You are on page 1of 203

MÔN ĐÔNG DƯỢC

Mục tiêu môn học:


Sau khi học xong Đông dược, học sinh phải:

1. Trình bày được các khái niệm cơ bản của Đông dược (thuốc cổ truyền): ĐN, nguồn gốc, thu hái, bảo
quản, tứ khí, ngũ vị, khuynh hướng tác dụng của thuốc, quy kinh, bổ tả, tương tác thuốc, phân loại, cách dùng
thuốc và nguyên tắc Kiêng kỵ.

2. Trình bày được Định nghĩa, đặc điểm, phân loại thuốc và tác dụng chung của các loại thuốc đó
3. Trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng, chủ trị và kiêng kị của các vị
thuốc (190 vị thuốc)

4. Nhận biết được các vị thuốc trên: bằng cảm quan và bằng một số phương pháp đơn giản khác
5. Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc y học cổ truyền an toàn - hiệu quả.

Nội dung:

I. Đại cương về thuốc cổ truyền


II. Các loại thuốc cổ truyền

(Tài liệu dành cho sinh viên YHCT)

*
CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG ĐÔNG DƯỢC

(Thuốc cổ truyền)

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được khái niệm tính năng dược vật.

2. Học sinh trình bày được sự quy kinh của Thuốc cổ truyền.

3. Học sinh trình bày được bảy trường hợp tương tác của Thuốc cổ truyền .

4. Học sinh trình bày được phân loại Thuốc cồ truyền.

5. Học sinh trình bày được nguyên tắc Kiêng kỵ của Thuốc cổ truyền.

Nội dung:

1. Định nghĩa:
Thuốc cồ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập
phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn
gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khoẻ con người.

Một số khái niệm có liên quan đến thuốc cổ truyền:

- Thuốc cổ phương: là thuốc được sử dụng đúng như sách vở cổ (cũ) đã ghi về số vị thuốc,
lượng từng vị, cách chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của thuốc.

- Cổ phương gia giảm là thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị thuốc, lượng từng vị,
cách chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thày thuốc, trong đó cồ phương vẫn là cơ bản
(hạnh tâm ).

- Thuốc gia truyền: là những môn thuốc, bài thuốc trị một chứng bệnh nhất định có hiệu quả và
nồi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia đình.

- Tân phương: là thuốc có cấu trúc khác hoàn toàn với cổ phương về số vị thuốc, lượng từng vị,
dạng thuốc, cách dùng, chỉ định.
2. Tính năng dưọc vật:

Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về âm
dương trong cơ thể

Tính năng của một vị thuốc bao gồm : khí, vị, thăng, giáng, phù, trầm và bổ
___

2
tả.
2. 1. Tứ khí

Thuốc cổ truyền có tứ khí (bốn khí), còn gọi là tứ tính, đó là hàn, ỉưomg, ôn, nhiệt. Bốn loại tính
chất này do sự phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc mà nhận thấy.

Hàn, lương thuộc âm, những vị thuốc hàn, lương còn gọi là âm dược, ôn,
nhiệt thuộc dương, những vị thuốc ôn, nhiệt còn gọi là dương dược, ơ giữa mức độ hàn lương, ôn
nhiệt còn có tính bình. Tính của vị thuốc tồn tại một cách khách quan và mang tính chất tương đối.

Những vị thuốc có tính hàn hoặc lương được dùng để điều trị những bệnh thuộc chứng
nhiệt. Ví dụ : Thạch cao có tính hàn vì thạch cao có tác dụng đối với bệnh sốt cao; hoàng liên
có tính hàn vì hoàng liên có tác dụng thanh tâm hoả; miết giáp có tính hàn vì nó có tác dụng
trừ nhiệt phục do thể âm hư ; mạch môn có tính lương có tác dụng chữa ho do nhiệt; kim tiền
thảo tính lương chữa bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiệnvàng, đỏ, buốt, dắt. . . T óm lại
thuốc có tính hàn lương, có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, lương huyết, giải dộc, lợi tiểu. . . Nói
một cách khác chúng có tác dụngíưc chẹ)sự hưng phấn quá mức của cơ năng toàn bộ hay^ục bộ
. Ví dụ ức chế trung khu điều hoà nhiệt độ, ức chế hệ thống thần kinh , giảm trương lực hoặc
nhu động ruột . về thành phần hoá học , các thuốc mang tính hàn lương , phần lớn trong thành
phần có các hợp chất glycozid, alcaloid, chất dẳng...

Những vị thuốc có tính nhiệt (nóng) hoặc tính ôn (ấm) được dùng để điều trị những bệnh thuộc
chứng hàn . Ví dụ : quế nhục, phụ tử. . . có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với các bệnh chứng hàn,
hàn nhập lý (quế nhục), thận hư hàn (phụ tử). Ma hoàng, tía tô, kinh giới có tính ôn, chữa các bệnh
mang triệu chứng hàn, song mức độ thấp hơn (cảm mạo phong hàn) . Tóm lại, các thuốc có tính
nhiệt

3
hoặc ôn, có tác dụng giải cảm hàn, phá^hãn, thông kinh, thông mạch hoạt huyết,
ế.

Nói cách khác , nó có tác dụng hưng phấn đối với sự suy nhược của cơ năng cục bộ hay toàn bộ, ví
dụ chức năng tuần hoàn, tiêu hoá kém, chuyển hoá cơ bản thấp, suy nhược cơ thể, suy nhược hô hấp hoặc
khả năng tạo huyết kém... về thành phần hoá học, các vị thuốc mang tính nhiệt, ôn phần lớn trong thành
phần có các hợp chất tinh dầu (chứa nhân thơm), các chất đường.

Các vị thuốc có tính bình trên thực tế chúng có tác dụng lợi thấp, lợi tiểu, hạ khí, long đờm, bổ tỳ vị ; ví
dụ: hoài sơn, cam thảo, bạch cương tằm, tỳ giải, kìm tiền thảo, râu ngô. . .

2. 2. Ngũ vị

Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: Cay (tân), chua (toan), đắng (khồ), ngọt (cam), mặn (hàm). Ngoài ra, thực
tế còn có vị nhạt (đạm) và vị chát. Mỗi dược liệu được đặc trưng bởi một hoặc nhiều vị do cảm giác của lưỡi
đem lại ; có thể chỉ có một vị đắng như hoàng cầm, hoàng bả, xuyên tâm liên ; có thể có hai vị vừa đắng vừa
ngọt như địa cốt bì, thảo quyết minh ; hoặc vừa đắng lại vừa cay như cát cảnh ; hoặc vừa cay lại vừa mặn như tạo
giác; hoặc cay và chua như ngư tinh thảo . Cũng có khi có ba vị như tê giác : đắng, chua, mặn. Cá biệt có tới năm
vị như ngũ vị tử: chua, cay, đắng, mặn, ngọt. r

2. 2. 1. Vị cay

Có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn, hanhjdn, hành huyết, giảm đau, khai khiêủ. Thường dùng vị cay
trong các bệnh cảm mạo, các bệnh đầy bụng, trướng bụng, đau bụng, dùng thuốc cay với tính chất khử hàn ôn
trung chỉ thống: chữa đau răng, đau buốt cơ nhục. ..

Trên thực tế có một ít vị thuốc thực chất khi nhấm không thấy vị cay, song do có tác dụng phát hãn nên
cũng được coi như có vị cay như vị cát căn

về thành phần hoá học, vị cay chủ yếu là vị của tinh dầu trong dược liệu, đôi khi là alcaloid (trong ớt).

4
2. 2. 2. Vị ngọt
Có tác dụng hoà hoãn, giải co quắp của cơ nhục, tác dụng nhuậnjxàng, làm
cho cơ thể tỉnh táo và bồi bổ cơ thể. Ví dụ: mật ong, cam thảo, di đường, cam giả.
..

về thành phần hoá học, vị ngọt chủ yếu là do đường . Nhiều vị thuốc khi
dùng với tác dụng bổ còn tiến hành trích với mật ong để tăng vị ngọt. Ví dụ :
hoàng kỳ, đẳng sâm, cam thảo trích với mật ong để bổ tỳ, kiện vị...
2. 2. 3. Vị đắng

Có ở rất nhiều vị thuốc . Nói chung đắng có tác dụng tương đối mạnh . Mức
r r ^ , r r r r
độ đăng của vị thuôc có thê từ đăng nhẹ như nhân sâm, tam thât; đên rât đăng
như,xuyên tâm liên, long đởm thảo.
Vị đắng có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp ),
chống viêm nhiễm, sát khuẩn, chữa mụn nhọt hoặc rắn độc côn trùng cắn . Ngoài
ra vị đắng còn có tác dụng dộc với cơ thể (đương nhiên còn phụ thuộc vào liều
lượng dùng). Các thuốc có tính độc thường có vị đắng . Các thuốc có vị đắng
dùng lâu thường gây táo cho cơ thể ; trước hết ảnh hưởng xấu tới thần kinh vị
giác làm cho ăn uống không biết ngon; kích thích lên niêm mạc dạ dày, ruột (đặc
biệt lúc đói) tạo ra cảm giác buồn nôn khó chịu . Nhiều vị thuốc sau khi chế biến
trở nên đắng như đởm nam tinh. Sau khi sao tồn tính hoặc sao cháy, vị thuốc
thường trở nên đắng nhẹ

về mặkthành phần hoá học , vị đắng phần lớn là do các hợp chất
glycozid, alcaloid, còn các thành phần polyphenol flavonoid thường cho vị
đắng nhẹ.

2. 2. 4. Vị chua

Vị chua có tác dụng thu liềm (làm săn da), liễm hãn (giảm ra mồ hôi), cố sáp
(làm chắc chắn lại), chỉ ho, chỉ tả, sát khuẩn, chống thối. Một số thuốc có vị chua
như sơn tra, tảo nhục, ô mai, ngũ vị tử. . .

Vị chua được quy vào kinh can đởm ; nhiều vị thuốc được tẩm với dấm để
dẫn thuốc vào kinh can

5
Vị chua trong vị thuốc là vị của các hợp chất acid hữu cơ: acid
ascorbic, acid oxalic, acid malic...
£

2. 2. 5. Vị mặn

Vị mặn có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm khối rắn ), có tác dụng nhuận hạ,
tiêu dòm, tán kết. Thường được sử dụng trong các bệnh l oa lịch (bệnh tràng
nhạc), ung nhọt, bướu cổ. Vị mặn còn có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận.

Nhiều vị thuốc bản thân nó đã mang vị mặn như hải tảo, thạch quyết mình,
long cốt. . . Nhiều vị thuốc khi dùng phải tẩm trích với muối ăn để có thêm vị
mặn như đo trọng, hương phụ, trạch tả. . . Tuy nhiên đối với từng loại bệnh thận
cụ thể phải có cách trích muối sao cho phù hợp, để tránh tác dụng phụ sau khi
dùng.

2. 2. 6. Vị nhạt

Có tác dụng làm tăng tính thẩm thấp, tăng lợi thuỷ, lợi tiểu, có tác dụng
thanh lọc, thanh nhiệt. Thường dùng các vị thuốc có vị nhạt để chữa các bệnh
phù thũng, ung nhọt, nhiệt độc hoặc cơ thể bị viêm nhiễm, sốt cao hoặc chứng
nhiệt trong cơ thể, các trường hợp tiểu tiện bí dắt, nước tiểu vàng đỏ rất thích
hợp với
loại vị này.
- . , , , r

Những thuôc vị nhạt thường thê chât nhẹ, màu trăng như bạch mao căn,
đăng tâm thảo, thông thảo, bạch phục lình. . .
2. 2. 7. Vị chát

Khi nhấm vị thuốc có vị chát sẽ cho cảm giác se lưỡi ; cũng có tác dụng thu
liễm, cố sáp như vị chua . Tính chất sát khuẩn, chống thối rữa của vị chát mạnh
hơn vị chua. Ngoài ra còn có tác dụng kiện tỳ, sáp tinh . Thường dùng vị thuốc
có vị chát để điều trị các bệnh tiết tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt vỡ loét hoặc lâu
liền miệng. Ví dụ như thạch lựu bì, búp sim, búp ổi, liên nhục, khiếm thực.

2. 3. Quan hệ giữa khí và vị »

Khí (tính) và vị của vị thuốc trên thực tế không thể tách rời nhau ; nó quan hệ với
nhau một cách hữu cơ . Ví dụ, các vị thuốc có tính hàn thường vị đắng, mặn. .

6
. thuốc có tính nhiệt thường có vị cay; thuốc có tính bình thường có vị nhạt, chát.
Chú ý, một số vị thuốc cho nhiều vị khác nhau, ví dụ sơn thủ du vừa chát lại
vừa chua, long cốt vừa ngọt lại vừa chát, vì thế khi sắp xếp “v/ “ của nó, ta ưu
tiên cho những vị sẽ cho công năng rõ hơn lên trên. Ví dụ: ngũ vị tử có 5 vị,
song vị chua được ưu tiên trước nhất, sơn thừ du vị chát được xếp ưu tiên vì tác
dụng cố sáp của nó rõ hơn.

2. 3. 1. Các vị thuốc có tính và vị giống nhau

Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thì tác dụng của nó giống nhau hoặc
gần giống nhau. Ví dụ, hoàng bá, hoàng cầm đều có vị đắng tính hàn, chúng
đều có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, chống viêm, thoái nhiệt. Quế chi, bạch
chỉ đều có vị cay, tính ôn tác dụng của chúng là tán hàn, giải biểu, phát hãn,
thông kinh hoạt lạc, giảm đau.

Do đó trong những trường họp cần thiết, ta có thể dùng chúng thay thế cho
nhau mà vẫn đạt được những hiệu quả mong muốn . Tuy nhiên trong những
trường hợp cụ thể cũng cần xem xét đến tác dụng đặc thù của từng vị thuốc. Ví
dụ: bạch chỉ tán hàn giải biểu, giảm đau, song còn có tác dụng bài nùng (làm
hết mủ); quế chi cũng có tác dụng giải biểu, tán hàn, song lại có tác dụng trục ứ
huyết thông kinh bế, trục thai chết lưu...

2. 3. 2. Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau

Các vị thuốc có cùng tính, nhưng khác vị, tác dụng cũng khác nhau. Ví dụ,
hoàng liên, sinh địa cùng tính hàn, nhưng hoàng liên vị đắng, sinh địa đắng nhẹ,
ngọt. Hoàng liên có tác dụng táo thấp ; sinh địa có tác dụng tư âm, lương huyết,
sinh tân, chỉ khát.

Các vị thuốc có cùng vị, nhưng khác tính, tác dụng cũng khác nhau. Ví dụ,
bạc hà vị cay, tính lương có tác dụng giải cảm nhiệt ; tô diệp vị cay, tính ôn có
tác dụng giải cảm hàn. Hoặc thạch cao vị cay, tính hàn tác dụng thanh nhiệt, hạ
hoả ; sa nhân vị cay, tính ôn tác dụng hành khí, giảm đau kiện tỳ, hoá thấp.

2. 3. 3. Các vị thuốc có tính và vị khác hẳn nhau

Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau, có tác dụng khác hẳn nhau. Ví dụ,
quế nhục vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có tác dụng khử hàn ôn trung. Hoàng liên

7
vị
đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Ó mai vị chua, tính ấm, có tác
dụng thu liềm, chỉ ho, sinh tân, chỉ khát.

2. 3. 4. Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các
phương pháp chế của dưọc cổ truyền.
Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp
chế của dược cổ truyền và tác dụng của nó cũng thay đổi . Ví dụ, sinh địa vị
đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Sau khi chế biến thành thục
địa, tính trở nên ấm, vị trở nên ngọt, có tác dụng bổ huyết Đỗ trọng vị ngọt, hơi
cay sau khi trích muối, đỗ trọng thêm vị mặn, tăng cường tác dụng bổ can thận.
Cam thảo vị ngọt tính bình, sau trích mật ong tính trở nên ấm hơn, tác dụng kiện
vị, chỉ ho tốt hơn.

2. 4. Khuynh hưóng thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc

Thăng, giáng, phù, trầm chỉ 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc cổ truyền .
Cần nắm chắc các khuynh hướng tác dụng của chúng để phát huy hiệu quả điều
trị. Đa số trong các trường hợp khuynh hướng tác dụng của thuốc luôn ngược
với chiều của bệnh tật thì mới đạt kết quả tốt trong điều trị.

2. 4. 1. Thăng

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng lên thượng tiêu, sau khi uống
thuốc vào cơ thể, với mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng sa giáng (sa
dạ dày, trĩ, sa dạ con. . . ) để đưa các tạng phủ dó về vị trí nguyên thuỷ. Các vị
thuốc chủ thăng thường có tính chất kiện tỳ ích khí thăng dương khí như hoàng
kỳ, đẳng sâm, thăng ma, sài hồ.
2. 4. 2. Giáng

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng xuống hạ tiêu sau khi uống vào cơ
thể, với mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng đi lên thượng tiêu (thượng
nghịch) như bệnh hen suyễn khó thở, ho đờm, nôn mửa. . . Các vị thuốc chủ
giáng thường có tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn như ma hoàng, hạnh
nhân, cát cánh. . . (hạ phế khí nghịch), thị đế, bán hạ, phục long can. . . (hạ vị khí
nghịch).

8
2. 4. 3. Phù

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng ra phía ngoài (phía biểu), với mục
đích để chữa các bệnh có xu hướng lấn sâu vào phía trong (phía lý) . Ví dụ các
bệnh cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt. Các vị thuốc chủ phù thường
có tính chất phát hãn, phát tán giải biểu, hạ nhiệt, chỉ thống. Đó là các vị thuốc
tân lương giải biểu như cát căn, bạc hà, tang diệp, cúc hoa. . . hoặc các vị thuốc
tân ôn giải biểu như quế chi, bạch chỉ, phòng phong, tế tân. . .

2. 4. 4. Trầm

Khuynh hướng của khí vị của thuốc đi vào phía trong (phía lý ) với mục đích
để chữa các bệnh có xu hướng phù nổi ra phía biểu như bệnh đạo hãn, tự hãn,
bệnh phù thũng, bệnh mụn nhọt, ban chẩn dị ứng, mẩn ngứa. Đó là các vị thuốc
thẩm thấp lợi niệu như kim tiền thảo, sa tiền tử, tỳ giải. . . hoặc thuốc tả hạ như
đại hoàng, mang tiêu, trầm hương, tô mộc. . . hoặc thuốc thanh nhiệt, giải độc
như liên kiều, kim ngân, bồ công anh.

Mỗi vị thuốc đều có khuynh hướng tác dụng của nó, song không cố định mà
có tính chất tương đối. Thông qua sao, tẩm, chế biến hoặc thông qua phối ngũ
với các vị thuốc khác có thể làm thay đổi hoặc giảm nhẹ khuynh hướng tác
dụng của nó. Ví dụ: hoàng liên bản chất có khuynh hướng giáng dùng để điều
trị các bệnh ở vùng trung tiêu, hạ tiêu như viêm ruột, lỵ. . . song khi sao với
rượu, khuynh hướng tác dụng của hoàng liên lại trở nên thăng, lúc này dùng để
chữa chứng tâm hoả dẫn đến loét mồm miệng, phồng rộp lưỡu. .. Sài hồ bản
chất là thăng, khi sao với dấm nó trở thành giáng. Bản hạ, tỳ bà diệp bản chất là
trầm, sao với nước gừng nó trở thành phù, có tác dụng phát tán. Sinh khương
bản chất phù, thăng, có tác dụng phát tán phong hàn, sau khi chế qua lửa (sao,
nướng), tác dụng lại trầm hướng vào trong.

Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến khí vị của vị thuốc như : ma
hoàng, quế chi vị cay, ngọt, tính ôn, nhiệt, có khuynh hướng thăng phù. Đại
hoàng, mang tiêu vị mặn, đắng, tính hàn lương có khuynh hướng trâm giáng.
Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến thể chất của vị thuốc. Các loại
hoa, lá có thể chất mỏng manh, nhẹ có khuynh hướng thăng, phù. Các loại
khoáng thạch, các loại có thể chất rắn chắc, nặng có khuynh hướng trầm, giáng.

9
Trong khi bào chế cần chú ý một số nguyên tắc sau: với các vị thuốc thăng,
phù không nên đun lâu và nên dùng lửa nhỏ; còn sắc vị trầm giáng có thể dùng
lửa to và thời gian đun lâu hơn cũng không ảnh hưởng tới dược tính của nó.

2. 5. Bổ tả

Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí.
Vì vậy bệnh tật có 2 mặt: hư và thực.

Nguyên tắc điều trị: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính của thuốc căn cứ yêu
cầu chữa bệnh còn chia thành hai loại: thuốc bổ và thuốc tả.

Trong khi vận dụng thuốc để điều trị bệnh, trước hết phải nẳm được khí, vị
sau đó tiến lên phân loại thuốc bổ hay tả. Ví dụ: Hoàng liên vị đắng, tính hàn có
tác dụng thanh nhiệt táo thấp là thuốc tả; thiên môn vị ngọt, tính hàn chữa âm
hư gây sốt là thuốc bổ.

Trên thực tế lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh tật, chứng hư và
chứng thực thường lẫn lộn, đan xen nhau, hoặc bẩm tố là hư mắc thêm bệnh
mới thì khi dùng thuốc phải vận dụng bổ tả cho thích họp (công bổ kiêm trị).

3. Sự quy kinh của các thuốc

3.1. Định nghĩa


Sự quy nạp khí vị, tinh hoa (hoạt chất) của vị thuốc vào tạng, phủ, kinh mạch
nhất định, nói cách khác là sự quy nạp tác dụng của thuốc vào tạng phủ, kinh
mạch, được gọi là sự quy kinh.

Mỗi vị thuốc có thể quy vào một hay nhiều kinh khác nhau. Ví dụ: tang bạch
bì vào 1 kinh phế; đại hoàng quy tới 10 kinh; cam thảo quy 12 kinh. . . Dĩ nhiên
khi sáp xếp thứ tự thì ưu tiên những kinh mà nó có tác dụng nhất.

3. 2. Co* sở của sự quy kinh thuốc y học cổ truyền

3. 2. 1. Dựa vào lý luận y học cổ truyền

Trên thực tế dựa vào thuyết ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc. Dựa vào màu
sắc, mùi vị của thuốc như thuốc có màu xanh, vị chua quy vào hành mộc (tạng
can, phủ đởm). Thuốc có màu đỏ, vị đắng vào hành hoả (tâm, tiểu trường). Thuốc
có màu vàng, vị ngọt quy vào hành thổ (tỳ, vị). Thuốc có màu trắng vị cay quy
vào

10
hành kim (phế, đại tràng). Thuốc có màu đen, vị mặn quy vào hành thuỷ (thận, bàng
quang). Tuy nhiên sự quy kinh mans; tính chất tưcmg đối.

Trên cơ sở quan hệ kinh lạc và các tạng phủ để thể hiện sự quy kinh

Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan chặt chẽ giữa các đường kinh
để thể hiện sự quy kinh.

3. 2. 2. Dựa vào thực tiễn lâm sàng.

Người ta tổng kết sự tác dụng của thuốc với tạng phủ và kinh lạc nhất định.
Từ đó biết được sự quy kinh của thuốc.

3. 2. 3. Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc

Chế biến có thể làm tăng sự quy kinh của thuốc.

Đối với sự quy kinh của vị thuốc, để phát huy thêm khả năng quy nạp của
chúng vào những kinh cụ thể, có thể tiến hành chế biến chúng với các phụ liệu
nhất định, ví dụ như: đo trọng, hương phụ, trạch tả, trích với muối ăn để cho
chúng tăng nhập vào kinh thận; diên hồ sách tẩm dấm để tăng nhập vào kinh
can; xương bồ tẩm chu sa để tăng nhập vào kinh tâm; bạch truật, hoàng kỳ tấm
hoàng thổ hoặc mật ong để tăng nhập vào kinh tỳ, vị . . . Cũng có thể đem sao
(ở các mức độ khác nhau)để vị thuốc có màu đen, để chúng tăng quy nạp vào
thận, ví dụ hà diệp, trắc bách diệp, hoa hoè sao cháy.

Trên thực tế lâm sàng thấy rằng, khi dùng thuốc đúng kinh mà chúng quy
nạp thì phát huy được tác dụng. Ví dụ: đau đầu, đau vùng trán và xương lông
mày là đau theo kinh dương minh vị và đại tràng, dùng bạch chỉ; nếu đau hai
bên thái dương hoặc đau nửa đầu (migren) là đau theo kinh thiếu dương đởm,
dùng mạn kinh tử; nếu đau vùng chẩm, vùng gáy là đau theo đường kinh bàng
quang dùng cát căn; đau chính đỉnh đầu là đau theo đường kinh can thì dùng
cảo bản thì phát huy được tác dụng điều trị.
Mặt khác mỗi vị thuốc có quy vào một kinh nhất định, cho nên khi sử dụng
cần quan tâm tới sự quy kinh của nó; điều đó còn có ý nghĩa khi ta tiến hành
phối hợp các vị thuốc với nhau trong một đơn thuốc. Ví dụ, những vị thuốc
đóng vai trò “quân” trong đơn, thường được quy vào kinh “chủ”, còn các vị
thuốc đóng vai trò “thần” hoặc quy kinh “chủ” hoặc quy kinh “khách”.

11
Đồng thời cần quan tâm đến mối liên hệ giữa sự quy kinhcủa vị thuốc tính
của vị thuốc với tính của bệnh tật. Ví dụ, khi nói đến các vị thuốc chữa ho ta có
thể dims một số vị thuốc quy vào kinh phế như ma hoàng, hạnh nhân, mạch
môn, hoàng cầm. . . Nhưng nếu ho tính nhiệt thì ta dùng tiền hồ, tang bạch bì có
tính hàn; còn nếu ho do tính hàn thì ta dùng bách bộ, hạnh nhân vì hai vị này có
tính am. Neu ho do tính thực (phế thực) thì dims tang bạch bì, đình lịch tử vì
chúng đều quy kinh phế sons lại có tính lợi tiểu (tả thận thuỷ) để bớt chứns thực
ở phế . Neu ho do phế hư (ho lao, ho lâu ngày) dùng nhân sâm, đẳng sâm vì
chúns đều quy kinh phế, song lại mang tính chất bổ tỳ, kiện vị, ích khí.

Ngoài ra, cần chú ý ràns các vị thuốc có tính vị giống nhau, nhưns quy kinh
khác nhau thì tác dụng cũns khác nhau. Như hoàng liên, hoàng bả, lĩòang cầm,
chi tử đều vị đắng, tính hàn, chúng đều có tác dụng thanh nhiệt, nhưng hoàng
liên quy kinh tâm có tác dụng thanh tâm; hoàng bả quy kinh thận có tác dụns
chữa thận hoả; hoàng cầm quy kinh phế có tác dụns tả phế hoả, phế uns, phế có
mủ; chi tử quy kinh tam tiêu dims trị tam tiêu hoả.

4. Bảy trưòng họp tưoìig tác của thuốc cổ truyền

4. 1. Đoti hành (tác dụng của một vị thuốc)

Khi dùng riêng một vị thuốc cũng có thể phát huy được hiệu quả chữa bệnh
của nó. Ví dụ, dùng riêng nhân sâm {độc sâm thang) cũng có tác dụng bổ khí,
nhất là khi cơ thể ở trạng thái vồ lực, thoát dương, mệt mỏi. . . Một vị tam thất
cũng có tác dụng chỉ huyết, bồi bổ cơ thể, nhất là đối với phụ nữ sau sinh đẻ.
Một vị kim ngân cũng có tác dụng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.

4. 2. Tưong tu (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị giống nhau)

Hai vị thuốc có tính vị giống nhau khi phối hợp lại thì tác dụng điều trị tốt
hơn. Kim ngân phối hợp với liên kiều tăng sức thanh nhiệt, giải độc dùng tốt
trong các bệnh mụn nhọt, mẩn nsứa, dị ứng. Sinh địa với huyền sâm tăng tác
dụng lương huyết. Hoàng liên dùng cùng liên tâm tăng tác dụng thanh tâm hoả.
Đại hoàng dùng cùng mang tiêu tăng tác dụng tả hạ lên nhiều so với dùng riêng
từng vị.
4. 3. Tương sử (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị khác nhau)

Hai vị thuốc có tính vị khác nhau, khi dùng chung, tác dụng tăng lên. Ví dụ

12
liên kiều vị đắng tính hàn, ngô thừ du vị cay tính ấm, khi dùng chung tác dụng
cầm nôn tăng lên. Đó chính là do chúng có khả năng hạn chế tiết dịch nước bọt
và dịch vị. Trên cơ sở đó có thể chữa chứng ợ chua của bệnh đau dạ dày.

4. 4. Tương uý (ức chế độc tính của nhau)

Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế độc tính của vị kia thì gọi là tương
uý. Ví dụ, bán hạ uý sinh khương, bản hạ dùng với sinh khương thì sinh khương
làm mất tính kích thích họng của bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ của bản
hạ như buồn nôn, lợm giọng. Có 18 vị uý nhau nếu dùng chung với nhau, đó là:
Lira huỳnh uý phác tiêu, thuỷ ngân uý thạch tín, đỉnh hương uý uất kim, ba đậu
uý khiên ngưu, lang độc uỷ mật đà tăng, nha tiêu uỷ tam lăng, ô đầu uỷ tê giác,
nhân sâm uý ngũ linh chỉ, quế uỷ xích thạch chi.

4. 5. Tưong sát (tiêu trừ độc tính của nhau)

Khi phối họp, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia. Ví dụ,
phòng phong trừ độc thạch tín ; đậu xanh trừ độc ba đậu. Vì vậy vận dụng tương
sát để giải độc khi ngộ độc asen hoặc ba đậu...

4. 6. Tương ác (Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)

Khi hai vị thuốc dùng chung, vị naỳ kiềm chế tính năng của vị kia. Hoàng
cầm dùng với sinh khương: hoàng cầm vị đắng tính hàn, sinh khương vị cay tính
ấm, khi dùng chung tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính ấm của sinh
khương.
4. 7. Tưong phản.

Hai vị thuốc được gọi là tương phản là khi dùng phối hợp chúng sẽ gây ra những
phản ứng không tốt cho cơ thể và sẽ gây thêm độc tính cho cơ thể.

YHCT có qui định 19 vị thuốc phản nhau, đó là:

Cam thảo phản cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải tảo.

Ồ đầu phản bối mẫu, bán hạ, bạch cập, bạch liễm, qua lâu nhân.
Lệ lô phản các loại sâm (nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, sa sâm, khổ sâm), tế
tân, thược dược.

Tóm lại, khi tiến hành phối hợp các vị thuốc trong một đon thuốc cần lưu ý
tới bảy tình huống trên, cần khai thác mặt tốt của chúng vào việc chữa bệnh và

13
chế biến thuốc; đồng thời hết sức tránh các trường hợp tương phản, tương ác. . .
để tránh các hậu quả khi dùng thuốc .

5. Phân loại thuốc cổ truyền

Có nhiều phương pháp phân loại thuốc y học cổ truyền

5.1. Phân loại theo tính chất (trong đó lấy tính độc làm trung tâm)
Phương pháp này thường dựa vào tính chất và tác dụng của thuốc để phân
ra làm 3 loại, đó là :
- Loại thượng phẩm: là các thuốc có tác dụng bổ dưỡng cơ thể là chính và
không có độc tính.
- Loại trung phẩm:là các thuốc có tác dụng tăng lực, tác dụng chữa bệnh
và có ít độc.
- Loại hạ phẩm: là các thuốc có tác dụng chữa bệnh nặng song có độ độc
lớn.

5. 2. Phân loại theo tính vị

Dựa vào tính vị để phân loại thuốc, ví dụ:

- Thuốc tân ôn giải biểu

- Thuốc tân lương giải biểu

- Thuốc ôn trung trừ hàn

- Thuốc ồn bổ.

5. 3. Phân loại theo tác dụng

- Thuốc phát tán phong hàn

- Thuốc phát tán phong nhiệt

- Thuốc phát tán phong thấp


- Thuốc thanh nhiệt

- Thuốc chỉ khái trừ đàm

14
5. 4. Phân loại dựa vào tính vị và tác dụng của thuốc

Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay, dựa vào tính vị và tác dụng của các vị
thuốc để phân loại thuốc. Kết họp hai loại hình này thì đông dược được chia
thành nhiều loại, ví dụ : thuốc giải biểu, thuốc thanh nhiệt, thuốc bổ.. ..

Tóm lại, có nhiều cách phân loại thuốc, song để tiện cho người học, giáo trình
này sẽ tiến hành phân loại theo phương pháp 4.

6. Các thành phần cấu tạo nên phưoug thuốc (bài thuốc)

Phương thuốc là kết quả cụ thể của lý pháp và sử dụng thuốc.

Nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh là phải có các vị
thuốc đảm nhận các vị trí QUÂN - THẦN - TÁ - sứ.

- Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, hoặc
giải quyết các triệu chứng chính của hội chứng bệnh.

- Thần: một hay nhiều vị có tác dụng hỗ trợ vị thuốc Quân để giải quyết
triệu chứng chính, đồng thời vị Thần cũns có tác dụng giải quyết một khía cạnh
nào đó của bệnh. Có thể có nhiều nhóm Thần giải quyết nhiều khía cạnh khác
nhau.

- Tá: Một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết các triệu chứng phụ của
hội chứng bệnh. Có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, vị Tá còn có tác dụng hạn chế tính độc và tác dụng mãnh liệt của vị
Quân, hiệp đồng với vị Quân để tăng tác dụng điều trị.

- Sứ: Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một triệu
chứng phụ của bệnh, cũng có khi mang tính chất hoà hoãn sự mãnh liệt của
phương thuốc.

* Cách nhân dans: các thành phần irons phương thuốc - Vị quân thường
mang tên bài thuốc; thường có lượng lớn trong phương; đôi khi lượng nhỏ
nhưng tác dụng lại mạnh. Thông thường một
phương thuốc chỉ có một vị quân; tuy nhiên những phương lớn để giải
quyết những bệnh nan giải phải có hai vị quân.
- Vị thần thường nằm trong dãy phân loại của vị quân, song tác dụng
kém hơn; có khi ở trong dãy phân loại khác, nhưng có tác dụng tương tự vị
quân (tác dụng kém hơn).

15
- Vị tá nằm trong dãy phân loại khác; có tác dụng giải quyết triệu chứng
phụ nào đó của bệnh.
- Vị sứ: vị cam thảo thường đóng vai trò sứ trong phương thuốc. Nếu
không có cam thảo, thì tìm trong phương một vị nào đó có tác dụng tương
đối mạnh với một tạng phủ hoặc kinh lạc nào đó để dẫn thuốc vào kinh.
* Liều lương thuốc irons phương thuốc
- Liều trung bình của từng vị trong phương là 6, 8,12g ( với thuốc không
độc).
- Với vị thuốc có độc thường liều thấp hơn; thường là 4-8g. Những vị có
độc mạnh (cà độc dược, mã tiền chế...) cần dùng liều chính xác và tuân theo
liều đã ghi trong dược điển Việt Nam.
- Đối với các lá, rễ tươi, khi dùng thì liều lượng có thể lớn hơn vài chục
gam .

* Đơn vi đo lường:

Một đồng cân tương đương 3g78; nay lấy chẵn lá 4g. Tuy nhiên, với các vị
thuốc độc, nếu trong phương ghi bằng đồng cân, thì phải cân theo số lượng
thực của đồng cân.

Một lạng (ta) theo đơn vị cũ là 37g8, cũng làm tròn là 40g với các thuốc không
có độc

Hiện nay, thường sử dụng gam (g), lạng (lOOg)

7. Cách sắc thuốc (môn bào chế)

8. Cách uống và kiêng

kị 8. 1. Cách uống thuốc


- Bệnh cảm hàn, trúng hàn phong thấp cần uống lúc nóng; bệnh nhiệt (thuốc
thanh nhiệt) cần uống lúc nguội; các thuốc lý khí, nhuận hạ cần uống lúc ấm.
- Thường lấy bữa ăn làm điểm tính thời gian uống thuốc. Thường uống sau
bữa ăn từ lh30' đến 2h. Tuy nhiên có một số thuốc cần uống lúc đói như thuốc tả
hạ, thuốc tiêu hoá.

8. 2. Kiêng kỵ

Đe phát huy hiệu quả của thuốc khi uống thuốc cần kiêng các thức ăn mang

16
tính đối lập với chiều hướng tác dụng của thuốc. Ví dụ:

- Khi uống thuốc thanh nhiệt không nên ăn các thức ăn có tính kích thích như
vị cay nóng, như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó...

- Khi uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu thì không ăn các thức
ăn sống lạnh như rau sống, thịt trâu, thịt ba ba, cua, ốc, rau giền. ..

- Khi uống thuốc chữa dị ứng không nên ăn các thức ăn như tôm, cua biển,
nhộng, lòng trắng trứng...

Ngoài ra, một số vị thuốc kỵ các thức ăn như:

Kinh giới kỵ thịt gà, mật ong kỵ hành, thương nhĩ tử kỵ thịt ngựa, thịt lợn, bạc
hà kỵ ba ba, ...

Khi uống thuốc thanh phế trừ đàm kiêng ăn chuối tiêu, khi uống thuốc thanh
nhiệt kiêng ăn trứng, khi uống các phương thuốc bổ kiêng ăn các loại rau mang
tính lợi tiểu như rau cải.

