũn não, tai biến mạch não do huyết hư sinh phong.

4. Phối ngũ
- Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ âm và ngược lại
một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết. Vì vậy thường phối hợp bổ huyết với bổ âm
để tăng tác dụng
- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và là nơi
để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp thuốc bổ khí với thuốc bổ huyết để tăng tác dụng
- Phối hợp bổ huyết với thuốc hành huyết để tăng tác dụng

5. Kiêng kỵ
Tỳ hư

6. Các vị thuốc bổ huyết


Agiao (Cống giao, minh giao)
Thục địa
Đương quy
Hà thủ ô đỏ (Dạ giao đằng, dạ hợp, măn đăng tua lình)
Kê huyêt đằng (Dây máu gà, hồng đằng)
Kỷ tử
Bạch thược
Tang thầm

57
THUỐC HÀNH KHÍ

1. Định nghĩa
Thuốc lý khí là các vị thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể
Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làm cho khoan
khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm đau.

2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây khí trệ có nhiều, nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân chính sau:
- Khí hậu không điều hoà.
- Ăn uống không điều độ.
- Tình chí uất kết.

3. Đặc điểm của các vị thuốc lý khí


Cay, ấm, thơm, ráo.

4. Phân loại
Dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:

4.1 Thuốc hành khí giải uất


Thường dùng để chữa các chứng
- Khí trệ ở tỳ vị: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo bón, mót rặn, đầy
bụng. . .
- Can khí uất kết: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần kinh, rối loạn
kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy bụng chậm tiêu. . .
- Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đau nhức cơ nhục do khí
trệ,...
=> Như vậy tác dụng chính của thuốc hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí huyết
thông lợi, giảm đau, giải uất kết

Các vị thuốc hành khí giải uất:


- Hương phụ
- Trần bì
- Thanh bì
- Sa nhân
- Mộc hương
- Ô dược

4.2 Thuốc phá khí giáng nghịch


Tác dụng chung:
- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không thuận.
- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm vị.
- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục.

58
Các vị thuốc phá khí giáng nghịch:
- Chỉ thực
- Chỉ xác
- Hậu phát
- Đại phúc bì
- Thị đế
- Trầm hương

4.3 Thuốc thông khí khai khiếu


- Đặc điểm: mùi thơm, vị cay, phát tán, trừ đàm, tác dụng kích thích, thông các giác quan,
khai khiếu trên cơ thể.
- Tác dụng: trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp; đồng thời trấn tâm (điều hòa nhịp tim)
để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết
- Cách dùng:
+ không dùng kéo dài (do tính chất phát tán, dễ gây tổn thương nguyên khí)
+ Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa đàm, thuốc bình can tức phong.

Các vị thuốc thông khí khai khiếu:


- Xương bồ
- Xạ hương
- An tức hương
- Băng phiến

5. Chú ý khi sử dụng


- Do các vị thuốc thường cay, ấm, thơm và ráo; nên nếu dùng nhiều hoặc kéo dài có thể làm
ảnh hưởng tới tân dịch.
- Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân như: có hàn ngưng khí trệ thì phối hợp với
thuốc ôn trung trừ hàn; khí uất hoá hoả thì phối hợp với thanh nhiệt tả hoả; tỳ vị hư nhược thì
phối hợp với kiện tỳ ích khí,…
- Những người khí hư, chân âm kém phải thận trọng khi dùng các thuốc hành khí. Một số
thuốc, thể âm hư hoả vượng không nên dùng.
- Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ, dùng với thuốc tả hạ để làm
tăng tác dụng của thuốc. . .

59
THUỐC HÀNH HUYẾT

1. Định nghĩa
Thuốc hành huyết là các vị thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch, dùng để chữa những
chứng bệnh do huyết ứ gây ra.

2. Nguyên nhân
Do sang chấn, do viêm tắc gây đau đớn, do huyết ứ đọng như bế kinh, sau khi sinh máu xấu
đọng lại, do viêm nhiễm,…

3. Phân loại

3.1 Thuốc hoạt huyết


Thuốc hoạt huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu, được dùng khi huyết mạch lưu thông
kém gây sưng đau.

Vị thuốc hoạt huyết


- Xuyên khung
- Ngưu tất
- Ích mẫu
- Đan sâm
- Đào nhân
- Xuyên sơn giáp
- Hồng hoa
- Cao huyết đằng
- Nhũ hương

3.2 Thuốc phá huyết


Thuốc phá huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ mạnh hơn, được dùng với các bệnh huyết
ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt.

Vị thuốc phá huyết


- Khương hoàng
- Nga truật
- Tô mộc
- Tam lăng

4. Tác dụng chung


Giảm các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ do xung huyết như: cơn đau dạ dày, đau do viêm
nhiễm, đau do sang chấn, thống kinh. . .
Chống viêm: giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau (mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp
cấp. . ).
Chỉ huyết: dùng khi xuất huyết do xung huyết như trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu do sỏi, . . .