Nói chung khi uống thuốc y học cổ truyền theo kinh nghiệm nên kiêng đậu
xanh và rau cải vì bị giã thuốc.

Tuy nhiên không nên ăn uống kiêng khem quá khắt khe mà ảnh hưởng tới sức
khoẻ của người bệnh.

8. 3. Cấm kỵ khi có thai

- Loại cấm dùng:

Các vị thuốc có tác dụng trục thuỷ, công hạ, phá khí, phá huyết như: ba đậu
(tả hạ), khiên ngưu, đại kích, thương lục (trục thuỷ), tam thất (hoạt huyết), sạ
hương (phá khí), nga truật, thuỷ diệt, manh trùng (phá huyết). . .

- Loại thận trọng:

17
đại hoàng, chỉ thực, phụ tử, can khưomg, nhục quế
CHƯƠNG II

THUỐC GIẢI BIẺƯ

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc giải biểu.
2. Học sinh trình bày được phân loại thuốc giải biểu, đặc điểm và tác dụng
của từng loại.

3. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc giải biểu trong điều
trị.

4. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính
năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc giải
biểu đã học.

Nội dung:
1. Định nghĩa:

Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường
mồ hôi; dùng để chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không cho xâm
nhập vào phần lý

Ngoại tà (nguyên nhân gây bệnh): Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt.

Đặc điểm : Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán, phát hãn ( làm ra mồ hôi)
giải biểu giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn sởi đậu mọc.

2. Phân loại và tác dụng

Dựa vào tác dụng chữa bệnh, người ta thường chia thuốc giải biểu thành các
loại sau:

- Thuốc phát tán phong hàn: đa số có vị cay, tính ấm, nên còn gọi là thuốc
tân ôn giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong hàn.

- Thuốc phát tản phong nhiệt: đa số có vị cay, tính mát, nên còn gọi là thuốc
tân lương giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt.

3. Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu:

19
- Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định; vì khí vị
của chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch. Khi tà đã giải thì ngừng.
Khi tà nhập lý thì chuyển sang dùng thuốc khử hàn; hoặc dùng cả hai loại gọi
là biểu lý song giải.

- Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông.

- Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các
thuốc dưỡng âm, bổ huyết, ích khí.

- Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích
hợp:

+Trong trường họp cảm mạo, kèm theo ho, nhiều đờm, khó thở, có thể phối
hợp với thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn.

+Trong trường họp cảm mạo, kèm theo tức ngực, đau đớn, có thể phối họp
với thuốc hành khí; có thể phối họp với thuốc an thần khi cảm thấy trong nười
bồn chồn, khó ngủ.

+Ngoài ra còn có thể phối họp với các loại thuốc thanh nhiệt, thuốc trừ phong
thấp.

+ Có một số vị trong thuốc giải biểu có thể dùng chung cả cho hai loại cảm
hàn và cảm nhiệt như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô.

- Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió.

4. Thuốc phát tán phong hàn

Đặc điểm: vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế (điều này có quan hệ đến
phế chủ bì mao)

Công năng chung’. Phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ thống do
làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau mình
mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh.

Chủ ý:
- Bệnh cảm mạo phong hàn có 2 loại: biểu thực không ra mồ hôi,
mạch phù khẩn dùng các loại thuốc như Ma hoàng, Tế tân; biểu hư có ra
mồ hôi, mạch phù nhược dùng các loại thuốc như Quế chỉ, Gừng.
- Một số vị thuốc có tính đặc hiệu càn phải nắm vững như : Ma

20
hoàng gây ra mồ hôi mạnh và có tác dụng chữa hen phế quản. Quế chỉ
trục thai chết lưu. Tế tân chữa đau răng. Bạch chỉ chữa đau đầu phần trán
và trừ mủ...

Các vị thuốc

Quế chi

Ramulus Cinnamomi
Là cành nhỏ của một số loài quế Cinnamomum sp. Ví dụ: quế Thanh hoá
Cinnamomum loureỉrii Nees, quế Trung quốc Cinnamomum cassia Blum, quế
Xrilanca Cinnamomum zeylanicum Blum. Họ Long não (Lauraceae).

Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt nam. Đông y coi quế là một
trong các vị thuốc quí, nhất là loại quế Thanh hóa .

Tính vị: vị cay, ngọt; tính ấm

Quy kinh: vào kinh phế, tâm, bàng quang.

Công năng: Phát hãn giải cơ, ôn kinh, thông dương.

Chủ trị:
- Giải biểu tán hàn: Chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, mà biểu thực
không ra mồ hôi có thể dùng bài “ ma hoàng thang”: ma hòang, quế chi, hạnh
nhân, cam thảo. Cảm mạo phong hàn mà có ra mồ hôi (biểu hư), có thể dùng
bài “ quế chi thang”: quế chi, cam thảo, thược dược, sinh khương, đại táo.

- Làm thông dương khí, khi dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ
thể bị ngưng đọng, gây phù nề; hoặc dùng trong chứng đàm ẩm, khí huyết lưu
thông kém.

- Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau
nhức khớp xương; có thể phối họp với phòng phong, bạch chỉ.
- Hành huyết giảm đau: dims trong các trường hợp bế kinh, thống kinh của
phụ nữ; chữa đau dạ dày, đau đại tràng co thắt do lạnh.

- Làm ấm thận hành thuỷ: dùng khi chức năng thận dương suy yếu, tiểu
tiện bí tức, hen suyễn.

Liều dùng: 4 - 20g/ngày

Cành quế làm ẩm, cắt nsắn, phơi âm can cho khô.

21
Kiêng kị: Những người có chứng thấp nhiệt, âm hư hoả vượng, đau bụng,
các chứng xuất huyết phụ nữ có thai khôns được dùng.

Ma hoàng
Herba Ephedrae

Ma hoàng dùng toàn cây, bỏ rễ và đốt của nhiều loại ma hoàng, ví dụ


Ephedra sinica Staff:; Ephedra equisetina Bunge. Thuộc họ Ma hoàng -
Ephedraceae.

Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, bàns quang.

Công năng: Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ, tiêu thũns.

Chủ trị:
- Giải cảm hàn do tác dụns phát hãn, hạ nhiệt. Ma hoàng thường được
dùng khi cảm hàn, có sốt, kèm theo rét run, đau đầu, nsạt mũi.

- Làm thông khí phế, bình suyễn: dims khi cảm mạo phong hàn có kèm
theo ho, suyễn.

- Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm
thận cấp tính (phù do phong thuỷ)

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kị: Những người biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao (ho lao),
cao huyết áp không nên dùng.
Chú ý:
- Rễ ma hoàng vị ngọt, tính bình không độc, có tác dụng chỉ hãn, ngừng ra
mồ hôi, có thể phối hợp với các thuốc cố sáp, bổ tỳ để chữa bệnh vã mồ hôi,
đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Ngoài ra rễ ma hoàng còn có tác dụng hạ huyết áp.

- Nếu ma hoàng đem trích mật ong thì sức phát hãn giảm đi, dùng tốt với
bệnh hen phế quản.

- Tác dụng dược lý của ma hoàng được nghiên cứu nhiều, sau đây là
một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng của y học cổ truyền:
Tinh dầu trong ma hoàng, chất a- terpineol tác dụng làm ra mồ hôi,
hạ nhiệt. Chất ephedrin có tác dụng làm ra mồ hôi ở cơ địa sốt cao ( giải

22
thích tính phát hãn, giải cảm , hạ nhiệt của thuốc). Chất L- ephedrin
( alcaloid) chiếm tới 85% trong ma hoàng có tác dụng giãn cơ trơn khí
quản với nồng độ rất thấp 1:5.10-6 (giải thích tác dụng chữa hen, bình
suyễn của ma hoàng). Cũng càn chú ý rằng 1: 10 -4, nó gây co thắt khí
quản. Các thành phần khác như ephedrin còn có tác dụng làm tim đập
nhanh, tăng huyết áp, hưng phấn thần kinh trung ương hoặc tuỷ sống.
- Tây y dùng ephedrin dưới dạng muối clohydrat hay sulfat, dùng
riêng hay phối họp làm thuốc chữa ho hen, và nhỏ mũi chữa ngạt mũi.

Sinh khưong (gừng tươi)


Rhizoma Zingiberis

Dùng thân rễ của cây gừng Zingiber officinale Rose. Họ Gừng - Zingiber
aceae

Gừng tươi là sinh khương

Gừng khô là can khương

Gừng qua bào chế là bào khương

Gừng sao cháy là thán khương.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, tỳ, vị, thận.

Công năng: Tán hàn giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc.
Chủ trị:

- Phát tán phong hàn, dime chữa cảm mạo do phong hàn gây ra. Có thể
dùng riêng 4g sắc, uống nóng; hoặc phối hợp với bạch chỉ, kinh giới. . . Có thể
dùng để phòng cảm lạnh khi gặp mưa gió lạnh, dùng miếng gừng nhấm dần
hoặc uống một cốc nước gừng nóng với đường; hoặc dùng gừng tươi giã nát
sát trên da khi bị cảm lạnh.

- Làm ấm vị (ấm dạ dày), hết nôn lợm dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng,
đau bụng không tiêu, dime gừng nướng một củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau
khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị neưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh.

- Hoá đờm chỉ ho (hết đờm, ngừne ho), chữa ho do lạnh dime độc vị hoặc
phối hợp với các vị thuốc khác như tô tử, hạnh nhân. . .

23
- Lợi tiểu tiêu phù thũng, dùng vỏ eừng (bài ngũ bì ẩm: kỉmơng bì, tang
bạch bì, trần bì, phục linh bì, đại phúc bì).

- Giải độc và làm giảm độc tính của các vị thuốc bán hạ, nam tinh, phụ tử .
Giải độc, giải dị ứng khi ăn cua cá bị dị ứng.

- Gừng còn dùng để cứu gián tiếp trên các huyệt; dùng làm thang trong
một số phương thuốc; làm mất mùi tanh hôi của gạc hươu nai, xương động vật
khi nấu cao.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: những neười ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt thì không nên dùng.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý : nước eừng có tác dụng gây co mạnh , hưng
phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng
huyết áp, ức chế trung tâm nôn, sung huyết ở dạ dày, cầm máu nhẹ.
Những tác dụng đó giải thích phần nào những ứng dụng của gừng trong
y học cổ truyền.
- Tác dụng kháng khuẩn: gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn
Bacillus mycoides, Staphylo. aureus. Diệt Trichomonas.

Kinh giói

Herba Elsholtziae ciliatae

(Herba E. ciliatae)
Dùng lá tươi hoặc khô, ngọn có hoa (kinh giới tụê) của cây kinh giới -
Elsholtziae ciliatae (Thunh) Hyland. Họ hoa môi Lamiaceae.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế và can

Công năng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huýêt.

Chủ trị:
- Giải cảm làm ra mồ hôi: Chữa ngoại cảm phong hàn có thể phối hợp với
tía tô, bạch chỉ; chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể phối hợp với ngưu bàng tử,
bạc hà, liên kiều, cúc hoa.

- Giải độc, làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với cát căn, ngưu bàng, thuyền

24
thoái. Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao vàng sắc uống; hoặc sao lá kinh
giới với cám rồi sát nhẹ trên vùne da bị ngứa.

- Khứ ứ chỉ huyết: Kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện
ra máu, chảy máu cam. .. Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới
sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả
điều trị.

- Khứ phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng
phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch,
dùng hoa kinh giới lOg (khô), tán bột, rượu trắng 20ml mỗi lần uống 5g với
rượu tắng và nước . Hoặc dùng kinh giới tươi lOOg, bạc hà tươi lOOg, lấy nước
cốt của hai vị trên trộn đều, mỗi lần cho uống 2 thìa cà phê, uống dần hết
trong ngày. Phương pháp này còn dùng để chữa trúng thử.

- Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo; phối hợp với đại hoàng
lượng bàng nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện
thì giảm kinh giới đi 1/2, uống với nước ấm.

Liều dùng: 4 - 16g. Tươi có thể dùng đến lOOg.


Kiêng kỵ : Những bệnh động kinh, sởi, đậu đã mọc, mụn nhọt đã vỡ thì
không nên dùng.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi,
tăng tuần hoàn máu và da. Điều đó giải thích tính phát hãn, giải biểu của
vị thuốc.
- Tác dụng kháng khuẩn: Kinh giới có tác dụng ức chế sự sinh
trưởng của trực khuẩn lao. Tuy nhiên về mặt lâm sàng còn rất ít dùng để
điều trị lao. Theo Nguyễn Đức Minh , tinh dầu kinh giới có tác dụng diệt lỵ
amíp.

Tía tô
Folium Perillae

Gồm các vị: lá tía tô (tô diệp), cành tía tô (tô ngạch), hạt tía tô (tô tử) thu
hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa mồi Lamiaceae.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

25
Quy kinh: vào kinh phế, tỳ.

Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí.

Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, dùng lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi. Có
thể phối hợp với các vị thuốc khác như tía tô, hương phụ, trần bì, cam thảo .
Hoặc dùng riêng tía tô cho vào cháo nóng mà ăn.

- Kiện vị, chỉ nôn: dùng khi tỳ vị bị ứ trệ, đầy trướng, ăn không tiêu, buồn
nôn, có thể phợp với khương bào.

- Khứ đờm chỉ ho: dùng khi ngoại cảm phong hàn mà ho có nhiều đờm, có
thể dùng tía tô, sinh khương, hạnh nhân, bán hạ. Trong trường hợp viêm khí
quản mãn tính có ho nhiều đờm có thể dùng phương tam tử thang: tô tử, lai
phục tử, đình lịch tử.

- Hành khí an thai, dùng khi can khí bị uất kết dẫn đến động thai; có thể
phối hợp với chư ma căn, ngải diệp và tô ngạch
- Giải độc cua cá, gây đau bụng, nôn mửa, dị ứng.

Liều dùng: 4 - 12 g

Kiêng kỵ: Những người biểu hư, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên
dùng.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: dịch chiết từ tô diệp làm tăng nhu động ruột,
dạ dày, giãn phế quản. Điều đó chứng minh cho công năng kiện vị, chỉ ho
của tía tô.
- Tác dụng kháng khuẩn: tía tô có tác dụng ức chế một số vi khuẩn
đường ruột như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng. Tinh dầu tía tô có tác
dụng diệt lỵ amip ( Nguyễn Đức Minh).
- Tô tử, vị cay, tính ấm quy kinh phế, có công năng bình suyễn trừ đờm.
Phạm Xuân Sinh - Trần Thị Oanh thấy tô tử chứa 11,3% dầu béo, flavonoid, tinh
dầu có tác dụng trừ đờm, bình suyễn.

Hành

Herba Allii fistulosi

26
(Thông bạch)

Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành tỏi - Liỉioceae.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế và vị

Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí

Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi. Có thể dùng riêng ăn với cháo
nóng; hoặc phối hợp với đậu xị, mỗi thứ 12 g.

- Kiện vị giảm đau: dùng khi đầy bụng, đau bụng, đại tiện lỏng, thường
phối hợp với can khương.

- Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng giã giập
rồi đắp ở vùng bàng quang.
- Chống viêm: hành giã nát trộn với mật ong đắp ngoài, chữa mụn nhọt
khi mới bị viêm.

Liều dùng: 4 - 40 g

Kiêng kỵ: Những người biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.

Không uống lẫn 2 vị hành và mật ong (tương kỵ)

Bạch chỉ

Radix Angelicae
Dùng rễ của cây Bạch chỉ Angelica daỉmrica Benth et Hook . Họ Hoa tán -
Apiaceae
Phân biệt với cây bạch chỉ nam (cây mát rừng) Millettia pulchra Kurz, họ
Cánh bướm - Papilionaceae.

Bạch chỉ là cây thuốc di thực, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt ở
Việt nam. Dùng rễ phơi sấy khô, khi dùng rửa sạch, ủ cho mềm, thái thành
phiến mỏng, phơi âm can, không sao tẩm.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, vị, đại tràng.

27
Công năng: Phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm.

Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, biểu hiện đau đầu, chủ yếu là đau vùng trán
và đau nhức vùng xương lông mày, hốc mắt, chảy nước mắt. Có thể phối hợp
bạch chỉ, địa liền, cát căn, xuyên khung; hoặc bạch chỉ, xuyên khung, hương
phụ.

- Trừ phong giảm đau: chữa phong thấp, đau răng, đau dây thần kinh ở
mặt, đau dạ dày, viêm mũi mãn tính.

- Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, có thể phối hợp với kim
ngân
’^g^ ; v/K^ ^u^ ^
- Hành huyêt điều kinh, phối hợp với các thuốc điều kinh khác.

Liều dùng: 4 - 12 g

Kiêng kỵ: Âm hư hoả uất, nhiệt thịnh không nên dùng.


r
rp Ạ i A

Tê tân
Herba Asari sieboldi

Dùng toàn cây cả rễ của cây Hán thành tế tân Asarum sỉeboldỉ và cây Băc tê
tân Asarum heterotropoỉdes F. Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag . Họ Mộc
hương - Aristolochỉaceae

Tế tân hiện nay hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc.


^f "Ị

Tính vị: vị cay, tính ấm. ( rá* CỂU^/ >

Quy kinh: vào kinh thận, phế, tâm

Công năng: Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho

Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, tắc mũi. Chữa viêm xoang có thể
phối hợp với bạc hà, bạch chỉ, thương nhĩ tử.

- Khứ phong giảm đau: chữa đau đầu, đau răng, đau nhức khớp xương,
đau dây thần kinh do lạnh.

- Chữa ho, đờm nhiều, suyễn tức khó thở.

28
- Lở mồm, lở lưỡi có thể dùng tế tân, hoàng liên 2 vị bằng nhau, tán nhỏ
bôi vào miệng, lưỡi, ngậm. Đau răng, hôi miệng, ngậm tế tân.

Liều dùng: 1 - 4 g

Kiêng kỵ: thể âm hư hoả vượng, ho khan mà không có đờm không nên
dùng.

5. Thuốc phát tán phong nhiệt

Đặcđiểm: vị cay, tính mát, phần lớn qui kinh phế và can.

Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống.
Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng, hạ
sốt.

Vị thuốc:
Bạc hà
Herba Menthae

Dùng toàn thân trên mặt đất của cây bạc hà Việt nam Mentha arvensis L.
Họ Hoa môi - Lamỉaceae.

Tính vị: vị cay, tính mát.

Quy kinh: vào kinh phế, can

Công năng: Phát tán phong nhiệt, trừ phong giảm đau.

Chủ trị:
- Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi, chữa sốt cao, đau đầu, phiền khát. Có thể
xông và uống, như bạc hà và thạch cao sống sẳc uống.

- Chữa đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau.

- Chữa ho, ho có sốt.

- Làm cho sởi, đậu mọc .


- Dùng trong các bệnh ăn không tiêu, nôn lợm. ợ chua, đau bụng, đi tả; có
thể dùng lá 20g sắc uống trong ngày.

Liều dùng: 4 - 12g

Kiêng kỵ: Những người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi
nhiều không nên dùng . Không nên dùng bạc hà xông hoặc cho trẻ em uống.

29
Cát căn
Radix Pueraiae

Dùng rễ đã qua chế biến, phơi sấy khô của cây sắn dây Pueraria thomsonii Benth.
Họ đậu Fabaceae.

Tính vị: vị ngọt, cay, tính lương .

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Thăng dương khí tán nhiệt, sinh tân dịch chỉ khát.
Chủ trị:
- Chữa ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu; đặc biệt
đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy, hoặc cứng gáy, cổ gáy đau, khó
quay cố.

- Giải độc, làm mọc ban chẩn; dùng bài cát căn thang.

- Sinh tân chỉ khát trong các bệnh sốt cao gây phiền khát.

- Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ lâu ngày; cát căn sao vàng để giảm tính phát
hãn của vị thuốc.

- Thanh tâm nhiệt: dùng trong các chứng niêm mạc miệng, môi lở loét,
mụn nhọt, các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt, nước tiểu đục; có thể dùng bột
sắn dây với nước cốt rau má, hoặc cỏ nhọ nồi.

- Hạ huyết áp.

Liều dùng: 4 - 24g

Chú ý:
- Hoa cát căn vị ngọt, tính bình, dùng để giải độc rượu. Lá có tác dụng
chữa răn căn.

- Tác dụng dược lý: các isoflavonoid chiết từ cát căn daidzein daidzin
có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt. Flavonoid toàn
phần làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não. Điều đó chứng minh tác
dụng giảm đau đầu của cát căn. Đối với động mạch vành, flavonoid có tác
dụng làm tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản .
Trên lâm sàng ứng dụng kết quả này của dược lý để chữa các bệnh đau
thắt mạch vành tim cho kết quả. Hạ nhiệt đối với thỏ đã gây sốt thực
nghiệm. Ngoài ra daidzein có tác dụng giải các cơn co quắp do

30
acetylcholin gây ra. Ngoài ra cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần.

Tang diệp
Folium Mori albae

Dùng lá tươi hay khô của cây dâu tằm Morus alba L. Họ Dâu tằm Moraceae.

Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.

31
Công năng: Phát tán phong nhiệt, lương huyết, nhuận phế.
Chủ trị:

- Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu, ho khan; có thể dùng bài
tang cúc ẩm.

- Dùng trong các trường họp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi lòng
bàn chân, bàn tay.

- Dùng khi kinh can bị phone; nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc, hoa
mắt, chảy nước mắt.

- Hạ huyết áp.

- Hạ đường huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Tane diệp có tác dụng làm hạ đường huyết,
hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm.
- Tác dụng kháng khuẩn : Tang diệp có tác dụng ức chế trực khuẩn
thương hàn, tụ cầu khuẩn.

- Kinh nghiệm : lấy lá bánh tẻ, tước bỏ cuống và xơ gân . Lá non nấu
canh với tôm chà cho trẻ ăn chữa mồ hôi trộm.

Cúc hoa
Flos Chrysanthemi
Dùng hoa của cây cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L . và cây cúc hoa
trắng Chrysanthemum sinense Sabine. Họ Cúc - Asteraceae. Thông thường
dùng loại cúc hoa vàng.

Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, giáng áp.

- Chữa cảm mạo phong nhiệt, có biểu hiện sốt cao, đau đầu; dùng bài
Tang cúc ẩm.

Chủ trị:

32
- Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đau, đỏ.

- Bình can hạ huyết áp; có thể phối họp cúc hoa, hoa hoè, hoa kim ngân,
đinh lăng (chè hạ áp).

- Giải độc chữa mụn nhọt, đinh độc; có thể dùng cúc hoa vàng, cam thảo.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người tỳ vị hư hàn, hoặc đau đầu do phong hàn không
nên dùng.

Chú ý:

- Sau khi thu hái cúc hoa cần được chế biến bằng cách sấy với diêm
sinh để giữ cho cánh hoa không bị rụng; tiện lợi cho quá trình bảo
quản.

- Tác dụng dược lý: với liều cao cúc hoa có tác dụng hạ nhiệt, hạ
huyết áp. Điều đó chứng minh phần nào cho tác dụng giải cảm hạ áp của
vị thuốc.
- Tác dụng kháng khuẩn: cúc hoa ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ
cầu, liên cầu, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn đại tràng, bạch hầu và virus cúm.

Mạn kinh tử
Fructus Viticis

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mạn kinh tử Vitex trifolia L. Họ cỏ roi
ngựa Verbenaceae.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh can, phế, bàng quang.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (đặc biệt đau
nhức bên thái dương, đau nhức trong mắt)

33
- Thanh can sáng mất, chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp; có thể phối
hợp với tang diệp.

- Trừ tê thấp co quắp, dùng trong các bệnh phong thấp, chân tay giá lạnh,
co rút.

- Làm hạ huyết áp; có thể phối hợp với cát căn, hoè hoa.

- Chữa phù thũng do viêm thận, phù dị ứng do tác dụng lợi niệu.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư mà đau đầu dùng phải thận trọng vì thuốc có
tính thăng tán. Phù bình (bèo tâm tía)

Herba Spirodelae polyrrhizae


Dùng toàn thân bỏ rễ phoi sấy khô của cây bèo tấm tía - Spirodela
polyrrhiza. Họ Bèo tấm - Lemnaceae
Loại mặt trên hơi xanh, mặt dưới có màu tía thì tốt hơn . Thường dùng tươi,
không có chế biến gì, có khi phơi khồ.

Tính vị: vị cay, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, phế.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, giải độc, giải dị ứng.

Chủ trị

- Chữa cảm mạo có sốt.

- Làm cho sởi mọc, dùng tốt với bệnh nhân sởi ở thời kỳ đầu, sởi khó mọc.
- Lợi tiểu tiêu phù thũng; có thể dùng phù bình đem đồ chín, phơi sấy
khô, tán bột (theo kinh nghiệm để lợi tiểu thì dùng bèo trắng) ; uống 4g với
nước sôi để nguội.

- Giải độc, trị mẩn ngứa, mụn nhọt có thể sao vàng sắc uống; hoặc lấy cây
tươi đun nước, xông vào chỗ ngứa.

- Bình suyễn.

34
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng ky : Những người mồ hôi ra nhiều, thể hư không nên dùng.

Sài hồ

Radix Bupleuri

Dùng rễ cây sài hồ Bupleurum cỉĩinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae.

Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần, họ Cúc
- Asteraceae làm sài hồ nam, cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Tính vị: vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu.

Công năng: Thoái nhiệt (eiảm sốt), thư can, thăng dương.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo nhưng bán biểu bán lý; có thể dùng bài tiểu sài hồ thang.

- Giải cảm nhiệt, dùng với bệnh nhân sốt do cảm mạo.

- Chữa sốt rét; có thể dùng sài hồ, thường sơn, thảo quả.
- Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra các chứng suy nhược thần kinh,
hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực sườn, bế kinh, thống kinh...

- Chữa loét dạ dày - tá tràng, ỉa chảy (đông y gọi là can tỳ bất giao hay can
khắc tỳ)

- Có tác dụng thăng dương để chữa các chứng sa giáng do khí hư sinh ra;
dùng bài bổ trung ích khí.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng, nôn lợm, ho đầu đau căng không
nên dùng.

Do có chất saponin có tính chất kích thích; vì thế khi dùng liều cao
có thể sây nôn lợm.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng hạ nhiệt, do đó trên lâm
sàng thường dùng tốt với các chứng sốt mà nhiệt độ thường chênh lệch
l°c giữa sáng và chiều hoặc chứng hàn nhiệt vãng lai.

35
- Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng
của ký sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lỵ Sh. shiga.
- Khi dùng chữa sốt nói chung, sài hồ được tẩm với miết huyết
(máu ba ba).

Thăng ma
Radix Cimicifugae

Dùng rễ cây thăng ma Cimicifuga foetida L., c. dahurica (Turcz) Maxim .


Họ Mao lương Ranunculaceae.

Việt nam còn dùng rễ cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Họ Ôrô.

Tính vị : vị ngọt, cay, hơi đẳng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, thăng dương.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong nhiệt, làm ra mồ hôi.


- Giải độc chữa các chứng do vị nhiệt gây ra như loét miệng, sưng đau
răng lợi, đau họng, làm cho sởi mọc.

- Làm cho phần khí đi lên phía trên (thăng dương khí), dùng trong các
trường hợp trung khí bị hạ hãm, dẫn đến các chứng sa giáng; dùng bài bổ
trung ích khí.

- Thanh vị nhiệt, dùng trong các chứng nóng rát ở dạ dày.

Liều dùng: 4 - 8g/ ngày.


*
CHƯƠNG III

THUỎC PHÁT TÁN PHONG THẮP

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc phát tán phong thấp.
2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc phát tán phong thấp
trong điều trị.

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc phát tán

36
phong thấp đã học.

Nội dung:
1. Định nghĩa

Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập
vào da, gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức; mà YHCT gọi là các chứng tý.

Nguyên nhân : phong thấp hàn và phong thấp nhiệt

Đặc điểm: các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy
những người âm hư, huyết hư khi sử dụng nên thận trọng.

2. Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp

- Cần chú ý phân biệt tính hàn, nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do
phong thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mãn tính, thoái hoá khớp), và do phong
thấp nhiệt (viêm khớp cấp có sưng nóng đỏ đau) có khác nhau.

- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán phong thấp cần phối ngũ:

+ Với thuốc hoạt huyết: để giảm sưng, đau và đến nơi cần chữa bệnh (trị
phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt)

+ Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ.

+ Với các thuốc bổ, vì theo lý luận trung y:

Phối họp với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp, và tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp ra

ngoài.
Phối hợp với thuốc bổ can huyết trong trường họp teo cơ, cứng khớp vì can
chủ cân, nuôi dưỡng cân.
Phối hợp với thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt
tuỷ.

Nên phối họp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như: quế chi, tế tân . . . vì
phong thấp ứ đọng ở gân, cơ, xương, kinh lạc.

- Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu .

3. Các vị thuốc

Hy thiêm
Herba Siegesbeckiae

37
Dùng toàn thân trên mặt đất lúc cây sắp ra hoa của cây hy thiêm - Sỉegesbeckia
orientalis L. Họ Cúc Asteraceae.

Tính vị: vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc Chủ trị:
- Chữa các bệnh phong thấp tê đau, thấp khóp, đau xương, chân tay tê mỏi,
đau lưng, đau thần kinh.

- Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.

- Bình can tiềm dương: chữa các chứng đau đầu, hoa mắt, huyết áp cao.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Chú ý:

- Khi dùng có thể tẩm rượu pha mật ong, rồi đồ chín, sau phơi sấy khô.

- Tác dụng dược lý: Có tác dụng hạ huyết áp

Tang chi

Ramulus Mori
Dùng cành dâu non (đường kính không quá lcm) của cây dâu tằm Morus
alba L. Họ dâu tằm - Moraceae. Cành dâu sau khi thu hái, phơi qua cho mềm,
sau đó thái thành phiến mỏng, phơi sấy khô, khi dùng sao vàng hoặc tẩm rượu
sao.

38
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: vào kinh phế, thận.
Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt.

Chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xưong, chân tay
co rút tê dại.

- Chữa ho (có thể phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì)

- Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng (có
thể phối hợp kim tiền thảo, bạch mao căn)

- Hạ áp: có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày

Tang ký sinh

Ramulus Loranthi
Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus (L.) Merr . Họ Tầm gửi -
Loranthaceae sống ký sinh trên cây dâu.

Tính vị : vị đắng, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.

Chủ trị:
- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năne gan thận kém dẫn đến
đau lưng mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng, đau dây thần
kinh (dùng bài Độc hoạt ký sinh thang).

- Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu.
Dùng cho phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.

- Hạ áp: dùng với bệnh nhân cao huyết áp.

Liều dùng: 10 - 20g/ngày

Kiêng kỵ: Khi mắt có màng mộng thì không dùng.

39
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: vào kinh phế, thận.
Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt.

Chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay
co rút tê dại.

- Chữa ho (có thể phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì)

- Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng (có
thể phối hợp kim tiền thảo, bạch mao căn)

- Hạ áp: có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ.

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày

Tang ký sinh

Ramulus Loranthi
Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus (L.) Merr . Họ Tầm gửi -
Loranthaceae sống ký sinh trên cây dâu.

Tính vị: vị đáng, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.

Chủ trị:
- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến
đau lưng mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng, đau dây thần
kinh (dùng bài Độc hoạt ký sinh thang).

- Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu.
Dùng cho phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.

- Hạ áp: dùng với bệnh nhân cao huyết áp.

Liều dùng: 10 - 20g/ngày

Kiêng kỵ: Khi mắt có màng mộng thì không dùng.

39
Thiên niên kiện (sơn thục)
Rhizoma Homalomenae

Dùng thân rễ cây thiên niên kiện - Homalomena occulta (Lour. ) Schott. Họ
Ráy - Araceae.

Tính vị: vị đắng, cay, hơi ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.

Chủ trị:
- Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn thấp tý đau nhức xương
khớp, cơ nhục, đặc biệt các khớp vai, cổ, gáy.

- Thông kinh hoạt lạc: dime khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau
dây thần kinh.

- Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy, trẻ con chậm biết đi.

- Kích thích tiêu hoá: dùne khi tỳ vị hư hàn ăn uống kho tiêu, đầy bụng.

- Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày


Kiêng kỵ : Không nên dùng cho neười âm hư hoả vượng, neười háo khát, táo
bón, đau đầu.

Chú ý:

- Vị thuốc có tác dụng trừ phong chỉ thống tương đối mạnh, nên có thể phối
hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp.

- Vị thuốc có mùi thơm mạnh, thường dime cho vào thuốc ngâm rượu (với
lượng vừa phải), đặc biệt các thuốc có mùi vị tanh như rắn, tắc kè.

Thổ phục linh (củ khúc khắc, củ kim cang)


Rhizoma Smilacis

Dùng thân rễ phơi sấy khô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax
glabra Roxb. Họ khúc khắc - Smilacaceae

Tính vị: vị ngọt, nhạt; tính bình.

40
Quy kinh: vào kinh can, thận, vị.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.

Chủ trị:

- Chữa đau nhức khớp xương.

- Giải độc thuỷ ngân.

- Trừ rôm sảy, mụn nhọt.


- Dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm cho
ra mồ hôi, chữa đau nhức khớp xương.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Dây đau xương (khoan cân đàng)

Caulis Tinosporae .
Dùng toàn cây tươi hoặc khô của các loại dây đau xương - Tinospora sinensis
Merr. (T. tomentosa Miers. , T. maỉabarica Miers. , Menỉspermum malabaricum
Lamk. ). Họ Tiết dê - Menỉspermaceae.

Tính vị: Đắng, mát.

Qui kinh: Can, tỳ.

Công năng: Khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết.
Chủ trị: Chữa phong thấp tê bại. Các khớp xương đau nhức. Ngã tổn thương,
ứ máu. Sốt rét kinh niên.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày. Có thể dùng sống hoặc sao vàng . Có thể dùng
ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, hoặc sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp ngoài.

Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử )


Fructus Xanthii

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây ké đầu ngựa - Xanthium Strumarium L.
Họ Cúc - Asteraceae. Ngoài ra còn dùng toàn thân trên mặt đất của cây ké đầu
ngựa.

41
Tính vị: vị đăng, cay; tính âm.
Quy kinh: vào kinh phế, thận, tỳ.
Công năng: Phát tán phong hàn, phát tán phong thấp, giải độc, giải dị ứng.

Chủ trị:
- Khứ phong thấp giảm đau, dùng chữa đau khớp, đau dây thần kinh, chân
tay co quắp tê dại.

- Chữa cảm mạo phong hàn dẫn đến đau đầu.

- Giải dị ứng, ban chẩn, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng do lạnh.

- Chống viêm: chữa viêm xoang, viêm mũi mãn tính, chữa đau răng (sắc lấy
nước nsậm)

- Sát trùng chữa mụn nhọt, vết thương.. . nấu nước rửa.

- Tán kết: làm mềm các khối rắn, dùng với bệnh bướu cổ.

- Lợi niệu, chữa phù thũng.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày


Kiêng kỵ: Theo tài liệu cổ khi dùng ké đầu neựa phải kiêng ăn thịt lợn, thịt
ngựa (khắp mình sẽ nổi quầne đỏ)

Nhức đầu do huyết hư không nên dùng

Ngũ gia bì

Cortex Schefflerae
1. Ngũ gia bì chân chim - Schefflera heptaphylla (L) Frodin - họ Nhân
sâm (còn gọi là họ Ngũ gia bì) - Araliaceae. Dùng vỏ thân, hiện được sử dụng ở
Việt nam.

Ngũ gia bì còn được dùng để chỉ một số loại sau:


2. Ngũ gia bì ( xuyên gia bì, thích gia bì , ngũ gia bì gai ) -
Acantỉĩopanax aculeatus Seem. ; A. aculeatum Hook. ; A. trifoliatus (L.)
Merr. Họ Ngũ gia b\-Araliaceae
Dùng vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì; là loại cây nhỏ rất nhiều gai, cao chừng
2-3m. Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét, phiến lá

42
hình bầu dục hay hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn , mỏng ,
mép có răng cưa to , cuống lá dài từ 5-7cm . Hoa mọc khác gốc, thành
hình tán ở đầu cành . Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng,
hình cầu, đường kính chừng 2,5mm, khi chín có màu đen.
3. Ngũ gia bì nhập của Trung quốc:
a) Bắc ngũ gia bì - dùng vỏ rễ của cây Periploca sepium Bunge .
Họ Thiên lý- Ascỉepỉadaceae. Cây này chưa thấy ở VN.
b) Nam ngũ gia bì- dùng vỏ rễ của cây Acantỉĩopanax gracilistylus
w.w.Smith. Họ Ngũ gia bì- Aralỉaceae. Cây này chưa thấy ở VN.
c) Hồng mao ngũ gia bì - dùng vỏ rễ của cây Acanthopanax gỉraldỉ Harms.
Họ Ngũ gia bì- Araỉỉaceae.
Một số cây Acanthopanax khác cũng được dùng ở Trung Quốc,
trong đó có cây A. trifoliatus (L.) Merr, có ở Việt Nam.
4. Tại Việt Nam, ngoài các cây trên còn dùng vói tên ngũ gia bì
các vị thuốc sau đây:
a) . Vỏ cây chân chim Vỉtex heterophylla Roxb . Họ cỏ roi ngựa -
Verbenaceae.
Dùng vỏ thân , cây cao chừng 25m cành hơi hình vuông . Lá kép
chân vịt gồm 3-5 lá chét, mặt trên trắng , mặt dưới hơi vàng , có những
hạch nhỏ , lá chét 2 bên nhỏ hơn lá chét ở giữa. Hoa vàng nhạt, môi dưới
trắng, mọc thành chuỳ ở đầu cành. Quả hạch, hình lê, màu đen xám, có đài
tồn tại.
b) . Cây đùm đũm ( còn gọi đũm hương)- Rubus cochinchinensis Tratt.
Họ Hoa hồng- Rosaceae. Dùng lá và cành khô, trong phạm vi nhân dân.

Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương.

Chủ trị:
- Chữa các bệnh đau lưng £ối, đau khớp, sưng khớp, gân co quắp.

- Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu vô lực, mệt mỏi.
- Kiện tỳ cố thận, dùng khi da thịt teo nhẽo, bại liệt, trẻ em chậm biết đi,

43
chậm mọc răng.

- Lợi tiểu, tiêu phù thũng.

- Giảm đau, dùng trong sang chấn gẫy xương.

- Giải độc, chữa mụn nhọt, sang lở.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày


Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng tăng sức dẻo dai, bền bỉ của
cơ bắp. Dịch chiết nước có tác dụng giảm thấp tính mẫn cảm của tia tử
ngoại trên da bình thường, tăng sức chịu đựng của mạch máu nhỏ dưới áp
suất thấp.
- Còn dùng vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim- Schefflera
octophyỉla Harms, có vị hơi cay, vào can, thận để trị đau lưng, nhức xương
thể phong hàn thấp, kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm. Ngoài ra còn dùng
vỏ cây Vitex quỉnata Wiliams.Ho cỏ roi ngựa- Verbenaceae, để chữa phong
thấp và làm thuốc bổ.
- Theo Nguyễn thị Hiền viện YHCT các cây họ ngũ gia bì có tác dụng
làm chuyển dạng lympho bào rõ rệt để sản xuất thêm nhiều kháng thể
chống đỡ các nguyên nhân gây bệnh.

Khương hoạt
Radix Notopterygii

Dùng rễ của cây khương hoạt (còn gọi là xuyên khương) Notopterygỉum incisum Ting
ex H. T. Chang. Họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.

Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giảm đau.

Chủ trị:
- Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạo phong hàn, đau đầu, toàn thân đau mỏi.
- Trừ thấp chỉ thống: dùng để chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương cốt,
đau dây thần kinh, đau cơ do lạnh.

Liều dùng: 4 - 12g/ngày.

44
Kiêng kỵ : Những người huyết hư, không do phong hàn thì không dùng vì vị
thuốc mang tính ôn táo dễ hao tổn tân dịch.

Chú ý: dùng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương cốt, thần kinh từ lưng
trở lên.

Độc hoạt
Radix Angelicae pubescentis

Dùng rễ của cây độc hoạt. Trên thực tế dùng rễ của nhiều loại độc hoạt như:
Angelica pubescentis Maxim (Hương độc hoạt); A. laxiflora Diels (Xuyên độc
hoạt). Họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.

Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.

Chủ trị:

- Trừ phong thấp, dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể.
- Chỉ thống: chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, hay dùng cho
các chứng đau từ thắt lưng trở xuống.

- Chữa cảm mạo phong hàn.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư, hoả vượng, huyết hư không nên dùng.

Uy linh tiên

Radix Clematidis
Dùng rễ cây Uy linh tiên Clematis chinensỉs Osbeck. Họ Mao lương (còn gọi là
họ Hoàng liên) - Ranunculaceae. Hiện nay Uy linh tiên vẫn nhập từ Trung Quốc.

Tính vị: vị cay, mặn, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàns quang.

Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.

Chủ trị:
- Trừ phong thấp giảm đau, chữa tê thấp khớp xương sưng đau, chân tay tê

45
dại, đau nhức trong xương, đau lưng, đau dây thần kinh.

- Chống viêm, chữa viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, đau răng, viêm mũi.

- Chữa chửng hoàng đản có phù thũng (phối hợp với mộc thông, nhân trần,
chi tử)

- Lợi tiểu tiêu phù, dùng trong trường hợp viêm khớp có phù nề.

- Dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào, lang ben.

Liều dùng: 4 - 12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư khồng nên dùng .

Chú ý:
- Uy linh tiên nam (còn gọi là Bạch hạc, kiến cò) - Rhỉnacanthus nasuta L. Họ
Ô rô - Acanthaceae; vị đắng, tính ấm, vào kinh can, phế, tỳ. Dùng rễ, chữa thấp
khớp, nhức mỏi gân xương, tiêu viêm và dùng ngoài chữa hắc lào và 1 số bệnh
ngoài da.

Mộc qua
Fructus Chaenomelis

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mộc qua Chaenomeỉes speciosa (Sweet.)
Nakai. Họ Hoa hồng - Rosaceae

Tính vị: vị chua, chát; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ, thận.

Công năng: Trừ thấp.

Chủ trị:

- Chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, chân tay đau nhức.

- Chữa phù nề do tỳ hư.

- Chữa ho lâu ngày.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.


Chú ý: Mộc qua thường được dùng phối hợp với xương hổ trong các đơn
thuốc chữa đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề.

Kiêng ky: Bí tiểu, trường vị tích nhiệt không nên dùng.

46
Phòng phong

Radix Ledebouriellae seseloidis

Dùng rễ của một số cây khác nhau như:

- Phòng phong hay thiên phòng phong-Ledebourỉella seseloides Wolff.


Họ Hoa tán- Apiaceae ( Umbelliferae).
- Xuyên phòng phong- Lygusticum bachyỉobum Franch. Họ Hoa tán -
Apỉaceae ( Umbelliferae).
- Lygusticumc seseloides Wolff. Họ Hoa tán- Apiaceae (Umbelliferae).
Ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, do đó phải chú ý kết quả điều
trị do nguồn gốc không thống nhất.

Tính vị : vị cay, ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh bàng quang, can.

Công năng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.

Chủ trị:

- Chữa cảm mạo phong hàn xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho.
- Trừ phong thấp giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt
cơ, đau nửa đầu (phòng phong, bạch chỉ).

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.


Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng không có phong tà không nên
dùng.

Phòng phong tương sát với thạch tín (Phòng phong trừ độc thạch tín)

Mã tiền tử
Semen Strychni
Dùng hạt cây mã tiền (còn gọi là củ c h i ) Strychnos mix- vomica L. Họ
Mã tiền- Loganiaceae.
Vị thuốc có độc, trước khi dùng uống phải qua chế biến đạt tiêu
chuẩn qui định.
Tính vị: vị đắng; tính ấm, có đại độc.
Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

47
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt.
Chủ trị
- Trừ phong thấp, thông kinh, hoạt lạc,giảm đau trong các bệnh
phong thấp, đau khớp cấp hoặc mãn tính.
- Mạnh gân cốt, dùng trong các trường hợp gân và cơ tê đau, đau
thần kinh ngoại biên .
- Dùng ngoài chữa ghẻ và một số bệnh ngoài da (tán bột, trộn với
dầu vừng bôi).
- Tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản
xạ tuỷ, tăng cường kiện và dinh dưỡng của cơ.
- Làm nguyên liệu để chiết xuất Strycnin
Liều dùng: 0,l-0,3g/ ngày.( Mã tiền chế)
Kiêng kỵ: Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
Chú ý:
- Những người mất ngủ, di mộng tinh không nên dùng. Dùng ngoài
theo dạng cồn xoa bóp.
- Tác dụng dược lý: với liều nhỏ, thuốc có tác dụng kích thích thần
kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra còn có tác dụng tăng huyết áp tăng
tiết dịch vị
- Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều loại cây khác nhau thuộc chi
strichnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn, và có chứa những
ancaloid có tác dụng mạnh chủ yếu là strỉcnin và bruxin. Có cây là cây
đứng, có cây là dây leo. Nhiều dây leo chưa xác định tên chính xác, thường
chỉ mới tạm xác định là Stricỉmos sp.
- Tên Strichnos chữ Hy lạp nghĩa là những cây có độc; nux nghĩa là
quả cứne; vomica nghĩa là gây nôn.
- Độc tính: Mã tiền rất độc. Khi bị ngộ độc thường ngáp, nước dãi
chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, tứ chi cứng đờ, co
giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng. Sau 5' đến 5h chết
vì ngạt.
- Thuốc cao bà Giằng chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp, gồm có:

48
Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tứ chế 13g, bột mộc hương 8g, bột
địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn
1000 viên.
Rắn
Nhân dân ta thường dùng nhiều loại rắn khác nhau để làm thuốc,
ví dụ như: rắn hổ mang Naja-naja L., rắn cạp nong Bungarus fasciatus L.,
rắn cạp nia Bungarus candỉdus L., rắn ráo Zamenis mucosus L.
Những bộ phận thường dùng: thịt rắn, mật rắn, xác rắn, nọc rắn độc.
Tính vị: vị ngọt, mặn, có độc; tính ấm. (thịt rắn)
Quy kinh: vào kinh can.
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải
độc.
Chủ trị
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau
khớp xương, đau nhức xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.
- Chỉ kinh, giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân
bất toại.
- Xác rắn (xà thoát): vị mặn, tính bình có tác dụng trừ phong giải
độc, như làm tan mộng mắt, chữa viêm họng, đau họng, chữa mụn nhọt,
sang lở.
Liều dùng:8-16g/ ngày
Kiêng kỵ: cơ địa dị ứng không nên dùng.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
- Mật rắn có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt.
- Chú ý tránh nọc độc khi chế biến.
Hổ cốt ( xương hổ)
Os Tigris
Dùng xương hổ Panthera tỉgris L. Họ Mèo - Felidae.
Tính vị : vị mặn, cay ; tính hơi ấm.
Quy kinh: vào kinh can, thận.
Công năng: Khu phong, mạnh gân cốt, trấn kinh.

49
Chủ trị
- Chữa gân cốt đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, đau cột
sống, đau thần kinh liên sườn, bán thân bất toại.
- Bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, cơ thể suy nhược da dẻ xanh
xao, người vô lực.
Liều dùng:10-30g/ ngày, xương đã chế dạng bột.
Kiêng kỵ: Những người huyết hư hoả thịnh không nên dùng.
Chú ý: Có thể dùng dạng bột xương, ngâm rượu hoặc dạng cao.
*

**

50
CHƯƠNG IV

THUỐC LỢI THUỶ THẢM THẤP

(thuốc lợi thấp, thuốc thẩm thấp, lợi tiểu)

Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc lợi thuỷ thẩm thấp và đặc điểm của
nhóm thuốc này.

2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp
trong điều trị.

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc lợi thuỷ thẩm
thấp đã học.

Nội dung:

1. Định nghĩa: Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu
để bài tiết thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài.

Đặc điểm: đa số các vị thuốc có vị nhạt tính, bình.


2. Tác dụng chung:

- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các
bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

- Lợi niệu trừ phù thũng: chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh như
viêm thận cấp, viêm thận mẫn, phù dị ứng,. . .

- Lợi niệu chữa vàng da (hòang đản).

- Lợi niệu trừ phong thấp: do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử
động khó khăn, sưng đau; thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.

- Lợi niệu cầm ỉa chảy: do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, xuống đại
tràng gây ỉa chảy mãn; tăng cường bài tiết thuỷ thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ
cầm ỉa chảy.

- Lợi niệu thanh nhiệt: hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng.. .

51
3. Những chú ý khi dùng thuốc lọi thuỷ thẩm thấp:

- Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấp được dùng để giải quyết triệu chứng, vì vậy
thường phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân, vi dụ:

Do nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiểu (do thấp nhiệt hạ tiêu) thì phải phối
hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp.

Vàng da do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật. . . phải phối hợp với
thuốc thanh nhiệt táo thấp.

Bệnh phong thấp gây đau nhức và cử động khó khăn, phải phối hợp với thuốc
trừ phong thấp. . .

- Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau phụ trách: tỳ chủ vận hoá, phế thông
điều thuỷ đạo, thận khí hoá bàng quang, vì vậy tuỳ theo vị trí bị trở ngại để phối
hợp thuốc.

Neu do sự vận hoá của tỳ bị giảm sút gây phù thũng thì phải phối hợp với thuốc
kiện tỳ.

Nếu phế khí bị úng trệ do phong hàn gây chứng phong thuỷ thì phải dùng các
vị thuốc tuyên phế như ma hoàng.

Nếu do thận hư không khí hoá bàng quang, hoặc không ôn vận tỳ dương thì
phải dùng các vị thuốc trừ hàn như quế nhục, phụ tử và các vị thuốc bổ tỳ thận.

4. Các vị thuốc

Trạch tả (mã đề nưóc)

Rhizoma Alismatis
Dùng thân rễ đã cạo sạch vỏ ngoài của cây trạch tả - A ỉ is ma plantago
aquatica L. Họ Trạch tả - Alismataceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn ; tính hàn

Quy kinh: vào kinh can, thận, bàng quang.

Công năng: Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh thấp nhiệt.


- Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh nhiệt: chữa tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái rắt, trị
phù thũng.

- Chữa ỉa chảy, chữa phù thũng do tỳ hư.

Chủ trị

52
- Thanh thấp nhiệt ở can, dùng trong các bệnh đau đầu, nặng đầu, váng đầu,
hoa mắt.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ: Thận hoả hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng.
Chú ý:
- Trạch tả tác dụng lợi tiểu mạnh, lại có tính hàn, cho nên không
có chứng thấp nhiệt và thận hư hoạt tinh không nên dùng.
- Tác dụng dược lý: có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, lợi
tiểu, hạ thấp lượng urê và cholesterol trong máu. Phạm Xuân Sinh ,
Nguyễn Văn Đồng thấy rằng trạch tả có tác dụng hạ cholesterol ở chuột
thí nghiệm, trạch tả trích muối tác dụng tốt hơn trạch tả sống.
- Khi dùng thường trích muối, sao vàng.

Xa tiền tử (hạt mã đề)


Semen Plantaginis

Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây mã đề - Pantago major L. var. asiatica
Decaisne. Họ Mã đề - Plantagỉnaceae.

Tính vị: vị ngọt; tính hàn

Quy kinh: vào kinh can, thận, tiểu trường và bàng quang.

Công năng: Lợi niệu, thanh phế, can nhiệt.

Chủ trị
- Thanh nhiệt, lợi thấp: dùng chữa các chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó khăn, đi
tiểu đau buốt, đái dắt, nước tiểu đỏ, đục, nóng và lượng rất ít, có thể tiểu ra máu.
Có thể dùng hạt mã đề tán bột, uống mỗi lần 8g.

- Chữa viêm thận cấp, viêm niệu đạo, viêm bàng quang cấp, sỏi niệu đạo.
- Thanh thấp nhiệt ở tỳ vị: chữa ỉa chảy, chữa lỵ. Có thể dùng xa tiền tử, hoa
hoè lượng ngang nhau, sao thơm mỗi lần uống 8g với nước ấm.

- Thanh phế hoá đàm: Trị phế nhiệt, sinh ho, ho có đàm.

- Thanh can sáng mắt: trị đau mắt đỏ, sưng mắt, hoa mắt.

- Hạ huyết áp.

53
Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.
Chú ý:
- Lá mã đề còn được dùng lợi niệu, viêm nhiễm đường niệu (giống
như hạt); lá giã nát đắp mụn nhọt.
- Tác dụng dược lý: hạt mã đề có tác dụng tăng cường bài tiết nước
tiểu, tăng bài tiết lượng acid uric, muối NaCl. Chất glycosid chiết từ hạt, có
tác dụng ức chế trung khu hô hấp,xúc tiến sự phân tiết ở niêm mạc đường
hô hấp(cho nên có tác dụng giảm ho trừ đờm). Ngoài ra mã đề còn có tác
dụng hạ huyết áp.
- Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ.
- Khi dùng thường sao cho hạt khồ phồng.
Mộc thông
Caulis clematidis

Dùng thân leo của cây tiểu mộc thông - Clemantis armandi Franch hoặc cây Tú
cầu đằng - demands montana Buch - Ham. ex DC. Họ Hoàng liên -
Ranunculaceae.

Tính vị: vị đắng ; tính hàn

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, tiểu trường và bàng quang

Công năng: Thanh tâm hoả, trị thấp nhiệt.

Chủ trị

- Chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn, phù thũng do thấp nhiệt.
- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt bế tắc, huyết mạch ứ trệ, mình
mẩy đau nhức, đau khớp, sữa tắc.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người tiểu tiện quá nhiều không được dùng

Chú ý : Mộc thông là vị thuốc ta vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai
thác trong nước . Nhưng ngay mộc thông của Trung Quốc cũng không
thống nhất . Người ta đã thống kê , phát hiện thấy hon 10 loại cây khác
nhau, thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ : Mộc hương-
Aristolochiaceae, Mao lương- Ranunculaceae cho các vị thuốc mang tên

54
mộc thông. Tại Việt Nam cũng có mấy cây khai thác với tên mộc thông.
Khi sử dụng cần chú ý theo dõi.

Y dĩ nhân (hạt bo bo)


Semen Coicis

Dùng nhân hạt cây ý dĩ - Coỉx lachryma jobi L. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế.

Công năng: Kiện tỳ hoá thấp.

Chủ trị

- Lợi thuỷ: chữa các bệnh phù thũng, tiểu tiện khó khăn, đái buốt.
- Chữa các bệnh tỳ hư, tiêu hoá kém, tiết tả (ý dĩ sao vàng) - bài phì nhi cam
tích.

- Trừ phong thấp đau nhức .

- Thanh nhiệt độc, trừ mủ: chữa chứng phế hoá mủ, các vết thương có mủ.

Liều dùng: 8 - 40g/ngày.


Chú ý : Dùng với tính chất lợi thấp, lợi thuỷ thì sao hoặc không sao. Khi dùng
với tính chất kiện tỳ thì sao vàng.

Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn)


Medulla Junci effusi

Dùng ruột xốp phơi khô của cây cỏ bấc đèn - Juncus effusus L. . Họ Bấc -
Juncaceae.

Tính vị: vị neọt, nhạt, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, tiểu trường.

Công năng: thanh nhiệt thẩm thấp, an thần.

Chủ trị

- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện ngắn đ ỏ . . .

- Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm phiền, miệng khô khát, mất ngủ.

55
- Chữa đau họng, ho do phế nhiệt.

- Cầm máu: do sốt cao gây chảy máu cam.

- Chữa nôn mửa do vị nhiệt (sốt)

Liều dùng: 2 - 3g/ ngày.

Kiêng kỵ: không dùng cho người tiểu nhiều, tiểu không cầm.

Chú ý: Dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Tỳ giải

Rhizoma Dioscoreae
Dùng thân rễ cây tỳ giải - Dioscorea tokoro Makino. Họ Củ mài - Dioscoreaceae

Tính vị: vị đắng, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, vị.

Công năng: Lợi thấp hoá trọc, giải độc .

Chủ trị

- Chữa tiểu tiện đỏ, vàng, nước tiểu ít, đục, đi tiểu buốt, dắt.

- Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ; chữa chân tay đau nhức, đau khớp.
- Giải độc, chữa mụn nhọt.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ : những người âm hư không có thấp nhiệt không dùng . Khi dùng
có thể ngâm với rượu, sau phơi khô, hoặc trích với nước muối.

56
Chú ý:
ơ Việt Nam vẫn khai thác với tên tỳ giải một số cây thuộc họ Hành-
Alỉiaceae và họ Củ nâu- Dỉoscoreaceae nhưng chưa xác định tên khoa học
chắc chắn. Cây Dỉoscorea tokoro mọc ở các tỉnh Trung Quốc giáp giới
miền Bắc nước ta.

Kim tiền thảo

(cây vẩy rồng, mắt trâu, đồng tiền lông)

Herba Desmodii
Dùng phần trên mặt đất của cây kim tiền thảo - Desmodium styracifolium
(Osb) Merr. Họ Đậu - Fabaceae {P apỉỉỉonaceae).

Tính vị: vị hơi mặn, tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, thận.

Công năng: Lợi niệu thông lâm.

Chủ trị:
- Thẩm thấp lợi niệu: chữa viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, niệu đạo và bàng
quang có sỏi.

- Lợi mật, chữa sỏi mật (phối hợp với râu ngô, mã đề).

- Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt (phối họp với kim ngân, sài đất).

Liều dùng: 10 - 40g/ ngày.

Đậu đỏ (Xích tiểu đậu)

Semen Phaseoli
Dùng hạt của cây đậu đỏ - Phaseolus angularis Wight . Họ Đậu - Fabaceae
(Papilionaceae).

Tính vị: vị ngọt, hơi chua, tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, tiểu trường.

Công năng: Lợi niệu, hoạt huyết và trừ mủ.


- Lợi niệu tiêu phù thũng: chữa tiểu tiện khó, đái buốt dắt, tiểu tiện ra máu,
phù thũng.

Chủ trị:

57
- Chữa lỵ ra máu.

- Giải độc tiêu mủ: chữa mụn nhọt, sưng đau (kết hợp uống và giã đắp nơi
sưng đau)

Liều dùng: 10 - 40g/ ngày.


Thông thảo (thông thoát)
Medulla Tetrapanacis

Dùng lõi xốp trắng của cây thồng thảo - Tetrapanax papyriferus Hook. Họ
Nhân sâm - Aralỉaceae.

Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị.

Công năng: Lợi niệu, thanh thấp nhiệt, lợi sữa.

Chủ trị:

- Lợi thấp, lợi niệu thông lâm: chữa phù do thấp nhiệt, nước tiểu ít, đỏ.

- Hành khí thông sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh sữa ít, tắc.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người không có thấp nhiệt không bí tiểu tiện không dùng.

Râu ngô

Stigmata Maydis

Là vòi và núm của hoa ngô - Zea mays L. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị: vị ngọt, tính bình.

Quy kỉnh: vào kinh can, thận .

Công năng: Lợi niệu, lợi mật.

Chủ trị:

58
- Lợi tiểu, tiêu phù thũng, trị tiểu tiện khó khăn, đái buốt, phù thũng, sỏi niệu
đạo.

- Lợi mật: dùng trong bệnh viêm gan, tác mật, bài tiết mật của gan bị trở
ngại.

Liều dùng: 12 - 24g/ ngày.


Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Râu ngô có tác dụng tăng lượng nước tiểu từ 3- 4
lần, làm tăng sự bài tiết của mật và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng
bilirubin trong máu cũng giảm; lượng prothrombin trong máu tăng lên và
do đó làm cho máu đông nhanh. Do đó trên lâm sàng còn dùng để cầm
máu, giảm đau trong bệnh gan mật.

Bạch phục linh (phục linh, bạch lỉnh)


Poria

Là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông - Porìa cocos Wolf. Họ Nấm lỗ -
Polyporaceae.
Nấm mọc bên cạnh hoặc đầu rễ gọi là bạch phục linh, mọc ở xung quanh rễ
khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần.

Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, thận, tỳ và vị.

Công năng: Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ và định tâm.

Chủ trị:
- Dùng trong các bệnh tiểu tiện bí, đái buốt, nước tiểu đỏ, đục, lượng nước
tiểu ít, người phù thũng.

- Dùng trong các bệnh của tạng tỳ bị hư nhược gây ỉa lỏng.

- Trị tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp. mất ngủ, hay quên.

Liều dùng: 12 - 16g/ ngày.


CHƯƠNG V
THUỐC TRỤC THƯỶ
Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc trục thuỷ, đặc điểm và

59
những chú ý khi sử dụng ?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính
năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc trục
thuỷ đã học.
Nội dung:
1. Đại cưong:
Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc gây tả hạ rất mạnh, sau khi dime
bệnh nhân có thể dẫn đến đi tả đi tiểu liên tục. Do đó thích hợp cho những
trường hợp phù nề nặng: phù thũng cổ chướng, ứ nước màng phổi, ứ nước
màng tim.
Thuốc trục thuỷ có tính năng mạnh: vị đắng, tính hàn; đưa nước ra ngoài
qua đường đại tiện và tiểu tiện. Đa số các vị thuốc có độc tính. Một số tài liệu
xếp chương này vào chương thuốc tả hạ.
Khi dùng các vị thuốc này nên chú ý:
- Sức khoẻ của bệnh nhân, những người yếu không nên dùng.
- Phải có sự phối ngũ thích hợp để hoà hoãn tính năng của vị thuốc,
hoặc làm tăng tác dụng của vị thuốc đạt yêu cầu chữa bệnh.
- Chú ý liều dùng của thuốc
- Dùng đúng chỉ định và chống chỉ định của vị thuốc, cấm dùng cho phụ
nữ có thai.
- Theo dõi chặt chẽ người bệnh sau khi dùng thuốc; xử lý kịp thời những
tai biến xảy ra.
- Chú ý bào chế làm giảm độc tính, giảm bớt tính mãnh liệt của vị thuốc.
2. Một số vị thuốc:
Khiên ngưu tử ( hắc sửu, bạch sửu)
Semen Pharbitidis
Dùng hạt của cây bìm bìm- Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea
Choisy). Họ Bìm bìm- Convolvulaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, thận, bàng quang.
Công năng: trục thuỷ, sát trùng.
Chủ trị

60
- Trục thuỷ tả hạ: Dùng khi đại tiểu tiện bí kết, dùng dạng bột mịn, 4g/lần
uống với nước sôi để nguội.
- Trục thuỷ trừ phù thũng: dùng trong trường hợp phù bụng, thực
chứng; có thể dùng trong bệnh viêm thận mạn tính,viêm gan mạn tính.
- Tẩy giun đũa.
Liều dùng:4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, những người tỳ hư không nên dùng.
Chú ý: khiên ngưu dùng sống: phơi khô, giã giập hoặc tán bột mịn
thì tác dụng mạnh; sao vàng tác dụng sẽ kém hơn.
Đình lịch tử
Dùng hạt cây đình lịch- họ Thập tự- Cruciferae Tính vị : vị cay,
đắng, tính đại hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, bàng quang.
Công năng: Tả phế hành thuỷ, trừ đàm bình xuyễn Chủ trị
- Chữa khó thở do ứ nước màng phổi; bài Đình lịch đại táo tả phế thang:
đình lịch tử, đại táo
- Lợi niệu trừ phù thũng
Liều dùng:3-8g/ ngày.
Kiêng ky: Hen phế quản, tâm phế mãn, phù do thiếu dinh dưỡng,
bàng quang khí kém gây bí tiểu tiện không nên dùng.
Cam toại
Radix Euphorbiae kansui
Dùng rễ của cây cam toại- Euphorbia kansuì Liou ined. Họ Thầu dầu-
Euphorbiaceae.
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ, phế, thận.
Công năng: Trục thuỷ tả hạ Chủ trị:
- Dùng trong trường hợp phù bụng, lồng ngực tích nước, dẫn đến khó thở.
- Dùng trong trường hợp phù lại bí đại tiểu tiện thì phối hợp với khiên
ngưu, đại táo sắc uống
Liều dùng:l-2g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người không có phù, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai

61
cấm dùng.
Cam thảo phản cam toại.
Chú ý:
- Khi dùng có thể chế biến bans cách nấu với đậu phụ hoặc nấu với
dấm để giảm độc tính.
- Cam toại có tác dụng kích thích ruột gây tả mạnh, sau khi chế với
dấm sức tả hạ có giảm đi. Các chất Kansuinin A, B có tác dụng giảm đau,
đồng thời cũne là chất có độc tính.
- ở Việt nam còn dùng rễ cây Niệt gió - Wikstroemia indica C.A. Mey.
Họ Trầm- Thymeỉeacea . Vị đắng, hơi cay, tính lạnh, có độc, mới chỉ dùng
trong phạm vi nhân dân.

62
CHƯƠNG VI

THUỐC THANH NHIỆT

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải trình bày được:

1. Đại cương thuốc thanh nhiệt

2. Phân biệt được các loại thuốc thanh nhiệt, tác dụng, cách dùng của từng loại
3. Bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc
thanh nhiệt

Nội dung

1. Đại cương

1. 1 Định nghiã:
Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để chữa bệnh gây chửng
nhiệt trong người (lý thực nhiệt).

Nguyên nhân gây bệnh:

- Thực nhiệt:

Do hoả độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp.

Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục.

Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.

- Huyết nhiệt:

Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)


Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc thần
kinh, rối loạn thành mạch . Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của
các bệnh nhiễm khuẩn.

1. 2 Phân loại: Dựa vào nguyên nhân, chia làm 5 loại:


- Thanh nhiệt tả hoả.

- Thanh nhiệt lương huyết.

- Thanh nhiệt giải độc .

- Thanh nhiệt táo thấp.

63
- Thuốc giải thử:

+ Thanh nhiệt giải thử.

+ Ôn tán thử thấp.

1. 3 Cách dùng:
- Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng thì
phải kết hợp “biểu lý song giải”.

- Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài.

- Phối ngũ:

Các vị thuốc TN có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc hành
khí, kiện tỳ (trần bì, bạch truật)

Các vị thuốc TN vị đắng tính hàn, gây khô táo, làm mất tân dịch, phải phối họp
vớithuốc bổ âm sinh tân (thục, thược)

- Liều lượng:

Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp .

Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.

- Một số TTN uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng.

1. 4 Cấm kị:

Bệnh thuộc biểu.

Dương hư, chân hàn giả nhiệt.

Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng

2. Thuốc thanh nhiệt tả hoả (thuốc hạ sốt)

2. 1 Định nghĩa:
Thanh nhiệt tả hỏa: là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc
nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát
nước, lưỡi đỏ rêuvàng, mạch hồngsác.
2. 2 Tác dụng:

Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh, vận
mạch (ôn nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng)

64
Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.
2. 3. Cách dùng:

Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân (thanh nhiệt giải
độc, thanh nhiệt táo thấp)

Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.

2. 4. Kiêng kỵ : Tỳ vị hư hàn

2. 5. Các vị thuốc: Đa số có tính hàn, quy kinh phế vị.

Thạch cao. (Bạch hổ, băng thạch)

Gypsum Fibosum

Thành phần: chủ yếu là calci - sunfat ngậm nước (CaS04. 2H20)

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, cay, đại hàn - Phế vị.

Công năng chủ trị : Tả hoả, trừ phiền chỉ khát.

Dùng sống để uống: Chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt,

vị hoả gây nhức đầu, đau răng.


Dùng ngoài nung cho mất nước (CaS04. aH20): Chữa lở loét, eczema, vết thương
nhiều mủ. Tây y dùng bó bột.

Liều dùng : 12 - 80g/24h dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thuốc thang đã
sắc mà uống. Không dùng lửa sao, sấy trực tiếp, thạch cao bị mất nước khi uống sẽ gây
tắc ruột chết người. Rắc ngoài không kể liều lượng

Chi tử (dành dành).


Chi tử mọc ở núi gọi là sơn chi tử - Gardenia florida L = Gardenia jasminoides Ellis Họ
cà phê - Rubiaceae

Bộ phận dùng : Quả chín của cây dành dành

Tính vị quy kinh: tinh đắng - hàn - Can phế vị


Công năng chủ trị : Tả hoả, lương huyết, lợi niệu

- Dùng sống hoặc sao vàng để tả hoả: sốt cao vật vã, hoàng đản, đau mắt đỏ do can
hoả (dùng lá tươi đắp mắt)

- Sao cháy để chỉ huyết: viêm dạ dày, chảy máu dạ dày (uống với nước gừng), sốt cao
chảy máu (nục huyết, tiện huyết, xuất huyết...)

65
Liều lưọng cách dùng : 10 - 20g/24h sắc uống

Trúc diệp

Cây tre - Bambusa, cây vầu - Phyỉỉostachys. họ lúa (Poaceae)

Bộ phận dùng: Lá non (tươi, khô) hoặc búp tre (trúc diệp quyển tâm)

Tính vị quy kinh: Tính cay đạm, hàn - Tâm, phế, vị Công năng chủ trị: Tả hoả, trừ

phiền.

- Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ.

- Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hoặc xông

Hạ khồ thảo.

HKT băc - TQ - Prunella vuỉgris L. họ Bạc hà - Lamiaceae.

HKT nam (cải trời, cải ma) - Blumea subcapitata DC., họ Cúc - Asteraceae.

Bộ phận dùng :

HKT bắc: Dùng hoa và quả

HKT nam: Toàn cây, trị vẩy nến, lợi tiểu, viêm gan mãn Tính

vị quy kinh: tính đắng cay, hàn - Can đởm Công năng chủ trị:

- Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu

- Hạ sốt, caoHA, viêm ganvirus, đau mắt kèm đau nửa đầu (thong manh)

- Rong huyết, chấn thương (đắp ngoài), lao hạch, giải dị ứng

- Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống

Kiêng kỵ: Âm hư, ăn kém

Thảo quuyết minh (Hạt muống, đậu ma)

Cassia fora họ Vang (caesalpiniaceae')

Bộ phận dùng: Hạt của cây Thảo quyết minh Tính vị

66
quy kinh: Mặn, bình - Can thận Công năng chủ trị:

Bình can, nhuận tràng.

- Sao vàng: Nhuận tràng, chữa táo bón


- Sao cháy: Bình can: chữa đau đầu, hoa mắt, mất ngủ do cao huyết áp, đau mắt đỏ do
can hoả và hạ sốt

- Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hãm uống Tri

mẫu - TQ

Anemarrhena asphodeloides Bge. họ Tri mẫu - Asphodelaceae Bộ

phận dùng Thân rễ

Tính vị quy kinh: tính đắng, hàn - Phế, vị, thận

Công năng chủ trị: Tả hoả, tư âm, nhuận trường

- Hạ sốt, khát nước (do sốt cao kéo dài, tiêu khát)

- Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

3. Thuốc thanh nhiệt lưong huyết

3. 1 Định nghĩa :
Thanh nhiệt lương huyết: là những vị thuốc để chữa các chứng bệnh do huyết
nhiệt gây ra.
3. 2 Tác dụng:

- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh, vận
mạch (ôn nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật
hoặc chảy máu như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn (xuất huyết dưới da)...

- Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn) như mụn
nhọt, dị ứng, đau khớp, hen, viêm PQ mãn.. .

- Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh
nhiễm khuẩn (âm hư, còn dư nhiệt)

3. 3 Cách dùng :

67
- Là thuốc chữa triệu chứng phối hợp thuốc trị nguyên nhân như TN giải độc, TN
táo thấp .

- Đe tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp thuốc khu phong.

- Đe tăng tác dụng phối hợp thuốc bổ âm.

3. 4 Cấm kị: Tà còn ở khí phận, tỳ hư

3. 5 Các vị thuốc: Đa số có vị ngọt. Tinh hàn. Quy linh tâm, can, thận.

Đều sinh tân dịch.

Sinh địa (Địa hoàng )

Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae Bộ

phận dùng: Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, hàn - Tâm, can, thận, tiểu trường

Công năng chủ trị: Lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai.

- Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu.

- Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan.

- Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn (thai nhiệt)
- Chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch, khát nước do đái đường (Rehmanin
làm hạ đường huyết)

Liều dùng - cách dùng: 12 - 64g/24h sắc uống.

Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Huyền sâm (nguyên sâm, hắc sâm)

Scrophularỉa buergeriana Miq., họ Hoa mõm chó - Scrophulariacea.

Bộ phận dùng: Rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Đắng, mặn, hàn - Phế, thận.

Công năng chủ trị: Lương huyết, giải độc, nhiễn kiên

- Chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân dịch

- Chữa sốt phát ban, viêm họng, mụn nhọt, tràng nhạc.

68
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống Kiêng kỵ:

Kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc

Bạch mao căn (Rễ cỏ tranh)

Imperata cylỉndrica p. Beauv., họ Lúa - Poaceae.

Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, vị

Công năng chủ trị: Lương huyết, lợi niệu


- Chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, chảy máu: chảy máu cam ho ra máu, tiểu tiện ra máu

- Chữa viêm phế quản co thắt

- Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu, hoàng đản

Liều dùng - cách dùng: 10 - 40g/24h sắc uống hoặc hãm uống

Kiêng kỵ: Khi có thai

Mẩu đon bì (Đon bì, đan bì) - TQ

Paeonia suffruticosa Andr., họ Hoàng liên - Ranunculaceae.


Bộ phận dùng: vỏ rễ của cây hoa mẫu đơn (Mộc thược dược, hoa vương, phấn đơn
bì)

Tính vị quy kinh: Cay, đắng, hàn - Tâm, can, thận Công

năng chủ trị: Lương huyết, hoạt huyết

- Dùng sons: sốt cao phát cuồns, sốt phát ban, đau đầu, đau lưns đau do sans chấn
- Tẩm rượu sao: Trị kinh nguyệt khôns đều, thống kinh, một số bệnh sau sinh đẻ (hậu sản)

- Sao cháy: cầm máu khi chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu

Kiêng kỵ: Khi có thai


Địa cốt bì
Lycium chinense Mill., họ Cà - Solanaceae Bộ
phận dùng : vỏ rễ cây kỷ tử

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, can, thận, tam tiêu

Công năng chủ trị: Lương huyết, thanh phế, dưỡns âm

69
- Sốt cao chảy máu: Thổ huyết, máu cam, ho ra máu, tiểu huyết. ..