60
Đưa máu đi các nơi phát triển tuần hoàn bàng hệ: chữa viêm tắc động mạch, teo cơ cứng
khớp. . .
Điều hoà kinh nguyệt chữa bế kinh thống kinh, kinh nguyệt không đều. . .
Một số có tác dụng giáng áp
Một số chú ý khi dùng thuốc hành huyết
Phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân.
Phối hợp với thuốc hành khí để tăng tác dụng của thuốc hành huyết.
Không nên dùng thuốc hành huyết cho phụ nữ có thai, đặc biệt cấm dùng thuốc phá huyết
như Tam lăng, Nga truật, Hồng hoa, Tô mộc. . .

61
THUỐC CHỈ HUYẾT

1. Định nghĩa
Thuốc chỉ huyết là những vị thuốc dùng để chữa các chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân
khác nhau.

2. Phân loại
Dựa vào tác dụng của thuốc, chia làm 3 loại

2.1. Thuốc cầm máu do xung huyết gọi là thuốc khứ ứ chỉ huyết
Tác dụng
- Chảy máu do sang chấn
- Chảy máu đường tiêu hoá: Chảu máu dạ dày, ruột, trĩ…
- Sỏi tiết niệu gây đái ra máu
- Ho ra máu, chảy máu cam
- Rong kinh, rong huyết

Vị thuốc khư ứ chỉ huyết


- Tam thất
- Nhọ nồi
- Ngó sen
- Bạch cập
- Huyết dư (thán tóc)
- Bồ hoàng
- Tông lư

2.2. Thuốc cầm máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết
(lương huyết chỉ huyết)
Đặc điểm
- Các vị thuốc đa số tính hàn, lương.
- Quy kinh phế, can, đại trường

Tác dụng
- Ho ra máu do viêm phổi
- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra
máu, xuất huyết dưới dac ; Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ

Vị thuốc lương huyết chỉ huyết


- Trắc bách diệp
- Hoè hoa
- Cỏ nhọ nồi
- Hạt mào gà

62
2.3. Thuốc cầm máu do tỳ hư không thống huyết
Tác dụng
- Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài
- Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu cầu

Vị thuốc thống huyết


- Ngải cứu
- Agiao
- Ô tặc cốt
- Quy bản
- Miết giáp
- Ích trí nhân

3. Cách dùng
- Phải sao đen để chỉ huyết
- Phối ngũ để tăng tác dụng
+ Thuốc khứ ứ chỉ huyết phối hợp với thuốc hoạt huyết
+ Thuốc Thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp Thanh nhiệt tả hoả, giải độc, lương huyết, táo thấp,
hoạt huyết để tiêu viêm
+ Thuốc chỉ huyết do tỳ hư phối hợp kiện tỳ
+ Trường hợp chảy máu nhiều gây choáng, truỵ mạch phải dùng Nhân sâm để cấp cứu

63
THUỐC AN THẦN

1. Định nghĩa
Thuốc an thần là những vị thuốc có tác dụng chữa các chứng mất ngủ do nhiều nguyên nhân:
- Do âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng tâm, làm tâm không tàng thần gây hồi hộp,
mất ngủ
- Do thận âm hư không dưỡng can âm làm can dương vượng (can hoả vượng) làm thần chí
không ổn định, biểu hiện : Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phiền táo, cáu gắt. . .

2. Phân loại
2.1 Dưỡng tâm an thần
Đặc điểm
- Là thảo mộc, có tỷ trọng nhẹ.
- Có tính bình, quy kinh tâm, can, thận.

Công năng chủ trị


- Dưỡng tâm, bổ can huyết
- Chữa tâm huyết hư, can âm bất túc gây mất ngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, mồ hôi trộm…

Vị thuốc dưỡng tâm an thần


- Toan táo nhân
- Lạc tiên
- Bình vôi (Ngãi tượng)
- Tâm sen
- Viễn chí
- Bá tử nhân
- Long nhãn

2.2 Trọng trấn an thần


Đặc điểm
- Là khoáng vật, động vật, có tỷ trọng nặng
- Tính bình, quy kinh tâm, can, thận.

Công năng chủ trị


- Tiết giáng, trấn tĩnh
- chữa các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu gắt hoặc co giật, động kinh…

Vị thuốc trọng trấn an thần


- Mẫu lệ
- Thạch quyết minh
- Chu sa

3. Cách dùng

64
Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
- Do âm hư, huyết hư, tỳ hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết, bổ tỳ
- Do can phong nội động, phối hợp với thuốc bình can tức phong
- Do sốt cao gây trằn trọc, vật vã, mất ngủ, phối hợp với thuốc tả hoả. . .

4. Bào chế
Thuốc là khoáng vật, động vật cần đập nhỏ trước khi sắc, sắc kỹ cho ra hết hoạt chất, không
dùng kéo dài

5. Kiêng kỵ
Thuốc dưỡng tâm an thần không dùng cho thực chứng
Thuốc trọng trấn an thần không dùng cho hư chứng

65
THUỐC TRỪ HÀN

1. Định nghĩa
Thuốc trừ hàn là những vị thuốc có tính ấm, nóng (ôn, nhiệt), để chữa các chứng bệnh gây ra
lạnh trong cơ thể, do phần dương khí giảm sút (lý hư hàn) hoặc do tà hàn trúng vào tạng phủ
(trúng hàn).
Dương khí giảm gây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát dương

2. Đặc điểm
- Đa số vị cay, tính ôn, quy kinh tỳ, vị.
- Đều làm mất tân dịch.

3. Phân loại

3.1 Ôn trung trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn


Tác dụng
- Chữa rối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy mãn,
không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực
- Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn
- Kích thích tiêu hoá (làm gia vị ): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém

Vị thuốc ôn trung trừ hàn


- Can khương
- Ngô thù du
- Ngải cứu
- Đại hồi
- Tiểu hồi
- Thảo quả
- Cao lương khương
- Hương mao (Sả)
- Đinh hương
- Xuyên tiêu

3.2 Hồi dương cứu nghịch: chữa chứng thoát dương


Tác dụng
- Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu ra quá
nhiều mồ hôi, gây choáng, truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch
vi muốn tuyệt
- Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh

Vị thuốc hồi dương cứu nghịch


- Phụ tử
- Nhục quế

66
4. Cách dùng
- Dùng dạng thuốc khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ (3 - 6g/24h)
- Uống thuốc khi còn ấm.
- Kiêng mỡ, thức ăn tanh và lạnh

5. Phối ngũ
- Với thuốc hành khí, kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng
- Với thuốc sinh tân vì thuốc trừ hàn đều làm mất tân dịch

6. Cấm kỵ
- Chân nhiệt giả hàn: Truỵ mạch do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (thực nhiệt)
- Âm hư, tân dịch giảm, thiếu máu, ốm lâu ngày

67
THUỐC THANH NHIỆT

1. Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong
người (lý thực nhiệt).

2. Nguyên nhân gây bệnh


2.1 Thực nhiệt
- Do hoả độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp.
- Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục.
- Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.
2.2 Huyết nhiệt
- Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)
- Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn
thành mạch . Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh nhiễm
khuẩn.

3. Phân loại
3.1 Thuốc thanh nhiệt tả hoả
Định nghĩa
Thanh nhiệt tả hỏa là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc nhiệt độc phạm
vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng,
mạch hồng sác.

Đặc điểm
Đa số có tính hàn, quy kinh phế vị.

Tác dụng
- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh, vận mạch (ôn
nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng)
- Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.

Cách dùng
- Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân (thanh nhiệt giải độc, thanh
nhiệt táo thấp)
- Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.

Kiêng kỵ
Tỳ vị hư hàn

Các vị thuốc thanh nhiệt tả hoả


- Thạch cao
- Chi tử

68
- Tri mẫu
- Trúc diệp
- Hạ khô thảo
- Thảo quyết minh

3.2 Thuốc thanh nhiệt lương huyết


Định nghĩa
Thanh nhiệt lương huyết là những vị thuốc để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra.

Đặc điểm
- Đa số có vị ngọt, tính hàn
- Quy kinh tâm, can, thận
- Đều sinh tân dịch.

Tác dụng
- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh, vận mạch (ôn
nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật hoặc chảy máu
như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn (xuất huyết dưới da). . .
- Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn) như mụn nhọt, dị ứng,
đau khớp, hen, viêm phế quản mãn. . .
- Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn (âm
hư-còn dư nhiệt)

Cách dùng
- Là thuốc chữa triệu chứng phối hợp thuốc trị nguyên nhân như thanh nhiệt giải độc, thanh
nhiệt táo thấp.
- Để tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp thuốc khu phong.
- Để tăng tác dụng phối hợp thuốc bổ âm.

Cấm kị
Tà còn ở khí phận, tỳ hư

Vị thuốc thanh nhiệt lương huyết


- Sinh địa
- Huyền sâm
- Đơn bì
- Địa cốt bì (vỏ rễ cây kỷ tử)
- Rễ cỏ tranh

3.3 Thuốc thanh nhiệt giải độc


Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc, nhiệt
độc gây ra

69
Đặc điểm
- Đa số có vị Đắng, tính hàn. Quy kinh can, phế, vị
- Đều gây táo (làm mất tân dịch)

Tác dụng
- Trị mụn nhọt, chốc lở, dị ứng. . .
- Trị ho do phế nhiệt (viêm đường hô hấp): viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế
quản, viêm thanh quản. . .
- Hạ sốt do nhiễm khuẩn
- Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú, chữa các vết thương. . .