- Ho do VPQ cấp và mãn

- Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

4 - Thuốc thanh nhiệt giải độc

4.1. Định nghĩa:


Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc,
nhiệt độc gây ra.

4.2. Tác dụng :

- Trị mụn nhọt, chốc lở, dị ứng. . .

- Trị ho do phế nhiệt (viêm đường hô hấp): viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế
quản, viêm thanh quản...

- Hạ sốt do nhiễm khuẩn

- Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú, chữa các vết thương. . .
4.3. Cách dùng:

1. Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt (háo), khi kê đơn số vị thuốc ít nhất là 2
và nhiều nhất là 4

2. Phải phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng:

- Đe chống viêm phối họp thuốc hoạt huyết

- Để hạ sốt phối họp thuốc tả hoả, nhuận tràng, lợi niệu

- Để simh tân, chống tái phát phối họp thuốc lương huyết

4.4. Kiêng ky: Tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ

4.5. Các vị thuốc: Đa số có vị Đắng, tính hàn. Quy kinh can, phế, vị.

Đều gây táo (làm mất tân dịch)

Kim ngân (Nhẫn đông)

Lonicera japonica Thunb., họ Kim ngân - Caprifoliaceae.

Bộ phận dùng: Nụ hoa (kim ngân hoa ), cành lá (kim ngân đằng)

70
Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Phế, vị, tâm, tỳ Công

năng chủ trị: Giải độc, táo thấp

- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, ho do phế nhiệt, hạ sốt

- Chữa lị trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt đái rắt

- Chữa đau khớp (dùng cành lá)

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g khô, 20 - 50g tươi/24h sắc uống

Bồ công anh

- Bồ công anh Việt Nam (cây diếp dại, rau bồ cóc, mũi mác)

Lactuca indica L., họ Cúc - Asteraceae.

- Bồ công anh TQ

Taraxacum officinale Wigg., họ Cúc - Asteraceae

- Chỉ thiên - Elephantopus scaber, họ Cúc - Asteraceae Tuệ

Tĩnh gọi rễ là tiền hồ nam, dùng để chữa ho

Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Đắng, ngọt, hàn - Can, vị

Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp, lợi niệu
- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm mắt, tràng nhạc (phối hợp với hạ khô thảo), viêm vú (lá tươi
giã vắt nước uống, bã đắp nơi vú sưng đau)

-Trị đái buốt, đái rắt, phù do viêm đường tiết niệu

- Chữa đau dạ dày, ăn kém tiêu

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g khô, 50 - 100gtươi/24h sắc uống hoặc giã đắp

Xạ can (Rẻ quạt)

Belamcanda chỉnensis (L.) DC., họ Ladơn - Iridaceae.

Bộ phận dùng: Rễ, hơi có độc (gây bỏng niêm mạc)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Can, phế Công năng chủ trị: Giải độc, lợi niệu

71
- Ho do phế nhiệt, hạ sốt, trị mụn nhọt, tràng nhạc, sưng vú, thống kinh

- Chữa phù, bí đại tiểu tiện

Liều dùng - cách dùng : 3 - 6g/24h sắc uống, bột

Sài đất (Cúc nháp, húng trám, cúc dại)

Wedelia chinensis (Osb.) Merr., họ Cúc - Asteraceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô, thường dùng tươi Tính

vị quy kinh: Đắng, mát - Can, phế, thận Công năng chủ trị:

Thanh nhiệt giải độc

Chữa mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, viêm cơ viêm khớp. ..

Liều dùng - cách dùng: 25 - 30g khô, lOOg tươi/24h sắc uống, nấu nước tắm

Rấp cá (Diếp cá, ngư tinh thảo)

Houttuynia cordata Thunb., họ Lá giấp - Saururaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô


Tính vị quy kinh: Cay, hàn - Phế. Hơi có độc (làm phồng da)

Công năng chủ trị: Giải độc, táo thấp

- Trị mụn nhọt, áp xe phổi (phế ung), viêm mắt do trực khuẩn mủ xanh (lá tươi giã, đắp
mắt), trĩ chảy máu (uống và xôngrửa)

- Chữa đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20gkhô, 40 - 60gtươi/24h sắc uống, đắp, xông rửa Liên kiều

- TQ (Trúc căn, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan)

Forsythia suspensa Vahl., họ Nhài - Oleaceae.

Bộ phận dùng: Quả chín (lão kiều), quả xanh (thanh kiều)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Đởm, đại tràng, tam tiêu Công năng chủ trị: Giải độc, táo

thấp

- Trị sốt cao, vật vã mê sảng, mụn nhọt, sưng vú, tràng nhạc, ốgà -Trị đái buốt, đái rắt do

viêm bàng quang, niệu đạo

72
Liều dùng - cách dùng: 10 - 30g/24h sắc uống hoặc rửa

Sâm đại hành (sâm cau, tỏi lào, tỏi đỏ)

Eleutherine subaphylla Gagnep., họ La dơn - Iridaceae.

Bộ phận dùng: Củ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt, nhạt, mát - Phế, can, thận

Công năng chủ trị: Giải độc, bổ huyết


- Chữa các bệnh ngoài da: mụn nhọt, chốc lở, tràm nhiễm khuẩn, viêm da có mủ, tổ đỉa
vẩy nến...

- Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng cấp và mãn

- Chữa thiếu máu (huyết hư): da xanh, mệt mỏi

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12gkhô, 12 - 30gtươi/24h sác, bột, viên, ngâm rượu Mỏ quạ

(Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch.)

Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., họ Dâu tằm - Moraceae.

Bộ phận dùng: Lá, rễ.

Thành phần học chính: Flavonoid.

Công dụng: Chữa thương phần mềm.

Liều dùng - cách dùng:


Lá tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương, băng lại, mỗi ngày rửa và thay băng
một lần. Rửa bằng nước lá Trầu không. Thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.

Rễ làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, phụ nữ bể kinh, ngày dims
10 - 30s rễ dưới dạng thuốc sắc.

5. Thuốc thanh nhiệt táo thấp


5.1. Định nghĩa:

Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốcdùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt
sây ra

5.2. Tác dụng

1 - Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quans, niệu đạo, viêm loét

73
cồ tử cung, viêmtinh hoàn.. .

2 - Nhiễm khuẩn tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm san mật, lị trực khuẩn, lị amip...

3 - Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, shẻ lở nhiễm khuẩn (do

thấp hoá nhiệt gọi là thấp chẩn)

4 - Trị viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)

5.3. Cách dùng

1. Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất

2. Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng:

- Sốt cao phối hợp thuốc tả hoả, lương huyết. ..

- Xuất huyết, xung huyết phối hợp thuốc hoạt huyết, chỉ huyết

- Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí
3. Các thuốc TNTT có tác dụng giải độc, ngược lại các thuốc TNGĐ có tác dụng táo thấp,
gọi là kháng sinh đông y.

5.4. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn

5.5. Các vị thuốc: Đa số vị đắng, tính hàn. Quy kinh tầm, can, tỳ, phế, thận.

Đều mất tân dịch

Hoàng cầm -TQ

Scutellaria baicaỉensis Georg., họ Bạc hà - Lamiaceae.

Bộ phận dùng: Rễ

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, phế, can, đởm, đại tràng Công

năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, an thai

- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản

- Ho do phế nhiệt: viêm phổi, viêm phế quản

- Hạ sốt khi sốt lúc nóng, lúc rét gọi là hàn nhiệt vãng lai (hoà giải thiếu dương)

- An thai khi sốt nhiễm khuẩn gây động thai


- Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ (do làm giãn mạch), không có tác dụng với cơn

74
tăng huyết áp đột biến

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu Kiêng

kỵ: Hoàng cầm ghét sinh khương

Hoàng liên
- Hoàng liên bắc - TQ: Hoàng liên chân gà Coptis teeta Wall, và một số loài Hoàng liên
khác Coptis sinensis Franch., Coptis teetoỉdes c. Y. Cheng., họ Hoàng liên - Ranuncuỉaceae.

- Hoàng liên nam (hoàng đằng) Fibraurea tinctoria Lour, hay Fibraurea recisa Pierre), họ
Tiết dê - Menispermaceae, người ta còn dùng các loài Hoàng liên khác như:

- Thổ Hoàng liên Thalictrum foliolosum DC., họ Hoàng liên - Ranunculaceae, công dụng
như Hoàng liên nhưng yếu hơn.
- Hoàng liên gai Berberỉs wallichiana DC., họ Hoàns liên eai - Berberidaceae, dùng thay
Hoàng liên và chiết xuất berberin.

- Hoàng liên ô rô Maỉĩonia bealei Carr., họ Hoàng liên gai Berberỉdaceae, dùng thay
Hoàng liên, Hoàng bá.

Bộ phận dùng: Rễ của nhiều loài hoàng liên chân gà (hoàng liên bắc)

- Thân và rễ của cây hoàng liên gai, hoàng đằng, thổ hoàng liên (nam hoàng liên)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, can, đởm, tiểu trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc

- Chữa lị trực khuẩn, lị amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp (chứa berberin)

- Trị mụn nhọt, viêm mắt, viêm tai, viêm loét miệng lưỡi. . .

- Chữa sốt cao mê sảng, mất ngủ, nôn, chảy máu do sốt cao

- Giải ngộ độc ba đậu, khinh phấn (Hg2Cl2)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, chiết berberin

Kiêng kỵ: Tỳ hư, ỉa chảy do lên đậu không dùng


\

Phụ nữ có thai dùng thận trọng vì berberin gây co bóp tử cung làm xảy thai

Hoàng bá (Hoàng nghiệt)

- Hoàng bá bắc (Hoàng nghiệt) - TQ Phellodendron

75
chinense Schneid., họ Cam - Rutaceae.

- Hoàng bá nam (núc nác, mộc hồ điệp)

Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt - Bignoniaceae.

Bộ phận dùng: vỏ thân hoàng bá bắc, nam.

- Hạt cây núc nác gọi là mộc hồ điệp chữa ho hen, viêm PQ

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Thận, bàng quang, đại trường Công

năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, trừ phong thấp

- Chữa lị, ỉa chảy nhiễm khuẩn, trĩ (có berberin), hoàng đản

- Trị lâm lậu, xích bạch đới: viêm BQ, âm đạo, cổ tử cung. . .

- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, viêm mát, đáp vết thương...

- Chữa thấp khớp có sưng nóng đỏ đau Liều

dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sác, bột

Nhân trần

- Cây Nhân trần Andenosma caeruleum R. Br., họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae.
- Cây Bồ bồ, còn gọi là Nhân trần bồ bồ Andenosma indianum (Lour.) Men*, với công
dụng như Nhân trần.

Bộ phận dùng: Toàn cây khô, thu hái khi ra hoa

Tính vị quy kinh: Đắng, hơi hàn (bình) - Can, đởm, bàng quang

Công năng chủ trị: Táo thấp, phát hãn, lợi tiểu

- Chữa hoàng đản nhiễm khuẩn thể dương hoàng

- Chữa cảm phong nhiệt làm ra mồ hôi và lợi tiểu

- Dùng cho phụ nữ sau đẻ, giúp ăn ngon cơm, chóng hồi phục sức khoẻ

Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, hãm, nấu cao.

Khổ sâm cho lá

Tên khổ sâm chỉ các cây sau:

- Khổ sâm cho lá, còn gọi là khổ sâm nam

76
Croton tonkinensis Gagnep., họ Thầu dầu - Euphorbỉaceae.

- Khổ sâm cho rễ (dã hoè, khổ cốt), còn gọi là khổ sâm bắc - TQ

Sophora flavescentis Ait., họ Đậu - Fabaceae.

- Khổ sâm cho hạt (xoan rừng, sầu đâu rừng, nha đảm tử)

Brucea javanica Merr, họThanh thất - Simaroubaceae. dùng

hạt đã ép hết dầu chữa lị amip và chữa sốt rét

Bộ phận dùng: Dùng lá của cây khổ sâm cho lá (khổ sâm nam)

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, tỳ, thận Công

năng chủ trị: Táo thấp, giải độc


- Chữa đau dạ dày, đầy bụng, tiêu hoá kém, lị trực khuẩn, hoàng đản, đái rắt, đái máu do
viêm bàng quang

- Chữa mụn nhọt, dị ứng, tràm, lở ngứa. . .

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, nấu nước tắm

Cỏ sữa (cây có nhựa mủ trắng như sữa )

- Cỏ sữa to lá (thiên cẩm thảo)

Euphorbia hỉrta L. hay Euphorbia pilulifera L, họ Thầu dầu - Euphobiaceae.

- Cỏ sữa nhỏ lá (địa cẩm thảo, hồng liên thảo)

Euphorbia thymifolia Bunn., họ Thầu dầu - Euphobiaceae.

Bộ phận dùng: Toàn câycủa cây cỏ sữa to lá và cây cỏ sữa nhỏ lá Tính vị

quy kinh: Đắng, mát - Phế, đại trường Công năng chủ trị: Táo thấp, giải

độc
- Dùng cỏ sữa nhỏ lá chữa lị trực khuẩn, phối họp với rau sam, sao vàng hạ thổ, sắc
uống

- Dùng cỏ sữa to lá chữa loét giác mạc (giã, đắp mắt)

Liều dùng - cách dùng: 16 - 40gkhô, 50 - 100gtươi/24h sắc uống, đắp mắt

Rau sam (Mã xỉ hiện)

77
Portulaca oleracca L., họ Rau sam - Portulacaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây tưoi hoặc khô, hay dùng tươi Tính vị

quy kinh: Chua, hàn - Tâm, can, tỳ Công năng chủ trị: Táo

thấp, giải độc, nhuận tràng

- Chữa lị trực khuẩn (phối họp với cỏ sữa), tiểu tiện đục, khó khăn, khí hư bạch đới

- Trị mụn nhọt, đinh độc

- Chữa táo bón, tẩy giun sán

Liều dùng - cách dùng: : 50 - 100gtươi/24h sắc, giã vẳt nước uống Kiêng

kỵ: Tỳ hư, có thai không dùng

Xuyên tâm liên (Khổ đỏm thảo, công cộng)

Andrographis paniculata (Burm. f.) Nees, họ Ồ rô - Acanthaceae Bộ

phận dùng: Cành lá thu hái vào mùa hè Rễ thu hái vào mùa thu đông

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Vị, phế, đại trường Công năng chủ trị:

Táo thấp, giải độc, kích thích tiêu hoá

- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp

- Chữa phế nhiệt sinh ho (viêm họng, phổi, phế quản)

- Đắp ngoài chừa rắn cắn

- Làm thuốc bổ đắng chữa mệt mỏi, kém ăn

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc, bột, viên, rượu

Mơ lông (mo* tam thể)

Paederia tomentosa L., họ Cà phê - Rubiaceae.

Bộ phận dùng: Lá tươi

Tính vị quy kinh: Đắng, mát - Đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, nhuận tràng

- Chữa lị tực khuẩn, táo bón (hấp hoặc dán với trứng gà)

78
- Chữa viêm gan, xơ san có báng (lá mơ, vọng cách, ô rô mỗi thứ một nắm, sắc uống)

Liều dùng - cách dùng: 30 - 50g tươi/24h sắc uống

Mức hoa trắng (Mộc hoa trắng, thừng mực lá to)

Holarrhena cmtidysenterỉca Wall, họ Trúc đào - Apocynaceae.

Bộ phận dùng: vỏ thân và hạt

Tính vị quy kinh: Đắng, the, bình - Đại trường

Công năng chủ trị: Táo thấp, chữa lị amip


Cây có Conesin là ancaloid có tácdụng đặc hiệu với lị amip mà không có tác dụng phụ gây
độc cho gan như emetin

Liều dùng - cách dùng: vỏ thân: 10g/24h, hạt: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu.

Thường tán bột, uống liên tục 7 - 15ngày để bệnh khỏi trở thành mãn tính 6 - Thuốc

giải thử

6.1. Định nghĩa:

Thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chưã các chứng bệnh do thử (nắng) gây ra

Thử hay kết họp với nhiệt gây các chứng thử nhiệt Thử còn kết họp với thấp gây các

chứng thử thấp.

Do đó chia thuốc giải thử thành 2 loại:

- Thuốc thanh nhiệt giải thử: Chữa các chứng thử nhiệt

- Thuốc ôn tán thử thấp: Chưã các chứng thử thấp

6.2. Tác dụng của từng loại:

. Thuốc thanh nhiệt giải thử


- Chữa sốt cao mùa hè (thương thử): sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, thích uống
nước, nhức đầu chóng mặt, nước tiểu ít, ngắn, đỏ

- Trị say nắng (trúng thử): Nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê bất
tỉnh, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh

. Thuốc ôn tán thử thấp

79
- Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, hoặc tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau đầu,
không có mồ hôi

- Chữa rối loạn tiêu hoá mùa hè do ăn uống đồ lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực bụng
đầy tức, khát nước, ra mồ hôi, gọi là ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn

6.3. Các vị thuốc

a. Thanh nhiệt giải thử

Lá sen (Hà diệp)

Nelumbỉum speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen - Nelumbonaceae. Bộ

phận dùng: Lá tươi hoặc khô của cây hoa sen

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Can, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Thanh nhiệt giải thử, thăns phát tỳ dươne

- Chữa sốt cao mùa hè, say nắng

- Chữa ỉa chảy do tỳ hư, ỉa chảy do thử thấp

- Cầm máu (saocháy): chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết. ..
- Chống béo phì (lá hãm uống hoặc tro lá sen uống có tác dụng làm giảm
cholesteron/huyết)

- An thần (có Nuciferin làm dịu, ức chế TKTU): phối hợp với lá vông chữa hồi hộp mất
ngủ

Liều dùng - cách dùng: 15 - 20g/24h sắc, hãm uống

Dưa hấu (Tây qua)

Bộ phận dùng: Nước ép quả dưa hấu Tính vị quy kinh:

Ngọt, hàn - Tâm, vị Công năng chủ trị: Giải thử, sinh tân,

lợi niệu

- Chữa say nắng, khát nước, chữa phù

- Say rượu

Liều dùng - cách dùng: 1/2 - lquả/24h ép nước uống

80
Kiêng kỵ: Tỳ hư

b. Thuốc ôn tán thử thấp

Đa số có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, vị. Đều làm ra mồ hôi

Hưong nhu

- Hương nhu trắng (é lớn lá)

Ocimum gratissimum L., họ Bạc hà - Lamỉaceae.

- Hương nhu tía (é tía).

Ocimum sanctum L., họ Bạc hà - Lamiacea.

Bộ phận dùng: Toàn cây của cây hương nhu trắngvà tía
Tính vị quy kinh: Cay - Ôn - Phế, vị

Công năng chủ trị: giải thử, phát hãn giải biểu, lợiniệu, điều hoà tỳ vị

- Chữa cảm lạnh mùa hè, phối hợp với thuốc giải biểu chữa cảm phong hàn. Có thể nói
hương nhu dùng chữa cảm mạo 4 mùa

- Chữa ỉa chảy do lạnh (hoắc loạn)

- Chữa phù và làm thuốc trị hôi miệng (sắc lấy nước súc miệng)

Liều dùng - cách dùng: 3 - 8g/24h sắc uống, súc miệng Kiêng kỵ: Ảm hư, khí hư

Hoắc hương

Pogostemon cablin (Blanco) Berrth.), họ Bạc hà - Lamiaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây khô Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, vị Công năng chủ trị:

Hành khí, giải thử

- Chữa cảm lạnh mùa hè, trị hoắc loạn

- Chữa đau bụng chậm tiêu, rối loạn tiêu hoá do khí trệ Liều dùng - cách dùng: 6 -

12g/24h sắc uống, tán bột

Bạch biển đậu (Đậu ván trắng)

Lablab vulgaris Savi., họ Đậu - Fabaceae.

Bộ phận dùng: Hạt, thu hái khi quả chín Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn - Tỳ, vị Công năng

81
chủ trị: Kiện tỳ, hoá thấp, sinh tân dịch

- Chữa ỉa chảy mùa hè, ỉa chảy mãn do tỳ hư

- Làm bớt khát nước do đái đường (tiêu khát)

- Giải ngộ độc rượu, nhân ngôn (thạch tín - As203)

Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, tán bột


Thanh hao hoa vàng (thanh cao)
Artemisia annua L., họ Cúc - Asteraceae.

Không dùng cây thanh hao chổi xuể Baeckea frutescens L., họ Sim - Myrtaceae, dùng cành
để cất tinh dầu, làm chổi quét nhà, hoặc cây Thanh cao Artemisia carvifolia Wall. =
Artemisia apỉacea Hance, họ Cúc - Asteraceae.
Bộ phận dùng: Toàn cây thu hái khi đang ra hoa của cây thanh hao hoa vàng, hoa trắng

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Can, thận

Công năng chủ trị: Thanh thử tịch uế, trừ âm phận phục nhiệt

- Chữa cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm

- Chữa cảm sốt, sốt rét, sốt không có mồ hôi, sốt do bệnh phổi thương hàn

- Chữa vàng da, ăn không ngon, chóng tiêu, mệt mỏi cơ thể và trí não

- Cầm máu: chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu

- Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa

Liều dùng - cách dùng: 6 - 20g/24h sẳc uống


Hiện nay đã chiết được Artemisinin là một ancaloid có tác dụng diệt kí sinh trùng sốt
rét thể vô tính trong hồng cầu: Viên 0,25g

* Chữa sốt rét cấp do p. fanciparum và p. vivax. uống 5 ngày liền theo công thức sau:
42222 (ngày đầu 4v, các ngày sau 2v/24h)

* Phòng sốt rét, trước và sau khi ở vùng sốt rét. uống 2v/l/tuần (ltuần trước và 4 tuần
sau khi ở vùng sốt rét)

Kiêng ky: Tỳ hư không dùng


CHƯƠNG VH

THUỐC HOÁ ĐÀM, CHỈ HO, BÌNH XUYỄN

82
Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc hoá đàm, thuốc chỉ ho và thuốc
bình xuyễn ?
2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc hoá đàm, thuốc
chỉ ho và thuốc bình suyễn đã học.

Nội dung:
1. Đại cương:

Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay làm
giảm các triệu chứns ho, đàm và xuyễn.

Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh ra trong quá trình
hoạt động của lục phủ ngũ tạng; chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm
ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.

Neu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì sây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở
phế có liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó khăn,
dẫn đến khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn, virus. Do
đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ở phế; đặc biệt là đối với ho
suyễn.

2. Thuốc hoá đàm:


Thuốc hoá đàm có tác dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm
cho đàm dễ khạc ra.
Thuốc hoá đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phế, còn được dùng cho các bệnh
phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong.
3. Phân loại:: Dựa vào tính năng của các vị thuốc, có thể chia thành 2 loại sau:
- Thuốc ôn hoá hàn đàm ( thuốc hoá đàm hàn): thường vị cay, tính ấm và táo, dùng cho
các chứng đàm lạnh, đàm thấp.
- Thuốc thanh hoá nhiệt đàm (thuốc hoá đàm nhiệt): tính hàn, dùng cho các chứng đàm
nhiệt.
3.1. Thuốc ôn hoá hàn đàm
Theo YHCT do tỳ dương hư không vận hoá được thuỷ thấp, ứ lại thành đàm.
Chất đàm thường dễ khạc, người mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng.

83
Hàn đàm ứ lại ở phế gây ho, hen suyễn; ứ lại ở kinh lạc gây đau nhức khớp
xương; ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê ẩm, nhưng đau không nhất định ở chỗ nào.

Vị thuốc:

Bán hạ chế (Chóc chuột, ba chẽ)

Rhizoma Typhonii
Dùng thân rễ cây bán hạ Typhonium trilobatum Schott, (bán hạ nam). Họ Ráy - Araceae

Tính vị: vị cay, tính ấm, có độc.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Ráo thấp hoá đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu viêm, tán kết.

Chủ trị:
- Dùng trong các chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm, viêm khí quản mạn tính,
hoặc kèm theo mất ngủ, hoa mắt, nhức đầu, váng đầu. {Bài Nhị trần thang: bán hạ, phục
linh, trần bì mỗi thứ 12g, cam thảo lOg)

- Chữa khí nghịch lên mà gây nôn, hoặc phụ nữ có thai nôn hoặc buồn nôn.

- Dùng ngoài trị rắn cắn, sưng đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng ky: Những người không có chứng táo, nhiệt không nên dùng.

Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

Bán hạ phản ô đầu, phụ tử.


Chú ý: Ngoài vị bán hạ Nam. trên thị trường còn có vị bán hạ Bắc - Pỉnellia ternata
(Thunb) Breit. Họ Ráy - Araceae.

Bán hạ dùng trong nhất thiết phải qua khâu chế biến; có nhiều phương pháp chế biến,
thường được chế với gừng (sinh khương).

Tác dụng dược lý: Bán hạ chưa qua chế biến sẽ làm chim bồ câu và chuột lang
nôn mạnh, chuột nhắt bị ho. Qua chế biến với gừng hoặc đem sắc kéo dài> 12h, dịch
bán hạ sẽ có tác dụng cầm nôn và chỉ ho.

Bạch giói tử (hạt cải trắng)


Semen Brassicae

84
Dùng hạt chín của cây cải trắng - Brassỉca alba Boisser hoặc Sỉnapis alba. Họ cải -
Brassicaceae

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế.

Công năng: Ôn phế trừ đàm, tiêu viêm, chỉ thống.

Chủ trị:
- Dùng chữa ho do đàm hàn ngưng đọng ở phế, hoặc hen suyễn, nhiều đàm, ngực đau
đầy trướng (Bài Tam tử thang: bạch giới tử, lai phục tử, tô tử mỗi thứ 12g).

- Hành khí giảm đau dùng khi khí trệ, đàm ứ đọng, đau khớp, đau nhức cơ nhục.
- Tiêu ung nhọt, tán kết: chữa nhọt lúc mới viêm, bạch giới tử nghiền bột, hoà với dấm
và bôi vào chỗ nhọt mới mọc.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên dùng.
Chú ý:
Phạm Xuân Sinh, Cao Văn Thu, Trần Thị Oanh thấy ràng trong Tam tử thang có
tác dụng chống ho, trừ đàm tốt, nếu bỏ bạch giới tử thì tác dụng đó giảm đi.
Tạo giác ( quả bồ kết)
Fructus Glendischiae
Dùng quả cây bồ kết Gleditschỉa australis Hemsl. Họ Vang- Caesalpinỉaceae.
Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau:
- Quả bồ kết bỏ hạt (tạo giác)
- Hạt bồ kết (tạo giác tử)- Semen Glendischiae: vị cay, tính ấm, không độc, có tác
dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt; liều 5-10g/ ngày, dạng thuốc sắc.
- Gai bồ kết (tạo giác thích)- Spina Glendischiae: vị cay, tính ấm, không độc, có
tác dụng chữa ác sang tiêu ung độc, làm xuống sữa ; liều 5-10g/ ngày, dạng thuốc sắc.
Tính vị : vị cay, mặn, tính ấm, ít độc.
Quy kinh: vào kinh phế và đại tràng
Công năng: Trừ đàm thông khiếu, trừ mủ, tán kết.
Chủ trị:
- Khử đàm chỉ ho: chữa đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy chướng,suyễn tức, nôn

85
ra đờm rãi.
- Thông khiếu, khai bế: dùng khi trúng phong cấm khẩu, điên giản, đàm tắc lấy
cổ họng, cổ họng sưng đau.
- Dùng ngoài trị mụn nhọt, rửa vết thương.
Liều dùng:4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên
dùng.
Phụ nữ có thai không được dùng.
3.2. Thuốc thanh hoá nhiệt đàm
Các thuốc hoá đàm nhiệt, đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các bệnh ho
suyễn tức, nôn ra đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản kinh

86
phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất
kết mà dẫn đến.
Vị thuốc:

Trúc nhự (tinh tre)

Caulis Bambusae in Taeniis


Dùng lớp vỏ giữa, sau khi đã cạo bỏ lóp vỏ ngoài ở thân cây tre Bambusa sp.
Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, can, vị.

Công năng: Thanh phế lợi đàm, thanh vị cầm nôn.

Chủ tri:
- Chữa ho đàm nhiều do viêm phế quản, viêm phổi (hay dùng cùng với bán
hạ, trần bì)

- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.

- Cầm máu do sốt cao gây chay máu: chảy máu cam, nôn ra máu, rong huyết.

- An thai: do sốt cao gây động thai.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.


Kiêng kỵ: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Khi dùng có thể dùng
sống hoặc tẩm nước gừng sao vàng và sắc uống.

Trúc lịch
Succus Bambusae

Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre tươi hoặc măng cành tre Bambusae
sp. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị: vị ngọt, tính đại hàn.

Quy kinh: vào tâm, vị.

Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.

Chủ trị:

87
- Chữa sốt cao, hôn mê co giật hoặc viêm phổi dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng
trúc lịch, nước gừng mỗi thứ 5 - 10ml, uống với nước sôi để nguội.

- Chữa sốt cao, bứt rứt khó chịu.

- Chữa sốt cao gây mất tân dịch gây phiền khát.

- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.

Liều dùng: 5 - lOml/ ngày.

Kiêng kỵ: Nếu không có đàm nhiệt thì không được dùng.

Khi uống nên uống với nước gừng.

Thiên trúc hoàng (phấn nứa)

Concretio Silicea Bambusae


Là những cục bột màu trắng hoặc vàng đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa -
Bambusa sp. Họ Lúa - Poaceae.

Tính vị: vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: vào tâm, can.

Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, đuổi phong nhiệt.

Chủ trị:

- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng.

- Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm khò khè.

- Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.

Liều dùng: 3 - 6g/ ngày dạng thuốc sắc; 1 - 3g/ ngày dạng thuốc bột.

Kiêng kỵ: Những người không có đàm nhiệt không nên dùng.

Qua lâu nhân

Semen Trichosanthis
Dùng hạt phơi sấy khô của cây qua lâu Tricỉĩosanthes sp . Họ Bí - Cucurbỉtaceae.
Hiện nay qua lâu nhân là hạt phơi sấy khô của nhiều loài Trỉchosanthes đều thuộc
họ Bí. Ngoài vị qua lâu nhân, cầy qua lâu còn cho nhiều vị thuốc khác như:

- Qua lâu bì (vỏ quả) Pericarpium Trichosanthis'. được dùng để chữa ho, thổ

88
huyết, sốt nóng, khát nước. Ngoài ra còn dùng chữa thuỷ thũng, hoàng đản.

- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (rễ cây) Radix Trichosanthis: Chữa sốt nóng,
hoàng đản, miệng khô, hơi ngắn.

Tính vị: vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: vào phế, vị, đại trường.

Công năng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.

Chủ trị:

- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm phế quản, giãn phế quản.

- Dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do đàm nhiều trong phế quản.

- Nhuận tràng thông đại tiện: dùng khi đại tràng táo kết.

- Tán kết tiêu ung thũng: dùng trong viêm hạch, bướu cồ, mụn nhọt.

- Chữa hoàng đản nhiễm trùng.

Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.


Kiêng kỵ: Không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính, dòm sắc
trắng loãng.

Qua lâu phản ô đầu.

Chú thích:
Tác dụng dược lý: hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chống ho,
trừ đàm tốt. Thành phần dầu trong qua lâu nhân có tính chất nhuận tràng.

Bốỉ mẫu

Người ta phân biệt ra 2 loại bối mẫu:

- Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae thunbergii): Là tép dò khô của cây triết bối mẫu
- Fritillaria thunbergii (Mig. ) - Fritillaria verticỉllata Willd. Var. thunbergiỉ (Mig.) Bak,
thuộc họ Hành - Aỉỉỉaceae.
- Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirrlosac): Là tép dò khô của cây xuyên bối
mẫu - Fritillaria royỉei Hook, hay bối mẫu lá quăn - Fritillaria cirrhoa D. Don - đều
thuộc họ Hành - Alliaceae.

Tính vị: vị đắng, tính hàn.

89
Quy kinh: vào tâm, phế.

Công năng: Thanh táo nhuận phế, hoá đàm, tán kết

Chủ trị:
- Chữa đờm ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính, khó
khạc.

- Chữa ho, lao hạch.

- Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sưns tay.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Bối mẫu phản ô đầu.


4.. Thuốc chỉ khái ( chỉ ho)
Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là những vị thuốc làm hết hay làm
giảm triệu chứng ho.
Nguyên nhân ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy chữa ho phải lấy chữa
phế làm chính.
Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho thường có tác dụng trừ
đàm hay ngược lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.
Thuốc chỉ khái chia làm 2 loại: ôn phế chỉ khái và thanh phế chỉ khái.
4.1. Thuốc ôn phế chỉ khái:
Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng hàn, đàm hàn.
Nguyên nhân: do ngoại cảm phong hàn có kèm ho, ngạt mũi, khản
tiếng..., hoặc ho do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém, chứng ho
thường nặng khi trời lạnh.

Vị thuốc:

Bách bộ

Radix Stemonae tuberosae


Dùng rễ đã phơi sấy khô của cây Bách bộ - Stemona tuberosa Lour, họ Bách bộ -
Stemonaceae

Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm Quy kinh: vào phế.

Cồng năng: Nhuận phế chỉ khái, sát trùng.

90
Chủ trị:

- Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, người già bị ho.

- Chữa viêm họng, ho nhiều.

- Bách bộ tẩm mật có tác dụng điều trị âm hư, lao thấu.

- Tẩy giun kim, diệt chấy rận, ghẻ lở. (Dùng ngoài)

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.


Chú ý:
- Tác dụng dược lý: alcaloid của bách bộ có khả năng giảm thấp sự hưng
phấn của trung khu hô hấp do đó có tác dụng trị ho. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự
thấy ràng các alcaloid chiết suất từ bách bộ có tác dụng giảm ho, trừ đàm tốt
trên chuột thực nghiệm.
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết bách bộ có tác dụng kháng khuẩn
mạnh, đối với vi khuẩn lao hoàn toàn bị ức chế.
Hạt củ cải ( La bặc tử, Lai phục tử)
Semen Raphani sativi
Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây cải củ- Raphanus sativus L. họ Cải-
Brassicaceae.
Tính vị: vị cay, ngọt, tính bình.
Quy kinh: vào phế, tỳ, vị.
Công năng: Giáng khí hoá đàm, tiêu thực trừ trướng.
Chủ trị:
- Chữa hen suyễn, ho do lạnh, nhiều đàm.
- Chữa đầy bụne, do tiêu hoá kém thức ăn bị tích trệ, đại tiện bí kết, tiêu chảy,
kiết lỵ.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người khí hư không có thực tích, đàm trệ không nên
dùng.
Hạnh nhân ( khổ hạnh nhân)
Semen Armeniacae amarae
Dùng nhân hạt quả mơ- Prunus armeniaca L. Họ Hoa hông- Rosaceae Tính
vị: vị đắng, tính hơi ấm.

91
Quy kinh: vào phế, đại trường.
Công năng: Giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện.
Chủ trị:
- Chữa ho hàn , đàm trắng , loãng.
- Chữa viêm khí quản , ho, khí quản suyễn tức, đàm nhiều.
- Nhuận tràng, chữa táo bón do tân dịch không đủ.
Liều dùng:4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người ỉa chảy không nên dùng.
Chú ý:
- Do có chất độc ( HCN) cho nên không dùng quá liều, không dùng cho
trẻ em.
- Khi phối hợp với các thuốc khác, sắc các thuốc khác gần được mới cho hạnh
nhân vào.

Cát cánh
Radix Platycodi grandiflori

Dùng rễ phơi sấy khô của cây cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq. ) A. CD.
Họ Hoa chuông - Campanulaceae.

Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ấm.

Quy kinh: vào phế.

Công năng: ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm, trừ mủ.
Chủ trị:

- Tuyên phế do cảm phong hàn gây phế khí bị ngưng trệ thành các chứng ho,
ngạt mũi, khản tiếng, đau họng tức ngực.

- Chữa ho, long đàm.

- Chữa mụn nhọt làm mủ không vỡ, các vết thương ngoại khoa nhiễm trùng
(dùng ngoài)

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày

4.2. Thuốc thanh phế chỉ khái


Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng nhiệt, đàm nhiệt.