Cách dùng
- Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt (háo), khi kê đơn số vị thuốc ít nhất là 2 và
nhiều nhất là 4
- Phải phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng

Phối ngũ
- Để chống viêm phối hợp thuốc hoạt huyết
- Để hạ sốt phối hợp thuốc tả hoả, nhuận tràng, lợi niệu
- Để sinh tân, chống tái phát phối hợp thuốc lương huyết

Kiêng kỵ
Tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ

Vị thuốc thanh nhiệt, giải độc


- Kim ngân hoa
- Bồ công anh
- Diếp cá
- Liên kiều
- Xạ cạn
- Sài đất
- Sâm đại hành
- Xuyên phá thạch (mỏ quạ)

3.4 Thuốc thanh nhiệt táo thấp


Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây
ra.

Đặc điểm:
- Đa số vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận.
- Đều mất tân dịch.

70
Tác dụng
1 - Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm loét cổ
tử cung, viêmtinh hoàn. . .
2 - Nhiễm khuẩn tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm gan mật, lị trực khuẩn, lị amip. . .
3 - Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, ghẻ lở nhiễm khuẩn
(do thấp hoá nhiệt gọi là thấp chẩn)
4 - Trị viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị )

Cách dùng
1. Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất
2. Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng:
- Sốt cao phối hợp thuốc tả hoả, lương huyết. . .
- Xuất huyết, xung huyết phối hợp thuốc hoạt huyết, chỉ huyết
- Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí
3. Các thuốc thanh nhiệt táo thấp có tác dụng giải độc, ngược lại các thuốc thanh nhiệt giải
độc có tác dụng táo thấp, gọi là kháng sinh đông y.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn

Các vị thuốc thanh nhiệt, táo thấp


- Hoàng liên
- Hoàng cầm
- Hoàng bá
- Khổ sâm
- Cỏ sữa
- Xuyên tâm liên
- Rau sâm
- Mơ lông
- Mức hoa trắng

3.5 Thuốc giải thử


Định nghĩa
Thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do thử (nắng) gây ra
- Thử hay kết hợp với nhiệt gây các chứng thử nhiệt
- Thử còn kết hợp với thấp gây các chứng thử thấp.
Do đó chia thuốc giải thử thành 2 loại:

3.5.1 Thuốc thanh nhiệt giải thử


Đặc điểm:
Thường có tính hàn hoặc bình, quy kinh vị.
Tác dụng:
- Chữa sốt cao mùa hè (thương thử): Sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, thích uống nước, nhức
đầu chóng mặt, nước tiểu ít, ngắn, đỏ

71
- Trị say nắng (trúng thử): Nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê bất tỉnh,
thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh
Các vị thuốc thanh nhiệt, giải thử
- Lá sen (hà diệp)
- Dưa hấu (tây qua)

3.5.2 Thuốc ôn tán thử thấp


Đặc điểm
- Đa số có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, vị
- Đều làm ra mồ hôi.

Tác dụng
- Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, hoặc tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau đầu, không
có mồ hôi
- Chữa rối loạn tiêu hoá mùa hè do ăn uống đồ lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực bụng đầy
tức, khát nước, ra mồ hôi, gọi là ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn

Các vị thuốc ôn tán thử thấp


- Hương nhu
- Hoắc hương
- Bạch biển đậu
- Thanh hao hoa vàng

4. Cách dùng
- Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng thì phải kết
hợp “biểu lý song giải”.
- Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài.

5. Phối ngũ
- Các vị thuốc thanh nhiệt có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc hành khí,
kiện tỳ (trần bì, bạch truật)
- Các vị thuốc thanh nhiệt vị đắng tính hàn, gây khô táo, làm mất tân dịch, phải phối hợp với
thuốc bổ âm sinh tân (thục, thược)

6. Liều lượng
- Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp .
- Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.
- Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng.

7. Cấm kị
- Bệnh thuộc biểu
- Dương hư, chân hàn giả nhiệt.
- Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng

72
THUỐC GIẢI BIỂU

1. Định nghĩa
Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi, dùng để
chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không cho xâm nhập vào phần lý.
Ngoại tà (nguyên nhân gây bệnh): Phong, Hàn, Thử, Táo, Thấp.

2. Đặc điểm
- Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi ) giải biểu giảm đau đầu, thúc
đẩy ban chẩn sởi đậu mọc

3. Phân loại và tác dụng

3.1 Thuốc phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu)


Đặc điểm: vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế (điều này có quan hệ đến phế chủ bì mao)

Công năng chung: Phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ thống do làm thông dương
khí, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy
nước mũi, ho hen do lạnh.