92
Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt
đỏ, miệng khát, đại tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.
Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi...
Vi thuốc:
'Ị >
nr* Ạ__ 1 A

Tiên hô
Radix Peucedani
Dùng rễ phơi khô của cây Bạch hoa tiền hồ- Peucedanum praeruptorum
Dunn. ; hoặc cây Tử hoa tiền hồ- Peucedanum decursivum Maxim. Họ Hoa tán-
Apiaceae.
Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào phế, tỳ.
Công năng: Tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, dẫn đến đau đầu, sốt, ho.
- Chữa ho, đàm nhiều, suyễn, đàm vàng, đặc dính.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan, hoặc ho đàm
hàn, loãng.
Tang bạch bì ( vỏ rễ dâu)
Cortex Mori albae radicis
Dùng vỏ rễ đã cạo lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của cây dâu tàm- Morus
alba L. Họ Dâu tằm- Moraceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng
Chủ trị:
- Chữa ho, hen, đàm nhiều do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
- Lợi tiểu, trừ phù thũng, tiểu tiện khó khăn ( dùng bài Ngũ bì ẩm hoặc
tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g).
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Ho do phế hàn không nên dùng.
Chú ý:

93
- Dùng sống hoặc tẩm mật sao.
Tỳ bà diệp
Folium Eriobotryae japonicae
Dùng lá phoi hoặc sấy khô của cây Tỳ bà ( cây nhót tây, nhót Nhật bản)-
Erioboíiya japonica ( Thunb.) Lindl. Họ Hoa hồng- Rosaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hơi hàn ( bình).
Quy kinh: vào phế, vị.
Công năng: Thanh phế, chỉ ho, giáng nghịch, trừ nôn.
Chủ trị:
- Chữa ho do phế nhiệt, khó thở, tức ngực, đàm khó khạc.
- Chữa nôn , nấc do vị nhiệt.
- Chỉ khát, chữa nóng bứt rứt, miệng khát do nhiệt gây mất tân dịch.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Ho do hàn không nên dùng.
Chú ý: Khi dùng vị tỳ bà diệp phải chải sạch các lông mịn ở mặt lá.
Mưóp
Herba Luffae
Dùng các bộ phận trên mặt đất của cây mướp- Luffa cylìndrica L. như
thân mướp (ty qua đằng), lá mướp (ty qua diệp), xơ mướp (ty qua lạc). Họ Bí-
Cucurbitaceae.
Tính vị: vị hơi đắng, chua, tính mát. ( Lá và dây) vị
hơi ngọt, tính bình ( xơ).
Quy kinh: vào phế.
Công năng: Thanh phế, chỉ khái, trừ đàm, giải độc.
Chủ trị:
- Thân và lá mướp chữa ho, đàm cấp hoặc mạn tính trong bệnh viêm phế
quản. Có thể dùng quả mướp non để chữa ho hen.
- Dùng thân mướp khô sao đen trị tắc, ngạt mũi khi viêm mũi (mỗi lần
uống 6g, ngày 3 làn).
- Giải độc chỉ huyết: lá tươi giã nát đắp vào chỗ viêm loét, sưng đau; hoặc
nghiền bột mịn để cầm máu bên ngoài.
- Thông kinh hoạt lạc: (dùng xơ mướp) sườn đau tức hoặc đau khớp.

94
Liều dùng: thân mướp 40-80g/ ngày.
lá mướp: 12-20g/ ngày,
xơ mướp: 8-12g/ngày.
5. Thuốc bình xuyễn
Ma hoàng
( Xem phần thuốc tân ôn giải biểu)
Cà độc dược ( Mạn xà la hoa)
Flos cum folium Daturae
Dùng hoa và lá cây cà độc dược Datura metel L. Họ Cà Soỉanaceae có loại
cây hoa trắng hoặc loại cây cuống lá tím, hoa có đốm tím- hai loại này có mọc ở
miền núi và đồns; bằng; hoặc cây Datura stramonium cùng họ , cây này mọc ở
vùng núi Mường khương- Lào cai ( có hạt màu đen hình thận)
Tính vị : vị cay, đắng, tính ấm.
Quy kinh: vào phế, can và vị.
Công năng: Bình xuyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.
Chủ trị:
- Ho xuyễn khò khè (hen phế quản). Dùng lá, hoa khô thái nhỏ thành sợi
(0,4g) cuốn lại như điếu thuốc lá và hút cát được cơn hen (chỉ dùng cho người
lớn).
- Giảm đau: trị đau dạ dày, đau khớp; dùng liều 0,4g sắc uống hoặc dùng
12g sắc, xông và rửa chỗ khớp bị đau.
- Chữa rắn cấn: dùng quả tươi giã nát đắp vào chỗ rắn cắn. Ngoài ra dùng
đắp vào chỗ mụn nhọt hoặc chấn thương.
Liều dùng:0,2g/lần( bột lá). 0,6g/24h.Dùng liều lượng này cho cao
lỏng 1:1
Kiêng kỵ:
- Cồn lá khô 1/10, liều tối đa cho người lớn 2g/lần, 6g/24h; liều trung bình
cho người lớn 0,5g/lần, 2g/24h.
- Không dùng vị thuốc này cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.
Chu ý:
- Trong lá và hoa cà độc dược có chứa alcaloid atropin, scopolamin.
- Theo Ngô Vân Thu, Phạm Xuân Sinh alcaloid toàn phàn của cà độc dược
có tác dụng làm giãn cơ trơn đường tiêu hoá và cơ trơn khí quản; do đó mà có
thể làm eiảm nhu động ruột làm hết cơn đau dạ dày, và cắt cơn hen.
- Hai tác giả trên đã phân lập alcaloid atropin từ cà độc dược.
- ơ Trune quốc còn dùng chế phẩm cà độc dược để gây tê trong phẫu
thuật.

95
Bạch quả
Semen Ginkgo
Dùng hạt già phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay cây Bạch quả- Ginkgo
biloba L. Họ Bạch quả Ginkgoaceae.
Tính vị: vị ngọt, đắng, sáp; tính bình, có độc.
Quy kinh: vào phế, vị.
Công năng: Bình xuyễn hoá đàm, thu sáp chỉ đới Chủ trị:
- Chữa ho, hen suyễn; phối hợp với ma hoàng, hạnh nhân.
- Chữa tiểu tiện nhiều, tiểu tiện đục, đái dầm; chữa khí hư bạch đới ở phụ
nữ; có thể phối hợp với tỳ giải, xa tiền, chi tử.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Chú ý: Bạch quả sống có độc, cần phải qua chế biến.
Chế biến: thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa
sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế: Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
Kiêng kỵ: Không dùng sống vì có độc.
CHƯƠNG VIII

THUỐC CỐ SÁP

Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc cố sáp? Đặc điểm của thuốc cố

sáp?
2. Học sinh trình bày được tác dụng của các loại thuốc cố sáp và những chú ý
khi sử dụng ?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc cố sáp đã học?

Nội dung:

1. Đại cương

1. 1. Định nghĩa:
Thuốc cố sáp là các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp khi mồ hôi, máu, nước
tiểu, phân, khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài quá nhiều.

Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua.

1. 2. Phân loại: Căn cứ vào tác dụng của thuốc cố sáp, có thể chia thành các loại sau:

96
* Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)

* Thuốc cầm di tinh, di niệu (thuốc cố tỉnh sáp niệu)

* Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)

Ngoài ra thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết) sẽ được trình bày ở một chưcmg riêng.

1. 3. Những chú ý khi sử dụng thuốc cố sáp


* Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dùng phải phối hợp với
các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản):

- Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bồ khí; mồ hôi trộm
(đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm.

- Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận

- ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ.


* Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng
quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại
trong cơ thể.

1. 4. Cấm kỵ

- Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra nhiều do nhiệt chứng.

- Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do thấp nhiệt.

- Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt.

2. Vị thuốc

2. 1. Thuốc cầm mồ hôi (thuốc lỉễm hãn)


Dùng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý; đó là các
trường hợp đạo hãn (mồ hôi trộm), tự hãn (mồ hôi tự chảy ròng ròng).

Nguyên nhân do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên
trong; vì vậy khi dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, bổ
khí và bổ âm.

Chú ý nếu mồ hôi ra quá nhiều, không ngừng kèm các triệu chứng chân tay
lạnh, hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc
hồi dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như phụ tử, quế nhục, nhân sâm. . .

97
Ngũ vị tử
Fructus Schisandrae

Dùng quả chín phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị bắc Schisandra chinensỉs
(Turcz. ) Baill. hoặc cây Hoa trung ngũ vị hay Ngũ vị Hoa nam Schỉsandra
sphenanthera Rehd. et Wils. Họ Ngũ vị Schisandraceae

Tính vị: 5 vị trong đó vị chua là chính; tính ấm.

Quy kinh: vào phế, tâm, thận.

Công năng: cố biểu liễm hãn, ích khí, sinh tân, bổ thận, an thần.

Chủ trị
- Cố biểu liễm hãn: Chữa chứng ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm (có thể phối
hợp
với kỷ tử, đẳng sâm, cẩu tích).
- Liễm phế chỉ ho: chữa ho do phế hư, hen suyễn do thận hư không nạp phế
khí.

- ích thận cố tinh: dùng khi thận hư gây di tinh, hoạt tinh, đái đục, tiểu nhiều.

- Cầm ỉa chảy do thận dươne hư không ôn vận tỳ dương sây ỉa chảy, chân tay
lạnh, lime gối mỏi, mạch nhược, phân lỏng, ỉa chảy lúc sáng sớm.

- Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch hư hao, miệng khô khát, nứt nẻ (phương
sinh mạch tán: đăng sâm, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g)

Liều dùng: 1,5- 6g/ 24h, dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Kiêng kị: Đang cảm sốt cao, dans lên sởi, hoặc sốt phát ban khône được dùng.

Chú ý:
- Dùng với bệnh ho do phế hư thì dime sống, khi dùng để bổ thì tẩm với
mật ong rồi chưng chín mới nên dime.

- Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trims khu thần kinh, trune khu hô
hấp, có thể xúc tiến quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nâng cao thị giác,
thính giác và tăng tính mẫn cảm của cơ quan cảm thụ. Ngoài ra, còn có tác
dụne hưng phấn tử cung.

Long cốt - Os Draconis

(Xem phần thuốc an

98
thần)

Mẩu lệ - Concha

Ostreae (Xem phần

thuốc an thần)

2. 2. Thuốc cầm di tinh di niệu (thuốc có tinh sáp niệu)


Thuốc cố tinh sáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trườne
hợp di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương, hoặc chức năng sinh dục yếu kém,
do thận hư không tàng tinh.

Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái
nhiều lần, lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang.

Thuốc cố tinh sáp niệu dùng cho phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung,
nhâm yếu (can thận).
Vì vậy khi dims thuốc cố tinh sáp niệu phải phối hợp với thuốc bổ thận.
Kim anh tử
Fructus Rosae laevigatae

Dùng quả chín phơi sấy khô của cây Kim anh - Rosa laevigata Michx. Họ Hoa
hồng - Rosaceae.

Tính vị: vị chua, chát; tính bình.

Quy kinh: vào tỳ, phế, thận.

Công năng: cố tinh, sáp niệu, cầm ỉa chảy.

Chủ trị:

- Chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư bạch đới do thận hư (có thể phối hợp kim anh

với ngũ vị tử sắc uống hoặc kim anh với khiếm thực - bài thuỷ lục nhị tiên đơn).

- Chữa tiểu tiện nhiều, đái xón, đái dầm do thận hư;đặc biệt đối với trẻ em.

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư hoặc lỵ lâu ngày không khỏi.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán.

Kiêng kị: Những người có thấp nhiệt, tiểu tiện bí không nên dùng.
Chú ý: Khi dùng thì ngâm mềm, bổ đôi loại bỏ hết hạt bên trong, phơi hoặc sấy

99
khô.

Tang phiêu tiêu

Vagina ovorum Mantidis

Dùng tổ bọ ngựa trên cây dâu - Morus alba L. Họ Dâu tằm - Moraceae.

Tính vị: vị ngọt, mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: cố tinh, sáp niệu.

Chủ trị:
- ích thận cố tinh: dùng cho bệnh nhân thận hư, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm,
liệt dương (có thể dims 10 tổ, sao cháy xem cạnh, nghiền thành bột, trộn với đường
hoặc mẫu lệ bằng lượng, uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, uống liền 3 ngày).

- Chữa đái dầm, đái xón (có thể dùng tang phiêu tiêu phối hợp với ích trí nhân,
kim anh, cũng có thể dùng một tổ bọ ngựa nướng vàng, tán nhỏ, uống với rượu, vào
lúc đói, uống 2 - 3 lần trong ngày).

- Chữa ra mồ hôi trộm (có thể phối hợp với long cốt, mẫu lệ)

- Chữa khí hư bạch đới do thận hư.

- Chữa đái đục.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày, sao vàng.


Kiêng kị: Những người âm hư hoả vượng, thấp nhiệt bàng quang, tiểu tiện ngắn
đỏ không nên dùng.

Chú ý:

Khi dùng có thể hơ vàng trên củi thân cây liễu; với lượng lớn cần đem chưng
khoảng lh để diệt trứng, tiện cho việc bảo quản.

Khiếm thực
Semen Euryales

Dùng hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực - Euryale ferox
Salisb. Họ Súng - Nymphaeceae.

Tính vị: vị ngọt, chát; tính bình.

100
Quy kinh: vào kinh tỳ, thận.

Công năng: ích thận, cố tinh, bổ tỳ, trừ thấp, ngừng tiêu chảy, ngừng đới hạ.

Chủ trị:
- Dùng trong trường hợp thận hư dẫn đến di tinh, hoạt tinh, mộng tinh, tiểu tiện
không cầm lại được, bạch đới (có thể dùng bài Thưỳ lục nhị tiên đơn).

- Kiện tỳ cầm ỉa chảy; đặc biệt với trẻ em tỳ hư, tiêu hoá không tốt, ỉa chảy không
ngừng (có thể dùng khiếm thực 12g, hoài sơn, phục linh, ỷ dĩ mỗi thứ 12g, bạch truật
8g, trạch tả, thần khúc mỗi thứ 8g, cam thảo 4g).

Liều dùng: 12 - 20g/ngày.


Kiêng kị: Những người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.

Chú ý: Ở nước ta còn dùng củ súng để thay cho vị khiếm thực gọi là khiếm thực
nam; củ súng có vị đắng, chát, tính mát; cũng có tác dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh;
cũng dùng để chữa di mộng tinh (có thể dũng lkg bột khiếm thực, 2kg kim anh tử nấu
thành cao, làm thành hoàn; mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần).
Liên nhục
Semen Nelumbinis

Dùng hạt sen bỏ vỏ bỏ tâm, còn màng mỏng của quả già đã phơi sấy khô của
cây sen - Nelumbo nucifera Gaertn. họ Sen - Nelumbonaceae.

Tính vị: vị ngọt, chát; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, tỳ, thận.

Công năng: Bổ tỳ, bổ thận sáp tinh, dưỡng tâm an thần.

Chủ trị:
- Kiện tỳ, chỉ tả: dùng đối với bệnh tỳ hư dẫn đến tiết tả, lỵ lâu ngày không khỏi.
- ích thận cố tinh: chữa di tinh, khí hư bạch đới, đái đục do thận hư

- Chữa hồi hộp mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp tim đập mạnh, kém ăn, cơ
thể suy nhược.

Liều dùng: 12 - 20g/ngày.

Kiêng kị: thực nhiệt, táo bón không nên dùng.

Chú ý:

101
- Liên tu (tua sen= nhị phơi khô của hoa sen): vị ngọt, chát; tính ấm, vào tâm,
thận, có tác dụng thanh tâm, chữa nôn mửa, di tinh, khí hư bạch đới, đái buốt, đái dắt.
Liều dùng 4 - 12g/ ngày.

-Liên phòng (gương sen) vị đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tả tâm hoả, trừ
phiền táo, dùng trong bệnh tâm hoả, phiền táo, mất ngủ. Còn dùng để chữa kinh
nguyệt quá nhiều, đái ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng 6 - 12g/ ngày.
Son thù du
Fructus Comi

Dùng quả chín đã phơi sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du - Cornus officinalis
Sieb. et Zucc. họ Thù du - Cornaceae.

Tính vị: vị chua, chát; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.

Chủ trị:
- Chữa di tinh, liệt dương, tai ù, tai điếc, tiểu tiện nhiều, đau lưng, mỏi gối do
thận hư.

- Cố biểu liễm hãn: dùng sau khi mới ốm dậy biểu hư ra nhiều mồ hôi.

- Cố tinh chỉ huyết: dùng cho phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều,
dong huyết, băng huyết.

- Chữa ù tai, hoa mắt chóng mặt do can hư.

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kị: Những trường hợp thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi không nên dùng.

2. 3. Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)


Loại thuốc này dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hoá,
hấp thu giảm sút hoặc bị ngộ độc thức ăn. . . dẫn đến tiêu chảy. Do ỉa chảy lâu
ngày, tỳ dương hạ hãm, tay chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng. Thuốc
cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị.

Ô mai
Fructus Armeniacae praeparatus

102
Là sản phẩm chế từ quả mơ của cây mơ - Primus mume Sieb. et Zucc. Họ Hoa
hồng - Rosaceae. Ô mai là quả phơi khô gác bếp có màu đen, không phải quả mơ
đã chế muối.

Tính vị: vị chua, chát; tính ấm.


Quy kinh: vào kinh can, tỳ, phế.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, chỉ ho, sinh tân, giảm đau.

Chủ trị:
- Cầm ỉa chảy do tỳ hư, hoặc do lỵ lâu ngày (thịt quả ô mai và hoa hoè, lượng
bằng nhau, sao qua cho dòn, tán nhỏ, uống với nước cơm).

- Chữa ho lâu ngày không giảm, viêm họng, đau họng (ô mai tẩm nước gừng,
tẩm cam thảo).

- Sinh tân chỉ khát do hư nhiệt, tân dịch giảm, cơ thể háo khát (ô mai, cát căn,
mạch môn, cam thảo, hoàng kỳ).

- Chữa đau bụng do giun đũa, hoặc nôn ra giun, giun chui ống mật (dùng ô mai
12g sắc uống; hoặc ô mai, binh lane, sử quân tử; hoặc dùng bài ô mai hoàn: ô mai
12g, hoàng liên, hoàng bả, can khương mỗi thứ 6g; phụ tử 12g, xuyên tiêu 6g, quế chi
8g, tế tân 4g, đương qui, đẳng sâm 12g; dùng mật ong làm hoàn; moi ngày uống 8g).

Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Kiêng kị: Bệnh cần phát tán không nên dùng.

Ngũ bội tử

Galla chinensis
Là tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử - Melaphis chinensis (bell.)
Baker ký sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc - Rhus chinensis Muell. Họ Đào lộn
hột - Anacardiaceae.

Tính vị: vị chua, chát, mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, thận, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm hãn, chỉ huyết, liễm sang, giải độc.

Chủ trị:
- Cầm ỉa chảy: chữa ỉa chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày.

103
- Cầm mồ hôi, chữa mồ hôi trộm (uống hoặc trộn thành dạng bột nhão đắp
vùng rốn).

- cầm máu: đắp ngoài cầm máu vết thươne, nôn ra máu, trĩ ra máu.

- Chữa hôi nách, bột ngũ bội và bột phèn phi cùng lượng, trộn đều sát vào nách.

- Chữa ho, chữa hôi miệng, chảy máu chân răng (sắc lấy nước ngậm).
- Dùng ngoài, nước sắc dùng để rửa các vết lở loét, mụn nhọt, trĩ, sa dạ con; súc
miệng chữa viêm niêm mạc miệng, viêm lợi răng.

Liều dùng: 3 - 6g/ngày. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Chú ý: Lượng tanin trong dược liệu >= 50% (theo Dược điển VNIII)

Kha tử

Fructus Terminaliae chebulae


Dùng quả chín phơi hay sấy khô của cây Kha tử - Terminalìa chebula Retz. họ Bàng
- Combretaceae.

Tính vị: vị đắng, chua, sáp ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh phế, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm phế, thông lợi yết hầu.

Chủ trị:

- Chữa tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, sa trực tràng.

- Phế hư ho, suyễn, ho lâu ngày không ngừng, yết hầu đau, tiếng khàn.

Liều dùng: 3 - 6g/ngày

CHƯƠNG IX

THUỐC TIÊU HOÁ

(Thuốc tiêu đạo)

104
Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc tiêu hóa và những chú ý
khi sử dụng các vị thuốc này?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học ,bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc tiêu hoá đã
học?

Nội dung:

1. Đại cương

1.1. Tác dụng chung:


- Tiêu thực hoá tích: Loại thuốc này được dùng khi tiêu hoá không tốt, thức ăn
bị tích trệ trong dạ dày, ruột; gây bụng đầy trướng, ợ chua, buồn nôn, nấc, lợm
giọng, đau bụng, ỉa chảy.

- Khai vị nhập thực: Làm cho ăn ngon miệng.


1. 2. Chú ý khi sử dụng :

- Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trệ thì phải phối hợp thuốc tiêu
hoá với các thuốc lv khí như chỉ thực, trần bì, hậu phác.

- Khi có tích trệ đầy trướng thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc tả hạ
như đại hoàng, mang tiêu.

- Khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với
các thuốc bổ khí kiện tỳ như bạch truật, đẳng sâm, hoài sơn.

2. Vị thuốc

So’n tra (quả chua chát)

Fructus Mali
Dùng quả chín đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây chua chát - Malus
doumeri (Bois. A. Chev.), họ Hoa hồng - Rosaceae.

Tính vị: vị chua, ngọt; tính hơi ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, can.

Công năng: tiêu thực tích, hành ứ, hoá đàm.

105
Chủ trị:
- Tiêu thực hoá tích: dùng khi thức ăn là thịt, dầu mỡ, sữa bị tích trệ, bụng đầy
trướng, không tiêu.

- Khứ ứ thông kinh: dùng đối với ứ trệ, kinh bế lâu ngày, sau khi đẻ ứ huyết, đau
bụng (dùng 40g sơn tra sắc uống).

- Bình can hạ áp: dùng trong bệnh huyết áp cao, co thắt mạch vành.

Liều dùng: 8 - 20g/ngày.

Kiêng kị: những người tỳ vị hư nhược, không có tích trệ không nên dùng.
Chú ý: Ngoài vị sơn tra nói trên, còn có vị sơn tra bắc - Crataegus pinnatifida
Bge. var . major NE

Kê nội kim
Endothelium Comeum Gigeriae Galli

Dùng màng trong đã phơi hay sấy khô của mề con gà - Gallus gaỉlus domestìcus
Brisson. họ Chim trĩ - Phasianidae.

Tính vị: vị ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.

Công năng: Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.

Chủ trị:
- Tiêu thực hoá tích, kiện vị: Dùng khi ăn uống bị tích trệ, tiêu hoá không tốt,
bụng đầy trướng, buồn bực, bí tích, buồn nôn.

- Cầm ỉa chảy, do tỳ hư đi lỏng lâu ngày.

- Cố thận ích tinh: chữa di tinh, đái dầm.

- Chữa sỏi bàng quang, sỏi mật.

Liều dùng: 8 - 12g/ngày. Sao vàng tán bột mịn.


Kiêng kị: không có tích trệ không nên dùng.

Chú ý: Theo kinh nghiệm màng mề eà sau khi sao vàng tán bột min uống, tốt
hơn là dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, còn dùng ngoài sát vào mụn cơm, mụn cóc.

106
Mạch nha

Fructus Hordei germinatus


Dùng quả chín nảy mầm của cây lúa Đại mạch - Hordeum vuỉgare L. họ Lúa -
Poaceae.

Tính vị: vị mặn ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực hoá tích, làm mất sữa.

Chủ trị
- Tiêu hoá thức ăn: do ăn nhiều miến, sữa, hoa quả gây đầy bụng. Dùng mạch
nha sao.

- Làm mất sữa: dùng mạch nha sao sắc uống (dùng cho phụ nữ muốn cai sữa)

Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Làm mất sữa 60g/ ngày.

Kiêng kị: Thuốc có tính chất làm mất sữa, cho nên phụ nữ có thai và trong thời
kỳ cho con bú không nên dùng.

Chú ý: (theo Dược điển VNIII)


- Sinh mạch nha: có tác dụng kiện tỳ, hoà vị, thư can, thông sữa. Chữa tỳ hư, kém
ăn, sữa uất tích.

- Mạch nha sao: có tác dụng hành khí, tiêu thực, làm mất sữa. Chữa thực tích
không tiêu, bầu vú đau trướng.

- Tiêu mạch nha: có tác dụng tiêu thực hoá trệ. Chữa thực tích không tiêu,
thượng vị trướng đau.

(.Mạch nha sao: mạch nha rang nhỏ lửa, sao đến vàng nâu lấy ra để nguội, sẩy sạch
bụi, tro vụn là được. Tiêu mạch nha: mạch nha cho vào nồi, đun to lửa, sao cho vàng
sém, lấy ra để nguội sẩy hết tro bụi là được.)
Cốc nha

Dùng mầm hạt thóc tẻ đã phơi khô của cây lúa - Oiyza sativa L. họ Lúa -
Poaceae.

Tính vị: vị ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

107
Công năng: tiêu thực hoá tích, khai vị.

Chủ trị

- Dùng khi ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, căng đau.
- Khai vị, làm cho ăn ngon miệng; dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn uống không
tiêu .

Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Dùng sống hay sao vàng.

Chú ý: Mạch nha, cốc nha đều có tác dụng kiện vị, tiêu thực, về hiệu quả đó thì
tương đương nhau. Nhưng mạch nha có tác dụng làm cho tiêu hoá tốt hơn; cốc nha
thì công năng dưỡng vị tốt hơn.

Thần khúc (lục thần khúc)


Massa medicata fermentata

Là chế phẩm được chế biến từ một số vị thuốc đông y phối hợp với bột mỳ hoặc
bột gạo, trộn đều, ủ kín cho lên mốc vàng rồi phơi khô thành bánh thuốc.

Công thức Lục thần khúc thường có: bột mỳ, bột hạnh nhản, bột xích tiểu đậu, nước
ép cây thanh hao, cây thương nhĩ, cây dã liệu (nghề) tươi. Trộn đều, ủ kín cho lên mốc
vàng, đem phơi khô. Thần khúc thường đóng thành bánh hoặc nắm thành thỏi; thời
gian chế biến, sản xuất thần khúc tốt nhất vào mùa hè. số lượng vị thuốc lúc đầu chỉ
có 6 vị, sau tăng dần lên tới 30 - 50vị thuốc.

Tính vị : vị cay, ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: tiêu thực, hoà vị, hành khí, kiện tỳ, phát biểu, hoà lý.

Chủ trị
- Tiêu hoá thức ăn bị tích trệ, bụng đầy trướng, nôn, ỉa chảy (thần khúc uống với
nước sôi để nguội)

- Chữa bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng.

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư.

- Chữa cảm lạnh, cảm nắng.

- Lợi sữa.

108
Liều dùng: 10 - 20g/ngày. Dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường dùng phối hợp
với các vị thuốc khác.

Chú ý: Do thuốc chế từ nhiều vị thuốc có nguồn gốc khác nhau nên trong thần
khúc có chứa nhiều men thuỷ phân tinh bột, tinh dầu và các men khác nhau. Do đó có
tác dụng kích thích tiêu hoá tốt, giúp cho ăn uống tốt.

**

109
CHƯƠNG X

THUỐC TẢ HẠ
Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc tả hạ và những chú ý khi
sử dụng các vị thuốc này?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc tả hạ đã học?

Nội dung:
1. Đại cương

Thuốc tả hạ còn gọi là thuốc xổ; là những thuốc có tác dụng thông lợi đại tiện.
Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại
tiện lỏng; mặt khác do bản chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng.

1. 1. Tác dụng chung:

- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón.

- Tả hoả giải độc: thông qua việc tả hạ để loại trừ hoả độc, nhiệt độc còn lưu
tích trong vị tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể được hoãn giải. Vì vậy mà
thuốc tả hạ được dùng để chữa chứng đau mắt đỏ, đau họng, đau lợi, mụn nhọt,
chữa chứng sốt cao gây vật vã mê sảng. ..

- Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo táo bón.

- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.

1. 2. Những chú ý khi dùng thuốc tả hạ:


- Cường độ của thuốc tả hạ có liên quan tới liều lượng: lượng nhỏ thì nhuận hạ,
lượng lớn thì công hạ.

- Phối ngũ thuốc: Thuốc tả hạ phối hợp với thuốc lý khí thì sức tả mạnh; nếu
phối hợp với cam thảo thì sức tả hoà hoãn hơn.

- Với liều lượng cần chú ý, nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến nôn, đau bụng, dùng
liên tục cũng ảnh hưởng đến tiêu hoá của vị tràng.
- Với những trường hợp người già dương khí suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có
thai không được dùng thuốc công hạ, nên dùng thuốc nhuận hạ .

1. 3. Phân loại: Dựa vào cường độ tác dụng để chia thành 2 loại sau:

110
- Thuốc công hạ: gồm loại hàn hạ và nhiệt hạ.

- Thuốc nhuận

hạ 2. Vị thuốc

2.1. Thuốc công

hạ 2. 1. 1. Thuốc hàn

hạ:
Các thuốc trong nhóm này phần lớn có vị đẳng, tính hàn; có tác dụng thông đại
tiện, tả hoả, được dùng trong các trường hợp thực nhiệt bí kết, trong cơ thể thực
nhiệt ngưng trệ, đại tiện bí táo, dẫn đến đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra
mồ hôi, môi hồng đỏ, miệng khát, thích uống nước; loại này được dùng khi chính
khí chưa suy.

Đại hoàng (tướng quân)


Rhizoma Rhei

Dùng thân rễ đã cạo vỏ và phơi sấy khô của cây Đại hoàng - Rheum palmatum
L. hoặc Rheum officinale Baillon. họ Rau răm - Polygonaceae

Tính vị : vị đắng ; tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào.

Công năng: Tả nhiệt thông trường, lương huyết, giải độc, trục ứ thông kinh.

Chủ trị
- Thanh trường thông tiện: chữa sốt cao gây táo bón, thậm trí sốt cao, mê sảng,
phát cuồng (dùng bài Đại thừa khí thang )

- Tả hoả giải độc: chữa chứng chảy máu do sốt cao như nôn ra máu, chảy máu
cam, đại tiện ra máu. . . (đê câm máu dùng đại hoàng thản)

- Trục ử thông kinh: chữa bế kinh, thống kinh, chấn thương ứ huyết sưng đau.

- Chữa chứng hoàng đản nhiễm trùng.

111
- Chữa mụn nhọt, lở loét mồm miệng (dims thục đại hoàng)

Liều dùng: 4 - 6g/ ngày là liều nhuận tràng. 8 - 20g/ ngày là liều tẩy. 0, 1 - 0, 5g/
ngày là liều dùng cho trường hợp kém ăn.

Kiêng kỵ: Không có uất nhiệt tích đọng thì không nên dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng

Mang tiêu (phác tiêu, huyền minh phấn)

Mirabilita

Là thể kết tinh của sulfat natri thiên nhiên - Natrium Sulfuricum Tính vị: vị mặn,

đắng ; tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh vị, đại tràng, tam tiêu.

Công năng: Thanh trường thông tiện, hạ hoả giải độc.

Chủ trị

- Dùng khi vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết.

- Dùng trong trường hợp đau mắt đỏ, mồm miệng lở loét, mụn nhọt, đau họng.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không có thực nhiệt thì không nên dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng

hội

Aloe
Dùng chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội - Aloe vera L. hoặc Aloe
ferox Mill, họ Lô hội - Asphodelaceae.
Tính vị: vị đắng ; tính lạnh.
Quy kinh: vào kinh can, vị, đại trường.

Công năng: Thanh can nhiệt, thône tiện.

Chủ trị

1 14
- Thanh trườne thông tiện: dùng khi vị trường thực nhiệt tân dịch không đủ dẫn
đến đại tiện bí táo, tâm phiền.

- Thanh can giáng hoả: dùng khi can đởm thực nhiệt mắt đỏ sưng đau, chóng
mặt đau đầu.

- Sát trùng: tẩy giun đũa (lô hội 4g, sử quân tử 20g tản bột uống 8g/ này lúc đói).

- Giải độc, trị mụn nhọt, lở loét.

- Dùng giải độc ba đậu.

Liều dùng: 1 - 2g/ ngày, (dime để tẩy)

Kiêng kỵ: Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng, phụ nữ có thai không được dùng.

2. 1. 2. Thuốc nhiệt hạ

Loại thuốc này dùng cho các loại bí đại tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn
ngưng tích trệ, nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.

Triệu chứng thường biểu hiện đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không khát,
thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều mà trong.

Ba đậu (ba nhân)

Fructus Crotonis

Là hạt phơi khô của cây Ba đậu - Croton tiglium L. họ Thầu dầu - Euphorbỉaceae.

Đông Y thườne dùng Ba đậu chế, còn gọi là ba đậu sương; là hạt ba đậu sau khi
đã ép hết dầu đi rồi.

Tính vị: vị cay ; tính nhiệt.

Quy kinh: vào kinh vị, đại trường.

Công năng: Tả hàn tích, trục đờm, hành thuỷ.

Chủ trị
- Ôn tràng thông tiện: dùng khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do tỳ vận hoá không
tốt, đại tiện bí táo {dùng ba đậu sương, can khương, đại hoàng, lượng bằng nhau,
nghiền nhỏ, làm viên, mỗi lần uống 0, 5 - lg)

- Trục thuỷ tiêu thũng: chữa phù do xơ san cổ trướng.

- Chữa đờm nhiều, sây khó thở.

115
Liều dùng: 0, 02 - 0, 5g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ có thai không
nên dùng.

Chú ý: Kinh nghiệm chữa ngộ độc ba đậu, uống nước đậu xanh, đậu đen, nước
hoàng liên, lô hội để giải độc.

2. 2 Thuốc nhuận hạ

Tác dụng: Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràns thúc đẩy việc
tống phân ra ngoài.

Dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược,
đồng thời dùng cho những người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập quán.

Phối hợp thuốc: nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với thuốc
dưỡng âm; nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc bổ huyết; nếu
kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp theo thuốc hành khí.

Ma nhân (vừng đen)

Semen Sesami nigrum

Dùng hạt lấy từ cây vừng - Sesamum indicum L. họ Vừng - Pedaliaceae.

Tính vị: vị ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường.

Công năng: Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.

Chủ trị
- Bổ can thận, dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu, huyết hư, chức năng thận
kém, tóc bạc sớm (vừng đen, hà thủ ô đỏ lượng bằng nhau, tán min, làm thành hòan).

- Nhuận tràng thông tiện: nsày dùng 40 - 60g.


- Lợi niệu, trừ phù thũng.
- Lợi sữa: vừng đen sao qua, cho phụ nữ sau sinh ít sữa ăn hàng ngày.

- Chữa nôn do sốt cao gây vị nhiệt.

Liều dùng: 12 - - 60gg/ ngày.


Chú ý: Theo kinh nghiệm trong dân gian người ta còn dùng nước sắc hoa và rễ

116
vừng để làm thuốc mọc tóc và làm cho tóc đen lâu.

Mật ong
Mel

Là mật của mật ong gốc Á - Apis cerana Fabricius hoặc mật của mật ong gôc Ẩu
- Apis mellifera Linnaeus, họ Ong mật - Apỉdae

Tính vị: vị ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, vị, đại trường.

Công năng: Nhuận tràng, giải độc, giảm đau, chữa ho.

Chủ trị
- Nhuận tràng chữa táo bón: 30ml mật ong pha với khoảng 100ml nước ấm, uống
buổi sáng trước khi ăn; hoặc 30mỉ mật ong, 8g phác tiêu pha với khoảng 100ml nước âm,
uông buôi sáng trước khỉ ăn; hoặc dùng từ 5 - lOmỉ mật ong đê thụt hậu môn chữa tảo bón.

- Nhuận phế chỉ ho Ợĩạnh nhân 12g, gừng 4 g, mật ong lOg)

- Giảm các cơn đau nội tạng như đau dạ dày (mật ong và cam thảo sắc uống).

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, vết thương, vết loét.

- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em.

- Thuốc bổ, dùng cho những người hư nhược.

- Mật ong còn dùng trong bào chế thuốc.

Liều dùng: 15 - 30g/ ngày.


Chú ý: - Mật ong dùng để nhuận tràng thì dùng mật tươi; mật dùng để chữa ho
thì dùng mật luyện.

- Mật ong kỵ hành


Chút chít (cây lưỡi bò)

Dùng lá và rễ cây chút chít - Rumex wallichu Meism. Họ Rau răm - Polygonaceae

Tính vị: vị đắng nhẹ ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: Nhuận tràng.

117
Chủ trị

- Nhuận tràng chữa táo bón, dùng khi ăn uống không tiêu, thức ăn bị tích trệ.

- Nhuận gan, lợi mật, chữa vàng da.

- Dùng ngoài chữa hắc lào, lang ben.

Liều dùng: 15 - 30g/ ngày. Lá tươi có thể dùng đến 80g.

■k \k

118
CHƯƠNG XI

THUỐC LÝ KHÍ
Mục tiêu:

1. Học sinh trình bày được phân loại thuốc lý khí và tác dụng chung của từng
loại?

2. Học sinh trình bày được những đặc điểm và chú ý khi sử dụng các thuốc
này?

3. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng,
tác dụng, ứng dụng lâm sàng và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc lý khí đã học?

Nội dung

1. Đại cưong

1.1. Định nghĩa: thuốc lý khí là các vị thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể.
Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làm
cho khoan khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm đau.

Nguyên nhân gây khí trệ có nhiều, nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân
chính sau:

- Khí hậu không điều hoà.

- Ăn uống không điều độ.

- Tình chí uất kết.

Đặc điểm của các vị thuốc lý khí: cay, ấm, thơm, ráo.

1. 2. Phân loại: dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:

- Thuốc hành khí giải uất.

- Thuốc phá khí giáng nghịch.

- Thuốc thông khí khai khiếu.