Vị thuốc tân ôn giải biểu


- Quế chi
- Ma hoàng
- Sinh khương
- Tô diệp
- Kinh giới
- Tế tân
- Thông bạch
- Bạch chỉ

Chú ý:
- Bệnh cảm mạo phong hàn có 2 loại:
- Biểu thực không ra mồ hôi, mạch phù khẩn dùng các loại thuốc như Ma hoàng, Tế tân
- Biểu hư có ra mồ hôi, mạch phù nhược dùng các loại thuốc như Quế chi, Gừng.

- Một số vị thuốc có tính đặc hiệu cần phải nắm vững như:
+ Ma hoàng gây ra mồ hôi mạnh và có tác dụng chữa hen phế quản.
+ Quế chi trục thai chết lưu.
+ Tế tân chữa đau răng.
+ Bạch chỉ chữa đau đầu phần trán và trừ mủ...

73
3.2 Thuốc phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu)
Đặc điểm: vị cay, tính mát, phần lớn qui kinh phế và can.

Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống.

Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng, hạ sốt.

Vị thuốc Tân lương giải biểu:


- Cát căn
- Sài hồ
- Thăng ma
- Bạc hà
- Cúc hoa
- Tang diệp
- Mạn kinh tử
- Phù bình

4. Lưu ý
- Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định
Vì khí vị của chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch. Khi tà đã giải thì ngừng
- Khi tà nhập lý thì chuyển sang dùng thuốc khử hàn; hoặc dùng cả hai loại gọi là biểu lý
song giải
- Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông
- Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng âm,
bổ huyết, ích khí
- Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích hợp
+ Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo ho, nhiều đờm, khó thở, có thể phối hợp với thuốc
chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn
+ Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo tức ngực, đau đớn, có thể phối hợp với thuốc hành
khí, có thể phối hợp với thuốc an thần khi cảm thấy trong người bồn chồn, khó ngủ
- Ngoài ra còn có thể phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt, thuốc trừ phong thấp
- Có một số vị trong thuốc giải biểu có thể dùng chung cả cho hai loại cảm hàn và cảm nhiệt
như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô
Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió

74
THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP

1. Định nghĩa
Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập vào da, gân, cơ,
xương, kinh lạc gây đau nhức (y học cổ truyền gọi là các chứng tý)

2. Nguyên nhân
Phong thấp hàn và phong thấp nhiệt

3. Đặc điểm
Các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy những người âm hư, huyết hư
khi sử dụng nên thận trọng

Các vị thuốc phát tán phong thấp


- Thiên niên kiện
- Uy linh tiên
- Thổ phục linh
- Khương hoạt
- Độc hoạt
- Mộc qua
- Phòng phong
- Tang ký sinh
- Tang chi
- Hi thiêm
- Dây đau xương
- Ké đầu ngựa
- Ngũ gia bì
- Mã tiền tử
- Rắn
- Hỗ cốt

4. Lưu ý

1. Tính hàn nhiệt


Cần chú ý phân biệt tính hàn nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do:
- Phong thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mãn tính, thoái hoá khớp)
- Phong thấp nhiệt (viêm khớp cấp có sưng nóng đỏ đau)

2. Phối ngũ
- Với thuốc hoạt huyết: để giảm sưng, đau và đến nơi cần chữa bệnh (trị phong tiên trị huyết,
huyết hành phong tất diệt)
- Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ.

75
Với các thuốc bổ, dựa theo lý luận trung y:
- Phối hợp với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp, và tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp ra ngoài.
- Phối hợp với thuốc bổ can huyết trong trường hợp teo cơ, cứng khớp vì can chủ cân, nuôi
dưỡng cân.
- Phối hợp với thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt tuỷ.
Nên phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như: Quế chi, Tế tân . . . vì phong thấp ứ
đọng ở gân, cơ, xương, kinh lạc.
Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu.

76
THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG

1. Định nghĩa
Thuốc bình can tức phong là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong gây
ra (can phong nội động).
Nguyên nhân sinh nội phong
- Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật
- Do thận âm hư không nuôi dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả vượng) gây nhức
đầu, hoa mắt, chóng mặt,..
- Do huyết hư nên can huyết cũng hư, làm chân tay run, co giật bán thân bất toại (liệt nửa
người do tai biến mạch máu não)

2. Tác dụng chung


- Chấn kinh, tiềm dương
- Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can hoả vượng, hay gặp ở bệnh cao huyết áp, suy
nhược cơ thể, rối loạn tiền mãn kinh. . .
- Chữa các chứng co giật do sốt cao, sản giật, động kinh (Y học cổ truyền cho rằng đều do
thiếu tân dịch, huyết hư sinh ra)
- Chữa đau khớp, đau thần kinh (do can phong đi vào kinh lạc)

3. Cách dùng
- Chú ý tính hàn nhiệt của thuốc với tính hàn nhiệt của bệnh
- Chứng âm hư, huyết hư mà dùng thuốc có tính ôn, nên thận trọng vì gây táo làm mất thêm
tân dịch