1. 3. Chú ý khi sử dụng


- Do các vị thuốc thường cay, ấm, thơm và ráo; nên nếu dùng nhiều hoặc kéo
dài có thể làm ảnh hưởng tới tân dịch;
- Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân như: có hàn ngưng khí trệ thì phối
hợp với thuốc ôn trung trừ hàn; khí uất hoá hoả thì phối hợp với thanh nhiệt tả hoả;

119
tỳ vị hư nhược thì phối hợp với kiện tỳ, ích khí...

- Những người khí hư, chân âm kém phải thận trọng khi dùng các thuốc hành khí.
Một số thuốc, thể âm hư hoả vượng không nên dùng.

- Thuốc hành khí được dime với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với thuốc
tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc...

2. Thuốc hành khí giải uất

Thường dùng để chữa các chứng:

- Khí trệ ở tỳ vị gây: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo
bón, mót rặn, đầy bụng. ..

- Can khí uất kết gây: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần
kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy
bụng chậm tiêu...

- Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đau nhức cơ nhục
do khí trệ...

Như vậy tác dụng chính của thuốc hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí
huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết.

Vị thuốc:

Huong phụ (củ gấu)

Rhizoma Cyperi
Dùng thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây hương phụ
vườn - Cyperus rotundus L., hoặc cây hương phụ biển - Cyperus stoloniferus Retz. họ
Cói - Cyperaceae.

Tính vị: vị cay, hơi đắng, hơi ngọt; tính bình (hoặc ấm).

Quy kinh: vào kinh can, tỳ, tam tiêu.

Công năng: Hành khí giải uất, điều kinh, giảm đau.

Chủ trị:
- Hành khí, giảm đau: chữa đau bụng, đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, sôi
bụng, tiết tả (phối hợp với cao lương khương).

120
- Hành khí giải uất: chữa chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí uất ức do
lo nghĩ tức giận.

- Điều kinh giải uất: chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, bế
kinh, thống kinh, bầu vú đau trướng (phối hợp với ích mẫu, bạch đồng nữ, ngải cứu).

- Khai vị, tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn.

- Chữa cảm mạo phong hàn .

Liều dùng: 8 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

Chú ý: Hương phụ thường được tứ chế hoặc thất chế trước khi dùng.

Trần bì (vỏ quýt chín)

Pericarpium Citri
Trong thực tế trần bì là vỏ chín, phơi khô, được chế theo phương pháp cổ truyền
của một số cây họ Cam - Rutaceae, như quýt, cam giấy, cam đường.

Tính vị: vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, tỳ

Công năng: lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.

Chủ trị:

- Đau bụng do gặp lạnh khí trệ, gây đau bụng.

- Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, chậm tiêu.

- Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh.


- Hoá đàm, ráo thấp: chữa ho, đàm nhiều {Phương Nhị trần thang: trần bì, bản
hạ, phục linh, cam thảo)

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng.
Thanh bì (vỏ quýt xanh)
Pericarpium Citri reticulatae

Dùng vỏ quả còn xanh của cây quýt - Citrus reticulata Blanco, họ Cam - Rutace ae
a.

121
Tính vị: vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, đởm.

Công năng: phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm.

Chủ trị:
- Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây thần
kinh, sưng đau tuyến vú.

- Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn (phối hợp tiểu hồi,
sơn thủ du, mộc hương)

- Chữa nôn mửa do vị khí nghịch.

- Kích thích tiêu hoá, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua, đầy bụng, ăn không
ngon.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.


Sa nhân
Fructus Amomi

Dùng quả gần chín đã bóc vỏ, phơi khô của cây Sa nhân - Amomum ovoỉdeum
Pierre, và một số loài khác trong chi Amomum, họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị: vị cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.

Công năng: lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực.

Chủ trị:

- Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh.

- Chữa đau bụng, ỉa chảy do tỳ hư.

- Chữa đầy bụng, ăn không tiêu.


- An thai, chữa độne thai do khí trệ.

- Dùng ngoài: ngâm rượu cùng với một số vị thuốc khác, để xoa bóp trừ phong
thấp, giảm đau xương, cơ bắp, đau thần kinh.

Liều dùng: 3 - 6s/ ngày.

Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt không nên dùng.

122
Mộc hương

Radix Sausureae lappae


Dùng rễ phơi sấy khô của cây Mộc hương (còn gọi là Vân mộc hương, Quảng
mộc hương) - Sausurea lappa Clarke, họ Cúc - Asteraceae.

Tính vị: vị cay, đắng ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế, can, tỳ.

Công năng: hành khí, chỉ thống, kiện tỳ.

Chủ trị:
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực bụng đầy
chướng, đi ngoài phân lỏng (phối họp với sa nhân, đại hồi).

- Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau bụng.

- Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Chú ý:
- Tác dụng dược lý: Mộc hương có tác dụng bình can giáng áp (phối hợp câu
đàng, hạ khô thảo)

- Trong nhân dân còn dùng vị nam mộc hương (vỏ rụt), họ Rutaceae, với tác
dụng tươnơ tự mộc hương.

Ô dưọc
Radix Linderae
Dùng rễ khô của cây ô dược- Lindera aggregata (Sim.) Kosterm. họ Long
não- Lauraceae.
Tính vị : vị cay ; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang.
Công năng: thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.
Chủ trị:
- Chữa các con đau do hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co thắt,
đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh.
- Kích thích tiêu hoá: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng, sôi

123
bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.
- Chữa hen, khó thở, tức ngực.
- Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dầm do thận dương hư không khí hoá được
bàng quang.
- Chữa thống kinh, sán khí.
Liều dùng: 4-16g/ ngày.
Kiêng ky: khí hư, nội nhiệt không nên dùng.

3. Thuốc phá khí giáng nghịch

Tác dụng chung:

- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không thuận.

- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm vị.

- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục.

Vị thuốc:

Chỉ thực

Fructus Aurantii immaturus


Là quả non đã phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus aurantium L. Thực tế vị chỉ
thực còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Tính vị: vị đắng ; tính hàn.

Quy kỉnh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: phá khí tiêu tích, hoá đàm, tán bĩ.
Chủ trị:
- Chưã bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, tỳ hư ứ trệ, ăn uống không
tiêu, lỵ lâu ngày (chỉ thực nên sao vàng).
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng, đau ngực, đau co thăt
tử cung sau sinh.

- Hoá đàm: chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

124
Chỉ xác
Fructus Aurantii

Là quả già đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus aurantỉum L. Thực
tế vị chỉ xác còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Tính vị: vị chua ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị.

Công năng: phá khí hoá đàm, kiện vị tiêu thực.

Chủ trị:

- Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.
- Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng (phối
hợp với đại hoàng).

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.


Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều l-3g/kg thể trọng (chó) có tác dụng
tăng huyết áp.

Hậu phác
Cortex Magnoliae

Dùng vỏ cây hậu phác - Magnolia officinalis Rehd et Wils. Họ Mộc lan - Magnoỉ
iaceaea
Tính vị: vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế, đại trường.


Công năng: táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy trướng.
Chủ trị:

- Dims khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn không tiêu ( hậu phác, chỉ
thực, đại hoàng)
- Giáng khí bình xuyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực
trướng đầy, bứt rứt khó chịu

- Điều hoà đại tiện: chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc ỉa chảy.

- Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.

125
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Khi dùng kiêng ăn đậu, không dùng với trạch tả, hàn thuỷ thạch, tiêu thạch.

Chú ý:

- Hậu phác có thể chế với nước gừng gọi là khương hậu phác.
- Trong nhân dân còn sử dụng vỏ cây vối rừng - Eugenia jambolana Lamk. làm vị
nam hậu phác. Công dụng giống hậu phác - chữa đầy bụng ăn không tiêu chữa lỵ, ỉa
chảy.

Đại phúc bì (vỏ quả cau)


Pericarpium Arecae catechi

Dùng vỏ quả phơi hay sấy khô của cây cau - Areca catechu L. họ Cau - Arecaceae.

Tính vị: vị cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

Công năng: hành khí, lợi niệu.

Chủ trị:

- Kích thích tiêu hoá: chữa khí trệ gây đầy bụng, chậm tiêu.

- Lợi niệu, tiêu phù: chữa bụng báng, tiểu tiện không thông ( ngũ bì ẩm).

- Cầm ỉa chảy.

126
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người thể hư, khí nhược dùng thận
trọng

Chú ý:
- Chế biến: vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân, hái quả chưa chín, sau khi luộc,
làm khô, bổ đôi, bỏ vỏ xanh, lấy cùi sọi là đại phúc bì.

Vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, hái quả chín, sau khi luộc, làm khô, bóc lấy
cùi, đập cho xơ, phơi khô gọi là đại phúc mao.

- Alcaloid areconin chứa trong hạt cau gây tiết nước bọt, làm co nhỏ đồng tử,
làm tim đập chậm, có tác dụng độc với sán, tê bại các cơ của sán.

Thị đế (tai quả hồng)


Calyx Kaki

Dùng tai hồng (đài quả) của cây hồng - Diospyros kaki L. f. họ Thị - Ebenaceae.

Tính vị: vị đắng, chát; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: giáng nghịch, hạ khí.

Chủ trị:
- Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc; nếu do vị hàn thì phối hợp với
can khương, đinh hương:; nếu do vị nhiệt thì phối hợp với trúc nhự, mộc hương.
Ngoài ra dùng tốt cho trường hợp nôn do thai nghén.

- Với trẻ sơ sinh bị nấc, chớ lâý thị đế mài với sữa cho uống.

- Quả hồng non ép lấy nước chữa cao huyết áp.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Trầm hưong
Lignum Aquilariae resinatum
Dùng gỗ có nhựa của cây tràm hương (trầm gió)" Aquỉlaria agallocha.
Roxb. hay cây Aquilaria crassna Pierre ex Lee. hoặc cây Bạch mộc hương-
Aquiỉaria sinensis ( Lour) Gilg. họ Trầm- Thymeỉaeceae.

127
Tính vị: vị cay, đănơ; tính âm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.
Công năng: Hành khí, chỉ thống, ôn trung ngừng nôn, thu nạp khí,
bình suyễn.
Chủ trị: ngực bụng trướng tức đau, vị hàn, nấc, thận hư, khí nghịch
phát suyễn
Liều dùng: l-4g/ ngày.Dùng thuốc sắc hoặc hoàn tán; dạng thuốc sắc
nên cho vào sau. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: những người khí hư, âm hư hoả vượng không nên dùng.
4. Thuốc thông khí khai khiếu (Thuốc phưoìig hưong khai khiếu)
Đặc điểm: Mùi thơm, vị cay, phát tán, trừ đàm, tác dụng kích thích, thông
các giác quan, khai khiếu trên cơ thể.
Tác dụng: Trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp, đồng thời trấn tâm
(điều hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết.
Cách dùng:
- Không dùng kéo dài (do tính chất phát tán, dễ gây tổn thương nguyên
khí)
- Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa đàm, thuốc bình can
tức phong.
Vị thuốc:
Xương bồ
Tên KH: Thạch xương bồ lá to (.Acorus gramineus Solan.var.
macrospadiceus Yamanoto Contr.), và Thủy xương bồ (Acorus calamus L.var.
argustatus Bess.) họ Ráy (Araceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hoặc sấy khô.
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô.
Khi dùng ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cắt thành phiến dài 3-5cm,
dày 2-3mm, phơi khô. Có thể sao với cám gạọ tới khi có mùi thơm, màu hơi
vàng.
Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Tâm, can, tỳ.
Công năng: Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung

128
khứ thấp, giải độc, sát trùng.
Chủ trị:
- Chữa bệnh phone điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, trúng thử (có thê phối
hợp với tạo giác, băng phiến uống hoặc dạng bột mịn thổi vào mũi).
- Ninh tâm, an thần: dùng khi tâm quý (tim đập nhanh, loạn nhịp), tâm hồi
hộp, mất ngủ, buồn phiền (có thể dùng thủy xương bồ dưới dạng thuốc
ngâm rượu, có thể tẩm chu sa qua thủy phi).
- Thông phế khí, trừ ho, hóa đàm, bình suyễn (có thể phối hợp với bán hạ,
trần bì).
- Cố thận: Làm thận khí khai thông ra tai; dùng khi thận khí kém dẫn đến tai
điếc (có thể kết hợp với cẩu tích, ngũ vị tử, phá cố chỉ...).
- Hành khí giảm đau: Dùng khi bị cảm lạnh, đau bụng, đầy trướng (có thể
dùng thạch xương bồ, hương phụ, mộc hương); chữa đau dạ dày, viêm loét
dạ dày tá tràng (dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc phối hợp với bạch truật, cam
thảo).
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.
Liều dùng: 4-8g/ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thường phối hợp với
các vị thuốc khác.
Kiêng kị: Âm hư, hoạt tinh, ra mồ hôi không nên dùng.

Xạ hương
Là sản phẩm thu được từ túi xạ của con hươu đực trưởng thành Moschus
berezovski flerow M. sifanicus przewalski flerov. Họ Hươu Cervidae.
Tính vị, quy kinh: Cay, ấm. Tâm, tỳ.
Công năng, chủ trị:
- Khai khiếu tinh tỳ: Chữa trúng phong kinh giản, thần chí hôn mê, đờm rãi
tắc nút cổ họng (có thể phối hợp với băng phiến, thiềm tô, thần sa - lục thần
hoàn).
- Khứ ứ huyết, giảm đau: Chữa chấn thương, sưng đau, cơ nhục sưng tay (có
thể phối hợp với tô mộc, kê huyết đàng, hồng hoa); chữa tiểu tiện ra máu, ra
sỏi (có thể phối hợp với ngưu tất, xạ hương).
- Chữa mắt có màng mộng, mờ mắt (xạ hương, băng phiến)

129
- Trừ mủ, tiêu ung nhọt.
- Trục thai sản (trục thai bị chết lưu) có thể dùng xạ hương, quế nhục.

130
Liều dùng: 0,04-0,2g/ngày.
Kiêng kị: Không dùng cho neười âm hư thể nhược và phụ
nữ có thai.

An tức hương (cánh kiến trắng)


Là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đề Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. Ex Hardw. Họ Bồ đề
Styracaceae.
Lấy nhựa từ thân cây bị thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu rạch thân cây, thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm
can đến khô.
Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, tính bình. Tâm, tỳ.
Công năng: Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Chủ trị: Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong,
sản hậu huyết vậns.
Liều dùng: 0,6-l,5e/ngày, thường dùng dạng hoàn tán.

Băng phiến
Là tinh thể kết tinh d-bomeol, được chiết từ tinh dầu cây đại bi Blumea balsamifera L. Họ Cúc Asteraceae.
Tính vị, quy kinh: Cay, đắns. tính hơi hàn. Tâm, tỳ, phế.
Công năng, chủ trị:
- Khai khiếu tỉnh thần: Dùng khi hầu họng sưng đau, đau răng.
- Tiêu tán màng mộng: Chữa mắt đỏ đau, mắt có màng mộne.
Liều dùng: 0,2-0,4g/ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
(Borneol là một trong các thành phần của viên Thiên sứ Hộ tâm đan của
TQ). *

* •k

131
CHƯƠNG XII

THUỐC HÀNH HUYẾT

(Thuốc hoạt huyết)

Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được tác dụng chung của thuốc hành huyết và những chú ý khi sử dụng các thuốc này?

2. Học sinh trình bày được tên khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng
và kiêng kị (nếu có) của các vị thuốc hành huyết đã học?

Nội dung:
1. Đại cương:

Thuốc hành huyết là các vị thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch; dùng để chữa những chứng bệnh do
huyết ứ gây ra.

Một số nguyên nhân gây ra huyết ứ: do sang chấn, do viêm tác gây đau đớn, do huyết ứ đọng như bế kinh,
sau khi sinh máu xấu đọng lại, do viêm nhiễm,...

Do tính chất của các vị thuốc có thể làm cho tác dụng hành huyết ở các mức độ mạnh yếu khác nhau, nên có
thể chia thuốc hành huyết thành 2 loại :

- Thuốc hoạt huyết: có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu; được dùng khi huyết mạch lưu thông kém gây
sưng đau.

- Thuốc phá huyết: có tác dụng hành huyết ở mức độ mạnh hơn; được dùng với các bệnh huyết ứ đọng, gây
đau đớn mãnh liệt.

1. 1. Tác dụng chung

- Giảm các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ do xung huyết như: cơn đau dạ dày, đau do viêm nhiễm, đau do
sang chấn, thống kinh. ..

- Chống viêm: giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau (mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp..).

- Chỉ huyết: dùng khi xuất huyết do xung huyết như trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu do sỏi,...

132
- Đưa máu đi các nơi phát triển tuần hoàn bàng hệ: chữa viêm tắc động mạch,
teo cơ cứng khớp...

- Điều hoà kinh nguyệt, chữa bế kinh thống kinh, kinh nguyệt không đều.. .

- Một số có tác dụng giáng áp.

1. 2. Một số chú ỷ khi dùng thuốc hành huyết

- Phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân.

- Phối hợp với thuốc hành khí để tăng tác dụng của thuốc hành huyết.
- Không nên dùng thuốc hành huyết cho phụ nữ có thai, đặc biệt cấm dùng
thuốc phá huyết như tam lăng, nga truật, hồng hoa, tô mộc. . .

2. Vị thuốc

2.1. Thuốc hoạt huyết

Đan sâm

Radix Salviae multiorrhizae


Dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm - Salvia multiorrhiza Bunge, họ Hoa
môi - Lamiaceae.

Tính vị: vị đắng; tính hơi lạnh.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

Công năng: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt

Chủ trị:
- Hoạt huyết, trục huyết ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh,
sau khi sinh huyết ứ đọng gây đau đớn.

- Chữa các triệu chứng sưng, đau do mụn nhọt, do sang chấn.

- Dưỡng tâm an thần: chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh; còn dùng
trong bệnh co thắt động mạch vành tim.

- Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận gây sốt cao, vật vã,
trằn trọc. . .

- Giải độc chữa mụn nhọt, sang lở.


- Bổ huyết: chữa thiếu máu (dùng đan sâm sống không qua chế biến)

133
Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.

Kiêng ky: Không dùng chung với lệ lô.

Xuyên khung (khung cùng)

Rhizoma Ligustici wallichii

Dùng thân rễ phơi sấy khô của cây Xuyên khung - Lỉgusticum wallichii Franch.
họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị: vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào.

Công năng: hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.

Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh.

- Chữa ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau nhức mình mẩy.
- Hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ gây đau tức ngực sườn, tình chí
uất kết.

- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau cơ do lạnh.

- Tiêu viêm chữa mụn nhọt.

- Bổ huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng ky: Những người âm hư hoả vượng, đàm nghịch, nôn không nên dùng.

Chú ý:
Tác dụng dược lý: nước sắc xuyên khung kéo dài giấc ngủ của chuột khi
dùng kèm với thuốc ngủ barbituric, đối kháng với cafein.

ích mẫu
Herba Leonuri

Dùng toàn thân trên mặt đất khi cây chớm ra hoa, phơi hay sấy khô của cây ích
mẫu - Leonurus heterophyllus Sw. họ Hoa môi - Lamiaceae.

Hạt cây ích mẫu {sung uỷ tử) cũn2 được dùng làm thuốc.

134
Tính vị: vị cay, hơi đắng; tính mát.

Quy kinh: vào kinh can, tâm bào.

Công năng: hoạt huyết, điều kinh.

Chủ trị:
- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh,
sau khi sinh ứ huyết gây đau bụng.

- Chữa mụn nhọt, chữa viêm tuyến vú.

- Giảm đau do chấn thương.

- Thanh can nhiệt, ích tinh: chữa đau mắt đỏ, sưng, cao huyết áp.
- Hạt ích mẫu vị cay, ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng
can làm sáng mắt, hạ áp.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, phụ nữ có thai
không nên dùng.

Ngưu tất
Radix Achyranthis bidentatae

Dùng rễ đã được chế biến và phơi sấy khô của cây ngưu tất - Achyranthes
bidentata Blume. họ Rau giền - Amaranthaceae.

Tính vị: vị đắng, chua; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: hoạt huyết điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt.

Chủ trị:
- Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không
- Thư cân, mạnh gân cốt: chữa đau khớp, đau thắt lưng, đầu gối đau mỏi (đặc
biệt với khớp chân, nếu thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, tục đoạn, cấu tích;
nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá).

- Chữa chóng mặt do can dưong nghịch lên (chứng huyết vựng)

- Lợi niệu thông lâm: chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, đục

135
- Giải độc chống viêm: chữa loét miệng, họng sưng đau.

- Giáng áp: dùng trong bệnh cao huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng.

Chú ý:
Trong nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước - A. aspeva L. (gọi là ngưu tât nam),
chữa đau khớp, thông kinh, trị viêm amidan, đau họng.

Ngưu tất khi sao rượu, trích nước muối rồi chưng thì có tác dụng bổ.

Đào nhân

Semen Pruni

Dùng nhân hạt quả đào - Prunus persica Stokes, họ Hoa hồng - Rosaceae.

Tính vị: vị đắng, ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, đại tràng.

Công năng: hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràne, thông đại tiện.
Chủ trị:
- Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, ứ huyết
sau sinh gây đau bụng.

- Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dịch khô ráo.

- Chữa ho đàm nhiều,

- Giảm đau, chống viêm do sang chấn.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

136
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng. Những người đại tiện
lỏng không
nên dùng.
Xuyên son giáp (vảy tê tê)

Squama Manidis

Dùng vảy phơi khồ của con tê tê (con trút) - Manis pentadactyla L. họ Tê tê -
Manỉdae.

Tính vị: vị mặn; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, vị.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tan ung nhọt, lợi sữa.

Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh.

- Thông, lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa .

- Giải độc chữa mụn nhọt.

- Chữa phong thấp đau nhức.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Hồng hoa

Flos Carthami
Dùng hoa phơi sấy khô của cây hồng hoa - Carthamus tinctorius L. họ Cúc -
Asteraceae.

Tính vị: vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ

thống Chủ trị:


- Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ thành hòn cục;
dùng cho trường hợp sau khi sinh máu bị ứ đọng, bụng trướng, đau.

- Chữa các chấn thương sưng, đau, tụ máu.

137
- Chữa mụn nhọt sưne đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý:
- Nếu dùng hồng hoa với liều nhỏ có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết; liều
lớn có tác dụng phá huyết, khứ huyết ứ.

- Tác dụng dược lý: làm tăng co bóp tử cung của động vật thí nghiệm kể cả có
thai hay không có thai.

- Nước sắc hồng hoa có tác dụng hạ huyết áp.

Kê huyết đằng

Caulis Spatholobi

Dùng thân leo phơi sấy khô của cây Kê huyết đằng - Spatỉĩolobus suberectus
Dunn. họ Đậu - Fabaceae.

Tính vị: vị đắng, hơi ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc.

Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng.

- Dùng trong trường hợp huyết hư, da vàng.

- Mạnh gân cốt: chữa đau lưng, đau nhức khớp xương, chân tay tê bại.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.


Nhũ hưong
Gummi resina Olibanum
Dùng chất gôm nhựa lấy từ cây nhũ hương- Boswellia carterii Birdw. họ
Trám- Burseraceae.
Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, trừ độc.

138
Chủ trị:
- Chữa đau bụng do khí huyết ngưng trệ, điều kinh, chữa đau bụng kinh
nguyệt.
- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, đau các dây thần kinh, đau do
chấn thương.
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt sưng đau, mụn đã vỡ
Liều dùng: 4-12g/ ngày. Dạng thuốc sắc, dạng hoàn tán. Dùng ngoài tán
bột mịn, bôi hoặc đắp.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

2. 2. Thuốc phá huyết

Khương hoàng (nghệ vàng)

Rhizoma Curcumae longae


Dùng thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi khô của cây nghệ - Curcuma
longa L. họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.

Công năng: hành khí, chỉ thống, phá huyết, thông kinh, tiêu mủ, lên da non.

Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ sau sinh để hoạt
huyết, làm sạch huyết ứ, chữa chứng huyết vâng.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: chữa đau dạ dày, ngực bụng đầy trướng đau
tức, đau thần kinh liên sườn.

- Chữa mụn nhọt sang lở.

- Chữa các chứng xung huyết do sang chấn (bị đòn, ngã tổn thương ứ huyết. .
.
).
- Trị phong thấp, tay chân đau nhức.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nghệ tươi giã nhỏ vắt
lấy nước để bôi ung nhọt, các vết tấy lở loét ngoài da.

139
Kiêng kỵ: không có ứ trệ không nên
dùng.
Chú ý: Rễ củ cây nghệ gọi là uất kim\ có vị cay, đắng, tính lạnh, vào kinh tâm,
phế can. Có công năng hành huyết phá ứ, hành khí giải uất. Chỉ định: chữa kinh
nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, cầm máu do xung huyết gây thoát quản,
chữa các cơn đau dạ dày do khí trệ, an thần do sốt cao gây mê sảng, vật vã. Liều
dùng 6 - 12g/ ngày, dùng sống.

Nga truật

(tam nại, nghệ đen, ngãi tím)

Rhizoma Curcumae zedoariae


Dùng thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Nga truật - Curcuma zedoaria
(Berg.) Roscoe. họ Gừng - Zingiberaceae.

Tính vị: vị đắng, cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích.
Chủ trị:

- Phá huyết hành khí: chữa bế kinh, thống kinh.

- Tiêu thực hoá tích trệ: dùng khi ăn uống không tiêu gây đau bụng, đầy bụng,
chướng hơi, ợ chua.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, thống kinh.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với
các vị thuốc khác.

Kiêng ky: Phụ nữ có thai không dùng. Cơ thể yếu không có tích trệ thì không
nên dùng.

Tô mộc (gỗ vang)


Lignum Sappan

Dùng gỗ lõi chẻ nhỏ rồi phơi sấy khô của cây Tô mộc (cây Vang) - Caesalpinỉa
sappan L. họ Vang Caesalpiniaceae.
Tính vị : vị ngọt, mặn; tính bình.

140
Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: phá huyết thông kinh.


Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh

- Chữa xung huyết do sang chấn.

- Chữa lỵ, ỉa chảy.

Liều dùng: 3 - 9g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán hay cao lỏng.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng, huyết hư không ứ trệ không dùng.
Tam lăng
Dùng thân rễ cây Tam lăng- Scirpus yagara họ Cói - Cyperaceae.
Tính vị: Vị đắng, tính bình Quy kinh: vào
kinh can, tỳ.
Công năng: Phá huyết, hành khí, tiêu tích.
Chủ trị: Chữa bế kinh, chữa các cơn đau nội tạng do khí trệ như đau dạ dày, chữa đầy
bụng đau bụng do ăn nhiều thịt, trứng, sữa.
Liều dùng: 6-12g/ngày.

CHƯƠNG XIII

THUỐC CHỈ HUYÉT

Muc tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc chỉ huyết


2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của thuốc
chỉ huyết

I/Định nghĩa - Phân loại:

Thuốc chỉ huyết là những vị thuốc dùng để chữa các chứng chảy máu do nhiều
nguyên nhân khác nhau.

Dựa vào nguyên nhân chia 3 loại:

1 - Thuốc cầm máu do xung huyết gọi là thuốc khứ ứ chỉ huyết

141
2 - Thuốc cầm máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết
(lương huyết chỉ huyết)

3 - Thuốc cầm máu do tỳ hư không thống

huyết II/Tác dụng của từng loại

1. Khứ ứ chỉ huyết

- Chảy máu do sang chấn

- Chảy máu đường tiêu hoá: Chảu máu dạ dày, ruột, trì...

- Sỏi tiết niệu gây đái ra máu

- Ho ra máu, chảy máu cam

- Rong kinh, rong huyết

2. Thanh nhiệt chỉ huyết


- Ho ra máu do viêm phổi

- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu:

Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da...

- Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ


3. Tỳ hư không thống huyết

- Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài

- Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu

cầu III/Cách dùng:

1. Phải sao đen để chỉ huyết

2. Phối ngũ để tăng tác dụng:

- Thuốc khứ ứ chỉ huyết phối hợp hoạt huyết


- Thuốc Thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp Thanh nhiệt tả hoả, giải độc, lương huyết,
táo thấp, hoạt huyết để tiêu viêm

- Thuốc chỉ huyết do tỳ hư phối hợp kiện tỳ

Trường hợp chảy máu nhiều gây choáng, truy mạch phải dùng nhân sâm để cấp cứu A

- Thuốc khứ ứ chỉ huyết

142
Tam thất (Sâm tam thất, Kim bất hoán)
Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen = Panax pseudo - ginseng Wall, họ Nhân sâm
(Aralỉaceae).

- Thổ tam thất (Tam thất giả): Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam. Gynura
pseudochina DC. = Cacalia hulbosa Lour._, họ Cúc (Asteraceae)
- Tam thất nam: là thõn rễ cõy Stahlianthus thoreli Gagnep., họ Gừng
(Zingiberaceae).

- Khương tam thất (Tam thất gừng): là thân rễ của cây Kaempferia rotunda L. , họ
Gừng (Zingiberaceae). Được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc chữa đau xương, nôn ra
máu, rong kinh.

Bộ phận dùng: Rễ (củ). Loại 1:5- 6củ/100g.

Loại 2: 14- 16củ/100g

Loại 3: 22 - 24củ/100g Tính vị quy kinh: Ngọt

đắng, ấm - Can vị Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ

huyết, chỉ thống

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, lị ra máu, chảy máu dạ dày

- Chữa sang chấn tụ máu

- Chữa rong kinh, rong huyết, dùng cho phụ nữ sau đẻ (trục huyết ứ, sinh huyết mới)

- Giảm đau do sang chấn, mụn nhọt, đau dạ dày, đau do khí trệ, thống kinh, đau khớp
- Bồi bổ cơ thể không kém nhân sâm, dùng thay thế nhân sâm nên gọi là nhân sâm
tam thất hay sâm tam thất

- Bột rắc vết thương để cầm máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Bách thảo sưong (Nhọ nồi)

Pulvis Fumi Carbonisatus

Bộ phận dùng: Chất mịn đen bám vào đáy nồi đun bằng rơm rạ, cỏ khô

Tính vị quy kinh: Cay, ấm - Phế vị đại trường Công năng chủ trị: Chỉ

143
huyết

- Đi ngoài ra máu (tả lị ra huyết): BTS hoà vào nước cháo nóng

- Chảy máu cam (thổi vào mũi), chảy máu chân răng (sát vào chân răng)

- Động thai ra máu: BTS hoà vào thuốc thang đã sắc

Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g/24h bột

Ngó sen (Ngẫu tiết)

Nelumbium specioswn Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ cây hoa sen

Tính vị quy kinh: Đắng chát, bình - Tâm can vị

Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết

- Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam

- Đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao đen sắc uống

Bạch cập
Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilia striata (Thumb. ) Reichb. f., họ Lan {Or chidace ae).

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)

Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Phế

Công năng - chủ trị:


- Chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét dạ dày - tá tràng, lị ra
máu, đau mắt đỏ

- Đắp ngoài trị mụn nhọt, bỏng lửa

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Huyết dư

Crinis carbonisatus

Bộ phận dùng: Tóc người rửa sạch, đốt tồn tính thành than Tính vị quy kinh: Đắng,

bình (hoi ấm) - Tâm can thận Công năng chủ trị: Chỉ huyết, hoạt huyết

144
- Chữa thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, bí đái

- Nấu cao dán nhọt làm chóng lên da non Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột

Tông lư (bẹ móc)

Trachycarpus fortunei H. Wendl. Họ dừa (Palmae)

Bộ phận dùng: Cuống lá cây móc

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, bình - Phế can đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết

Chữa nôn ra máu, máu cam, lị ra máu, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc uống

Bồ hoàng (cỏ nến) - TQ

Typha orientalis presb; = Typha angustifolia L. Họ hương bồ {Typhaceaè)

Bộ phận dùng: Phấn hoa đực của cây cỏ

nến Tính vị quy kinh: Cay, ấm (bình) - Tâm

can Công năng chủ trị: Hoạt huyết, chỉ

huyết, tiêu viêm, lợi tiểu


- Dùng sống (hoạt huyết, lợitiểu, tiêu viêm): Dùng trị bế kinh, thống kinh, đau do
chấn thương, trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng, tiểu tiện khó khăn

- Sao đen (chỉ huyết): Trị thổ huyết, máu cam, ho ra máu, đái ra máu

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h . sống để hoạt huyết, sao đen đế cầm máu (có

thể không cần sao đen vẫn cầm máu)

B - Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết

Các vị thuốc đa số tính Hàn, lương. Quy kinh phế, can, đại trường

Trắc bách diệp (Trắc bá)

Biota orientalis Endl. = Thuja orỉentalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae).

145
Bộ phận dùng:

- Cành lá gọi là trắc bách diệp

- Hạt gọi là bá tử nhân. Vị ngọt - Bình - Tâm thận. Dùng chữa mất ngủ, di

tinh Tính vị quy kinh: Đắng sáp, hàn - Phế can đại trường

Công năng chủ trị: Lương huyết chỉ huyết, táo thấp, lợi tiểu

- Sao đen chỉ huyết chữa ho ra máu, chảy máu cam

- Dùng sống chữa khí hư bạch đới do thấp nhiệt, lợi tiểu (viêm tiết niệu và sinh dục)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

Hoè hoa

Stypnolobỉum japonicum (L.) Schott = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng:
- Nụ hoa hoè gọi là hoè mễ

- Quả hoè gọi là hoè giác, dùng chữa đại tiện ra máu. không dùng khi có thai vì làm
sẩy thai

Tính vị quy kinh: Đắn, hàn - Can đại trường Công năng chủ

trị: Chỉ huyết, giải độc


- Sao cháy (chỉ huyết): Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ
chảy máu, băng huyết

- Sao vàng (giải độc và hạ áp): Làm bền thành mạch (Rutin)chữa cao HA, trị mụn
nhọt, viêm họng, viêm mắt

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, hãm uống

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo, cỏ mực)

Eclipta alba Hassk. = Eclipta prostrata L., họ Cúc (.Asteraceae).

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô Tính vị quy kinh: Ngọt

chua, mát - Can, thận Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc, bổ

thận
- Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh rong huyết, sốt xuất huyết

146
(vừa hạ sốt vừa cầm máu)

- Chữa ho viêm họng, mụn nhọt

- Làm mạnh gân cốt, đen râu tóc, răng lung lay

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, giã sống vắt nước uống, bã đắp và thái
dương, gan bàn chân hoặc buộc vào cổ tay

Hạt mào gà

- Cây mào gà trắng Celosia argentea L., họ Rau dền (.Amaranthaceae)

- Cây mào gà đỏ Celosia cristata L., họ Rau dền (Amaranthaceae)

Bộ phận dùng:

- Hạt cây mào gà trắng gọi là thanh tương tử

- Hạt cây mào gà đỏ gọi là kê quan hoa Tính vị quy kinh:

- Thanh tương tử: Đắng, hơi hàn - Can để tả hoả

- Kê quan hoa: Ngọt, mát - Can, đại trường để chỉ

huyết Công năng chủ trị: Thanh nhiệt chỉ huyết, tả can

hoả

- Chữa xích bạch lị, trĩ chảy máu, thổ huyết, nục huyết, tử cung xuất huyết

- Khứ phong nhiệt, thanh can hoả, sáng mắt: chữa phong nhiệt làm đau mắt

đỏ Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ:

- Neười có đồng tử mở rộng không dùng thanh tương tử

- Người có tích trệ không dùng kê quan

hoa c - Thuốc cầm máu do tỳ hư

Ngải cứu Agiao

Ô tặc cốt (Hải tặc, Hải phiêu tiêu)

Sepia esculenta Houle, họ cỏ mực (Sepiidae).

Bộ phận dùng: Mai mực còn nguyên vẹn, trắng nhẹ, không vụn nát

147
Tính vị quy kinh: Mặn, ấm - Can thận

Công năng chủ trị: Chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc
- Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, rắc vết thương chảy
máu

- Chữa khí hư bạch đới, bế kinh

- Chữa đau mắt hột, mắt mờ, viêm tai giữa (tai chảy mủ)

- Chữa đau dạ dày

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột

Kiêng ky: Ảm hư đa nhiệt không dùng

Ich trí nhân - TQ

Alpinia oxyphylla Miq., họ Gừng {Zingiberaceae).

148
Bộ phận dùng: Quả và hạt của cây ích trí Tính vị

quy kinh: Cay, ấm - Tâm, tỳ, thận Công năng chủ

trị: Ấm thận, ôn tỳ

- Chữa di tinh, di niệu

- Cầm ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Thực hoả, hoả nghịch

149
CHƯƠNG XIV

THUÓC TRỪ HÀN

Muc tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc trừ hàn


2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của
một số vị thuốc trừ hàn

I/ Định nghĩa, phân loại:

Thuốc trừ hàn là những vị thuốc có tính ấm, nóng (ôn, nhiệt), để chữa các
chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể, do phần dương khí giảm sút (lý hư hàn) hoặc do
tà hàn trúng vào tạng phủ (trúng hàn).

Dương khí giảm gây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát

dương Do đó thuốc trừ hàn chia làm 2 loại:

- Ôn trung trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn

- Hồi dương cứu nhgịch: chữa chứng thoát

dương II/Tác dụng của từng loại

1. Ôn trung trừ hàn


- Chữa rối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy
mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch tràm trì, vô lực.

- Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn

- Kích thích tiêu hoá (làm gia vị): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém

2. Hồi dưoiig cứu nghịch


- Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất
máu ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, truy mạch: sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh,
mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt

- Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do

lạnh III/Cách dùng:


- Dùng dạng thuốc khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ (3 - 6g/24h)
- uống thuốc khi còn ấm. Kiêng mỡ, thức ăn tanh và lạnh

- Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng, với thuốc sinh

150
tân vì thuốc trừ hàn đều làm mất tân dịch

IV/Cấm kị:

- Chân nhiệt giả hàn: Truỵ mạch do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (thực nhiệt)

- Âm hư, tân dịch giảm, thiếu máu, ốm lâu ngày V/Các

vị thuốc:

Đa số vị cay, tính ôn, quy kinh tỳ, vị.

Đều làm mất tân dịch

A - Thuốc ôn trung trừ hàn (ôn lý trừ hàn)

Can khương (Gừng khô)

Zingiber officinale Rose., họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây gừng

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tâm, phế, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn

- Chữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư - Bài lý trung thang

- Chữa đau bụng do lạnh - Bài đại kiến trung thang

- Tăng tác dụng của thuốc HDCN - Bài tứ nghịch thang


- Cầm máu (sao cháy) gọi là thán khương: Chữa ho ra máu kéo dài, người lạnh, đi
ngoài ra máu do tỳ hư.

- Chữa ho và nôn mửa do lạnh - Bài tiểu thanh long

thang Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Ho do nhiệt

Thảo quả (Quả đò ho)

Amomum aromatỉcum Roxb., họ Gừng (Zingiberaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi sấy khô, khi dùng bỏ vỏ lấy hạt

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rét

151
- Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh

- Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh

- Chữa ho, long đờm


- Chữa sôt rét do tỳ hư: sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn (Bài thường
sơn triệt ngược)

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, viên

Ngải cứu (y thảo)

Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp

Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu

* Lá khô:

- Chữa đau bụng do lạnh


- Chữa kinh neuyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn
gây động thai

- Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư.
Ngải nhung làm mồi cứu

* Lá tươi
- Chữa cảm mạo: Sao nóng với rượu, gừng, đánh dọc sống lưng (đánh gió)
- Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm
chút muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau

- Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8gkhô 30 - 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài
Đại hồi (Bát giác hồi hưoTig, Đại hồi hương)

ĩllỉcium verum Hook. f., họ Hồi ựỉỉiciaceae).

Tránh nhầm với hồi núi (/llicỉum griffithii Hook, et Thoms.), quả có nhiều đại, mọc toả
theo hình nan hoa, đầu cong như chiếc liềm. Loại này không dùng làm thuốc vì gây
độc

152
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị, can, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn

- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh

- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá

- Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột, ngâm rượu xoa bóp
Neu dùng liều cao gây ngộ độc: Run chân tay, xung huyết não và phổi, trạng
thái ngây có khi tới co giật như động kinh

Tiểu hồi (Hồi hương, tiểu hồi hương)

Foeniculum vulgare Mill., họ cần (Apiaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Can, thận, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị

- Chừa đau bụng do lạnh

- Chữa ăn không ngon, đầy bụng, chậm tiêu

- Chữa thoát vị bẹn (có nước ở màng tinh hoàn)do hàn trệ ở can kinh Liều dùng -

cách dùng: 4 - 8g/24h sác, bột

Riềng (Cao lưong khưong, tiểu Iưong khưong, phong khưong)

Alpinia offwinarum Hance., họ Gừng (Zingiberaceae).


Đại cao lương khương (riềng nếp) (Alpinia galanga Willd.)., củ to hơn, nhưng không
tốt bằng, phối hợp với huyết dư thán chữa ngộ độc thịt cóc. Quả gọi là hồng đậu
khấu, dùng như bạch đậu khấu

Bộ phận dùng: Thân rễ phơi sấy khô

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực

153
- Chữa đau bụng do lạnh (đau dạ dày, viêm đại tràng)

- Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa

- Làm ăn ngon, chóngtiêu

- Nhai sống chữa đau răng

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu Kiêng kỵ:

Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắcloạn

Sả (Huong mao, sả chanh)

Cymbopogon sp., họ Lúa (Poaceae).

Bộ phận dùng: Lá, củ, tinh dầu

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Phát hãn giải biểu, kích thích tiêu hoá

- Lá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu

- Củ thône tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu

- Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu

Liều dùng - cách dùng: 15 - 30g/24h lá, củ sắc, xông

Đinh hương (Cống đinh hương, đinh tử hưotầg) - TQ


Syzygium aromaticum (L.) Merill. et L. M. Perry = Eugenia caryophyllata Thunb., họ Sim
(Myrtaceae).

Bộ phận dùng: Nụ hoa

Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, thận, tỳ, vị


Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn. phá khí siáng nghịch

- Chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt

- Bôi ngoài trị chàm, lở, nhai đinh hươne để phòng bệnh (có dịch)

- Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng Liều

dùng - cách dùng: 1 - 4g/24h sắc, bột, hoàn, rượu xoa bóp.

Khi sắc thuốc được mới bỏ đinh hương vào

154
Kiêng kỵ: Kị lửa, không phải hư hàn không dùng

Ngô thù du (Ngô vu, thù du) - TQ

Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth., họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô, phải thuỷ bào

Tính vị quy kinh: Cay đắng, ôn, hơi có độc - Tỳ vị, can, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, chỉ thống

- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, ăn không tiêu

- Chữa đau đầu, đau răng, đau mình mẩy, lưng gối yếu mềm

- Chữa cảm lạnh, lở ngứa

Liều dùng - cách dùng: 1 - 3g/24h bột, 4 - 6g/24h sắc Kiêng kỵ: Không phải hàn

thấp thì không dùng Xuyên tiêu (hoa tiêu, thục tiêu, hạt sẻn, sưng, hoàng lực, Iưõng

diện c h â m . . . )

Zanthoxylum sp. , họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: Quả (hoa tiêu hay thục tiêu), rễ gọi là hoàng lực

Tính vị quy kinh: Cay, ôn, có độc - Phế, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ồn trung tán hàn, trục thấp trợ hoả, tẩy giun

- Chữa bụng lạnh đau, thồ tả, kích thích tiêu hoá

- Tâỷ giun sán, đau nhức răng

- Rễ để chữa sốt làm ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, trị tê thấp

Liều dùng - cách dùng: Quả: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu. Rễ: 4 - 8g/24h sắc, rượu

B - Thuốc hồi dương cứu nghịch

Ô đầu - Phụ tử

Ô đầu - Phụ tử TQ (Xuyên ô, Thảo ô).

Ô đầu VN (Củ gấu tầu, củ ấu tầu)

Aconitum chỉnense=Aconitum carmichaeli=Aconỉtum fortunei Hemsl., họ Hoàng liên


(Ranunculaceae).

155
Bộ phận dùng: Rễ củ
- Củ mẹ (Ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn
nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành

- Củ con (phụ tử), phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế.

Tuỳ cách chế ta có sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ
Diêm phụ (trị bán thân bất toại) - Hắc phụ (Hồi dương cứu nghịch) - Bạch phụ (trị
ho trừ đàm)

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc - 12kinh

Công năng chủ trị: Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp

- Chữa choáng, truy mạch - Bài tứ nghịch thang

- Chữa đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu

- Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư -Trị cước khí thuỷ thũng

(phù do thận dương hư )

- Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi Liều dùng - cách dùng: 4 -

12g/24h hoặcl00g/24h sắc uống.

Phối hợp với can khương, cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc Kiêng kỵ: - Âm hư, có

thai

- Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm

Quế nhục
Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số loài Quế khác Cinnomomum cassia Blume,
Cinnamomum zeylanicum Breyn.. . . , họ Long não (Lauraceae).

156
Bộ phận dùng: vỏ thân của cây quế từ 5năm tuổi trở lên.

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi có độc - Can, thận

Công năng chủ trị: Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá

- Truy mạch do mất nước, mất máu

- Chữa di tinh, liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi

- Chữa phù do viêm thận mãn

- Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ

- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảydo lạnh

- Chữa đau mát, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không

vỡ Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Ảm hư, có thai không dùng.

157
CHƯƠNG XV

THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG

Muc tiêu: Sau khi học X0Ĩ1£ bài này, sinh viên phải:
1. Trình bày được đại cương của thuốc BCTP
2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số
vị thuốc BCTP

I/Định nghĩa:

Thuốc bình can tức phong là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do
nội phong gây ra (can phong nội động).

Nguyên nhân sinh nội phong:

- Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật

- Do thận âm hư không nuôi dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả
vượng)gây nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt...

- Do huyết hư nên can huyết cũng hư, làm chân tay run, co giật bán thân bất toại
(liệt nửa người do tai biến mạch máu não)

II/Tác dụng:

Chấn kinh, tiềm dương

1 - Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can hoả vượng, hay gặp ở bệnh cao huyết
áp, SNTK, rối loạn tiền mãn kinh...

2 - Chữa các chứng co giật do sốt cao, sản giật, động kinh (YHCT cho rằng đều do
thiếu tân dịch, huyết hư sinh ra)

3 - Chữa đau khớp, đau thần kinh (do can phong đi vào kinh lạc)

III/Cách dùng:

1. Chú ý tính hàn nhiệt của thuốc với tính hàn nhiệt của bệnh
2. Chứng âm hư, huyết hư mà dùng thuốc có tính ôn, nên thận trọng vì gây táo làm
mất thêm tân dịch

3. Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân


- sốt cao co giật, phối hợp với thanh nhiệt tả hoả

- Âm hư, huyết hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết

158
- Mất ngủ, co giật động kinh, phối hợp với thuốc trọng trấn an thần

- Đau khớp, đau thần kinh, phối hợp với thuốc thông kinh hoạt

lạc IV/Kiêng kỵ: Hư chứng

V/Các vị thuốc

Hàn Bình Ôn

Câu đằng Thuyền thoái Bạch cương tằm Thiên ma Ngô công (Con rết) Bạch tật

Toàn yết (Bọ cạp) lê

Câu đằng (Gai móc câu)

ưncaria sp. , họ Cà phê (Rubỉaceae).

Bộ phận dùng: Cành có gai móc câu.

Tính vị quy kinh: Ngọt, hàn - Can, tâm bào

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc

- Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp

- Chữa sốt cao co giật, trẻ khóc đêm (khóc dạ đề)

- Chữa sốt phát ban, xích bạch đới, làm mọc các nốt ban chẩn như: sởi, thuỷ đậu. ..
Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g/24h sắc uống. Khi thuốc gần được mới cho
câu đằng vào đun sôi 15phút là được, sắc lâu sẽ mất tác dụng

Thuyền thoái (Thuyền thuế, thiền thuế, thuyền y)


Ve sầu đồng bằng Leptopsaltria tuberosa Sigr. hay Ve sầu núi Gaeana
maculata Drury, họ Ve sầu (Cicadidae).

Bộ phận dùng: Xác lột con ve sầu có 2 loại:

159
- Kim thuyền thoái: Xác ve có màu vàng là tốt nhất

- Thuyền hoa: Xác ve có mầm cỏ bên trong vì rơi xuống đất

Tính vị quy kinh: Mặn ngọt, hàn - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc, tán phong nhiệt, tuyên phế

- Chữa co giật do sốt cao, uốn ván, trẻ co kinh giản, khóc dạ đề

- Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu choáng váng

- Chữa ho cảm mất tiếne do viêm họng, viêm thanh quản

- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm tai giữa, viêm màng tiếp hợp, làm mọc các nốt ban
chẩn như: sởi, thuỷ đậu (dùng ngoài)

Liều dùng - cách dùng: 1 - 3g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ: Khi có thai

Bạch cưong tằm

Bombyx morỉ L., họ Tằm tơ (Bombycidae),


Bộ phận dùng: Con tằm bị bệnh do vi khuẩn Batrylis Bassiana chết cứng có sắc trẳng
như vôi

Tính vị quy kinh: Cay mặn, bình - Tâm, can, tỳ, phế

Công năng chủ trị: Khứ phong, hoá đàm, tán kết

- Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt

- Chữa co giật, trẻ khóc đêm, hay giật mình, tai biến mạch não

- Chữa ho cảm mất tiếng (viêm TQ), ho lâu ngày (viêmPQ mãn)
- Chữa lao hạch, dùng ngoài chữa lở ngứa, dị ứng, sạm da do suy thượng thận (Protid
của bạch cương tằm kích thích hormon vỏ thượng thận)

- Bổ thận dương: chữa liệt dương, xích bạch đới, bănghuyêt

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao cháy hoặc sao rượu vàng, sắc uống, tán bột

Kiêng ky: Huyết hư, không phải phong tà khôna dùng


Thiên ma - TQ

Gastrodìa elata Bl., họ Lan (Orchidaceae).

160
Bộ phận dùng: Rễ của cây thiên ma Tính vị quy

kinh: Cay, bình - Can Công năng chủ trị: Bình

can trấn kinh


- Chữa co giật trẻ em. Cao huyết áp gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Liệt nửa người
do tai biến mạch máu não (bán thân bất toại)

- Chữa đau khớp, đau thần kinh

- Chữa ho và long đờm

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc uống

Toàn yết (Bọ cạp)

Buthus sp., họ Bọ cạp (Buthỉdae).

Bộ phận dùng: Toàn con hoặc đuôi (yết vĩ).

Tính vị quy kinh: Mặn cay, bình, có độc - Can

Công năng chủ trị: Bình can trấn kinh, giải độc
- Chữa trẻ con kinh giản, uốn ván, bị cảm méo mồm bán thân bất toại (Tai biến mạch
máu não)

- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau bụng do lạnh

- Chữa mụn nhọt, dị ứng, chảy mủ tai, trĩ, rắn cắn

Liều dùng - cách dùng: 3 - 4con/24h. 3 - 8đuôi/24h sắc, bột

Độc tính tập trung ở đuôi: Katsutoxin=Buthotoxin

Ngô công (Con rết, thiên long, bách túc trùng, bách cưóc) Scolopendra

morsitans L., họ Ngô công (Scolopendridae).


Bộ phận dùng: Cả con khô, bỏ đầu đuôi, tẩm gừng, sao với gạo nếp ướt đến khi gạo
vàng là được, tán bột uống hoặc ngâm rượu

Tính vị quy kinh: Cay, ôn, có độc - Can


Công năng chủ trị: Bình can, phá huyết, giải độc của rắn

- Chữa trẻ con co giật, uốn ván, bán thân bất toại

- Truỵ thai, sang nhọt, lao hạch, rắn hoặc sâu trùng độc cắn (bôi)

161
Liều dùng - cách dùng: 2 - 6g/24h bột, ngâm rượu uống hoặc bôi ngoài

Kiêng kỵ: Khi có thai

Bạch tật lê (Thích tật lê, gai ma vưong, gai trống)

Tribulus terrestris L., họ Tật lê (Zygophyllaceae)

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô, sao cho cháy gai rồi sàng bỏ gai, giã nátvụn mà
dùng

Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can, phế

Công năng chủ trị: Bình can, tán phong, hành huyết, giải độc

- Chữa nhức đầu, hoa mắt do cao huyết áp

- Chữa ngực sườn đầy tức, sữa không xuống, kinh nguyệt không đều, thống kinh

- Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt docan hoả (viêm màng tiếp hợp cấp)

- Chữa lị, loét miệng (súc miệng), giải dị ứng, chảy máu cam

- Bổ thận : trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu

Liều dùng - cách dùng: 12 - 16g/24h sắc, bột Kiêng

kỵ: Huyết hư, khí yếu


*

■k :k

CHƯƠNG XVI

THUỐC AN THẦN

Muc tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:

1. Trình bày được đại cương thuốc an thần


2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số
vị thuốc an thần

I/ Định nghĩa - Phân loại

Thuốc an thần là những vị thuốc có tác dụng chữa các chứng mất ngủ do nhiều nguyên
nhân:

1 - Do âm hư, huyết hư, tỳ hư, không nuôi dưỡng tâm, làm tâm không tàng thần gây

162
hồi hộp, mất ngủ

2 - Do thận âm hư không dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả vượng) làm
thần chí không ổn định, biểu hiện : Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phiền táo, cáu gắt...

Dựa vào 2 nguyên nhân trên, chia thuốc an thần làm 21oại:

- Dưỡng tâm an thần

- Trọng trấn an thần


II/ Đặc điểm - Tác dụng của từng loại

Dưõng tâm an thần Trọng chấn an thần

Khoáng vật, động vật, tỷ trọng nặng


Thảo mộc, tỷ trọng nhẹ
Tính vị quy kinh: Bình - Tâm can thận
Tính vị quy kinh: Bình - Tâm can thận
Công năng chủ trị:
Công năng chủ trị:
Tiết giáng, trấn tĩnh, chữa các chứng đau
Dưỡng tâm, bổ can huyết
đầu hoa mát chóng mặt, phiền táo, dễ
Chữa tâm huyết hư, can âm bất túc
cáu gắt hoặc co giật, động kinh...
gâymấtngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, mồ
hôi trộm...

III/ Cách dùng

1. Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân

- Do âm hu, huyết hư, tỳ hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết bổ tỳ

- Do can phong nội động, phối họp vớithuốc bình can tức phong

- Do sốt cao gây trằn trọc, vật vã, mất ngủ, phối hợp với thuốc tả hoả...
2. Bào chế: Thuốc là khoáng vật, động vật cần đập nhỏ trước khi sắc, sắc kỹ cho ra hết
hoạt chất, không dùng kéo dài

IV/Kiêng kỵ:

- Thuốc dưỡng tâm an thần không dùng cho thực chứng

- Thuốc trọng trấn an thần không dùng cho hư chứng

V/Các vị thuốc

163
A - Dưõìig tâm an thần

Toan táo nhân (Táo nhân)

Zizyphus jujuba Lamk., họ Táo ta (Rhamnaceae).

Bộ phận dùng: Nhân hạt cây táo, phơi sấy khô Tính vị

quy kinh: Ngọt, bình - Tâm, can, tỳ, đởm Công năng chủ

trị: Dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ hãn

- Sao cháy để dưỡng tâm an thần, chữa mât ngủ, hồi hộp, hay quên
- Dùng sống có tác dụng sinh tân, chỉ hãn, bổ can đởm, chữa hư phiền mất ngủ, tân
dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi

Liều dùng - cách dùng: 1 - 2g sống/24h . 6 - 12gsao cháy/24h sắc uống


Để trấn tĩnh và gây ngủ, liều2g =15- 20hạt sống thì có công hiệu. Nếudùng quá liều sẽ
bị ngộ độc gây mất tri giác, hôn mê.

Do đó dùng liều 6 - 12g/24h càn phải sao cháy để giảm độc

Kiêng kỵ: Thực tà, uất hoả không dùng

Lạc tiên (nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mạt)

Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô Tính vị quy

kinh: Ngọt, nhạt, bình - Tâm, thận Công năng chủ

trị: Dưỡng tâm an thần

- Dưỡng tâm an thần: Chữa mất ngủ, hồi hộp, di tinh

- Thanh can giảinhiệt: Chữa đau nửa đầu, đau mắt, mờ mắtdo can nhiệt

Liều dùng - cách dùng: 15 - 30g khô/24h sắc, nấu cao

Vông nem (Hải đồng, thích đồng)

Erythrina variegata L. , họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng: - Lá tươi, khô

- Vỏ thân gọi là hải đồng bì, thích đồng bì

164
Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Can. thận Công năng chủ

trị:
* Lá: An thần gây ngủ (erythrin có ở lá và thân có tác dụngức chế TKTƯ, hạ huyết áp,
giảm nhiệt độ)

- Chữa mất ngủ, không dùng liều cao vì gây ngộ độc, khi đókhông gây ngủ mà làm
giãn cơ là chính, người bệnh có cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được

- Lá tươi hơ nóng đắp hậu môn chữa trĩ

- Lá tươi giã nát đắp vết thương chóng liền sẹo. Nếu đắp lâu quá có thể gây sẹo lồi *

Vỏ thân: An thần, trừ phong thấp

- Chữa mất ngủ

- Chữa lưng gối đau nhức, tê liệt

- Chữa sốt, lở ngứa, thổ tả, lị trực khuẩn, lị amip

- Thông tiểu, nhuận tràng


Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g lá khô/24h 20 - 30glá tươi/24h sắc, hãm, cao lỏng, chế
rượu, siro, nấu canh ăn

6 - 12g vỏthân/24h sắc, xoa bóp

Kiêng kỵ: Không có phong, hàn, thấp không dùng

Bình vôi (Ngải tượng, củ một)


Stephania zlabra (Roxb.) Miers. hoăc một số loài Bình vôi khác có chứa L -
tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menỉspermaceae).

Bộ phận dùng: Củ thái mỏng, phơi khô

Tính vị quy kinh: Đắng, hơi ngọt, mát - Tâm, phế

Công năng chủ trị: Trấn kinh an thần

- Chữa sốt, đau đầu, mất ngủ

- Chữa hen, nấc, đau tim (điều hoà hô hấp, tim)

- Chữa đau dạ dày, lị amip

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắcuốne, rượu, hoặc chiết Rotundin

165
Rotundin ít độc, nhưng trong củ chứa ancaloid A tỷ lệl /%0 có độc, liều nhẹ thì an thần,
liều cao sẽ kích thích TKTƯ gây co giật và chết (giống Cocain)

Tâm sen (Liên tâm, liên tử tâm)

Nelumbium speciosum Wild. = Neỉumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae).

Bộ phận dùng: Chồi mầm lấy ở hạt sen

Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, thận

Công năng chủ trị: Thanh tâm khứ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh

- Chữa tim hồi hộp, mất ngủ

- Trị thổ huyết, di mộng tinh

Liều dùng - cách dùng: 4 - 10g/24h sao vàng, sắc hoặc hãm uống

Viễn chí (Tiểu thảo, nam viễn chí) - TQ


Cây Viễn chí Xiberi Polygala sibirica L. hoặc Viễn chí lá nhỏ Polygala tenuiflorum Willd.,
họ Viễn chí (Polygalaceaè).
Bộ phận dùng: Rễ bỏ lõi. Có thể tẩm cam thảo, mật ong hoặc nước đậu đen, sao vàng,
sắc uống

Tính vị quy kinh: Đắng, cay, ấm - Tâm, thận Công

năng chủ trị: Bổ tâm thận, an thần, hoá đàm

- Chữa suy ngược thần kinh gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên, mộng nhiều sợ hãi

- Chữa di tinh do thận dương hư


- Chữa ho, long đờm, hôn mê do xuât huyết não (do lạnh hoặc do can phong nội
động, đàm đi lên trên)

- Chữa mụn nhọt sưng đau, giải ngộ độc phụ tử

Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu

Kiêng kỵ: Thực nhiệt không dùng

Bá tử nhân

Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae)

Bộ phận dùng: Nhân hạt cây trắc bách diệp

166
Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tâm, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, định thần, chỉ hãn, nhuận tràng

- Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh gây ăn kém, ngủ ít, sút cân, thiếu máu

- Chữa ra nhiều mồ hôido âm hư, khí hư

- Chữa táo bón

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột, viên

Kiêng kỵ: ỉa lỏng, nhiều đờm

Long nhãn (Lệ chi nô, á lệ chi)

Euphoria longan (Lour.) Steud., họ Bồ hòn (,Sapindaceae).

Bộ phận dùng: - Cùi quả nhãn gọi là long nhãn

- Hạt nhãn dùng ngoài chữa chốc lở, đứt tay

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tâm, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, ích trí an thần

- Chữa huyết hư sinh hay quên, mệt mỏi, cơ thể suy nhược

- Chữa mất ngủ, hồi hộp, hoảns sợ do SNTK

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, cao lỏng, rượu

Kiêng kỵ: Đầy bụng, có thai B - Thuốc trọng trấn an

thần

Mẩu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, hầu cửa sông, hà sông)

Ostrea sp., họ Mau lệ (Ostreidae).


Bộ phận dùng: vỏ hầu, đem nung, tán bột, bột có màu xanh nhạtlà tốt. Bột có thể tẩm
dấm trị bệnh về can huyết (lkg bột/lOOml dấm)

Tính vị quy kinh: Mặn, chát, bình (hơi hàn) - Can, đởm, thận

Công năng chủ trị: Tư âm, cố sáp, tiềm dương, an thần, hoá đàm. nhiễn kiên

- Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, phiền táo, mất ngủ do cao HA, tiền mãn kinh

167
- Chữa cốt nhiệt, đái dầm, di tinh, băng đới, băng huyết, mồ hôi trộm do âm hư -Trị

mụn nhọt, lao hạch, rắc ngoài làm vết thương chóng lành

- Lợi niệu chữa phù thũng, đau dạ dày do thừa acid

Liều dùng - cách dùng: 12 - 40g/24h nung, tán bột, viên hoặc đập nhỏ sắc uống

Kiêng kỵ: Hư hànkhông dùng (thận hư vô hoả, tinh lạnh tự xuất không dùng được)

Thạch quyết minh (Cửu khổng, ốc khổng, bào ngư)


Vỏ một số loài Bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotis ginantea
Reeve (Bàn đại bào), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào), họ Bào ngư (Halỉotidae).

Bộ phận dùng: vỏ phơi khô, đem nung, còn nóng nhúng vào dấm loãng để dễ tán

Tính vị quy kinh: Mặn, bình - Can, phế Công năng chủ trị: Bình can, tiềm dương

- Chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt do cao HA, SNTK

- Làm sáne mắt: chữa viêm màne tiếp hợp cấp, thong manh, thị lực kém

- Trừ nhiệt, thông lâm: làm giảm sốt và lợi tiểu

- chữa đau dạ dày, cầm máu

Liều dùng - cách dùng:

15 - 30e/24h đập nhỏ sắc uống

3 - 6gbột/24h nung, tán bột, viên

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt không dùng

Chu sa - Thần sa (Châu sa, đon sa) - TQ

Cinnabaris

Chu sa thuộc tỉnh Hồ nam - TQ, vùne này xưa kia gọi là Châu Thần nên có tên Thần
sa)

Thành phần: Chủ yếu là HgS thiên nhiên trị giang mai, eiải độc, và HeSe có tác dụng an
thần chống co giật mạnh. Tỷ lệ HsSe trong thần sa eấp 10 lần trong chu sa . Do đó tác
dụng an thần của thần sa tốt hon chu sa

Chu sa thường ở thể bột đỏ. Thần sa ở thể cục thành khối óng ánh, màuđỏ, nehiền
bàng tay, tay không bắt màu đỏ là tốt. Không mùi, vị nhạt, dễ vỡ vụn, tỷ trọng nặng

168
Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi hàn - Tâm

Công năng chủ trị: Yên hồn phách, định kinh giản, giải độc

- Chữa mất ngủ, ngủ mê, hay giật mình hoảng sợ, trẻ khóc đêm, co giật, động kinh

- Chữa di tinh

- Chữa viêm màng tiếp họp cấp, trị mụn nhọt, giane mai mới phát

Liều dùng - cách dùng: 0, 04 - lg/24h bột, viên, rắc ngoài


Chu sa dùng uống, nhất thiếtphải thuỷ phi, uống ở dạne bột, viên hoà vào thuốc thang
đã sắc, hoặc hấp với tim lợn mà ăn (dùng sống).

Không dùng lửa đốt hoặc sắc trực tiếp vì do sức nóng biến thành muối thuỷ ngân tan
nhiều gây ngộ độc chết người.

Không dùng kéo dàivì sẽ làm người bệnh thành si ngốc.

169
Vì vậy kê đơn có chu sa cần dặn gói riêng và sử dụng đúng cách

Kiêng kỵ: Không thực nhiệt không dùng Tán bột, làm viên, uống

6g/24h

**

170
CHƯƠNG XVII
THUỐC BỎ

Muc tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải trình bày được:

1. Đại cưcmg thuốc bổ

2. Phân loại thuốc bổ, tác dụng, cách dùng, kiêng kị của từng loại
3. Bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, kiêng kỵ của một số vị thuốc
bồ

I/Định nghĩa:
Thuốc bổ là các vị thuốc dims để chữa các chứne trạng hư nhược của chính khí
cơ thể do bẩm sinh, dinh dưỡng kém hoặc do hậu quả bệnh tật gây ra

II/ Phân loại:


Chính khí cơ thể gồm 4 mặt: âm, dươne, khí, huyết, nên thuốc bổ chia làm 4

loại:

Thuôc bô âm Thuốc bổ dương Thuốc bổ khí Thuốc bổ huyết.

III/Cách dùng:
1 - Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị có hồi phục mới phát huy được
kết quả của thuốc bổ

2 - Liều lượng:

- Người có hư chứng lâu ngày, dime thuốc bổ từ

từ (liều nhỏ: 6 - 12g/24h)

- Nếu âm dương khí huyết mất đột ngột, dùng liều mạnh 40g/24h

3 - Phối ngũ: Để tăng tác dụne thường phối hợp:

- Bổ khí phối hợp bồ huyết

- Bổ khí phối hợp hành khí

- Bổ huyết phối hợp hành huyết

- Thuốc bổ phối hợp thuốc chữa bệnh (công bổ kiêm trị)

4 - Sắc kỹ, lửa nhỏ cho ra hết hoạt chất

171
IV/Cấm kị:
1 - Dương hư, tỳ hư không dùng thuốc bổ âm, tính nê trệ. Khi cần thiết phải dùng cần
phối hợp với hành khí, kiện tỳ

2 - Âm hư khône dùng thuốc bổ dươne, vì làm mất thêm tân

dịch A - Thuốc bổ âm (tư âm)

I/Định nghĩa:
Thuốc bổ âm là các thuốc chữa chứng bệnh gây ra do phàn âm của cơ thể
giảm sút (âm hư), do tân dịch hao tổn, hư hoả bốc lên gây miệng khô họng đau, đi
xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón)

Phần âm gồm: Phế, vị, thận và tân dịch. Khi hư nhược có triệu chứng sau:

- Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm...

- Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, vật vã trằn
trọc, táo bón, sốt nhẹ.. .

- Thận âm hư: Đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, lòng bàn
tay bàn chân nóng...

- Tân địch hao tổn: Da khô, lưỡi đỏ, rêu ít...

- Mạch tế sác

Âm hư thường có triệu chứng hư nhiệt, biểu hiện: Người gầy da khô nóng, lòng
bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác nóng trong người (bốc hoả), sốt về chiều hoặc
đêm, đạo hãn, mất nsủ, di tinh di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác

II/Tác dụng:

1 - Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: Cao HA, mất ngủ, di tinh, đau lưng ù tai. .
2 - Chữa RLTK thực vật do lao: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, đạo
hãn... (lao phổi)

3 - Chữa RL chất tạo keo: Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp, nhức trong xương,
hâm hấp sốt, khát nước.. . (thận âm hư)

4 - Trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩndo hệ thần kinh chưa
phát triển hoàn chỉnh: viêm PQ mãn, viêm BQ mãn, hen.. .

5 - Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. YHCT cho rằng do thiếu tân dịch gây ra

172
III/Cách dùng
1. Dựa vào sự quy kinh mà chọn thuốc thích hợp với triệu chứng lâm sàng của người
bệnh

2. Phối ngũ:

- Phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ (T. bì, B. truật) tránh nê trệ

- Phối hợp với bổ khí, bổ huyết để tăng tác

dụng IV/Kiêng kỵ: Dương hư, tỳ hư

V/Các vị thuốc: Đa số có vị ngọt, tính hàn, sinh tân dịch.

Quy bản

Chinemys reevesii Gray., họ Rựa (Tesíudinidơe).

Bộ phận dùng: Yếm con rùa đen

Tính vị quy kinh: Ngọt mặn, hàn - Tâm, thận, can, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ thận âm, bổ huyết

- Chữa cao HA, nhức trong xương, âm hư hoả vượng, phiền khát

- Chữa di tinh, khí hư bạch đới, trẻ gầy yếu, chậm liền thóp

- Bổ huyết điều kinh: rong huyết, kinh trước kỳ, sốt rét dai dẳng
Liều dùng - cách dùng: 12 - 24g/24h sao với cát cho ròn, tán bột uống hoặc nấu cao,
uống 10 - 15g cao/24h

Miết giáp
Trỉonyx sinensis Wiegmann., họ Ba ba (Trỉonychidae).

Bộ phận dùng: Mai con ba ba Tính vị quy kinh:

Mặn, hàn - Can, tỳ, phế Công năng chủ trị: Tư âm

tiềm dương, phá ứ tán kết -Trị kinh giản, nhức xương,

triều nhiệt, cao HA

- Mụn nhọt, sang chấn, bế kinh, tích huyết sinh báng

Liều dùng - cách dùng: 10 - 30g/24h sao với cát sắc uống, tán bột, nấu cao Kiêng ky:

173
Tỳ hư, có thai

Sa sâm
- Sa sâm bắc (Hải sa sâm, liêu sa sâm) Glehnia littoralỉs Fr. Schm., họ cần (Apiaceae).
- Nam sa sâm là rễ cây Adenophora verticillata Fisch., họ Hoa chuông
(Campanulaceae), mọc ở các ruộng bỏ hoang. Trung Quốc dùng rễ cây này với tên
Nam sa sâm, Luân diệp sa sâm, Cát sâm.

- Sa sâm còn là rễ của một số cây như Launaea pinnatifida Cass. , Mỉcrorhynchus
sarmentosus DC. Prenanthes sarmentosa Willd., họ Cúc (Asteraceae). Trong đó chủ yếu
là rễ của cây Launaea pinnatifida Cass. . Cây này mọc nhiều ở ven biển và một số đảo
ở nước ta, các thầy thuốc Đông y dùng thay Sa sâm Bắc.

Bộ phận dùng: Rễ của nhiều cây có họ thực vật khác nhau

Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, hơi hàn - Phế

Công năng chủ trị: Dưỡng âm, thanh phế, tả hoả, chỉ khát

- Chữa ho khan, ho lâu ngày do phế âm hư

- Chữa ho có sốt đờm vàng (ho do phế nhiệt)

- Chữa sốt cao, sốt kéo dài, miệng khô khát, tiện bí

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ: Ho thuộc hàn không dùng

Mạch môn (Mạch môn đông, lan tiên, tóc tiên)

Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawk, họ Mạch môn (Haemodoraceae).

Bộ phận dùng: Củ, bỏ lõi

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, hơi hàn - Phế, vị

Công năng chủ trị: Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân

- Chữa ho lao, ho ra máu do phế âm hư

- Chữa sốt cao khát nước, sốt cao gây chảy máu, táo bón do âm hư

- Lợi tiểu, lợi sữa: trị phù thũng, đái buốt, đái rắt, tắc sữa thiếu

sữa Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, rượu

174
Kiêng ky: Kị khổ sâm

Thiên môn (Dây tóc tiên)

Asparagus cochinchinensis Lour., họ Thiên môn đông (Asparagaceae).

Bộ phận dùng: Dùng củ, bỏ lõi

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng, đại hàn - Phế, thận

Công năng chủ trị: Thanh tâm nhiệt, giáng phế hoả, sinh tân dịch

- Chữa phế ung hư lao (áp se phổi), ho ra máu, nôn ra máu


- Chữa sốt cao mất tân dịch gây khát nước, đau họng, bí đại tiểu tiện, khát do đái
đường

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu

Kiêng kỵ: Kị hùng hoàng, kiêng cá chép

Kỷ tử (Câu kỷ tử, khỏi tử)

Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).

Bộ phận dùng:

- Quả chín đỏ là tốt


- Vỏ rễ gọi là địa cốt bì có tác dụng lương huyết, tả hoả, thanh phế, dưỡng âm. Trị ho
sốt, viêm phổi, viêm PQ, ho ra máu, đái máu

- Lá nấu canh thịt ăn trị ho sốt, nấu với bồ dục lợn chữa liệt dương di tinh
Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Phế, can, thận Công

năng chủ trị: Bổ can thận, nhuận phế

- Di tinh, đau lưng mỏi gối, nhức xương, miệng khát do thận âm hư

- Chữa ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu do phế âm hư hoặc phế ung

- Chữa quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư Liều

dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, ngâm rượu

175
Thạch hộc (Hoàng thảo, phong lan)

Dendrobium sp., họ Lan (Orchidaceae).

Bộ phận dùng: Thân của nhiều loài phong lan.

- Loại có đốt phía dưới phình rộng ra, phía trên nhỏ dài gọi là thạch hộc.

- Loại có thân và đốt kích thước trên dưới đều nhau gọi là hoàng thảo.

- Loại có vỏ vàng ánh, dài nhỏ như cái tăm gọi là kim thoa thạch hộc là tốt nhất

Tính vị quy kinh: Ngọt nhạt, hơi hàn (Bình) - Phế, vị, thận

Công năng chủ trị: Dưỡng âm, ích vị, sinh tân
- Chữa sốt làm mất tân dịch gây miệng khô, họng đau, khát nước, bệnh khỏi rồi mà
người vẫn còn hư nhiệt (giai đoạn hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn)

- Do tân dịch không đủ mà không muốn ăn, nôn, mắt nhìn kém, khớp xương sưng
đau, mệt mỏi không có lực, giảm sinh lý

- Chữa táo bón do sốt cao, sốt kéo dài tân dịch giảm

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống Kiêng

kỵ:

- Bệnh ôn nhiệt chưa hoá khô táo không dùng (hư chứng mà không nóngkhông

dùng)

- Kị ba đậu
Ngọc trúc (Uy di) - TQ

Poỉygonatum odoratwn All., họ Hoàng tinh (Convallariaceae).

Không nhầm với cây hoàng tinh (Polygonatum kingỉanum)

Bộ phận dùng: Thân rễ

Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi hàn - Phế vị

Công năng chủ trị: Dưỡng âm, sinh tân, bổ khí huyết

- Chữa âm hư phát sốt, phiền khát, mồ hôi trộm, vị hoả ăn nhiều mau đói

- Chữa ho sốt do viêm phổi, phế quản

176
- Thuốc bổ dùng khi suy nhược cơ thể, mồ hôi ra nhiều, di tinh, di

niệu Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

Bách họp (Tỏi rừng)

Lỉlỉum brownii var. colchesteri Wils., họ Loa kèn trắng (Lỉliaceaè).

Bộ phận dùng: Củ bóc ra từng phiến gọi là tép dò Tránh nhầm với cây

hoa loa kèn đỏ (tỏi voi), uống củ sẽ gây nôn Tính vị quy kinh: Đắng,

hơi hàn - Tâm, phế Công năng chủ trị: Nhuận phế, an thần, lợi tiểu

- Chữa ho lao, ho có đờm, viêm khí quản do phế nhiệt, phế hư

- Chữa hồi hộp, mất ngủ do sốt cao hay can hoả vượng

- Chữa phù thũng, bí đái, táo bón do thiếu tân

dịch Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ: Trúng hàn (cảm lạnh)

Bạch thưọc (thược dưọc) - TQ


Paeonia lactiflora Pall., họ Hoàng liên (.Ranunculaceae).

Bộ phận dùng: Củ (rễ), màu trắng gọi bạch thược

Tính vị quy kinh: Đắng chua, hơi hàn - Can, tỳ, phế

Công năng chủ trị: Bổ huyết, liễm âm, nhuận can, chỉ thống, lợi tiểu

- Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi

- Giảm đau: chữa tả lị đau bụng, đau lưng ngực, chân tay nhức mỏi...

- Tư âm giải biểu chữa người hư chửng bị cảm mạo, mồ hôi trộm

- Chữa tiểu tiện khó khăn, trị băng huyết (sao cháy)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

- Dùng sống để giảm đau, hư chứng mà cảm mạo

- Tẩm dấm, rượu sao để bổ huyết, điều kinh

177
- Sao cháy cạnh chữa băng

huyết Kiêng kỵ:

- Trúng hàn, đau bụng đi tả

- Bạch thược phản lê lô

B. Thuốc bổ dưong (thuốc trợ dương)

1/Định nghĩa:

Thuốc bổ dương là các vị thuốc dùng để chữa các chứng dương hư.

Phần dương của cơ thể gồm có: Tâm, tỳ, thận.


- Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn: Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh ăn
không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực. Dùng thuốc ôn trung trừ hàn để chữa

- Thận dương hư biểu hiện: Liệt dương, di hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, di niệu, mạch
trầm tế. Dùng thuốc ôn thận hay bổ thận dương. Vậy thuốc bổ dương chính là thuốc
ôn bổ thận dương

II/Tác dụng

1 - Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm:

- Nam: Di hoạt tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh mạch trầm nhược

- Nữ: Kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh

- Người già lão suy: Đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần

- Chữa đái dầm thể hư hàn (không có âm hư nội nhiệt)


2 - Trẻ chậm phát dục: Chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ kém phát
triển

3 - Chữa hen mãn thể hư hàn do thận hư không nạp khí

4 - Chữa đau khớp, thoái khớp lâu ngày (thận chủ cốt)

III/Công dụng:

1. Không nhầm với thuốc trừ hàn

2. Phối ngũ:

- Đau xương khớp phối hợp thuốc trừ phong thấp

178
- Ngũ canh tả phối hợp thuốc trừ hàn

- Phù do viêm thận mãn phối hợp thuốc kiện tỳ

- Phối hợp thuốc sinh tân vì thuốc làm mất tân

dịch IV/Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt

V/Các vị thuốc: Vị đắng, cay. Tính ôn. Quy kinh can thận. Đều gây mất tân dịch

Cấu tích (Lông cuỉy, cẩu tồn mao)

Cibotium barometz J. Sm. = Dỉcksonia barometz L., họ Kim mao (Dicksoniaceae).

Bộ phận dùng:

- Thân rễ gọt bỏ lông vàng, thái mỏng, phơi khô

- Lông vàng để cầm máu

Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, trừ phong thấp

- Chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, có thai lưng neười đều đau

- Chữa xích bạch đới, người già tiểu tiện nhiều lần

- Chữa bí đái (thất niếu), đái nhỏ giọt (lâm lô)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, neâm rượu

Kiêng kỵ:

- Thận hư hữu nhiệt, tiểu đỏ vàng

- Kị hương phụ. Phối họp với tỳ giải tăng tác dụng

Ba kích (Ruột gà)

Morinda officinalis How., họ Cà phê (Rubiaceae).

Bộ phận dùng: Rễ, bỏ lõi

Tính vị quy kinh: Cay ngọt, ôn - Thận

Công năng chủ trị: Bổ thận dương, trừ phong thấp

- Chữa liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều

179
- Chữa phong thấp, đau lưng mỏi gối

- Nước sắccó tác dụng hạ huyết áp, củ nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khoẻ

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắ, rượu, cao lỏng

Kiêng kỵ:

- Âm hư hoả vượng, táo bón không dùng

- Kị đan sâm

Bổ cốt toái (Tổ rồng, tắc kè đá)

Drynarỉa fortunei J. Sm., họ Dương xỉ (Polypodiaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Đẳng, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ thận, lợi cốt, hành huyết, chỉ thống

- Chữa thận hư tai ù, răng đau rụng sớm, đau nhức xương

- Chữa chấn thương, bong gân sai khớp, gẫy xương (đắp)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, đắp, bột, rượu

Kiêng kỵ: Âmhư, huyết hư không dùng

Tục đoạn (Sâm nam, rễ kế)


Dipsacus iaponicus Miq. và một số loài thuộc chi Dipsacus, họ Tục đoạn
(Dipsacaceae).
Không nhầm lẫn với vị thuốc Cát sâm là rễ củ của cây Mỉlletỉa speciosa Champ, cũng
gọi là Sâm nam.

Bộ phận dùng: Rễ

Tính vị quy kinh: Cay đắng, ôn - Can thận Công năng chủ trị: Bổ can thận, chỉ

thống, an thai

- Chữa đau lưng, di tinh do thận dương hư

- Chữa gẫy xương, đứt gân, đau do chấn thương

- Trị động thai, lợi sữa, băng huyết

180
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng ky: Âm hư hoả vượng không dùng

Phá cố chỉ (Bổ cốt chỉ, hắc cốt tử, hạt đậu miêu) - TQ

Psoralea corylifolia L., họ Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng: Hạt khô, tẩm muối sao

Tính vị quy kinh: Cay, đắng, đại ôn - Tỳ thận, tâm bào

Công năng chủ trị: Bổ thận dương, kiện tỳ


- Chữa di tinh liệt dương, lưng gối lạnh đau, phụ nữ kinh nguyệt khồng đều, khí hư
bạch đới, truy thai

- Trị chứng ngũ canh tả do tỳ thận dương hư

- Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són (di niệu)

- Ngâm rượu bôi ngoài chữa bạch điến, chữa hủi, nhiễm khuẩn ngoài da (Tinh dầu
/phá cố chỉ có tác dụng kích thích bài tiết sắc tố đen, diệt vi khuẩn ngoài da)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ:

- Âm hư hoả động, đái máu, táo bón không dùng

- Kị cam thảo, kiêng ăn rau cải, tiết canh

- Phối hợp với hồ đào nhục làm tăng tác dụng

Thỏ ty tử - TQ

Cuscuta sinensis Lamk., họ Tơ hồng (Cuscutaceae).

Bộ phận dùng:
- Hạt của dây tơ hồne xanh mọc ký sinh trên cây sim hay tơ hồng vàng ký sinh trên
cây cúc tần, cây nhãn gọi thỏ ty tử

- Dây tơ hồng xanh, vàng gọi thỏ ty làm thuốc bổ, chữa di tinh, lở sài ở trẻ em Tính vị

quy kinh: Cay ngọt, ôn (Bình) - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt

- Chữa liệt dương di tinh, phụ nữ hay sảy thai đẻ non

181
- Trị ù tai, lưng đau gối mỏi, tiểu nhiều hay tiểu đục, mắt mờ giảm thị lực

- Trị chứng ngũ canh tả, ỉa chảy mãn do tỳ thận dương hư

- Trị sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu Kiêng

kỵ: Thận hoả dễ cường dương, táo bón không dùng

Tắc kè (Cáp giói, đại bích hổ)

Gekko gekko L., họ Tắc kè (Gekkonidae).


Bộ phận dùng: Cả con còn nsuyên vẹn cái đuôi. Không dùng con mất duôi hoặc chắp
đuôi. Khi dùng bỏ mắt (có độc), chặt 4 bàn chân, sấy khô tán bột hay ngâm rượu

Tính vị quy kinh: Mặn, ôn - Phế, thận

Công năng chủ trị: Bổ phế thận, ích tinh trợ dương

- Chữa liệt dương, di hoạt tinh, điều hoà kinh neuyệt

- Chữa ho có đờm, ho lâu ngày, ho ra máu mủ, hen xuyễn

- Chữa suy nhược cơ thể, đái đường

Liều dùng - cách dùng: 3 - 4gkhô/24h bột, rượu hoặc nấu cháo

Kiêng kỵ: Thực tà


Nhục thung dung - TQ
Cistanche deserticola Y. G. Ma (cây Thung dung); Cistanche ambigua G. Beck (Bge) (cây
Mễ nhục thung dung); Cistanche salsa (C. A. Mey.) G. Bek. (cây Nhục thung dung), họ
Nhục thung dung (Orobanchaceae).

Bộ phận dùng: Thân cây có mang vẩy

Tính vị quy kinh: Ngọt, chua mặn - ôn - Thận

Công năng chủ trị: Bổ thận tráng dương, dưỡng âm sinh tân

- Chữa liệt dương di tinh, lưng gối lạnh đau

- Phụ nữ băng đới, băng huyết, vô sinh

- Chữa khát nước, táo bón, đái rắt do âm hư Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc,

rượu Kiêng kỵ: Tỳ hư ỉa chảy, thận hoả vượng mà di tinh

182
Đỗ trọng:

- Di thực Eucomia ulmoỉdes Oliv., họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).


- Đỗ trọng nam (cây San hô) Tatropha multifida L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), cây
Cao su Hevea brasilensis (H. B. K.) Muell. - Arg., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae)...

Bộ phận dùng: vỏ thân

Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, ôn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, an thai, hạ áp

- Dùng sống: Bổ can hạ áp


- Tẩm muối sao: Bổ thận chữa liệt dương, di tinh, tiểu nhiều, đau lưng, chân gối yếu
mềm

- Tẩm rượu sao: Trị phong thấp tê ngửa

- Sao đen : Trị động thai, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, rượu, cao lỏng Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng

không dùng
Lộc nhung
Cervus nippon Temminck (Con hươu), Cervus unỉcolor Cuv. (Con nai) họ Hươu
(Cervỉdae).
Bộ phận dùng:
- Sừng non của hươu nai - Lộc nhung (Mê nhune)

- Lộc giác (sừng già., gạc): Vị mặn - ấm. Có tác dụng tán ứ, tiêu viêm. Dùng trị mụn
nhọt, viêm vú, tăng lượng sữa

- Lộc giác giao (cao ban long, Cao nấu từ gạc.): Vị mặn ngọt - hơi ấm. Bổ dương, bổ
huyết, chữa di tinh, di niệu, mồ hôi trộm, an thai

Tính vị quy kinh: Ngọt, ấm - Tâm, can, thận

Công năng chủ trị: Bổ dương, bổ tinh huyết

- Liệt dương, di tinh, di niệu, đau nhức xương, trẻ chậm phát dục

- Hen mãn do thận hư không nạp khí

183
- Rong kinh, rong huyết

Liều dùng - cách dùng: 2 - 6g/24h bột, rượu c - Thuốc bổ khí (thuốc kiện tỳ)

I/Định nghĩa:
Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư thường
gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau:

- Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao
động nặng

- Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt
nhẽo...

Bồ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các
thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.

Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hoá đồ ăn. Do đó nếu tỳ hư thì khí hư.
Vậy các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ

II/Tác dụng:

1 - Chữa SNCT do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: Ản ngủ kém, sút cân

2 - An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết
3 - Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong
huyết

4 - Kích thích tiêu hoá: Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại trang
mãn, viêm gan, viêm loét hành tá tràng...

5 - Chữa suy hô hấp: Ho lâu ngày, hen xuyễn, VPQ mãn, VCT do lạnh (phong thuỷ)

6 - Lợi niệu chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp: Phù suy dinh dưỡng,
phù do viêm thận mãn

7 - Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: Sa trực tràng, sa dạ con thoát vị bẹn.. .

III/Công dụng:

- Để tăng tác dụng phối hợp hành khí


- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và
là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng

184
IV/Kiêng kỵ: Thực tà

V/Các vị thuốc

Nhân sâm

- Sâm cao ly Panax ginseng c. A. Mey., họ Nhân sâm (Araỉiaceae).

- Sâm TQ (cat lâm)

- Sâm Ngọc linh. (VN) Panax vietnamensis Ha et Grushv., họ Nhân sâm (.Araỉiaceae).

- Tây dương Sâm (Bắc Mỹ) Panax quin - quefolium L. họ Nhân sâm (Araliaceae).
Bộ phận dùng: Rễ củ thu hoạch ở cây 6 năm tuổi, loại tốt củ to đem chế hồng sâm, loại
kémchế bạch sâm.

Tính vị quy kinh: Ngọt hơi đắng - Phế, tỳ. Hồng sâm tính ôn, bạch sâm và tây dương
sâm tính hàn

Công năng chủ trị: Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần ích trí
- Chữa SNCT: mệt nhọc, ăn kém, sút cân...

- Chữa SNTK: hồi hộp mất ngủ, hoảng hốt sợ hãi... do huyết hư không dưỡng tâm

- Chữa phế hư sinh ho xuyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa

- Liều cao (40g) trị thoát dương

- Chữa đái đường, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ người, tăng tuổi thọ

Liều dùng - cách dùng: SNTK, SNCT: 4 - 12g/24. Thoát dương: 40g/24h
Thường dùng độc vị ngậm, hãm, đun cách thuỷ. Có thể tẩm gừng làm bớt sôi bụng
ỉa chảy

Kiêng kỵ: Phản Lê lô, ngũ linh chi. Ghét la bậc tử

Đảng sâm ((Phòng đẳng sâm, rày cáy, mần cáy)

- Đảng sâm nam. Campanumoea javanica Blume và một số cây thuộc chi
Campanumoea, họ Hoa chuông (Campanuỉaceae).
- Đảng sâm Trung Quốc (Bắc) là rễ một số loài thuộc chi Codonopsis, họ Hoa chuông
(Campanuỉaceae),

Bộ phận dùng: Rễ của cây đảng sâm bắc và đảng sâm nam

185
Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Phế, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát
- Chữa tỳ hư ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi. Tác dụng gần như nhân sâm nhưng
thiên về bổ trung ích khí

- Chữa phế hư sinh ho, phiền khát

- Chữa viêm thượng thận, chân phù đau, nước tiểu có anbumin

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu. Có thể dùng liềucao 30 - 40g/24h
khi có anbumin niệu, sắc uống 7 - 14ngày

Kiêng kỵ: Như nhân sâm

Hoài son (Son dược, củ mài)

Dioscorea persimilis Prain et Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae).


Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Discorea
như Củ cọc, Củ 1Ĩ1Ỡ, tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu khẳngđịnh.

Bộ phận dùng: Củ xông sinh

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Tỳ, vị, phế, thận

Công năng chủ trị: Bổ tỳ chỉ tả, dưỡng âm sinh tân

- Chữa tả lị lâu ngày, di tinh di niệu, khí hư bạch đới

- Chữa ho, hen mãn, ho lao

- Chữa khát nước do âm hư, do đái đường

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc bột rượu

Cam thảo
- Sinh cam thảo, Cam thảo bắc - TQ Glycyrrhiza uralensis Fisch., châu Âu thường
khai thác Cam thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae),

- Cam thảo dây (Dây cườm cườm, Dây chi chi.)

Abrus precatorỉus L., họ Đậu (Fabaceae). Lá, rễ chữa rắn cắn, hạt có độc giã đắp để sát
trùng

- Cam thảo nam (cam thảo đất, dã cam thảo) Scoparia dulcis L., họ Hoa mõm chó

186
(Scrophuỉariaceae). Toàn cây tươi hoặc khô chữa ho sốt, say sắn, giải độc cơ thể
- Cỏ ngọt (Cỏ đường, Cúc ngọt. ) Stevia rebaudiana (Bert. ) Hemsl. = Eupaíorium
rebaudianum Bert., họ Cúc (.Asteraceae)
Vị rất ngọt không sinh năng lượng dùng cho người kiêng đường như béo phì, đái
đường. Làm ngọt thuốc cho dễ uống

Bộ phận dùng: Rễ của cây cam thảo bắc - TQ

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - 12 kinh

Công năng chủ trị: Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị
- Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho
viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử
- Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư
mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho

- Tây y dime chữa VL DD - TT, suy thượng thận (addison)

Liều dùng - cách dùng: 2 - 12g/24h sắc, bột, viên, rượu, cao
Cam thảo có glycyrrhizin vị ngọt, tác dụng tương tự như cortizon gây giữ nước
và muối, dùng lâu sẽ phù, lúc đầu ở mặt, sau toàn thân. Để tránh phù phải có
thời gian nghỉ dùng thuốc

Kiêng kỵ:

- Tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức không dùng

- Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, hải tảo

Đại táo (Táo tầu, táo đen, táo đỏ) - TQ

Zizyphus sativa Mill., họ Táo (Rhamnacaeae).

Bộ phận dùng: Quả chín

Tính vị quy kinh: Neọt, bình (ôn) - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Bồ tỳ nhuận phế, sinh tân

- Chữa tỳ hư sinh tiết tả, phế hư sinh ho, miệng khô khát nước

- Điều vị: làm hoà hoãn các vị thuốc có tác dụng mạnh

- Hoà hoãn cơn đau: đau dạ dày, đau ngực sườn, mình mẩy...

187
Liều dùng - cách dùng: 5 - lOquả (8 - 12g)/24h sắc, rượu

Kiêng kỵ: Đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không dùng

Bạch truật (Triết truật, đông truật) - TQ

- Di thực Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).


- Bạch truật nam hay Truật nam. Vị thuốc này để nguyên còn gọi là Thổ tam thất.
Gynura pseudochina DC., họ Cúc (.Asteraceae).
Bộ phận dùng:

- Củ sấy khô gọi là Hồng truật hay bạch truật


- Để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô gọi là sinh sái truật hay đông truật

- Tẩm hoàng thổ hay sao cám gọi là phù bì sao bạch

truật Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, hơi ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị: Kiện tỳ hoá thấp, chỉ hãn, an thai, lợi tiểu

- Chữa tỳ hư gây trướng mãn, tiết tả

- Chữa tự hãn, đạo hãn

- Chữa phù do viêm thận mãn hoặc phù suy dinh dưỡng

- Trị động thai, sảy thai, đẻ non

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu, cao

- Dùng sống trị thấp nhiệt

- Tẩm hoàng thổ sao có tác dụng bồ tỳ, trị nôn mửa, bụng trướng đau, an thai

- Sao cháy chỉ huyết, ấm trung tiêu

- Thường sao vàng cho bớt tinh dầu vì bạch truật gây táo (làm mất tân dịch)

Kiêng kỵ: Âm hư táo kết không dùng


Hoàng kỳ - TQ

- Hoàng kỳ bắc Astragalus membranaceus Bge. hoặc Hoàng kỳ Mông cổ Astragalus


mongholicus Bge., họ Đậu (Fabaceae).

- Hoàng kỳ nam (rễ cây Vú chó) Ficus heterophyllus L. họ Dâu tằm (Moraceae),

Bộ phận dùng: Rễ thu hoạch ở cây trồng 3 năm hoặc 6 - 7năm càng tốt.

188
Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn - Phế, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, thác sang
- Tẩm mật sao (trích kỳ): bổ tỳ thăng dương, chữa tỳ hư sinh ỉa lỏng, sa trực tràng, khí
huyết hư nhược

- Dùng sống: Chữa biểu hư ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, phù do viêm thận, suy dinh
dưỡng, bài nùng sinh cơ (chữa mụn nhọt lở loét nhiều mủ, lâu ngày không liền miệng),
trị tiêukhát (giảm đường huyết), huyết tý (tê dại chân tay)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

cao Kiêng kỵ: Thực chứng, tích trệ không dùng D -

Thuốc bổ huyết I/Định nghĩa:


Thuốc bồ huyết là những vị thuốc dùng chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh
ra (thiếu máu, bệnh phụ khoa như kinh nguyệt, thai sản vì huyết là cơ sở hoạt động
của sinh dục nữ)

II/Tác dụng:

1 - Chữa thiếu máu, mất máu, SNCT do thiếu dinh dưỡng, do lao động quá sức hoặc
sau khi ốm dậy, biểu hiện: sắc mặt xanh vàng, da khô, ù tai, hoa mắt chóng mặt, hồi
hộp mất ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng chân móng tay nhợt, kinh nguyệt không
đều, mạch tế sác vô lực

2 - Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cơ cứng khớp (do huyết hư không nuôi
dưỡng cân)

3 - Chữa SNTK, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quên, giật mình sợ hãi (do huyết hư không
nuôi dưỡng tâm)

4 - Chữa bệnh phụ khoa: RLKN, rong kinh, thống kinh, sảy thai đẻ non, vô sinh...

5 - Chữa nhũn não, tai biến mạch não do huyết hư sinh phong III/Cách dùng
1 - Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bồ huyết đều có tác dụng bổ âm
và ngược lại một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết. Vì vậy thường phối hợp
bổ huyết với bồ âm để tăng tác dụng

2 - Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí
và là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng

189
3 - Phối hợp bổ huyết với hành huyết để tăng tác dụng IV/Kiêng kỵ: Tỳ hư

V/Các vị thuốc: Quy kinh: Tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch

Agiao (Cống giao, minh giao)

Dùng nước giếng huyện Đông A nấu keo da lừa gọi là Agiao.

Việt Nam dùng Minh giao là keo nấu từ da trâu, bò, ngựa, chất lượng kém hơn agiao

Bộ phận dùng: Keo nấu từ da lừa ngựa trâu bò Tính vị quy kinh: Ngọt, bình - Phế,

can, thận

Công năng chủ trị: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai

- Chữa âm hư tâm phiền mất ngủ

- Chữa hư lao sinh ho, phế ung ho ra máu mủ

- Chữa kinh nguyệt không đều, sảy thai đẻ non


- Chữa chảy máu do tỳ hư không thống huyết: thổ huyết, máu cam lị ra máu, băng
huyết...

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h

- Dùng sống hoà vào thuốc thang đã sắc

- Sao bồ hoàng trị băng huyết

- Sao cáp phấn trị ho ra máu (sao với bột vỏ sò hay bột mẫu lệ)

Thục địa

Chế: Sinh địa đem chưng với rượu, gừng, sa nhân rồi phơi.

Làm 9 lần như thế gọi là cửu chưng cửu sái, được thục địa Tính vị quy kinh: Ngọt, ôn

— Tâm, can, thận Công năng chủ trị: Bổ huyết, dưỡng âm

- Chữa huyết hư thiếu máu, kn không đều, kinh ít nhạt màu

- Trị âm hư sinh ho suyễn, khát nước, vật vã ít ngủ, đái đường

- Chữaditinh di niệu, lưng gối yếu mềm, sáng tai mắt, đen râu tóc Liều dùng - cách

dùng: 8 - 16g/24h sắc, rượu, cao lỏng

- Phối hợp với Trần bì, Sa nhân, Gừng để tránh nê trệ

190
- Phối hợp với mạch môn thì đại bồ tinh huyết Kiêng kỵ: Kị đồng gây tổn huyết, bại

thận làm tóc bạc


Quy (Đương quy, Xuyên quy) - TQ

- TQ: Angelica sinensis (Oliv. ) Dieỉs, họ càn (Apiaceae).

- Di thực : Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc. ) Kitagawa, họ cần (Apiaceae).

Bộ phận dùng: Rễ (củ)

- Cả rễ chính, rễ phụ gọi là toàn quy

- Rễ chính và cổ rễ gọi là quy đầu

- Rễ phụ lớn gọi là quy thân (quy thoái)

- Rễ phụ nhỏ gọi là quy vĩ

Tính vị quy kinh: Ngọt cay, ấm - Tâm, can, tỳ

Công năng chủ trị: Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết


- Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh (là đầu vị trong thuốc chữa bệnh
phụ nữ)

- Chữa thiếu máu, các bệnh thai tiền sản hậu

- Chữa chấn thương ứ huyết, chân tay đau nhức và lạnh, đau

bụng do ruột co bóp mạnh (làm dãn cơ trơn)

- Tẩm rượu sao trị táo bón, băng huyết

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ:

- Vị ngọt trệ nên tỳ vị hư hàn tiết tả không dùng

- Vị cay tán nên âm hư hoả thịnh kiêng dùng

Hà thủ ô đỏ (Dạ giao đằng, dạ họp, măn đăng tua lình)

Hà thủ ô trắng (vú bò, dây sữa bò, mã liên an)


Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum L., họ
Rau răm (Polygonaceae).

Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas Merr., họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Thường

191
dùng chữa cảm sốt, cảm nấng, sốt rét, lợi sữa, hoặc dùng như HTÔ đỏ

Bộ phận dùng: Củ của cây hà thủ ô đỏ, phải chế với đậu đen

Tính vị quy kinh: Ngọt đắng chát, ôn - Can thận Công năng

chủ trị: ích tinh huyết, bổ can thận

- Chữa SNCT, SNTK, thiếu máu, mất ngủ, bán thân bất toại
- Dùng cho phụ nữ sau đẻ, sốt rét kéo dài gây thiếu máu
- Chữa di tinh đới hạ, mạnh gân cốt, đen râu tóc
- Chữa táo bón, đi ngoài ra máu gây thiếu máu Liều dùng -
cách dùng: 10 - 20g/24h sắc bột rượu

Kiêng kỵ:

- Táo bón nhiều không dùng

- Kiêng hành, tỏi, tiết, cải củ, cá không vảy

- HTÔ kết hợp với Sinh địa làm tăng tác dụng, hỗ trợ cho nhau

Kê huyêt đằng (Dây máu gà, hồng đằng)

Kỷ tử Bạch thược Tang thầm

Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae).

Bộ phận dùng: Quả dâu gần chín

Tính vị quy kinh: Ngọt chua, hàn - Can thận

Công năng chủ trị: Bổ can thận, bổ huyết trừ phong


- Chữa huyết hư sinh phong: hoa mắt chóng mặt, ù tai mất ngủ, run chân tay, liệt nửa
người do nhũn não

- Chữa khát nướcdo sốt cao, tiêu khát, táo bón do thiếu tân dịch

- Bổ can thận chữa râu tóc bạc sớm, mát có màng mộng

- Chữa phù thũng, lao hạch

Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h cao lỏng, siro, dùng sống

Kiêng kỵ: Tỳ hư tiết tả không dùng

192
MỤC LỤC

Chưong I - Đại cưong Đông Dưọc....................................................................................2


1. Định nghĩa................................................................................................................2
I

2. Tính năng dược vật.....................................................................................................3


3. Quy kinh....................................................................................................................10
4....................................................................................................................................... Bả
y tương tác của thuốc cổ truyền......................................................................................12
5....................................................................................................................................... Phâ
n loại thuốc cổ truyền......................................................................................................14
6. Các thành phần cấu tạo phương thuốc......................................................................15
7. Cách sắc thuốc.......................................................................................................... 16
8. Cách uống và kiêng kị..............................................................................................16
Chưoug II- Thuốc giải biểu................................................................................................19
1. Định nghĩa...............................................................................................................19
2. Phân loại và tác dụng chung..................................................................................19
3. Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu..............................................................19
4................................................................................................................................... Th
uốc phát tán phong hàn: Đặc điểm và tác dụng chung, các vị thuốc...........................20
5................................................................................................................................... Th
uốc phát tán phong nhiệt: Đặc điểm và tác dụng chung, các vị thuốc.........................29
Chương III-Thuốc phát tán phong thấp.............................................................................37
1. Định nghĩa...............................................................................................................37
2. Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp............................................37
3. Các vị thuốc............................................................................................................38
Chương IV- Thuốc lọi thuỷ thẩm thấp...............................................................................51
1. Đại cương: Định nghĩa............................................................................................51
2. Tác dụng chung......................................................................................................51
3. Những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp...................................................52
4. Các vị thuốc ...........................................................................................................52
i Chương V- Thuốc trục thuỷ.........................................................................................................60
1. Đại cương................................................................................................................60
2. Vị thuốc..................................................................................................................60

193
Chương VI- Thuốc thanh nhiệt..........................................................................................63
1. Đại cương: Định nehĩa, phân loại, cách dùng và cấm kị........................................63
2. Thuốc thanh nhiệt tả hoả:.......................................................................................64
2.1 - Định nghĩa, đặc điểm......................................................................................64

194
65
2.2 - Tác dụng chung................................................ 65
2.3 - Cách dùng........................................................... 65
2.4 - Kiêng kị................................................................. 65
2.5 - Các vị thuốc........................................................ 67
3. Thuốc thanh nhiệt lương huyết..........................
67
3.1 - Định nghĩa, đặc điểm......................................
68
3.2 - Tác dụng chung................................................
68
3.3 - Cách dùng...........................................................
68
3.4 - Kiêng kị.................................................................
68
3.5 - Vị thuốc................................................................
70
4. Thuốc thanh nhiệt giải độc...................................
70
4.1- Định nghĩa, đặc điểm.......................................
70
4.2 - Tác dụng .............................................................
71
4.3 - Cách dùng...........................................................
71
4.4 - Kiêng kị....................................................................
71
4.5 - Vị thuốc................................................................
74
5. Thuốc thanh nhiệt táo thấp......................................
74
5.1- Định nehĩa, đặc điểm........................................
74
5.2 - Tác dụne .............................................................
74
5.3 - Cách dùng...........................................................
75
5.4 - Kiêng kị.................................................................
75
5.5 - Vị thuốc................................................................
80
6. Thuốc giải thử............................................................
80
- Định nghĩa, phân loại.............................................
80
- Tác dụng chung của từng loại............................
80
- Vị thuốc thanh nhiệt giải thử..............................
80
- Vị thuốc ôn tán thử thấp.......................................
84
Chương VII- Thuốc hóa đàm, chỉ ho, bình xuyễn
84
1. Đại cương.....................................................................
84
2. Thuốc hóa đàm..........................................................
84
3. Phân loại.......................................................................
85

195
3.1. Thuốc ôn hóa hàn đàm....................................

196
3.2. Thuốc thanh hóa nhiệt đàm...............................................................................87
4. Thuốc chỉ khái (chỉ ho)..........................................................................................91
4.1.............................................................................................................................. Th
uốc ôn phế chỉ khái....................................................................................................91
# 4.2. Thuốc thanh phế chỉ khái.....................................................................................94
5................................................................................................................................. Th
uốc bình xuyễn...........................................................................................................96
Chưong VIII- Thuốc cố sáp..............................................................................................98
1. Đại cương: định nghĩa, phân loại, chú ý và cấm kị khi dùng thuốc cố sáp............98
2. Vị thuốc.................................................................................................................99
2.1. Thuốc cầm mồ hôi..............................................................................................99
2.2. Thuốc cầm di tinh di niệu.................................................................................100
2.3. Thuốc cầm ỉa chảy ...........................................................................................104
Chưong IX- Thuốc tiêu hoá..............................................................................................107
1. Đại cương: tác dụng chung, chú ý khi dùng thuốc...............................................107
2. Vị thuốc:..............................................................................................................107
Chưong X- Thuốc tả hạ....................................................................................................112
1. Đại cương............................................................................................................112
1.1. Tác dụng chung.................................................................................................112
1.2. Chú ý khi dùng thuốc........................................................................................112
m 1.3. Phân loại thuốc (dựa vào tác dụng và tính năng).................................................113
2. Vị thuốc...............................................................................................................113
2.1. Thuốc côn£ hạ:.................................................................................................113
2.1.1. Thuốc hàn hạ...............................................................................................113
2.1.2. Thuốc nhiệt hạ............................................................................................115
2.2. Thuốc nhuận hạ.................................................................................................116
Chưong XI- Thuốc lý khí..............................................................................................119
1. Đại cương:............................................................................................................119
1.1 - Định nghĩa.....................................................................................................119
1.2 - Phân loại (dựa vào tác dụng )........................................................................119
1.3 - Chú ý khi dùng thuốc....................................................................................119
2. Thuốc hành khí giải uất:......................................................................................120

197
3. Thuốc phá khí giáng nghịch................................................................................124
4. Thuốc thông khí khai khiếu.................................................................................128
Chương XII- Thuốc hành huyết....................................................................................131
1. Đại cương.............................................................................................................131
1.1 - Tác dụng chung..............................................................................................131
1.2 - Một số chú ý khi dùng thuốc.........................................................................132
2. Vị thuốc...............................................................................................................132
2.1. Thuốc hoạt huyết.............................................................................................132
2.2. Thuốc phá huyết..............................................................................................138
Chương XIII- Thuốc chỉ huyết.......................................................................................141
I. Định nghĩa - Phân loại........................................................................................141
II. Tác dụng của từng loại........................................................................................141
1. Thuốc khứ ứ chỉ huyết.......................................................................................141
2. Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết..............................................................................141
3. Thuốc tỳ hư không thống huyết........................................................................142
III. Cách dùng............................................................................................................142
A. Thuốc khứ ứ chỉ huyết......................................................................................142
B. Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết.............................................................................145
c. Thuốc cầm máu do tỳ hư..................................................................................147
Chương XIV- Thuốc trừ hàn..........................................................................................149
I. Định nghĩa, phân loại..........................................................................................149
II. Tác dụng của từng loại......................................................................................149
1. Ôn trung trừ hàn...............................................................................................149
2. Hồi dương cứu nghịch.....................................................................................149
III. Công dụng........................................................................................................149
IV. Cấm kị..............................................................................................................150
V. Các vị thuốc.....................................................................................................150
A - Các vị thuốc ôn trung trừ hàn.........................................................................150
B - Các vị thuốc hồi dương cứu nghịch.................................................................155 '
Chương XV- Thuốc bình can tức phong........................................................................157
I. Định nghĩa..........................................................................................................157
II. Tác dụng............................................................................................................157

198
III. Cách dùng........................................................................................................157
IV. Kiêng kị............................................................................................................158
V. Vị thuốc.............................................................................................................158
Chương XVI- Thuốc an thần.........................................................................................162
I. Định nghĩa - Phân loại..........................................................................................162
• II. Đặc điểm tác dụng của từng loại.........................................................................162
III. Cách dùng........................................................................................................163
IV. Kiêng kị...........................................................................................................163
V. Vị thuốc...........................................................................................................163
A - Vị thuốc dưỡng tâm an thần...........................................................................163
B - Vị thuốc trọng trấn an thần.............................................................................167
Chương XVII- Thuốc bổ...............................................................................................170
I. Định nghĩa.........................................................................................................170
II. Phân loại............................................................................................................170
III. Cách dùng........................................................................................................170
IV. Cấm kị..............................................................................................................171
A. Thuốc bổ âm.....................................................................................................171
I - Định nshĩa......................................................................................................171
II - Tác dụng.......................................................................................................171
III - Cách dùng...................................................................................................172
M IV-Kiêng kỵ.....................................................................................................172
V-VỊ thuốc...........................................................................................................172
B. Thuốc bổ dương................................................................................................177
I - Định nghĩa......................................................................................................177
II - Tác dụng.......................................................................................................177
III - Công dụng...................................................................................................178
IV- Kiêng kị.......................................................................................................178
V- Vị thuốc.......................................................................................................178
c. Thuốc bổ khí........................................................................................................183
I - Định nghĩa......................................................................................................183
II - Tác dụng.......................................................................................................184
III - Công dụng...................................................................................................184

199
IV-Kiêng kị..........................................................................................................184
V - Các vị thuốc...................................................................................................184

200
D. Thuốc bổ huyết....................................................................................................189
I - Định nghĩa......................................................................................................189
II - Tác dụng........................................................................................................189
in - Cách dùng.......................................................................................................189
IV.......................................................................................................................... - Kiêng
kỵ..........................................................................................................................189
V - Các vị thuốc.................................................................................................189
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội

2. Bài giảng Y học cổ truyền - Nhà xuất bản Y học - 1994.

3. Bộ môn Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội

4. Dược học cổ truyền - Nhà xuất bản Y học - 2003.


5. Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Nhà xuất bản Y học - 2005.
6. Bộ Y tế - Dược điển Việt Nam - Lần xuất bản thứ 3 - Nhà xuất bản Y học -
2002.

7. Bộ Y tế - Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V - Hà nội - 2005

8. Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bàng phương pháp hiển vi tập

1. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - 2003


9. Trương Việt Bình - Giáo trình Đông dược - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam-2009

199
!
**
*

**
*

**
*

**
*

**
*
**

You might also like