4. Phối ngũ
- Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
- Sốt cao co giật, phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả
- Âm hư, huyết hư, phối hợp với thuốc bổ âm, thuốc bổ huyết
- Mất ngủ, co giật động kinh, phối hợp với thuốc trọng trấn an thần
- Đau khớp, đau thần kinh, phối hợp với thuốc thông kinh hoạt lạc

5. Kiêng kỵ
Hư chứng

Các vị thuốc bình can tức phong


- Cầu đằng
- Thăng ma
- Thuyền thoái (xác lột ve sầu)
- Bạch cương tằm
- Toàn yết (Bò cạp)
- Ngô công (Rết, thiên long)
- Bạch tật lệ

77
78
THUỐC HÓA ĐÀM, CHỈ KHÁI, BÌNH SUYỄN

1. Đại cương
Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay làm giảm các triệu
chứng ho, đàm và xuyễn.
Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh ra trong quá trình hoạt động
của lục phủ ngũ tạng, chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm ngưng đọng ở bộ
phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó:
Vd: Nếu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở phế có
liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó khăn, dẫn đến
khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn, virus.
Do đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ở phế, đặc biệt là đối với ho suyễn

2. Thuốc hoá đàm


Thuốc hoá đàm có tác dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm dễ khạc
ra.
Thuốc hoá đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phế, còn được dùng cho các bệnh phong đàm, đàm
tại não như kinh giản, trúng phong.

Phân loại thuốc hoá đàm

2.1 Thuốc ôn hoá hàn đàm ( thuốc hoá đàm hàn)


Tác dụng:
Theo YHCT do tỳ dương hư không vận hoá được thuỷ thấp, ứ lại thành đàm. Chất đàm
thường dễ khạc, người mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng.
Hàn đàm:
- Ứ lại ở phế gây ho, hen suyễn
- Ứ lại ở kinh lạc gây đau nhức khớp xương
- Ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê ẩm, nhưng đau không nhất định ở chỗ nào.

Đặc điểm: Thường vị cay, tính ấm và táo, dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm thấp.

Vị thuốc hoá đàm hàn


- Bán hạ chế
- Bạch giới tử
- Tạo giác

2.2 Thuốc thanh hoá nhiệt đàm ( thuốc hoá đàm nhiệt)
Tác dụng:
Các thuốc hoá đàm nhiệt, đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các bệnh ho suyễn tức, nôn ra
đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản kinh phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan niệm
đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất kết mà dẫn đến.

79
Đặc điểm: Thường có tính hàn, dùng cho các chứng đàm nhiệt.

Vị thuốc hoá đàm nhiệt:


- Bối mẫu
- Trúc nhự
- Trúc lịch
- Thiên trúc hoàng
- Qua lâu nhân

3. Thuốc chỉ khái


Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là những vị thuốc làm hết hay làm giảm triệu chứng
ho.
Nguyên nhân ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.
Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho thường có tác dụng trừ đàm hay ngược
lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.

Phân loại thuốc chỉ khái

3.1 Ôn phế chỉ khái


Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng hàn, đàm hàn.
Nguyên nhân:
- Ngoại cảm phong hàn có kèm ho, ngạt mũi, khản tiếng,…
- Nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém, chứng ho thường nặng khi trời lạnh.

Vị thuốc ôn phế chỉ khái


- Hạnh nhân
- Hạt củ cải
- Bách bộ
- Cát cánh

3.2 Thanh phế chỉ khái


Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng nhiệt, đàm nhiệt.
Nguyên nhân:
- Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt đỏ, miệng khát, đại
tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.
- Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi...

Vị thuốc thanh phế chỉ khái


- Tỳ bà diệp
- Tang bạch bì
- Tiền hồ
- Mướp (bộ phận mặt đất như lá, dây, xơ)

80
4. Thuốc bình suyễn
Các vị thuốc bình suyễn:
- Ma hoàng
- Cà độc dược
- Bạch quả

81
ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỐ SÁP

1. Định nghĩa
- Thuốc cố sáp là các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp khi mồ hôi, máu, nước tiểu, phân,
khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài quá nhiều.
- Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua.

2. Phân loại
Căn cứ vào tác dụng của thuốc cố sáp, có thể chia thành các loại sau:

2.1 Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)


- Dùng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý, đó là các trường hợp
đạo hãn (mồ hôi trộm), tự hãn (mồ hôi tự chảy ròng ròng).
Nguyên nhân: do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong; vì vậy khi
dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, thuốc bổ khí và thuốc bổ âm.
Chú ý: nếu mồ hôi ra quá nhiều, không ngừng kèm các triệu chứng chân tay lạnh, hơi thở
gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, bổ
khí cứu thoát như Phụ tử, Quế nhục, Nhân sâm. . .

Vị thuốc liễm hãn:


- Ngũ vị tử

2.2 Thuốc cầm di tinh, di niệu (thuốc cố tinh sáp niệu)


- Thuốc cố tinh sáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trường hợp di tinh,
hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương, hoặc chức năng sinh dục yếu kém, do thận hư không tàng
tinh.
- Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần,
lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang.
- Thuốc cố tinh sáp niệu dùng cho phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung, nhâm yếu (can
thận).
=> Vì vậy khi dùng thuốc cố tinh sáp niệu phải phối hợp với thuốc bổ thận.

Vị thuốc cố tinh sáp niệu


- Sơn thù
- Khiếm thực
- Liên nhục
- Kim anh tử
- Tang phiêu tiêu

2.3 Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)


Loại thuốc này dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hoá, hấp thu giảm
sút hoặc bị ngộ độc thức ăn. . . dẫn đến tiêu chảy. Do ỉa chảy lâu ngày, tỳ dương hạ hãm, tay

82
chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng. Thuốc cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc
kiện tỳ để điều trị.

Vị thuốc cầm ỉa chảy


- Ô mai
- Ngũ bội tử
- Kha tử

Ngoài ra thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết) sẽ được trình bày ở một chương riêng.

3. Cách dùng
- Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dùng phải phối hợp với các thuốc
điều trị nguyên nhân (trị bản):
+ Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí
+ Mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm
+ Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận
+ Ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ
- Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng quá sớm khi
ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.

4. Cấm kỵ
- Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra nhiều do nhiệt chứng.
- Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do thấp nhiệt.
- Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt.

83
THUỐC LỢI THỦY THẨM THẤP

1. Định nghĩa
Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết thuỷ thấp ứ đọng
trong cơ thể ra ngoài

2. Đặc điểm
Đa số các vị thuốc có vị nhạt tính, bình

3. Tác dụng chung


- Lợi niệu thông lâm
Chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu
đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
- Lợi niệu trừ phù thũng
Chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh như viêm thận cấp, viêm thận mẫn, phù dị
ứng, . . .
- Lợi niệu chữa vàng da (hoàng đản)
- Lợi niệu trừ phong thấp
Do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử động khó khăn, sưng đau; thuốc lợi thấp
đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
- Lợi niệu cầm ỉa chảy
Do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, xuống đại tràng gây ỉa chảy mãn; tăng cường bài tiết
thuỷ thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ cầm ỉa chảy.
- Lợi niệu thanh nhiệt
Hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng. . .

4. Các vị thuốc lợi thuỷ thẩm thấp


- Trạch tả
- Bạch linh
- Tỳ giải
- Kim tiền thảo
- Xà tiền tử
- Mộc thông
- Y dĩ nhân
- Đậu đỏ
- Đăng tâm thảo
- Thông thảo
- Râu ngô

5. Lưu ý và phối ngũ


- Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấp chỉ dùng để giải quyết triệu chứng, vì vậy cần phối hợp với
các thuốc điều trị nguyên nhân
ví dụ:

84
- Do nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiểu (do thấp nhiệt hạ tiêu) thì phải phối hợp với thuốc
thanh nhiệt táo thấp
- Vàng da do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật. . . phải phối hợp với thuốc thanh
nhiệt táo thấp.
- Bệnh phong thấp gây đau nhức và cử động khó khăn, phải phối hợp với thuốc trừ phong
thấp. . .

- Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau phụ trách:
+ Tỳ chủ vận hoá
Nếu do sự vận hoá của tỳ bị giảm sút gây phù thũng thì phải phối hợp với thuốc kiện tỳ.
+ Phế thông điều thuỷ đạo
Nếu phế khí bị úng trệ do phong hàn gây chứng phong thuỷ thì phải dùng các vị thuốc tuyên
phế như Ma hoàng
+ thận khí hoá bàng quang
Nếu do thận hư không khí hoá bàng quang, hoặc không ôn vận tỳ dương thì phải dùng các vị
thuốc trừ hàn như Quế nhục, Phụ tử và các vị thuốc bổ tỳ thận.

Vì vậy, tuỳ theo vị trí bị trở ngại để phối hợp thuốc

85
THUỐC TRỤC THỦY

1. Đại cương
Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc gây tả hạ rất mạnh, sau khi dùng bệnh nhân có thể dẫn đến
đi tả đi tiểu liên tục. Do đó thích hợp cho những trường hợp phù nề nặng: phù thũng cổ
chướng, ứ nước màng phổi, ứ nước màng tim. (Cơ chế gây phù)

2. Đặc điểm
- Thuốc trục thuỷ có tính năng mạnh: vị đắng, tính hàn, đưa nước ra ngoài qua đường đại tiện
và tiểu tiện.
- Đa số các vị thuốc có độc tính.

3. Các vị thuốc trục thuỷ


- Cam toại
- Khiên ngưu tử
- Đình lịch tử

4. Lưu ý
- Sức khoẻ của bệnh nhân, những người yếu không nên dùng.
- Phải có sự phối ngũ thích hợp để hoà hoãn tính năng của vị thuốc, hoặc làm tăng tác dụng
của vị thuốc đạt yêu cầu chữa bệnh.
- Dùng đúng chỉ định và chống chỉ định của vị thuốc.
- Cấm dùng cho phụ nữ có thai.
- Theo dõi chặt chẽ người bệnh sau khi dùng thuốc; xử lý kịp thời những tai biến xảy ra.
- Chú ý bào chế làm giảm độc tính, giảm bớt tính mãnh liệt của vị thuốc.

86
THUỐC TIÊU ĐẠO

1. Tác dụng chung


- Tiêu thực hoá tích: Loại thuốc này được dùng khi tiêu hoá không tốt, thức ăn bị tích trệ
trong dạ dày, ruột: gây bụng đầy trướng, ợ chua, buồn nôn, nấc, lợm giọng, đau bụng, ỉa
chảy.
- Khai vị nhập thực: Làm cho ăn ngon miệng.

2. Lưu ý
- Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trệ thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các
thuốc lý khí như: chỉ thực, trần bì, hậu phác.
- Khi có tích trệ đầy trướng thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc tả hạ như: đại
hoàng, mang tiêu.
- Khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc bổ
khí kiện tỳ như: bạch truật, đẳng sâm, hoài sơn.

3. Các vị thuốc tiêu đạo


- Sơn tra
- Mạch nha
- Cốc nha
- Thần khúc
- Kê nội kim (Mề gà khô)

87
THUỐC TẢ HẠ

1. Định nghĩa:
Thuốc tả hạ còn gọi là thuốc xổ, là những thuốc có tác dụng thông lợi đại tiện. Thuốc có khả
năng làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng, mặt khác do bản
chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng.

2. Tác dụng chung:


- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón.
- Tả hoả giải độc: thông qua việc tả hạ để loại trừ hoả độc, nhiệt độc còn lưu tích trong vị
tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể được hoãn giải. Vì vậy mà thuốc tả hạ được dùng
để chữa chứng đau mắt đỏ, đau họng, đau lợi, mụn nhọt, chữa chứng sốt cao gây vật vã mê
sảng. . .
- Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo táo bón.
- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.

3. Lưu ý
- Cường độ của thuốc tả hạ có liên quan tới liều lượng: lượng nhỏ thì nhuận hạ, lượng lớn thì
công hạ.
- Với liều lượng cần chú ý, nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến nôn, đau bụng, dùng liên tục cũng
ảnh hưởng đến tiêu hoá của vị tràng.
- Với những trường hợp người già dương khí suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai không
được dùng thuốc công hạ, nên dùng thuốc nhuận hạ .
- Phối ngũ thuốc:
+ Thuốc tả hạ phối hợp với thuốc lý khí thì sức tả mạnh
+ Nếu phối hợp với cam thảo thì sức tả hoà hoãn hơn.

4. Phân loại
Dựa vào cường độ tác dụng để chia thành 2 loại sau:
- Thuốc công hạ: gồm loại hàn hạ và nhiệt hạ.
- Thuốc nhuận hạ

4.1 Thuốc Hàn hạ

- Các thuốc trong nhóm này phần lớn có vị đắng, tính hàn
- Có tác dụng thông đại tiện, tả hoả
- Được dùng trong các trường hợp thực nhiệt bí kết, trong cơ thể thực nhiệt ngưng trệ, đại
tiện bí táo, dẫn đến đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi, môi hồng đỏ, miệng khát,
thích uống nước
- Loại này được dùng khi chính khí chưa suy.

Các vị thuốc hàn hạ


- Đại hoàng

88
- Mang tiêu
- Lô hội

4.2 Thuốc nhiệt hạ


- Loại thuốc này dùng cho các loại bí đại tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn ngưng tích trệ,
nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.
- Triệu chứng thường biểu hiện đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không khát, thích ấm, sợ
lạnh, nước tiểu nhiều mà trong.

Các vị thuốc nhiệt hạ


- Ba đậu
- Ma nhân (vừng đen)
- Chút chít
- Mật ong

4.3 Thuốc nhuận hạ


Tác dụng:
- Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống phân ra ngoài.
- Dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược, đồng thời
dùng cho những người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập quán.

Phối hợp thuốc:


- Nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với thuốc dưỡng âm
- Nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc bổ huyết
- Nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp theo thuốc hành khí.

Các vị thuốc nhuần hạ


- Ma nhân (vừng đen)
- Chút chít
- Mật ong

89
………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

90
………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

91
………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

92
………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

93
………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

94
………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………......

95

You might also like